Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều TRỊ UNG THƯ hạ HỌNG GIAI đoạn III IV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THỊ PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HẠ HỌNG GIAI ĐOẠN III - IV

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2011 - 2017

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Phạm Trần Anh

Hà nội – 2017


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ..................................................................... 3
1.1.


Giải phẫu vùng hạ họng. .................................................................. 3

1.1.1. Máng họng thanh quản ................................................................ 3
1.1.2. Xoang lê ....................................................................................... 4
1.1.3. Vùng sau nhẫn phễu và miệng thực quản.................................... 4
1.1.4. Thành sau hạ họng ....................................................................... 5
1.1.5. Các nhóm hạch cổ........................................................................ 5
1.1.6. Giải phẫu bệnh ............................................................................. 7
1.1.6.1. Đại thể................................................................................... 7
1.1.6.2. Vi thể .................................................................................... 8
1.2.

Chẩn đoán ........................................................................................ 8

1.2.7. Chẩn đoán lâm sàng ..................................................................... 8
1.2.7.1. Cơ năng ................................................................................. 8


1.2.7.2. Thực thể ................................................................................ 8
1.2.7.3. Toàn thân .............................................................................. 9
1.2.8. Chẩn đoán cận lâm sàng .............................................................. 9
1.2.8.1. Chụp X Quang cổ nghiêng ................................................... 9
1.2.8.2. Chụp cắt lớp vi tính vùng hạ họng ....................................... 9
1.2.8.3. Siêu âm vùng cổ ................................................................... 9
1.2.8.4. Chẩn đoán mô bệnh học ..................................................... 10
1.2.9. Chẩn đoán xác định ................................................................... 10
1.2.10. Chẩn đoán giai đoạn ................................................................ 10
1.2.11. Chẩn đoán phân biệt ................................................................ 12
1.3.


Điều trị ung thư hạ họng . .............................................................. 13

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 16
2.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 16

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ................................................. 16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ..................................................................... 16
2.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................ 16

2.3.

Xử lý số liệu ................................... Error! Bookmark not defined.

2.4.

Đạo đức nghiên cứu ....................................................................... 18

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 19
3.1.

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng .............................................. 19

3.1.1. Phân bố bệnh theo tuổi và giới .................................................. 19


3.1.2. Yếu tố nguy cơ........................................................................... 19

3.1.3. Lý do vào viện ........................................................................... 20
3.1.4. Thời gian xuất hiện bệnh ........................................................... 21
3.1.5. Các triệu chứng cơ năng ............................................................ 21
3.1.6. Vị trí u nguyên phát qua khám nội soi ..................................... 22
3.1.7. Hình thái tổn thương u. .............................................................. 23
3.1.8. Khám hạch cổ. ........................................................................... 23
3.1.9.

Mô bệnh học ............................................................................ 24

3.1.10. Chụp cắt lớp vi tính ................................................................. 25
3.1.11. Siêu âm vùng cổ ...................................................................... 25
3.1.12. Phân độ TNM .......................................................................... 25
3.1.12.1. Phân độ T .......................................................................... 25
3.1.12.2. Phân độ N ......................................................................... 26
3.1.12.3. Phân độ M ......................................................................... 27
3.1.13. Đánh giá giai đoạn ................................................................... 27
3.2.

Điều trị ........................................................................................... 27

3.2.1. Phương pháp điều trị ................................................................. 27
3.2.5. Thời gian nằm viện .................................................................... 30
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................... 32
4.1.

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng .............................................. 32

4.1.1. Giới và tuổi ................................................................................ 32



4.1.2. Yếu tố nguy cơ........................................................................... 32
4.1.3. Lý do vào viện ........................................................................... 33
4.1.4. Thời gian xuất hiện bệnh ........................................................... 34
4.1.5. Triệu chứng cơ năng .................................................................. 35
4.1.6. Vị trí u nguyên phát qua nội soi ................................................ 36
4.1.7. Hình thái khối u qua nội soi....................................................... 36
4.1.8. Mô bệnh học .............................................................................. 37
4.1.9.

Chụp cắt lớp vi tính ................................................................. 38

4.1.10. Giai đoạn T .............................................................................. 38
4.1.11. Đánh giá hạch cổ và giai đoạn N ............................................. 39
4.1.12. Giai đoạn M ............................................................................. 40
4.1.13. Đánh giá giai đoạn ................................................................... 40
4.1.14. Phương pháp điều trị ............................................................... 40
4.1.15. Cách thức phẫu thuật ............................................................... 41
4.1.16. Nạo vét hạch ............................................................................ 41
4.1.17. Biến chứng điều trị .................................................................. 41
4.1.18. Thời gian nằm viện .................................................................. 41
KẾT LUẬN……………………………………………………………...44
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………..46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường đại học Y Hà Nội.

Phòng đào tạo đại học Trường đại học Y Hà Nội.
Bộ môn Tai Mũi Họng Trường đại học Y Hà Nội.
đã cho phép, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
PGS. TS Phạm Trần Anh, người thầy đáng kính đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Bệnh viện tai mũi họng trung ương đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Cha mẹ và những người thân trong gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp đã động
viên, khích lệ, ủng hộ nhiệt tình và quan tâm giúp đỡ tôi.
Tuy nhiên, do lần đầu tiên làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học
nên không tránh khỏi những hạn chế và thiêu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng
góp quý Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp để khóa luận hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2017.
Tác giả khóa luận
Vũ Thị Phương


LỜI CAM ĐOAN
“ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác”.

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận
Vũ Thị Phương


DANH MỤC VIẾT TẮT


T (Tumor): khối u
N (Node): hạch
M (Metastasis): di căn
CLVT: cắt lớp vi tính


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thời gian xuất hiện bệnh ................................................................... 21

Bảng 3.2. Vị trí u nguyên phát khi khám nội soi ................................................. 22

Bảng 3.3. Hình thái u qua nội soi ........................................................................ 23

Bảng 3.4. Phân độ mô học của u ......................................................................... 24

Bảng 3.5. Độ ngấm thuốc của u trên CLVT ........................................................ 25

Bảng 3.6. Mức độ lan rộng và xâm lấn của u ( phân độ T) ................................. 26

Bảng 3.7. Mức độ biều hiện hạch cổ ( phân độ N) .............................................. 26

Bảng 3.8. Các phương pháp phẫu thuật ............................................................... 29

Bảng 3.9. Các phương pháp nạo vét hạch cổ ....................................................... 29


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh theo tuổi ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.


Biểu đồ 3.2. Các yếu tố nguy cơ ..... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

Biểu đồ 3.3. Lý do vào viện ............ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

Biểu đồ 3.4. Các triệu chứng cơ năng ..................ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.

Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ các nhóm hạch cổ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

Biểu đồ 3.6. Giai đoạn bệnh ............ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

Biểu đồ 3.7. Các phương pháp điều trị ................ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.

Biểu đồ 3.8. Thời gian nằm viện ...... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Giải phẫu vùng hầu họng ( nhìn bên) .................................................... 3

Hình 3.2.Các liên quan của hạ họng ( nhìn sau) .................................................... 5

Hình 3.3. Phân chia các nhóm hạch cổ ................................................................. 7


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư hạ họng là khối u ác tính xuất phát từ biểu mô phủ vùng hạ họng,
hay gặp nhất là ở xoang lê và máng họng thanh quản, thành sau họng. Khi khối u
lan rộng ra ngoài hạ họng vào thanh quản thì được gọi là ung thư hạ họng- thanh
quản [1].
Ung thư vùng hạ họng và thanh quản chiếm khoảng 5-6% trong tổng số các
loại ung thư nói chung và đứng thứ hai trong các ung thư vùng đầu mặt cổ sau ung
thư vòm mũi họng [2]. Theo nghiên cứu của Xue- Ying Deng, trong số các ung
thư đường hô hấp và tiêu hóa trên, ung thư hạ họng chiếm tới 20% [3]. Số liệu
nghiên cứu tại Seoul, Hàn Quốc cho kết quả có đến 60/ 1000 000 ca mới mặc ung
thư hạ họng mỗi năm, chủ yếu ở giai đoạn III và IV khi phát hiện [4]. Ở Anh, số
ca mới mắc hàng năm là 1/100 000 nam giới [5] . Ở Việt Nam, và một số nước
như: Pháp, Mĩ, Trung Quốc...ung thư hạ họng hay gặp ở nam hơn nữ, tỉ lệ nam/
nữ là 5/1. Nhóm tuổi hay gặp là 40-60 tuổi [6], [7]. Các yếu tố nguy cơ làm tăng
khả năng mắc bệnh gồm: nghiện rượu, hút thuốc lá, viêm nhiễm mãn tính vùng hạ
họng...
Do cấu trúc và vị trí giải phẫu của vùng hạ họng thanh quản, các triệu chứng
khơỉ đầu của bệnh thường không rầm rộ, thăm khám lâm sàng khó phát hiện tổn
thương. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta còn nhiều khó khăn, sự
hiểu biết và nhận thức của người dân đang còn kém, dẫn đến hầu hết bệnh nhân
khi đến khám bệnh thường là ở giai đoạn muộn.
Ung thư hạ họng rất khó phân biệt với ung thư thanh quản, khi ở giai đoạn
muộn còn gọi là ung thư hạ họng thanh quản. Tuy nhiên, ung thư hạ họng có tiên


2

lượng xấu hơn ung thư thanh quản do không có rào cản ngăn lan tràn khối u. Bên
cạnh đó, hệ bạch huyết hạ họng phong phú nên tế bào u dễ di căn xa.
Điều trị ung thư hạ họng chủ yêu bằng phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Tiên
lượng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn.

Do vậy, việc đánh giá ung thư hạ họng giai đoạn III-IV trên tất cả các phương
diện từ lâm sàng, nội soi, đến cận lâm sàng và điều trị đóng một vai trò quan trọng
trong việc nghiên cứu, chẩn đoán, chọn phương pháp điều trị phù hợp cũng như
tiên lượng bệnh. Đề tài “ nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều
trị ung thư hạ họng giai đoạn III-IV” giúp có một cái nhìn tổng quan nhất về
bệnh.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1.

Giải phẫu vùng hạ họng [1], [6], [8], [9], [10], [11], [12].

Hạ họng là phần thấp nhất của họng tiếp theo họng miệng, là ngã tư của
đường hô hấp và tiêu hóa, nằm ở sau và hai bên thanh quản. Giới hạn trên của hạ
họng là mặt phẳng ngang đi từ thân xương móng tới thành sau họng, giới hạn dưới
là mặt phẳng ngang bờ dưới sụn nhẫn nơi mà hạ họng liên tiêp với thực quản cổ.
Hạ họng nằm tương ứng với các đốt sống cổ C3, C4, C5, C6. Về lâm sàng, hạ
họng được chia thành 3 vùng: phía trước là bờ sau sụn nhẫn, phía sau là thành sau
họng ( tương ứng với phần mềm phủ các đốt sống cổ từ C3-> C6), hai bên là máng
họng thanh quản và xoang lê.

Hình 1.1. Giải phẫu vùng hầu họng ( nhìn bên) [10].
1.1.1. Máng họng thanh quản



4

Giới hạn: đi từ đầu trên của hạ họng đến miệng thực quản. Vùng này gồm hai
phần:
Phần dưới chiếm 1/3 dưới của xoang lê. Phần này còn có tên là tầng sụn do
nó là một nghách hẹp nằm giữa sụn giáp ở phía ngoài và sụn nhẫn ở phía trong.
Ung thư ở vị trí này thuộc loại biểu mô rất biệt hóa, có tính chất thâm nhiễm và ít
nhạy cảm với hóa chất, tia xạ.
Phần trên còn có tên là tầng màng. Thành ngoài là màng giáp móng, thành
trong là nẹp phễu thanh thiệt. Ung thư ở đây thường là thể sùi, hay xuất phát từ
góc trước của máng hoặc từ thành ngoài hay thành trong máng.
1.1.2.

Xoang lê

Định nghĩa: là một vùng lõm do niêm mạc thành bên hạ họng chũng xuống
tạo thành, nằm ở hai bên thanh quản. Vùng này được giới hạn như sau:
+ Phía trên là bờ dưới của nếp họng thanh thiệt. Nếp này đi từ mặt bên của
họng đến nơi gặp nhau của 2/3 trên và 1/3 dưới của bờ ngoài thanh thiệt.
+ Phía dưới là bờ dưới của nếp nhẫn- họng Betz. Nếp này đi từ phần dưới
thành bên họng đến bờ ngoài của sụn nhẫn.
Nói chung xoang lê là một vùng khó giói hạn rõ ràng, có thể rõ rệt nhiều hay
ít tùy giải phẫu từng người. Ngoài ra, xoang lê phải và trái cũng không giống nhau
hoàn toàn, thường bên trái to và rõ hơn.
1.1.3.

Vùng sau nhẫn phễu và miệng thực quản

Vùng sau nhẫn phễu: đi từ trên xuống dưới gồm mặt sau sụn phễu, cơ liên
phễu và mặt sau sụn nhẫn. Niêm mạc phủ vùng này tương đối dày và có nhiều nếp

nhăn. Niêm mạc ở giữa sụn phễu ít khi là nơi xuất phát của u [8], [13].


5

Miệng thực quản: phía trước tương ứng với bờ dưới sụn nhẫn, phía sau ngang
mức C6. Đây là ranh giới giữa hạ họng và thực quản, có cơ nhẫn họng vòng qua.
Cơ này chỉ mở ra khi nuốt.
1.1.4. Thành sau hạ họng
Tính từ phần sau họng miệng đi xuống, tương ứng với đỉnh của thanh thiệt
tới cơ nhẫn họng.

Hình 1.2.Các liên quan của hạ họng (nhìn từ sau) [11].
1.1.5.

Các nhóm hạch cổ

Hạch cổ được chia làm 6 nhóm như sau [14]:
Nhóm I:


6

+ Nhóm Ia: tam giác dưới cằm. Giới hạn bởi bụng trước cơ nhị thân và xương
móng.
+ Nhóm Ib: tam giác dưới hàm. Giới hạn bởi bờ xương hàm dưới, bụng trước
và sau cơ nhị thân.
Nhóm II:
+ Phía trước trên: bờ dưới bụng sau cơ hai bụng.
+ Phía sau: bờ sau cơ ức đòn chũm.

+ Phía dưới: ngang mức xương móng ( mốc lâm sàng) hoặc ngang chỗ chia
đôi của động mạch cảnh chung ( mốc phẫu thuật).
Nhóm II được chia thành 2 nhóm nhỏ: IIa và IIb bởi dây thần kinh XI.
Nhóm III:
+ Phía trước: bờ ngoài bụng trên cơ vai móng.
+ Phía sau: bờ sau cơ ức đòn chũm.
+ Phía trên: ngang mức xương móng ( mốc giải phẫu) hoặc ngang chỗ chia
đôi của động mạch cảnh chung ( mốc phẫu thuật).
+ Phía dưới: ngang mức bờ dưới sụn nhẫn.
Nhóm IV:
+ Phía trên: ngang mức bờ dưới sụn nhẫn.
+ Phía dưới: xương đòn.
+ Phía trước: bờ ngoài cơ ức móng.
+ Phía sau: bờ sau cơ ức đòn chũm.


7

Nhóm V:
+ Phía trước: bờ sau cơ ức đòn chũm.
+ Phía sau: bờ trước cơ thang.
+ Phía dưới: xương đòn.
Nhóm này cũng được chia làm 2 nhóm nhỏ Va và Vb bởi bụng dưới cơ vai
móng.
Nhóm VI:
+ Phía trên: bờ dưới xương móng.
+ Phía dưới: hõm xương ức.
+ Hai bên: động mạch cảnh ngoài.

Hình 1.3. Phân chia các nhóm hạch cổ [15].

1.1.6. Giải phẫu bệnh
1.1.6.1. Đại thể


8

Ung thư hạ họng có các hình thái sau:
- Sùi
- Loét
- Thâm nhiễm
- Hỗn hợp ( sùi + loét, sùi+ thâm nhiễm, loét+ thâm nhiễm, sùi+ loét+ thâm
nhiễm).
1.1.6.2. Vi thể [16]
Đa số ung thư hạ họng thuộc tuýp ung thư biểu mô vảy, chiếm 95%. Các thể
khác như ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô không biệt hóa, ung thư mô liên
kết... rất ít gặp, chiếm khoảng 5%.
Ung thư biểu mô vảy được phân làm 4 độ mô học từ độ 1 đến độ 4 theo phân
độ của Broders. Kết quả phân độ này có ảnh hưởng đến tiên lượng khả năng tái
phát và di căn của ung thư sau này.
1.2.

Chẩn đoán [1], [6], [8], [10], [11], [12], [17].

1.2.7. Chẩn đoán lâm sàng
1.2.7.1. Cơ năng
- Khó chịu ở 1 bên họng, khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt.
- Đau họng, đau tai 1 bên.
- Nuốt vướng, nuốt khó, tăng dần từ chất đặc đến chất lỏng.
- Thay đổi giọng nói, khàn tiếng.
- Khạc đờm lẫn máu .

- Sờ thấy hạch cổ.
1.2.7.2. Thực thể


9

Soi thanh quản hạ họng gián tiếp qua gương: hiện ít dung.
Soi thanh quản hạ họng trực tiếp qua ống nội soi: đánh giá vị trí khối u, kích
thước, xâm lấn, tính chất u, bề mặt, độ di động, hướng lan tràn, liên qua với các tổ
chức xung quanh.
Khám hạch cổ: khám từng bên, so sánh đối chiếu hai bên, đánh giá số lượng,
vị trí, kích thước, tính chất, độ di động của hạch.
1.2.7.3. Toàn thân
- Gầy sút cân do không ăn uống được, ảnh hưởng tâm lý bệnh nhân.
- Khó thở nếu khối u lớn, xâm lấn đường thở.
- Các triệu chứng cơ quan khác khi khối u di căn ở giai đoạn muộn.
1.2.8. Chẩn đoán cận lâm sàng
1.2.8.1. Chụp X Quang cổ nghiêng
Mục đích là đánh giá sơ bộ tình trạng khối u và thanh quản, phần mềm trước
cột sống.
1.2.8.2. Chụp cắt lớp vi tính vùng hạ họng
Đánh giá vị trí, kích thước, độ lan rộng, xâm lấn của khối u, góp phần hỗ trợ
cho khám lâm sàng, đặc biệt ở các vùng mà nội soi khó đánh giá. Ngoài ra, chụp
cắt lớp vi tính còn có giá tri trong đánh giá hạch, nhất là ở những vùng cổ sâu hay
thể trạng bệnh nhân béo làm khó phát hiện hạch trên lâm sàng.
1.2.8.3. Siêu âm vùng cổ


10


Giúp so sánh với khám lâm sàng trong việc đánh giá hạch cổ và theo dõi điều
trị ở những bệnh nhân có ung thư đường hô hấp, tiêu hóa trên, giúp đình hướng
cho việc chọc hút tế bào làm xét nghiệm tế bào học.
1.2.8.4. Chẩn đoán mô bệnh học
Chọc hút kim nhỏ làm tế bào học tại u và hạch.
Giải phẫu mô bệnh học: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán.
+ Về đại thể: có các hình thái sùi, loét, thâm nhiễm hoặc hỗn hợp.
+ Về vi thể: chủ yêú là ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm 95%, còn lại 5% là
ung thư biểu mô tuyến.
1.2.9.

Chẩn đoán xác định

Dựa vào các triệu chứng cơ năng, hình ảnh nội soi, chụp CLVT.
Chẩn đoán xác định dựa vào kết quả giải phẫu bệnh.
1.2.10. Chẩn đoán giai đoạn
Phân loại TNM trong ung thư hạ họng theo AJCC 2010 ( American Joint
Committee on Cancer) [18].
Khối u nguyên phát (T= tumor).
Tx : u nguyên phát không đánh giá được.
Tis: ung thư biểu mô tại chỗ.
T1: khối u giới hạn một vị trí của hạ họng và có đường kính lớn nhất ≤ 2cm.


11

T2: khối u xâm lấn hơn một vị trí của hạ họng hoặc một vị trí kề cận hoặc u
có đường kính lớn nhất >2cm nhưng ≤ 4cm; chưa cố định nửa thanh quản hoặc
lan rộng đến thực quản.
T3: khối u có đường kính lớn nhất >4cm hoặc cố định nửa thanh quản hoặc

lan rộng đến thực quản.
T4
T4a: khối u xâm lấn sụn giáp, sụn nhẫn, xương móng, tuyến giáp, thực quản
hoặc khoang mô mềm trung tâm (bao gồm cơ trước thanh quản và mô mỡ dưới
da).
T4b: u xâm lấn vào cân cơ trước cột sống, bao động mạch cảnh hoặc các cấu
trúc của trung thất.
Hạch lympho ( N= node).
Nx: không thể đánh giá được hạch vùng.
N0: không có di căn hạch vùng.
N1: di căn một hạch cùng bên có đường kính lớn nhất ≤ 3cm.
N2
N2a: di căn một hạch cùng bên có đường kính lớn nhất > 3cm nhưng ≤ 6cm.
N2b: di căn nhiều hạch cùng bên đường kính lớn nhất ≤ 6cm.
N2c: di căn hạch hai bên hoặc đối bên đường kính lớn nhất ≤ 6cm.
N3: di căn hạch đường kính lớn nhất >6cm.
Di căn xa ( M= metastasis).


12

Mx: không xác định được di căn xa.
M0: không có di căn xa.
M1: có di căn xa.
Xếp loại giai đoạn theoTNM:
Giai đoạn 0:

Tis

N0


M0

Giai đoạn I:

T1

N0

M0

Giai đoạn II:

T2

N0

M0

Giai đoạn III:

T1

N1

M0

T2

N1


M0

T3

N0

M0

T3

N1

M0

T1,2,3

N2

M0

T4a

N0,1,2

M0

T4b

N bất kì


M0

T bất kì

N3

M0

T bất kì

N bất kì

M1

Giai đoạn IVa:

Giai đoạn IVb:

Giai đoạn IVc:

1.2.11. Chẩn đoán phân biệt
Với các u ác tính vùng hạ họng: u lympho ác tính (gồm cả Hodgkin và không
Hodgkin), các hạch di căn từ nơi khác.
Với các u lành tính: u bạch mạch, u máu, u xơ thần kinh, u sụn, u cơ, u tổ
chức liên kết, lao, giang mai.


13


1.3.

Điều trị ung thư hạ họng [1], [6], [8], [10], [11], [19].

Chỉ định điều trị phụ thuộc vào tuýp mô bệnh học, giai đoạn bệnh (sự lan
rộng của u, di căn hạch vùng và di căn xa) và các yếu tố khác như: tuổi, thể trạng
bệnh nhân, các bênh kèm theo...
Hiện nay có ba phương pháp điều trị chính: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Các
phương pháp naỳ có thể sử dụng đơn thuần hoặc phối hợp. Ngoài ra còn các
phương pháp mới như điều trị miễn dịch và đang nghiên cứu thêm liệu pháp gen,
hy vọng là có thể mở ra tương lai mới cho những bệnh nhân ung thư hạ họng.
Ung thư hạ họng chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào vảy (chiếm 95%) ít nhạy
cảm với xạ trị và hóa chất đơn thuần nên phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị
ưu tiên. Tuy nhiên, các bệnh nhân ở giai đoạn III- IV thường phẫu thuật ít có khả
năng cắt hết được khối u hoặc là khối u quá lớn, xâm lấn nhiều cấu trúc gây khó
khăn cho phẫu thuật nên thường sử dụng phối hợp các phương pháp như phẫu
thuật kết hợp với xạ trị, phẫu thuật với hóa chất hoặc là cả ba. Đối với các bệnh
nhân đã di căn xa, thường chỉ điều trị tình trạng cấp cứu ( mở khí quản cấp cứu
khi khó thở) hoặc là điều trị triệu chứng giảm nhẹ.
1.3.1. Phẫu thuật
Chỉ định và phương pháp phẫu thuật phụ thuộc vào tổn thương của u và hạch.
Có những chỉ định cụ thể như sau:
- Cắt hạ họng bán phần ( partial hypopharyngectomy): áp dụng đối với u nhỏ
T1, T2.
- Cắt thanh quản hạ họng bán phần ( partial laryngopharyngectomy): chỉ định
đối với u ở giai đoạn T2, T3, T4.


14


- Cắt thanh quản hạ họng toàn phần ( total laryngopharyngectomy): được áp
dụng khi khối u lan rộng chiếm 2/3 chu vi hạ họng, u lan rộng tới thành sau họng,
u xâm lấn tối thiểu tới miệng thực quản, u ở vùng sau sụn nhẫn ( giai đoạn S2, S3,
S4).
- Cắt thanh quản hạ họng toàn phần và cắt đoạn thực quản (
laryngohypopharyngoesophagectomy): phương pháp này được chỉ định khi khối
u lan rộng tới miệng thực quản.
1.3.2. Hóa trị, xạ trị
 Hóa trị đơn thuần
Trước đây việc điều trị hóa trị được xem như là điều trị vớt vát đối với ung
thư giai đoạn cuối nói chung, kết quả thu được hạn chế và ít được tổng kết. Hóa
chất hay sử dụng trong ung thư đầu cổ là Cisplatin. Hiện nay, phương pháp này
được sử dụng phối hợp với xạ trị và phẫu thuật cho kết quả điều trị tốt hơn.
 Xạ trị đơn thuần
Xạ trị từ xa được sử dụng cho hầu hết các ung thư đầu cổ ở mọi giai đoạn.
Đây là phương pháp chiếu chùm bức xạ gồm tia 𝛾, tiaX được tạo ra từ nguồn ngoài
cơ thể hướng vào vùng tổn thương trong cơ thể người bệnh. Với những kỹ thuật
xạ trị hiện đại như ngày nay, độ chính xác khi điều trị đã được nâng lên rất nhiều.
 Hóa- xạ trị phối hợp
Phương thức phối hợp có thể là: hóa trị tân bổ trợ (neo- adjuvant), đồng thời
(concurrent) hoặc sau điều trị chính (adjuvant). Mỗi phương pháp đều có ưu và
nhược điểm riêng.
- Hóa trị tân bổ trợ: sử dụng đơn hoặc đa chất trước xạ trị. Mặc dù sử dụng
hoá chất trước cho cải thiện tại vùng nhưng hiệu quả cải thiện sống thêm toàn bộ,


×