Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

ĐẶC điểm dẫn TRUYỀN cảm GIÁC và mối LIÊN QUAN với mức độ ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN mắc hội CHỨNG ỐNG cổ TAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 64 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng ống cổ tay (carpal turnel syndrome) là một trong những
bệnh lý thần kinh do chèn ép thường gặp nhất ở chi trên, chiếm 90% bệnh lý
thần kinh do chèn ép. Nguyên nhân là do dây thần kinh giữa bị chèn ép trong
đường hầm ống cổ tay. Triệu chứng kinh điển gồm đau về đêm kèm tê bì vùng
chi phối của thần kinh giữa ở bàn tay. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán hội
chứng ống cổ tay là các khảo sát về dẫn truyền thần kinh [2].
Hậu quả của việc chèn ép thần kinh giữa là gây đau, tê, giảm hoặc mất
cảm giác vùng da được chi phối bởi thần kinh này, nặng hơn có thể gây teo
cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay. Nếu được phát hiện sớm và điều trị
kịp thời có thể khỏi hoàn toàn và ngược lại, nếu để muộn sẽ tổn thương và di
chứng kéo dài. Theo thống kê ở Hoa Kỳ, tỷ lệ hiện mắc hàng năm của hội
chứng ống cổ tay vào khoảng 5000/100.000 người, năm 2005 có 16.440
trường hợp người lao động phải nghỉ việc do mắc hội chứng ống cổ tay. Chi
phí cho điều trị và mất thời gian làm việc, được ước tính khoảng 30.000 đô la
Mỹ cho mỗi người bệnh [20].
Chẩn đoán điện là phương pháp được sử dụng hữu hiệu trong chẩn
đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên, giúp đánh giá dẫn truyền xung thần kinh,
khảo sát tổn thương thần kinh ngoại biên như thoái hóa thần kinh dạng hủy
myelin, thoái hóa sợi trục. Để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay, ngoài triệu
chứng lâm sàng thì chẩn đoán điện được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
xác định vị trí, tính chất tổn thương nhằm đánh giá mức độ nghẽn dẫn truyền
thần kinh qua đoạn ống cổ tay, từ đó giúp bác sỹ đưa ra phác đồ điều trị phù
hợp với bệnh nhân [2], [4].
Sự phát triển của kỹ thuật chẩn đoán điện sinh lý thần kinh cơ
(electromyography- EMG) làm cho việc chẩn đoán được dễ dàng và chính
xác. Tại Việt Nam, những năm gần đây với sự trang bị của máy điện cơ, hội
chứng ống cổ tay mới chỉ thật sự được chú ý và khảo sát bằng điện cơ đồ



2

(EMG) nên dữ liệu chưa nhiều. Năm 2004, tác giả Nguyễn Hữu Công và cộng
sự[23] đã công bố nghiên cứu “ khảo sát điện sinh lý thần kinh cơ và lâm sàng
trong hội chứng ống cổ tay”. Sau đó các nghiên cứu về điện sinh lý thần kinh
cơ trong hội chứng ống cổ tay của các nhóm tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu,
Vũ Anh Nhị (2008)[33] và Nguyễn Thị Bình cùng cộng sự (2016)[32] cũng
lần lượt được công bố. Thiết nghĩ rất cần có nhiều khảo sát hơn nữa tại Việt
Nam để bổ sung thêm dữ liệu về các giá trị điện sinh lý thần kinh giúp chẩn
đoán sớm và điều trị kịp thời cũng như có thể phổ cập thêm kiến thức về hội
chứng ống cổ tay. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Phan Xuân Nam,
Nguyễn Thị Phương Nga năm 2013[31] thì đau là triệu chứng lâm sàng chiếm
tới gần 75% số bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay, mặc dù vậy, đau là cảm
giác chủ quan phụ thuộc vào từng người và thường không xuất hiện sớm.
Nhiều bệnh nhân biểu hiện đau ít nhưng đã có thay đổi rõ trên điện thần kinh
cơ và ngược lại có bệnh nhân biểu hiện đau nhiều nhưng chưa có thay đổi rõ
ràng trên điện thần kinh cơ. Chính vì vậy, để tìm hiểu xem giữa mức độ đau
trên lâm sàng với sự thay đổi điện dẫn truyền cảm giác dây thần kinh giữa ở
bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay có mối liên quan với nhau hay không,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1) Mô tả đặc điểm dẫn truyền cảm giác ở dây giữa trên bệnh nhân mắc
hội chứng ống cổ tay.
2) Đánh giá mối tương quan giữa mức độ đau bằng thang điểm VAS
(Visual Analogue Scale) với đặc điểm dẫn truyền cảm giác ở dây giữa trên
bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay.


3


CHƯƠNG 1TỔNG
QUAN
1.1 Lịch sử phát triển phương pháp thăm dò chức năng dẫn truyền thần
kinh cơ.
Chẩn đoán điện, trong đó có điện cơ, là một kỹ thuật quan trọng không
thể thiếu trong thực hành thần kinh học hiện đại, phục vụ chẩn đoán và điều
trị không những cho chuyên khoa thần kinh mà còn cho các chuyên ngành
khác như phẫu thuật thần kinh, chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu.
Chẩn đoán điện có tiền đề từ rất sớm, các thầy thuốc thời tiền sử đã
dùng hiện tượng phóng điện của cá đuối để điều trị đau đầu và viêm khớp.
Galvani là người đầu tiên đặt nền móng đầu tiên cho phương pháp chẩn đoán
điện và vào năm 1971 ông công bố phát kiến về việc dây thần kinh có thể
phát ra điện và gây co cơ. Vào năm 1850, Helmholtz là người đầu tiên đã ghi
nhận được tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác ở trên người [22].
Lapicque (1907) đưa ra khái niệm Rheobase (ngưỡng kích thích) và
Chronaxie (thời trị). Rheobase là cường độ tối thiểu của một dòng điện có thể
gây được co cơ. Chronaxie là thời khoảng tối thiểu mà một dòng điện có
cường độ gấp đôi Rheobase gây được co cơ. Trong thời kỳ thế chiến thứ hai,
các kỹ thuật phát triển cộng với nhu cầu chẩn đoán tổn thương và đánh giá tái
sinh các dây thần kinh, kỹ thuật điện cơ đã phát triển nhanh chóng. Kể từ
những năm 1960 trở lại đây, kỹ thuật điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần
kinh phát triển rất nhanh chóng ở Mỹ và Tây Âu. Đại hội quốc tế đầu tiên về
điện cơ tổ chức tại Pavia (Italia) năm 1961. Kể từ đó, chẩn đoán điện thực sự
là một chuyên ngành mới của Y học hiện đại [22].
Ở Việt Nam, Nguyễn Hữu Công là một trong những người đầu tiên
thực hiện chẩn đoán điện tại bệnh viện 175 TP Hồ Chí Minh. Năm 1994,
1997, tác giả Lê Quang Cường và Bùi Mỹ Hạnh đã tiến hành nghiên cứu về
phản xạ H ở người bình thường độ tuổi 21-24, 45-65 [24], [27] . Năm 1999,
tác giả Lê Quang Cường tiến hành nghiên cứu biểu hiện thần kinh ngoại vi ở



4

người trường thành đái tháo đường bằng ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền
thần kinh [25]. Năm 2008, tác giả Nguyển Trọng Hưng đã nghiên cứu biểu
hiện thần kinh ngoại vi ở người trưởng thành suy thận mạn tính giai đoạn cuối
[28]. Các tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu (2004), Nguyễn Thị Phương Nga
(2013) và Vũ Anh Nhị (2008) đã thực hiện nghiên cứu điện sinh lý thần kinh
cơ và đặc điểm lâm sàng trong hội chứng ống cổ tay [23], [31], [33]. Các trị
số tham chiếu đã được Bộ y tế công bố năm 2003 [35] và tác giả Võ Đôn
cùng cộng sự cũng đưa ra số liệu trong nghiên cứu khảo sát tốc độ dẫn truyền
thần kinh của mình (2006) [34].
1.2 Đặc điểm giải phẫu thần kinh giữa và ống cổ tay
1.2.1 Giải phẫu thần kinh giữa


Nguyên ủy: Thần kinh giữa có 2 rễ bắt nguồn từ các bó ngoài và trong của đám
rối cánh tay.



Đường đi và liên quan: Thần kinh giữa đi từ nách đến tận gan tay, qua tất cả
các đoạn của chi trên.

+

Ở nách, hai rễ của thần kinh giữa vây quanh đoạn dưới cơ ngực bé của động mạch nách rồi hợp lại
ở ngoài động mạch nách.

+


Ở cánh tay, thần kinh giữa đi cạnh động mạch cánh tay, trước tiên nằm ở ngoài động mạch, tiếp
đó bắt chéo trước động mạch ở chỗ bám tận của cơ quạ cánh tay rồi đi xuống trong động mạch
tới tận hố khuỷu.

+

Ở hố khuỷu, nó nằm trong rãnh nhị đầu trong, ngay sau cân cơ nhị đầu và trước cơ cánh tay.

+

Ở cẳng tay, thần kinh giữa đi qua cẳng tay theo đường giữa cẳng tay. Nó thường đi vào cẳng tay
giữa 2 đầu của cơ sấp tròn và được ngăn cách với động mạch trụ bởi đầu sâu của cơ này. Tiếp đó,
nó đi sau cầu gân nối đầu cánh tay-trụ và đầu quay của cơ gấp các ngón nông rồi đi xuống ở sau cơ
gấp các ngón nông và trước cơ gấp các ngón sâu. Ở trên hãm gân gấp khoảng 5cm, nó lộ ra ở bờ
ngoài cơ gấp các ngón nông và khi tới cổ tay thì đi qua ống cổ tay, ở sau hãm gân gấp và trước các
gân gấp nông, vào bàn tay [29].


+

Sự phân nhánh:

Các nhánh bên ở cẳng tay. Lúc đi qua cẳng tay, thần kinh giữa lần lượt tách ra: các nhánh cơ, thần


5

kinh gian cốt trước, nhánh nối với thần kinh trụ và nhánh gan tay.
+


Các nhánh tận ở gan tay. Thần kinh giữa tận cùng ở bờ dưới hãm gân gấp bằng cách chia thành
một nhánh cơ tới các cơ mô cái và các nhánh gan ngón tay.

+

Nhánh cơ là nhánh ngoài cùng, phân phối vào cơ gấp ngón cái ngắn (đầu nông), cơ giạng ngón cái
ngắn và cơ đối chiếu ngón cái.

+

Các nhánh gan ngón tay bao gồm các thần kinh gan ngón tay riêng và các thần kinh gan ngón tay
chung. Các nhánh này chạy về phía xa ở sâu dưới cung gan tay nông và các nhánh của cung này,
trước các gân gấp. Các nhánh gan ngón tay sắp xếp như sau:



Hai thần kinh gan ngón tay riêng (tách riêng hoặc từ một thân chung) đi tới hai bờ ngón tay cái.



Thần kinh gan ngón tay riêng tới bờ ngoài ngón trỏ; thần kinh này còn chi phối cho cả cơ giun thứ
nhất.



Hai thần kinh gan ngón tay chung chia ra nhánh bên ngoài phân nhánh vào cơ giun thứ hai rồi chia
thành hai thần kinh gan ngón tay riêng đi tới các bờ kề nhau của ngón trỏ và ngón giữa, nhánh bên
trong tiếp nhận một nhánh nối từ thần kinh gan ngón tay chung của thần kinh trụ rồi chia thành
hai thần kinh gan ngón tay riêng đi vào các bờ kề nhau của ngón giữa và ngón nhẫn. Tại bờ các

ngón tay, các thần kinh ngón tay riêng nằm trước các động mạch. Các thần kinh gan ngón tay riêng
tới các ngón trỏ, giữa và nhẫn cho nhánh cảm giác cho mu đốt 2 và 3 của các ngón này [29].


6

Hình 1.1: Thần kinh giữa
Sách Atlas của Frank H.Netter, MD, phiên bản Việt Nam, Nhà xuất bản Y
học 2007 [13].
1.2.2 Giải phẫu ống cổ tay:
Ống cổ tay được cấu tạo bởi dây chằng ngang cổ tay ở phía bên trên và
các xương cổ tay ở phía bên dưới. Dây chằng này bắt đầu từ củ xương thang
và xương thuyền chạy ngang chạy ngang cổ tay đến bám vào xương đậu và


7

xương móc. Dây chằng ngang cổ tay có chiều dài khoảng 26mm đến 34mm.
Nằm ở phía trụ của cổ tay có chứa động mạch trụ và thần kinh trụ [21].
Trong ống cổ tay thần kinh giữa đi cùng chín gân cơ bao gồm bốn gân
cơ gấp ngón nông, bốn gân cơ gấp ngón sâu và gân cơ gấp ngón cái dài.
Chính do cấu tạo giải phẫu được bao bọc bởi các gân cơ, dây chằng và xương
nên thần kinh giữa rất dễ bị tổn thương khi có những nguyên nhân làm tăng
áp lực trong ống cổ tay [20].

Hình 1.2: Đường hầm cổ tay
()

1.3 Đặc điểm giải phẫu, sinh lý dây thần kinh ngoại biên
Mỗi một dây thần kinh bao gồm các sợi trục thần kinh (axon) và tổ

chức liên kết. Nhiều sợi trục tập trung lại thành bó sợi thần kinh, và một dây
thần kinh gồm nhiều bó sợi thần kinh. Bao bọc xung quanh mỗi sợi trục là mô
kẽ thần kinh (endoneurium). Bao bọc quanh mỗi bó là bao ngoài bó sợi thần


8

kinh (perineurium), là tổ chức dạng tạo keo (collagenous) bao gồm các sợi
elastic và các tế bào trung mô (mesothelial cells). Bao ngoài bó sợi thần kinh
tạo nên một hàng rào khuếch tán, và góp phần vào việc điều chỉnh dịch thể
trong bó sợi. Nằm ở giữa các bó với nhau là bao ngoài bó thần kinh
(epineurium), bao gồm tổ chức collagen, các sợi elastic và tổ chức mỡ. Bao
ngoài bó thần kinh liên tiếp với màng cứng (dura mater) của rễ tủy sống [22].
Các mạch máu của dây thần kinh nằm ở trong bao ngoài bó thần kinh,
chia thành các tiểu động mạch đi xuyên qua bao ngoài bó sợi thần kinh, tạo
thành các nhánh nối thông mao mạch ở bên trong của các bó. Rất có thể là
bao ngoài bó sợi thần kinh đóng vài trò của rào chắn mạch máu - dây thần
kinh (blood-nerve barrier).

Hình 1.3: Dây thần kinh ngoại biên và tổ chức liên kết nâng đỡ
Phạm Thị Minh Đức 2010, Sinh lý học cho đối tượng bác sỹ, NXB Y học
2010 [26] .
Bao ngoài bó thần kinh (epineurium) là tổ chức bao bọc ngoài cùng và
nằm giữa các bó. Bao ngoài bó sợi thần kinh (perineurium) là tổ chức bao
quanh từng bó thần kinh. Mô kẽ thần kinh (endoneurium) thì bao quanh từng
sợi trục ở bên trong bó thần kinh. Mỗi một dây thần kinh bao gồm những sợi
trục có bao myelin và không có bao myelin. Sợi trục có bao myelin là sợi trục
được bao quanh bằng một bao myelin do các tế bào Schwann xoay nhiều



9

vòng quanh nó tạo ra. Trên suốt dọc chiều dài của sợi thần kinh, bao myelin
không liên tục, mà phân cách bằng những khe hẹp, gọi là nút Ranvier, đó là
chỗ tiếp giáp của 2 tế bào Schwann kết tiếp nhau. Nút Ranvier chính là một
khe hở không cách điện, và điện thế hoạt động chỉ được phát sinh ở các nút
Ranvier mà thôi. Khoảng nằm giữa 2 nút Ranvier kế cận nhau gọi là khoảng
liên nút và nó được tạo thành bởi một tế bào Schwann duy nhất. Vì các tế bào
Schwann không sinh sôi thêm, nên khi sợi trục thần kinh dài ra, thì khoảng
liên nút cũng dài ra. Hệ quả là sợi trục có đường kính càng lớn, thì khoảng
liên nút càng lớn, và tốc độ dẫn truyền thần kinh càng nhanh hơn. Ngay từ
năm 1925, Lillie đã thấy rằng các sợi myelin hóa thì dẫn truyền nhanh gấp
khoảng 10 lần so với các sợi không có myelin. Điện thế hoạt động chỉ được
phát sinh ở nút Ranvier và nó nhảy bỏ qua khoảng liên nút, đó là phương thức
dẫn truyền kiểu nhảy vọt (saltatory conduction) của các sợi thần kinh ngoại
biên có bao myelin. Nói chung, trừ một số ngoại lệ, đường kính của sợi thần
kinh có liên quan chặt chẽ với chức năng: Do điện thế hoạt động chỉ được dẫn
truyền tại nút Ranvier, tốc độ lan truyền của xung thần kinh sẽ tỷ lệ với chiều
dài của khoảng liên đốt và với đường kính của sợi thần kinh. Các sợi thần
kinh có đường kính lớn hơn thì khoảng cách giữa các nút Ranvier xa hơn, và
do vậy tốc độ di chuyển của xung thần kinh nhanh hơn. Tốc độ dẫn truyền
thần kinh trung bình khoảng 50 m/s. Điện thế phân cực của màng tế bào ở
thân nơronlà -70mV và ở sợi trục là -90mV [22].
Các sợi không có bao myelin cũng gắn liền với các tế bào Schwann,
nhưng vài sợi trục chung nhau một tế bào Schwann, tế bào này vươn ra nhiều
nhánh riêng rẽ vá mỗi nhánh bao bọc lấy 1 sợi trục. Đối với các sợi không có
bao myelin, thì tốc độ dẫn truyền sẽ tỉ lệ với căn bậc hai của đường kính, và
do vậy tốc độ dẫn truyền rất chậm.



10

Bao myelin bao bọc xung quanh sợi trục, tạo ra cách ly cho sợi thần
kinh, ngoại trừ ở vùng của nút Ranvier. Cứ mỗi khoảng liên nút thì có một tế
bào Schwann.
Dây thần kinh ngoại biên, cụ thể trong đề tài này, chúng tôi khảo sát
dây giữa là loại dây thần kinh hỗn hợp (bao gồm cả chức năng cảm giác và
vận động).
Những sợi lớn nhất và có tốc độ dẫn truyền nhanh nhất gồm: Dẫn
truyền cảm giác cảm thụ bản thể, tư thế, xúc giác, và sợi của nơron cảm giác
alpha. Những sợi không có bao myelin và sợi myelin hóa cỡ nhỏ bao gồm:
sợi dẫn truyền cảm giác đau và nhiệt độ, và các sợi thần kinh thực vật [22].
1.4 Hội chứng ống cổ tay (HCOCT)
1.4.1 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ:
Bất thường giải phẫu: Các gân gấp bất thường, ống cổ tay nhỏ bẩm sinh,
những nang hạch, bướu mỡ, nơi bám tận của các cơ giun, huyết khối động mạch.
Nhiễm khuẩn: Bệnh Lyme, nhiễm Mycobacterium, nhiễm khuẩn khớp.
Các bệnh viêm: Bệnh mô liên kết, Gout hoặc giả gout, viêm bao gân
gấp không đặc hiệu, viêm khớp dạng thấp.
Bệnh chuyển hóa: Acromegaly, Amyloidosis, đái tháo đường, nhược giáp.
Tăng thể tích: Suy tim xung huyết, phù, béo phì, mang thai [30].

1.4.2 Lâm sàng hội chứng ống cổ tay


Triệu chứng cơ năng:

Bệnh nhân thường đau, dị cảm, tê cứng ở ba ngón rưỡi do thần kinh
giữa chi phối, nhưng cũng có lúc tê cả bàn tay. Chứng tê này thường xuất hiện
về đêm, có thể đánh thức bệnh nhân dậy, và giảm đi khi nâng cao tay hoặc

vẩy cổ tay như vẩy nhiệt kế. Đau và tê có thể lan lên cẳng tay, khuỷu hoặc vai.
Trong ngày, khi phải vận động cổ tay, ngón tay nhiều như lái xe máy, xách giỏ
đi chợ, làm việc bàn giấy ở văn phòng… thì tê xuất hiện lại. Lúc đầu tê có


11

cơn và tự hết mà không cần điều trị. Sau đó cơn tê ngày càng kéo dài. Có
những bệnh nhân tê bì suốt cả ngày. Sau một thời gian tê, người bệnh có thể
đột nhiên bớt tê nhưng bắt đầu thấy việc cầm nắm yếu dần hoặc bị run tay,
viết khó, dễ làm rơi đồ vật. Những triệu chứng kể trên là điển hình cho tình
trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay. Thường thì triệu chứng
điển hình gặp ở một tay, nhưng cũng có thể gặp ở cả 2 tay [1].


Triệu chứng thực thể:

Dấu hiệu lâm sàng cổ điển của hội chứng ống cổ tay là: dấu hiệu Tinel
và nghiệm pháp Phalen.
Dấu hiệu Tinel dương tính: gõ liên tục trên ống cổ tay ở tư thế duỗi cổ
tay tối đa sẽ gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay.
Nghiệm pháp Phalen dương tính: khi gấp cổ tay tối đa (đến 90°) trong
thời gian ít nhất là 1 phút gây cảm giác tê tới các đầu ngón tay giảm hoặc mất
cảm giác châm chích vùng da do thần kinh giữa chi phối.
Những triệu chứng như teo cơ ô mô cái, cử động ngón yếu, cầm nắm
đồ vật yếu hay rơi là những triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh
khi đã có tổn thương dây thần kinh giữa [11], [15].
1.4.3 Cận lâm sàng
Phần lớn hội chứng ống cổ tay đều được chẩn đoán dựa vào lâm sàng
nhất là khi có cả 2 triệu chứng cơ năng và thực thể. Nhưng để chẩn đoán

chính xác và biết được bệnh đang ở giai đoạn nào thì điện sinh lý thần kinh là
phương pháp cận lâm sàng có giá trị.
Điện sinh lý thần kinh là phương pháp khám nghiệm chức năng dẫn
truyền thần kinh về cảm giác và vận động ở vùng da và cơ mà nó chi phối.
Người ta dùng dòng điện cường độ nhỏ kích thích và đo thời gian đáp ứng về
cảm giác hoặc vận động ở vùng thần kinh giữa chi phối. Phương pháp này
còn giúp ta biết được khả năng phục hồi diễn biến như thế nào sau thời gian


12

phẫu thuật, và tiên lượng trước được tổn thương có thể xảy ra ở chi khác khi
chưa có biểu hiện lâm sàng.
Giảm tốc độ dẫn truyền chứng tỏ có tổn thương myelin của dây thần
kinh, ở giai đoạn sớm có khi chỉ thấy giảm dẫn truyền thần kinh cảm giác, còn
giai đoạn muộn hơn khi đã có tổn thương nhiều và tổn thương cả sợi trục thì
sẽ gây biến đổi về dẫn truyền thần kinh cả cảm giác và vận động. Kéo dài thời
gian tiềm ngoại vi, giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh cảm giác dây giữa đoạn
qua ống cổ tay là biểu hiện rất thường gặp trong hội chứng cổ tay[6], [25].
1.4.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Theo đề nghị mới đây của Viện Quốc gia Hoa Kỳ về sức khỏe và an
toàn nghề nghiệp (National Insstitue of Occupational Safety and Health) để
chẩn đoán hội chứng ổng cổ tay phải có hai hoặc nhiều hơn những tiêu chuẩn
sau đây (một hoặc nhiều hơn một triệu chứng cơ năng và một hoặc nhiều hơn
một triệu chứng thực thể) [1]:
+

Triệu chứng cơ năng gồm những triệu chứng về cảm giác vùng da do thần kinh giữa chi phối ở bàn
tay: dị cảm, giảm cảm giác, đau, tê cứng.


+

Triệu chứng thực thể gồm: dấu hiệu Tinel dương tính, nghiệm pháp Phalen dương tính, giảm hoặc
mất cảm giác châm chích vùng da thần kinh giữa chi phối, hoặc test dẫn truyền thần kinh cho thấy
có sự rối loạn chức năng thần kinh giữa vùng ống cổ tay .

1.4.5 Chẩn đoán phân biệt [19]:
Các bệnh của cột sống cổ như thoái hóa, thoát vị địa đệm gây chèn ép
thần kinh: chẩn đoán qua chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ cột sống cổ.
Các bệnh lý tổn thương dây thần kinh ngoại vi khác như viêm dây thần
kinh do đái tháo đường, bệnh tuyến giáp: Cần làm xét nghiệm đường huyết,
hormone tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp để xác định bệnh.
Chèn ép sau chấn thương : Có tiền sử chấn thương vùng cổ tay, chụp
X-quang thấy có tổn thương xương vùng cổ tay.


13

Khối u thần kinh: Phát hiện qua siêu âm, chụp cộng hưởng từ đoạn ống
cổ tay.
Các tổn thương dây thần kinh giữa đoạn ngoài ống cổ tay.
1.5 Đánh giá mức độ đau theo thang điểm trực quan tương ứng VAS
(Visual Analogue Scale) :
Triệu chứng đau theo thang điểm trực quan tương ứng (VAS): thang
điểm trực quan tương ứng là công cụ để đánh giá tình trạng đau của bệnh
nhân, thể hiện mức độ không đau đến mức độ đau nhất, ghi nhận những mức
độ này bằng một đường thẳng nằm ngang dài 10cm với các miêu tả hình ảnh
các nét mặt cho các mức độ ở các điểm trên đó.
Điểm trực quan tương ứng (VAS) được xác định bằng cách: Giải thích
các nét mặt thể hiện các mức độ đau trên thước cho bệnh. Bệnh nhân sẽ so

sánh mức độ đau của mình và đánh dấu tại vị trí tương ứng mức độ đau của
mình trên thước. Điểm bệnh nhân đánh dấu sẽ tương ứng với điểm đau ở mặt
bên kia của thước do bác sĩ đọc.

Hình 1.4: Thang điểm trực quan tương ứng VAS


14

Phân mức độ đau: Dựa vào thang điểm VAS phân ra bốn mức độ đau
sau [18] :
+

Không đau: 0 điểm

+

Đau nhẹ: điểm đau từ 1 đến 3 điểm

+

Đau vừa: 4 điểm ≤ điểm đau ≤ 6 điểm

+

Đau nặng : điểm đau từ 7 đến 10 điểm.

1.6 Nguyên lý kỹ thuật đo và các thông số đo dẫn truyền cảm giác.
1.6.1 Các kỹ thuật chung của khám nghiệm dẫn truyền thần kinh
Kích thích dây thần kinh: Thường dùng cặp điện cực bề mặt, gồm một

cực dương (anode) và một cực âm (cathode), để kích thích dây thần kinh nằm
ở nông (gần da). Khoảng cách thông thường giữa 2 điện cực là khoảng 1inch.
Khi phóng điện (tạo ra một xung kích thích), điện cực âm sẽ tạo ra dưới nó
một điện thế âm và gây khử cực dây thần kinh ở dưới nó. Nếu xung khử cực
này có độ lớn vượt quá ngưỡng điện thế xuyên màng dành cho hoạt hóa Natri,
thì sẽ sinh ra một điện thế hoạt động có khả năng tự lan tỏa. Điện thế hoạt
động phát sinh dưới cực âm ấy sẽ lan truyền theo cả hai hướng: Về phía ngoại
biên và về phía trung tâm, dọc theo dây thần kinh. Trong khi đó điện cực
dương sẽ tạo nên hiện tượng quá phân cực ở tổ chức nằm dưới nó. Điện thế
hoạt động khi lan truyền tới vùng quá phân cực sẽ bị dập tắt phần nào, ta gọi
là hiện tượng phong bế của cực dương. Cũng có tác giả nghi ngờ hiện tượng
phong bế của cực dương, mà cho rằng bản thân cực dương cũng tạo ra một
điện thế hoạt động riêng nhưng điện thế này sẽ đụng độ với điện thế hoạt
động từ phía cực âm lan tỏa tới, làm dập tắt một phần nó, ta gọi là hiện tượng
kích thích làm gây chấn áp của cực dương. Để tránh hiện tượng dẫn truyền bị
ức chế do cực dương, người ta khuyên nên để cực âm hướng về phía cặp điện
cực ghi, và cực dương ở phía xa so với cặp điện cực ghi, hoặc điện cực dương
nằm lệch ra ngoài so với thân dây thần kinh. Điều này đúng cho cả khám


15

nghiệm dẫn truyền vận động lẫn cảm giác và sóng F. Trong một số trường hợp
người ta có thể dùng điện cực kích thích dạng kim, chủ yếu cho dây thần kinh
nằm sâu dưới da, chúng tôi không dùng kỹ thuật này.
Ghi điện thế đáp ứng dùng một cặp điện cực ghi, thường cũng là những
điện cực bề mặt giống điện cực kích thích. Chúng tôi thường dùng cặp điện
cực bằng đũa kim loại, có trét thêm một lớp bột nhão có tính dẫn điện cao.
Cặp điện cực ghi bao gồm một điện cực hoạt động hay điện cực tích cực và
một điện cực đối chiếu. Điện cực hoạt động phải đặt càng gần tổ chức cần

nghiên cứu càng tốt. Điện cực đối chiếu thường đặt cách điện cực hoạt động
một khoảng sao cho tín hiệu thu được từ điện cực hoạt động có thể “đối
chiếu” hay so sánh với nó. Khoảng thông thường giữa 2 điện cực là khoảng
1inch. Để ghi được tín hiệu đáp ứng tốt, cần giảm điện trở của bề mặt da,
bằng cách tẩy sạch các tổ chức sừng và chất bẩn. Thường có chất tẩy riêng để
làm sạch da khi cần.
Điện cực đất: Để giảm bớt các tín hiệu nhiễu, giữa cặp điện cực kích
thích và cặp điện cực ghi ngừoi ta đặt thêm một điện cực đất. Tuy vậy, nếu
môi trường làm điện cơ không bị nhiễu nhiều, thì có thể đặt điện cực đất ở bất
kỳ vị trí nào trên một chi thể của bệnh nhân, miễn là thuận tiện. Điện cực này
được nối sâu vào lòng đất. Nó cùng là một điện cực bề mặt, thường là một dải
quấn quanh chi thể, cũng có thể là một điện cực hình đĩa [22].
1.6.2 Chi tiết kỹ thuật khi đo dẫn truyền cảm giác
1.6.2.1. Kỹ thuật
Có thể kích thích và ghi được điện thế của đáp ứng cảm giác trên các
dây thần kinh thuần túy cảm giác hay dây thần kinh hỗn hợp. Sợi cảm giác có
đường kính lớn thì thường nhạy hơn so với sợi vận động, và tốc độ dẫn truyền
cũng nhanh hơn các sơi vận động khoảng 5 – 10%.


16

Các điện cực và cách ghi: Ta dùng hai điện cực kim xuyên qua da, luồn
tới sát dây TK cảm giác, hoặc dùng điện cực hình nhẫn bao quanh ngón tay để
kích thích hoặc ghi, hoặc dùng điện cực bề mặt hình đĩa đặt trên da. Kimura
khuyên để khoảng cách 2 điện cực là 2 cm. Sóng ghi đc trên màn hình là điện
thế hoạt động của dây TK cảm giác (sensory nerve ation potienal – SNAP).
Có hai phương pháp nghiên cứu dân truyền cảm giác:
+


Ghi thuận chiều (orthodromic): kích thích điện vào thụ thể cảm giác ngoài da và ghi đáp ứng trên
dây TK, xung TK đi xuôi theo chiều sinh lý của dẫn truyền cảm giác.

+

Ghi ngược chiều (antidromic): Kích thích điện trên dây TK và ghi đáp ứng ở vùng chi phối cảm giác
da – dermatoma của nó, xung TK đi ngược chiều sinh lý của dân truyền cảm giác.

Điện thế cảm giác ghi được theo hai cách này giống nhau về thời gian
tiềm, nhưng khác nhau về biên độ.
Kích thích và ghi: Cường độ kích thích để tạo ra đáp ứng cảm giác thấp
hơn nhiều so với khi nghiên cứu dẫn truyền vận động. Người ta khuyên dùng
cường độ 10 – 15mA. Cường độ càng cao thì điện thế đáp ứng càng có biên
độ lớn, nhưng cao quá gây co giật cơ mạnh thì hay có nhiễu xem vào với điện
thế cảm giác. Nếu ghi bằng điện cực bề mặt, thì thường biên độ của đáp ứng
cảm giác khi ghi ngược chiều lớn hơn so với ghi thuận chiều, vì các điện cực
ghi gần sát tổ chức TK hơn. Nhưng nếu ghi bằng điện cực kim thì ngược lại.
Vì nếu các kim luồn vào sát dây TK (phương pháp ghi thuận chiều) thì sẽ gần
với nhiều sợi TK hơn so với khi để ghi ở dưới da ở ngoại biên (phương pháp
ngược chiều). Khoảng cách điện cực kích thích và điện cực ghi rất khác nhau,
tùy vào từng tác giả và dây TK. Do vậy bảng tiêu chuẩn bình thường sẽ khác
nhau tùy từng tác giả. Chế độ phóng đại của màn hình bình thường là 20
µV/1 ô chiều cao màn hình.
Điện thế cảm giác (SNAP) thu được thường là 2 pha, pha đầu âm (trên
đường đẳng điện), pha sau dương (dưới đường đẳng điện). Nhiều khi ta có 1
sóng 3 pha với pha đầu và cuối dương, pha giữa âm. Thường SNAP có biên


17


độ rất thấp, dễ lẫn với các sóng nhiễu, người ta khắc phục bằng cách trung
bình hóa (averaging): Ghi nhiều SNAP, rồi tính trung bình cộng lại, thì các
sóng nhiễu sẽ bị triệt tiêu. Trên thực tế các máy điện cơ đều có chức năng
averaging này và máy sẽ tự động cho ta 1 đường ghi duy nhất là trung bình
của tất cả các sóng riêng lẻ đã có [9], [22].
1.6.2.2. Các thông số
Thời gian tiềm cảm giác (L1): Là thời gian tính từ lúc kích thích điện
đến thời điểm khởi đầu của SNAP, tính bằng ms. Điểm khởi đầu của điện thế
cảm giác là điểm mà đường biểu diễn bắt đầu đi lệch trên đường đẳng điện.
Nếu là điện thế 3 pha, thì đó là đỉnh dương đầu tiên của nó. Người ta cũng
còn tính thời gian tiềm của đỉnh (peak latency, L2), tức là thời gian từ lúc kích
thích cho tới đỉnh âm, để nghiên cứu bình thường và bệnh lý.
Tốc độ dẫn truyền cảm giác (SCV): Khác với dẫn truyền vận động,
giữa các thụ thể cảm giác và dây TK cảm giác không có một synap nào ngăn
cách. Do vậy dù kích thích thuận hay ngược chiều, thời gian tiềm cảm giác
đều chỉ gồm thời gian dẫn truyền trên chính dây TK đó, không có thời gian
phải vượt qua synap và lan tỏa dọc cơ quan thực hiện, như trong nghiên cứu
dẫn truyền vận động. Vì vậy để đo tốc độ dẫn truyền cảm giác (SCV), chúng
ta chỉ cần kích thích điện tại 1 vị trí, mà không cần kích thích tại 2 vị trí như
nghiên cứu MCV. Gọi thời gian tiềm cảm giác là t, khoảng cách từ điện cực
ghi tới điện cực kích thích là d, ta có tốc độ dẫn truyền cảm giác theo công
thức v = d/t. Thông thường là khoảng 50m/s. Đôi khi ở ngoại biên, ví dụ dây
giữa đoạn từ cổ tay đến các ngón tay, dây TK đi theo đường vòng, do đó
khoảng cách trên da không phản ánh đúng chiều dài của dây TK. Khi đó ta
cũng kích thích dây ở 1 vị trí là ngón tay, rồi ghi SNAP từ hai vị trí cổ tay và
khuỷu tay, có thời gian tiềm tương ứng là T1, T2. Chia quãng đường (d) từ cổ


18


tay tới khuỷu tay , với hiệu số của thời gian tiềm (t = T2 – T1), ta có tốc độ
dẫn truyền cảm giác v=d/t, gần giống như cách làm với MCV.
Biên độ (Amplitude): Là độ lớn của sóng cảm giác ghi được, tính từ
đường đẳng điện cho tới điểm cao nhất, hoặc tính từ đỉnh dương cho tới đỉnh
âm của nó. Biên độ khác nhau tùy từng người, và khác nhau ở hai bên. Ví dụ
phụ nữ có biên độ SNAP cao hơn nam, người thuận tay trái hay có biên độ
SNAP dây giữa bên phải cao hơn bên trái. Thông thường biên độ cảm giác
trên 7µV, nhưng mỗi dây cảm giác và tùy từng phòng điện cơ, có chuẩn bình
thường riêng [22].
Tại bênh viện nhân dân 115, BS Võ Đôn và cộng sự khảo sát trên 116
người tình nguyện khỏe mạnh, đã xác định hằng số SCV trên người bình
thường ở Việt Nam là : Dây giữa 54,74 ± 3,3 (m/s); dây trụ 54,73 ± 2,23
(m/s); dây quay 54,21 ± 3,56 (m/s) [34].


19

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân có bàn tay với các biểu hiện lâm sàng hội chứng ống cổ tay và được khẳng
định bằng thăm dò điện sinh lý có bằng chứng của tổn thương dây thần kinh giữa đoạn qua ống cổ
tay:

+


Bệnh nhân có ít nhất một triệu chứng lâm sàng của hội chứng ống cổ tay.

Triệu chứng cơ năng: có rối loạn cảm giác bàn tay như tê bì, kiến bò, đau như kim châm, đau buốt,
đau rát một, hai, ba và nửa ngoài ngón bốn.

+

Triệu chứng thực thể: có hạn chế vận động bàn tay như khó nắm bàn tay, cầm nắm kém, khó giạng
ngón cái, khó đối chiếu ngón cái, teo cơ mô cái, dấu hiệu Tinnel, nghiệm pháp Phalen dương tính.


+

Có ít nhất một thông số điện sinh lý dây thần kinh giữa bất thường:

Giảm dẫn truyền thần kinh của dây giữa cảm giác đoạn qua ống cổ tay (giảm tốc độ dẫn truyền, kéo dài thời
gian tiềm, giảm biên độ đáp ứng), trong khi dẫn truyền của dây thần kinh trụ đoạn qua ống cổ tay cùng bên
bình thường.

+

Giảm dẫn truyền thần kinh của dây giữa vận động đoạn qua ống cổ tay (giảm tốc độ dẫn truyền, kéo dài
thời gian tiềm, giảm biên độ đáp ứng), trong khi dẫn truyền của dây thần kinh trụ đoạn qua ống cổ tay cùng
bên bình thường.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có tổn thương dây thần kinh giữa ngoài khu vực ống cổ tay.
Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay.
Bệnh nhân có tổn thương thần kinh trụ.
Có bất thường cấu trúc bàn tay ảnh hưởng tới kỹ thuật khảo sát.

2.2.

Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Phòng điện thần kinh cơ – phòng khám số 1- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu:


20

Từ 11/2016-4/2017
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được thiết kế theo kiểu mô tả cắt ngang.
2.2.4. Cách lấy mẫu và cỡ mẫu:
Cách lấy mẫu: chọn mẫu thuận tiện, các bệnh nhân đến khám tại phòng
khám số 1 bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Cỡ mẫu: các bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay tại phòng
khám số 1 bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017.
Tổng cộng 60 trường hợp.
2.2.5. Quy trình nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám.
Phỏng vấn, khám lâm sàng, sàng lọc đối tượng đủ tiêu chuẩn.
Khảo sát dẫn truyền vận động và cảm giác thần kinh giữa 2 bên.
Thu thập và xử lý số liệu.
Nhận định và đánh giá kết quả thu được.
Bàn luận và khuyến nghị.
2.2.6. Các chỉ số nghiên cứu và cách thức thu thập



Biến số:

Bảng 2.1: Các biến số độc lập
Tên chỉ số

Phân loại

Phương pháp thu
thập

Công cụ
tiến hành

Tuổi (năm)

Định lượng

Hỏi bệnh

Phiếu khảo sát

Giới
Chiều cao
(cm)

Định tính
Định lượng

Hỏi bệnh
Đo gót chân - đỉnh

đầu khi chạm gót,
mông, lưng, chẩm vào
thước trong tư thế
đứng thẳng, mắt nhìn

Phiếu khảo sát
Thước đo Martin


21

Chiều dài
chi trên (cm)
Cân nặng
(kg)
Chu vi cổ tay
(cm)
Mức độ đau

thẳng, 2 gót chân chạm
nhau, mở góc 60º giữa
2 bàn chân, 2 tay
buông thẳng, úp vào
mặt ngoài đùi
Đo chiều dài tương
Định lượng đối từ mỏm cùng vai
đến mỏm trâm quay.
Đứng trên cân, đọc số
Định lượng
ghi

Đo vòng quanh cổ
Định lượng
tay ngay phía trên
mỏm tram trụ
Định tính

Hỏi bệnh

Thước đo Martin
Cân
Thước dây
Thước đánh giá đau

Bảng 2.2: Các biến số phụ thuộc
(mỗi biến có 2 giá trị tương ứng ở tay thuận và tay không thuận)

Tên biến
Thời gian tiềm cảm
giác T (ms)
Biên độ đáp ứng
cảm giác (µV)

Dây
thần
kinh
giữa



Loại

biến
Định
lượng

Phương
pháp thu
thập số liệu

Công cụ
thu thập
số liệu

Đo lường

Máy điện
cơ MEB9400

Chỉ số:

Tốc độ dẫn truyền cảm giác, đơn vị: m/s.

2.2.7. Công cụ nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng Máy điện cơ Neuropack S1 MEB-9400 do
hãng NIHON KODHEN - Nhật Bản sản xuất. Ghi điện sinh lý theo ký thuật
của Delisa, Mackenzie và Baran. Quá trình thăm khám được tiến hành trong


22

phòng điều hòa giữ nhiệt độ ổn định 25ºC. Dùng dòng điện một chiều, thời

khoảng của mỗi kích thích là khoảng 0.2 ms. Cường độ kích thích để ghi đáp
ứng vận động của cơ là cường độ trên tối đa. Thông thường cường độ này
khoảng 15 - 30 mA, tùy từng người. Ðôi khi do biên độ của điện thế rất thấp
và lầm vào với các nhiễu, chúng tôi phải dùng kỹ thuật trung bình hóa để ghi
được điện thế cảm giác rõ ràng và lọai bỏ nhiễu.


Cấu tạo máy gồm có:

Bộ phận nhận tín hiệu
Lọc và khuếch đại tín hiệu
Thân máy tích hợp phần mềm cài đặt chế độ kích
thích, tần số kích thích, khuếch đại lấy trung bình tín hiệu đáp
ứng, lọc nhiễu trong phạm vi 1-500Hz
Màn hình
Bộ phận ghi
Các điện cực
Vật dụng kèm theo: kem làm sạch da, kem dẫn điện
làm giảm kháng trở tiếp xúc, điện cực đĩa, điện cực lò xo, điện
cực kích thích, keo, băng dính, thước dây.


Lưu ý trước khi tiến hành (tuân thủ các

Hình 2.5: Máy điện cơ
Neuropack S1 MEB-9400 [5]

nguyên tắc giúp các kỹ thuật tiến hành đơn
giản và tránh sai số):
Tất cả điện cực ghi, đối chiếu, đất và điện cực kích thích đều phải được rửa sạch sau mỗi

lần sử dụng bằng dung dịch ấm, đặc.
Phủ một lớp gel mỏng lên trên điện cực để tăng tính dẫn truyền.
Vị trí da nơi đặt điện cực cần phải sạch, không dầu, mỡ, bụi bẩn, nếu cần phải rửa vùng
tiếp xúc da để giảm kháng trở, dặn đối tượng giữ ấm tay chân.

2.2.8. Quy trình đo dẫn truyền cảm giác dây thần kinh giữa.


Phòng thí nghiệm thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ cố định ở 25ºC.



Các bước tiến hành:

Giải thích cho đối tượng về quy trình đo.


23

Chuẩn bị đối tượng: tư thế thoải mái, thư giãn, thích hợp cho kỹ thuật
viên thao tác dễ dàng hơn, tháo bỏ đồ dùng, dụng cụ kim loại nếu có, vệ sinh
các vị trí tiến hành khảo sát.
Phương pháp ghi nghịch chiều.
Xác định vị trí các điện cực:
Kích thích và ghi lại SNAP
Lưu số liệu vào máy
Gỡ bỏ điện cực ghi ra khỏi đối tượng
Tắt máy, thu dọn dụng cụ

Hình 2.6: Vị trí các điện cực và sóng dẫn truyền cảm giác thu được khi

kích thích dây thần kinh giữa [5].
2.2.9. Phân tích và xử lý số liệu


Chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê y học SPSS 22.0



Các thuật toán sử dụng:

+

T-Test kiểm định các tỷ lệ.

+

Tìm mối tương quan giữa 2 biến theo phương trình y = ax + b. Xác định r.

• Nếu: 0 < |r| < 0,3 thì có tương quan tuyến tính thấp giữa 2 biến.


24
• Nếu: 0,3 ≤ |r| ≤ 0,6 thì có tương quan tuyến tính trung bình giữa 2 biến.
• Nếu: 0,6 < |r| ≤ 1 thì có tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa 2 biến.
(r<0: tương quan nghịch; r>0: tương quan thuận).

2.2.10.

Đạo đức nghiên cứu
Đo DTTKVĐ về cơ bản không xâm lấn, an toàn, không có nguy cơ


nhiễm trùng hay lây lan các bệnh lý truyền nhiễm, không gây biến chứng cho
đối tượng nghiên cứu. Cường độ dòng điện được sử dụng không gây nguy
hiểm cho hệ thống tim mạch, hô hấp, thần kinh, cơ, hay hệ cơ quan nào khác
đối với các đối tượng thỏa mãn các tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.
Mặt khác, các đối tượng tự nguyện tham gia, được giải thích đầy đủ, rõ
ràng trước khi tiến hành. Trị số thu được được thông báo cho đối tượng và
được giữ bí mật tuyệt đối.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
3.1.1. Phân bố theo giới:

Biểu đồ 3.1: Phân bố theo giới


25

Nhận xét: Hội chứng ống cổ tay gặp ở nữ giới nhiều hơn hẳn so với nam giới.
3.1.2. Phân bố theo tuổi:

Biểu đồ 3.2: Phân bố theo nhóm tuổi
Nhận xét: Nhóm tuổi 50-59 hay gặp mắc hội chứng ống cổ tay hơn cả.
3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp:
Bảng 3.3: Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Số BN (n=60)
Tỷ lệ(%)
Làm ruộng

15
25
Giáo viên
13
21,7
Công nhân
10
16,7
Văn phòng
9
15
Nội trợ
8
13,3
Nghề khác
5
8,3
Tổng
60
100
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh gặp nhiều nhất ở những người làm ruộng (25%) và
giáo viên (21,7%).
3.1.4. Liên quan đến tay thuận:

Biểu đồ 3.3: Phân bố theo tay thuận
Nhận xét: Hội chứng ống cổ tay hay gặp bên tay thuận hơn tay không thuận.
3.1.5. Phân bố theo bên tổn thương:

Biểu đồ 3.4: Phân bố theo bên tổn thương
Nhận xét: Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở cả 2 tay hơn.



×