Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh krông bông tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG HỒNG NGỌC ANH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG HỒNG NGỌC ANH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Tùng Lâm

Đà Nẵng – Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đặng Hồng Ngọc Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................... 3
5. Bố cục của luận văn...................................................................................................... 4
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................. 4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu............................... 15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO
VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI...................16
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI............................................................................................................................... 16
1.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh và cho vay hộ kinh doanh......................... 16
1.1.2. Đặc điểm cho vay hộ kinh doanh................................................................ 17
1.1.3. Các hình thức cho vay hộ kinh doanh....................................................... 18
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh .. 22

1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH

DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI............................................................ 27
1.2.1. Mục tiêu phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh......................27
1.2.2. Nội dung phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh.....................27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................................... 34


CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HUYỆN KRÔNG BÔNG....................................................................... 35
2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK HUYỆN KRÔNG BÔNG.............................35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................ 35
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Agribank huyện Krông Bông...............................36
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank huyện Krông Bông39
2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI
AGRIBANK HUYỆN KRÔNG BÔNG............................................................................. 43
2.2.1 Bối cảnh môi trƣờng của hoạt động cho vay HKD tại Agribank
huyện Krông Bông......................................................................................................................... 43
2.2.2. Công tác tổ chức quản lý hoạt động cho vay HKD tại ngân hàng
Agribank huyện Krông Bông.................................................................................................... 45
2.2.3. Phân tích tình hình triển khai các hoạt động để đạt đƣợc mục tiêu
cho vay HKD tại Agribank huyện Krông Bông.............................................................. 48
2.2.4. Phân tích kết quả cho vay hộ kinh doanh tại Agribank huyện
Krông Bông........................................................................................................................................ 52
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HKD TẠI
AGRIBANK KRÔNG BÔNG................................................................................................. 65
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc................................................................................................... 65
2.3.2 Hạn chế....................................................................................................................... 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................................... 68
CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN HUYỆN KRÔNG BÔNG................................... 69
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ..................................................................... 69
3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk..............69


3.1.2. Kết quả phân tích thực trạng hoạt động cho vay HKD tại
Agribank huyện Krông Bông.................................................................................................... 70
3.1.3. Định hƣớng cho vay HKD của Agribank huyện Krông Bông .. 71
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ
KINH DOANH TẠI AGRIBANK HUYỆN KRÔNG BÔNG............................... 72
3.2.1 Khuyến nghị với Agribank Krông Bông................................................... 72
3.2.2 Khuyến nghị đối với Agribank....................................................................... 79
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................................... 83
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông

thôn Việt Nam
Agribank huyện Krông Bông Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn – Chi nhánh huyện Krông Bông
CBTD

Cán bộ tín dụng


DN

Doanh nghiệp

HKD

Hộ kinh doanh

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

RRTD

Rủi ro tín dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng


Tên bảng

Trang

2.1.

Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank huyện
Krông Bông giai đoạn 2014 -2016

39

2.2.

Quy mô dƣ nợ tại Agribank huyện Krông Bông giai
đoạn 2014 – 2016

52

2.3.

Cơ cấu dƣ nợ cho vay tại Agribank huyện Krông
Bông giai đoạn 2014 – 2016

54

2.4.

Tình hình khách hàng hộ kinh doanh của chi nhánh

57


2.5.

Chất lƣợng cho vay của chi nhánh

58

2.6.

Mức độ hài lòng về dịch vụ cho vay

60

2.7.

Mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng

61

2.8.

Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo nhóm nợ HKD tại
Agribank huyện Krông Bông giai đoạn 2014 – 2016

62

2.9.

Dự phòng XLRR trong cho vay HKD tại Agribank
huyện Krông Bông giai đoạn 2014 – 2016


63

2.10.

Kết quả thu lãi cho vay HKD tại Agribank huyện
Krông Bông giai đoạn 2014 – 2016

64


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

2.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Agribank huyện Krông Bông

37

2.2.

Quy trình cho vay HKD tại Agribank huyện Krông
Bông


46


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trƣớc bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng nhƣ nền kinh tế Việt Nam
đang trong giai đoạn khó khăn, ngân hàng với chức năng làm trung gian tài
chính của nền kinh tế chính là công cụ phân bổ, sử dụng nguồn lực một cách
hợp lí và hiệu quả nhất. Thông qua việc cung ứng nguồn vốn, tín dụng ngân
hàng có tác dụng rất lớn tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp và giúp
doanh nghiệp vƣợt qua đƣợc những khó khăn. Để thực hiện đƣợc những điều
này, đòi hỏi ngân hàng phải có một kế hoạch phát triển toàn diện về mọi mặt,
đặc biệt là hoạt động tín dụng - lĩnh vực thể hiện sự sống còn của tất cả các
ngân hàng. Đối với ngân hàng hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cũng không ngoại lệ.
Là một huyện miền núi, việc phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp,
các hộ sản xuất mong muốn có đƣợc một nguồn vốn để mở rộng quy mô, đổi
mới trang thiết bị phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ cho sản xuất
nông nghiệp. Bên cạnh đó, huyện Krông Bông cũng là một huyện đang trên đà
phát triển, hoạt động thông thƣơng hàng hóa diễn ra sôi nổi hơn trƣớc rất nhiều
vì thế mà các cá nhân, hộ gia đình cũng tham gia vào hoạt động kinh doanh để
vƣơn lên làm giàu. Nắm bắt đƣợc nhu cầu về vốn của các hộ kinh doanh, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Krông
Bông trong những năm gần đây đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác phát
triển tín dụng đối với các đối tƣợng này. Tuy nhiên, việc phát triển mảng tín
dụng cho vay hộ kinh doanh vẫn còn tồn tại không ít khó khăn xuất phát từ nhiều
phía: sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng thƣơng mại, những khó khăn từ
điều kiện môi trƣờng, kinh tế, xã hội tại chính địa bàn... Nhận thức đƣợc những

vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông


2
thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Krông Bông, tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt
động cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung



Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Krông Bông, tỉnh Đắk
Lắk, từ đó đề xuất những khuyến nghị để hoàn thiện hoạt động cho vay hộ
kinh doanh tại đơn vị.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên cần phải giải quyết đƣợc các câu hỏi nhƣ
sau:
 Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay hộ kinh
doanh?
 Nội dung, tiêu chí, phƣơng pháp phân tích hoạt động cho vay hộ kinh

doanh là gì?
 Hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Agribank Krông Bông đã diễn
biến nhƣ thế nào và kết quả ra sao?
 Những kết quả đạt đƣợc, những vấn đề hạn chế còn tồn tại trong
hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Agribank Krông Bông là gì? Những
nguyên nhân nào gây ra những hạn chế đó?
 Định hƣớng cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh trong thời gian sắp


tới là gì?
 Agribank huyện Krông Bông cần làm gì để hoạt động cho vay hộ
kinh doanh phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động cho vay hộ kinh doanh của Ngân


3
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện
Krông Bông.
Cụ thể, đề tài nghiên cứu hoạt động của phòng Kế hoạch – Kinh doanh
của chi nhánh. Nghiên cứu thực hiện khảo sát trên các đối tƣợng là nhân viên
tín dụng tại phòng Kế hoạch – Kinh doanh. Ngoài ra, các khách hàng đến giao
dịch với ngân hàng cũng là khách thể nghiên cứu của đề tài.
b. Phạm vi nghiên cứu
 Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích hoạt động cho vay hộ kinh
doanh.
 Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu tại Agribank huyện Krông
Bông.
 Về mặt thời gian: Hoạt động cho vay hộ kinh doanh từ năm 2014 đến
năm 2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, phân tích dữ
liệu thứ cấp để thu thập các nguồn tài liệu từ các tạp chí, các luận văn đã bảo
vệ thành công, các đề tài khoa học trong 3 năm từ 2014 đến 2016 về hoạt
động cho vay hộ kinh doanh để hình thành một hệ thống cơ sở lý luận đầy đủ
về hoạt động này. Từ đó, thông qua việc xem xét tính thực tiễn các hoạt động
mà chi nhánh đã thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu trong hoạt động cho vay hộ

kinh doanh của mình, từ đó tác giả đề xuất những khuyến nghị để giải quyết
những vấn đề còn tồn tại.
 Phƣơng pháp phân tích thống kê: thu thập số liệu về kết quả hoạt
động kinh doanh, quy mô dƣ nợ, cơ cấu dƣ nợ, kết quả thu lãi… của
Agribank huyện Krông Bông giai đoạn 2014 – 2016 để tổng hợp, tính toán, so
sánh sau đó thể hiện các số liệu đó trên các bảng biểu, biểu đồ để có đƣợc cái
nhìn tổng quát về hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng.


4
 Phƣơng pháp khảo sát ý kiến: Phát phiếu khảo sát đến khách hàng
đến giao dịch tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Krông Bông và thu lại phiếu ngay thời điểm đó. Kết hợp với
phƣơng pháp tổng hợp, phân tích để đánh giá đƣợc mức độ hài lòng của
khách hàng về chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng khi đến giao dịch.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục các bảng biểu, danh mục các từ viết tắt, nội dung luận văn gồm 3
chƣơng:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh
của Ngân hàng thương mại.
Chương 2. Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Krông Bông.
Chương 3. Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh
doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện
Krông Bông.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các bài báo trên các tạp chí khoa học




Để cập nhật tình hình nghiên cứu về hoạt động cho vay hộ kinh doanh
trong những năm gần đây, tác giả đã thu thập và tham khảo những bài báo đã
đƣợc đăng trên các Tạp chí khoa học. Cụ thể nhƣ sau:
a. TS. Phạm Văn Hồng (2016), Phát triển hộ kinh doanh cá thể:
Phân tích từ quản trị vốn và tài chính, Tạp chí tài chính kỳ 2 số tháng 4
năm 2016.
Bài báo đƣa ra vấn đề về các hộ kinh doanh tại Việt Nam hiện nay đã
có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên, sự phát
triển này chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng hiện có. Đồng thời, bài viết


5
phân tích thực trạng hộ kinh doanh ở nƣớc ta, đề xuất một số giải pháp từ góc
nhìn quản trị vốn và tài chính, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của khu
vực hộ kinh doanh trong nền kinh tế đất nƣớc. Cụ thể, tác giả đặt vấn đề dựa
trên cơ sở lý thuyết khi thành lập một hộ kinh doanh: quy mô hộ kinh doanh
không quá 10 ngƣời, thủ tục thành lập đơn vị kinh doanh đơn giản, cách quản
lý thuế theo hình thức thuế khoán, không cần tập hợp hóa đơn, ghi chép sổ
sách…Đó cũng chính là những điều kiện thuận lợi mà Nhà nƣớc tạo ra để
khuyến khích cho các hộ kinh doanh phát triển. Bên cạnh đó, qua một số số
liệu thống kê thực tế về tình hình phát triển hộ kinh doanh: năm 2014, lực
lƣợng lao động trong khu vực hộ kinh doanh chiếm 41,15% lực lƣợng lao
động toàn xã hội, nó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập… cho ngƣời
lao động; khu vực kinh tế cá thể chiếm gần 33% GDP. Có thể thấy rằng khu
vực kinh tế cá thể là một thành phần kinh tế vô cùng quan trọng trong nền
kinh tế thị trƣờng hiện nay, nó chính là kênh phân phối và lƣu thông hàng hóa
quan trọng, giúp cân đối thƣơng mại và phát triển kinh tế địa phƣơng. Ngoài
những điều kiện thuận lợi kể trên, các hộ kinh doanh cũng gặp những khó
khăn nhất định, đặc biệt đó là thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn vay.
Tác giả cũng nêu một số nguyên nhân cơ bản của tình trạng này: không có tài

sản thế chấp, không có tƣ cách pháp nhân, khả năng tiếp cận thị trƣờng và
nguồn thông tin, tiếp cận với cơ quan Nhà nƣớc, công nghệ bao gồm công
nghệ quản lý, kinh doanh và công nghệ thông tin, năng lực quản lý chƣa hiệu
quả do hạn chế về trình độ quản lý... vì thế các hộ kinh doanh rất khó khăn
trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Nếu có vay
đƣợc thì số lƣợng vay cũng không nhiều và thời hạn vay cũng rất ngắn.
Từ thực trạng kể trên, tác giả cũng đƣa ra một số kiến nghị và đề xuất
với mong muốn hộ kinh doanh sẽ đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phƣơng và nƣớc nhà: Nhà nƣớc cần có cơ chế và


6
chính sách hỗ trợ cụ thể, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn; cần có sự liên kết
giữa các hộ kinh doanh với nhau để tạo thành hiệp hội ngành nghề; hộ kinh
doanh cần thay đổi quan niệm và nhận thức truyền thống; nhanh chóng tiếp
cận và nâng cao trình độ quản trị tài chính, mạnh dạn trau dồi và trang bị các
công cụ quản trị tài chính chuyên nghiệp.
Tóm lại, bài báo đã nhìn nhận một cách khái quát về hoạt động phát
triển hộ kinh doanh trong thời gian gần đây, tác giả phân tích từ lý thuyết đến
thực tiễn nguyên nhân tại sao hộ kinh doanh chƣa phát triển mạnh mẽ. Và đặc
biệt đƣa ra nguyên nhân chính đó là do thiếu vốn và gặp nhiều bất cập trong
việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng. Từ đó đƣa ra những giải pháp cơ
bản để tháo gỡ những khó khăn này.
b. Ths. Nguyễn Văn Thanh (2014), Chính sách tín dụng đối với hộ
sản xuất: những vấn đề đặt ra, Tạp chí tài chính số 6 năm 2014.
Bài báo nêu lên vấn đề về chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất, những
khó khăn, thách thức còn tồn tại cần phải đƣợc giải quyết trong thời gian sắp tới.
Trong bài, tác giả đã trình bày về Nghị định 41/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban
hành ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Tiếp đến, ngày 14/6/2010, Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Thông tƣ

14/2010/TT-NHNN, hƣớng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định 41/2010/ NĐ-CP.
Theo đó, các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trên
địa bàn nông thôn, hợp tác xã, chủ trang trại đƣợc cho vay không có bảo đảm
bằng tài sản để thực hiện phƣơng án hoặc dự án sản xuất, kinh doanh thuộc các
lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo các mức nhƣ
sau: tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tƣợng là các cá nhân, hộ gia đình, tổ
hợp tác, hộ sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp; tối đa đến 200 triệu đồng đối
với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông
nghiệp, nông thôn; tối đa đến 500


7
triệu đồng đối với các hợp tác xã, chủ trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn. Qua đó có thể thấy Nhà nƣớc ta đang khuyến khích ngƣời dân
phát triển kinh tế để từng bƣớc thay đổi diện mạo, góp phần nâng cao đời
sống ngƣời dân. Trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam cũng là đơn vị luôn dẫn đầu trong việc triển khai giải ngân nguồn
vốn đến với hộ nông dân. Trên thực tế hoạt động cho vay tại ngân hàng cũng
gặp những khó khăn nhất định: lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay biến
động liên tục, các biện pháp kiềm chế lạm phát của ngân hàng nhà nƣớc…Vì
vậy việc mở rộng vốn tín dụng của ngân hàng đối với hộ sản xuất hiện nay
đang gặp phải những khó khăn.
Tác giả đƣa ra 10 khó khăn đang gặp phải cần đƣợc phải giải quyết
trong thời gian tới: môi trƣờng cạnh tranh hoạt động tín dụng ngân hàng chƣa
sôi động, những rủi ro trong hoạt động sản xuất, quy hoạch tại các địa
phƣơng còn thiếu hiệu quả, mối liên kết giữa đầu ra vào chƣa chặt chẽ, sự
phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội chƣa chặt chẽ, cấp
tín dụng do Thống đốc NHNN quy định, bất cập về thực hiện cho vay theo
Nghị định 41/2010/NĐ-CP, nguyên nhân từ phía khách hàng hộ sản xuất và
một số nguyên nhân khác.

Nhìn chung, bài báo đã đƣa ra đƣợc những vấn đề trong chính sách tín
dụng đối với hộ sản xuất một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Tuy nhiên chính sách
tín dụng này chỉ đang đƣợc phân tích với một ngân hàng điển hình, chƣa có
nhìn nhận tổng quát trên toàn hệ thống ngân hàng thƣơng mại hiện nay.

c. TS. Nguyễn Thùy Dương (2017), Chính sách tín dụng đối với hộ
gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam, Tạp chí
Ngân hàng số 24 năm 2017.
Tác giả trình bày thực trạng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình
nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, từ đó đánh giá những thành công


8
cũng nhƣ hạn chế còn tồn tại khi thực hiện chính sách này. Trong phần thực
trạng về chính sách tín dụng tác giả phân tích trên 2 khía cạnh: đối với các tổ
chức tín dụng và đối với các hộ gia đình nông thôn. Đối với các tổ chức tín dụng,
tác giả đã tổng hợp các văn bản của Chính phủ, Ngân hàng nhà nƣớc, Bộ tài
chính ban hành về chính sách hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay lĩnh vực ƣu
tiên: văn bản 3228/NHNN/TD về hỗ trợ vốn cho Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn đảm bảo nguồn vốn cho dự án tái canh cà phê, Nghị quyết
số 14/NQ-CP về phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ
Khoa học và Công nghệ nghiên cứu xây dựng để triển khai Chƣơng trình thí
điểm các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, Thông tƣ số 10/2015/TTNHNN về hỗ trợ các TCTD có tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn lớn (từ
40% trở lên) thông qua tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Điều này cho
thấy Nhà nƣớc đang hết sức quan tâm đến việc phát triển xây dựng nền kinh tế
xanh. Đối với hộ gia đình nông thôn, tác giả cũng phân tích Nghị định 41 và
Nghị định 55 về chính sách tín dụng. Nghị định đã đƣa ra những quy định cụ thể
ƣu đãi hơn đối với hộ gia đình về nguồn vốn cho vay, cơ chế đảm bảo tiền vay,
thời hạn cho vay, cơ cấu lại thời hạn nợ và cho vay mới, lãi suất cho vay, trích
lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro và bảo hiểm nông nghiệp. Từ thực trạng trên,

những thành công mà chính sách tín dụng mang lại vô cùng to lớn: góp phần đẩy
mạnh quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới, thu hút đƣợc đông đảo
các tổ chức tín dụng thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, tạo nguồn vốn cho
hoạt động tín dụng nông thôn, khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng mạng
lƣới giao dịch, nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngƣời dân. Bên cạnh đó là những
hạn chế còn tồn tại: chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu vốn cho sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn mới;
các chính sách kể trên chủ yếu tập trung tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông


9
thôn và Ngân hàng chính sách xã hội; chính sách đầu tƣ vốn cho khu vực
nông thôn mới và các chính sách của địa phƣơng, các Bộ, ngành nhiều khi
chƣa đồng bộ, chính sách tín dụng chƣa thực sự tạo điều kiện đa dạng hóa
hình thức cấp tín dụng nông thôn mới.
Bài báo đã phân tích cụ thể, rõ ràng về những chính sách tín dụng đối
với khu vực nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là chính sách đối với hộ gia đình
trong xây dựng nông thôn mới. Nó đã mang đến những kết quả quan trọng
trong việc thúc đẩy sự phát triển khu vực nông nghiệp - nông thôn, góp phần
xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nông dân. Bên cạnh đó, những
chính sách này vẫn tồn tại một số bất cập và hạn chế cần đƣợc nghiên cứu, cải
cách và khắc phục trong thời gian tới. Tuy nhiên, bài báo chỉ giới hạn bó hẹp
trong việc phân tích chính sách tín dụng đối với hộ gia đình nông thôn, vì thế
tác dụng tham khảo cũng chỉ có giới hạn nhất định.
Trong 3 năm gần đây trên các tạp chí khoa học nhƣ: Tạp chí Kinh tế
phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân), Tạp chí Phát triển Kinh tế (Đại học
Kinh tế TP.HCM), Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Đà Nẵng) không
có những bài báo viết về hoạt động cho vay hộ kinh doanh.



Các luận văn thạc sĩ

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo và kế thừa
những kết quả nghiên cứu có tính thực tiễn cao, rút kinh nghiệm từ những vấn
đề còn tồn tại, từ đó tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện thêm cho luận văn của
mình. Cụ thể nhƣ sau:
a. Đề tài: “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Krông Năng –
Buôn Hồ”. Tác giả: Hoàng Anh Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng,
(2015).
Ngoài khái niệm cơ bản về cho vay, khái niệm về hộ kinh doanh tác giả


10
đề cập sâu đến vai trò, nội dung phát triển hoạt động cho vay hộ kinh doanh.
Tác giả cũng trình bày rõ về thực trạng tình hình cho vay hộ kinh doanh của
ngân hàng về quy mô, cơ cấu, phát triển thị phần, tăng thu thập, kiểm soát rủi
ro. Tác giả cũng đánh giá những vấn đề đạt đƣợc và những vấn đề còn hạn
chế, từ đó đƣa ra các giải pháp phát triển các hoạt động cho vay hộ kinh
doanh. Krông Năng là một huyện chủ yếu là nông nghiệp, hộ sản xuất chiếm
tỷ trọng lớn trong đầu tƣ tín dụng của ngân hàng. Vì thế những kiến nghị và
đề xuất giải pháp tác giả đề ra phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.
Tuy nhiên, trong đề tài còn một số vấn đề chƣa làm rõ:
 Phƣơng pháp phân tích tình hình cho vay tại chi nhánh chƣa đƣợc
đề cập đến tại phần cơ sở lý luận.
 Chƣa phân tích, đánh giá bộ máy quản lý hoạt động cho vay đối với
hộ kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
chi nhánh Krông Năng – Buôn Hồ.
b. Đề tài: “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Eatoh, Buôn Hồ”.
Tác giả: Phan Thị Thanh Mai, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, (2015).
Đề tài phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh của tác giả đƣợc thể
hiện rất rõ nét xuyên suốt 3 chƣơng của luận văn, đi từ lý luận cơ bản đến
thực tiễn hoạt động cho vay bao gồm việc phân tích về quy mô cho vay, chất
lƣợng cho vay, mạng lƣới cho vay, mở rộng phƣơng thức cho vay, kết quả
hoạt động cho vay. Từ đó, nêu rõ những thành công và hạn chế trong hoạt
động cho vay hộ kinh doanh. Tác giả cũng bám sát những vấn đề trên để đề ra
giải pháp phù hợp với mỗi thực trạng đã nêu ra.
Đề tài còn một số vấn đề chƣa làm rõ:
 Tác giả chƣa phân tích sâu vê các yếu tố môi trƣờng tác động đến
hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại địa phƣơng.


11
 Các giải pháp còn mang tính chất chung chung, chƣa đƣa ra đƣợc
một cách cụ thể và từng bƣớc thực hiện nhƣ thế nào để có thể hoàn thiện hoạt
động cho vay hộ kinh doanh trong thời gian tới.
c. Đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Kon Tum”. Tác giả: Phạm Gia
Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, (2016).
Luận văn đã khái quát những vấn đề cơ bản về hộ kinh doanh và các
đặc điểm cho vay hộ kinh doanh. Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực
trạng cho vay cũng nhƣ những khó khăn trong cơ chế cho vay tại ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – chi nhánh Kon Tum trong 3 năm từ năm
2013 - 2015. Qua đó, luận văn đã nêu lên đƣợc những điểm mạnh cũng nhƣ
những mặt tồn tại, hạn chế từ cho vay hộ kinh doanh. Đây là cơ sở để tác giả
đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tuy nhiên, trong khi phân tích các giải pháp trong hoạt động cho vay
tại ngân hàng, tác giả chƣa làm rõ giải pháp cổ động truyền thông, phát triển

kênh phân phối thật sự phù hợp với điều kiện thực tiễn đã nêu.
d. Đề tài: “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại Sacombank,
chi nhánh Đắk Lắk”. Tác giả: Thiều Hữu Chung, Luận văn thạc sĩ, Đại học
Đà Nẵng, (2014).
Tác giả đề cập khá sâu sắc lý luận cơ bản về tín dụng và hoạt động tín
dụng hộ kinh doanh. Tác giả cũng đi vào phân tích kết quả hoạt động chung
của Sacombank về công tác huy động vốn, đặc biệt đi sâu phân tích về hoạt
động tín dụng. Ngoài những ƣu điểm, tác giả đã phân tích những hạn chế
trong công tác đầu tƣ tín dụng từ khâu thiết lập hồ sơ, thẩm định tài sản, sau
đó chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi
ro trong công tác cho vay. Tác giả đƣa ra sáu giải pháp để giải quyết những
vấn đề còn tồn tại trong hoạt động cho vay Hộ kinh doanh, trong đó chú trọng


12
vào giải pháp quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Luận văn vẫn còn một số vấn đề luận văn chƣa làm rõ:
 Trong phần cơ sở lý luận tác giả chƣa phân tích chi tiết tình hình cho
vay hộ kinh doanh, chỉ liệt kê những nội dung chính yếu.
 Căn cứ giải pháp còn mang tính thời điểm chƣa gắn với mục tiêu
chung của Nhà nƣớc trong thời gian đến.
e. Đề tài: “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phòng giao dịch Nhân Cơ chi
nhánh tỉnh Đắk Nông”. Tác giả: Lƣơng Thị Tuyết Nhung, Luận văn thạc sĩ,
Đại học Đà Nẵng, (2015).
Luận văn đã hệ thống hóa lý luận cho vay hộ kinh doanh khá đầy đủ,
chi tiết nội dung, tiêu chí phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh, từ đó
phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh qua các năm 2012 –
2014. Đề tài nghiên cứu đã tổng kết đƣợc những hạn chế cơ bản của ngân
hàng trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh và qua đó đề xuất các giải pháp

nhằm mở rộng hoạt động cho vay trên cơ sở kiểm soát rủi ro tại ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phòng giao dịch Nhân Cơ chi
nhánh tỉnh Đắk Nông.
Trong quá trình nghiên cứu, một số vấn đề tác giả chƣa làm rõ:
 Tại phần cơ sở lý luận, chƣa làm rõ việc phân loại hộ kinh doanh.
 Chƣa phân tích, đánh giá biểu phí và lãi suất Agribank Nhân Cơ áp
dụng.
f. Đề tài: “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng”. Tác giả:
Phạm Thị Hà An, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, (2015).
Luận văn đã trình bày hệ thống cơ sở lý luận đầy đủ và lô gic, phân tích
từ các khía cạnh hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại đến cụ thể cho


13
vay hộ kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Tác giả đã nêu rõ mục tiêu, nội
dung, tiêu chí, phƣơng pháp phân tích hoạt động cho vay. Trên cơ sở đó phân
tích thực trạng hoạt động tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng. Trong bài, tác giả đƣa ra bảy giải pháp để hoàn
thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh. Trong đó chú trọng vào công tác quản
trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Tuy nhiên, luận văn còn một số vấn đề chƣa làm rõ: tác giả chƣa làm
rõ phƣơng pháp phân tích cho vay hộ kinh doanh trong phần cơ sở lý luận.
g. Đề tài: “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng”. Tác giả:
Đoàn Thị Xuân Vinh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, (2015).
Tác giả xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận chi tiết, rõ ràng đi từ cái
chung đến cái riêng bao gồm khái niệm, đặc điểm vai trò của hộ kinh doanh
và cho vay hộ kinh doanh, nêu rõ các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động cho
vay hộ kinh doanh, nội dung của từng chỉ tiêu, công thức tính toán ... Trong

phần thực trạng, tác giả đã bám sát cơ sở lý luận đã trình bày để phân tích tình
hình cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng
Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng. Trên cơ sở thực trạng có bảy giải pháp để hoàn
thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh mà tác giả đƣa ra về khách hàng, quy
trình cho vay, sản phẩm cho vay, rủi ro kinh doanh. Các giải pháp này mang
tính thực tiễn cao, phù hợp với điều kiện của Đà Nẵng.
Tuy nhiên, luận văn vẫn chƣa trình bày rõ các rủi ro trong hoạt động
cho vay vì thế các giải pháp mà tác giả đƣa ra chƣa bám sát với nội dung vấn
đề cần giải quyết.
Đánh giá chung những luận văn đã tham khảo:
Nhìn chung hầu hết các luận văn đã hệ thống hóa đƣợc một cơ sở lý
luận về hoạt động cho vay hộ kinh doanh một cách đầy đủ, chi tiết. Các tác


14
giả đã phân tích từ tình hình chung tới tình hình cụ thể về hoạt động cho vay
hộ kinh doanh. Và cũng có thể thấy rằng hộ kinh doanh là một thành phần
kinh tế quan trọng trong nền kinh tế hiện nay, ngành nghề kinh doanh của hộ
cũng rất đa dạng, đặc biệt phát triển ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên – nơi
nền kinh tế đang phát triển, đƣợc sự quan tâm từ nhiều phía. Từ đặc điểm
riêng về yếu tố môi trƣờng, kinh tế, xã hội của mỗi địa bàn nghiên cứu, các
tác giả cũng đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ
kinh doanh tuy nhiên các giải pháp còn rời rạc, chƣa có sự gắn kết để hoạt
động cho vay hộ kinh doanh vừa đạt đƣợc mục tiêu đề ra vừa giảm thiểu
đƣợc rủi ro ở mức thấp nhất.


Các đề tài khoa học về đề tài hoạt động cho vay hộ kinh doanh
tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi
nhánh huyện Krông Bông

Trong quá trình tìm hiểu, thu thập tài liệu nghiên cứu tác giả thấy rằng
hiện chƣa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu về hoạt động cho vay hộ
kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam –
chi nhánh huyện Krông Bông cho tới thời điểm năm 2016.


Khoảng trống nghiên cứu:

Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh là một đề tài nghiên cứu
không mới đã đƣợc các tác giả trƣớc đây phân tích khá nhiều, đặc biệt là khu
vực miền Trung – Tây Nguyên. Tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay, hoạt động
sản xuất nông nghiệp là chính yếu, các hoạt động kinh doanh khác cũng đang
trên đà phát triển nhằm tạo đƣợc nguồn lực vững chắc nâng cao đời sống của
ngƣời dân. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực khác nhau trên địa bàn lại có những yếu
tố về môi trƣờng, điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau vì thế mà hoạt động sản
xuất kinh doanh của hộ ở mỗi vùng cũng khác nhau. Điều đó tạo nên sự khác
biệt về hoạt động cho vay ở các chi nhánh của ngân hàng Nông nghiệp và


15
Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. Theo tìm hiểu của tác giả, tính tới thời
điểm hiện tại chƣa có một đề tài nghiên cứu nào về hoạt động tín dụng hộ
kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam –
chi nhánh huyện Krông Bông.
Hầu hết các đề tài nghiên cứu khi phân tích thực trạng cho vay hộ kinh
doanh chỉ mới dựa trên những số liệu thu thập tại đơn vị nghiên cứu, chƣa có
những hoạt động thực nghiệm để thấy rõ nhu cầu của khách hàng khi vay vốn
kinh doanh, vì thế những giải pháp đƣa ra chƣa thực sự đạt đƣợc kết quả nhƣ
mong đợi khi áp dụng vào thực tiễn.
Tóm lại, những khoảng trống của các đề tài nghiên cứu trƣớc đây và

tình hình về môi trƣờng, điều kiện kinh tế, xã hội thực tế tại địa bàn huyện
Krông Bông sẽ là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu về hoạt động cho vay
hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi
nhánh huyện Krông Bông.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
 Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận của hoạt động
cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.
 Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích, đánh giá những mặt đạt đƣợc và những
hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Agribank huyện
Krông Bông. Trên cơ sở đó, đề xuất những khuyến nghị mang tính thực tiễn
có khả năng thực hiện đƣợc trong việc giúp Agribank huyện Krông Bông có
thể hoàn thiện hơn trong công tác cho vay hộ kinh doanh của mình nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại khác trong giai đoạn
sắp tới.


16
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh và cho vay hộ kinh doanh
a. Khái niệm hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh là chủ thể kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt
Nam hoặc một nhóm ngƣời hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ đƣợc đăng ký
kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mƣời lao động, không có
con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động
kinh doanh.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, làm muối và những ngƣời
bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lƣu động, làm dịch vụ có
thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trƣờng hợp kinh doanh các ngành,
nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng
quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phƣơng.
Hộ kinh doanh có sử dụng thƣờng xuyên hơn mƣời lao động phải
chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.
Nhƣ vậy, với khái niệm trên thì hộ kinh doanh đƣợc chia ra làm 03 loại:

 Hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ nghĩa là cá nhân đó tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh.
 Hộ kinh doanh có thể là một nhóm ngƣời, trong đó có một ngƣời
đứng ra đại diện để đăng ký kinh doanh. Hộ kinh doanh này phải chịu trách
nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do ngƣời đại diện xác


×