Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chức năng nghe và gen ở trẻ điếc bẩm sinh chỉ định cấy điện cực ốc tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.72 KB, 95 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ điếc bẩm sinh ở trẻ em từ 0,3%
-0,5%, như vậy có mỗi năm khoảng 400.000 trẻ bị điếc bẩm sinh ra đời[1].
Đây là một tỷ lệ rất cao, do đó nhu cầu về chẩn đoán và điều trị phục hồi sức
nghe cho trẻ là rất lớn. Điếc là tình trạng giảm sức nghe ≥ 90 dB trên phiếu đo
sức nghe đơn âm hoặc ABR. Nghe kém là mức độ giảm sức nghe từ 16-90
dB.Điếc bẩm sinh là tình trạng bệnh lý mất hoàn toàn khả năng nghe ngay từ
giai đoạn sơ sinh.
Ở Mĩ, tỉ lệ điếc ở trẻ em là 1 - 3/1000 trẻ và là một trong những khuyết
tật thần kinh sơ sinh phổ biến nhất [2]. Ở Úc, cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 3 - 6
trẻ nghe kém ở các mức độ khác nhau.Theo số liệu công bố thì năm 2013 ở
Việt Nam có 1,3 triệu trẻ được sinh ra, ước tính có khoảng 6000 trẻ nghe kém
và điếc bẩm sinh. Đây là một tỷ lệ rất cao.
Tàn tật về nghe là tình trạng một trẻ do khiếm khuyết và giảm chức năng
nghe dẫn đến hạn chế chức năng giao tiếp, vui chơi, học tập vì vậy trẻ điếc
thường dễ bị cô lập và chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống từ đó trẻ bị rối
loạn về tâm lý, quan hệ xã hội kém, kiến thức về cuộc sống nghèo nàn, lệch
lạc.Nếu trẻ không được chẩn đoán phát hiện bệnh và can thiệp sớm bằng máy
trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai (ĐCÔT) kết hợp với phục hồi chức năng
nghe nói thì ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển ngôn ngữ và hòa nhập
của trẻ sau này.
Có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu gây điếc bẩm sinh là: do di truyền và
không do di truyền (hay nhóm nguyên nhân do môi trường: ); trong đó, nhóm
nguyên nhân do yếu tố di truyền chiếm hơn 50%. Trong nhóm nguyên nhân
điếc bẩm sinh có yếu tố di truyền, nguyên nhân do điếc thần kinh giác quan
không hội chứng (SNHL: sensorineural hearing loss non-syndromic) chiếm
đến trên 70% trường hợp[3]: 56% đột biến gen lặn, 14% đột biến gen trội, còn
lại là đột biến liên kết NST X. Việc chẩn đoán nguyên nhân gây điếc bẩm sinh



2

do gen có vai trò quan trọng trong tư vấn di truyền và phòng biến chứng đặc
biệt với những gen gây điếc nằm trên ARN nhân: trẻ mang đột biến gen này
sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức nghe khi dùng kháng sinh nhóm
Aminosid sớm (trước 10 tuổi). Aminosid là nhóm kháng sinh quan trọng
trong điều trị nhiễm khuẩn, thuốc có tác dụng mạnh và rẻ tiền, được kê đơn 1
cách rộng rãi mà không có sự giám sát cần thiết tại Việt Nam.
Ngày nay, có rất nhiều kĩ thuật sinh học phân tử đã được sử dụng để
chẩn đoánnguyên nhân điếc do di truyền tuy nhiên, hầu hết các phương pháp
này đều có hiệu quả thấp và tốn thời gian cho việc chẩn đoán đa gen. Giải trình
tự trực tiếp là “tiêu chuẩn vàng” cho việc khảo sát các trình tự nucleotide,đây là
một phương pháp mới phát hiện đột biến nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi
phí và sức lao động, thông lượng cao, có thể chẩn đoán đa gen, đa đột biến
trong một lần thao tác; đặc biệt là khả năng ứng dụng trong chẩn đoán trước
sinh hoặc sơ sinh, từ đó có biện pháp can thiệp hoặc cho trẻ tiếp cận những
chương trình giáo dục đặc biệt từ sớm để trẻ điếc bẩm sinh phát triển ngôn ngữ,
tư duy bình thường. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về việc ứng
dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới vào chẩn đoán sớm gen gây bệnh
điếc bẩm sinh ở Việt Nam. Vì thế, để tìm hiểu rõ thêm về công nghệ giải trình
tự gen trực tiếp và việc ứng dụng vào chẩn đoán sớm gen gây bệnh điếc bẩm
sinh nhằm giúp các thầy thuốc lâm sàng có cơ sở chẩn đoán, điều trị và tư vấn
giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chức năng nghe và gen ở trẻ điếc bẩm
sinh chỉ định cấy điện cực ốc tai” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chức năng nghe ở trẻ điếc bẩm sinh chỉ
định cấy điện cực ốc tai.
2. Mô tả đặc điểm gen gây điếc bẩm sinh ở trẻ điếc bẩm sinh chỉ định cấy
điện cực ốc tai.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐIẾC BẨM SINH

1.1.1. Khái niệm về điếc bẩm sinh:
Để đánh giá mức độ nghe kém người ta chia mức độ giảm sức nghe theo
nhiều nhóm khác nhau. Chúng được đo bằng đơn vị dB (dexibel) khi đề cập
đến độ lớn hay âm lượng âm thanh hoặc Hz (hertz) khi đề cập đến tần số hay
độ cao âm thanh.
Đánh giá mức độ nghe kém dựa vào ngưỡng nghe trung bình PTA là
ngưỡng nghe trung bình đường khí của 3 tần số 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz được
tính theo dB.Theo hiệp hội thính học và tiền đình Hoa Kỳ chia nghe kém ra 4
mức độ sau[4]:
PTA từ 0 dB đến 15 dB là nghe bình thường.
PTA từ 16 dB đến 25 dB là nghe kém rất nhẹ.
-

Độ 1: Nghe kém nhẹ PTA từ 26 dB đến 40 dB, ảnh hưởng tới nghe
trong môi trường tiếng ồn, phải lắng tai nghe, nghe khó với tiếng nói
nhỏ, có thể mệt mỏi khi phải nghe kéo dài.

-

Độ 2: Nghe kém trung bình: chia 2 nhóm nhỏ:
+ PTA từ 41 dB đến 55 dB, ảnh hưởng tới quá trình phát triển ngôn
ngữ, gặp khó khăn trong nói.

+ PTA từ 56 dB đến 70 dB nghe kém trung bình nặng, ảnh hưởng

nhiều tới quá trình phát triển ngôn ngữ, nghe khó các cuộc nói truyện ở cường
độ nói thông thường.


4

-

Độ 3: Nghe kém nặng PTA từ 71 dB đến 90 dB, ảnh hưởng rất nhiều
tới quá trình phát triển ngôn ngữ, giọng ngọng nhiều, vốn từ kém,
không nghe được các cuộc hội thoại ở cường độ nói thông thường.

-

Độ 4: Điếc PTA từ 91 dB đến 120 dB là không có khả năng học nói
dẫn đến câm nếu không có trợ giúp máy trợ thính hoặc ĐCÔT.

Điếc là tình trạng giảm sức nghe ≥ 90 dB trên phiếu đo sức nghe đơn
âm hoặc ABR. Nghe kém là mức độ giảm sức nghe từ 16-90 dB. Điếc bẩm
sinh là tình trạng bệnh lý mất hoàn toàn khả năng nghe ngay từ giai đoạn
sơ sinh.
1.1.2. Tình hình nghe kém bẩm sinh trên thế giới
Năm 2012, WHO công bố số liệu thống kê mới về mức độ phổ biến của
tình trạng nghe kém hiện nay. Thống kê này được dựa trên 42 nghiên cứu về
dân số trên toàn thế giới. Theo đó:
- Trên thế giới có 360 triệu người bị điếc hoặc nghe kém (tương đương với
5.3% dân số). Trong số đó, 328 triệu bệnh nhân (91%) là người trưởng thành
(183 triệu nam, 145 triệu nữ) và 32 triệu bệnh nhân (9%) là trẻ em [3].

- Tỉ lệ trẻ em có vấn đề về thính giác cao nhất lần lượt là ở Nam Á – 2,4%
(khoảng 12,3 triệu trẻ), châu Á Thái Bình Dương – 2,0% (khoảng 3,4 triệu
trẻ), và vùng châu Phi cận Saharan – 1,9% (khoảng 6,8 triệu trẻ) [3].
Ở Mĩ, tỉ lệ điếc ở trẻ em là 1 - 3/ 1000 trẻ và là một trong những khuyết tật
thần kinh sơ sinh phổ biến nhất [2]. Ở Úc, cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 3 - 6 trẻ
nghe kém ở các mức độ khác nhau. Theo Giáo sư F. Brohm, tại Cộng hòa Séc,
cứ 1.000 trẻ thì có 20-30 em do bị nghe kém mà chậm nói hay nói ngọng và 1
em do nghe kém nặng mà không nói được. Còn theo Giáo sư J. C. Lafon thì


5

tại Pháp, số trẻ bị nghe kém nhẹ và vừa chiếm 3% và số trẻ nghe kém nặng
chiếm khoảng 0,2% tổng số trẻ em.
Trong lịch sử nghiên cứu y học ngành tai mũi họng thì điếc bẩm sinh là
lĩnh vực khó và ít được chú ý vì việc chẩn đoán phát hiện sớm bệnh gặp rất
nhiều trở ngại, chủ yếu dựa trên các phương pháp cận lâm sàng đo thính lực
khách quan hiện đại và việc điều trị phục hồi sức nghe kịp thời cho trẻ là vô
cùng khó khăn, hầu như ít mang lại hiệu quả và tốn kém. Nghiên cứu về ốc tai
điện tử và case đầu tiên được cấy điện cực ốc vào năm 1972 (1982 Holly
MDonell, 4 tuổi, là đứa trẻ đầu tiên được cấy ghép điệc cực ốc tai Nucleus)
là một bước đột phá cho ngành thính học, tạo ra một cơ hội mới cho người
điếc đặc biệt là trẻ điếc bẩm sinh có một cuộc sống gần như người bình
thường – tạo tiền đề giúp việc chẩn đoán và điều trị điếc bẩm sinh ngày một
phát triển mạnh mẽ.
- Trước thập niên 70 các phương pháp để chuẩn đoán nghe kém là các
phương pháp chủ quan: 1940’s - Đo thính lực đơn âm (Pure tone audiometry);
1950’s - Đo thính lực lời (Speech audiometry).
- Đến thập niên 70 nghiệm pháp đo khách quan đầu tiên ra đời: 1970’s Đo nhĩ lượng và đo phản xạ cơ bàn đạp (Impedance measurements).
- Bước phát triển nhảy vọt trong chuẩn đoán thính học là từ thập kỷ 80 khi

các kỹ thuật ABR, OAE và ASSR ra đời: 1980’s - Đo điện thính giác thân não
(Auditory Brainstem Response - ABR); 1990’s - Đo âm ốc tai (Otoacoustic
Emissions - OAEs), và gần đây - Đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác
(Auditory Steady State Response - ASSR); không những giúp cho xác định
nhiều bệnh lý khó trong hệ thống thính giác như, u dây thần kinh thính giác,
bệnh lý không đồng bộ thần kinh của hệ thống thính giác… đến việc xác định
điếc và xác định mức độ nghe kém ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Năm 1972 ứng dụng chụp cắt lớp vi tính mở ra một kỷ nguyên mới


6

trong ngành chẩn đoán hình ảnh nói chung và trong chuyên ngành tai mũi
họng nói riêng đặc biệt với bệnh lý nghe kém bẩm sinh để có chỉ định đúng
trong điều trị[5].
- Năm 1982 với sự ra đời của cộng hưởng từ cung cấp một phương
pháp có giá trị đánh giá giải phẫu cũng như bệnh lý của sọ não, các dây thần
kinh VIII cũng như các cấu trúc tai trong[5].
Từ những năm 90 của thế kỷ trước với sự ra đời của CLVT đa dãy đầu
dò có các lớp cắt dưới 1mm, giúp cho việc tái tạo hình ảnh đa bình diện, có
thể thăm khám xương thái dương với nhiều mặt mặt phẳng khác nhau giúp
đánh giá các cấu trúc ốc tai, tiền đình, ống bán khuyên, chuỗi xương con...một
cách chi tiết[6]. Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trở thành hai thăm
khám bổ xung cho nhau không thể thiếu trong bilan chẩn đoán điếc bẩm sinh
và đánh giá trước phẫu thuật cấy điện cực ốc tai. Chụp cắt lớp vi tính cho
phép đánh giá chi tiết cấu trúc tai ngoài, tai giữa, tai trong và nhu mô não –
giúp đánh giá những cấu trúc giải phẫu bình thường, những biến đổi giải phẫu
giúp lường trước những khó khăn có thể gặp trong phẫu thuật. Chụp cộng
hưởng từ cho phép đánh giá chi tiết tai trong, mê đạo màng và nhu mô não, là
phương pháp duy nhất xác định có hay không sự hiện diện của dây thần kinh

ốc tai đưa ra quyết định lực chọn loại phẫu thuật cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó điếc bẩm sinh do nguyên nhân di truyền chiếm tới hơn 50% tổng
số nguyên nhân gây điếc bẩm sinh vì vậy việc nghiên cứu chẩn đoán xác định
nguyên nhân gây điếc bẩm sinh do đột biến gen 20 năm gần đây cũng đang
được chú ý:
- Glenn E. Green và cộng sự (1999) nghiên cứu tại miền Trung Tây Hoa
Kỳ phát hiện tần số đột biến GJB2 ở những người điếc là 42%. trong đó đột
biến 35delG chiếm 29/41 alen đột biến. Tỉ lệ đột biến 35delG ở trẻ sơ sinh
bình thường được sàng lọc là 2,5%[7].


7

- Satoko Abe và cộng sự (2000) nghiên cứu thấy: bệnh nhân điếc không triệu
chứng ở Nhật Bản thì đột biến gen GJB2 là nguyên nhân phổ biến nhất với đột
biến c.235delC thường gặp nhất (73%)[8].
- G. Minarik và cộng sự (2003) nghiên cứu tại Slovak Caucasian tần số đột
biến 35delG ở bệnh nhân điếc không triệu chứng là 50%, đột biến 333334delAA là 0,91%, W24X là 0%. Ở Slovak Gypsy, tỉ lệ bệnh nhân điếc
gồm hội chứng mang đột biến W24X là 22%, 35delG và R127H là 7,40%
và 0,92%[9].
- Santos P (2005) đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ đột biến gen gây nghe
kém không do hội chứng do TMC1 ở dân số Pakistan này là 4,4%[10].
- Yuan Y và cộng sự (2009) đã tiến hành nghiên cứu tại Nội Mông Cổ
và tỉnh Giang Tô Trung Quốc thấy ở trẻ em nghe kém tỷ lệ đột biến gen
GJB2 và SLC26A4 chiếm tỷ lệ chủ yếu với tần số đột biến gen lần lượt là
18,31% và 13,73%[11].
- Wei (2013) đã tiến hành nghiên cứu tại Giang Tô, Trung Quốc, đã tìm
thấy 9 gen đột biến của gen GJB2, tần số đột biến gen GJB2 ở bệnh nhân điếc
là 24,92% trong đó đột biến c.235delC thường gặp nhất (15,5%), c.35delG là
0,30%, c.176del16 là 3,19%, c.299delAT là 4.71%[12].

- Du W (2014) tiến hành nghiên cứu tỷ lệ đột biến gen ở trẻ nghe kém
nặng và điếc vùng Tây Nam Trung Quốc là 28.43% trong đó tỷ lệ đột biến ở
các gen GJB2, SLC26A4, gen 12s rRNA ti thể lần lượt là 17.27%, 7.04% và
4.12%[13].
1.1.3. Tình hình nghe kém bẩm sinh tại Việt Nam
Nguyễn Tuyết Xương và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu khám sàng lọc
nghe kém cho trẻ em tại Hà Nội năm 2011 với 7120 trường hợp. Kết quả sau
2 lần đo OAE, tỷ lệ trẻ có vấn đề về nghe là 3.5%, trong đó trẻ em trai có tỷ
lệ là 3.7% trong khi tỷ lệ này ở trẻ em gái là 3.3%[14].


8

Năm 2014, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đãkhám sàng lọc nghe kém sơ
sinh cho 38.331 trẻ, phát hiện 688 ca bị nghe kém (1.5%); tỉ lệ này thực tế có
thể cao hơn do có nhiều trường hợp trẻ mất dần thính lực trong quá trình
trưởng thành.Việt Nam có khoảng 940 nghìn trẻ được sinh ra hằng năm
(ASEANstats, 30/09/2015), chỉ với tỉ lệ 1.5%, mỗi năm sẽ có thêm gần 15
nghìn trẻ khiếm thính. Từ 12/2000 đến 12/2001, Trung tâm Tai Mũi Họng
Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Tai Mũi Họng thực hiện điều tra “Bệnh tai
và nghe kém” tại 6 tỉnh trên cả nước, 3 tỉnh phía Bắc và 3 tỉnh phía Nam, kết
quả tỷ lệ nghe kém khoảng 6% tức là cứ 100 người có 6 người nghe kém. Đây
là một tỷ lệ rất cao.Tuy nhiên tình hình nghiên cứu về mối liên quan giữa đột
biến gen điếc bẩm sinh vẫn ở Việt Nam vẫn còn hạn chế do nhiều nguyên
nhân, 1 vài nghiên cứu:
- Nguyễn Thùy Dương và cộng sự(2014): Xác định đột biến gen GJB2 ở
một gia đình bệnh nhân có hai con mắc bệnh nghe kém[15].
- Nguyễn Thuỳ Dương và cộng sự (2015) ở Việt Nam, tỉ lệ đột biến
c.235delC của gen GJB2 là 3,95%[16].
-Hồ Kim Hoa, Nguyễn Thị Trang và cộng sự (2016): Tỉ lệ đột biến gen

ở nhóm trẻ em nghe kém là 6,8%. Trong đó đột biến gen GJB2 chiếm tỉ lệ cao
nhất (5,0%) trong 4 gen được xét tới[17].
1.2. GIẢI PHẪU SINH LÝ ỐNG TAI

1.2.1. Đặc điểm giải phẫu ứng dụng [18][19].
Cấu tạo giải phẫu của tai bao gồm:
- Tai ngoài: gồm vành tai và ống tai ngoài
- Tai giữa: gồm hòm nhĩ (màng nhĩ và chuỗi xương con), các tế bào
chũm và vòi nhĩ Eustache.


9

- Tai trong: gồm 2 phần là:
+ Ốc tai : phụ trách chức năng nghe.
+ Tiền đình : gồm các ống bán khuyên, soan nang và cầu nang. Tiền
đình phụ trách chức năng thăng bằng.
Bộ máy thính giác gồm : hệ thống truyền âm và tiếp âm.
1.2.1.1.Hệ thống truyền âm: do tai ngoài và tai giữa đảm nhiệm.

Hình 1.1. Giải phẫu tai
* Tai ngoài:
- Vành tai làm nhiệm vụ thu nhận và hướng dẫn âm thanh.
- Ống tai ngoàicó nhiệm vụ: khu trú và khuyêch đại âm thanh.
Các đặc tính giải phẫu của ống tai ngoài và tần số cộng hưởng làm tăng cường
xung quanh giải tần số 3500Hz, điều đó giải thích khuyết thính học trong
chấn thương âm và tập trung quanh tần số này.
* Tai giữa: Hệ thống màng nhĩ, xương con và các phần phụ thuộc làm
nhiệm vụtruyền dẫn âm thanh và biến đổi năng lượng để bù trừ vào chỗ hao
hụt ở phần sau.



10

Chuyển động chuỗi xương con thay đổi tùy theo cường độ của âm tới.
1.2.1.2.Hệ thống tiếp âm: do ốc tai và các đường thần kinh thính giác đảm nhiệm
Tai trong nằm toàn bộ trong xương đá, giữa hòm nhĩ và ống tai trong, gồm 2
phần:
1. Mê nhĩ xương: Là một khối xương rỗng có cấu trúc phức tạp, khi bị vỡ
không hàn lại được, nó gồm 3 phần:
- Tiền đình xương: là một hốc rỗng hình xoăn thẳng đứng với trục xương
đá gồm 6 mặt, chứa mê nhĩ màng gồm soan nang và cầu nang.
- Ống bán khuyên xương: gồm ống bán khuyên trên, ống bán khuyên sau
và ống bán khuyên ngoài. Ống bán khuyên xương chứa mê nhĩ màng gồm các
ống bán khuyên màng tương ứng.
- Ốc tai xương: giống như cái vỏ ốc sên ở phía trước tiền đình, xoắn 2
vòng rưỡi, có vòng xoắn đầu tiên lồi vào trong thành trong của hòm nhĩ tạo
thành ụ nhô.Có cửa sổ tròn với màng ngăn cách vịn nhĩ – hòm tai, có cửa sổ
bầu dục là chỗ lắp của đế xương bàn đạp giúp những rung động chuỗi xương
con từ tai giữa truyền vào tai trong.
1: Ống bán khuyên trên
2: Ống chung của ống bán
khuyên trên và ống bán
khuyên sau

5

3: Ốc tai xương
4: Cửa sổ tròn


4

5: Cửa sổ bầu dục
Hình 1.2. Mê nhĩ xương
2. Mê nhĩ màng: nằm trong mê nhĩ xương.


11

Thành trong của mê nhĩ màng gồm 2 lớp: lớp ngoài là tổ chức liên kết,
lớp trong là tổ chức biểu mô. Mê nhĩ màng có 3 phần:
- Tiền đình màng: gồm soan nang và cầu nang
- Ống bán khuyên màng

Phụ trách chức năng
thăng bằng

- Ốc tai màng: phụ trách chức năng nghe
* Các dịch của tai trong :
- Ngoại dịch: là dịch nằm giữa mê nhĩ xương và mê nhĩ màng (tức là
xung quanh ống bán khuyên màng, soan nang, cầu nang, là dịch nằm trong
vịn tiền đình và vịn nhĩ.
- Nội dịch: là dịch nằm trong ống bán khuyên màng, trong cầu nang,
trong soan nang và trong ống ốc tai . Nội dịch được sản xuất ở vận mạch tại
rãnh xoắn ngoài (phần đáy ở bên ngoài cơ quan Corti).
- Dịch Corti: là dịch nằm ở trong đường hầm Corti, giữa trụ trong và trụ
ngoài của cơ quan Corti.
Ở tai trong, âm thanh được truyền từ môi trường không khí, qua môi
trường nước (nội dịch và ngoại dịch) đã mất đi 99,9% năng lượng, chỉ có 1%
năng lượng được truyền đi tính ra cường độ giảm mất 30dB. Nhưng do hệ

màng nhĩ – chuỗi xương con ở tai giữa đã tác động như một máy biến thế nên
đã bù trừ vào chỗ mất mát đó. Kết quả là người ta vẫn nghe được đúng với
cường độ thực ở bên ngoài.
Tai trong là bộ phận thần kinh – giác quan, thương tổn ở bộ phận này có
thể gây ra điếc nặng, thậm chí có thể điếc đặc, điếc hoàn toàn. Điếc tai trong
là điếc tiếp nhận.
*Ốc tai màng:
Là 1 ống xoắn ốc, hình nón cao khoảng 5 mm, đáy có đường kính khoảng
9 mm, ở giữa có trụ ốc, xung quanh có ống xoắn ốc quấn thành hình xoắn, dài


12

32 mm. Nó gồm 2 vòng rưỡi, nằm trong ốc tai xương,xoắn quanh 1 hình chóp
nón rỗng gọi là trụ ốc. Trên thiết diện cắt ngang qua ốc tai màng gồm 3
khoang nằm chồng lên nhau: vịn tiền đình ở trên,vịn nhĩ ở dưới (2 vịn thông
nhau ở chỏm của ốc tai) và ở giữa là ống ốc tai (hay vịn trung gian). 3 phần
của ốc tai màng được ngăn cách với nhau bởi màng Reisseners và màng đáy.
Màng Reissenners rất mỏng, dễ rung động nên không cản trở sự truyền âm từ
vịn tiền đình sang ống ốc tai vì thế xét về mặt truyền âm thì hai thang này là
một. Màng Reissenners còn có tác dụng duy trì dịch trong ống ốc tai: là dịch
cần thiết cho hoạt động bình thường của các tế bào có lông của cơ quan Corti
(nằm trên màng đáy).
Màng đáy dầy khoảng 30-35nm, là một màng xơ ngăn cách giữa ống ốc
tai và vịn nhĩ (ở dưới). Trên màng đáy có 20.000-30.000 sợi nền đi từ trụ ốc
hướng ra phía ngoài, các sợi này có dạng lá, đàn hồi, một đầu được cố định
vào phần trung tâm trụ ốc còn đầu kia thì tự do. Các sợi này rung động như
các lá mỏng của kèn Harmonica. Ở đáy ốc tai thì các sợi nền ngắn và dày,
càng lên đỉnh càng dài và mỏng. Cấu trúc như vậy giúp màng đáy tiếp nhận
âm thanh theo tần số sóng âm ở từng vùng: âm có tần số cao tiếp nhận ở vùng

đáy và âm có tần số thấp được tiếp nhận ở vùng đỉnh.


13

Hình 1.3. Tiết diện cắt ngang qua ốc tai
* Cơ quan Corti:
Là bộ phận chủ yếu của cơ quan thính giác, nằm trong nội dịch của ống ốc tai,
ở trên màng đáy và có cấu trúc phức tạp, bao gồm các thành phần:
- Màng mái
- Các tế bào nâng đỡ gồm:
+ Tế bào lông trong: Có khoảng 3500 tế bào, đó là các tế bào hình trụ,
đầu nhỏ, trên đỉnh có khoảng 70-100 lông nhỏ (Stereovilia). Các lông này xếp
thành 2 hàng hình chữ V lồng lên nhau.
+ Tế bào lông ngoài: Nhiều hơn, có khoảng 12.000 – 20.000 tế bào,
hình trụ đầu to, trên đỉnh có khoảng 110-120 lông xếp thành 2 hàng theo hình
chữ W lồng lên nhau.
+ Tế bào thần kinh nghe (tạo hạch xoắn) : Nằm ngang dưới lớp tế bào
lông của cơ quan Corti, nó cho các trục (axone) với các đầu tận tiếp giáp với


14

phần đáy của tế bào lông, tạo lên khớp thần kinh để tiếp nhận các xung
(impulse) kích thích âm do tế bào lông sinh ra khi có kích thích âm.Tế bào
lông trong và tế bào lông ngoài của cơ quan Corti được chi phối bởi hai loại
thần kinh là hướng tâm và ly tâm.
Có 90% các sợi hướng tâm tạo Synape trực tiếp với đáy tế bào lông trong còn
lại 10 % cho tế bào lông ngoài.Vai trò của các sợi ly tâm là ức chế những
điểm khác nhau của cơ quan Corti.Điều này giúp ta có thể hướng sự chú vào

những âm nhất định và bỏ qua những âm khác.
1.2.2. Đặc điểm sinh lý ứng dụng - Cơ chế nghe
Các kích thích âm thanh (sóng âm) từ môi trường ngoài khi tác động
vào cơ quan thính giác được truyền theo hai con đường là: đường khí (ống tai
ngoài – màng nhĩ và đường xương (xương hộp sọ)). Sóng âmkhi qua loa tai
và ống tai ngoài tới màng nhĩ, được chuyển thành rung động cơ học, truyền
qua chuỗi xương con tới của sổ bầu dục.Cửa sổ bầu dục rung động làm di
chuyển ngoại dịch rồi nội dịch → làm màng đáy và màng mái rung → gây
thay đổi áp lực trong dịch mê nhĩ cho màng đáy hoạt động: làm chuyển động
các lông mao của tế bào lông trong và lông ngoài gây hiện tượng khử cực trong
tế bào lông ốc tai, giải phóng các chất trung gian hóa học ở đáy tế bào lông ốc tai
tạo điện thế hoạt động → hình thành nên xung điện thần kinh hướng tâm về tế
bào hạch xoắn rồi đi vào trụ ốc tai (Các tế bào lông nằm ở đỉnh ốc tai tạo ra
những thông tin âm trầm, các tế bào lông nằm ở đáy ốc tai tạo ra những thông tin
âm cao); từ đáy trụ ốc tai các sợi thần kinh hướng tâm sẽ tập trung lại thành phần
ốc tai của dây thần kinh VIII qua thân não lên vỏ não.
Hiện tượng khử cực trong các tế bào lông: ở đỉnh mỗi tế bào lông có 2-3 sợi
lông nhỏ từ thấp đến cao, đầu sợi lông ngắn được nối với đầu sợi lông dài hơn
kề bên bằng một kênh protein ion. Khi một sợi lông ngắn bị đổ về phía sợi
lông dài sẽ kích thích receptor nhận cảm về cơ học, làm mở kênh kali. Ion kali


15

từ nội dịch đi vào tế bào sẽ kích thích mở kênh calciphụ thuộc điện thế ở phía
màng đáy của tế bào lông. Dòng calci đi vào kích thích tế bào lông giải phóng
chất truyền đạt thần kinh, chất truyền đạt thần kinh này sẽ gắn với receptor
của neuron cảm giác của thần kinh ốc tai ở sau synap, gây khử cực màng sau
synap. Khi các sợi lông nghiêng về phía vịn tiền đình thì các tế bào lông bị
khử cực, còn khi nghiêng về phía ngược lại thì các tế bài lông bị tái cực.

Cơ quan Corti và các tế bào giác quan và dây thần kinh thính giác làm nhiệm
vụ tiếp nhận âm thanh và truyền lên não qua 5 chặng neuron. Mỗi kích thích
âm thanh nghe được từ một tai được truyền lên cả 2 bán cầu đại não.
*Các đường và trung khu thính giác:
- Neuron 1: Sau khi năng lượng sóng âm truyền vào ngoại dịch của tai
trong qua cửa sổ bầu dục,năng lượng này sẽ tác động lên cơ quan Corti và
được chuyển thành các xung động thần kinh theo các sợi trục của các tế bào
lông trong tập trung về hạch Corti (neuron 2 cực) rồi dẫn truyền theo bó loa
đạo của thần kinh VIII đi trong ống tai trong vào thân não
- Neuron 2: Các tế bào đầu tiên này sẽ kết thúc trong nhân ốc tai ở hành
não (gồm nhân bụng và nhân lưng),ở đây chúng tiếp xúc synap với tế bào
thần kinh thứ 2. Đa số chúng bắt chéo đường giữa qua thể thang và tận hết ở
phức hợp nhân trám trên ở cầu não, còn lại 1 số ít sợi không bắt chéo mà tới
nhân trám cùng bên.
- Neuron 3: Tế bào thần kinh thứ 3 ngược lên qua dải cảm giác (Reil) bên
để tận cùng ở củ não sinh tư dưới.
- Neuron 4: Tế bào thần kinh thứ 4 rời thân não đi tới đồi thị, ở đó diễn
ra sinap mới.
- Neuron 5: Tế bào thần kinh thứ 5 trở về với thùy thái dương,(vỏ não
thính giác nguyên thủy)


16

1.3.NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ GÂY ĐIẾC BẨM SINH

>35% không
có hội chứng

Điếc

Bẩm sinh

15% có
hội chứng

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các nguyên nhân gây điếc bẩm sinh [20]
Dựavàosơ đồtrêncó thểthấy, hơn ½ trườnghợp điếc bẩm sinh là do
nguyên nhân di truyền. Không như các trường hợp mà chỉ một đột biến chung
ở 1 gen chịu trách nhiệm cho đa số trường hợp bệnh, điếc bẩm sinh là một căn
bệnh mà nguyên nhân di truyền của nó bao gồm rất nhiều đột biến ở nhiều
gen khác nhau. Đối với điếc thần kinh giác quan không hội chứng (chiếm
khoảng 70% trường hợp), có 42 gen liên quan đến di truyền trên NST thường
dạng lặn, 25 gen liên quan đến di truyền trên NST thường dạng trội, 3 gen di
truyền liên kết giới tính dạng lặn và 2 gen di truyền liên quan tit hể
(Hereditary Hearing Loss Homepage Website).Theo một số nghiên cứu gần
đây trên thế giới có khoảng hơn 90 gen đột biến gây ra điếc bẩm sinh không có
hội chứng [21]. Tuy nhiên, các gen và đột biến gây bệnh lại có tính đặc thù
chuyên biệt cho từng khu vực, quốc gia hay dân tộc nên việc sàng lọc có thể
chỉ cần tập trung vào một số đột biến phổ biến cho một cộng đồng nhất định.
Nghiên cứu của chúng tôi là một trong số ít các nghiên cứu về đột biến gen gây
điếc trong cộng đồng người Việt Nam và là nghiên cứu đầu tiên sử dụng kỹ
thuật giải trình tự thế hệ mới xác định đột biến trên 18 gen gây nghe kém ở
cộng đồng người tại Việt Nam, bao gồm:GJB2, GJB3, SLC26A4,MT-RNR1,


17

MT- CO1, MT-TL1, MT-TH, MT-TS1, GPR98, DFNA5, DSPP, TMC1,
MYO7A, TECTA, DIABLO,COCH, MYO15A, PRPS1 (Bảng 2.1).
Trong 18 gen trên thì 4 gen được minh họa sau đây có tỷ lệ đột biến

thường gặp nhất.
1.3.1.1. GJB2 (Gap Junction Beta 2)
GJB2nằmtrêncánhdàicủaNST 13, giữavịtrí 11 và 12 (13q11-q12) (hình1.4)

Hình1.4.Vịtrí củagenGJB2
GJB2 mã hóaconnexin 26 (Cx26) củataitrong; đâylà mộtproteinnốicó
khốilượng 26kDa. Cx26 liênkếtthànhnhómgồm 6 thànhphầnbaoquanh 1
lỗtrungtâm 2- 3nm đểtạocấutrúccó dạngbánhdonut, gọilà connexon.
Cácconnexontừnhữngtếbàotiếpgiápliênkếtcộnghóatrịvớinhau
đểhìnhthànhcáckênhliênbào. Sựliênkếtcủacácconnexon đượcgọilà plaquevà là
thànhphầncủacác đoạnnốikhe[22]. Hệ thống nối khe tham gia vào sự điều hòa
K+, cho phép tái chế lại những ion đã đi vào tế bào lông trong quá trình truyền
dẫn cảm nhận (hình 1.5).


18

Hình 1.5. Hình cắt ngang ốc tai cho thấy 2 nhóm tế bào biểu hiện connexin
26: các tế bào biểu mô không thụ cảm (màu xanh lá) và hệ thống tế bào
của mô liên kết (màu nâu)
Những đột biến trên GJB2 có liên quan đến cả 2 dạng trội và lặn, ở cả 2
kiểu có hội chứng và không có hội chứng của nghe kém[23]. Đặc biệt, các đột
biến trên gen GJB2 có thể chiếm đến 50% các trường hợp nghe kém di truyền
trên NST thường dạng lặn. Đây là gen đầu tiên được xác nhận có liên quan
đến nghe kém liên quan đến thần kinh cảm giác (SNHR).
GJB2là một gen nhỏ chỉ chứa 1 exon mã hóa, nhưng đã có đến hơn 300
đột biến khác nhau trên gen này được công bố (Human Gene Mutation
Database: www.hgmd.org). Tuy nhiên, mỗi cộng đồng nhất định sẽ có các đột
biến phổ biến cụ thể riêng, ví dụ: đột biến phổ biến nhất ở các quốc gia Địa
Trung Hải và châu Âu là c.35delG, đột biến phổ biến nhất khu vực châu Á là

c.235delC.
1.3.1.2. SLC26A4 (solute carrier family 26 (anion exchanger), member 4)
SLC26A4nằm trên cánh dài của NST 7, ở vị trí 31 (7q31) (hình 1.6).


19

Hình 1.6. Vị trí của gene SLC26A4
SLC26A4 mã hóa một protein vận chuyển anion (chloride và iodine) và
là nguyên nhân di truyền đứng thứ 2 sau GJB2 gây ra nghe kém bẩm sinh.
Đây cũng là nguyên nhân gây ra Hội chứng Pendred (1 trong những dạng phổ
biến nhất của nghe kémhội chứng, do đó đây cũng được gọi là gene PDS) và
Hội chứng mở rộng ống tiền đình (Enlarged Vestibular Aqueduct Syndrome EVAS). Các hội chứng này thường không được chẩn đoán sớm vì chúng
không hề biểu hiện ở trẻ nhỏ và chỉ xuất hiện triệu chứng bất thường ở tuyến
giáp vào giai đoạn trưởng thành [24]. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân
với 2 allen đột biến đều phát triển bướu giáp, một số người vẫn duy trì tình
trạng nghe kém không gồm hội chứng[25].
Phổ đột biến của SLC26A4khác nhau giữa các nhóm dân số. Đột biến
2168A>G là dạng phổ biến nhất ở Nhật Bản. Tuy nhiên, ở Trung Quốc và các
nước châu Âu, IVS7-2A>G lại phổ biến hơn: Tại Trung Quốc, 16.88% bệnh
nhân nghe kém được chẩn đoán do đột biến trên gen SLC26A4, 64.63% trong
số đó bị đột biến IVS7-2A>G [26]

1.3.1.3. SLC26A4 (solute carrier family 26 (anion exchanger), member 4)


20

Hình 1.7. Gen ty thể và vị trí các đột biến
Ở người, bộ gen ty thể chỉ có 37 gen (13 mã hóa các tiểu đơn vị12s

rRNA thuộc những phức hệ hô hấp I, III, IV và V; 22 mã hóa tRNA ty thể, 2
mã hóa rRNA.) trong khi nhân có hơn 20.000. Các đột biến gen ở ty thể di
truyền theo dòng mẹ (Do mtDNA được thừa kế duy nhất từ mẹ. Đó là do
khi thụ tinh thì hợp tử thừa kế tế bào chất và các bào quan từ tế bào trứng của
mẹ, trong đó có mtDNA, còn tinh trùng chỉ góp vào DNA nhiễm sắc thể, và
bỏ lại các bào quan,... bên ngoài hợp tử). 12s rRNA ti thể là nơi mang các đột
biến quan trọng liên quan đến cả nghe kém do aminoglycoside và nghe kém
không gồm hội chứng. Aminoglycoside - như gentamycin, neomycin,
kanamycin… là những kháng sinh quan trọng trong điều trị các bệnh nhiễm
khuẩn. Đây là các thuốc khó hấp thụ và có thể tích tụ gây độc nếu dùng quá
thường xuyên. Đặc biệt, các đối tượng mang đột biến và dùng thuốc từ sớm
(trước 10 tuổi) có nguy cơ cao bị nghe kém. Vấn đề về tác dụng phụ của thuốc
đặc biệt nghiêm trọng ở các quốc gia đang phát triển, vì tại đó, các thuốc tác


21

dụng mạnh và rẻ tiền như aminoglycoside được kê đơn 1 cách rộng rãi mà
không có sự giám sát cần thiết.
Trong số các đột biến trên 12s rRNA, 1555A>G và 1494C>T ở vùng
bảo tồn cao của 12s rRNA có liên quan đến nghe kém trên toàn cầu. Đột biến
1555A>G hoặc 1494C>T sẽ tạo ra các liên kết mới 1494C-G1555 hoặc
1494U-A1555 ở vị trí A có tính bảo tồn cao của 12s rRNA. Những thay đổi
này khiến ribosome ti thể người trở nên giống ribosome của vi khuẩn hơn và
tạo ra vị trí tiếp xúc cho các aminoglycoside. Kết quả là, sự phơi nhiễm với
aminoglycoside có thể cảm ứng hoặc làm nặng hơn tình trạng nghe kém của
những cá thể mang các đột biến này. Các thử nghiệm sinh hóa đã chứng tỏ sự
tổn hại đến quá trình tổng hợp protein ti thể và kéo theo đó là khiếm khuyết
chức năng ở những tế bào mang 2 đột biến này [27].
Đột biến dạng này sẽ di truyền theo dòng mẹ trong phả hệ và thường

không đi kèm triệu chứng phụ (mặc dù ở 1 số trường hợp vẫn có). Tần suất
đột biến 1555A>G cao hơn hẳn so với các đột biến khác. Cụ thể, với
1555A>G, tần suất đột biến ở các nhóm người Nhật là khoảng 33% [28],
10.4% và 5% với một số nhóm người Trung Quốc [29]. Trái lại, tần suất đột
biến 1494C>T thấp hơn nhiều: chỉ 3 (2 người đã từng phơi nhiễm
aminoglycoside) trong số 1642 bệnh nhân nghe kém Trung Quốc mang đột
biến này [29].
1.3.1.4. GJB3 (Gap Junction Beta 3)
GJB3 nằm trên cánh ngắn của NST 1, ở vị trí 34 (1p34) (hình 4)

Hình 1.8. Vị trí của gen GJB3


22

Đây là một thành viên của họ gen GJBvà mã hóa connexin 31.
Connexin 31 cũng có chức năng tương tự connexin 26 - hình thành các kênh
trên bề mặt tế bào để điều hòa nồng độ các ion, phân tử. Chúng cần thiết cho
các tương tác trực tiếp giữa những tế bào lân cận. Connexin 31 không chỉ
được tìm thấy ở tai trong mà còn ở lớp biểu mô ngoài cùng của da. Do đó, các
đột biến trên gen này có thể gây ra nghe kém hoặc EKV (một bệnh di truyền
hiếm gặp liên quan đến da).
Với nghe kém, đã có các báo cáo về đột biến 538C>T làm xuất hiện
codon stop ở vị trí amino acid 180, gây ra nghe kém dạng trội trên NST
thường không triệu chứng ở độ tuổi 20 - 40 [30][31].
1.4. CHẨN ĐOÁN ĐIẾC BẨM SINH

Hiện nay việc chẩn đoán xác định điếc bẩm sinh qua các thăm dò CLS
đo thính lực khách quan:
1.4.1.Chẩn đoán xác định điếc bẩm sinh

1.4.1.1.Khám lâm sàng
Nội soi Tai mũi họng: dùng hệ thống nội soi ống cứng nguồn sáng lạnh
kiểm tra để loại trừ những viêm nhiễm, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng.
1.4.1.2. Đo âm ốc tai OAE (Otoacoustic Emission)[32]
* Nguyên tắc đo: dùng một nguồn âm thanh phát vào tai ngoài qua tai giữa
đến tai trong, các tế bào lông ngoài của ốc tai tại cơ quan Corti sẽ co một
cách chủ động, chính sự co của các tế bào lông ốc tai này sẽ tạo ra một âm
thanh đi ngược trở lại ống tai ngoài và được thu nhận bởi một micro đặt
trong ống tai.
Vì phép đo OAE chỉ đánh giá sự co chủ động của các tế bào lông ngoài
của ốc tai nên cường độ kích thích tối đa không vượt quá 70dB, chính vì điều
này mà vai trò của OAE chủ yếu ở các trường hợp nghe kém nhẹ đến trung


23

bình, ít có giá trị ở các trường hợp nghe kém nặng, điếc (đo OAE đánh giá
chức năng của tế bào lông ngoài trong ốc tai)
* Có 2 loại âm ốc tai:
- TEOAE: đánh giá cả một dải tấn số rộng khoảng từ 500 Hz dến 4000 Hz. Thường
ứng dụng trong sàng lọc nghe kém bẩm sinh.
- DPOAE: đánh giá từng vùng tần số khác nhau từ 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz,
4000Hz, thường dùng trong chẩn đoán nghe kém bẩm sinh.
* Một ứng dụng khác của đo OAE: giúp phần có thông tin để loại trừ có tổn
thương sau ốc tai nếu âm ốc tai bình thường nhưng bệnh nhân nghe kém nặng
thì có thể do tổn thương sau ốc tai.
* Hạn chế của phép đo OAE: không phát hiện được điếc do tổn thương thần
kinh thính giác.
* Độ chính xác: 80 – 85%; Số trẻ được chẩn đoán là nghe tốt thì tỷ lệ sai
sót là 0,15%. sai số 0,17-0,18%

1.4.1.3. Đo đáp ứng thính giác thân não ABR (Auditory Brain Response)[32]
* Nguyên lý đo ABR: dùng các kích thích âm thanh là các tiếng clicks
hoặc tone bursts ở các cường độ khác nhau kích thích vào từng tai và ghi lại
điện thế hoạt động qua các chặng: dây VIII, nhân ốc tai, dải Reil bên, củ não
sinh tư, thân não.
* Ứng dụng:
- Xác định ngưỡng nghe khách quan vào cường độ nhỏ nhất làm xuất
hiện sóng V, nếu kích thích âm thanh là tiếng clicks thì đánh giá chủ yếu vùng
tần số 2000-4000 Hz, nếu kích thích âm thanh là các tone bursts thì đánh giá
nhiều vùng tần số khác nhau 500 Hz, 1000Hz, 2000Hz, 4000Hz.
- Chẩn đoán tổn thương sau ốc tai, bệnh lý thần kinh vùng thân não (do
phép đo ABR đánh giá chức năng của dây thần kinh thính giác).


24

1.4.1.4. Đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác ASSR (Auditory Steady
State Response)[32]
* Đo ASSR: là nghiệm pháp đo đáp ứng của thần kinh thính giác với các
kích thích âm thanh được chuẩn hóa về mặt biên độ, tần số và tần suất kích
thích. Để có thể biết đáp ứng trên sóng điện não là đáp ứng với kích thích âm
thanh cần phải dựa vào 2 thông số về biên độ và thời gian hay độ lệch pha
hằng định giữa kích thích và đáp ứng.
* Nguyên lý đo: dùng các kích thích âm thanh đơn âm tại các tần số 250 Hz,
500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz, 4000 Hz, 8000 Hz hoặc có thể các đơn âm này
được biến đổi một chút về mặt biên độ (tức là về mặt cường độ như bật tắt
liên tục tín hiệu âm thanh kích thích) hay chỉ biến đổi một chút về mặt tần số
hoặc các âm này được biến đổi cả 2 thông số: biên độ và tần số nhằm mục
đích đánh giá sự đáp ứng tốt nhất của bộ máy thính giác.
* Kết quả của nghiệm pháp này là:

- Vẽ được thính lực đồ của trẻ dựa trên đáp ứng của não với kích thích
âm thanh ở cường độ nhỏ nhất.
- Xác định ngưỡng nghe khách quan của trẻ một cách xác thực về mặt
tần số cũng như ngưỡng nghe với kết quả đo thính giác chủ quan và không
phụ thuộc vào trạng thái của người đo, độ tuổi cũng như mức độ nghe kém.
* Ứng dụng: cho phép đo độ nhạy của thính giác ở các ngưỡng nghe nằm
quá giới hạn của các nghiệm pháp khác OAE, ABR) do đó nghiệm pháp
ASSR giúp phát hiện các trẻ nghe kém ở mức độ từ nặng đến rất nặng
(ngưỡng nghe trên 90 dB trở lên).
1.4.1.5. Đo nhĩ lượng, phản xạ xương bàn đạp (PXXBĐ):[32]
* Nhĩ lượng đánh giá trở kháng của hệ thống màng nhĩ, chuỗi xương con
và đo áp lực tai giữa. Với các trường hợp trẻ chỉ định cấy ĐCÔT thì thông tin
quan tâm là hình dạng nhĩ lượng.


25

+ Nhĩ lượng dạng A với áp lực và đỉnh nhĩ lượng bình thường.
+ Nhĩ lượng dạng As có áp lực hòm tai bình thường nhưng đỉnh nhĩ
lượng thấp.
+ Nhĩ lượng dạng Ad có áp lực hòm tai bình thường nhưng đỉnh cao.
+ Nhĩ lượng dạng B không có đỉnh, hình đồi.
+ Nhĩ lượng dạng C: nhĩ lượng có đỉnh lệch âm.
* PXXBĐ: Chỉ có ý nghĩa khi có PXXBĐ, chủ yếu có vai trò trong việc
loại trừ các trường hợp có sức nghe bình thường:
+ Nếu có PXXBĐ thì có thể bệnh nhân không nghe kém nặng, sức nghe
bình thường hoặc chỉ nghe kém nhẹ đến trung bình với ngưỡng nghe không
quá 50dB.
+ Nếu không có PXXBĐ:không đánh giá được sức nghe, không có nghĩa là
nghe kém vì có khoảng 10% người có sức nghe bình thường không có phản xạ.

* Tóm lại chẩn đoán xác định điếc bẩm sinh gồm
- Khám lâm sàng: Nội soi Tai mũi họng bình thường.
Không có các dị dạng tai ngoài, tai giữa, cấu trúc xương chũm phối hợp.
- Đo OAE: không đáp ứng.
- Đo ABR: không thấy xuất hiện các sóng khi kích thích âm ở tần số >= 90dB
- Đo ASSR: Cho ta biết mức độ điếc của từng tai
Để khẳng định thêm giá trị và độ chính xác của ABR
1.4.2.Các xét nghiệm cần thiết để chỉ định phẫu thuật cấy ĐCÔT ở trẻ
điếc bẩm sinh:
1.4.2.1. Chụp cắt lớp vi tính xương thái dương[33]:
* Đánh giá tình trạng tai giữa, xương chũm trước phẫu thuật.
- Tình trạng xương chũm: đánh giá các mức độ thông bào xương chũm
(thể đặc ngà, thể xốp và thể thông bào), sự thông bào ở ngách mặt.
- Tĩnh mạch bên: bình thường hay lấn ra trước.


×