Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức cho quận hải châu, thành phố đà nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

DƢƠNG NGỌC PHƢỢNG

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC QUẬN
HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Ngọc Ánh

Đà Nẵng – Năm 2017



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................... 6
5. Bố cục đề tài........................................................................................7
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................7
CHƢƠNG 1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC...................10
1.1. NGUỒN GỐC TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH......................10


1.1.1. Tƣ tƣởng và văn hóa truyền thống Việt Nam.............................10
1.1.2. Tinh hoa văn hoá nhân loại..........................................................14
1.1.3. Tƣ tƣởng và tấm gƣơng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin.....21
1.1.4. Nhân tố chủ quan - phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh...........23
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
............................................................................................................................. 24

1.2.1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức..........................24
1.2.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức..............27
1.2.3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới............36
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY..........................................................................................40
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CÔNG CHỨC QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN
NAY.................................................................................................................44
2.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CÔNG CHỨC QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


HIỆN NAY...................................................................................................... 44


2.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Đà Nẵng
và quận Hải Châu............................................................................................ 44
2.1.2. Truyền thống lịch sử, văn hóa và đặc điểm con ngƣời quận Hải
Châu.................................................................................................................46
2.1.3. Thành tựu, hạn chế trong quá trình 20 năm thành lập quận Hải
Châu.................................................................................................................47
2.2. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC

QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY......................... 51
2.2.1. Đặc điểm tình hình của đội ngũ cán bộ công chức quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng................................................................................51
2.2.2. Đánh giá thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức quận
Hải Châu..........................................................................................................52
2.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG HIỆN NAY..........................................................................................59
2.3.1. Khách quan..................................................................................59
2.3.2. Chủ quan..................................................................................... 62
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG
ĐẠO ĐỨC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC QUẬN HẢI CHÂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................................................................. 69
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG NHẰM XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CÔNG CHỨC QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG....69
3.1.1. Phƣơng hƣớng chung................................................................. 69
3.1.2. Các nguyên tắc cần quán triệt......................................................69
3.2. GIẢI PHÁP...............................................................................................71
3.2.1. Về công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho đội ngũ cán bộ công
chức quận Hải Châu.........................................................................................71


3.2.2. Về đẩy mạnh tính tự giác, tự học tập, rèn luyện, tu dƣỡng đạo
đức theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh của cán bộ công chức quận Hải Châu.........72
3.2.3. Về cụ thể hóa chuẩn mực đạo đức theo ngành nghề...................73
3.2.4. Về xây dựng và thực hiện quy chế thi đua - khen thƣởng..........75
3.2.5. Về xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát...................78
KẾT LUẬN.....................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của ngƣời cách mạng, cũng nhƣ
gốc của cây, ngọn nguồn của sông của suối: Đạo đức nhƣ là gốc của cây, nhƣ
nguồn của sông, “cũng nhƣ sông có nguồn mới có nƣớc, không có nguồn thì
sông cạn; cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Ngƣời cách mạng phải
có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo
đƣợc nhân dân” [42, tr.292]. Bởi lẽ sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề; con
đƣờng đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đƣờng dài, không
phải là một đại lộ thẳng tắp. Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi
ngƣời, mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Chăm lo cái
gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc thƣờng xuyên của toàn
Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi ngƣời trong xã hội. Vì vậy, trong
suốt quá trình hoạt động cách mạng, bản thân Hồ Chí Minh luôn là một tấm
gƣơng mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng.
Vấn đề đạo đức đƣợc Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn diện ở mọi
đối tƣợng, trên mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời, trên mọi phạm vi,
trong mọi mối quan hệ. Và Ngƣời đặc biệt quan tâm đến đạo đức của cán bộ
công chức.
Ngƣời luôn dạy cán bộ công chức phải biết từ bỏ chủ nghĩa cá nhân ích
kỷ, hẹp hòi, đó là một thứ vi trùng rất độc hại, từ đó sinh ra và lây lan các thứ
bệnh vô cùng độc hại về các bệnh nhƣ: tham ô, lãng phí, tham nhũng, háo
danh, kiêu ngạo, bè phái, hẹp hòi, xu nịch. Ngƣời luôn yêu cầu mỗi cán bộ
công chức phải kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi của biểu hiện phi
đạo đức, của chủ nghĩa cá nhân và Ngƣời cho rằng để chữa căn bệnh này thì



2
cần có thang thuốc hay nhất là thực hiện phê bình và tự phê bình. Làm đƣợc
nhƣ vậy, thì cán bộ công chức sẽ ngày càng tốt và những khuyết điểm ngày
càng mất dần đi, đảng viên, cán bộ ngày càng đƣợc nhân dân tin yêu, Đảng
ngày càng vững mạnh.
Trong sự nghiệp cách mạng, tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh đã ảnh
hƣởng sâu rộng đến đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức. Dƣới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội ngũ cán bộ công chức đã có những bƣớc
trƣởng thành vƣợt bậc về nhiều mặt. Những thành tựu to lớn, nổi bật của đất
nƣớc sau 30 năm đổi mới gắn liền với tính tiên phong, gƣơng mẫu của đội
ngũ cán bộ công chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuyệt đại
bộ phận cán bộ công chức đã phát huy tốt vai trò của mình trong công cuộc
đổi mới và phát triển đất nƣớc; có bản lĩnh vững vàng, kiên định con đƣờng
đi lên chủ nghĩa xã hội do Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã
lựa chọn. Là những hạt nhân gƣơng mẫu trong việc thực hiện đƣờng lối,
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, đội ngũ cán bộ công chức đã thể hiện rõ ý
thức vƣơn lên trong học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ học vấn, năng lực
tƣ duy lý luận, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công
tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Và những thành tựu sau 30 năm đổi
mới đã tạo tiền đề vật chất, tinh thần để tiếp tục củng cố và nâng cao đạo đức
cách mạng cho đội ngũ cán bộ công chức với tính cách là chủ thể năng động,
tích cực của sự phát triển xã hội nói chung và lĩnh vực đạo đức nói riêng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng,
mỗi cán bộ công chức hàng ngày, hằng giờ phải đối mặt với những tác động
tiêu cực từ đời sống xã hội.
Thực tế đã và đang cho thấy, sự suy thoái về chính trị, tƣ tƣởng đạo
đức và lối sống không chỉ tiềm tàng ở một nơi nào đó mà nó hiện diện
tại không ít nơi, không chỉ ở một vài ngƣời hay nhóm ngƣời



3
nào đó mà đáng lo ngại là, hiện diện khá rộng, sâu và phức tạp
trong một bộ phận đáng kể đội ngũ cán bộ công chức [34, tr.13].
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Trong công tác
xây dựng Đảng... chƣa ngăn chặn và đẩy lùi đƣợc sự suy thoái về tƣ tƣởng
chính trị và đạo đức lối sống” [23, tr.221].
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định:
Thoái hóa, biến chất về chính trị, tƣ tƣởng, về đạo đức, lối sống; tệ
quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận
không nhỏ cán bộ công chức diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, chƣa
đƣợc ngăn chặn, đẩy lùi... Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự
sống còn của Đảng, của chế độ [24, tr.263-264].
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, cảnh báo:
Tình trạng suy thoái về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống trong
một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức và tình trạng tham nhũng,
lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chƣa đƣợc ngăn
chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp... làm giảm lòng tin
của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc, đe dọa sự ổn định, phát
triển của đất nƣớc [25, tr.173].
Nghị quyết Trung ƣơng 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay” đã nêu lên 3 tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng Đảng
hiện nay, trong đó, vấn đề về suy thoái tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức là vấn đề cấp bách thứ nhất:
Một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, trong đó có những đảng
viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy
thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện
khác nhau về sự phai nhạt lý tƣởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích
kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị,



4
cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc [27, tr.22].
Nghị quyết Trung ƣơng 4 khoá XII, một lần nữa, khẳng định:
Tình trạng suy thoái về tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, lối sống của
một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức chƣa bị đẩy lùi, có mặt,
có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng,... Trong khi đó, sự suy thoái về
tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” chỉ là một bƣớc ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm
khôn lƣờng, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu,
thù địch, phản bội lại lý tƣởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng,
của dân tộc [28, tr.22-23].
Thực trạng này là nguy cơ làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm
tổn thƣơng tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một
nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Đó là thực trạng
chung của cả nƣớc. Và ở mỗi địa phƣơng, đơn vị, thực trạng này có những
biểu hiện và mức độ trầm trọng khác nhau.
Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng. Trong sự nghiệp
dựng nƣớc và giữ nƣớc, với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa đã hình
thành nên đặc điểm con ngƣời Hải Châu với những đức tính quý báu: có lòng
yêu nƣớc, thƣơng nòi sâu sắc, giữ vững sự đoàn kết thống nhất, trung dũng,
kiên cƣờng, bất khuất của trƣớc mọi gian lao, thử thách dù khắc nghiệt đến
bao nhiêu của thiên tai, địch họa.
Trong 20 năm xây dựng và phát triển, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về công tác cán bộ “cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy,
huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [42, tr.309], Đảng bộ, chính
quyền quận Hải Châu đã chú trọng đầu tƣ trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng
đội ngũ cán bộ công chức cả về tƣ tƣởng, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ,



5
năng lực công tác. Đội ngũ cán bộ công chức không ngừng trƣởng thành cả về
số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành quả đạt đƣợc, về tƣ tƣởng đạo đức, một số ít cán bộ công
chức quận Hải Châu vẫn còn có những tồn tại cần khắc phục, sửa chữa, nhƣ
thiếu ý thức tu dƣỡng rèn luyện, quan liêu, xa dân, nhũng nhiễu nhân dân.

Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề
đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức quận Hải
Châu hiện nay là bức thiết, nhằm góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối
với Đảng, Nhà nƣớc nói chung, đối với đội ngũ cán bộ công chức quận Hải
Châu nói riêng.
Vì vậy, tôi chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở làm rõ nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức và thực
trạng xây dựng đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng, đề tài nghiên cứu những giải pháp vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về đạo đức trong việc góp phần xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ
công chức quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài thì luận văn có 3 nhiệm vụ:
- Làm rõ hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức;
- Trình bày và phân tích thực trạng xây dựng đạo đức của đội ngũ cán bộ
công chức quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay;
- Đề xuất một số giải pháp vận dụng tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh

nhằm xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức quận Hải Châu, thành


6
phố Đà Nẵng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong
việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng hiện nay.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo
đức cho đội ngũ cán bộ công chức thuộc 3 cơ quan Quận ủy, Ủy ban nhân
dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
trong giai đoạn (2011 - 2016).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
- Luận văn dựa trên cơ sở hệ thống tri thức lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức và đạo đức cách mạng.
- Hệ thống quan điểm lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa,
đạo đức và xây dựng con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp cách mạng.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn là quán triệt các nguyên tắc
phƣơng pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử; kết hợp với sử dụng các phƣơng pháp nhƣ phân tích, so sánh, đối
chiếu, tổng hợp, khái quát hoá, điều tra.
4.3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Góp phần làm rõ thêm về nguồn gốc, bản chất, nội dung tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về đạo đức.



7
- Góp phần làm rõ thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Bƣớc đầu đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cho đội ngũ
cán bộ công chức quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên
cao học triết học, chính trị học và các nghành khoa học xã hội khác.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng và 8 tiết.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Xung quanh vấn đề tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức, vấn đề thực
trạng đạo đức và vấn đề xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức, đã
có nhiều công trình nghiên cứu đề cập. Các nghiên cứu này đƣợc các tác giả
trình bày dƣới dạng các đề tài khoa học, các luận văn, luận án, sách, tạp chí
và dƣới nhiều góc độ khác nhau dựa trên các mục tiêu nghiên cứu. Có thể kể
tới một số công trình sau:
Nhóm thứ nhất, đi sâu làm rõ thêm về nguồn gốc, bản chất, nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức: GS. Hoàng Chí Bảo và TS. Trần Thị Minh
Tuyết (2014), Chuyện kể về Hồ Chí Minh, Nxb Thông tin và truyền thông: các
tác giả đã sƣu tầm, tổng hợp những mẩu chuyện vô cùng xúc động về tấm
gƣơng đạo đức của Ngƣời, qua đó, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn tƣ tƣởng đạo
đức Hồ Chí Minh, càng thêm quyết tâm nguyện suốt đời học tập và làm theo
tấm gƣơng đạo đức của Ngƣời; GS. Vũ Khiêu (2012), Hồ Chí Minh - Ngôi
sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia: Cuốn sách là
công trình chuyên khảo, tập hợp những kết quả nghiên cứu công phu trong
nhiều năm cũng nhƣ những trải nghiệm của tác giả về cuộc đời, sự nghiệp và
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, trong đó tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh là một trong
những tƣ tƣởng lớn đƣợc coi là điểm nhấn của cuốn sách, đem lại cho ngƣời



8
đọc những thu hoạch bổ ích, cảm nhận mới về con ngƣời, sự nghiệp và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh trên nhiều bình diện, từ đó thấy rõ hơn tầm vóc, ảnh
hƣởng và giá trị nhiều mặt của nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh đối với dân
tộc và thời đại; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2009), Mãi mãi học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh - Phân viện Đà Nẵng (1995), Góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Ngọc Ánh (2011), “Về mối
tương quan giữa đức và tài trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Triết học,
số 5 (240): các tác giả đã nêu rõ quan điểm về vai trò, sức mạnh của đạo đức
cách mạng, mối quan hệ giữa đức và tài, những nội dung cơ bản về tƣ tƣởng
đạo đức Hồ Chí Minh nhƣ trung với nƣớc, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm,
chính, chí công, vô tƣ; yêu thƣơng quý trọng con ngƣời, luôn tin tƣởng ở
quần chúng, sống có tình có nghĩa; tinh thần quốc tế trong sáng.
Nhóm thứ hai, vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức đối với cán bộ công chức, làm rõ thực trạng đạo đức của đội
ngũ cán bộ công chức và một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cho đội ngũ
cán bộ công chức hiện nay: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Phân
viện Đà Nẵng (1998), Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới,
Nxb Đà Nẵng: trong bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường cách
mạng Việt Nam, PGS, PTS. Mạch Quang Thắng khẳng định tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh là tài sản tinh thần quý báu của toàn Đảng và toàn dân ta và tƣ tƣởng của
Ngƣời vẫn luôn luôn có trong hành trang của dân tộc Việt Nam; Lê Hữu Nghĩa
(2016), Bản lĩnh chính trị của cán bộ công chức trong thời đại công nghiệp hóa
và hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản, số 879: tác giả đã khẳng định, bản lĩnh
chính trị của mỗi cán bộ công chức cũng nhƣ của Đảng đã tạo nên sức mạnh, sự
thống nhất ý chí, bảo đảm cho Đảng ta vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách lãnh
đạo cách mạng Việt Nam; Trần Ngọc Ánh (2012),



9
“Chỉnh đốn, đổi mới Đảng theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và trên tinh thần Nghị
quyết Trung ƣơng 4 khóa XI”, Tạp chí Triết học, số 11 (258): tác giả khẳng định
sự cần thiết và tầm quan trọng đặc biệt của việc chỉnh đốn, đổi mới Đảng theo tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh và trên tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung
ƣơng lần thứ 4 khóa (XI), trong đó, nhấn mạnh mục đích của việc đổi mới, chỉnh
đốn Đảng là cơ hội để mỗi cán bộ công chức tăng cƣờng tự rèn luyện, giáo dục
và tu dƣỡng lý tƣởng, phẩm chất đạo đức cách mạng; TS. Nhị Lê (2016), với
cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới, Nxb Chính trị
quốc gia, và bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 116 “Sự suy thoái về tƣ
tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng: bình tĩnh phòng ngừa, chủ động
ngăn chặn và kiên quyết tẩy trừ”: tác giả thẳng thắn phân tích thực trạng suy
thoái về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống trong một số bộ phận cán bộ công
chức hiện nay, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công
tác lý luận đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; Nguyễn
Trọng Phúc (2016), “Đảng cộng sản Việt Nam: Những bài học về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 880: tác giả nêu ra 4 bài học, trong đó có
bài học về củng cố quan hệ mật thiết với nhân dân, nâng cao đạo đức cách mạng
và không ngừng đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng.

Tất cả các công trình trên đã đề cập toàn diện đến vấn đề đạo đức Hồ Chí
Minh, vấn đề thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức và sự vận
dụng tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán
bộ công chức. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu vấn đề cụ thể về
vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho
đội ngũ cán bộ công chức quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay. Song,
nguồn tƣ liệu quý giá của tất cả các công trình khoa học nêu trên là những gợi
mở và là cơ sở quan trọng để tác giả thực hiện đề tài này.



10
CHƢƠNG 1

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1.1. NGUỒN GỐC TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

1.1.1. Tƣ tƣởng và văn hóa truyền thống Việt Nam
Trƣớc hết, đó là chủ nghĩa yêu nƣớc và ý chí đấu tranh bất khuất để
dựng nƣớc và giữ nƣớc. Từ văn hóa dân gian đến văn hóa bác học, từ nhân
vật truyền thuyết đến các tên tuổi sáng ngời trong lịch sử nhƣ Hai Bà Trƣng,
Ngô Quyền, Trần Hƣng Đạo, Nguyễn Trãi đều đã phản ánh chân lý đó một
cách hùng hồn. Chủ nghĩa yêu nƣớc là dòng chủ lƣu chảy xuyên suốt trƣờng
kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu bảng văn hóa - tinh
thần Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nƣớc đã trở thành động lực, sức mạnh truyền
thống, đạo lý làm ngƣời, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá
trị tinh thần của con ngƣời Việt Nam. Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ
nƣớc ngoài du nhập vào Việt Nam đều đƣợc tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính
của tƣ tƣởng yêu nƣớc đó.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên ở một dân tộc có bề dày chống ngoại
xâm hàng nghìn năm. Thực tiễn của sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc đã làm
nảy sinh một cách tự nhiên truyền thống yêu nƣớc và trở thành một “hằng số”
bất biến trong quá trình tồn tại và phát triển của ngƣời Việt Nam. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã viết:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là một truyền thống
quý báu của ta. Từ xƣa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lƣớt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm
tất cả lũ bán nƣớc và lũ cƣớp nƣớc [44, tr.38].



11
Thông qua con đƣờng học hành ở trƣờng về lịch sử và văn học Việt
Nam, thông qua khí phách và sự giáo dục trực tiếp của cụ phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc - thân phụ của Ngƣời, đặc biệt là đƣợc chứng kiến phong trào đấu
tranh của nhân dân xứ Nghệ, dần dần, chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam cứ thấm
vào trong tâm trí Hồ Chí Minh.
Thời niên thiếu Hồ Chí Minh là thời kỳ dân tộc Việt Nam có nhiều đau
thƣơng. Hàng loạt phong trào đấu tranh bị dìm trong biển máu. Nhiều xu
hƣớng cứu nƣớc bị thất bại, cả dân tộc lâm vào sự bế tắc, khủng hoảng về
con đƣờng cứu nƣớc, khát vọng cháy bỏng của nhân dân ta là độc lập và tự
do dân chủ đang chơi vơi giữa bầu trời phủ đầy bóng đen của chiến tranh xâm
lƣợc. Môi trƣờng dân tộc mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam và
khát vọng của nhân dân là nền tảng vững chắc đầu tiên tạo đà cho Hồ Chí
Minh vƣợt xa hơn hẳn những nhà yêu nƣớc đƣơng thời để tìm thấy con
đƣờng giải phóng đúng đắn cho phong trào cách mạng nƣớc ta. Đó cũng
chính là cơ sở tƣ tƣởng đã dẫn dắt Ngƣời đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ
Chí Minh viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nƣớc, chứ chƣa phải chủ
nghĩa cộng sản đã đƣa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” [49, tr.563].
Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tƣơng thân,
tƣơng ái, “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn, khó khăn. Truyền thống này
hình thành cùng một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu
đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Ngƣời Việt Nam
quen sống gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau.
Bƣớc sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa về giai cấp,
truyền thống này vẫn còn rất bền vững. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã chú ý kế
thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, nhấn mạnh bốn chữ
“đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh).



12
Ngƣời thƣờng nhấn mạnh, nhân dân ta đã từ lâu sống với nhau có tình
có nghĩa. Tình nghĩa ấy đƣợc Ngƣời nâng lên cao đẹp hơn, trở thành tình
nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Ngay cả khi
tiếp thu lý luận Mác-Lênin - đỉnh cao của trí tuệ nhân loại cũng phải trên nền
tảng của giá trị truyền thống đó. Ngƣời nhấn mạnh: Hiểu chủ nghĩa MácLênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu kinh sách
mà sống không có tình nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin đƣợc.
Tƣ tƣởng đại nhân, đại nghĩa ở Hồ Chí Minh là phấn đấu vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của con ngƣời, là cứu nƣớc, độc lập, tự do
và chủ nghĩa xã hội, tạo mọi điều kiện cho con ngƣời phát triển. Trong văn
hóa đạo đức Việt Nam, chữ “Nghĩa” có ý nghĩa là lẽ phải, ngay thẳng.
Nguyễn Trãi đã từng nói: Phàm mƣu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc,
nên “công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”, Hồ Chí Minh lấy chữ nghĩa để
phân rõ bạn thù. Ai làm điều gì có lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc đều là bạn.
Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc đều là kẻ thù.
Trong những giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh đã kế
thừa tinh thần cộng đồng, lối sống thành thực, thân ái, những thuần phong mỹ
tục, trở thành những yếu tố đậm nét trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Ngay từ năm
1947, trong khi cuộc chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, Ngƣời
đã nói đến đời sống mới của một ngƣời, một nhà, một làng và khắp cả nƣớc.
Xoay quanh hạt nhân của đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính. Hồ Chí Minh
đã nói đến thuần phong mỹ tục, không có cờ bạc, hút xách, bợm bài, trộm cắp.
Ngƣời nhắc đến tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, “Đói cho sạch rách cho thơm”.
Và, nếu một mình no ấm mà nỡ để đồng bào xung quanh đói rét, thì dù giàu cũng
không hƣởng đƣợc. Ngƣời nói rằng cách cƣ xử đối với đồng bào thì nên thành
thực, thân ái, sẵn lòng giúp đỡ. Nhiều lần, Ngƣời nhấn mạnh đến việc xây dựng
và phát triển thuần phong mỹ tục, tức là phát triển


13

một trong những giá trị truyền thống. Mặt khác, khi trân trọng giữ gìn thuần
phong mỹ tục, Hồ Chí Minh luôn gắn với việc phê phán, bài trừ đồi phong,
bại tục. Ngƣời đã nói đến việc “khôi phục vốn cũ” với một tinh thần trân
trọng các giá trị của ngƣời xƣa để lại nhƣ: tƣơng thân tƣơng ái, tận trung với
nƣớc, tận hiếu với dân. Song, Ngƣời yêu cầu xóa bỏ cái xấu nhƣ tính lƣời
biếng, tham lam, sửa đổi các phiền phức nhƣ cúng bái, cƣới hỏi quá xa xỉ.
Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu
đời. Trong “muôn nguy, ngàn khó”, ngƣời lao động vẫn động viên nhau “chớ
thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Tinh thần lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào
sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa, dù
trƣớc mắt vẫn còn đầy gian truân, khổ ải phải chịu đựng, vƣợt qua. Hồ Chí
Minh chính là hiện thân của sự lạc quan đó. Tinh thần lạc quan đó sớm đã bộc
lộ ngay từ cái ngày chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm
đƣờng cứu nƣớc. Những ngày tháng Ngƣời bị giam cầm tại Quảng Tây
(Trung Quốc), tinh thần lạc quan vẫn luôn cháy sáng đó đã giúp Ngƣời viết
nên tập thơ bất hủ “Ngục trung nhật ký”. Tập thơ đó chính là sự tố cáo, sự
thách thức đối với bọn Tƣởng Giới Thạch, và cũng chính là niềm tin vào một
ngày mai tƣơi sáng của dân tộc. Ngƣời vững tin vào một ngày mai tƣơi sáng,
bởi Ngƣời nắm bắt đƣợc quy luật của tự nhiên, của xã hội. Trong bài “Trời
hửng”, Ngƣời viết:
“Sự vật vần xoay đà định sẵn,
Hết mƣa là nắng hửng lên thôi;
……
Ngƣời cùng vạn vật đều phơi phới,
Hết khổ là vui vốn lẽ đời” [40, tr450].
Và cho đến tận cái ngày định mệnh ấy, cái ngày mà triệu triệu đồng bào
Việt Nam không bao giờ đƣợc tận mắt thấy nụ cƣời của Bác, thì Bác vẫn để


14

lại tinh thần lạc quan ấy cho toàn dân tộc. Ngƣời tin vào sự tất thắng của nhân
dân ta, tin rằng cuộc chống Mỹ, cứu nƣớc dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh
nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Và Ngƣời khẳng định:
“Dù khó khăn, gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng
lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nƣớc ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ
thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” [52, tr.612].
Thứ tƣ, dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh,
sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu; ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa
đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại, từ Nho, Phật, Lão của Phƣơng Đông
đến tƣ tƣởng - văn hóa hiện đại phƣơng Tây. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi,

ở giữa đầu mối của sự giao lƣu văn hóa Bắc - Nam và Đông - Tây, ngƣời Việt
Nam từ xƣa đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan.
Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp
thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của ngƣời thành những giá trị
riêng của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền
thống đó.
Những giá trị truyền thống của dân tộc đƣợc hình thành qua hàng ngàn
năm dựng nƣớc và giữ nƣớc là cơ sở quan trọng để hình thành nên tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về đạo đức. Hồ Chí Minh là ngƣời đã đặt nền móng cho sự
nghiệp xây dựng nền đạo đức mới ở Việt Nam.
1.1.2. Tinh hoa văn hoá nhân loại
- Tư tưởng và văn hóa phương Đông
Văn hóa phƣơng Đông nổi bật lên 2 trung tâm văn hóa lớn là Trung
Quốc và Ấn Độ. Hồ Chí Minh là ngƣời có vốn hiểu biết rất uyên thâm về văn
hóa phƣơng Đông. Với tƣ duy và tầm nhìn xa rộng của mình, Ngƣời đã nhận
thấy những hạn chế, tiêu cực trong các học thuyết triết học hoặc trong tƣ
tƣởng của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo, trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn



15
Trung Sơn. Đồng thời, Ngƣời cũng biết chắt lọc lấy những gì tinh túy nhất
trong các luồng tƣ tƣởng trên.
Trƣớc hết nói về Nho giáo. Sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho
học, Hồ Chí Minh có một quá trình tiếp biến Nho giáo rất căn bản và có hệ
thống: từ tiếp thu di sản Nho học từ ngƣời cha, đến học tập các thầy đồ nổi
tiếng một thời nhƣ Hoàng Phan Quỳnh, Vƣơng Thúc Quý, Trần Nhân; từ việc
học tập qua trao đổi với các nhà Nho thế hệ cha chú nhƣ Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh, đến quá trình tự học lâu dài, bền bỉ; từ tiếp thu di sản Nho
học đến tiếp biến Nho học, tổng hoà giá trị của Nho học với tinh hoa lý luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng dân chủ phƣơng Tây; từ sáng tạo tƣ
tƣởng dựa trên di sản Nho học đến hiện thực hoá tƣ tƣởng ấy trong thực tiễn
cách mạng; từ sự khai thác mang tính cá nhân, đến đúc rút các quan điểm
mang tính định hƣớng cho việc khai thác di sản tƣ tƣởng Nho giáo. Hồ Chí
Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục
vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Ngƣời dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những ngƣời
cách mạng chân chính mới thu hái đƣợc những điều hiểu biết quý báu của các
đời trƣớc để lại” [43, tr.357].
Hồ Chí Minh khai thác di sản tƣ tƣởng Nho giáo trên nền tảng thế giới
quan, phƣơng pháp luận duy vật biện chứng mácxít, trên cơ sở vốn văn hoá
phƣơng Tây phong phú, và luôn gắn liền việc khai thác các di sản tƣ tƣởng văn hoá, bao gồm Nho giáo, chủ nghĩa Mác với thực tiễn giải phóng và phát
triển đất nƣớc, với việc giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Hồ Chí
Minh khai thác di sản tƣ tƣởng Nho giáo với phong cách tƣ duy độc lập, tự
chủ, sáng tạo, với bản lĩnh chính trị - văn hoá, và với vị thế của một ngƣời có
quyền uy tƣ tƣởng nhất định khi trở thành một nhân vật có uy tín của Quốc tế
Cộng sản, lãnh tụ của cách mạng Việt Nam.


16
Nho giáo mà Hồ Chí Minh khai thác chủ yếu thể hiện trong Tứ thƣ, Ngũ

kinh; Nho giáo gắn liền với các nhà nho thời kỳ lập thuyết (thời Tiên Tần)
nhƣ Khổng Tử, Tăng Tử, Mạnh Tử; Nho giáo tinh tuý nhƣng không kinh
viện, mà gắn liền và dung nhập chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam, dung nhập hơi
thở của thời cuộc ở bƣớc chuyển biến có ý nghĩa bản lề của lịch sử dân tộc.
Nét đặc sắc của Nho giáo là chú trọng dạy đạo làm ngƣời, hƣớng vào
rèn luyện đạo đức con ngƣời, đề cao vấn đề tu dƣỡng đạo đức cá nhân - tu
thân. Theo Nho giáo, tu thân đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Ở đây Nho
giáo đã nhận thức đƣợc một thực tế là những ngƣời cầm quyền mà mất đạo
đức thì không thể cai trị đƣợc nhân dân. Theo Nho giáo, đạo đức ngƣời cầm
quyền có ảnh hƣởng lớn đến sự hƣng vong của một triều đại. Vì vậy, muốn
có năng lực trị quốc, con ngƣời cần phải trải qua một quá trình học tập, tu
dƣỡng để có đạo đức cao cả, làm tấm gƣơng cho ngƣời dƣới. Theo Nho
giáo, tự kiểm điểm bản thân là công việc bắt buộc đối với tất cả mọi ngƣời,
không chừa một ai. Trên từ bậc thiên tử, dƣới đến thứ dân ai ai cũng phải tự
kiểm điểm mà đổi mới, tiến bộ. Kiểm điểm bản thân giúp cho mọi ngƣời gạt
bỏ đƣợc thói hƣ, tật xấu, xây dựng nhân cách mới tốt đẹp hơn. Nho giáo cũng
chỉ ra rằng, học tập chính là phƣơng pháp để tu thân, rèn luyện phẩm chất đạo
đức. Các đức tính nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trực, dũng phải học tập rèn luyện
mới có. Ngƣời quân tử làm điều tốt cho ngƣời khác, không gây ác cho ngƣời
khác nên phải học để nhận thức đúng, tránh sai lầm, không bị che lấp.
Từ những giá trị tốt đẹp cũng nhƣ hạn chế của Nho giáo, Hồ Chí Minh
rút ra bài học: “Những ngƣời An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về
mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng
thì cần đọc các tác phẩm của Lênin” [39, tr.563]. Là ngƣời tiếp thu, vận dụng
Nho giáo một cách nhuần nhuyễn nhất, thành công nhất, song Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ tiếp thu Nho giáo nguyên thuỷ (tức Khổng Mạnh) mà ít nói


17
đến Hán Nho, Tống Nho, và trong 4 vế tƣ tƣởng chính trị - đạo đức của

Khổng Mạnh là “Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”, Ngƣời chỉ nhấn
mạnh vế thứ nhất là Tu thân. Những Đức, Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín theo quan
điểm tu thân của Nho giáo đã đƣợc Hồ Chí Minh tiếp thu và cải biến thành
Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm.
Tiếp theo là về Phật giáo. Trong giáo lý đạo Phật, “từ bi” là ƣớc vọng
mãnh liệt nhổ tận gốc rễ tất cả khổ đau và giải thoát cho con ngƣời thoát khỏi
đau khổ mà họ phải gánh chịu trong cuộc sống, để con ngƣời và cả thế giới
đƣợc an vui. “Bác ái” là lòng thƣơng yêu hết thảy mọi ngƣời, mọi loài. “Vị
tha” hiểu theo nghĩa rộng là không chỉ "vì ngƣời khác", mà còn phụng sự
nhân sinh vì tình yêu lớn với nhân loại. Đức Phật nói: “Ta là Phật đã thành,
chúng sinh là Phật sẽ thành”; đó là luật “chấp tác” của Phật giáo Thiền tông:
“Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, đề cao lao động, chống lƣời biếng; đó
là chủ trƣơng không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nƣớc, tham
gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc.
Nhƣ vậy, chính lòng yêu nƣớc thƣơng dân và triết lí từ bi của đạo Phật
đã có ảnh hƣởng nhất định đến Hồ Chí Minh. Chính chân lí của đạo Phật có
lẽ đã giúp Ngƣời vƣợt qua khỏi cái Tự Ngã, không chỉ là tình thƣơng cho
dân tộc mà trải rộng tình yêu thƣơng cho toàn nhân loại. Có lẽ một phần trên
cái nền nhân bản vững chắc đó, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa cộng sản,
với mục đích là đƣa những ngƣời nô lệ vƣợt qua gông cùm, xiềng xích tới bờ
“Tự do - Bình đẳng - Bác ái”, để nhân dân không còn lầm than với cuộc đời
nô lệ, và mọi ngƣời sống chan hòa, bình đẳng, tƣơng thân tƣơng ái với nhau.
Ngƣời đã trang bị cho mình đầy đủ Tín - Hành - Nguyện, hay nói một cách
khác, là lí tƣởng, phƣơng tiện và mục đích. Với lí tƣởng “cứu khổ”, “cứu
nạn” với lòng “từ bi hỉ xả”, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin, đƣa dân tộc Việt Nam đến độc lập, tự do.


18
Tiếp theo là Lão giáo. Đức Lão Tử quan niệm rằng: Đạo Trời không thân

ai, không sợ ai. Trời Đất sinh ra muôn vật, cây cỏ, chim muông, nhân loại,
không phải cốt để chúng ăn thịt nhau mà các sinh vật đều khắc chế lẫn nhau,
nuôi dƣỡng nhau, bổ trợ nhau để cùng tồn tại. Đức Lão Tử không lấy cuộc
đời làm lạc thú, xem việc sống nhƣ một nghĩa vụ, không yếm thế, không lạc
quan, và xem cái chết là một việc phục tùng theo lẽ tự nhiên nhất định. Lão
giáo thể hiện tinh thần bao dung bằng chủ trƣơng sống hoà hợp với tự nhiên,
tôn trọng quy luật của đất trời, từ đó nêu lên thuyết “vô vi, bất tranh”, “đƣợc
ít không chê, đƣợc nhiều không mừng, cái vui đến thì tận hƣởng, cái vui đi
không than tiếc, vui vẻ với bốn mùa, hoà hợp cùng ngoại vật”.
Tiếp thu tƣ tƣởng nhân sinh của Lão giáo, triết lý sống Hồ Chí Minh
không phải là sống khổ hạnh, càng không phải là diệt dục, mà là một quan
niệm sống hài hòa, giản dị, khiêm nhƣờng, thanh cao về tinh thần và vật chất.
Với Ngƣời, cách sống đẹp là sự hài hòa giữa con ngƣời với tự nhiên, giữa cá
nhân với đồng bào, đồng chí. Vào đầu năm 1946, sau thắng lợi của cuộc tổng
tuyển cử đầu tiên của nƣớc Việt Nam độc lập và Hồ Chí Minh trở thành Chủ
tịch chính thức của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, khi trả lời các nhà báo
nƣớc ngoài, Ngƣời nói:
Tôi tuyệt nhiên không ham công danh phú quý chút nào… Tôi chỉ
có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nƣớc ta
đƣợc hoàn toàn độc lập, dân ta đƣợc hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đƣợc học hành. Riêng phần tôi thì
làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nƣớc biếc để câu cá,
trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn
trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi [41,tr.187].
Với Ngƣời, cƣơng vị trọng trách không phải là quyền lực, quyền lợi mà
là nghĩa vụ, trách nhiệm đƣợc giao nhằm phục vụ cho hạnh phúc của nhân


19
dân. Còn nhu cầu có tính chất riêng tƣ thì đó là một cuộc sống giản dị, hòa

nhập với nhân dân và hài hòa với tự nhiên.
Ngoài ra, có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác nữa của Mặc tử, Quản tử,
trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh. Cũng nhƣ sau này, khi đã trở
thành ngƣời mácxít, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Tam
dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) của Tôn Trung
Sơn và tìm thấy trong đó “những điều thích hợp với điều kiện nƣớc ta”. Là
ngƣời mácxít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu
tố tích cực của tƣ tƣởng và văn hóa phƣơng Đông để phục vụ cho sự nghiệp
cách mạng của nƣớc ta.
- Tư tưởng và văn hóa Phương Tây
Trong 30 năm hoạt động cách mạng ở nƣớc ngoài, Hồ Chí Minh sống
chủ yếu ở châu Âu nên Hồ Chí Minh cũng chịu ảnh hƣởng rất sâu rộng của
nền văn hóa dân chủ và cách mạng phƣơng Tây.
Trong các bài viết sau này, Ngƣời thƣờng nhắc đến ý chí đấu tranh cho
tự do, độc lập, cho quyền sống của con ngƣời đƣợc ghi lại trong Tuyên ngôn
độc lập 1776 của nƣớc Mỹ. Ngƣời đã tiếp thu giá trị của tƣ tƣởng nhân
quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng trong bản tuyên ngôn
này. Sau này Ngƣời đã phát triển nó thành quyền sống, quyền độc lập, quyền
tự do, quyền mƣu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Nội dung nhân quyền
đƣợc Ngƣời nâng lên một tầm cỡ mới trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt
Nam năm 1945.
Cuối năm 1917, Ngƣời từ Anh sang Pháp. Sống ở giữa nơi hợp lƣu của
các dòng văn hóa thế giới, Ngƣời đã có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng
chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ
và tiến bộ của nƣớc Pháp. Hồ Chí Minh đƣợc tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm
của các nhà tƣ tƣởng khai sáng, những lý luận gia của đại cách mạng Pháp


×