Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

CHẨN đoán và điều TRỊ BỆNH lý NGỦ NGÁY và NGỪNG THỞ KHI NGỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.88 KB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ THU HIỀN

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ
NGỦ NGÁY VÀ NGỪNG THỞ KHI NGỦ

HỌC PHẦN NGHIÊN CỨU SINH

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM TUẤN CẢNH

HÀ NỘI - 2017



MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH


5

MỞ ĐẦU
Ngáy là âm thanh được tạo ra trong giấc ngủ, do sự rung động niêm mạc
đường hô hấp trên khi có luồng không khí đi qua chỗ hẹp. Ngáy thường phát


ra ở thì hít vào nhưng đôi khi lẫn với cả thì thở ra. Ngáy có thể có nhiều mức
độ khác nhau nhưng thông thường bệnh nhân không tự cảm nhận được tiếng
ngáy của mình [5].
Ngáy có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nghiên cứu từ những năm 1970
đã cho thấy ngủ ngáy xảy ra ở khoảng 40% nam và 28% nữ. Tỷ lệ ngủ ngáy
tăng dần theo tuổi, có liên quan đặc biệt đến béo phì [14].
Ngủ ngáy ở mức độ nhẹ không gây ra những vấn đề nghiêm trọng tới
sức khỏe và cuộc sống. Tuy nhiên với mức độ nặng, tiếng ngáy to là yếu tố
ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Trong một cuộc điều tra trên 2000 cặp vợ
chồng ở Anh năm 2006, cho thấy ngáy gặp ở 70% nam và 40% nữ (56% cặp)
[47]. Cũng theo nghiên cứu này thì ngáy làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của
48% cặp vợ chồng, trong đó 46% phải ngủ phòng riêng. Người ngủ cùng than
phiền cảm thấy căng thẳng, bực bội, 36% cặp đôi dẫn tới cãi nhau, 17% ảnh
hưởng đến quan hệ tình dục và có thể ly dị. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra
72% người ngủ ngáy có chất lượng giấc ngủ giảm sút và ảnh hưởng trực tiếp
tới hiệu quả công việc hàng ngày.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn cũng thường gặp ở người
ngáy to. Các nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy ngáy to và hội chứng ngừng
thở khi ngủ do tắc nghẽn là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ tai biến mạch não và
nhồi máu cơ tim, đặc biệt có mối quan hệ với người bị huyết áp cao và đái
tháo đường [5], [47], [25].
Trên thế giới hiện nay, đã có nhiều trung tâm nghiên cứu về rối loạn giấc
ngủ ra đời. Cùng với sự tiến bộ trong công nghệ thông tin và y học, đã giúp
cho việc chẩn đoán xác định và chẩn đoán mức độ bệnh ngủ ngáy một cách
khách quan dựa vào giấc ngủ đồ đa ký.


6

Bệnh nhân ngủ ngáy có thể đến khám ở rất nhiều chuyên khoa khác nhau

như thần kinh, lão khoa, tai mũi họng, hô hấp, răng hàm mặt...Dù bệnh nhân
đến khám ở bất kỳ chuyên khoa nào, cũng phải được hội chẩn với chuyên
khoa Tai Mũi Họng để tìm nguyên nhân.
I. Đại cương về giấc ngủ
1. Chức năng của giấc ngủ
Có rất nhiều giả thuyết đưa ra giải thích về chức năng của giấc ngủ [46].
Bao gồm:
• Thuyết giấc ngủ có chức năng tái tạo năng lượng: dựa trên cơ sở trong khi
ngủ thấy tăng nồng độ hormon tăng trưởng, testosterone, prolactin và giảm
một số hormone như cortisol. Đồng thời, thuyết này cũng dựa trên cảm giác
chủ quan là thấy thoải mái sau khi ngủ dậy.
• Thuyết giấc ngủ có chức năng bảo tồn năng lượng: trong khi ngủ, chuyển hóa
giảm đi giúp bảo tồn năng lượng. Động vật có chuyển hóa cao thường ngủ dài
hơn, đây là cơ sở để gợi ý rằng giấc ngủ giúp bảo tồn năng lượng.
• Thuyết thích nghi: ở cả người và động vật, ngủ là hành vi thích nghi giúp sống
được trong môi trường khắc nghiệt.
• Thuyết bản năng: cho rằng ngủ là bản năng của con người [42].
2. Nhịp thức – ngủ
Nhịp thức – ngủ được điều chỉnh bởi các nhịp nội sinh như nhiệt độ cơ
thể, chu kỳ bài tiết hormon melatonin và nhịp sáng – tối bên ngoài. Nhịp sáng
– tối bên ngoài ảnh hưởng đến nhịp thức – ngủ thông qua đường dẫn
truyền thị giác dưới đồi – võng mạc. Moore và Eichler đã chỉ ra vị trí của
đồng hồ sinh học nằm ở nhân trên chéo thị giác, ở dưới đồi. Ban ngày, khi có
tín hiệu ánh sáng đến võng mạc, sẽ truyền theo bó võng mạc – dưới đồi về
khu vực dưới đồi, xuống thân não, qua hạch vùng cổ cao, đến tuyến tùng, từ
đó ức chế bài tiết melatonin. Quá trình này xẩy ra ngược lại vào ban đêm,
melatonin được tăng tiết ra nhiều [5], [43].


7


3. Nhu cầu về giấc ngủ
Theo Sadock, nhu cầu thời gian giấc ngủ của mỗi người rất khác nhau và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tuổi. Trẻ nhỏ thường cần tới 16 giờ
một ngày, trong khi thiếu niên cần 9 giờ một ngày và người lớn là 7 – 8 giờ
ngủ một ngày [43].
Một số người lớn ngủ ít chỉ cần ngủ gần 6 giờ một ngày, cũng đủ để hoạt
động bình thường. Trong khi người ngủ nhiều lại cần hơn 9 giờ ngủ một ngày
mới đủ để hoạt động bình thường.
4. Sinh lý giấc ngủ bình thường
Chu kỳ đầy đủ của giấc ngủ bao gồm có giai đoạn không động mắt
nhanh Non REM (Non Rapid Eye Movement) và giai đoạn động mắt nhanh
REM, luân phiên nhau 90 – 110 phút và nhắc lại 4 – 6 lần trong đêm (hình
1.1). Theo qui ước, giấc ngủ không động mắt nhanh NonREM được chia làm
bốn giai đoạn: giai đoạn 1 và 2 tương đương với giấc ngủ chậm nông, giai
đoạn 3, 4 là giấc ngủ chậm sâu [4], [43].

Hình 1. Các giai đoạn giấc ngủ ở người trưởng thành bình thường [24].


8

Thông thường, ở người lớn, trung bình 75% thời gian ngủ là giai đoạn
không động mắt nhanh. Trong đó giai đoạn 1 chiếm 5%, giai đoạn 2 chiếm
45%. Giai đoạn 3 chiếm 12% và giai đoạn 4 là 13%. Còn lại 25% là thời gian
của giai đoạn động mắt nhanh.
Ở những chu kỳ ngủ đầu, giai đoạn động mắt nhanh thường ngắn, giai
đoạn 3, 4 của không động mắt nhanh dài hơn. Ngược lại, càng về đêm, giai
đoạn động mắt nhanh càng dài dần, giai đoạn ngủ chậm sâu 3, 4 của không
động mắt nhanh càng ngắn dần. Về sáng, giai đoạn 1, 2 của không động mắt

nhanh và động mắt nhanh là chủ yếu. Giai đoạn ngủ không động mắt nhanh
được đặc trưng bởi giảm các hoạt động sinh lý. Khi ngủ sâu dần, các sóng
điện não trở nên chậm dần và biên độ lớn dần, nhịp tim và nhịp thở chậm dần,
huyết áp giảm xuống.
Giai đoạn ngủ động mắt nhanh là giai đoạn hoạt động của giấc ngủ đặc
trưng bởi hoạt động mạnh của não. Sóng điện não nhanh và không đồng bộ,
tương tự như ở giai đoạn thức. Nhịp thở trở nên nhanh, nông và không đều.
Mắt vận động nhanh theo nhiều hướng và cơ gần như bị liệt. Nhịp tim và
huyết áp tăng. Giấc mơ hay xuất hiện nhất vào giai đoạn này.
Để nhận biết các giai đoạn của giấc ngủ, người ta dựa vào bản ghi phối
hợp ít nhất ba thông số: điện não đồ, điện nhãn cầu đồ và điện cơ đồ.
5. Phân loại rối loạn giấc ngủ
Có rất nhiều loại rối loạn giấc ngủ khác nhau. Phân loại rối loạn giấc ngủ
quốc tế ICSD (International Classification of Sleep Disorders) năm 2004 dựa
trên các biểu hiện triệu chứng lâm sàng, sinh lý bệnh và mối liên quan với các
hệ thống khác trong cơ thể. Phân loại rối loạn giấc ngủ là cần thiết, giúp hiểu
rõ triệu chứng, nguyên nhân, sinh lý bệnh học và điều trị [18]. Phân loại rối
loạn giấc ngủ ICSD phiên bản 2 liệt kê ra 85 loại rối loạn giấc ngủ, mỗi loại
được mô tả chi tiết với các tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể thuộc 8 nhóm chính:


9

1. Mất ngủ.
2. Rối loạn giấc ngủ liên quan đến hô hấp.
3. Ngủ nhiều không liên quan đến rối loạn hô hấp.
4. Rối loạn nhịp thức – ngủ.
5. Các rối loạn trong giấc ngủ.
6. Các rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ.
7. Các triệu chứng riêng rẽ, với các biến thể khác nhau và các vấn đề chưa được

giải quyết.
8. Các rối loạn giấc ngủ khác.
Ngủ ngáy là một phân nhóm nhỏ hơn của rối loạn giấc ngủ liên quan đến
hô hấp.
II. Ngủ ngáy
1. Định nghĩa và phân loại nguyên nhân gây ngủ ngáy
1.1. Định nghĩa
Ngáy là âm thanh tạo ra trong giấc ngủ, do sự rung động niêm mạc
đường hô hấp trên khi có luồng không khí đi qua chỗ hẹp. Ngáy thường phát
ra ở thì hít vào nhưng đôi khi lẫn với thì thở ra. Thông thường bệnh nhân
không tự cảm nhận được tiếng ngáy của mình [5].
Cường độ ngáy rất dao động tùy theo tiêu chuẩn và cách chẩn đoán được
sử dụng.
Tần số là một đặc tính âm học khác của tiếng ngáy. Tần số tiếng ngáy
thường từ 20 Hz tới 200 Hz hoặc 300 Hz tùy theo kỹ thuật ghi và vị trí micro
được sử dụng.
Hệ thống ghi tín hiệu tiếng ngáy hiện chưa được chuẩn hóa và do vậy
chưa thể thiết lập một khuyến cáo khoa học chung.
Theo định nghĩa CID thì tiếng ngáy có:
+ Cường độ tối thiểu: 76 dB (trong giới hạn của máy đo).


10

+ Dải tần số: 20 – 200Hz.
+ Thời gian kéo dài trên 0,25 giây.
Sự đo lường này có thể quan trọng đối với nghiên cứu nhưng lại ít quan
trọng trong thực hành hàng ngày khi mà than phiền (theo định nghĩa chủ
quan) của người thân lại quan trọng hơn [5].
1.2 Phân loại nguyên nhân gây ngủ ngáy

Nguyên nhân gây ngủ ngáy có thể là do yếu tố giải phẫu gây hẹp, tắc
nghẽn đường hô hấp trên hoặc do điều khiển hô hấp của hệ thần kinh trung
ương [18]. Nếu đường hô hấp trên bị hẹp một phần sẽ gây ngáy và giảm thở,
nếu bị tắc nghẽn sẽ gây ngừng thở hoàn toàn (hình 1.2).

Hình 2. Minh họa đường hô hấp trên khi ngủ [16].
Để phân biệt ngừng thở/giảm thở do tắc nghẽn đường hô hấp trên, hay
thần kinh trung ương hoặc do kết hợp cả 2 yếu tố cần dựa vào kết quả đo
dòng khí thở và tăng cường hô hấp:
+ Ngừng thở/giảm thở do thần kinh trung ương: không hoặc có ít không
khí qua mũi và không có cố gắng để thông khí [18].
+ Ngừng thở/giảm thở do tắc nghẽn đường hô hấp trên OSA
(Obstructive Sleep Apnea): có sự cố gắng để tăng thông khí nhưng không
có không hoặc có ít không khí đi qua mũi miệng vì đường hô hấp trên bị
tắc nghẽn.


11

+ Ngừng thở/giảm thở kết hợp: bắt đầu bằng ngừng thở/giảm thở do thần
kinh trung ương và kế tiếp là ngừng thở/giảm thở do tắc nghẽn đường hô hấp trên.
Có thể đánh giá mức độ rối loạn giấc ngủ liên quan đến hô hấp thông
qua chỉ số ngừng thở/giảm thở trong một giờ AHI (Apnoea Hypopnoea
Index) thu được từ giấc ngủ đồ đa ký (hình 1.3). Theo Christian G. [17] nếu
chỉ số AHI ≥ 5 sẽ được chẩn đoán xác định có hội chứng OSA. Còn nếu AHI
từ 0 – 5 được chẩn đoán là ngủ ngáy.
Ngủ ngáy được chia thành 2 mức độ: ngủ ngáy thông thường và ngủ
ngáy lành tính
+ Ngủ ngáy thông thường (normal snoring) là ngủ ngáy mà không bị
ngừng thở/giảm thở hoặc không thường xuyên tỉnh giấc và không có bất

thường về trao đổi khí. Thường là lành tính [24].
+ Ngủ ngáy lành tính (primary snoring) là ngủ ngáy mà không có chứng
buồn ngủ ban ngày đồng thời chỉ số AHI nhỏ hơn 5 [35].

OSA
5

Ch
số
AHI
tăn

Ngủ ngáy

Hình 3. Đánh giá mức độ rối loạn giấc ngủ liên quan đến hô hấp
qua chỉ số AHI [17].
2. Sinh lý bệnh ngủ ngáy
2.1 Giải phẫu sơ lược đường hô hấp trên
Đường hô hấp trên gồm 3 phần chính: mũi, họng và thanh quản [8].


12

a.

Mũi
Là phần đầu của cơ quan hô hấp. Bao gồm:

• Tháp mũi
Gồm phần cứng và phần mềm (hình 1.4)

- Phần cứng: xương (2 xương chính mũi) và sụn (sụn tam giác, sụn cánh mũi,
sụn tứ giác).
- Phần mềm: da, tổ chức liên kết và cơ.

Hình 4. Giải phẫu tháp mũi [23].
• Hố mũi
Là hai ống dẹt nằm song song ở giữa mặt, ngăn cách nhau bởi vách
ngăn, có lỗ mũi trước và lỗ mũi sau trông thẳng vòm họng.
- Nóc của hố mũi: xương chính mũi, mảnh thủng xương sàng, thân xương
bướm.
- Sàn hố mũi: mỏm ngang của xương khẩu cái, mỏm khẩu cái của xương hàm
trên.
- Vách phía trong (vách ngăn): gồm có tiểu trụ, sụn tứ giác, mảnh đứng của
xương sàng, xương lá mía (hình 1.5). Giữa xương lá mía và sụn tứ giác có
một đường khớp rất hay bị biến dạng gây vẹo vách ngăn.


13

Hình 5. Giải phẫu thành trong hốc mũi [23].
+ Tiểu trụ: tham gia vào cấu tạo cửa mũi trước mà kích thước cửa mũi
đóng vai trò quan trọng đối với luồng không khí thở qua mũi.
+ Sụn tứ giác: dày không đồng nhất, phần trước 2mm, phần sau 4mm.
Bờ sau có một điểm dày lên, khớp với mảnh đứng xương sàng tạo nên “củ”
vách ngăn. Củ này đóng vai trò quan trọng đối với chức năng phân luồng
không khí qua mũi, cần bảo vệ củ này nếu nó không đi cùng với dị hình
vách ngăn.
Để tạo điều kiện cho phẫu thuật viên, Cottle [9] đã chia đường thở
trong hốc mũi làm 5 vùng (hình 1.6). Cách phân chia này là cần thiết cho
việc khám xét những biến dạng của vách ngăn và ảnh hưởng của chúng đến

chức năng mũi.
+ Vùng I: nằm ngang mức tiền đình mũi. Ở vùng này thường gặp sự lệch
khớp của bờ dưới sụn vách ngăn khỏi rãnh xương của nó, tạo ra một gờ ở
sàn mũi gây hẹp hốc mũi một bên. Dị hình loại này gây trở ngại đối với
luồng thông khí ở mức độ vừa phải với điều kiện lỗ mũi bên đối diện được
thông suốt.


14

Hình 6. Năm vùng của Cottle [9].
+ Vùng II: nằm ngang mức lá van. Dị hình vùng này thường gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chức năng thông khí mũi.
+ Vùng III: nằm ở ngăn trên hốc mũi, sau vùng van và ở dưới trần mũi,
vùng này được tạo bởi xương chính mũi. Vùng này ít liên quan đến chu trình
thông khí của mũi vì nó không có tổ chức cương, tuy nhiên đây là vùng xoáy
của luồng khí, tại vùng này có sự xoay đổi hướng của luồng khí thở. Vì vậy
những dị hình mũi ở vùng này thường làm lệch hướng của dòng khí.
+ Vùng IV: hay còn gọi là vùng các xương cuốn. Dị hình vùng này
thường gây nên các triệu chứng như ngạt mũi, đau đầu và các biến chứng như
viêm xoang, viêm họng.
+ Vùng V: hay là vùng bướm khẩu cái, đây là vùng chính của hốc mũi.
Dị hình vùng này có nguy cơ gây đau đầu ở sâu và lan tỏa kèm theo viêm vòi
nhĩ và biến chứng tai giữa.
- Vách ngoài gồm có: mặt trong của xương hàm trên, mảnh đứng của
xương khẩu cái, cánh trong của chân bướm (hình 1.7). Trên vách ngoài có 3
cuốn mũi: cuốn trên, cuốn giữa, cuốn dưới. Cuốn dưới có cấu tạo vị trí đặc
biệt nhất, cấu tạo bởi một xương độc lập, xương cuốn dày nhất nhưng chiều
cao lại thấp hơn so với cuốn giữa. Đặc biệt lớp niêm mạc phủ rất nhiều mạch
máu nên cuốn dưới dễ bị xung huyết, quá phát, thoái hóa gây ngạt mũi. Dưới



15

mỗi cuốn mũi là các ngách:
+ Ngách trên: có lỗ thông của các tế bào sàng sau và xoang bướm.
+ Ngách giữa: có lỗ thông của xoang hàm, xoang trán và các tế bào sàng trước.
+ Ngách dưới: có lỗ thông của ống lệ mũi.
- Niêm mạc của mũi: thuộc loại niêm mạc hô hấp.

Hình 7. Giải phẫu thành ngoài hốc mũi [23].
b.

Họng
Là ngã tư của đường tiêu hóa và hô hấp, nằm ở sau hốc mũi, ổ miệng và
thanh quản. Họng được chia làm 3 phần:

• Họng mũi
Phía trước thông với hốc mũi qua lỗ mũi sau, phía dưới liên tiếp với
họng miệng (ảnh 1.1).
- Vòm họng: niêm mạc có nhiều mô bạch huyết kéo dài xuống thành sau tạo
nên hạnh nhân họng (VA). Ở trẻ nhỏ, hạnh nhân họng có thể viêm nhiễm sùi
to làm cản trở đường thở.
- Thành bên: có lỗ vòi tai, có hạnh nhân vòi xung quanh lỗ vòi tai.


16

Hình 8. Giải phẫu họng mũi [23].
• Họng miệng

Nằm ở phía sau ổ miệng và phần sau của lưỡi. Được giới hạn khẩu cái
mềm ở trên và bờ trên sụn nắp thanh thiệt ở dưới (ảnh 1.2).

Hình 9. Giải phẫu họng miệng [23].
- Thành trước: thông với ổ miệng bởi eo họng. Eo họng được giới hạn:.
+ Ở trên: bờ tự do của khẩu cái mềm.
+ Ở giữa: có lưỡi gà rủ xuống.
+ Hai bên là cung khẩu cái lưỡi và hạnh nhân khẩu cái (Amyđan).
+ Ở dưới là phần sau rãnh chữ V của lưỡi, ở đây còn có hạnh nhân lưỡi
(Amyđan đáy lưỡi).


17

Eo họng là vị trí hay gặp nhất gây hẹp, bít tắc đường hô hấp trên. Sự quá
phát của Amyđan, mô khẩu cái mềm rủ xuống do giảm hoặc mất trương lực
cơ, lưỡi gà dài và dầy, amyđan đáy lưỡi quá phát, lưỡi dầy, to, bị tụt ra sau
đều là những yếu tố gây hẹp khẩu kính eo họng, có thể là nguyên nhân gây
ngủ ngáy.
- Thành sau: nằm trước các đốt sống cổ 2, 3.
- Thành bên có hai nếp niêm mạc đi từ khẩu cái mềm đi xuống.
Hạnh nhân khẩu cái cùng hạnh nhân lưỡi, hạnh nhân vòi và hạnh nhân
họng tạo nên vòng bạch huyết quanh họng.
• Hạ họng
Nằm ở phía sau thanh quản, đi từ bờ trên sụn nắp thanh môn tới bờ dưới
sụn nhẫn, từ đó nó liên tiếp với thực quản.
c.

Thanh quản
Được cấu tạo bởi các sụn khớp với nhau, khung sụn này gồm sụn nhẫn,

sụn giáp, sụn nắp thanh môn, 2 sụn phễu và các sụn phụ. Các sụn này được
kết nối bởi màng và các dây chằng (hình 1.8).

Hình 10. Giải phẫu thanh quản [23].


18

Thanh quản được chia làm 3 tầng:
- Tầng thượng thanh môn: tính từ lỗ vào thanh quản tới bờ tự do của dây thanh.
- Tầng thanh môn: khe thanh môn tới dưới bờ tự do của dây thanh 5 mm.
- Tầng hạ thanh môn: chạy từ 5 mm dưới bờ tự do của dây thanh xuống tới bờ
dưới sụn nhẫn.
2.2. Sinh lý bệnh, cơ chế gây ngủ ngáy
a.

Sinh lý bệnh gây ngủ ngáy
Để đảm nhận được chức năng thông khí, phát âm và nuốt, đường hô hấp
trên được chi phối bởi 12 đôi dây thần kinh sọ (các dây thần kinh giác quan,
các dây thần kinh vận động và các dây hỗn hợp), đám rối thần kinh cổ và
ngành sau của các thần kinh sống, thần kinh thực vật và có cấu tạo giải phẫu
đặc biệt. Phần từ khẩu cái cứng đến hạ họng có khả năng thay đổi hình dạng,
đóng đường hô hấp trên khi nuốt. Đây là đặc điểm tiềm tàng của hẹp, tắc
nghẽn đường hô hấp trên khi ngủ.
Từ những năm 1970, sinh lý bệnh học về hẹp, tắc nghẽn đường hô hấp
trên đã được nghiên cứu. Khả năng đóng đường hô hấp trên dựa vào sự cân
bằng của hai loại áp lực: áp lực âm trong lòng ống họng do cơ hoành tạo ra ở
thì hít vào và áp lực dương ngoài ống họng tạo ra từ các mô xung quanh [25].
Tác giả Richard J. S. và cộng sự [41] cho rằng, mọi thay đổi của các
thành phần giải phẫu khu vực đường hô hấp trên, có xu hướng gây hẹp đường

hô hấp trên là yếu tố đầu tiên được đề cập trong cơ chế bệnh sinh. Các đặc
điểm về sọ mặt ảnh hưởng đến hình thái đường hô hấp trên cũng là một điều
kiện thuận lợi.
Lúc tỉnh hệ thần kinh trung ương kiểm soát thần kinh – cơ thường xuyên
đối với việc mở thực quản. Trong lúc ngủ, sự kiểm soát thần kinh đối với các
cơ xiết họng bị ức chế và việc mở ống họng lại do sự điều khiển của các yếu
tố thụ động cơ học.
Trong khi ngủ cơ ở họng bị mất trương lực. Sự mất trương lực dẫn đến


19

ống họng bị sụp xuống. Nếu trương lực cơ bị mất và ống họng bị sụp một phần
nhưng vẫn còn đủ chỗ để không khí đi qua, khi đó sẽ có ngáy và giảm thở (hình
1.9). Nếu mất trương lực cơ và ống họng bị sụp đổ hoàn toàn gây tắc nghẽn,
hiện tượng ngừng thở sẽ xảy ra và bệnh nhân yên lặng, không ngáy [18].

Hình 11. Khác biệt về cấu trúc giải phẫu đường hô hấp trên. Bệnh nhân
ngủ ngáy có đường hô hấp trên hẹp so với người bình thường do lưỡi
dày, khẩu cái mềm, thành họng và mảng mỡ quanh họng lớn hơn [41].
b.

Một số bất thường về giải phẫu đường hô hấp trên gây ngáy
11 bất thường loại này [14] được liệt kê trong hình 1.10 bao gồm:
- Mũi xoang
+ Dị hình vách ngăn.
+ Quá phát cuốn.
+ Polyp mũi.

- Họng mũi

+ VA quá phát.
- Họng miệng
+ Lưỡi gà dài và dầy, trương lực cơ giảm, khẩu cái mềm rủ xuống.
+ Quá phát Amyđan.
+ Tật lưỡi to, lưỡi dầy, bị tụt ra sau, Amyđan đáy lưỡi quá phát.


20

+ Xương hàm dưới bị tụt ra sau.
- Hạ họng
+ Sụn nắp thanh thiệt hình Omega.
+ Hẹp thanh – khí quản.

Hình 12. Bất thường giải phẫu đường hô hấp trên gây ngủ ngáy [14].
c.

Cơ chế gây ngủ ngáy
Ngáy gây ra bởi sự rung của vòm khẩu cái và thành họng. Nó khẳng định
và biểu hiện một sự tăng kháng lực của đường hô hấp trên, là nguyên nhân
của sự giảm khẩu kính của đoạn nối tiếp của họng (tác dụng hút). Luồng
không khí không còn theo dạng tầng nữa (khi không có ma sát lẫn sự biến
dạng) mà trở nên hỗn loạn và gây nên sự rung động của cấu trúc rung như
lưỡi gà, thành họng và vòm khẩu cái. Từ chỗ một tiếng ồn gây khó chịu cho
người ngáy lẫn người xung quanh, ngáy trở thành một chỉ điểm tin cậy và đơn
giản cho thầy thuốc để phát hiện những bệnh lý hô hấp dạng ngừng thở hoặc
sự tăng kháng lực đường hô hấp trên [5].


21


d. Các biến chứng của hội chứng ngừng thở khi ngủ

Sơ đồ 1. Cơ chế bệnh sinh và các biến chứng của hội chứng ngừng thở
khi ngủ
- Buồn ngủ ban ngày quá mức dẫn đến tai nạn xe cộ, có nghiên cứu nhận
thấy rằng bệnh nhân có hội chứng ngừng thở có tỷ lệ bị tai nạn giao thông
tăng gấp 3-7lần nhóm chứng.
- Giảm chất lượng cuộc sống: giảm trí nhớ, mất tập trung, mệt mỏi kéo
dài, cáu kỉnhv.v...
-Nguy cơ tim mạch:
+ Tăng huyết áp do tăng hoạt tính giao cảm gây ra do giảm nồng độ oxy
trong máu.
+ Tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp nhanh, rối loạn nhịp
chậm, suy tim.


22

+ Tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch có hội chứng ngừng thở.
+Tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
- Tình trạng bệnh đái tháo đường khó kiểm soát và xuất hiện tình trạng
kháng insulin.
3. Các yếu tố nguy cơ gây ngủ ngáy
Một số yếu tố nguy cơ gây ngủ ngáy bao gồm:
- Nam giới thường mắc nhiều hơn nữ giới. Năm 1993, nghiên cứu thuần tập tại
trung tâm giấc ngủ Wisconsin cho thấy ngủ ngáy xảy ra ở 28% nữ và 44%
nam. Nhóm phụ nữ có nguy cơ cao là nhóm béo phì và mãn kinh [39].
- Tỷ lệ ngủ ngáy tăng lên theo tuổi.
- Béo phì là yếu tố nguy cơ. Béo phì làm tăng tổ chức mỡ xung quanh đường

hô hấp trên, đồng thời cũng làm tăng thể tích mỡ trong các tạng. Đây là
những điều kiện thuận lợi dẫn đến hẹp, tắc nghẽn đường hô hấp trên.
- Vòng cổ lớn, ngắn. Vòng cổ lớn là yếu tố quan trọng để dự đoán bệnh nhân
có ngủ ngáy.
- Tiền sử gia đình cũng là một yếu tố nguy cơ đáng chú ý. Tỷ lệ có rối loạn hô
hấp khi ngủ tăng gấp hai đến bốn lần trong nhóm có yếu tố gia đình.
- Yếu tố gen liên quan đến giải phẫu sọ mặt cũng là một yếu tố thuận lợi, đặc
biệt những người có cằm đẩy ra sau [40]
- Một số hội chứng bất thường sọ mặt cũng có thể gây ra ngủ ngáy như: hội
chứng Down, Pierre Robin hay Treacher Collins
- Một vài nghiên cứu cho rằng, rối loạn hô hấp khi ngủ liên quan đến uống
rượu trước khi đi ngủ. Rượu làm giảm hoạt động của cơ lưỡi và các cơ khác
tham gia vào việc duy trì đường hô hấp trên. Giảm hoạt động của cơ sẽ dẫn
đến hẹp, tắc đường hô hấp trên.
- Yếu tố chủng tộc gần đây được đề cập nhiều và cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ
mắc giữa nhóm châu Á và châu Âu.


23

4. Triệu chứng lâm sàng ngủ ngáy
4.1. Triệu chứng cơ năng
Khi phỏng vấn bệnh nhân ngủ ngáy, bắt buộc phải hỏi người ngủ cùng,
những người này có thể cung cấp thông tin rất quan trọng dựa trên nghe và
quan sát bệnh nhân trực tiếp khi ngủ. Các thông tin của họ có giá trị khẳng
định bệnh nhân có ngủ ngáy.
Các triệu chứng cơ năng bao gồm: triệu chứng khi ngủ và triệu chứng
ban ngày. Sự xuất hiện các triệu chứng này phụ thuộc vào mức độ ngủ ngáy.
a.


Triệu chứng khi ngủ

- Ngáy: là triệu chứng chính. Mức độ nặng, nhẹ của ngáy phụ thuộc, tần suất,
thời gian, độ to của tiếng ngáy.
- Mất ngủ.
- Hay trở mình ban đêm.
- Biểu hiện khô miệng và phải uống nước vào buổi sáng hoặc đang đêm ngủ là
triệu chứng thường gặp.
- Đi tiểu đêm.
- Ngừng thở khi ngủ được chứng kiến: thường gặp ở bệnh nhân ngáy rất to.
Ngáy to xen kẽ với giai đoạn im lặng kéo dài từ 20 đến 30 giây. Những bệnh
nhân này thường kết hợp với chứng ngủ nhiều ban ngày và mức độ tăng lên
theo cân nặng, mức độ uống rượu.
- Cảm giác ngạt thở hoặc ngừng thở khi ngủ: nhiều bệnh nhân phản ánh có biểu
hiện thức dậy giữa đêm với cảm giác ngừng thở, lo sợ. Thông thường cảm
giác này qua đi rất nhanh khi họ thức dậy.
b.

Triệu chứng ban ngày

- Chứng ngủ nhiều ban ngày, có thể nhẹ như buồn ngủ vào giữa trưa lúc gặp gỡ
một nhóm bạn, nặng như buồn ngủ khi đang ăn hoặc nói chuyện và rất nặng
như buồn ngủ khi đang lái xe. Mức độ của chứng ngủ nhiều ban ngày thường
được đánh giá bằng một loạt các câu hỏi và thang điểm hay được sử dụng
nhất là thang điểm Epworth [39].


24

- Giảm độ tập trung, giảm trí nhớ, thay đổi tính cách là các yếu tố có thể ảnh

hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Buồn nôn hoặc đau đầu vào buổi sáng. Các triệu chứng nhức đầu thường kéo
dài khoảng từ một đến hai giờ.
4.2. Triệu chứng thực thể
a. Đo chiều cao, cân nặng
Để tính chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index). Công thức tính chỉ
số BMI của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, áp dụng cho các nước ở Châu Á
BMI =

Khối lượng (kg)
Chiều cao (m)2

- Bình thường: chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 – 22,9.
- Quá cân: chỉ số khối cơ thể từ 23 trở lên.
- Tiền béo phì: chỉ số khối cơ thể từ 23 đến 24,9.
- Béo phì: chỉ số khối cơ thể từ 25 trở lên.
- Gầy: chỉ số khối cơ thể BMI <18,5.
b. Đo kích thước vòng cổ
Phải được thực hiện trên mọi bệnh nhân. Theo Dreher M.H [19], vòng cổ
lớn được định nghĩa trên 42,5 cm ở nam và trên 40 cm ở nữ. Vòng cổ trên 48
cm có nguy cơ ngủ ngáy cao, trong khi dưới 37 cm có nguy cơ thấp.
c. Khám tai mũi họng
Là rất cần thiết để phát hiện các bất thường, đặc biệt các yếu tố giải phẫu
gây hẹp đường hô hấp trên.
• Khám mũi xoang
- Dị hình vách ngăn:
+ Lệch vẹo vách ngăn: vách ngăn không nằm đúng giữa mà lệch sang
một bên hốc mũi, có lệch toàn phần hay chỉ một phần ở trên hoặc ở dưới.
Vách ngăn này không thẳng mà cong vẹo như hình chữ S hoặc chữ C.
+ Mào, gai vách ngăn: ở phần sụn hay phần xương vách ngăn, nếu tù bẹt



25

đầu thì gọi là mào, nếu nhỏ nhọn gọi là gai.
- Quá phát cuốn dưới.
- Xoang hơi cuốn giữa.
- Polyp mũi: theo Hadley [26], polyp mũi được phân ra 5 độ (hình 1.11)
+ Độ 0: không quan sát thấy polyp.
+ Độ 1: polyp kích thước nhỏ, nằm trong khe giữa.
+ Độ 2: polyp chiếm toàn bộ khe giữa.
+ Độ 3: polyp vượt ra khỏi khe giữa.
+ Độ 4: polyp nằm trong hốc mũi nhưng chưa chạm xuống sàn mũi.
+ Độ 5: polyp chạm đến sàn hốc mũi.

Hình 13. Phân độ polyp mũi [26].
- Các bệnh lý khác: viêm đa xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng, vẹo sống
mũi, khối u ở hốc mũi, chấn thương ở mũi...
• Khám họng
- VA quá phát: theo [15], VA quá phát chia làm 3 độ (ảnh 1.3)
+ Độ 1: VA to che lấp 1/3 cửa lỗ mũi sau.
+ Độ 2: VA to che từ 1/3 đến 2/3 cửa lỗ mũi sau.
+ Độ 3: VA to che trên 2/3 cửa lỗ mũi sau.


×