Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị hội chứng cai ma tuý (opiat) thể tâm tỳ hư bằng điện châm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 99 trang )



1

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI






HONG VN THNG






Đánh giá tác dụng hỗ trợ
điều trị hội chứng cai ma tuý (opiat) thể
tâm - tỳ h- bằng điện châm






CNG LUN VN THC S Y HC










H NI 2011


2
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI






HONG VN THNG






Đánh giá tác dụng hỗ trợ
điều trị hội chứng cai ma tuý (opiat) thể
tâm - tỳ h- bằng điện châm



Chuyờn ngnh : Y hc c truyn
Mó s : 60.72.60





CNG LUN VN THC S Y HC


Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. NGUYN DIấN HNG
2. PGS.TS. NG KIM THANH





H NI - 2011


3
Lêi c¶m ¬n

Với tất cả sự kính trọng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng đào tạo
sau đại học, Khoa Y học cổ truyền, các phòng ban của nhà trường đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận
văn.

- Tiến sỹ Nguyễn Diên Hồng - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh
viện châm cứu Trung ương, là người trực tiếp hướng dẫn tôi về chuyên
môn trong thời gian thực hiện nghiên cứu.
- PGS.TS Đặng Kim Thanh – Phó trưởng khoa Y học cổ truyền Trường
Đại học Y Hà Nội, người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tâm giảng
dạy, giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong học
tập và nghiên cứu khoa học.
- Các thầy, các cô trong hội đồng chấm luận văn thạc sỹ Y học Trường
Đại học Y Hà Nội, những người thầy đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến
quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
- Ban giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp, Trung tâm cai nghiện Bệnh
viện châm cứu Trung ương đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu tại khoa.
- Ban giám đốc, các phòng ban, bộ môn y học cổ truyền trường Đại
học Y - Dược Thái Nguyên là nơi công tác và cũng là nơi hỗ trợ nhiệt
tình về cả vật chất cung như tinh thần cho tôi.
- Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, vợ con và
những người thân trong gia đình đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập. Cảm ơn các anh, các chị, những người bạn thân thiết
đã cùng tôi chia xẻ những ngày khó khăn vất vả trong học tập và
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 2 tháng 12 năm 2011
Hoàng Văn Thắng



4

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và

kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ tài liệu nào.

Tác giả luận văn
Hoàng Văn Thắng

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

AC : Adenylcyclase.
AIDS : Acquired Immune Deficiency Syndrome.
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).
cAMP : Adenosin Mono Phospha Cyclic (AMP vòng).
CDTP : Chất dạng thuốc phiện.
CMT : Chất ma tuý.
Cs : Cộng sự.
DSM IV – R : Diagnostic and Statistical Manual Revision.
(Sổ tay thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần).
ICD – 10 : International Clasiffication of Diseases
(Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10).
HCC : Hội chứng cai.
HIV : Human Interferon Virus (Kháng thể kháng virus).
NMT : Nghiện ma tuý.
UBQGPCMT : Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý.


5
WHO : World Health Organisation (Tæ chøc y tÕ thÕ giíi).
YHCT : Y häc cæ truyÒn.
YHH§ : Y häc hiÖn ®¹i.


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12
1.1. TÌNH HÌNH NGHIỆN MA TUÝ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM 12
1.1.1. Tình hình nghiện ma tuý trên thế giới. 12
1.1.2. Tình hình nghiện ma tuý ở Việt Nam. 14
1.2. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT MA TUÝ 16
1.2.1. Định nghĩa chất ma túy 16
1.2.2. Phân loại các chất ma tuý. 16
1.3. QUAN NIỆM VỀ NGHIỆN MA TUÝ THEO YHHĐ 20
1.3.1. Định nghĩa nghiện ma túy theo y học hiện đại. 20
1.3.2. Cơ chế nghiện ma tuý theo y học hiện đại. 20
1.3.3. Hội chứng cai 22
1.3.4. Cơ sở sinh học của trạng thái lệ thuộc về mặt cơ thể. 23
1.3.5. Cơ sở sinh học của trạng thái lệ thuộc về mặt tâm thần. 23
1.4. QUAN NIỆM VỀ NGHIỆN MA TUÝ THEO Y HỌC CỔ
TRUYỀN. 24
1.4.1. Nguyên nhân: 24
1.4.2. Hội chứng tạng phủ của NMT theo lý luận YHCT và phương
pháp châm cứu trong điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý. 25
1.5. ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ CAI NGHIỆN MA TUÝ. 30
1.5.1. Điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý bằng YHHĐ 30
1.5.2. Điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý bằng YHCT. 32
1.6. TÌNH HÌNH CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ CAI NMT: 33
1.6.1. Châm cứu hỗ trợ cai nghiện ma tuý trên thế giới 33


6

1.6.2. Châm cứu hỗ trợ cai nghiện ma tuý ở Việt Nam 34
1.7. PHƢƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM: 36
CHƢƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 38
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU 38
2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 39
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 39
2.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma tuý. 39
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân. 41
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. 42
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá và theo dõi. 42
2.3.3. Phác đồ huyệt: 44
2.3.4. Kỹ thuật điện châm. 45
2.3.5. Liệu trình điều trị. 45
2.3.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả cắt cơn đói ma tuý. 46
2.3.7. Xử lý số liệu. 46
2.3.8. Đạo đức trong nghiên cứu 47
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƢỢNG
NGHIỆN MA TUÝ THỂ TÂM - TỲ. 48
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi. 48
3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới. 49
3.1.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp. 49
3.1.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời điểm nghiện 50
3.1.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian nghiện. 51
3.1.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo loại ma tuý sử dụng 52
3.1.7. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo cách sử dụng 53
3.1.8. Phân bố đối tượng theo mức độ nghiện 54
3.1.9. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần dùng trong ngày 55

3.1.10. Đánh giá đối tượng nghiên cứu theo số lần cai 56


7
3.1.11. Đánh giá nhiễm HIV. 57
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH NHÂN NMT THỂ TÂM –
TỲ HƢ 57
3.2.1. Kết quả của điện châm hỗ trợ điều trị hội chứng cai ma tuý thể
Tâm – Tỳ hư. 57
3.2.2. Sự thay đổi triệu chứng trong quá trình điện châm hỗ trợ điều trị
hội chứng cai ma tuý thể Tâm - Tỳ hư 58
3.2.4. Đánh giá cân nặng trước và sau điều trị 60
3.2.5. Đánh giá sự thay đổi của sóng điện não trước và sau điều trị. 61
3.2.6. Đánh giá sự thay đổi của phổ điện não trƣớc và sau điều trị. 63
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN 64
4.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐỐI TƢỢNG NGHIỆN MA TUÝ THỂ TÂM -
TỲ HƢ. 64
4.1.1. Tuổi của các đối tượng nghiên cứu. 64
4.1.2. Giới tính của đối tượng nghiên cứu 64
4.1.3. Thời gian nghiện. 65
4.1.4. Cách sử dụng ma tuý. 66
4.1.5. Loại ma tuý. 66
4.1.6 Mức độ nghiện. 67
4.1.7 Liên quan giữa nghiện ma tuý và HIV. 67
4.2. TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HỘI
CHỨNG CAI NGHIỆN MA TUÝ THỂ TÂM - TỲ HƢ. 67
4.2.1. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng trước, trong và sau điều trị 67
4.2.2. Phác đồ điều trị và kết quả hỗ trợ điều trị HCC NMT thể Tâm -
Tỳ hư. 73
4.2.3. Ảnh hưởng của điện châm 77

4.2.4. Tai biến gặp phải trong quá trình điện châm điều trị hỗ trợ hội
chứng cai nghiện chất dạng thuốc phiện thể Tâm – Tỳ hư 79
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


8



9
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Các triệu chứng của hội chứng cai 40
Bảng 2.2. Bảng điểm của Himmelsbach (1982) . 40
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới. 49
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 49
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời điểm nghiện 50
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian nghiện. 51
Bảng 3.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo loại ma tuý sử dụng . 52
Bảng 3.7. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo cách sử dụng 53
Bảng 3.8. Phân bố đối tượng theo mức độ nghiện 54
Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân theo số lần sử dụng chất ma túy/ ngày. 55
Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân theo số lần cai 56
Bảng 3.11. Đánh giá nhiễm HIV trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu 57
Bảng 3.12. Kết quả điện châm hỗ trợ điều trị 57
Bảng 3.13. Bảng theo dõi diễn biến các triệu chứng trong điều trị 58
Bảng 3.14. Bảng đánh giá sự thay đổi của Opiat trong nước tiểu 59

Bảng 3.15. Đánh giá cân nặng trước và sau điều trị 60
Bảng 3.16. Bảng đánh giá mức độ biến đổi của sóng điện não trước và
sau điều trị 61
Bảng 3.17. Đánh giá sự thay đổi của phổ điện não trước và sau điều trị 63



10
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 48
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 50
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời điểm nghiện 51
Biểu đồ 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian nghiện 52
Biểu đồ 3.6. Phân bố đối tượng theo mức độ nghiện 54
Biểu đồ 3.7. Phân bố bệnh nhân theo số lần sử dụng chất ma túy/ ngày 55
Biểu đồ 3.8. Phân bố bệnh nhân theo số lần cai 56
Biểu đồ 3.9. Đánh giá nhiễm HIV trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu 57
Biểu đồ 3.10. Đánh giá mức độ biến đổi của sóng điện não trước và sau
điều trị 62
Biểu đồ 3.11. Đánh giá sự thay đổi của phổ điện não trước và sau điều trị 63

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiện ma tuý (NMT) đã và đang trở thành thảm hoạ lan tràn ở khắp
các nước trên thế giới. Ma tuý không những gây tổn hại về kinh tế mà còn tàn
phá tinh thần, thể xác của hàng triệu con người, phá hoại hạnh phúc của nhiều
gia đình, ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội và là tệ nạn của xã hội. Ma tuý
làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng.
Nghiện ma túy không những làm cho người nghiện ở trang thái rối loạn

tâm lý hành vi mà còn suy sụp nghiêm trọng về sức khỏe, thể chất, tinh thần,
khả năng lao động dẫn đến phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình và xã
hội mà còn là nguyên nhân trực tiếp làm lây lan nhanh HIV/AIDS [1].
Đến nay NMT đã, đang và vẫn là một vấn đề bức xúc của nhiều quốc
gia trên thế giới. Ở Việt Nam, NMT chủ yếu vẫn là nghiện các chất dạng
thuốc phiện. Số người nghiện vẫn ngày một gia tăng, nhất là trong giới trẻ


11
NMT vẫn được xác định là bạn đồng hành với nhiễm HIV, viêm gan virus,
các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục…các rối loạn tâm thần cũng như các
vấn đề tệ nạn xã hội khác.
Hiện giờ trên thế giới chưa có một phương thuốc nào được coi là “chữa
khỏi” NMT (nhất là nghiện opioid). Tỷ lệ tái nghiện sau cai vẫn là 80 – 85%.
Với các chất ma túy dạng opioid. Điều trị giải độc để cắt hội chứng cai
(HCC) là bước quan trọng để sau đó tiến hành các biện pháp tái phục hồi,
chống tái nghiện về sau. Trong các phương pháp điều trị giải độc hiện nay,
nhiều phương pháp YHCT như các bài thuốc, xoa bóp bấm huyệt… nhất là
phương pháp châm cứu đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
tác giả trong nước và trên thế giới.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về từng thể bệnh riêng lẻ nhưng chưa
có một đề tài nào nghiên cứu về điều trị hỗ trợ cai NMT thể phối hợp giữa tạng
Tâm và tạng Tỳ. Để đóng góp vào việc đánh giá kết quả của một phác đồ điều
trị chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị
hội chứng cai ma tuý (Opiates) thể Tâm - Tỳ hư bằng điện châm” với 3
mục tiêu sau:
1- Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị hội chứng cai ma tuý (Opiates) thể
Tâm - Tỳ hư bằng điện châm.
2- Đánh giá sự thay đổi một số chỉ tiêu cận lâm sàng trên bệnh nhân
hỗ trợ điều trị hội chứng cai ma tuý (Opiates) thể Tâm - Tỳ hư trước

và sau điều trị bằng điện châm.
3- Theo dõi một số tác dụng phụ không mong muốn.



12
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIỆN MA TUÝ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình nghiện ma tuý trên thế giới.
Báo cáo của Liên Hiệp Quốc (LHQ) khẳng định rõ ma túy đã và đang
đe dọa sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, đồng thời là gánh nặng của
toàn xã hội. Làm sao để quét sạch thứ chất độc chết người này đang là bài
toán khó đối với thế giới.
Bản báo cáo ma tuý 2010 của LHQ cho hay: Năm 2009, các vùng canh
tác, chế biến ma tuý trên khắp thế giới đã “xuất xưởng” được 7.754 tấn thuốc
phiện, 865 tấn cocaine và 657 tấn heroin. Tính đến năm 2008, thị trường ma
tuý châu Âu đạt giá trị 34 tỉ USD, gần đuổi kịp con số 37 tỉ USD của thị
trường ma tuý Bắc Mỹ. Trên thế giới ước tính có từ 155 đến 250 triệu người
nghiện ma túy các loại và có chiều hướng gia tăng theo từng năm. Ví dụ,
trong thập niên 1998 - 2008, số người nghiện cocaine ở châu Âu tăng từ 2
triệu lên 4,1 triệu. Ngoài ra, mỗi năm có hàng chục nghìn người chết vì sử
dụng quá liều các chất hướng thần. Hàng trăm nghìn trẻ em chào đời với các
bệnh lý do việc dùng chất ma túy gây nên. Tại Afghanistan, hiện có khoảng 1
triệu người mắc nghiện ma túy, trong đó số người nghiện thuốc phiện tăng
hơn 50% và nghiện heroin tăng hơn 140% so với năm 2005. Số người nghiện
ma tuý chiếm 8% dân số Afghanistan, cao gấp đôi tỉ lệ trung bình của thế
giới. Hơn một nửa người nghiện ở miền Nam và miền Bắc Afghanistan mang
thuốc phiện gây nghiện cho con cái của họ. Các nguyên nhân như đất nước



13
kiệt quệ kinh tế sau nhiều năm chiến tranh, lượng cung ứng ma túy dồi dào và
giá rẻ, cộng với những hạn chế trong việc cai nghiện đã tạo nên cơn bão ma
tuý ở Afghanistan. Được biết, hơn 90% lượng thuốc phiện và heroin lưu
thông trên thế giới có xuất xứ từ Afghanistan.
Tại nước Nga, các loại ma tuý đã gây ra cái chết của gần 70.000 công
dân mỗi năm. Đây là con số tương đương với số dân của hai thành phố. Hoạt
động buôn bán ma tuý ở Nga đang thu lời 15 tỷ USD cho các băng nhóm tội
phạm. Mỗi ngày, các lực lượng cảnh sát Nga thu giữ hàng chục kg ma tuý các
loại. Bên kia bờ Thái Bình Dương, Mỹ tiếp tục là thị trường tiêu thụ ma tuý
lớn nhất thế giới và hiện tượng giới trẻ lạm dụng chất ma tuý trở thành vấn đề
nghiêm trọng. Không chỉ từ mặt đất, những lời kêu gọi đấu tranh với nạn ma
tuý đã vang lên từ vũ trụ. Thay mặt phi hành đoàn Trạm vũ trụ quốc tế ISS,
trưởng đoàn phi hành Gennady Padalka đã hướng tới cư dân Trái đất với
những lời như sau: "Nhìn từ vũ trụ, hành tinh Trái đất của chúng ta trông thật
mỏng manh, nhưng nhỏ bé hơn thế lại là con người, đang tự giết mình bằng
các chất gây nghiện. Ma túy chỉ tạo nên ảo giác cuộc sống. Ma túy giết hại
con người và cả gia đình, người thân của anh. Chúng tôi, các phi công vũ trụ
đội bay ISS kêu gọi: Không có chỗ cho ma túy trên Trái đất" [5].
Bên cạnh việc sử dụng các chất ma tuý cổ điển chiết xuất từ thảo mộc,
người NMT ngày nay còn sử dụng nhiều CMT tổng hợp như các chất cường
thần, các chất gây ảo giác, các chất gây ngủ, các chất giải lo âu ở một số
nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan việc sử dụng Amphetamin ngày
càng chiếm ưu thế, đặc biệt là trong các vũ trường [10], [21].
Số người NMT ngày càng nhiều, thành phần thanh niên NMT ngày
càng tăng, mặc dù các nước trên thế giới đều tích cực phòng chống NMT.



14
Cách đây 30 năm ngày 26/06/1978 văn phòng liên hợp quốc tổ chức một cuộc
mít tinh lớn tại New York kêu gọi nhân loại trên toàn thế giới cùng sát cánh
phòng chống ma tuý. Từ đó ngày 26/06 hàng năm được lấy làm:
“Ngày thế giới phòng chống ma tuý” [30], [41].
1.1.2. Tình hình nghiện ma tuý ở Việt Nam.
Nghiện ma túy ở Việt nam đã có từ rất lâu, từ ngàn xưa người dân ở các
tỉnh miền núi phía Bắc đã biết trồng cây thuốc phiện và dùng thuốc phiện vào
các mục đích chữa bệnh, cúng tế, hiếu hỷ và hút thuốc phiện dần dần trở
thành một thói quen xấu ở nhiều vùng trong cả nước. Các triều đại phong kiến
cũng đã nhận thấy tác hại của việc hút thuốc phiện và đã ra lệnh cấm hút
thuốc phiện, cấm buôn bán và tàng trữ thuốc phiện [5], [34].
Sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công cho đến ngày Miền Nam
hoàn toàn giải phóng, công tác phòng chống NMT chỉ diễn ra và có kết quả
khả quan ở vùng tự do. còn ở các vùng tạm chiếm, NMT vẫn tiếp tục phát
triển và ngày càng trầm trọng [5]. Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, NMT đã
có đặc điểm của NMT hiện đại, đặc biệt nghiện Heroin đã trở thành một hiểm
họa cho đất nước.
Theo thống kê của WHO [34]: Việt Nam năm 1975 có 100.000 người
nghiện, chiếm 0,23% dân số. Tới ngày 30/04/1997 theo thống kê của Cục
phòng chống tệ nạn xã hội thì tổng số người nghiện trên toàn quốc khoảng
127.000 người và nghiện chủ yếu các loại Morphin, Dolargan, Heroin [29].
Hiện nay theo thống kê từ Bộ lao động thương binh xã hội thì cả 63 tỉnh thành
phố, 90 quận huyện, 58 xã phường thị trấn đã gửi báo cáo có người NMT
trong đó có 730 xã phường trong diện trọng điểm ma tuý. Tính đến tháng
06/2007 cả nước có khoảng 168.518 người NMT (Trong đó có 30.000 người
tại các cơ sở do Bộ công an quản lý). Tuy nhiên theo một số chuyên gia thì
con số người mắc nghiện thực tế còn vượt xa con số thống kê. Điều đáng lo ngại



15
là NMT độ tuổi ngày càng trẻ: dưới 18 tuổi là 4,5%, dưới 30 tuổi khoảng 68,3%
và 80% trong độ tuổi lao động. Đối tượng NMT không chỉ tập trung ở nhóm
người có trình độ thấp, không nghề nghiệp, có tiền án tiền sự mà lan sang cả
những đối tượng có trình độ học vấn cao, công việc ổn định, kinh tế khá giả [23].
Tại Hà Nội năm 1997 có khoảng 10.000 người NMT [29] thì năm 2002
có 13.614 người nghiện, năm 2005 có 18.561 người nghiện. Đến nay có
khoảng 20.000 người NMT có nghĩa là 1 năm có thêm khoảng 1000 người
nghiện mới [29].
Năm 2000 Quảng Bình còn được xem là địa bàn “Trắng về ma tuý”
nhưng đến tháng 6/2007 có 776 đối tượng liên quan đến NMT - Đây là những
đối tượng có hồ sơ quản lý tại cơ quan công an nhưng thực tế số lượng người
NMT còn lớn hơn nhiều tập trung chủ yếu ở thành phố Đồng Hới. Tại Sài Gòn,
7/1997, số người nghiện công an nắm được là 4.500. Ðến tháng 7/1998, con
số tăng lên 10.038, bao gồm 81% ở độ tuổi dưới 30. Thực tế ước tính Sài Gòn
có khoảng 20.000 người nghiện.
Thực trạng hiện nay về tình hình diễn biến buôn bán cũng như sử dụng
ma túy rất phức tạp cả về hình thức cũng như phương thức, số người NMT
trong cả nước được điều trị còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số người nghiện,
tỷ lệ tái nghiện còn cao, số người nghiện mới gia tăng, tập trung ở giới trẻ.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ công an (19/03/2011): số lượng người nghiện
ma tý còn nhiều (trong năm 2008-2009 có khoảng 170.000 – 180.000 người
nghiện/năm); lượng ma túy nhập vào Việt Nam rất lớn.
Số người nghiện mới và tái nghiện gia tăng, các chất gây nghiện ngày
càng đa dạng và phức tạp đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội cùng quan
tâm giúp đỡ người nghiện cắt cơn và tái hoà nhập cộng đồng bởi nếu chỉ
người nghiện quyết tâm thôi thì chưa đủ.


16

Phương pháp điện châm hỗ trợ điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy: Sau
nhiều năm nghiên cứu áp dụng phương pháp châm cứu điện châm hỗ trợ điều
trị cắt cơn cai nghiện ma tuý, ngày 21/10/2003 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký
Quyết định số 5467/2003/QĐ - BYT: Hướng dẫn áp dụng phương pháp điện
châm điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý. Theo báo cáo của Bệnh viện Châm
cứu Trung ương, phương pháp điện châm không chỉ cắt cơn nghiện cho bệnh
nhân mà hiệu quả điều trị còn kéo dài, qua đánh giá sau một số năm người
nghiện vẫn không tái nghiện.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT MA TUÝ.
1.2.1. Định nghĩa chất ma túy.
Chất ma túy (CMT) là những chất gây nghiện - tự nhiên (Nhựa thuốc
phiện, lá cô ca ) bán tổng hợp (Heroin) hay chất tổng hợp (Amphetamin).
Những chất này tác động đặc hiệu vào hệ thần kinh trung ương và nếu sử
dụng lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến trạng thái phụ thuộc vào chất đã sử dụng
gọi là NMT [48].
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa từ năm 1957, nghiện
là: "Trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lập đi lập lại
một hay nhiều lần một chất tự nhiên hay tổng hợp. Nó làm cho người nghiện
ham muốn không tự kiềm chế được mà bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng.
Nó gây xu hướng tăng dần liều lượng, gây ra sự lệ thuộc về tâm lý và thường
cả thể chất và có hại cho chính người nghiện và xã hội".
1.2.2. Phân loại các chất ma tuý.
Các CMT có rất nhiều loại khác nhau và bị lạm dụng dưới nhiều hình
thức khác nhau. Việc sử dụng loại ma tuý nào là chủ yếu tuỳ thuộc vào hoàn
cảnh kinh tế, xã hội, địa lý ở mỗi nước. Ở nước ta, theo vụ Điều trị Bộ Y tế
các CMT có nhiều loại, việc phân loại các CMT hết sức phức tạp và có nhiều
cách phân loại, dựa vào tác dụng dược lý chính của chúng trên hệ thống thần


17

kinh trung ương, gây ra các biến đổi chức năng tâm thần đặc trưng có thể
phân ra các loại sau [39]:
1.2.2.1. Các chất gây êm dịu
- Các thuốc bình thản, giải lo âu, gây ngủ (Benzodiazepin, barbituric
Là các thuốc hướng thần được sử dụng để điều trị các chứng mất ngủ và lo âu
nhưng bị nhiều người lạm dụng).
- Rượu (Ethanol).
- Thuốc phiện và các chế phẩm của nó (Morphin, heroin, codein…).
1.2.2.2. Các chất kích thần.
- Các Amphetamin và chế phẩm của nó (Pervitin rilatin). Amphetamin
được đóng viên hoặc ở dạng bột trắng, dễ hoà tan trong nước nên bị lạm dụng
bằng đường tiêm chích.
- Cocaine: Ðây là hoạt chất trích từ lá cây Coca dạng bột trắng, tơi xốp
như bông tuyết, mượt mà, tinh thể nhỏ, sáng bóng, kết thành khối cuội nhỏ.
Còn được gọi là Crack, Ice, hay "Morphine nhận tạo". Cocaine có tác dụng
giống Morphine nhưng không chế biến từ cây thuốc phiện, mà được tổng hợp
thành Pethidine (Meperidine, Dolosal, Dolargan ) có tác dụng giảm đau,
chống co giật, êm dịu thần kinh như các loại Demerol, Methadone
1.2.2.3. Các chất kích thần gây ảo giác.
- Estasy (XTC).
1.2.2.4. Các dung môi hữu cơ gây êm dịu và ảo giác.
- Colles (chất tẩy), Dissolvants (chất hoà tan).
1.2.2.5. Các chất gây ảo giác.
- Các sản phẩm của Canabis (Cần sa), Marijuana (Lá khô), Haschich (Rễ):
Cần Sa (Bồ Ðà - Cannabis) chia làm 2 loại: Marijuana, Kif, Bham và
Hashish. Cần Sa giống sợi thuốc lá, màu nâu đen, được vấn thành điếu như


18
điếu thuốc nhưng bẻ cong đầu hoặc gói vào giấy thành từng gói. Lá Cần Sa có

mùi tanh, khó ngửi, khói mùi khét.
LSD (LSD 25 = d - Lysergic acid Diethylamid) chất lỏng không màu,
không mùi hoặc dạng viên nhỏ tinh thể hình khối có nhiều màu, dạng bột tẩm
vào lưỡi, và các chất tương tự.
1.2.2.6. Các chất không xếp trong các nhóm nêu trên.
- Thuốc lá, thuốc lào (Nicotin) là loại ma tuý nhẹ được sử dụng hợp
pháp gây dung nạp và phụ thuộc về cơ thể và tâm thần.
* Trong tiếng việt từ “Ma tuý” mới xuất hiện vài chục năm nay “Ma”
có nghĩa là kỳ lạ, huyền ảo; “Tuý” là say. Ma tuý là chất làm cho con người bị
say đắm, mê hoặc, quyến rũ. Trước kia trong các y văn, tài liệu thường dùng
“Thuốc phiện” vì thời bấy giờ người ta chỉ biết đến thuốc phiện. Ngày nay
những chất gây nghiện xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng nên“ Ma tuý”
được dùng để chỉ các chất gây nghiện nói chung. Trong phạm vi của đề tài
này chúng tôi chỉ đề cập đến NMT chất dạng thuốc phiện (Nhóm Opiat). Vậy
nguồn gốc của thuốc phiện và các chế phẩm (Thuốc phiện, Codein, Morphin,
Heroin) có thể được trình bày tóm tắt như sau:
- Thuốc phiện: Là nhựa của quả cây thuốc phiện được cô lại. Nhựa
thuốc phiện là một hỗn hợp các chất hữu cơ như: đường, đạm, chất béo và
một số chất cao phân tử khác. Có hơn 25 Alcaloid đã được phát hiện trong
thành phần của nhựa cây thuốc phiện song chỉ có khoảng 4 đến 5 loại được
coi là thành phần cơ bản nhất bao gồm: Morphin, Codein, Thebain, Papaverin
và Nacotin (Noscapin) Trong đó chỉ có các loại có nhân thơm Piperidin-
phenanthren là tác dụng mạnh lên hệ thần kinh trung ương (Morphin, cocain)
Thuốc phiện có 3 dạng:


19
+ Thuốc phiện sống (Rawopium) là nhựa thuốc phiện mới thu hoạch từ
quả và lá cây thuốc phiện, phơi khô, đóng gói. Thuốc phiện sống đặc dẻo có
màu nâu đen, đen sẫm, có mùi thơm đặc biệt, ít tan trong nước.

+ Thuốc phiện chín (Preparedopium) Thường gặp ở các nước Nam Á
được bào chế từ thuốc phiện sống bằng cách dùng nước nóng hoà tan nhiều lần,
rồi lọc qua vải nhiều lần, sấy khô dịch lọc và đóng thành bánh, có hình dạng kích
thước khác nhau. Thuốc phiện chín màu nâu, thơm hơn thuốc phiện sống.
+ Xái thuốc phiện (Drossopium) Là phần còn lại trong tẩu sau khi
thuốc phiện được hút xong. Thường trong xái thuốc phiện vẫn còn lại một
lượng thuốc phiện nhất định nên ở các nước Đông Nam Á người ta thường
trộn xái thuốc phiện với thuốc phiện sống để hút lại [2].
Ngoài ra còn một dạng thuốc phiện nữa là thuốc phiện y tế
(Medicalopium) thuốc phiện y tế được bào chế sạch hơn được chiết suất sấy khô
trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng ổn định có nồng độ ma tuý cao hơn từ 9- 12%
có màu sáng thẫm, vàng đậm hoặc đỏ sẫm [2]. Được sử dụng để chữa ỉa chảy,
làm giảm trương lực ruột, làm mềm cơ trơn ống tiêu hoá, giảm đau [22].
- Codein: Là Alcaloide của cây thuốc phiện được bào chế dưới dạng
viên uống.
- Morphin: Là Alcaloide của cây thuốc phiện được bào chế dưới dạng
bột hoặc tiêm. Ðây là hoạt chất chính của thuốc phiện. Dạng bột: kết tinh màu
trắng, không mùi, vị đắng và chua dễ chuyển màu xám dưới ánh sáng và
không khí. Dạng nước: không màu, có mùi khai của Amoniac. Dạng viên:
Morphine Sulfate (Moscontine) thực chất là thuốc tây trị đau ở người bệnh
ung thư, còn để điều chế Apo Morphine gây nôn ói khi ngộ độc. Một tấn
thuốc phiện chín có thể điều chế được 50 -70 kg Morphine.
- Heroin: Là chế phẩm của morphin tồn tại dưới dạng bột màu trắng.
Còn gọi là hàng trắng, bạch phiến, xì ke (Scag), có dạng bột trắng, dễ hút


20
nước, được gói trong giấy bạc thành viên nhỏ, đựng trong túi nylon nhỏ thành
tép hàn kín. Heroine được sử dụng: hút (trộn với thuốc lá), hoặc hít (để lên tờ
giấy bạc, hơ lửa cho Heroine bốc khói và hít khói; nặng hơn thì không cần hơ

mà hít thẳng vào mũi) hoặc chích: Pha vào nước chích vào tĩnh mạch hay
động mạch. Sau thời gian hút thường người nghiện đổi sang chích để "phê"
hơn và thơm mùi nhãn ở miệng và mũi. Nó là loại ma tuý mạnh nhất trong
nhóm các chất dạng thuốc phiện và cũng là loại bị lạm dụng nhiều nhất do đạt
được hiệu quả nhanh và đơn giản trong cách sử dụng.
1.3. QUAN NIỆM VỀ NGHIỆN MA TUÝ THEO YHHĐ.
1.3.1. Định nghĩa nghiện ma túy theo y học hiện đại.
Nghiện ma tuý theo ICD – 10 được định nghĩa như sau [22], [48]:
NMT là một trạng thái nhiễm độc mạn tính chất ma tuý gây lệ thuộc về mặt
cơ thể và tâm lý vào CMT và gây một trạng thái dung nạp (Liều dùng ngày
càng tăng) sau khi đã sử dụng CMT nhiều lần.
1.3.2. Cơ chế nghiện ma tuý theo y học hiện đại.
Người ta đã phân lập được các chất Morphin nội sinh trong cơ thể, đó là
Endorphin và Enkephalin, các chất này tạo phức hợp với các thụ thể
(Receptor) trong não, do đó có tác dụng giảm đau và đều có tính chất chung là
làm giảm sản xuất AMP vòng, nhưng Endorphin và Enkephalin bị phá huỷ
quá nhanh, nên không gây nghiện [20], [37].
Các CMT tác động vào hệ thần kinh trung ương tùy theo cấu trúc của
từng chất, nhưng điểm chung của cơ chế gây nghiện chủ yếu là do tác động
qua lại giữa CMT và thụ thể đặc hiệu của nó nằm ở các vùng khác nhau của
não [34]. Ở đây chỉ xin đề cập đến cơ chế gây nghiện của các chất dạng thuốc
phiện (Thuốc phiện, Morphin, Heroin) là các CMT đang được sử dụng chủ
yếu ở nước ta hiện nay.


21
Các chất dạng thuốc phiện (CDTP) khi vào cơ thể đều chuyển hóa thành
Morphin rồi vào máu, thời gian bán hủy của Morphin ở máu khoảng 2 giờ 30
phút. Sau 24 giờ, 90% Morphin bài tiết ra ngoài qua đường nước tiểu, chỉ một
lượng nhỏ vào hệ thần kinh trung ương và đến các thụ thể tiếp nhận Morphin

(các receptor) ở hệ viền, vùng dưới đồi, đồi thị, nhân đuôi và đám rối thần
kinh chi phối ruột (Đám rối Auerbach) [13], [37]. Có một số thụ thể tiếp nhận
Morphin nhưng chủ yếu là thụ thể nằm ở não, tập trung nhiều nhất là vùng
dưới đồi, một ít ở hệ thần kinh thực vật [20].
Tại các thụ cảm thể có sẵn những peptid nội sinh (Endorphin,
Enkephalin). Các Neuropeptid này tác động qua lại với Morphin và dẫn
truyền Morphin qua hệ thần kinh đến các vùng khác nhau của cơ thể gây ra
những tác dụng đặc hiệu [20].
Morphin có nhiều tác dụng có lợi, đặc biệt có tác dụng chữa bệnh như:
- Giảm đau (đây là tác dụng quan trọng nhất).
- Gây khoái cảm: Giảm các phiền muộn do các stress gây ra.
- Gây thản nhiên, bàng quan: Giảm lo âu và đau khổ.
- Ức chế hô hấp: Chống ho.
- Tăng cường lực cơ trơn dạ dày, ruột, chống tiêu chảy và nhiều tác
dụng khác.
Nhưng Morphin gây nhiều tác hại hơn, tác hại lớn nhất là gây nghiện với
ba trạng thái tăng dung nạp, lệ thuộc về cơ thể và lệ thuộc về tâm lý.
- Giải thích sự nghiện ma túy.
Nghiện ma tuý đƣợc giải thích nhƣ sau: [20], [37].
Từ khi tìm ra Morphin nội sinh (Endorphin) thì cắt nghĩa hiện tượng quen
các chất dạng thuốc phiện (CDTP) càng rõ: chất chủ vận nội sinh“ Receptor” của
CDTP là Enkephalin bị giáng hóa quá nhanh nên không gây quen thuốc.
Enkephalin hoặc mọi Opioid sẽ kích thích thụ thể, làm ức chế sự giải phóng một


22
số men, chủ yếu là ức chế Adenylcyclase (AC) từ đó giảm sản xuất ra cAMP
(AMP vòng).
Khi dùng CDTP nhiều lần, CDTP tác động liên tục vào thụ thể làm ức
chế liên tục AC và giảm cAMP trong cơ thể. Do cAMP là chất truyền tin thứ

hai đóng vai trò rất quan trọng, nên tế bào đáp ứng lại bằng cách tăng tổng
hợp AC hoặc ức chế phân hủy enzym để giữ cân bằng nồng độ AC. Người ta
gọi đó là trạng thái quen thuốc hay trạng thái nghiện. Khi ngừng Morphin đột
ngột (cai thuốc), CDTP biến khỏi cơ thể nhưng thụ thể vẫn giữ thói quen đáp
ứng với nồng độ cao của thuốc. Lúc này Enkephalin nội sinh sẽ thay thế
CDTP, nhưng không thỏa mãn được nhu cầu của thụ thể, hậu quả là các AC
không bị ức chế nữa, nồng độ của cAMP sẽ cao vọt lên khác thường, xuất
hiện tình trạng kích thích đó chính là những triệu chứng bắt gặp ở người đói
thuốc phiện biểu hiện hội chứng cai.
1.3.3. Hội chứng cai (HCC).
Khi người nghiện bị cắt đột ngột CMT thì các AC được giải phóng và gây
tăng tổng hợp cAMP gây ra tình trạng kích thích gọi là HCC (Dựa vào tiêu
chuẩn chẩn đoán của DSM IV- R (Diagnostic and Statistical Manual Revision)
của Hội tâm thần học Mỹ chỉnh lý năm 1994 gồm 13 triệu chứng như sau:
+ Ngáp.
+ Chảy nước mắt, nước mũi.
+ Giãn đồng tử, nổi da gà, hoặc toát mồ hôi.
+ Thèm ma tuý.
+ Đau cơ, đau khớp.
+ Mất ngủ.
+ Buồn nôn, nôn.
+ Đau bụng, ỉa chảy.
+ Mạch nhanh.


23
+ Dị cảm.
+ Giãn đồng tử.
+ Tăng thân nhiệt.
+ Sút cân.

1.3.4. Cơ sở sinh học của trạng thái lệ thuộc về mặt cơ thể.
Cơ sở sinh học của trạng thái lệ thuộc ma tuý về mặt cơ thể [13], [37].
Khi người nghiện dừng sử dụng CDTP các thụ thể vẫn duy trì
phương thức đáp ứng với một lượng CDTP đưa vào cơ thể hàng ngày, tức là
vẫn liên tục tổng hợp một lượng lớn men AC, do lượng Endorphin quá nhỏ
không thể ức chế được việc tổng hợp này và lượng cAMP trong cơ thể cao
vọt, kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương, báo động gay gắt trạng thái
thiếu hụt Morphin dẫn tới nhu cầu cấp thiết phải đưa Morphin vào cơ thể, nếu
không đưa vào thì cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau:
+ Từ giảm đau chuyển sang đau đớn cơ bắp và nội tạng.
+ Từ thản nhiên, bàng quan chuyển sang bồn chồn.
+ Từ khoái cảm chuyển sang buồn bực.
+ Từ hẹp đồng tử chuyển sang giãn đồng tử.
+ Từ khô da chuyển sang vã mồ hôi.
Và nhiều triệu chứng trái ngược khác như: Dị cảm, buồn nôn, nôn, tiêu
chảy, mất ngủ
1.3.5. Cơ sở sinh học của trạng thái lệ thuộc về mặt tâm thần.
Cơ sở sinh học của trạng thái lệ thuộc ma tuý về mặt tâm thần [3], [37].
Theo nhận định của hội đồng các chuyên viên về lạm dụng ma túy của
WHO thì sự lệ thuộc vào chất ma túy trước hết và chủ yếu là sự lệ thuộc về
mặt tâm thần. Do bản năng sinh tồn, cơ thể phải tự điều chỉnh để sớm chấm
dứt sự lệ thuộc về mặt cơ thể (HCC) trong vòng từ 1-2 tuần. Tuy nhiên mất
hội chứng cai rồi, đối tượng NMT vẫn tiếp tục nhớ và thèm chất ma túy trong


24
một thời gian rất dài. Đó là nguyên nhân làm cho gần 100% các đối tượng
NMT lại tái nghiện một thời gian ngắn sau khi cắt cơn trong 10 ngày nếu
không điều trị duy trì. Đây là một hiện tượng tâm sinh học phức tạp, chưa
được sáng tỏ hoàn toàn và có nhiều cách giải thích khác nhau.

Có tác giả cho rằng tập tính nghiện ma túy hình thành trên cơ sở thần
kinh sinh học nhưng được điều tiết bởi các nhân tố tâm lý (Kinh nghiệm đã
trải qua, tác động của môi trường xã hội, tác động của stress ). Các trạng thái
khoái cảm, thản nhiên do chất ma túy gây ra là cơ sở sinh học của cái thèm và
nhớ. Một số nhà điều trị tập tính cho rằng trong một thời gian dài tất cả những
phản ứng hàng ngày của bộ não đối với chất ma túy, nhất là những thụ thể đặc
hiệu được lưu dấu vết bền vững vào bộ nhớ của não và hình thành một phản
xạ có điều kiện. Do đó sự thèm và nhớ các cảm giác dễ chịu, sảng khoái do
chất ma túy đem lại có cơ sở bền vững tại các tế bào thần kinh, tồn tại tiềm
tàng và thường trực trong não. Bởi vậy khi gặp một khích thích gợi nhớ CMT,
các dấu vết của phản xạ có điều kiện lại được hoạt hoá, xung động gây thèm
CMT xuất hiện trở lại và thúc đẩy người nghiện quay trở về với CMT. Chính vì
thế mà một số người sau khi đã cắt được HCC hoặc cai NMT được nhiều năm vẫn
tái nghiện. Đây chính là trở ngại lớn nhất trong điều trị NMT hiện nay.
1.4. QUAN NIỆM VỀ NGHIỆN MA TUÝ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN.
Dựa trên lý luận YHCT cổ xưa, Nguyễn Tài Thu đã nêu ra kết luận rằng
NMT ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý của ngũ tạng lục phủ, nó không
chỉ ảnh hưởng đơn độc đến một tạng hay một phủ mà có thể ảnh hưởng đến 12
tạng phủ, 14 kinh mạch chính. Ở mỗi bệnh nhân khác nhau thì bệnh lý do ma tuý
gây ra ở các tạng phủ cũng không giống nhau [33], [37].
1.4.1. Nguyên nhân.
Theo Nguyễn Tài Thu [35], [37] thì nguyên nhân gây NMT gồm:


25
- Ý muốn, tư tưởng muốn dùng ma tuý liên quan đến Can, Đởm, Tâm, Tâm
bào. Can - Đởm không chỉ có nghĩa hẹp về chức năng sinh lý, giải phẫu của lá Gan,
túi Mật mà còn có chức năng điều khiển trực tiếp về lý trí, ý thức của con người “
Can tướng quân chi quan chủ mưu lự, Đởm chủ quyết đoán”. Tâm không chỉ có
chức năng “Chủ huyết mạch” đưa máu đi nuôi cơ thể mà còn quản lý về tinh thần,

tình cảm, tư duy của con người: “Tâm chủ thần minh”.
- Cảm khoái và sự thèm muốn dùng ma tuý là do Can, Tâm có chức
năng liên quan mật thiết với chức năng của Tỳ, Vị “Tỳ – Vị khai khiếu tại
khẩu – vị giác”.
- Hơi thơm của thuốc phiện, cảm giác khoan khoái, nhẹ nhõm khi dùng
thuốc phiện có liên quan đến Phế - Đại trường “Phế chủ khí, Phế chiều bách
mạch, Phế khai khiếu tại Tỳ”.
1.4.2. Hội chứng tạng phủ của NMT theo lý luận YHCT và phƣơng pháp
châm cứu trong điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý.
Vận dụng lý luận YHCT [7], [8], [33], [36] trong nghiên cứu để biện
chứng luận trị trong điều trị. Theo Nguyễn Tài Thu không phải hội chứng nào
do ma tuý gây ra ở mọi người nghiện đều giống nhau, mà tuỳ theo trạng thái
sinh lý khác nhau của từng người, thời gian sử dụng, mức độ sử dụng mà sinh
ra sáu nhóm chứng trạng khác nhau: Can - Đởm, Tỳ - Vị, Tâm - Tâm bào,
Tiểu trường - Tam tiêu, Thận - Bàng quang, Phế - Đại trường. Sau đó phải
dựa trên thể trạng: Hàn - Nhiệt, Hư - Thực của từng bệnh nhân mà chia ra hai
hội chứng khác nhau là: [20], [35].
- Hội chứng thịnh (Chứng thực):
+ Biểu hiện: Thần kinh hưng phấn, nằm ngồi không yên, mất ngủ, vật vã,
đập phá, nhức đầu, co giật chân tay, thở mạnh, nói lung tung, đau bụng đi ngoài,
tim đập nhanh, hồi hộp, nhức trong tuỷ xương và tứ chi, nam giới thì di mộng
tinh, nữ giới thì kinh nguyệt không đều. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày.

×