Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Phân tích môi trường vĩ mô vương quốc anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.98 KB, 42 trang )

2
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................4
B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VƯƠNG QUỐC ANH...........................5
1. Môi trường tự nhiên.........................................................................................5
1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................5
1.2. Địa hình.....................................................................................................5
1.3. Khí hậu.......................................................................................................5
1.4. Tài nguyên.................................................................................................6
2. Môi trường chính trị-pháp luật.........................................................................6
2.1. Thể chế chính trị........................................................................................6
2.2. Tình hình chính trị.....................................................................................8
2.3. Hệ thống luật đối với các sản phẩm nhập khẩu.........................................9
3. Môi trường kinh tế.........................................................................................14
3.1. Phân phối thu nhập..................................................................................14
3.2. Liên kết kinh tế........................................................................................17
3.3. Một số yếu tố kinh tế khác.......................................................................20
3.3.1. Lạm phát............................................................................................20
3.3.2. Thất nghiệp........................................................................................21
3.3.3. Tỷ giá hối đoái GBP-VND................................................................21
4. Môi trường nhân khẩu học.............................................................................23
5. Môi trường xã hội..........................................................................................26
5.1. Ngôn ngữ.................................................................................................26
5.2. Tôn giáo...................................................................................................27
5.3. Thói quen và cách ứng xử........................................................................28
5.4. Ẩm thực...................................................................................................29
5.4.1. Đồ ăn.................................................................................................29
3


Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


5.4.2. Trà và đồ uống...................................................................................29
5.5. Văn hóa vật chất......................................................................................30
5.6. Thẩm mỹ..................................................................................................31
5.6.1. Nghệ thuật biểu diễn..........................................................................31
5.6.2. Truyền hình và phim..........................................................................33
5.6.3. Văn học..............................................................................................34
5.6.4. Lễ hội.................................................................................................34
5.6.5. Hoạt động ngoài trời..........................................................................35
5.6.6. Thể thao.............................................................................................35
5.7. Giáo dục...................................................................................................35
6. Môi trường công nghệ....................................................................................37
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................41
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................42

4
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


A. LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực
lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên
phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ
tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất về kinh tế
giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các
nước nói riêng và của thế giới nói chung. Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh
tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi.
Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA,…và nhiều tam

giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hoá đem lại.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng
cũng đem lại không ít khó khăn thử thách. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về môi
trường của các quốc gia khác trên thế giới trong quá trình xúc tiến hoạt kinh doanh
quốc tế là điều hết sức cần thiết. Điều này cung cấp rất nhiều các thông tin cần
thiết và hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn các phương thức và cách
thức thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách dễ dàng hơn. Đó cũng chính là
mục đích của đề tài tiểu luận “ Phân tích môi trường vĩ mô Vương quốc Anh”.
Thông qua đề tài tiểu luận này, em xin gửi đến những phân tích về môi trường vĩ
mô tại Vương Quốc Anh, đồng thời chỉ rõ những cơ hội và thách thức mà chúng ta
phải đối mặt khi muốn bắt tay trong mối quan hệ kinh tế với đất nước này. Em xin
gửi lời cảm ơn đến cô giáo – TS. Nguyễn Thị Thu Trang, đẫ giúp em hoàn thành
bài tiểu luận này.

5
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VƯƠNG QUỐC ANH
1. Môi trường tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
-Vương quốc Anh nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và Biển Bắc, 35km đường bờ
biển giáp với phía tây bắc nước Pháp.
-Vương quốc Anh nằm giữa vĩ độ 49 độ và 59 độ Bắc.và kinh độ 8 độ Tây đến 2
độ Đông.
-Tổng diện tích của Vương quốc Anh là khoảng 243.610km2 bao gồm các đảo của
Vương quốc Anh, chiếm 1/6 vùng đông bắc của đảo Ireland, và các đảo nhỏ xung
quanh.
1.2. Địa hình
Phần lớn địa hình Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là những vùng đất

thấp xen kẽ với núi non. Đường bờ biển Vương quốc Anh dài 17,820km.
Vương quốc Anh kết nối với châu Âu qua đường hầm eo biển Manche (đường hầm
eo biển Anh). Do đó khi xuất khẩu các sản phẩm qua vương quốc Anh, bên cạnh
các phương tiện vận chuyển bằng đường bộ thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể
sử dụng các phương tiện vận chuyển đường biển để giảm thiểu các chi phí cũng
như mở rộng cách thức vận chuyển sản phẩm đến từng vùng miền của vương quốc
Anh một cách hiệu quả nhất.
1.3. Khí hậu
Vương quốc Anh có nhiều tài nguyên thiên nhiên bao gồm:
* Địa chất: than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, đá vôi, đá phấn, thạch cao, silica, đá
muối, cao lanh, quặng sắt, thiếc, bạc, vàng, chì.
* Nông nghiệp: đất trồng trọt, lúa mì, lúa mạch, cừu
6
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


Vương quốc Anh có nhiều than đá , khí tự nhiên, và dầu mỏ dự trữ; ngành sản xuất
năng lượng chiếm 10% GDP. Do vị trí địa lý là một quần đảo, Anh có tiềm năng
lớn để sản xuất điện từ năng lượng sóng biển và thủy triều.
1.4. Tài nguyên
Anh là quốc gia có dân số trung bình 61.113.205 triệu người (2017). Mức tăng dân
số chậm hằng năm là 0.05%. Mật độ dân số là 248 người/km2 (2014).
Cơ hội:
Là quốc gia được bao bọc bởi biển, nên vận tải hàng hải đến Anh Quốc rất thuận
lợi.
Khí hậu lạnh của Anh Quốc có thể trồng rất nhiều loại cây tuy nhiên với các giống
cây nhiệt đới như cafe, lúa nước, xoài, thanh long,...của Việt Nam thì lại khó phát
triển. Điều này tạo cơ hội lớn cho các ngành này tại Việt Nam xâm nhập vào một
thị trường tiềm năng với sự cạnh tranh không cao.
Thách thức:

 Cách xa Việt Nam về mặt địa lý.
 Thời tiết khắc nghiệt có thể xảy ra gây nên nhiều rủi ro trong kinh doanh.
 Băng trôi trên mặt nước có thể ảnh hưởng tới giao thông đường thuỷ.
2. Môi trường chính trị-pháp luật
2.1. Thể chế chính trị
* Hiến pháp: Hiến pháp Vương Quốc Anh đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Không
giống như hiến pháp Mỹ, Pháp và một số nước thuộc Khối Thịnh vượng chung,
hiến pháp Vương Quốc Anh không được tập hợp thành một văn kiện thống nhất,
mà nó bao hàm trong các luật chung (tập quán pháp, tiền lệ pháp), các ngành luật
và các ước lệ. Tuy nhiên, Vương Quốc Anh có các văn kiện mang tính hiến pháp
có tính quan trọng nhất định
7
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


* Cơ quan lập pháp:
-Nghị viện: Cơ quan lập pháp đại diện cho nhân dân Anh gồm ba thành tố: nhà vua,
Hạ viện và Thượng viện.
-Hạ viện: bao gồm 659 thành viên được bầu gọi là các Nghị sĩ (Members of
Parliament) viết tắt là MPs. Chức năng chính của Hạ viện là lập pháp bằng cách
thông qua các đạo luật của Nghị viện, thảo luận các vấn đề chính trị hiện hành.
-Thượng viện: hiện nay gồm 669 thành viên không bầu cử . Chức năng lập pháp
chính của Thượng viện là nghiên cứu và xem xét các dự thảo luật của Hạ viện.
Thượng viện đóng vai trò là toà phúc thẩm cao nhất. Thông thường Thượng viện
không có quyền ngăn cản các dự luật trở thành luật chính thức nếu Hạ viện nhất
quyết bảo lưu ý kiến.
* Cơ quan hành pháp: Nữ Hoàng (Vua) đứng đầu Nhà nước, theo chế độ cha
truyền con nối. Thủ tướng đứng đầu chính phủ.
* Cơ quan tư pháp: Tòa Kháng án (Thượng viện Anh), Tòa án tối cao. Hệ thống tư
pháp hoạt động dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Thượng viện (vừa là chánh án, vừa

là thành viên chính phủ). Theo quy định, chánh án (dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng)
có quyền bổ nhiệm các thẩm phán của tất cả các tòa án ở nước Anh.
* Chế độ bầu cử: phổ thông đầu phiếu; cử tri từ 18 tuổi trở lên.
* Các đảng phái lớn: Ở Vương quốc Anh có ba chính đảng chính, gồm Công
Đảng – hiện đang cầm quyền – Đảng Bảo thủ và Đảng Dân chủ Tự do.
Một số đảng phái chính trị nhỏ khác cũng có đại diện trong nghị viện Vương quốc
Anh và châu Âu, và trong các cơ quan chính quyền phân cấp ở Scotland, xứ Wales
và Bắc Ireland.
8
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


2.2. Tình hình chính trị
Sau khi bà Theresa May nhậm chức Thủ Tướng năm 2016, bà đã lập tức khởi động
cho quá trình nước Anh giã từ Liên Minh Châu Âu EU, còn gọilà “Brexit” dự kiến
kết thúc năm 2020. Sau 2 năm đàm phán, ký kết, ngày 15/11/2018, Phó Chủ tịch
đảng Bảo thủ cầm quyền Rehman Chishti cùng với 3 Bộ trưởng và 1 Thứ trưởng
trong nội các từ chức trong bộ máy chính trị nước Anh hiện đang do bà Theresa
May đứng đầu. Động thái này diễn ra chỉ một ngày sau khi Anh và Liên minh châu
Âu công bố dự thảo thỏa thuận Anh rời khỏi EU hay còn gọi là Brexit, cho thấy sự
chia rẽ trong nội bộ chính trị nước Anh ngay trước rìa cuộc khủng hoảng Brexit.

Phần lớn những kịch bản trên sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ hậu Brexit của Vương
quốc Anh với Liên minh châu Âu. Anh sẽ mất đi ưu tiên tiếp cận thị trường chung
không rào cản, với hơn năm trăm triệu người tiêu dùng và GDP trị giá hơn 18
nghìn tỉ USD. Việc này gây áp lực lớn đến các nhà hoạch định chính sách của Anh
trong việc ký kết thỏa thuận thương mại với EU. Nếu không có thỏa thuận nào,
hàng xuất khẩu của Anh sẽ phải chịu thuế quan bên ngoài của liên minh này từ
năm 2019. Thương mại Anh sẽ bị ảnh hưởng và một số nhà đầu tư nước ngoài có
thể sẽ rút khỏi các ngành công nghiệp lớn, như ngành ô tô đang phát triển mạnh.

9
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


Vương quốc Anh cũng sẽ bị loại khỏi tất cả các thỏa thuận thương mại tự do giữa
EU và Mỹ (còn gọi là TTIP), cũng như cần đàm phán lại tiếp cận thương mại với
53 quốc gia mà EU hiện đã ký kết hiệp định.
Dịch vụ tài chính sẽ là một khó khăn lớn nếu Anh rời khỏi khối này. Trước đây, các
tổ chức tài chính có trụ sở tại Vương quốc Anh có thể hoạt động tự do ở bất cứ đâu
trong EU. Nếu mất đi quyền lợi này, nhiều công ty có khả năng chuyển văn phòng
đến các nơi khác ở châu Âu, cũng như làm mất đi cơ hội việc làm của nhiều công
dân Anh.
2.3. Hệ thống luật đối với các sản phẩm nhập khẩu
+Thuế nhập khẩu: Nước Anh có biểu thuế chung áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu
từ các nước không phải là thành viên của EU và mức thuế là 17,5% áp dụng cho tất
cả các giao dịch kinh doanh có bao gồm các mặt hàng nhập khẩu. Thuế nhập khẩu
của Anh được tính dựa trên phần trăm của trị giá hàng hoá ngoại trừ một số mặt
hàng đặc biệt phải chịu mức thuế chi tiết (ví dụ bao nhiêu euro trên 1 kg hàng hoá).
Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào Anh phải chịu mức thuế nhập khẩu
từ 3-5%.
+Thuế giá trị gia tăng (VAT): Hầu hết hàng hoá nhập khẩu đều phải chịu thuế VAT.
Hiện tại Anh có ba mức thuế: mức thuế tiêu chuẩn 17,5%, mức thuế đã được miễn
trừ 5% và mức thuế 0%. Những mặt hàng được miễn giảm thuế gồm nguyên nhiên
liệu nội địa, các sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu, các sản phẩm vệ sinh phụ nữ hay
ghế ngồi trong ôtô cho trẻ nhỏ. Mức thuế 0% được áp dụng cho các mặt hàng như
thức ăn (không bao gồm đồ ăn trong nhà hàng hoặc cửa hàng bán đồ ăn nhanh),
sách báo, giày dép và quần áo trẻ em, các phương tiện giao thông công cộng. Thuế
VAT được xác định dựa vào tổng trị giá hàng hoá, chi phí bảo hiểm, vận chuyển
cộng thêm tổng thuế thu nhập phải trả. Mức thuế VAT phổ biến của Anh là 17,5%.
10

Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


+Thuế chống bán phá giá: Thuế chống bán phá giá là loại thuế đánh vào hàng nhập
khẩu nhằm chống lại việc hàng hoá bị bán phá giá ở châu Âu (tức là bán với giá
thấp hơn so với giá trị thông thường của hàng hoá đó). Mỗi một mức thuế chống
bán phá giá có thể áp dụng cho một số mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ tại một số
nước nhất định hoặc được xuất khẩu bởi một số nhà xuất khẩu nhất định.
Có 2 hình thức đánh thuế chống bán phá giá: hoặc là tạm thời (đánh thuế 6 tháng
đầu và sau đó gia hạn thêm 3 tháng tiếp theo) hoặc là đánh thuế cuối cùng (đánh
thuế 5 năm 1 lần).
Các rào cản về thuế tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, làm giá của sản
phẩm cao hơn.
+Quy định xuất xứ: Tất cả hàng hoá nhập khẩu vào Anh phải được ghi tên nước
xuất xứ (nước sản xuất) theo yêu cầu của hải quan. Việc ghi tên nước xuất xứ trên
hàng hoá phải được thiết kế theo cách thức và ở vị trí do các quy định pháp luật
điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng hoá đó quy định.
Quy định này ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp để khách hàng
tin tưởng vào chất lượng sản phẩm cho dù sản phẩm đó được sản xuất từ nước có
nền kinh tế, công nghệ kém phát triển hơn. Bên cạnh đó sản phẩm phải có chất
lượng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cả hai đều ảnh hưởng đến chi phí do
vậy giá của sản phẩm sẽ tăng.
+Quy định về bao gói và nhãn mác: Nước Anh yêu cầu hàng hoá phải có nhãn mác
thể hiện nguồn gốc, cân nặng, kích thước và thành phần cấu tạo của sản phẩm để
bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Nhãn mác hay nhãn hiệu phải gắn với bất cứ một
mặt hàng nào khi đem ra bán lẻ. Nếu như sản phẩm không thể gắn hay đóng dấu
nhãn mác thì những thông tin về hàng hoá phải được ghi trên phiếu đóng gói đi
kèm sản phẩm hoặc ghi trên một tờ riêng giới thiệu về sản phẩm. Mặc dù đơn vị
11
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”



mét vẫn được dùng để đo kích thước và khối lượng hàng hoá nhưng việc sử dụng
nhãn mác với đơn vị đo bằng mét và đơn vị đo tiêu chuẩn vẫn được cho phép sử
dụng ở Anh. Những sản phẩm không có xuất xứ từ châu Âu phải tuân theo những
tiêu chuẩn về bao gói và nhãn mác. Những sản phẩm thức ăn dành cho người và
động vật mà có chứa chất GM (genetically modified) phải được đóng nhãn mác
một cách thích hợp. Để biết thêm thông tin về các quy định về bao gói và nhãn mác
có thể vào website của Cơ quan về Tiêu chuẩn Lương thực, thực phẩm của Anh
(UK Food Standard Agency) www.food.gov.uk .
+Yêu cầu về nhãn mác đối với thuốc trừ sâu: Ngoài việc tuân thủ Nghị định
91/414/ECC do Cục Liên bang Môi trường ban hành, việc bán và sử dụng sản
phẩm thuốc trừ sâu còn được quản lý bởi Hệ thống phân loại của cộng đồng chung
châu Âu (European Communities Classification) cũng như các quy định về bao gói
và nhãn mác áp dụng với sản phẩm là thuốc trừ sâu ra đời năm 1994. Các sản
phẩm thuốc trừ sâu bao gồm: chất diệt cỏ, chất diệt côn trùng, chất diệt nấm, sơn
khử mùi, chất bảo quản gỗ. Việc nhập khẩu và bán các sản phẩm này sẽ bị coi là
bất hợp pháp nếu không có sự thông báo, kiểm tra, và không được sự cho phép của
Cơ quan về an toàn thuốc trừ sâu (Pesticide Safety Directorate Department).
+Sức khoẻ: Vấn đề sức khoẻ và an toàn ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với
từng cá nhân ở Anh. Các vấn đề này ngày càng ảnh hưởng mạnh hơn đến việc xây
dựng chính sách của cả chính phủ và giới kinh doanh. Nhiều biện pháp đã và đang
được thi hành nhằm bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người tiêu dùng. Muốn đẩy
mạnh xuất khẩu và mở rộng chủng loại hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Anh
các doanh nghiệp Việt Nam cần biết phải biết những quy định của EU về vấn đề
này. Dưới đây là một số quy định về sức khoẻ và an toàn mà EU đặt ra đối với các
nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển như Việt Nam
12
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”



+Tiêu chuẩn hàng nông sản - GAP: Người tiêu dùng Anh và các nước châu Âu rất
quan tâm tới ảnh hưởng của nông nghiệp đối với an toàn thực phẩm và môi trường.
Để đảm bảo những vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm, EU đã xây dựng hệ thống
những chỉ dẫn canh tác (GAP) trong sản xuất nông nghiệp. GAP bao gồm các tiêu
chuẩn về chăm sóc đất trồng, sử dụng phân bón, theo dõi sâu bệnh, bảo vệ mùa
màng, thu hoạch, sau thu hoạch, sức khoẻ và sự an toàn đối với người sản xuất.
Trong những năm tới, các nhà sản xuất rau quả tươi muốn cung cấp hàng cho các
siêu thị ở EU sẽ phải chứng minh được rằng các sản phẩm của họ được sản xuất
theo tiêu chuẩn của GAP. Các nhà xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần có sự
chuẩn bị nghiêm túc để có thể kịp thời áp dụng những tiêu chuẩn của GAP.
+Tiêu chuẩn hàng nông sản - GAP: Người tiêu dùng Anh và các nước châu Âu rất
quan tâm tới ảnh hưởng của nông nghiệp đối với an toàn thực phẩm và môi trường.
Để đảm bảo những vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm, EU đã xây dựng hệ thống
những chỉ dẫn canh tác (GAP) trong sản xuất nông nghiệp. GAP bao gồm các tiêu
chuẩn về chăm sóc đất trồng, sử dụng phân bón, theo dõi sâu bệnh, bảo vệ mùa
màng, thu hoạch, sau thu hoạch, sức khoẻ và sự an toàn đối với người sản xuất.
Trong những năm tới, các nhà sản xuất rau quả tươi muốn cung cấp hàng cho các
siêu thị ở EU sẽ phải chứng minh được rằng các sản phẩm của họ được sản xuất
theo tiêu chuẩn của GAP. Các nhà xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần có sự
chuẩn bị nghiêm túc để có thể kịp thời áp dụng những tiêu chuẩn của GAP.
Trên đây là những chế định của thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu từ các
nước đang phát triển thường gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường Anh quốc nói
riêng và EU nói chung. Có thể nói đây là thách thức không nhỏ đối với các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam ý thức được điều
này. Các nguyên tắc về quản lý chất lượng và môi trường theo tiêu chuẩn của EU
như HACCP và ISO 14001...đã trở nên phổ biến ở Việt Nam. Đây là một tín hiệu
13
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”



tốt đánh dấu những triển vọng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị
trường EU nói chung và thị trường Anh Quốc nói riêng. Khi các doanh nghiệp Việt
Nam đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên thì mở ra cơ hội lớn cho việc xây dựng thương
hiệu tại EU và cụ thể là tại Anh. Điều này ảnh hưởng đến chiến lược marketing
Mix của doanh nghiệp. Cụ thể đầu tiên đó là ảnh hưởng tới chiến lược sản phẩm,
đó là nghiên cứu tạo ra sản phẩm có chất lượng, có độ bền, an toàn, tiện lợi, cũng
như mẫu mã đẹp đáp ứng tốt yêu cầu thị trường. Chiến lược xúc tiến nhằm nổi bật
được sản phẩm có chất lượng.
Cơ hội: Đầu tiên ta thấy rằng, khi nước Anh cũng gặp khó khăn trong việc khủng
hoảng kinh tế thì có thể tạo ra cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Sản phẩm của Việt Nam có lợi thế giá thành rẻ hơn do chí phí sản xuất tại Việt
Nam nhỏ hơn rất nhiều so với các quốc gia Châu Âu. Khi nền kinh tế gặp khó khăn
thì người tiêu dùng tính toán kĩ hơn trong chi tiêu của họ, họ ưa chuộng các sản
phẩm tiêu dùng thiết yếu, và các sản phẩm có giá rẻ hơn mà vẫn đáp ứng được các
yêu cầu về mặt chỉ tiêu kỹ thuật. Khi đó doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn để
tăng doanh thu kinh doanh.
Thách thức: Tuy nhiên sự bất ổn cũng tạo cho doanh nghiệp Việt Nam những
nguy cơ. Ví dụ việc gián đoạn trong kinh doanh, sự mất mát, tổn thất do tàn phá.
Sự bất ổn trong chính trị ảnh hưởng rất lớn tới chiến lược marketing Mix. Tùy vào
tính chất của bất ổn và thời gian duy trì mà có tác động khác nhau. Khi đó chúng ta
phải thận trọng hơn trong việc phân phối, chú trọng phân phối tới những vùng ổn
định hơn, điều này ảnh hưởng tới chi phí phân phối, làm tăng giá cả của hàng hóa.
Phân phối hàng hóa ở những khu vực khác nhau có phương tiện truyền thông khác
nhau làm ảnh hưởng tới việc xúc tiến của doanh nghiệp, hơn nữa khi bất ổn kéo dài
thì ta hướng tới mục tiêu doanh thu hơn là xây dựng thương hiệu, nên các chi phí
về PR được giảm bớt, quảng cáo có thể tăng cường nhằm tăng doanh thu.
14
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”



Nước Anh là đang ở trong thời kỳ chính trị nhạy cảm và ẩn chứa nhiều rủi ro. Điều
này là thông tin không tốt đối với tất cả các nước xuất khẩu vào Anh kể cả Việt
Nam. Nền chính bất trị ổn định làm cho việc kinh doanh ở Anh nhiều rủi ro hơn,
chúng ta nên cẩn thận khi quyết định đầu tư vào các ngành có chiến lược phát triển
lâu dài như thực phẩm, may mặc,… chưa kể những thách thức từ các đối thủ cạnh
tranh. Cho đến cuối năm 2020 khi Anh và EU hoàn tất đàm phán về vấn đề rút khỏi
khối Thịnh Vượng chung Châu Âu, chúng ta vẫn chưa thể nói trước được điều gì.
3. Môi trường kinh tế
3.1. Phân phối thu nhập
Nhìn chung, nền kinh tế Anh tăng trưởng không đều qua các năm, trong cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009, nền kinh tế Anh có tốc độ tăng trưởng
âm 4,2%. Tuy nhiên trong năm 2010, nền kinh tế đã có khởi sắc khi tốc độ tăng
trưởng dương trở lại với tốc độ tăng trưởng là 1.76 % và giữ nguyên đà tăng trong
giai đoạn 2010-2016. Năm 2016, tốc độ này đột ngột giảm nhẹ do biến động chính
trị-kinh tế-xã hội Brexit gây ra dù nó chưa thực sự xảy ra.

Thống kê GDP Vương Quốc Anh giai đoạn 2000-2018 (đ/v: Nghìn tỷ Bảng Anh)
15
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


Tỷ lệ tăng trưởng GDP theo từng năm giai đoạn 2000-2018 của Vương Quốc Anh
Nguồn: www.statista.com
Vương Quốc Anh xếp thứ 4 Thế giới với số Triệu phú chiếm 6% toàn Thế Giới.
Năm 2017, tổng số Triệu phú tại Anh đã tăng hơn 29%, lên mức 3.6 triệu người
trong vòng 2 năm theo số liệu thống kê chính thức. Bởi dân chúng đang có du
hướng tiết kiệm nhiều hơn chi ra, một viễn cảnh mà lượng tiền tiết kiệm tăng thêm
1 triệu Bảng trong tương lai là hoàn toàn có thể. Trung bình, mỗi hộ dân tại Anh
đang sở hữu lượng tài sản ròng khoảng 259 nghìn Bảng tính đến tháng 12 năm

2018, cao hơn 15% so với cùng kì 2 năm trước đó.
• Đa số các tài sản của Vương quốc Anh tập trung tại London và miền Đông Nam:
trong năm 2017 khu vực này chiếm 46% số triệu phú của cả Vương quốc Anh
• Trong mười năm tới, vùng Đông Bắc sẽ là khu vực tăng trưởng nhanh nhất, và số
lượng triệu phú của khu vực này cũng tăng lên nhanh chóng từ nay đến năm 2020.
16
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


Từ các số liệu trên ta thấy tỷ lệ triệu phú ở Vương Quốc Anh tăng nhanh qua các
năm cho dù nền kinh tế thế giới có nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng của Anh
quốc có phần giảm khi xảy ra cuộc khủng hoảng Brexit, tuy nhiên thì GDP/đầu
người của Anh quốc vẫn rất cao trên thế giới. Điều này tạo ra những cơ hội rất lớn
cho các mặt hàng của Việt Nam dễ dàng thâm nhập và phát triển mạnh. Có thể ví
dụ như mặt hàng đồ gỗ, dệt may, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm,… Khi nền kinh tế
phát triển cao, mức sống người dân cao thì họ luôn có nhu cầu tiêu thụ những sản
phẩm đạt chất lượng thỏa mãn được nhu cầu của họ, yếu tố về giá thành ít ảnh
hưởng đến sự lựa chọn của họ hơn. Ví dụ quần áo khi xuất khẩu sang Anh quốc
phải đạt thỏa mãn các chỉ tiêu kĩ thuật, bên cạnh đó là chỉ tiêu về mẫu mã, kiểu
dáng phù hợp với lứa tuổi và công việc của khách hàng. Đây cũng là một thách
thức với các doanh nghiệp Việt Nam, do vậy chúng ta cần phải hướng đến sản xuất
sản phẩm chất lượng thỏa mãn được nhóm khách hàng này.
Do Anh quốc thuộc nhóm các nước HDC’s, do vậy những mặt hàng của Việt Nam
khi xuất khẩu sang Anh cần vượt qua những thách thức về trình độ cạnh tranh, sự
am hiểu cũng như nhu cầu rất cao và khác biệt của khách hàng. Không chỉ có các
doanh nghiệp Việt Nam mà có rất nhiều những doanh nhiệp trong và ngoài Vương
quốc Anh đều rất muốn chiếm thị phần cao trong thị trường này. Do vậy doanh
nghiệp Việt Nam cần giữ vững và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình. Ví dụ cần
đẩy mạnh hơn việc phát triển công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề của người lao
động, giảm thiểu chi phí sản xuất một cách nhỏ nhất nhằm tiết kiệm chi phí cũng

như nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. hơn nữa chúng ta cần phải
lựa chọn chiến lược Marketing phù hợp với thực tế của Anh, đầu tư phát triển ở
khu vực có tiềm năng phát triển cao như khu vực Đông Bắc, Tây Bắc. Chiến lược
xúc tiến, quảng bá thương hiệu hướng đến chiến lược lâu dài và bền vững, sản
phẩm hướng theo chất lượng, chiến lược phân phối phủ rộng hơn. Hơn nữa cần
17
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


nhanh chóng tiếp cận với phương tiện truyền thông trong tương lai vì nó phát triển
rất nhanh nhằm ứng dụng trong hoạt động marketing của doanh nghiệp.
3.2. Liên kết kinh tế
Anh quốc thiết lập mối quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới. Hơn nữa Anh
quốc là một thành viên quan trọng trong EU. Vì vậy doanh nghiệp Việt cần tuân
thủ các quy định về tiểu chuẩn chất lượng sản phẩm yêu cầu của thế giới và các
nước EU. Thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là mức độ cạnh
tranh rất lớn, do vậy chúng ta cần hướng đến mục tiêu chất lượng, giá cả và nhu
cầu thay đổi của khách hàng.
Dưới tác động của xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu, chính sách thương mại
quốc tế của Anh trong những năm gần đây đã có những điều chỉnh theo xu hướng
tích cực tham gia vào thương mại quốc tế thông qua các chương trình hợp tác kinh
tế - thương mại, khoa học kỹ thuật dưới sự bảo hộ của EU, WTO, OECD với
phương hướng là bằng mọi cách kích thích phát triển thương mại quốc tế, tận dụng
tối đa những thuận lợi về kinh tế để tăng cường vị trí của Anh trong nền thương
mại thế giới.
Chiến lược chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại đến năm 2020 do chính phủ
Bảo thủ Anh đưa ra. Và những chính sách này về cơ bản cũng đã trở thành những
chính sách được Anh thực thi theo, cho dù đảng phái nào lên nắm quyền. Chính
sách đã nhấn mạnh những nhiệm vụ của Anh trong lĩnh vực thương mại quốc tế là
đến năm 2020 thành lập hệ thống thương mại tự do quốc tế, thủ tiêu mọi hạn chế

trong quá trình chuyển dịch vốn đầu tư.
Để giải quyết được những nhiệm vụ quan trọng này, Chính phủ Anh đã đưa ra
những phương hướng hoạt động như: phát triển hợp tác kinh tế khu vực; hỗ trợ
củng cố kinh tế các nước đang phát triển; tích cực tham gia vào các cơ cấu quốc tế,
18
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


trước tiên là trong nhóm G8, Liên hợp quốc, NATO, WTO, IMF và WB. Đáng chú
ý là trong việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại quốc tế, Chính phủ Anh
đã có sáng kiến thu hút các nhà lãnh đạo các công ty, tập đoàn lớn của Anh tham
gia vào các hoạt động kinh tế đối ngoại. Các thủ lĩnh Công đảng Anh nhấn mạnh
rằng đây sẽ là lực lượng hướng đạo xứng đáng cho ý tưởng mở rộng hoạt động
thương mại quốc tế của Anh.
Trong việc buôn bán với một nước ngoài EU, chính sách ngoại thương của Anh
thống nhất với chính sách ngoại thương chung của EU. Đó là thực hiện chính sách
tự do thương mại, không phân biệt đối xử, minh bạch, cạnh tranh công bằng, áp
dụng các biện pháp thuế quan, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá. Tự do thương
mại thực hiện bằng việc giảm thuế, chống hàng giả, áp dụng hệ thống ưu đãi thuế
quan phổ cập (GSP).

 Những đối tác thương mại chiến lược của Anh:
Các đối tác thương mại hàng đầu của Anh từ trước đến nay vẫn là các nước thành
viên trong EU với tỷ trọng chiếm 55% toàn bộ xuất khẩu. Các bạn hàng thương
mại chính của Anh trong khối nước này vẫn là Đức, Pháp và Hà Lan.
Vương quốc Anh là một trong những đồng minh thân cận nhất Hoa Kỳ, và chính
sách đối ngoại của Anh nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ . Mỹ xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ Vương quốc Anh trong năm 2010 đạt 48,5 tỷ USD, trong
khi nhập khẩu từ Vương quốc Anh Hoa Kỳ đạt $ 49,8 tỷ USD
Khối lượng mậu dịch của Anh với các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng thường xuyên

đạt mức tăng trưởng khá cao và ổn định, chủ yếu do xuất khẩu của Anh tăng, giai
đoạn 1995 - 2002 tăng bình quân đạt hơn 20%. Các bạn hàng thương mại chính
trong nhóm nước này là Saudi arabia, Indonesia, Tiểu vương quốc Arập, Brunei.
19
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


Chính phủ Anh coi các nước trong khu vực châu Á là một đối tác thương mại
chính của mình. Trong đó chính phủ Công đảng và các nhà lãnh đạo giới kinh
doanh Anh cũng đã chú ý nhiều đến việc tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc, úc và các nước trong khối ASEAN.

 Tình hình xuất nhập khẩu của Anh trong những năm gần đây:

1. Tổng khối lượng giao dịch thương mại quốc tế của Anh
từ Quý 2/2016 đến Quý 2/2018 (triệu Bảng)
Từ các biểu đồ trên ta thấy tình hình xuất nhập khẩu ở Anh quốc diễn ra mạnh mẽ
và vẫn duy trì khá ổn định trong giai đoạn Brexit, Anh có xu hướng nhập khẩu các
mặt hàng sản phẩm cao, trong đó xuất khẩu và phát triển nhiều các sản phẩm dịch
vụ. Do vậy các doanh nghiệp Việt có mức độ cạnh tranh từ các doanh nghiệp Anh
ít hơn. Nhìn chung việc tăng trưởng mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, và
tình hình kinh tế phát triển dẫn đến việc xuất nhập khẩu diễn ra mạnh. Các doanh
nghiệp Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn thậm nhập thị trường Anh và EU, do vậy
đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt. Trình độ cạnh tranh ngày

20
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


càng tăng yêu cầu chúng ta cần có chiến lược phát triển đúng hướng, đúng khách

hàng mục tiêu.
3.3. Một số yếu tố kinh tế khác
3.3.1. Lạm phát

2. Tỷ lệ lạm phát tại Anh giai đoạn 2012-2017 và dự báo giai đoạn 2018-2022 (%)

Rủi ro lạm phát ở Anh thấp, nền kinh tế phát triển ổn định do vậy giá của các mặt
hàng ở đây ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát, chí phí của các doanh nghiệp có phần ổn
định hơn. Với mức độ lạm phát như trên ta thấy đây là một yếu tố thuận lợi đối với
các doanh nghiệp Việt Nam.

21
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


3.3.2. Thất nghiệp

3. Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh giai đoạn 2000-2018 (%)
Trong giai đoạn kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính nghiệm trọng,
Anh cũng không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng đến nhiều mặt trong nền kinh tế.
Tiêu biểu là việc tỷ lệ thất nghiệp của đất nước này tăng đột biến từ mức xấp xỉ 5%
lên 8.1% chỉ trong 3 năm, sau đó giảm dần và cho đến năm 2018 đã giảm kỉ lục
trong vòng 2 thập niên qua (4.1%). Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp của Anh không còn ở
mức đáng lo ngại. Nền kinh tế Anh vẫn đang là nền kinh tế vững mạnh, cung cấp
nhiều cơ hội việc làm và bảo đảm đời sống an sinh của người dân rất tốt.
3.3.3. Tỷ giá hối đoái GBP-VND
Tỷ giá là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất nhập khẩu của các quốc gia
trên thế giới. Qua biểu đồ tỷ giá trên ta thấy tỷ giá GBP/VND tăng như hiện nay
khiến tình hình xuất khẩu của các sản phẩm Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn. Giá
22

Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


cả các mặt hàng Việt tại Anh tương đối giảm làm tăng khả năng cạnh cạnh, do vậy
các doah nghiệp có nhiều lợi nhuận hơn.

4. Tỷ giá hối đoái GBP-VND (05/12/2018-06/03/2019)
Cơ hội: Kinh tế Anh vẫn đang trên đà ổn định về nhiều mặt bất kể cuộc khủng
hoảng Bexit có diễn ra theo hướng nào. Với quy mô lớn và chiều dài tích lũy Tư
bản lâu đời, các chỉ số kinh tế như chỉ số lạm phát, chỉ số thất nghiệp,.. ở Anh đều
được kiểm soát tốt, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu
muốn tham gia vào thị trường vô cùng lớn và giàu tiềm năng này mà không gặp
phải nhiều biến động kinh tế.
Thách thức: Kinh tế Anh có mối liên hệ chặt chẽ với các nền kinh tế Bắc Âu và
cường quốc Hoa Kỳ. Trong trường hợp khủng hoảng kinh tế xảy ra, Anh cũng sẽ
thuộc nhóm một trong những thị trường đầu tiên phải chịu những ảnh hưởng tiêu
cực. Thêm vào đó, với lịch sử phát triển là một trong những nền kinh tế Tư Bản lâu
đời nhất trên Thế Giới, Anh Quốc cũng là ngôi nhà của những ông lớn Tư bản giàu
có với quy mô doanh nghiệp vượt trội, với những chiêu trò, kỹ thuật trong kinh
doanh mà chúng ta có thể chưa từng tìm hiểu qua được tích lũy qua hàng trăm
năm, nên trong quá trình thâm nhập thị trường này, doanh nghiệp cũng cần hết sức
lưu ý và tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định.

23
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


4.

Môi trường nhân khẩu học

 Dân số hiện tại của Vương quốc Anh là 66.836.940 người vào ngày
07/03/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.
 Dân số Vương quốc Anh hiện chiếm 0,87% dân số thế giới.
 Vương quốc Anh đang đứng thứ 21 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số
các nước và vùng lãnh thổ.
 Mật độ dân số của Vương quốc Anh là 276 người/km2. Vương quốc Anh là
một quốc gia có dân số đông so với các nước trong khu vực Châu Âu
 83,40% dân số sống ở thành thị (55.521.226 người vào năm 2018).
 Độ tuổi trung bình ở Vương quốc Anh là 40 tuổi.

5.Tốc độ gia tăng dân số tại Anh giai đoạn 2007-2017 (%)

24
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


6. Tỷ lệ sinh tại Anh giai đoạn 2006-2016 (%)

7. Tỷ lệ phân bố các độ tuổi trong cơ cấu dân số Anh giai đoan 2007-2017

25
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


8. Tuổi thọ trung bình của người dân Anh giai đoạn 2006-2016 (tuổi)
Cơ hội: Từ các dữ liệu về dân số Anh quốc ta thấy Anh quốc là một thị trường rất
hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Với dân số tương đối đông, tỷ lệ
người trẻ, người trong độ tuổi lao động cao, thêm vào đó là mức thu nhập trung
bình rất cao của người dân ta thấy đây là một thị trường có nhu cầu rất lớn trên rất
nhiều mặt hàng ví dụ như: hàng thực phẩm tiêu dùng thiết yếu, sản phẩm thủy hải

sản, nông sản, tiểu thủ công nghiệp…. Dân số Anh quốc đông và thay đổi nhiều ở
khu vực phía đông và nam. Đây là khu vực đang có nền kinh tế phát triển mạnh do
vậy khi xuất khẩu đầu tiên ta nên chọn khu vực này, sự tập trung dân cư sẽ tạo ra
nhu cầu sản phẩm cao, chi phí phân phối và xúc tiến ít hơn do vậy giá thành sản
phẩm thấp hơn tạo lợi thế cạnh tranh.
Thách thức: Tuy nhiên có một số thách thức đối với một số doanh nghiệp Việt
Nam như sau: Sự thay đổi dân số tại khu vực trên ảnh hưởng tới việc tiếp cận
khách hàng. Các công ty cần phải nhạy bén trước những sự thay đổi này. Dân số

26
Tiểu luận “Phân tích môi trường vĩ mô Vương Quốc Anh”


×