Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THU bảo HIỂM xã hội bắt BUỘC tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TẾ

H
U



LÊ THỊ LOAN

H

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO

KI
N

HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI

G

Đ

ẠI

H



C

HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

Mã số: 60 34 04 10

TR

Ư



N

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG CHÍ HIẾU

HUẾ, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng
dẫn khoa học của TS.Trƣơng Chí Hiếu.
Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ học vị nào. Những số liệu phục vụ cho việc
phân tích, đánh giá đƣợc tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu. Mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong

luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

TR

Ư



N

G

Đ

ẠI

H


C

KI
N

H

TẾ

H
U




Tác giả

i

Lê Thị Loan


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đƣợc luận văn này, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của
nhiều cá nhân và tổ chức. Với tình cảm chân thành, xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến
Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học trƣờng Đại học Kinh tế Huế cùng tập thể
thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, quan tâm, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
TS.Trƣơng Chí Hiếu, là giáo viên hƣớng dẫn khoa học đã tận tình hƣớng dẫn và



truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tác giả trong suốt quá trình làm luận văn

H
U

tốt nghiệp.

TẾ


Xin chân thành cảm ơn Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh, các
phòng ban, bộ phận chuyên môn thuộc Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh và các

KI
N

H

doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình thu thập dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.


C

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và động viên

H

tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tác giả có thể hoàn thành luận

Đ

ẠI

văn này.

G

Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế,




N

thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo cùng bạn bè, đồng nghiệp và những ngƣời

Ư

quan tâm đến đề tài tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

TR

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Lê Thị Loan

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: Lê Thị Loan
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Niên khóa: 2017-2019

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trƣơng Chí Hiếu
Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo
hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
1. Tính cấp thiết của đề tài

Với vai trò to lớn của công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đây



là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác bảo hiểm, do vậy

H
U

Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh luôn quan tâm và nghiên cứu những giải pháp

TẾ

hiệu quả để không ngừng tăng trƣởng về đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội và số
tiền thu bảo hiểm xã hội qua các năm, góp phần đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tham

KI
N

H

gia và thụ hƣởng chính sách bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý thu bảo
hiểm xã hội bắt buộc còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất hợp lý. Do đó, tác giả nghiên cứu


C

đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã

H


hội huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác này.

Đ

ẠI

2. Phƣơng pháp nghiên cứu

G

Luận văn nghiên cứu, sử dụng kết hợp các phƣơng pháp thu thập số liệu,



N

phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu, phƣơng pháp phân tích số liệu.

Ư

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

TR

Luận văn nêu khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH bắt buộc và
công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Nêu và phân tích đƣợc thực trạng công tác
quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Luận văn đã chỉ rõ mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đến
quản lý thu BHXH bắt buộc. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và

nguyên nhân. Cuối cùng, luận văn đã kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Vĩnh Linh trong
thời gian tới.

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

BP

: Bộ phận

BTC

: Bộ Tài chính

CNTT

: Công nghệ thông tin


CP

: Chính phủ

CP

: Cổ phần

DN

: Doanh nghiệp

DNNN

: Doanh nghiệp Nhà nƣớc

DNTN

: Doanh nghiệp tƣ nhân

DN VĐTNN

: Doanh nghiệp vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

ĐVT

: Đơn vị tính

GDĐT


: Giao diện điện tử

H
U
TẾ

H

KI
N


C

H

: Hành chính sự nghiệp

Đ

ẠI

HCSN



N

G


HD
HĐLĐ



BHXH

: Hƣớng dẫn
: Hợp đồng lao động
: Hộ kinh doanh

HTX

: Hợp tác xã

KH-TC

: Kế hoạch- Tài chính



: Nghị định

NLĐ

: Ngƣời lao động

NQD

: Ngoài quốc doanh


SDLĐ

: Sử dụng lao động

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TTHC

: Thủ tục hành chính

UBND

: Ủy ban nhân dân

TR

Ư

HKD

iv


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm lƣợc luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế............................................................. iii

Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iv
Mục lục ........................................................................................................................v
Danh mục các biểu bảng ......................................................................................... viii
Danh mục các sơ đồ, đồ thị, biểu đồ ......................................................................... ix
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................1

H
U



1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1

TẾ

2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3

KI
N

H

4. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................4
5. Kết cấu luận văn ......................................................................................................6


C

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................7


H

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Đ

ẠI

THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC .................................................................7

G

1.1. Cơ sở lý luận về BHXH bắt buộc ........................................................................7



N

1.1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của BHXH bắt buộc .........................................7

Ư

1.1.2. Chức năng của BHXH bắt buộc ......................................................................12

TR

1.1.3. Đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc ..............................................................13
1.1.4. Quỹ BHXH bắt buộc .......................................................................................15
1.2. Thu và quản lý thu BHXH bắt buộc ..................................................................16

1.2.1. Thu BHXH bắt buộc .......................................................................................16
1.2.2. Quản lý thu BHXH bắt buộc ...........................................................................18
1.2. 3. Nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc ...........................................................22
1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ..................28
1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ................31
1.3. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc của một số địa phƣơng trong nƣớc .......35

v


1.3.1. Kinh nghiệm của BHXH thành phố Đông Hà ................................................35
1.3.2. Kinh nghiệm của BHXH huyện Triệu Phong .................................................36
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc cho
BHXH huyện Vĩnh Linh ...........................................................................................37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ
HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH
QUẢNG TRỊ ............................................................................................................39
2.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh ..............................................39
2.1.1 Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh ................................39

H
U



2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh ........................39
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh ........40

TẾ


2.1.4 Tình hình nhân sự của Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh ..............................41

KI
N

H

2.1.5. Kết quả hoạt động của BHXH huyện Vĩnh Linh ............................................43
2.2. Thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh,


C

tỉnh Quảng Trị ...........................................................................................................47

H

2.2.1. Công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc ...................................47

Đ

ẠI

2.2.2. Công tác quản lý mức đóng và phƣơng thức đóng BHXH bắt buộc ..............52

G

2.2.3. Công tác tổ chức thu bảo hiểm xã hội .............................................................57

N


2.3.4. Công tác thanh kiểm tra bảo hiểm xã hội........................................................66

Ư



2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng đóng BHXH bắt buộc tại

TR

huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ..............................................................................69
2.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha........................71
2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................73
2.3.4. Phân tích tƣơng quan và hồi quy.....................................................................75
2.4.3. Nguyên nhân ...................................................................................................83
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ............................................................................................86
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VĨNH LINH,
TỈNH QUẢNG TRỊ.................................................................................................87

vi


3.1. Định hƣớng hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện
Vĩnh Linh ..................................................................................................................87
3.2. Hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại
Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh ............................................................................88
3.2.1. Tăng cƣờng quản lý và mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc...........88
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH ..89

3.2.3. Nâng cao năng lực và kỹ năng giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ BHXH ..90
3.2.4. Tăng cƣờng công tác thanh, kiểm tra BHXH bắt buộc ...................................91
3.2.5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong

H
U



công tác quản lý thu BHXH bắt buộc .......................................................................92

TẾ

3.2.6. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan trong quản lý thu BHXH bắt
buộc ...........................................................................................................................93

KI
N

H

TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ............................................................................................94
PHẦN III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ....................................................................95


C

1. Kết luận .................................................................................................................95

H


2. Kiến nghị ...............................................................................................................96

ẠI

2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc ....................................................................96

G

Đ

2.2. Đối với BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Quảng Trị.........................................97



N

2.3. Đối với BHXH huyện Vĩnh Linh .......................................................................98

Ư

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99

TR

PHỤ LỤC ...............................................................................................................101
Quyết định Hội đồng chấm luận văn

Nhận xét luận văn của Phản biện 1
Nhận xét luận văn của Phản biện 2

Biên bản của Hội đồng chấm luận văn
Bản giải trình chỉnh sửa luận văn
Xác nhận hoàn thiện luận văn

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1:

Số lƣợng viên chức cơ quan BHXH huyện Vĩnh Linh .......................42

Bảng 2.2.

Kết quả hoạt động thu chi BHXH của BHXH huyện Vĩnh Linh giai
đoạn 2015-2017 ...................................................................................44

Bảng 2.3:

Số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Vĩnh
Linh giai đoạn 2015- 2017 ..................................................................48

Bảng 2.4:

Số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo loại hình đơn vị sử dụng
lao động tại huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015- 2017 ..........................49
Quỹ tiền lƣơng, tiền công tham gia BHXH bắt buộc theo loại hình đơn




Bảng 2.5:

Phân bổ cán bộ quản lý thu BHXH bắt buộc tháng 12/2017

TẾ

Bảng 2.6:

H
U

vị SDLĐ giai đoạn 2015- 2017 ...........................................................54

Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Vĩnh Linh giai đoạn

KI
N

Bảng 2.7:

H

tại BHXH huyện Vĩnh Linh ................................................................60

2015-2017 ........................................................................................ 61
Kết quả thu BHXH bắt buộc theo loại hình đơn vị sử dụng lao động


C


Bảng 2.8:

H

tại BHXH huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2017 ..............................62
Tỷ lệ nợ trên số phải thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2015- 2017 .......63

Bảng 2.10:

Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Vĩnh Linh theo

G

Đ

ẠI

Bảng 2.9:

Ư

Tình hình kiểm tra đóng BHXH tại BHXH huyện Vĩnh Linh giai đoạn

TR

Bảng 2.11:



N


loại hình đơn vị sử dụng lao động giai đoạn 2015-2017 .....................64

2015-2017 ............................................................................................67

Bảng 2.12:

Thông tin mẫu điều tra ........................................................................70

Bảng 2.13:

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha .................................................72

Bảng 2.14:

Kết quả phân tích EFA nhóm biến độc lập .........................................74

Bảng 2.15:

Kết quả phân tích tƣơng quan Pearson ................................................76

Bảng 2.16:

Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy .......................................76

Bảng 2.17:

Mức độ giải thích của mô hình ............................................................77

Bảng 2.18:


Kết quả phân tích hệ số hồi quy ..........................................................79

viii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh ...........................41
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức thu BHXH của BHXH Huyện Vĩnh Linh ........................58
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu quỹ tiền lƣơng thu BHXH năm 2017 ........................................55
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng thu BHXH bắt buộc theo loại hình đơn vị SDLĐ trên địa bàn
huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2014-2017 .....................................................................62
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng nợ BHXH bắt buộc theo loại hình đơn vị SDLĐ trên địa bàn

H
U



huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2014- 2017 ....................................................................65

TẾ

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ phân phối chuẩn của phần dƣ mô hình hồi quy ......................77
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ Normal P-P Plot phần dƣ của mô hình hồi quy ......................78

TR

Ư




N

G

Đ

ẠI

H


C

KI
N

H

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ Scatter .....................................................................................78

ix


PHẦN I:
LỜI MỞ ĐẦU
1. T n

p t ết


ềt

n

n

u

Chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn của Đảng và
Nhà nƣớc ta, mang tính trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia, góp phần
đảm bảo đời sống cho ngƣời dân, ổn định chính trị và phát triển kinh tế- xã hội,
thực hiện mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.



Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm xây dựng và tổ

H
U

chức thực hiện chính sách BHXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển,

TẾ

thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, hƣớng tới mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân

H


chủ, công bằng, văn minh. Xác định đúng vị trí và vai trò của chính sách bảo hiểm xã

KI
N

hội trong công cuộc đổi mới, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo hiểm xã hội số


C

71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007), Luật Bảo hiểm

H

xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016) nhằm

ẠI

thực hiện thống nhất chính sách bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nƣớc, ở mọi thành

Đ

phần kinh tế.

N

G

Cùng với sự hình thành của hệ thống bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị, Bảo




hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh đƣợc thành lập theo Quyết định của Tổng giám đốc bảo

TR

Ư

hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh có chức năng giúp Giám
đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn
huyện theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp
luật. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh
đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực công tác, góp phần đảm bảo
an sinh xã hội và phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Vĩnh Linh nói riêng
và tỉnh Quảng Trị nói chung.
Công tác thu bảo hiểm xã hội là một hoạt động rất quan trọng đối với quỹ bảo
hiểm xã hội nói riêng và hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội nói chung. Đây là

1


nhân tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại, phát triển bảo hiểm xã hội của bất kỳ
một quốc gia nào. Công tác thu là hoạt động thƣờng xuyên và đa dạng của ngành bảo
hiểm xã hội nhằm đảm bảo nguồn quỹ độc lập, thống nhất từ địa phƣơng lên trung
ƣơng; đồng thời là một điều kiện cần và đủ cùng tạo lập để thực hiện tốt chính sách bảo
hiểm xã hội. Công tác thu vừa đảm bảo cho quỹ bảo hiểm xã hội đƣợc tập trung về một
mối, vừa đóng vai trò nhƣ một công cụ thanh kiểm tra số lƣợng ngƣời tham gia bảo
hiểm xã hội ở từng khối lao động, cơ quan, đơn vị ở từng địa phƣơng hoặc trên phạm
vi cả nƣớc. Thực hiện đƣợc công tác thu từ đó rà soát đƣợc số lƣợng ngƣời tham gia,

kiểm tra đƣợc nhiều nội dung khác nhau nhƣ tiền lƣơng, tiền công, sự biến động các

H
U



nội dung đó. Từ đó phát hiện ra các sai phạm và xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Với vai trò to lớn của công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội nêu trên thì đây là

TẾ

một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác bảo hiểm, do vậy Bảo

KI
N

H

hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh luôn quan tâm và nghiên cứu những giải pháp hiệu quả
để không ngừng tăng trƣởng về đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội và số tiền thu bảo


C

hiểm xã hội qua các năm, góp phần đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tham gia và thụ

H

hƣởng chính sách bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt


ẠI

buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất hợp lý. Cụ thể

G

Đ

nhƣ việc phát triển đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhất là khu vực ngoài

N

quốc doanh vẫn còn thấp; công tác tuyền truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội

Ư



còn dàn trải, chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên và chuyên; tình trạng nợ đọng bảo hiểm

TR

xã hội còn diễn ra ở nhiều đơn vị sử dụng lao động, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ lớn,
nợ kéo dài, ảnh hƣởng không nhỏ đến quyền lợi của ngƣời lao động;…[5].
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, mở rộng và tăng trƣởng nguồn thu,
phát triển bền vững quỹ bảo hiểm xã hội, đạt mục tiêu đến năm 2020 có khoảng
50% lực lƣợng lao động tham gia bảo hiểm xã hội thì công tác quản lý thu cần có
những giải pháp thiết thực, hiệu quả trong thời gian tới.
Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo

hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” làm
đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2


2. M

t un

n

u

2.1. M c tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã
hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015- 2017, đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
trên địa bàn huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2018- 2020.
2.2. M c tiêu c thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu bảo
hiểm xã hội bắt buộc.

H
U



- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015- 2017.


TẾ

- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo
n v p

3.1. Đố t

mv n

ng nghiên c u

n

u


C

3. Đố t

KI
N

H

hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2018- 2020.

H


Đề tài nghiên cứu công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo

Đ

ẠI

hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

G

3.2. Ph m vi nghiên c u

N

- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ giới hạn tại Bảo hiểm xã

Ư



hội huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

TR

- Về thời gian: Để phục vụ nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành thu thập số
liệu thứ cấp về kết quả hoạt động thu BHXH bắt buộc tại huyện Vĩnh Linh giai
đoạn 2015- 2017và điều tra thu thập số liệu sơ cấp vào tháng 9 năm 2018.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý thu bảo hiểm xã
hội bắt buộc. Phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn và thực trạng công
tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh trong

thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của các đơn vị tại Bảo hiểm xã hội huyện
Vĩnh Linh trong thời gian tới.

3


4. P

n p

pn

n

u

Nhằm đánh giá toàn diện và có hệ thống thực trạng công tác quản lý thu bảo
hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, tác giả
sử dụng những phƣơng pháp sau:
4.1. P

n p

p t u t ập số liệu

4.1.1. Dữ liệu th c p
Nghiên cứu các nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn tài liệu,
báo cáo của Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2017, cụ thể:
- Báo cáo tổng kết cuối năm, báo cáo tổng kết công tác thu cho biết: Kết quả


H
U



thu bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tình
hình kiểm tra đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

TẾ

- Báo cáo quyết toán trên các lĩnh vực thu chi của Bảo hiểm xã hội huyện

H

Vĩnh Linh nhằm nắm rõ các số liệu về: Tổng quỹ lƣơng đóng bảo hiểm xã hội của

KI
N

các đơn vị; Kết quả thu chi bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể theo từng khoản; Số nợ
4.1.2. Dữ liệu s


C

đọng BHXH bắt buộc theo loại hình đơn vị sử dụng lao động.

H


p

ẠI

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn, điều tra, khảo sát cán bộ

Đ

phụ trách BHXH tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh. Thông tin

N

G

khảo sát đƣợc thu thập dựa vào bảng hỏi đƣợc thiết kế sẵn gồm hai phần: Phần A là



thông tin chung về đối tƣợng điều tra, phần B là Nội dung điều tra, khảo sát. Điều

TR

Ư

tra bằng cách phát phiếu phỏng vấn đã thiết kế sẵn nhằm đánh giá mức độ đồng ý
của các doanh nghiệp về công tác quản lý BHXH bắt buộc gồm đánh giá sự hài lòng
trong việc hƣớng dẫn, hỗ trợ, công tác quản lý BHXH bắt buộc của cơ quan bảo
hiểm; các quy trình và chính sách quản lý BHXH bắt buộc.
Về xác định cỡ mẫu:
Theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), kích thƣớc

mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát (Theo công thức n=5*m, trong đó n
là số mẫu, m là số biến quan sát tƣơng ứng với số câu hỏi trong phiếu điều tra).
Trong bài, tác giả sử dụng 21 biến quan sát, do đó, theo công thức trên, số mẫu tối
thiểu đủ điều kiện tiến hành phân tích là 105.

4


Nhƣ vậy, căn cứ các điều kiện trên và số doanh nghiệp tham gia BHXH bắt
buộc thực tế ở địa phƣơng, tác giả lựa chọn cỡ mẫu khảo sát 125 để điều tra, khảo
sát phục vụ mục đích nghiên cứu.
4.2. P

n p

p tổng h p và xử lý số liệu

Sử dụng phƣơng pháp phân tổ để tổng hợp tài liệu điều tra theo các tiêu thức
phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Việc xử lý số liệu đƣợc thực hiện trên máy tính
bằng phần mềm SPSS 20 và Excel.
4.3. P

n p

p p ân t

số liệu

Sau khi hoàn thành việc thu thập dữ liệu từ mẫu khảo sát, tác giả tiến hành


H
U



kiểm tra và loại đi những bảng hỏi không đạt yêu cầu, sau đó là mã hóa dữ liệu, nhập
dữ liệu, làm sạch dữ liệu và tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 20, gồm:

TẾ

4.3.1. Thống kê mô tả

H

Lập bảng tần số và tỷ lệ phần trăm để mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu về

KI
N

loại hình doanh nghiệp, giới tính, độ tuổi, trình độ, thu nhập và thâm niên công tác.
4.3.2. Thống kê phân tích


C

- Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

H

Nhằm mục đích kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát của từng thang đo,


Đ

ẠI

loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế biến rác. Theo Nunnally Berstein (1994)

G

các biến quan sát đƣợc chấp nhận khi có hệ số tƣơng quan biến tổng (Correct Item-

N

Total Correlation) lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Tất cả các

Ư



biến quan sát của các thang đo đạt đƣợc độ tin cậy sẽ đƣợc đƣa vào phân tích nhân

TR

tố khám phá EFA.

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, phân tích nhân tố đƣợc sử
dụng để thu nhỏ và gom các biến lại, xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát
theo từng thành phần và giá trị phân biệt của các nhân tố.
Theo Hair và cộng sự (1998) phân tích nhân tố là phƣơng pháp phân tích

thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để
chúng có ý nghĩa hơn nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến
ban đầu. Trong phân tích EFA, chỉ số Factor Loading có giá trị >0,5 đƣợc xem là có
ý nghĩa thực tế. KMO là chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phƣơng pháp EFA,

5


nếu 0,5 này có ý nghĩa thống kê, tức là Sig < 0,05 thì các quan sát có tƣơng quan với nhau
trong tổng thể.
4.3.3. Phân tích hồi quy
Nhằm mô hình hóa mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó có 1 biến
phụ thuộc và các biến độc lập. Mô hình có dạng:
Yi = β0 + β1X1i + β2X2i +...+ βkXki + ei
Trong đó:
Yi là biến phụ thuộc.



Các biến X1i, X2i,, ..., Xki là biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc.

H
U

βk : Hệ số hồi quy riêng phần.

TẾ

ei: Biến độc lập có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phƣơng sai không đổi.

Sau khi rút trích các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, dò tìm các

KI
N

H

vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội: kiểm tra phần dƣ
chuẩn hóa, kiểm tra độ chấp nhận của biến (Tolerance), kiểm tra hệ số phóng đại


C

phƣơng sai VIF. Khi Tolerance nhỏ thì VIF lớn, quy tắc là khi VIF>10, đó là dấu

H

hiệu đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nếu các giả

ẠI

định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội đƣợc xây dựng.

Đ

Mức độ phù hợp của mô hình đƣợc đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Giá

N

G


trị R2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2, do đó đƣợc sử



dụng phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến.

TR

Ư

5. Kết c u luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết
cấu của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội
bắt buộc
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại
BHXH huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại BHXH huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

6


PHẦN II:
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
1.1. C sở lý luận về BHXH bắt buộc

1.1.1. Khái niệm, bản ch t và vai trò c a BHXH bắt buộc
1.1.1.1. Khái niệm BHXH bắt buộc
Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật số 58/2014/QH13 ngày 20
tháng 11 năm 2014 Luật Bảo hiểm xã hội thì BHXH đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Bảo

H
U



hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ
bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,

TẾ

thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”.

H

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật này: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo

KI
N

hiểm xã hội do Nhà nƣớc tổ chức mà ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động


C

phải tham gia”.


H

Bảo hiểm xã hội bao gồm 5 chế độ sau:

ẠI

- Ốm đau;

Đ

- Thai sản;



- Hƣu trí;

N

G

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

TR

Ư

- Tử tuất. [14]
1.1.1.2. Đặ tr n


bản c a BHXH bắt buộc

BHXH bắt buộc là hoạt động phân phối lại thu nhập xã hội. Đây là quá trình
phân phối lại theo hƣớng có lợi cho ngƣời tham gia BHXH khi gặp phải rủi ro trong
lao động sản xuất và đời sống xã hội, vì chính việc tổ chức thu, chi BHXH là quá
trình thực hiện phân phối lại thu nhập. Qua đó, có thể thấy rằng, BHXH bắt buộc có
những đặc trƣng cơ bản sau:
Thứ nhất, ngƣời lao động khi tham gia BHXH có quyền đƣợc hƣởng trợ cấp
BHXH. Tuy nhiên, quyền này chỉ trở thành hiện thực khi ngƣời lao động và ngƣời
sử dụng lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH.

7


Thứ hai, sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, bao gồm ngƣời lao động,
ngƣời sử dụng lao động và Nhà nƣớc là nguồn hình thành cơ bản của quỹ BHXH.
Ngoài nguồn thu của quỹ BHXH còn có các nguồn khác nhƣ lợi nhuận từ đầu tƣ
phần nhàn rỗi tƣơng đối của quỹ BHXH, khoản nộp phạt của các đơn vị chậm nộp
BHXH theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ BHXH
dùng để chi trả các trợ cấp BHXH và chi phí cho các hoạt động của bộ máy BHXH.
Thứ ba, ngƣời lao động khi tham gia BHXH đƣợc đảm bảo thu nhập cả trong
và sau quá trình lao động. Khi đang trong thời gian làm việc, ngƣời lao động đƣợc



đảm bảo khi bị ốm đau, lao động nữ đƣợc hƣởng trợ cấp thai sản khi sinh con,

H
U


ngƣời bị tai nạn lao động đƣợc trợ cấp tai nạn lao động; khi nghỉ việc thì đƣợc

TẾ

hƣởng tiền hƣu trí; khi chết thì đƣợc tiền chôn cất và gia đình đƣợc hƣởng trợ cấp

H

tuất... Đây là đặc trƣng riêng của BHXH, thể hiện tính xã hội, tính nhân đạo và nhân

KI
N

văn sâu sắc.


C

Thứ tư, các sự kiện bảo hiểm và các rủi ro xã hội đƣợc bảo hiểm trong
BHXH liên quan đến thu nhập của ngƣời lao động gồm: Ốm đau, thai sản, tai nạn

ẠI

H

lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, già yếu, chết,... Do những sự kiện và rủi ro

Đ

này mà ngƣời lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động


N

G

không đƣợc sử dụng dẫn đến việc họ bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập từ hoạt động



nghề nghiệp. Trong những trƣờng hợp đó, ngƣời lao động cần phải có khoản thu

TR

Ư

nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống và sự bù đắp này đƣợc thông qua các trợ
cấp BHXH. Tuy nhiên, trong BHXH không phải ngƣời lao động cứ bị mất thu nhập
bao nhiêu là đƣợc đền bù bấy nhiêu mà nó liên quan đến quyền và nghĩa vụ của
ngƣời lao động đƣợc pháp luật BHXH quy định.
Thứ năm, hoạt động BHXH đƣợc thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và các
chế độ BHXH cũng do luật định.Nhà nƣớc quản lý và bảo hộ các hoạt động của
BHXH. Đồng thời, BHXH chịu sự giám sát chặt chẽ của ngƣời lao động và ngƣời
sử dụng lao động theo cơ chế ba bên. [19]

8


Nhƣ vậy, qua những đặc trƣng cơ bản trên, có thể thấy rằng BHXH là hệ
thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho ngƣời lao động trong trƣờng hợp bị
giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu

cầu thiết yếu trong cuộc sống.
1.1.1.3. Vai trò, bản ch t c a BHXH bắt buộc
a) Vai trò c a BHXH bắt buộc
- Đối với người lao động
Mục đích chủ yếu của BHXH bắt buộc là bảo đảm thu nhập cho NLĐ và gia
đình họ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập. Vì

H
U



vậy, BHXH có vai trò rất lớn đối với NLĐ, đó là điều kiện cho NLĐ đƣợc cộng
đồng tƣơng trợ khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,... Từ đó, các rủi ro trong lao

TẾ

động sản xuất và trong đời sống đƣợc khắc phục hậu quả ở mức độ cần thiết. Tham

KI
N

H

gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cá nhân, đồng thời giúp
họ ổn định tâm lý, yên tâm làm việc, giảm bớt lo lắng về những rủi ro mà mình có


C


thể gặp phải trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt; góp phần điều hòa các

H

mâu thuẫn giữa ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội và ngƣời sử dụng lao động, tạo môi

ẠI

trƣờng làm việc ổn định, đảm bảo lao động đạt hiệu quả cao, từ đó góp phần tăng

G

Đ

trƣởng và phát triển kinh tế đất nƣớc.

N

- Đối với người sử dụng lao động

Ư



BHXH giúp cho các tổ chức sử dụng lao động, các doanh nghiệp ổn định

TR

hoạt động thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý. BHXH
góp phần làm cho lực lƣợng lao động trong mỗi đơn vị ổn định; sản xuất kinh doanh

đƣợc hoạt động liên tục, hiệu quả đồng thời tạo điều kiện cho ngƣời sử dụng lao
động có trách nhiệm với NLĐ không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong
suốt cuộc đời NLĐ đến khi già yếu. BHXH làm cho quan hệ lao động gắn bó, đậm
tính nhân văn sâu sắc, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
- Đối với xã hội
BHXH tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng cố
tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. Đây là công cụ phân phối, sử

9


dụng nguồn quỹ dự phòng hiệu quả nhất cho việc giảm hậu quả rủi ro, tạo động lực
phát triển kinh tế- xã hội. BHXH phản ánh trình độ phát triển kinh tế- xã hội của
mỗi quốc gia. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống NLĐ đƣợc nâng cao thì nhu cầu
tham gia BHXH của họ càng lớn. Thông qua hệ thống BHXH, trình độ tổ chức,
quản lý rủi ro xã hội của Nhà nƣớc ngày càng đƣợc nâng cao thể hiện qua việc mở
rộng đối tƣợng tham gia, đa dạng về hình thức bảo hiểm, quản lý đƣợc nhiều trƣờng
hợp rủi ro trên cơ sở phát triển các chế độ BHXH. Hoạt động BHXH cũng góp phần
vào việc huy động vốn đầu tƣ, làm cho thị trƣờng tài chính phong phú và kinh tế- xã
hội phát triển. Đặc biệt với bảo hiểm hƣu trí, nguồn vốn tích lũy trong thời gian dài,

H
U



kết dƣ tƣơng đối lớn, có thể đầu tƣ vào các doanh nghiệp, các dự án cần huy động
vốn, mang lại lợi ích cho tất cả các bên gồm ngƣời tham gia BHXH, cơ quan
BHXH bắt buộ


H

t

KI
N

b) Bản

TẾ

BHXH và nền kinh tế nói chung. [19]

Tuy là loại hình bắt buộc nhƣng xét về bản chất BHXH bắt buộc nội hàm hai


C

ý nghĩa:

H

Một là, BHXH bắt buộc mang tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc.

ẠI

Tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn trong các chế độ BHXH quy định bản chất

G


Đ

của BHXH bắt buộc, đó là sự bảo vệ của xã hội nhằm chống lại khó khăn do mất

N

hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp,...Đối

Ư



với các rủi ro này, nhiều khi từng cá nhân không đủ khả năng tài chính để khắc

TR

phục, do vậy, nhà nƣớc ban hành các quy định để huy động mọi ngƣời trong xã hội
đóng góp một khoản nhất định cùng với nhà nƣớc hình thành quỹ BHXH để chi trả
cho một số ngƣời gặp rủi ro cần khắc phục hay do điều kiện sinh học nhƣ tuổi tác,
môi trƣờng sống, điều kiện làm việc mà ngƣời lao động phải nghỉ việc, khi đó cần
có một khoản kinh phí để đảm bảo cuộc sống cho chính bản thân và gia đình họ.
BHXH là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nƣớc. Đây là một loại hoạt
động dịch vụ công, mang tính xã hội, lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động.
Quỹ để thực hiện chế độ BHXH là do ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động đóng
góp và Nhà nƣớc hỗ trợ, đó chính là tính chất xã hội trong kết cấu nguồn lập quỹ.

10


Tính xã hội còn thể hiện thông qua các chế độ BHXH đƣợc hƣởng. Thời

điểm bắt đầu tham gia đóng BHXH đồng thời là thời điểm đƣợc hƣởng chế độ
BHXH, đó là chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp TNLĐ- BNN. Tính chất xã
hội trong chế độ hƣu trí đƣợc thể hiện trong tiền lƣơng hƣu thời gian đóng góp của
ngƣời tham gia đóng và mức đóng với mức hƣởng thấp nhất bằng mức lƣơng tối
thiểu chung hoặc tỷ lệ từ 45% đến 75% tiền lƣơng bình quân đóng BHXH và đƣợc
hƣởng chế độ BHYT. Trƣờng hợp không đủ điều kiện nghỉ hƣu đƣợc trợ cấp mỗi
năm đóng BHXH bằng 1,5 tháng lƣơng bình quân, đó là phần xã hội mà ngƣời sử
dụng lao động đã đóng góp vào Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ mà có. Tính chất xã hội

H
U



còn thể hiện ở chế độ tử tuất, ngoài trợ cấp mai táng phí, ngƣời đóng BHXH chết có
thân nhân phải nuôi dƣỡng đƣợc hƣởng trợ cấp tuất theo quy định. BHXH là sự chia

TẾ

sẻ rủi ro, dùng số tiền đóng góp của số đông ngƣời tham gia BHXH để bù đắp, san

KI
N

H

sẻ cho một số ít ngƣời khi gặp phải những biến cố rủi ro gây tổn thất.
Nhƣ vậy, mục tiêu của BHXH là tạo ra mạng lƣới an toàn gồm nhiều tầng,



C

nhiều lớp bảo vệ cho tất cả các thành viên của cộng đồng trong những trƣờng hợp bị

H

giảm hoặc mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu gia đình do

ẠI

những biến cố và rủi ro xã hội. BHXH dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và

G

Đ

thực hiện công bằng xã hội; bằng nhiều hình thức, phƣơng thức và biện pháp khác

N

nhau nhằm che chắn, bảo vệ cho ngƣời lao động trƣớc mọi biến cố xã hội bất lợi.

Ư



Hai là, BHXH bắt buộc là một công cụ để quản lý xã hội, là sự bảo đảm của

TR


Nhà nƣớc để ổn định đời sống cho ngƣời tham gia BHXH và an toàn xã hội, thúc
đẩy sản xuất phát triển. Đồng thời đây là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội.
BHXH bắt buộc đƣợc coi là một chính sách xã hội quan trọng, song hành
cùng với chính sách kinh tế, nhằm bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho mọi
ngƣời lao động, chống các tệ nạn xã hội, góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất
phát triển. Với tƣ cách là công cụ quản lý xã hội, Nhà nƣớc quy định quyền và trách
nhiệm giữa các bên tham gia BHXH, đặc biệt mối quan hệ giữa ngƣời lao động và
ngƣời sử dụng lao động; yêu cầu ngƣời sử dụng lao động phải thực hiện những cam
kết, đảm bảo điều kiện làm việc, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời

11


lao động, trong đó có nhu cầu cơ bản về tiền lƣơng, tiền công, chăm sóc sức khỏe
khi bị ốm đau, tai nạn... Đây là những ràng buộc mang tính nguyên tắc và thông qua
đó Nhà nƣớc thực hiện quản lý nhà nƣớc về BHXH. BHXH dựa trên sự đóng góp
của các bên tham gia, gồm ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và Nhà nƣớc;
thực chất quỹ BHXH là quỹ của ngƣời lao động tiết kiệm đƣợc, bất luận trong hoàn
cảnh nào Nhà nƣớc phải đứng sau hỗ trợ, duy trì và bảo toàn để thực hiện các chế
độ trợ cấp cho ngƣời lao động, nếu không xã hội sẽ mất ổn định, kinh tế sẽ trì trệ.
Ngƣợc lại, nếu quỹ BHXH đƣợc hình thành và phát triển lớn mạnh thì sẽ có khoản
nhàn rỗi để đầu tƣ trở lại, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

H
U



BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội. Đây là quá trình phân phối
lại theo hƣớng có lợi cho ngƣời tham gia BHXH khi gặp phải rủi ro trong lao động


TẾ

sản xuất và đời sống xã hội, vì chính việc tổ chức thu chi BHXH là quá trình thực

KI
N

H

hiện phân phối lại thu nhập: Thu BHXH bắt buộc dựa trên cơ sở mức tiền lƣơng,
tiền công ghi trên hợp đồng lao động và mỗi ngƣời tham gia có một mức đóng


C

BHXH khác nhau tƣơng ứng với mức tiền lƣơng, tiền công đó; chi BHXH là việc

H

trả tiền cho ngƣời có nhu cầu phát sinh về BHXH dựa trên mức đóng và thời gian

ẠI

đóng BHXH trong chế độ dài hạn, nhƣng trong chế độ ngắn hạn thì không dựa trên
ngƣời già. [1]



năn


a BHXH bắt buộc

Ư

1.1.2. Ch

N

G

Đ

nguyên tắc này mà có sự chia sẻ giữa ngƣời khỏe cho ngƣời ốm, ngƣời trẻ cho

TR

Trƣớc hết, BHXH bắt buộc thực hiện thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập cho NLĐ tham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả
năng lao động hoặc mất việc làm. Đây là chức năng cơ bản nhất, quyết định nhiệm
vụ, tính chất và cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
BHXH bắt buộc tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những
ngƣời tham gia BHXH. Tham gia BHXH bắt buộc không chỉ có NLĐ mà còn có
ngƣời sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ
này dùng để trợ cấp cho một số NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lƣợng
những ngƣời này thƣờng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những ngƣời tham gia

12



đóng góp. Nhƣ vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại
thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những ngƣời lao
động có thu nhập cao và thấp, giữa những ngƣời khỏe mạnh đnag làm việc và
những ngƣời ốm yếu phải nghỉ việc. Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH
đã góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Đồng thời, BHXH bắt buộc là đòn bẩy kinh tế góp phần kích thích NLĐ
hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng
suất lao động xã hội. Khi khỏe mạnh tham gia lao động sản xuất, NLĐ đƣợc chủ sử
dụng lao động trả lƣơng hoặc tiền công. Khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc

H
U



khi về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống
của họ và gia đình họ luôn đƣợc đảm bảo ổn định. Do đó, NLĐ yên tâm làm việc và

TẾ

tích cực lao động sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

KI
N

H

Mặt khác, BHXH bắt buộc gắn bó lợi ích giữa NLĐ với ngƣời sử dụng lao
động, giữa NLĐ và xã hội. Thông qua BHXH, những mâu thuẫn nội tại, khách



C

quan về tiền lƣơng, tiền công, thời gian lao động,... đƣợc điều hòa và giải quyết.

H

Đối với Nhà nƣớc và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có

ẠI

hiệu quả nhất nhƣng vẫn giải quyết đƣợc khó khăn về đời sống cho NLĐ và gia

G

Đ

đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế- chính trị- xã hội đƣợc phát

N

triển và an toàn hơn. [16]



1.1.3. Đố t

Ư

ng tham gia BHXH bắt buộc


TR

Đối tƣợng của BHXH bắt buộc chính là thu nhập của NLĐ bị biến động
giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc. Còn đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc là NLĐ và
ngƣời sử dụng lao động. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của
mỗi nƣớc mà đối tƣợng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những NLĐ nào đó.
Tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 ban hành
Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản
lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định đối tƣợng tham gia BHXH bắt
buộc nhƣ sau:

13


* NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
(1) Ngƣời làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định
thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ
03 tháng đến dƣới 12 tháng, kể cả HĐLĐ đƣợc ký kết giữa đơn vị với ngƣời đại
diện theo pháp luật của ngƣời dƣới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
(2) Ngƣời làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dƣới 03 tháng
(Thực hiện từ ngày 01/01/2018);
(3) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức và viên chức;

H
U




(4) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, ngƣời làm công tác khác

TẾ

trong tổ chức cơ yếu đối với trƣờng hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an
nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;

KI
N

H

(5) Ngƣời quản lý doanh nghiệp, ngƣời quản lý điều hành hợp tác xã có
hƣởng tiền lƣơng;


C

(6) Ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã, phƣờng, thị trấn;

H

(7) Ngƣời đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Ngƣời

ẠI

lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã

G


Đ

hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của

N

Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đƣợc

Ư



áp dụng đối với các hợp đồng sau:

TR

- Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài với doanh nghiệp
hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, tổ chức sự nghiệp
đƣợc phép đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài;
- Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hình thức thực
tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đƣa ngƣời lao động đi làm việc theo hình
thức thực tập nâng cao tay nghề;
- Hợp đồng cá nhân. [6]
* Ngƣời sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Cơ quan nhà
nƣớc, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính

14



trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ
chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức
khác và cá nhân có thuê mƣớn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. [4]
1.1.4. Quỹ BHXH bắt buộc
Quỹ BHXH là sự đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH bao gồm
NLĐ, ngƣời sử dụng lao động và Nhà nƣớc bù thiếu nhằm mục đích chi trả cho các
chế độ BHXH và đảm bảo cho hoạt động của hệ thống BHXH.
Theo Khoản 4 Điều 3 Luật BHXH 2014 thì “Quỹ BHXH bắt buộc là quỹ tài

H
U



chính độc lập với Ngân sách nhà nƣớc, đƣợc hình thành từ đóng góp của NLĐ,
ngƣời sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc”. [14]

TẾ

Quỹ BHXH ra đời, tồn tại và phát triển gắn với việc đảm bảo cuộc sống ổn

KI
N

H

định cho NLĐ và gia đình họ khi gặp các biến cố, rủi ro làm giảm hoặc mất thu
nhập từ lao động. Hoạt động của quỹ BHXH bắt buộc không nhằm mục đích kinh



C

doanh kiếm lời. Vì vậy, nguyên tắc quản lý quỹ là cân bằng thu chi.

H

Đồng thời, quỹ là hạt nhân của tài chính BHXH, là khâu tài chính trung gian

ẠI

cùng với Ngân sách nhà nƣớc và tài chính doanh nghiệp hình thành nên hệ thống tài

G

Đ

chính quốc gia. Tuy mỗi khâu tài chính đƣợc tạo lập, sử dụng cho một mục đích

N

riêng, gắn bó với một chủ thể nhất định và luôn độc lập với nhau trong quản lý và

Ư



sử dụng nhƣng tài chính BHXH, Ngân sách Nhà nƣớc và tài chính doanh nghiệp lại

TR


có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều chịu sự chi phối của pháp luật Nhà nƣớc.
Quỹ BHXH bắt buộc đƣợc hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của NLĐ và
ngƣời sử dụng lao động. Đây là nguồn chính quyết định sự hình thành và phát triển
của quỹ BHXH bắt buộc. Sự đóng góp của ngƣời sử dụng lao động thể hiện trách
nhiệm của họ đối với NLĐ đồng thời thể hiện lợi ích của ngƣời sử dụng lao động
bởi đóng góp một phần BHXH cho NLĐ, ngƣời sử dụng lao động sẽ tránh đƣợc
thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với NLĐ
của mình. Còn NLĐ tham gia đóng góp để bảo hiểm cho chính bản thân mình,
thông qua hoạt động này, NLĐ đã dàn trải rủi ro theo thời gian, khoản đóng góp vào

15


×