Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Đánh giá tác dụng giảm đau, điều trị bí đái của điện châm trên bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Milligan - Morgan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 98 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trĩ là bệnh lý khá phổ biến, có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng.
Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng
đến tâm lý, sức khoẻ và khả năng lao động của người bệnh. Tùy theo kết quả
từng nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh trĩ trong cộng đồng chiếm 58 - 86% [1], [2].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Nhâm và Nguyễn Xuân
Hùng (2004) cho thấy bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 55% dân số [3].
Cho đến nay, điều trị bệnh trĩ có nhiều phương pháp: nội khoa - thủ
thuật - phẫu thuật, chỉ định điều trị phụ thuộc vào mức độ tổn thương, giai
đoạn của bệnh, điều kiện trang thiết bị và trình độ của thầy thuốc.
Điều trị phẫu thuật được đánh giá là hiệu quả nhất, được chỉ định với trĩ
ngoại, trĩ nội hoặc trĩ hỗn hợp độ III - IV, khi các phương pháp điều trị bảo
tồn thất bại [4], [5], [6].
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật được áp dụng như:
Milligan - Morgan, Longo, Ferguson, khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu
âm Doppler (THD); theo kết quả thống kê năm 2015 tại Khoa Ngoại - Bệnh
viện Y học cổ truyền Trung Ương (2015) chỉ định phẫu thuật phổ biến nhất là
phương pháp Milligan - Morgan chiếm 65,2% [7]. Ưu điểm của phẫu thuật
này là dễ áp dụng, khả năng điều trị triệt căn cao.
Tuy phẫu thuật trĩ là phương pháp điều trị hiệu quả tốt nhưng còn có
những hạn chế nhất định đặc biệt là biến chứng sau mổ: đau hậu môn nhiều
kèm bí tiểu. Đau sau mổ là lý do sợ hãi chính mà người bệnh không muốn đi
khám, ngại chấp nhận điều trị bằng phương án phẫu thuật nên thường tự điều
trị hoặc điều trị không đúng phương pháp. Đây cũng là mối quan tâm của các
phẫu thuật viên khi điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật. Vì vậy
giảm đau và giải quyết tình trạng bí tiểu sau mổ trĩ là một vấn đề bức thiết.


2



Với mục đích hạn chế tối đa ảnh hưởng của tình trạng đau sau quá trình
phẫu thuật, nhiều phương pháp giảm đau bằng YHHĐ và YHCT đã được
nghiên cứu áp dụng tại Khoa Ngoại Bệnh viện YHCT Trung Ương. Trong đó
việc sử dụng thuốc YHHĐ được áp dụng rộng rãi với ưu điểm là mức độ giảm
đau tốt, thuận tiện nhưng có nhiều nhược điểm là gây đau do tiêm, tác dụng
phụ như xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, dị ứng thuốc…[8]
Đối với tình trạng bí tiểu sau mổ thì chủ yếu là chườm nóng và đặt
sonde tiểu với rất nhiều tác dụng phụ như chấn thương niệu đạo ngoài, viêm
đường tiết niệu: tiểu buốt, tiểu dắt…
Việc giảm đau bằng châm cứu theo nguyên lý của YHCT có tác dụng
giảm đau tốt, giảm được đáng kể tình trạng bí tiểu sau mổ với rất ít tác dụng phụ,
an toàn cho bệnh nhân. Thực tế đã có công trình nghiên cứu về tác dụng giảm
đau và điều trị bí đái sau phẫu thuật trĩ nhưng chỉ tiến hành điện châm một lần
tương ứng với lần đau đầu tiên sau phẫu thuật nên thời gian giảm đau ngắn; mà
trên lâm sàng trong khoảng thời gian 8 giờ sau phẫu thuật, thường xuất hiện
nhiều cơn đau, đòi hỏi điện châm nhiều lần.
Vì vậy để nghiên cứu tác dụng giảm đau và chống bí đái liên tục trong 8
giờ, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tác dụng giảm đau, điều trị bí đái
của điện châm trên bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ bằng phương pháp
Milligan - Morgan” nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng giảm đau của điện châm trên bệnh nhân sau phẫu
thuật trĩ bằng phương pháp Milligan - Morgan tại Khoa Ngoại Bệnh
viện YHCT Trung Ương.
2. Đánh giá tác dụng phòng và điều trị bí đái của điện châm sau phẫu
thuật trĩ bằng phương pháp Milligan - Morgan.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học bệnh trĩ
Theo J.E Goligher (1984) hơn 50% số người độ tuổi trên 50 mắc
bệnh trĩ [9].
Theo số liệu của NIH (National Institutes of Health), tại Mỹ hàng năm
có khoảng gần 1 triệu mắc bệnh trĩ, chiếm khoảng 4,4 % dân số. Ở Mỹ, người
ta ước tính rằng 58% số người ở độ tuổi trên 40 có bệnh. Theo Johanson J.F.
(1990), độ tuổi 45 đến 65 có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao, trước 20 tuổi là rất ít [10].
Một số nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 75% số người sẽ có triệu
chứng bệnh trĩ ở một số thời điểm trong cuộc sống của họ [11].
Tại Việt Nam, bệnh trĩ có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng. Người xưa
nói ‘‘Thập nhân cửu trĩ’’ để mô tả mức độ phổ biến của bệnh trĩ. Tỷ lệ mắc
bệnh trĩ tại cộng đồng thể hiện qua nhiều nghiên cứu của các tác giả:
 Đinh Văn Lực (1987): bệnh trĩ chiếm 85% các bệnh lý vùng hậu môn
trực tràng [12].
 Nguyễn Đình Hối (2002): tỷ lệ mắc bệnh trĩ khoảng 50% [9].
 Nguyễn Mạnh Nhâm và Nguyễn Xuân Hùng (2004) cho thấy bệnh
trĩ chiếm tỷ lệ 55% dân số [3].
1.2. Một số đặc điểm giải phẫu học hậu môn trực tràng
1.2.1. Trực tràng
Trực tràng dài 12-15 cm tiếp theo đại tràng sigma; giới hạn trên ngang
mức với mỏm nhô của xương cùng và giới hạn dưới là vòng hậu môn trực
tràng; phần trên là bóng trực tràng và phần dưới là ống hậu môn ranh giới
giữa chúng ở ngang mức vòng hậu môn trực tràng. Trực tràng được chia
thành 3 phần (trên, giữa, dưới), lòng rộng, dễ căng giãn. Sát phía trước trực


4


tràng ở nữ là cổ tử cung, thành sau âm đạo; ở nam là bàng quang, túi tinh, tiền
liệt tuyến [13], [14], [15].
1.2.2. Ống hậu môn
Là phần tận cùng của ống tiêu hóa có cấu trúc giải phẫu, chức năng
sinh lý phức tạp, đảm bảo chức năng tự chủ và đại tiện, dài ở nam và ngắn
hơn ở nữ. Giới hạn từ vòng hậu môn trực tràng tới bờ ngoài ống hậu môn, dài
khoảng 4 cm. Phía sau liên quan với xương cụt, phía trước liên quan với đáy
chậu, thành sau âm đạo ở nữ và niệu đạo ở nam. Hai bên là ụ ngồi và hố ngồi
trực tràng, tổ chức mỡ, có bó mạch thần kinh trực tràng dưới đi ngang qua vào
thành ống hậu môn [15], [16].

Hình 1.1. Thiết đồ cắt dọc ống hậu môn
* Nguồn: Jorge J.M.N. (2007) [15]
Cấu trúc giải phẫu gồm: Lớp niêm mạc, dưới niêm mạc, cơ thắt trong
hậu môn, phức hợp cơ dọc, cơ thắt ngoài hậu môn, mạch và thần kinh.


5

1.2.3. Động mạch - tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng
- Động mạch
Vùng hậu môn-trực tràng được cấp máu chủ yếu từ động mạch trực tràng
trên, giữa và dưới [4], [15], [17].
- Tĩnh mạch
Các tĩnh mạch trĩ trên, giữa và dưới, bắt nguồn từ đám rối mạch ở vùng
hậu môn trực tràng tạo thành đám rối trĩ nội và đám rối trĩ ngoại. Hai đám rối
trĩ nội và ngoại phân cách nhau bởi dây chằng Parks, khi dây chằng này thoái
hoá mất độ bền sẽ chùng ra hai đám rối sát liền nhau, trĩ nội sẽ liên kết với trĩ
ngoại tạo nên trĩ hỗn hợp [16], [18].
1.2.4. Hệ thống thần kinh chi phối của hậu môn - trực tràng

Trực tràng được chi phối bởi các dây thần kinh thân thể (thần kinh sống)
và thần kinh tự chủ (giao cảm, phó giao cảm) [4], [19], [13].
 Hệ thần kinh thân thể (thần kinh sống): cung cấp chính cho vùng đáy chậu
gồm thần kinh thẹn đóng vai trò chủ yếu và thần kinh cơ nâng hậu môn.
- Thần kinh thẹn xuất phát từ các lỗ S2, S3, S4 chạy kèm theo các bó mạch
thẹn, qua ống Alcock ở mặt trong gai ngồi rồi chia làm ba nhánh âm vật, sàn
chậu và trực tràng dưới chi phối cảm giác âm vật, da vùng quanh ống hậu môn
và vận động các cơ niệu đạo, sàn chậu và cơ thắt ngoài ống hậu môn.
- Nếu thần kinh thần kinh thẹn bị tổn thương có thể gây rối loạn chức
năng của cơ thắt ngoài hậu môn, cơ mu trực tràng, từ đó dẫn đến mất tự chủ
đại tiện.


6

Hình 1.2. Thần kinh thẹn
(Nguồn: Atlas of anatomy. Medical sciences (2001) [20])

 Hệ thần kinh tự chủ (giao cảm, phó giao cảm):
- Thần kinh giao cảm: các sợi tiền hạch giao cảm xuất phát từ chuỗi
hạch giao cảm cạnh sống đi xuống nối với các nhánh từ đám rối động mạch
chủ tạo thành đám rối hạ vị trên rồi chia thành các thần kinh hạ vị phải và trái.
Các thần kinh hạ vị này nối với các sợi tiền hạch phó giao cảm xuất phát từ
các rễ trước của S2 - S4 tạo thành đám rối hạ vị dưới cho ra các đám rối trực
tràng giữa, bàng quang, tiền liệt tuyến và tử cung.
- Thần kinh phó giao cảm: các sợi phó giao cảm xuất phát từ thần kinh
cùng S2, S3, S4 tạo thành đám rối hạ vị dưới, từ đây cho ra các dây thần kinh
trực tràng trên, giữa, dưới chi phối cho các tạng tiết niệu và sinh dục.
Thần kinh của trực tràng và các tạng tiết niệu, sinh dục cùng tách ra từ
đám rối hạ vị có liên quan với nhau. Do đó một số phẫu thuật ở vùng hậu môn

trực tràng sẽ gây nên các rối loạn về tiểu tiện bởi ảnh hưởng chi phối của đám
rối thần kinh tự chủ.


7

1.3. Quan điểm của YHHĐ về bệnh trĩ
1.3.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo YHHĐ
1.3.1.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
- Nguyên nhân: của bệnh trĩ chưa được xác định rõ ràng, nhiều yếu tố
được coi như là nguyên nhân thuận lợi cho việc phát sinh bệnh: Yếu tố giống
nòi, rối loạn lưu thông đường tiêu hóa: táo bón, ỉa chảy kéo dài [1]; yếu tố nội
tiết: thai kỳ ở phụ nữ [4]; một số bệnh lý: tăng trương lực cơ thắt trong, lỵ,
viêm đại tràng… [21]; chế độ ăn ít chất xơ, gia vị có tính kích thích, đồ uống
có cồn.
- Cơ chế bệnh sinh: Hai thuyết được chấp nhận và không loại trừ được
lẫn nhau, là thuyết mạch máu và thuyết cơ học trượt xuống của lớp lót lòng
ống hậu môn [22], [23].
1.3.2. Chẩn đoán bệnh trĩ
- Lâm sàng: Đại tiện ra máu, sa lồi búi trĩ, đau hậu môn, ngứa hậu môn...
- Cận lâm sàng: thăm và soi hậu môn trực tràng thấy búi trĩ.
1.3.3. Phân loại, phân độ bệnh trĩ
Phân loại được chấp nhận và áp dụng nhiều trong thực tế lâm sàng là
phân loại theo Goligher J.C [24], tác giả này đã dựa vào nguồn gốc hình thành
búi trĩ, đường lược và mức độ sa của búi trĩ trên lâm sàng.
 Theo giải phẫu: Đường lược là mốc giải phẫu mô học, trĩ được phân
thành trĩ nội (phía trên đường lược) và trĩ ngoại (phía dưới đường lược), trĩ
hỗn hợp (kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại) [25], [26].

 Thể bệnh

- Thể búi: Khi các búi trĩ ở cạnh nhau còn đứng riêng rẽ chưa liên kết
với nhau, giữa các búi trĩ còn phần tổ chức lành.
- Thể vòng: Khi các búi trĩ ở cạnh nhau, liên kết với nhau thành vòng
hoặc chiếm trên ¾ chu vi ống hậu môn.


8

 Theo mức độ sa: Trĩ nội được chia làm 4 độ
- Độ 1: Búi trĩ lồi vào trong lòng ống hậu môn, nhưng không sa ra ngoài
lỗ ngoài ống hậu môn khi đại tiện, xung huyết, chảy máu khi đại tiện.
- Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài lỗ ngoài ống hậu môn khi đại tiện, nhưng tự
co vào lòng ống hậu môn sau khi đại tiện, có thể kèm ra máu tươi.
- Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài lỗ ngoài ống hậu môn khi đại tiện, nhưng
không tự co vào phải dùng tay đẩy vào ống hậu môn, có thể kèm ra máu tươi
khi đại tiện.
- Độ 4: Búi trĩ sa liên tục ở ngoài lỗ ngoài ống hậu môn, không thể đẩy
vào, gồm cả trường hợp trĩ sa tắc mạch, có thể kèm ra máu khi đại tiện [27],
[28], [29].
1.4. Quan điểm YHCT về bệnh trĩ
1.4.1. Bệnh danh
Bệnh trĩ nằm trong chứng hạ trĩ của YHCT được phát hiện sớm cách đây
trên 2000 năm, qua các thời đại có nhiều nhà y học quan tâm nghiên cứu viết
thành sách hoặc lưu truyền trong dân gian. Đến năm 1400, cuốn “Ngoại khoa
chính tông” của tác giả Trần Thực Công mới nêu lên phương pháp điều trị
toàn diện của YHCT phương Đông về bệnh trĩ [30], [31].
Nguyên nhân bệnh trĩ theo YHCT thường do: ngoại nhân (thấp nhiệt);
nội nhân (các bệnh của tâm, can, tỳ, thận hư mất điều hòa); bất nội ngoại nhân
(ăn uống không điều độ, phụ nữ có thai, lao động nặng nhọc gây tổn thương
đến tạng phủ).

1.4.2. Phân loại trĩ theo thể bệnh YHCT
- Thể huyết ứ: Đại tiện máu tươi, lượng máu có thể nhỏ giọt hoặc thành
tia như cắt tiết gà. Lưỡi tím có điểm ứ huyết. Tương ứng với trĩ nội độ I - II.
- Thể thấp nhiệt: Hậu môn đau, tiết nhiều dịch, trĩ sa ra ngoài không đẩy
vào được, có thể có các điểm hoại tử trên bề mặt búi trĩ - loét, đại tiện táo.
Tương ứng với biến chứng tắc loét do mạch trĩ.


9

- Thể khí huyết lưỡng hư: Tương ứng với trĩ ở người già hoặc trĩ lâu
ngày gây thiếu máu. Búi trĩ sa, đại tiện ra máu kéo dài, người gầy yếu, mệt
mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm
tế [30], [32].
1.5. Cách thức phẫu thuật Milligan - Morgan
Phẫu thuật Milligan-Morgan (1937) do Milligan và Morgan thực hiện tại
bệnh viện Saint Mark - London nhanh chóng được chấp nhận và phổ biến
rộng rãi trên thế giới do có ưu điểm dễ thực hiện và khả năng điều trị triệt căn
cao [9], [33].
1.5.1. Nguyên tắc
- Lấy bỏ 3 búi trĩ chính tại 3h, 8h, 11h.
- Phẫu tích phần trĩ ngoại nằm dưới da (sao cho nút buộc không thắt vào
da và cơ).
- Đảm bảo thắt được gốc trĩ ở trên cao và hậu môn không hẹp bằng thực
hiện rõ ràng tam giác trình bày khi mổ.
1.5.2. Chỉ định
- Trĩ hỗn hợp - Trĩ nội độ 3, 4 có hoặc không kèm tắc mạch.
- Trĩ độ 2 chảy máu nhiều, điều trị nội khoa thất bại
1.5.3. Phẫu thuật theo phương pháp Milligan - Morgan
- Phương pháp vô cảm: Tê tủy sống bằng Marcain heavy 5% x 1mg/kg

cân nặng + Fentanyl 0,01mg x 0,5 µg/1kg cân nặng, liều lượng phụ thuộc vào
trọng lượng cơ thể từng bệnh nhân.
- Tư thế bệnh nhân: Tư thế phụ khoa.
- Vô khuẩn: Sát trùng tầng sinh môn, quanh hậu môn và bên trong hậu
môn trực tràng bằng dung dịch Betadine 10%.


10

- Tiến hành phẫu thuật:
+ Bộc lộ tam giác trình bày tại búi trĩ: Đặt 3 panh ở mép hậu môn ở vị
trí 3h, 8h, 11h. Đặt loạt 3 panh thứ 2 trên đường lược cùng trục với 3 panh
đầu. Đặt loạt panh thứ 3 cặp vào gốc búi trĩ nội (cùng trục với 2 panh trước).
+ Cắt từng búi riêng biệt tại 3 vị trí chính 3h, 8h, 11h. Khâu gốc búi trĩ
bằng chỉ Vicryl 2.0 và sửa lại cầu da ở các vị trí cắt.
1.5.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp Milligan - Morgan
- Ưu điểm:
Kết quả điều trị tốt khỏi đạt 90 - 95%, tỷ lệ tái phát thấp theo Nguyễn Mạnh
Nhâm (1993) dưới 7,5%, Trần Khắc Nguyên (2004) dưới 6% [34], [35].
- Nhược điểm:
+ Đau sau mổ theo Trần Khắc Nguyên (2004) 100% [35].
+ Bí tiểu: Nguyễn Văn Xuyên (1991): 29,7% [36], Lê Xuân Huệ (1999)
6% bí tiểu cần đặt sonde [18], Nguyễn Mạnh Nhâm (1990) 15,87% đái khó,
bí tiểu phải đặt sonde 2,38%, Trần Khắc Nguyên (2004): 8,2% [35].
+ Biến chứng sa: Hẹp hậu môn.
1.6. Sinh lý đau, ảnh hưởng của đau sau phẫu thuật
1.6.1. Sinh lý đau
Hiệp hội nghiên cứu đau Quốc tế (IASP) định nghĩa: “Đau là một trải
nghiệm khó chịu về cảm giác cũng như về cảm xúc do tổn thương có thực ở
mô hoặc được cho là có tổn thương như thế gây ra” [37].

Cảm giác đau là một cảm giác đặc biệt, cảm giác này xuất hiện tại một vị
trí nào đó khi bị tổn thương, nó tạo nên đáp ứng nhằm loại trừ tác nhân gây
đau. Khả năng chẩn đoán bệnh thường phụ thuộc vào kiến thức về đau của
các thầy thuốc.
Đau được phân thành ba loại chủ yếu: đau chói (pricking pain), đau rát
(burning), và đau nội tạng (aching pain - đau quằn quại).


11

Ngưỡng đau là cường độ kích thích nhỏ nhất có thể gây ra được cảm
giác đau. Một cường độ kích thích mạnh sẽ gây ra cảm giác đau sau một thời
gian ngắn (1 giây), cường độ kích thích nhẹ đòi hỏi thời gian dài hơn (vài
giây) mới gây được cảm giác đau [38], [39].
1.6.2. Ảnh hưởng của đau sau phẫu thuật
Các bệnh nhân có phản ứng với sự đau đớn khác nhau; chịu ảnh hưởng
của cấu trúc di truyền, nền văn hóa, tuổi tác và giới tính. Một số bệnh nhân có
nguy cơ bị kiểm soát cơn đau không đủ, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt (bệnh nhi,
bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân suy giảm nhận thức hoặc có rào cản ngôn ngữ).
Đau sau phẫu thuật có thể được chia thành đau cấp tính và đau mạn tính
(kéo dài hơn 3 tháng sau phẫu thuật) [40], [41].
 Đau cấp tính: là đau ngay sau phẫu thuật, vài ngày thậm chí vài tuần
sau mổ, thời gian đau dưới 3 tháng. Đau cấp tính cũng có vai trò sinh lý "tích
cực" vì cung cấp một cảnh báo tổn thương mô, làm bệnh nhân cũng như phần
chi thể bị đau bất động để phục hồi nhanh hơn.
Đau sau mổ gây ra rất nhiều ảnh hưởng bất lợi cho quá trình phục hồi
của người bệnh.
- Về ngắn hạn, ảnh hưởng bất lợi của cơn đau cấp tính bao gồm:
+ Gây đau khổ về thể chất và tinh thần cho người bệnh.
+ Gây rối loạn giấc ngủ.

+ Ảnh hưởng lên hệ tim mạch như gây tăng huyết áp và nhịp tim nhanh.
+ Tăng tiêu thụ oxy, nguy hiểm tới tính mạng khi bệnh nhân có bệnh
mạch vành kèm theo.
+ Giảm nhu động ruột.
+ Ảnh hưởng đến chức năng hô hấp: dễ xẹp phổi, viêm phổi ứ đọng.
+ Hạn chế vận động làm gia tăng nguy cơ huyết khối (đau sau mổ là một
trong những nguyên nhân chủ yếu làm bệnh nhân chậm vận động).


12

- Về lâu dài: đau cấp tính là một yếu tố nguy cơ phát triển thành đau
mạn tính. Đặc biệt, đau sau mổ gây thay đổi hành vi ở trẻ em trong một thời
gian dài sau phẫu thuật gây đau.
1.6.3. Đánh giá đau sau phẫu thuật
Thang điểm đau ("Pain scale”) là thước đo mức độ hoặc tính chất đau
của bệnh nhân, được đánh giá dựa trên một bản báo cáo, hành vi, hay dựa vào
cơ sở sinh lý. Ngày nay cùng với mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở thì thang
điểm đau được nhiều người xem như là dấu hiệu sinh tồn thứ 5.
Thang điểm đau của từng lứa tuổi là khác nhau. Đối với trẻ em ta dùng
“Wong-Baker FACES Pain Rating Scale” dựa vào biểu hiện của khuôn mặt,
với người lớn dùng VAS (Visual Analog Scale).
 Các thang điểm thường được sử dụng trong lâm sàng: có thể chọn
lựa một hoặc nhiều thang điểm để đánh giá mức độ đau của bệnh nhân [42],
[43], [44].
- Thang điểm đơn giản nhất là hỏi bệnh nhân có đau hay không nhưng
không đánh giá được mức độ đau của bệnh nhân.
- Thang điểm đau trả lời bằng số (Numerical rating scale - NRS):
thang này có 11 vạch chia theo mức độ đau. Người bệnh tự lượng giá rồi
trả lời bằng số, ứng với mức độ đau của mình từ 0 đến 10. Trong đó 0 là

không đau, 10 tương ứng với mức độ đau nhất có thể tưởng tượng.
- Thang đánh giá bằng lời nói (Vebral Rating Scale - VRS): thang điểm
này có 6 mức độ, bệnh nhân tự lượng giá mức đau của mình.

Không đau

0 điểm

Hơi đau

1 điểm

Đau nhẹ
(chịu được)

2 điểm

Đau
trung bình

Đau nhiều

(khó chịu)

3 điểm

4 điểm

Đau khủng
khiếp


5 điểm


13

- Thang điểm đau theo vẻ mặt của Wong-Baker (Wong-Baker faces
rating scale - FRS): Người đánh giá dựa vào vẻ mặt của người bệnh mà cho
điểm đánh giá.

Cười


Bình

Nhăn từng

Nhăn ít

Nhăn

thường
lúc
liên tục
nhiều
1 - <3 điểm 3 - <5 điểm 5 - <7 điểm 7 - 9 điểm

Nhăn nhó,
khóc lóc
10 điểm


- Thang điểm đau nhìn đồng dạng (Visual Analogue Scale - VAS): thang
điểm VAS nhằm khách quan hóa cảm giác đau của bệnh nhân, cấu tạo là một
thước dài 20cm có hai mặt. Một mặt không số: một đầu là mức không đau, một
đầu là mức đau nhất có thể tưởng tượng được. Một mặt được chia 10 vạch. Sau
khi so sánh bệnh nhân di chuyển con trỏ từ đầu 0 (không đau) đến mức đau
tương ứng của mình. Thầy thuốc sẽ biết điểm đau VAS của họ ở mặt số.
Không
đau


Đau ít

Đau trung

bình
1 - <3 điểm 3 - <5 điểm

Đau hơi
nặng
5 - <7 điểm

Đau nặng
7 - 9 điểm

Khủng
khiếp
10 điểm

1.7. Điều trị đau

1.7.1. Theo YHHĐ
1.7.1.1. Nguyên tắc chung
Đường dùng thuốc: Đường uống được ưu tiên sử dụng hơn trừ khi bệnh
nhân không thể uống được hoặc khi đau quá nặng cần thiết dùng đường khác.
Cá nhân hóa điều trị: Liều chính xác là liều đủ để giảm đau cho một cá
thể bệnh nhân. Theo dõi sát đáp ứng của điều trị để đảm bảo hiệu quả điều trị
cao nhất và giảm đến mức thấp nhất các tác dụng phụ.


14

1.7.1.2. Dùng thuốc [41], [44]
Mức độ đau của bệnh nhân có ý nghĩa quyết định tới phương pháp giảm
đau. Hiện nay, bậc thang giảm đau của WHO (1996) được ứng dụng rộng rãi
trên lâm sàng như một hướng dẫn chung trong sử dụng thuốc giảm đau.
- Đau nhẹ (Thang điểm bậc 1 của WHO): sử dụng các thuốc giảm đau
không phải opioid: Acetaminophen, NSAIDs, các thuốc hỗ trợ (thuốc chống
trầm cảm 3 vòng, chống co giật, corticosteroid và thuốc giãn cơ).
- Đau trung bình (Thang điểm bậc 2 của WHO): hoặc đau tồn tại dai
dẳng mặc dù đã điều trị bằng NSAID, acetaminophen: sử dụng opioid nhẹ
(hoặc liều thấp của opioid mạnh) có thể kèm theo thuốc không phải opioid.
- Đối với đau nặng (Thang điểm bậc 3 của WHO): sử dụng các opioid
mạnh hoặc có thể kèm theo thuốc không phải opioid.
- Cân nhắc sử dụng các thuốc hỗ trợ giảm đau nếu đau do thần kinh.
1.7.1.3. Tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau hay gặp [41], [44]
- Dị ứng: Morphin, một số dạng thuốc paracetamol chứa sulfit, NSAIDs
có thể gây những phản ứng dị ứng gồm ban dát sần ngứa và mày đay; những
phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch.
- Nôn, buồn nôn: tác dụng phụ trên thần kinh trung ương hay gặp khi
dùng morphin hoặc một số thuốc giảm đau thường dùng gây kích thích dạ

dày, nhất là uống thuốc trong khi dạ dày đang trống rỗng.
- Viêm loét dạ dày, tá tràng: tác dụng phụ của thuốc chổng viêm giảm
đau NSAIDs, corticoid. Các NSAIDs ức chế COX1 làm giảm tạo thành chất
nhầy của niêm mạc dạ dày tá tràng, acid tấn công gây loét.
- Bí tiểu: tác dụng phụ của morphin, các thuốc phong bể dẫn truyền.
- Tổn thương gan: paracetamol có thể gây độc cho gan do chất peroxit
được hình thành bởi sự chuyển hóa của paracetamol trong cơ thể.


15

1.7.2. Theo YHCT
1.7.2.1. Giảm đau bằng phương pháp YHCT - châm cứu
Châm cứu (Acupuncture and moxibusion) là một trong những phương
pháp chữa bệnh độc đáo của nền YHCT phương Đông. Châm là sử dụng kim
vô khuẩn tác dụng vào một vùng da nhất định (huyệt), cứu là dùng sức nóng
tác dụng lên huyệt. Sự kích thích vào huyệt tạo nên những phản ứng thích hợp
với từng tình trạng bệnh lý, điều hòa hoạt động chức năng rối loạn và giảm
đau [45].
1.7.2.2. Cơ chế giảm đau của châm cứu theo quan điểm YHHĐ
Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức
chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Sự ức chế hoặc phá vỡ cung phản xạ
bệnh lý có thể xuất hiện ngay tức thì sau khi châm và tác động vào huyệt,
nhưng nhiều khi phải lưu kim lâu và điều trị nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhiều
liệu trình mới có kết quả.
Cơ chế giảm đau của châm cứu dựa trên 3 loại phản ứng chính của cơ thể:
- Phản ứng tại chỗ: Châm cứu vào huyệt là một kích thích gây ra một
cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Qua
đó làm giảm đau, giải phóng sự co cơ, ảnh hưởng tới sự vận mạch, nhiệt độ
da, sự tập trung bạch cầu. Phản ứng tại chỗ có ý nghĩa thực tiễn lâm sàng,

là cơ sở của phương pháp điều trị tại chỗ hay xung quanh nơi có tổn thương
mà châm cứu hay sử dụng các huyệt gọi là A thị huyệt (thống điểm, thiên
ứng điểm)
- Phản ứng tiết đoạn: tủy sống gồm 31 đôi dây thần kinh sống, mỗi đôi
dây chia ra ngành trước và ngành sau chi phối vận động và cảm giác một
vùng cơ thể gọi là tiết đoạn. Sự cấu tạo thần kinh này gọi là sự cấu tạo tiết
đoạn. Trên cơ sở này, Zakharin và Head đã thiết lập giản đồ liên quan giữa
vùng da và nội tạng. Trong thực tiễn việc chọn những vùng da và huyệt ở một


16

tiết đoạn thần kinh tương ứng với cơ quan, nội tạng để châm cứu hay các
phương pháp vật lý trị liệu có thể điều trị giảm đau hoặc các bệnh khác thuộc
các cơ quan đó.

Hình 1.3. Giản đồ về sự liên quan giữa vùng da và nội tạng
Nguồn: Zakharin và Head [46]
- Phản ứng toàn thân: bất kì kích thích nào tác dụng lên cơ thể đều gây
ra phản ứng toàn thân liên quan tới hoạt động của tủy sống, vỏ não. Các kích
thích qua hệ thần kinh trung ương tác dụng lên hệ thần kinh thực vật ảnh
hưởng đến các cơ quan nội tạng và mọi tổ chức của cơ thể.
1.7.2.3. Cơ chế tác dụng của châm cứu theo quan điểm YHCT
Theo YHCT sự mất cân bằng âm dương sẽ dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật vì
vậy nguyên tắc điều trị chung là điều hòa, thiết lập lại mối cân bằng âm dương.
Cụ thể trong châm cứu, muốn đánh đuổi tà khí (tác nhân gây bệnh), nâng
cao chính khí (sức đề kháng của cơ thể) thì phải tùy thuộc vào vị trí nông sâu


17


của bệnh, trạng thái hàn nhiệt, hư thực của người bệnh để vận dụng dùng
châm hay cứu, dùng phép bổ hay tả.
1.7.2.4. Phương pháp điện châm
Điện châm là phương pháp dùng một dòng điện nhất định (máy điện
châm) tác động lên các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện
được tác động lên huyệt qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da
vùng huyệt [45], [47].
Kích thích của dòng điện một chiều hoặc dòng điện xung có tác dụng:
- Làm dịu đau, ức chế cơn đau điển hình, nhất là tác dụng để châm tê.
- Kích thích hoạt động các cơ.
- Tăng cường dinh dưỡng các tổ chức qua đó làm giảm viêm, giảm xung
huyết và giảm phù nề tại chỗ.
1.8. Sinh lý quá trình bài tiết nước tiểu và phản xạ tiểu tiện
1.8.1. Sinh lý tiểu tiện
Nước tiểu là sản phẩm cuối cùng của thận trải qua các quá trình bài tiết
nước tiểu ở thận: lọc, tái hấp thu, bài tiết và bài xuất. Lượng nước tiểu được
thận bài xuất ra mỗi ngày khoảng 1,5 lít. Nước tiểu trong các ống góp đổ vào
đài bể thận. Nhu động niệu quản đưa nước tiểu xuống bàng quang một cách
liên tục. Thể tích nước tiểu trong bàng quang tăng dần tới khi đạt một mức
nhất định sẽ tạo ra một áp suất đủ mạnh tạo phản xạ tiểu tiện. Khi đó, cơ thắt
cổ bàng quang mở cho nước tiểu ra ngoài theo niệu đạo [48].
1.8.1.1. Đặc điểm cấu tạo của bàng quang
Bàng quang như một cái túi lộn ngược và luôn thay đổi kích thước nên
có cấu tạo thích hợp với chức năng.
- Thành bàng quang gồm 3 lớp: Mô liên kết, cơ trơn (cơ vòng, cơ dọc,
cơ chéo), trong cùng là lớp niêm mạc.


18


- Cổ bàng quang: dài khoảng 2 - 3 cm, gồm các sợi cơ trơn xen lẫn sợi
chun, gọi là cơ thắt trơn (hay cơ thắt trong).
 Thần kinh chi phối bàng quang: Bàng quang được chi phối bởi các sợi
vận động giao cảm và phó giao cảm, sợi cảm giác (Aδ và C) xuất phát từ
thành bàng quang (thụ thể cảm nhận sức căng).
- Thần kinh giao cảm: trung tâm thần kinh giao cảm ở đốt tủy sống thắt
lưng 5, đốt tủy cùng S1 - S2. Thần kinh giao cảm làm giãn cơ thành bàng
quang và co cơ thắt trơn để kìm hãm tiểu tiện.
- Thần kinh phó giao cảm: trung tâm ở đốt tủy sống cùng S2 - S3 (có thể
S4), có tác dụng co cơ thành bàng quang và giãn cơ trơn cổ bàng quang cho
phép bài xuất nước tiểu.
- Thần kinh thẹn: tách ra từ khe đốt sống cùng S2 - S3 - S4. Tác dụng
của thần kinh này là điều khiển co giãn cơ thắt vân.

Hình 1.4. Thần kinh chi phối bàng quang
(Nguồn: Allan H.R. and Robert H.B. [49])


19

1.8.1.2. Sự kiểm soát của thần kinh trong phản xạ tiểu tiện
Phản xạ tiểu tiện thuộc loại phản xạ tự động của tủy sống, bị chi phối bởi
các trung tâm của phần não cao hơn.
- Cầu não: có 2 trung tâm chi phối phản xạ tiểu tiện của tủy sống là
trung tâm ức chế và trung tâm kích thích. Trung tâm ức chế chiếm ưu thế nên
thường xuyên kìm hãm tiểu tiện kể cả khi mót tiểu. Trung tâm kích thích chỉ
hoạt động khi có chi phối của vỏ não.
- Vỏ não: cũng có 2 trung tâm điều hòa ức chế và kích thích. Trung tâm
ức chế hoạt động liên tục, còn trung tâm kích thích chỉ hoạt động khi “thời

cơ” tiểu tiện xuất hiện.
Khi tiểu tiện, trung tâm kích thích của vỏ não tác động vào trung tâm
kích thích và kìm hãm trung tâm ức chế ở cầu não, đồng thời giải ức chế cơ
thắt vân ở cổ bàng quang, cơ thắt vân giãn ra để nước tiểu đi qua niệu đạo.
Người bị tổn thương tủy sống hoặc hôn mê, phản xạ tủy mất sự chi phối
của vỏ não sẽ tiểu tiện tự động.
1.8.2. Bí đái và nguyên nhân gây bí đái cơ năng sau mổ trĩ
Bí đái là tình trạng không tiểu được mặc dù bàng quang có chứa đầy
nước tiểu trong khi chức năng thận vẫn còn và tiếp tục sản xuất nước tiểu.
Các nguyên nhân gây nên bí đái gồm nguyên nhân thực thể và nguyên
nhân cơ năng. Nguyên nhân thực thể là do tắc niệu đạo, tắc ở cổ bàng quang
như: sỏi kẹt niệu đạo, u tuyến tiền liệt, u bàng quang che lấp lỗ bàng quang,
niệu đạo...Còn lại là các nguyên nhân cơ năng thường gặp do tác dụng phụ
thuốc gây tê tủy sống, sau đẻ, sau mổ trĩ...
Bí đái khác với vô niệu là không có nước tiểu trong bàng quang do thận
ngừng bài tiết nước tiểu.


20

 Bí đái cơ năng là một biến chứng cấp tính thường gặp sau mổ trĩ:
Trên thế giới, theo Milsom (2002) theo dõi trên 2500 bệnh nhân sau mổ
trĩ, tỷ lệ bệnh nhân bí đái chiếm tỉ lệ 10 - 32%. Theo Zhang Y, Wang Zg, Zeng
Xd nghiên cứu từ năm 2009 đến 2012 tại bệnh viện Thẩm Dương - Trung
Quốc có 47/240 bệnh nhân bí đái phẫu thuật bằng phương pháp Milligan Morgan (chiếm 19,6%) [50].
Tại Việt Nam, theo Lê Xuân Huệ (1998), bí đái là một trong những biến
chứng sớm sau mổ trĩ bằng phương pháp Milligan - Morgan, chiếm 21/58
bệnh nhân (36%) [18]. Theo Triệu Triều Dương (2008) tại Bệnh viện 108,
trong 224 bệnh nhân mổ trĩ bằng phương pháp Longo có tới 178 trường hợp
bí đái (chiếm 79,4%) [51]. Theo Nguyễn Trung Học (2009) tỷ lệ bệnh nhân bí

đái cơ năng sau mổ trĩ bằng phương pháp Longo chiếm 28,9% và phương
pháp Milligan - Morgan chiếm 25,6% [52].
 Yếu tố nguy cơ gây bí đái sau mổ trĩ gồm:
-

Đau và các co thắt sau mổ hoặc cảm giác sợ đau khi đi tiểu.
Nước tiểu quá nhiều.
Phương pháp vô cảm: gây tê tủy sống...
Xử lí thô bạo các mô trong khi phẫu thuật.
Tổn thương ban đầu quá nặng nề hoặc vết khâu quá nhiều.

 Trong nghiên cứu của Pertek JP và Haberer JP [53] về sự ảnh hưởng của
gây mê tới tiểu tiện và bí đái sau phẫu thuật đã chỉ ra được một số ảnh hưởng sau:
- Các tổn thương gây ra sau phẫu thuật ảnh hưởng tới các dây thần kinh
vùng chậu hông và bàng quang.
- Sau phẫu thuật, tình trạng phù nề quanh cổ bàng quang và đau gây
phản xạ co thắt cơ vòng niệu đạo bên ngoài và bên trong có thể đóng vai trò
trong sự xuất hiện bí đái.
- Nghiên cứu về tác động tới niệu động học của các thầy thuốc gây mê
chỉ rằng sự khác nhau là rất ít và đều dẫn tới các hậu quả sau: giảm tỉ lệ các


21

cơn co thắt bàng quang, làm giãn các cơ bức niệu (cơ thành bàng quang), ức
chế phản xạ tiểu tiện và do đó làm giảm niệu động học.
Như vậy, một trong những nguyên nhân chính gây bí đái sau phẫu thuật
vùng tiểu khung nói chung là: giảm sự co bóp của cơ thành bàng quang do tác
dụng của thuốc gây mê, gây tê và sự phù nề quanh cổ bàng quang và do đau
sau phẫu thuật.

1.8.3. Quan điểm của YHCT
Bí đái cơ năng thuộc phạm vi chứng “Long bế” của YHCT. Long là đái
rắt, nước tiểu nhỏ giọt, ngắn ít; bế là buồn đi tiểu mà không ra, bệnh thể cấp.
Sách Nội Kinh đã mô tả: “Bàng quang là bộ vị dưới cùng, là nơi hội tụ
thủy dịch của tam tiêu, châu đô chi quan. Hạ tiêu, đan điền hoạt động khí hóa
thì đường nước thông lợi mà bài tiết ra ngoài” [54].
Bí đái cơ năng sau mổ trĩ nằm trong thể khí trệ huyết ứ thuộc chứng
Long bế, nguyên nhân là do tổn thương kinh lạc, huyết ứ khí trệ là cản trở sự
hoạt động điều tiết nước trong cơ thể của 3 tạng tỳ, phế, thận hoặc do sau mổ,
sau đẻ, ngộ độc các loại thuốc làm khí cơ bàng quang bị tổn thương gây nên
bí tiểu [45].
1.8.4. Điều trị bí đái theo YHHĐ và YHCT
1.8.4.1. Điều trị theo YHHĐ:
- Chườm ấm vùng bàng quang trước xương mu: khi bệnh nhân xuất hiện
cảm giác buồn tiểu hoặc cầu bàng quang từ mức gai chậu trước trên trở xuống.
- Đặt sonde tiểu là phương pháp dùng một ống thông đặt từ niệu đạo vào
đến bàng quang để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài.
+ Chỉ định đặt sonde tiểu: Bí tiểu, đặt sonde tiểu trước khi mổ, trước khi đẻ,
bệnh nhân hôn mê, lấy nước tiểu xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh về hệ tiết niệu.
+ Chống chỉ định: Nhiễm khuẩn, rách niệu đạo.
1.8.4.2. Điều trị theo YHCT
Từ xưa đến nay có nhiều phương huyệt để điều trị BĐCN. Theo tác
giả Hoàng Bảo Châu dùng huyệt: Trung cực, Bàng quang du, Âm lăng tuyền,


22

Tam âm giao. Theo Nguyễn Tài Thu các huyệt được dùng là Trung cực, Tử
cung, Khúc cốt, Trật biên [55], các huyệt này thường dùng để tiến hành điện
châm điều trị bí đái cơ năng.

1.9. Các công trình nghiên cứu về điều trị giảm đau, bí đái
sau phẫu thuật
- Trần Thị Kiêm và Đỗ Phú Đông (1986) (thực hiện trên 100 bệnh nhân,
sử dụng công thức huyệt: Trung cực, Khúc Cốt, Quan nguyên, Khí Hải, Hội
âm, Túc tam lý, Thái khê tỷ lệ bệnh nhân tự đi tiểu được đạt 83% [56].
- Nghiêm Thị Thu Thủy, Bùi Tiến Hưng (2009) nghiên cứu hiệu quả
giảm đau của điện châm sau phẫu thuật trĩ theo công thức huyệt AT1 (Trường
cường, Hội âm, Trật biên, Giáp tích L5 - S3, A thị huyệt vùng mổ) cho hiệu
quả tốt [57].
- Bùi Tiến Hưng (2012) nghiên cứu công thức huyệt BĐ1 (Quan
nguyên, Khí hải, Khúc cốt, Tam âm giao, Trung cực, Quy lai) trên 45 bệnh
nhân bí đái sau mổ trĩ đạt kết quả: 71,1% bệnh nhân tự đi tiểu được [58].
- Lê Thành Xuân, Tạ Đăng Quang (2012) nghiên cứu tác dụng giảm đau
của điện châm theo công thức huyệt Trật Biên, A thị huyệt, Trường cường,
Hội âm, Bát liêu sau phẫu thuật trĩ THD đạt kết quả giảm đau tương đương
Felden 20 mg trong lần giảm đau đầu tiên. Tỷ lệ bệnh nhân tự đi tiểu được đạt
88,3% [59].
- Nguyễn Thị Thảo, Tạ Đăng Quang (2016) điều trị bí đái cơ năng trên
bệnh nhân sau mổ trĩ bằng máy điện châm sử dụng miếng dán điện xung kết
hợp tiêm prostigmin đạt tỷ lệ thành công 93,3% [60].


23

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu
2.1.1.1. Điều trị giảm đau
 Điều trị giảm đau bằng YHCT: Công thức huyệt nghiên cứu

ST
T
1

2

Tên huyệt

Vị trí

Trật biên

Từ huyệt Yêu du (chỗ lõm dưới mỏm

(VII.54)

gai đốt sống cùng 4) ngang ra 3 thốn

Trường

Đầu chót xương cụt, lấy huyệt chỗ lõm

cường

sau hậu môn và phía trước chót xương

(XIII - 1)

cụt 0,3 thốn


Cách châm
Châm thẳng
2 - 3 thốn,
châm hai bên
Châm xiên
0,5 - 1 thốn
Châm thẳng

4

Hạ liêu
(VII - 34)

Lỗ sau xương cùng S4

2 - 3 thốn
Châm

hai

bên
5

6

7

A thị

Cách mép hậu môn 2cm ở vị trí cắt búi


Châm thẳng

huyệt

trĩ 3h, 8h, 11h.

1 - 1,5 thốn

Trung cực
(XIV - 3)
Khúc cốt
(XIV - 2)

Thẳng dưới rốn 4 thốn hoặc
trên bờ xương mu 1 thốn
trên đường trắng giữa.
Từ rốn đo xuống 5 thốn,
huyệt ở giữa bờ trên xương mu,

Châm xiên
0,3 - 0,5 thốn
Châm xiên

0,3 - 0,5 thốn
trên đường trắng giữa.
- Tác dụng: Giảm đau tại chỗ, dự phòng và điều trị bí tiểu.


24


 Tiến hành nghiên cứu:
Tiến hành châm và lưu kim ngay sau khi bệnh nhân mổ xong, nằm trên
bàn mổ còn tác dụng của thuốc gây tê tủy sống.
- Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân (giải thích, động viên, lựa chọn tư thế châm).
+ Tư thế sản khoa: khi châm các huyệt Trường cường, A thị huyệt vùng
hậu môn, Trung cực, Khúc cốt.
+ Tư thế nằm nghiêng: khi châm các huyệt Trật biên, Hạ liêu.
- Bước 2: Xác định huyệt, vị trí huyệt châm và chọn kim châm phù hợp.
- Bước 3: Sát trùng chỗ châm theo đúng kỹ thuật.
- Bước 4:
+ Châm kim theo 2 thì gồm thì qua da: châm kim qua da vùng huyệt
nhanh và dứt khoát và thì vào cơ: đẩy kim vào huyệt, góc châm và độ nông
sâu tùy thuộc vào vùng châm. Uốn kim song song bề mặt da, lưu kim trên bề
mặt da bằng băng dính.
+ Mắc điện cực theo cặp: Trật biên - Hạ liêu, Trung cực - Khúc cốt,
Trường cường - A thị huyệt vị trí 11h, A thị huyệt vị trí 3h và 8h.
+ Khi bệnh nhân có tổng điểm đau ≥ 13 điểm (trình bày ở mục 2.3.4.1)
tiến hành chỉnh kim đạt đắc khí và kích thích bằng máy điện châm với cường
độ kích thích tăng dần từ 2 - 5 mA ở ngưỡng bệnh nhân chịu được, tần số kích
thích khoảng 5 - 10 Hz (tả pháp), thời gian điện châm 30 phút. Nhắc lại kích
thích điện khi tổng điểm đau ≥ 13 điểm cho đến 8 giờ sau phẫu thuật.
 Bước 5: Rút kim và sát trùng vị trí châm.
 Điều trị giảm đau bằng YHHĐ:
 Thuốc đối chứng Rifaxon (Paracetamol) 1g, chai truyền 100ml
- Nhà sản xuất: S.Pharmazeutische Erzeugnisse GmbH - CHLB Đức
- Dạng bào chế: Dung dịch tiêm truyền.
- Liều dùng, cách dùng: Rifaxon 1g x 02 lọ, truyền TM 90 giọt/ phút lặp
lại khi TĐĐ ≥ 13.



25

2.1.1.2. Điều trị bí tiểu
 Điều trị và dự phòng bí tiểu YHCT: Áp dụng công thức huyệt đã nêu
tại mục 2.1.1.1.
 Điều trị và dự phòng bí tiểu YHHĐ:
+ Chườm ấm vùng bàng quang trước xương mu: khi bệnh nhân xuất
hiện cảm giác buồn tiểu hoặc cầu bàng quang từ mức gai chậu trước trên
trở xuống.
+ Chỉ định đặt sonde niệu đạo khi: bệnh nhân bí đái gây kích thích nhiều
hoặc cầu bàng quang trên xương mu ngang mức rốn.
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu

- Kim châm cứu: Kim dài 6 - 8 cm.
- Máy điện châm: Loại Model 1592 - ET — TK 21 do công ty đầu tư
phát triển công nghệ xây lắp K & N - Việt Nam sản xuất.
- Bộ đo huyết áp.
- Bảng thang điểm VAS, thang điểm vẻ mặt, bộ câu hỏi VRS.
- Bông cồn, khay vô trùng, pince kẹp bông.
- Sonde niệu đạo Foley hai chạc, cỡ sonde 14FR/30ml (CE - Malaysia)
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ theo phương pháp Milligan - Morgan tại Khoa
Ngoại - Bệnh viện YHCT Trung Ương từ tháng 10/2016 đến tháng 03/2017.
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân trên 18 tuổi không phân biệt giới tính sau phẫu thuật trĩ
theo phương pháp Milligan - Morgan.
- Mức độ đau sau phẫu thuật có tổng điểm đau ≥13 (trình bày ở mục 2.3.4.2).
- Tình nguyện tham gia nghiên cứu.



×