Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Nghiên cứu chức năng thất phải ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên bằng phương pháp siêu âm doppler đánh dấu mô speckle tracking

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 60 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim cấp (NMCT) có ST chênh lên là 1 trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ và các nước châu Âu.Ở Việt Nam số bệnh
nhân NMCT cấp ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng.Số bệnh nhân
NMCT cấp tại Viện Tim Mạch đã tăng từ 2%(năm 2001) tới 7%(năm 2007)
trong tổng số các bệnh nhân điều trị nội trú .Ngày nay NMCT cấp đã có rất
nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng vẫn có nhiều biến chứng nguy
hiểm như sốc tim do NMCT diện rộng,vỡ thành thất , hở van hai lá cấp ;rối
loạn nhịp (ngoại tâm thu thất , nhịp nhanh thất, rung thất...) ...do vậy tỷ lệ tử
vong của bệnh còn rất cao[1].
Một số nghiên cứu về thực nghiệm và lâm sàng cho thấy suy giảm chức
năng thất phải sau NMCT là yếu tố quan trọng trong tiên lượng bệnh .Đây
cũng là yếu tố quan trọng trong điều trị, theo dõi và đánh giá kết quả điều trị
bệnh. Vì vậy việc đánh giá chính xác chức năng tim là một vấn đề được các
thấy thuốc rất quan tâm.
Rối loạn chức năng thất phải nhẹ thường gặp ở những bệnh nhân bị
NMCT vùng sau dưới. Suy chức nặng thất phải nặng phụ thuộc vào mức độ
tắc nhánh động mạch vành nuôi dưỡng thất phải và mức độ tuần hoàn bàng hệ
từ bên trái sang khi nhánh nuôi thất phải bị tắc .
Để đánh giá chức năng thất phải, người ta đã sử dụng một số phương
pháp như: thăm dò phóng xạ, thông tim chụp buồng tim, chụp cộng hưởng từ
tim. Tuy nhiên, đây là những phương pháp thăm dò chảy máu và đòi hỏi
những trang thiết bị hiện đại tốn kém mà không phải cơ sở y tế nào cũng có.
Khó khăn lớn nhất khi tiến hành thăm dò chức năng thất phải bằng siêu
âm tim liên quan đến vị trí thất phải trong lồng ngực, kích thước cũng như
hình dạng khác biệt của nó so với thất trái. Vị trí thất phải nằm sau xương ức
đã hạn chế khả năng quan sát nó bằng mặt cắt siêu âm cạnh ức và hơn nữa,


2


kích thước của thất phải lại thay đổi tùy thuộc vào tình trạng huyết động của
bệnh nhân. Hình dạng như lưỡi liềm cuộn vào thất trái hoặc hình xếp của thất
phải đòi hỏi người làm siêu âm phải nghiên cứu nhiều mặt cắt và nhiều cách
đo mới đánh giá hết được chức năng của nó [29].
Siêu âm tim đánh dấu mô (Speckle tracking echocardiology) là một
phương pháp mới xuất hiện có khả năng phân tích hình ảnh siêu âm tim trên
2D,không phụ thuộc góc,cung cấp một lượng giá khách quan và có khả năng
tái lập lại về chức năng theo từng vùng và toàn bộ cơ tim .Vì vậy kỹ thuật siêu
âm tim đánh dấu mô có thể đánh giá chức năng thất phải và sự suy giảm chức
năng tim kín đáo cho dù phân suất tống máu bình thường.Kỹ thuật siêu âm
tim đánh dấu mô ra đời mang đến một bước tiến mới cho ngành tim mạch nói
riêng và y học nói chung.
Tại Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu nào chi tiết về vấn đề
này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu chức năng thất phải ở
bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên bằng phương pháp siêu
âm doppler đánh dấu mô speckle tracking” với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu chức năng thất phải ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có
ST chênh lên bằng phương pháp siêu âm doppler đánh dấu mô speckle
tracking”.
2. Đánh giá sự biến đổi chức năng thất phải sau can thiệp động mạch
vành qua da ở nhóm bệnh nhân trên bằng phương pháp siêu âm
doppler đánh dấu mô speckle tracking .


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về nhồi máu cơ tim.
1.1.1. Định nghĩa nhồi máu cơ tim.
Định nghĩa toàn cầu về nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp năm 2012

(WHO/WHF/ESC/AHA/ACC 2012)
NMCT được định nghĩa là có sự tăng và/hoặc giảm marker sinh học cơ
tim ít nhất ở giới hạn trên 99% bách phân vị của nó và kèm theo ít nhất một
trong số các đặc điểm sau:
- Có cơn đau ngực điển hình trên lâm sàng.
- Thay đổi điện tâm đồ điển hình.
- Rối loạn vận động vùng do thiếu máu cơ tim mới xảy ra được phát hiện
bằng các biện pháp chẩn đoán hình ảnh (siêu âm tim , MRI...).
- Có bằng chứng huyết khối trong lòng động mạch vành trên phim chụp
động mạch vành qua đường ống thông hoặc bằng chứng mổ tử thi.
Cũng theo định nghĩa này NMCT được chia làm các thể sau
- Type 1: NMCT cấp thể tự nhiên do nứt vỡ mảng xơ vữa gây huyết khối
tắc hoàn toàn ĐMV.
- Type 2: NMCT do các nguyên nhân bên ngoài gây tình trạng mất cân
đối giữa cung và cầu của cơ tim dẫn đến thiếu máu cơ tim và hoại tử như do
thiếu máu , co thắt ĐMV , bệnh hô hấp ...
- Type 3: NMCT mà bệnh nhân chết đột tử trước khi có mẫu máu xet
nghiệm marker sinh học cơ tim , có thể có triệu chứng lâm sàng gợi ý hoặc
thay đổi điện tâm đồ được ghi nhận.
- Type 4: NMCT xảy ra sau can thiệp ĐMV (nong và đặt stent), có triệu
chứng lâm sàng gợi ý và marker sinh học cơ tim phải tăng ít nhất 5 lần mức


4
trên của 99 % bách phân vị. Hoặc NMCT được xác định bằng huyết khối
trong stent trên hình ảnh chụp ĐMV hoặc mổ tử thi.
- Type 5: NMCT xảy ra sau phẫu thuật cầu nối ĐMV , khi đó có sự tăng
marker sinh học cơ tim ít nhất 10 lần giới hạn trên 99% bách phân vị.
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu chức năng hệ ĐMV
Tuần hoàn vành là tuần hoàn cấp máu nuôi dưỡng cơ tim. Có 2 nhánh

ĐMV chính là ĐMV trái và ĐMV phải, xuất phát từ gốc động mạch chủ
tương ứng với vị trí lá vành phải và lá vành trái của van động mạch chủ
(hình 1.1)

Hình 1.1: Giải phẫu động mạch vành
* Động mạch vành trái
ĐMV trái có thân chung dài khoảng 1,5cm sau đó chia thành 2 nhánh:
- Động mạch liên thất trước (LAD: Left anterior descending artery)
Động mạch liên thất trước chạy dọc theo rãnh liên thất trước xuống mỏm
tim, các nhánh nhỏ của động mạch này nối với các nhánh của động mạch
vành phải ở rãnh liên thất sau. Động mạch liên thất trước cấp máu cho vách
liên thất thành trước bên thất trái và mỏm tim, một số nhánh nhỏ của động
mạch này còn cung cấp máu cho một phần của thành trước thất phải .


5
- Động mạch mũ (Lcx: Left circumflex artery) chạy dọc rãnh nhĩ thất và
kết thúc bằng nhánh rìa cấp máu nuôi dưỡng cho mặt bên và mặt sau thấttrái
đồng thời cũng cấp máu nuôi dưỡng cho nhĩ trái.
*Động mạch vành phải (RCA: Right coronary artery) chia ra các nhánh
cấp máu cho nút xoang, nút nhĩ thất, vách liên thất sau, thành sau dưới sát cơ
hoành và 1 phần cho thành sau bên thất trái.
1.1.3.Sinh lý tưới máu của tuần hoàn ĐMV
Tuần hoàn vành diễn ra trên một khối cơ rỗng co bóp nhịp nhàng nên
tưới máu của tuần hoàn vành cũng thay đổi nhịp nhàng. Tưới máu cho tâm
thất trái chỉ thực hiện được trong thì tâm trương, còn tâm thất phải được tưới
máu đều hơn, tuy vậy trong thì tâm thu cũng bị hạn chế
Có rất ít hệ thống nối thông giữa các ĐMV, vì vậy nếu một ĐMV nào bị
tắc thì sự tưới máu cho vùng cơ tim đó sẽ bị ngừng trệ, và nếu tắc nghẽn kéo
dài sẽ gây hoại tử cơ tim. Có sự khác biệt về tưới máu cho cơ tim ở lớp dưới nội

tâm mạc và lớp dưới thượng tâm mạc. Trong thì tâm thu, cơ tim co làm tăng áp
suất riêng phần trong cơ tim. Có một bậc thang áp suất tăng dần từ ngoài vào
trong, và mạnh nhất ở lớp dưới nội tâm mạc, vì vậy trong thì tâm thu dòng máu
đến lớp dưới nội tâm mạc rất ít so với lớp dưới thượng tâm mạc.
Bình thường lưu lượng máu qua ĐMV khoảng 60-80ml/ph/100 gam cơ
tim (250 ml/ph), chiếm 4,6% lưu lượng tuần hoàn vành của cơ thể. Dự trữ
oxy của cơ tim hầu như không có. Chuyển hóa của cơ tim chủ yếu là ái khí,
nên khi có tăng nhu cầu oxy cơ tim thì phải đáp ứng bằng cách tăng cung
lượng vành 1.4.Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh trong NMCT
NMCT xảy ra là do tắc đột ngột ĐMV do huyết khối.Tổn thương khởi
đầu là nứt mảng xơ vữa , tổn thương này tạo điều kiện cho tiểu cầu tiếp xúc
với các thành phần của mảng xơ vữa gây dính , hoạt hóa và kết tụ tiểu cầu
.Nứt mảng xxơ vữa và hoạt hóa tiểu cầu làm hoạt hóa dây chuyền đông máu
nội tại và ngoại lai hình thành fibrin .Fibrin là yếu tố làm phát triển , hoàn


6
thiện và bền vững cục huyết khối . Cục huyết khối được hình thành trên mảng
xơ vữa phối hợp với tình trạng co thắt của ĐMV làm tắc nghẽn hoàn toàn hoặc
gần hoàn toàn lòng ĐMV. Nứt mảng xơ vữa thường xảy ra ở vùng vỏ mỏng của
các mảng xơ vữa không ổn định do tương tác của nhiều yếu tố tại chỗ và toàn
thân : hình thái cấu trúc mảng xơ vữa , sự xâm nhập của tế bào viêm, tăng áp lực
thành mạch, tăng nồng độ catecholamin, thrombin trong máu.
1.2.Chẩn đoán.
1.2.1.Triệu chứng lâm sàng.
*Cơ năng:
- Cơn đau thắt ngực điển hình : đau nặng nề cảm giác như bị bóp nghẹt
một vùng phía sau xương ức , đau có thể lan lên vai trái và mặt trong tay
trái ,kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng nitroglycerin.
- Đau có thể lan lên cổ , cằm , hai vai , sau lưng , tay phải hoặc vùng

thượng vị.
- Một số trường hợp NMCT mà bệnh nhân không hoặc ít cảm giác đau
( NMCT thầm lặng ) hay gặp ở bệnh nhân sau mổ , người già ,bệnh nhân tiểu
đường hoặc tăng huyêt áp nhiều.
- Các triệu chứng khác đi kèm có thể gặp : vã mồ hôi . khó thở , hồi hộp
đánh trống ngực , nôn hoặc buồn nôn , lú lẫn , các triệu chứng rối loạn tiêu
hóa thường gặp trong NMCT sau dưới.
- Đột tử cũng là một trong những thể hay gặp .
*Thực thể:
- Khám thực thể trong NMCT cấp ít có giá trị để chẩn đoán xác định
nhưng rất quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác , giúp phát
hiện biến chứng bệnh
- Những triệu chứng hay gặp : nhịp tim nhanh , tiếng tim mờ , tiếng ngựa
phi , xuất hiện tiếng thổi mới ở tim , rối loạn nhịp , ran ẩm ở phổi ,dấu hiệu
suy tim , phù phổi cấp...


7
1.2.2.Cận lâm sàng.
*Điện tâm đồ: tiêu chuẩn chẩn đoán trên ĐTĐ
- Xuất hiện đoạn ST chênh lên 1mm(>0,1mV) ở ít nhất 2 trong số các
miền chuyển đạo D2 , D3 và aVF ; V1 đến V6 (đối với chuyển đạo V2 và V3
thì ST chênh lên ít nhất 2mm với nam và 1,5 mm với nữ ); D1 và aVL, hoặc
- Xuất hiện sóng Q mới tiếp theo sự chênh lên của đoạn ST ( rộng ít nhất
30 ms và sâu 0,2 mV ) ở ít nhất hai trong số các miền chuyển đạo nói trên.
- Sự xuất hiện mới bloc nhánh trái hoàn toàn trong bệnh cảnh lâm sàng
nói trên .Trong trường hợp không có điện tâm đồ cũ để khẳng định là bloc
nhánh trái này là mới xuất hiện hoặc trường hợp đã có bloc nhánh trái từ
trước thì có thể nghĩ tới NMCT khi có ST chênh lên ít nhất 1mm đồng hướng
với QRS , hoặc ST chênh xuống ít nhất 1mm ở V1,V2,V3 hoặc ST chênh ít

nhất 5mm và ngược hướng với QRS
- Trường hợp NMCT do tắc động mạch mũ nhiều trường hợp không thấy
biến đổi ST ở các chuyển đạo thường quy cần làm thêm các chuyển đạo
V7,V8,V9 có thể cho thấy các biến đổi ST này .Trường hợp NMCT thất phải
cần làm thêm các chuyển đạo V3R đến V6R để thấy những biến đổi này
*Các marker sinh học cơ tim
- Troponin I và T là hai hoại marker có giá trị chẩn đoán cao và khá đặc
hiệu cho cơ tim còn có giá trị tiên lượng bệnh .Các marker này bắt đầu tăng
khá sớm sau NMCT( 3-12 giờ ) đạt đỉnh ở 24-48 giờ và tăng tương đối dài
( 5-14 ngày ).Hiện nay troponin T được coi là

marker chuẩn để lựa chọn

trong chẩn đoán NMCT cấp .Troponin được coi là tăng khi trên 99% bách
phân vị của phân bố giá trị chuẩn.
*Siêu âm tim:
- Siêu âm tim trong NMCT cũng rất có giá trị đánh giá rối loạn vận
động vùng , chức năng thất trái , thất phải , các biến chứng cơ học của NMCT


8
( thủng vách tim gây thông liên thất , hở van tim do đứt dây chằng ) tràn dịch
màng tim...
*Phóng xạ đồ tưới máu cơ tim
Xạ hình tưới máu cơ tim (XHTMCT) đã được áp dụng rộng rãi, cho
phép khảo sát vùng cơ tim bị tổn thương dưới dạng vùng khuyết xạ tạm thời
hoặc cố định và xác định vị trí, độ rộng cũng như mức độ nặng của cơ tim bị
thiếu máu cục bộ. XHTMCT được sử dụng để đánh giá sống còn cơ tim, giúp
phân biệt tế bào cơ tim còn sống với sẹo NMCT [30].
* Chụp động mạch vành qua da

Hiện nay chụp ĐMV chọn lọc vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác
định NMCT [6]. Chụp ĐMV chọn lọc cản quang cho phép nhận biết hình ảnh
giải phẫu chính xác hệ ĐMV giúp xác định vị trí, số lượng nhánh ĐMV bị hẹp
cũng như mức độ hẹp. Hẹp ĐMV được đánh giá là nghiêm trọng khi hẹp trên
70% khẩu kính lòng mạch. Tuy nhiên chụp ĐMV cản quang vẫn có khả năng
bỏ sót những mảng xơ vữa ngoài lòng mạch liên quan tới tái cấu trúc mạch
vành [31].
* Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MDCT: Multidetector Computed Tomography)
Trong những năm gần đây, MDCT mạch vành được coi là phương pháp
chẩn đoán không cần xâm nhập, hình ảnh ĐMV có độ nhạy và độ đặc hiệu
cao. Phương pháp này cho phép chẩn đoán hình ảnh với khả năng chẩn đoán
tốt tổn thương mảng xơ vữa và mức độ hẹp ĐMV [32].
1.2.3. Chụp cộng hưởng từ tim
Người ta sử dụng kỹ thuật đánh dấu cơ tim, sau đó theo dõi hoạt động
của vùng cơ tim bị đánh dấu như vận động chuyển dịch và vận động xoay tạo
thành hình ảnh vận động xoắn (systolic wringing motion) trong thì tâm thu và
tiếp theo là vận động “cởi xoắn” trong giai đoạn tâm trương (rapid diastolic
untwisting). Phân tích vận động xoắn và “cởi xoắn” cho biết trực tiếp chức
năng tâm thu và tâm trương của thất trái [32].


9
1.3. Điều tri NMCT cấp có ST chênh lên.
1.3.1. Điều trị ban đầu.
*Khẩn trương đánh giá tình trạng bệnh nhân
- Nên chuyển ngay đến nhữn cơ sở có thể điều trị tái tưới máu
- Kịp thời đánh giá các biến chứng nguy hiểm để khống chế
*Các biện pháp điều trị chung ban đầu
- Bất động tại giường .
- Thở O2

- Giảm đau
- Nitroglycerin
- Chống ngưng tập tiếu cầu kép: Aspirin và clopidogrel
- Thuốc chống đông: Heparin.
- Thuốc chẹn bê ta giao cảm: có thể cho sớm và dùng đường uống trong
vòng 24 giờ của NMCT nếu không có chống chỉ định.
- Thuốc ức chế men chuyển : có thể cho sớm và dùng đường uống trong
vòng 24 giờ của NMCT nếu huyêt áp bệnh nhân không thấp và không có
chống chỉ định.
- Thuốc giảm lipid máu nhóm statin.
1.3.2. Điều tri tái tưới máu
*Thời điểm tái tưới máu : Chỉ định :
- Có chỉ định tái thông ĐMV trong vòng 12 giờ kể từ khi bắt đầu triệu
chứng cho mọi bệnh nhân NMCT cấp .
- Từ sau 12 giờ đến 24 giờ: có chỉ định tái thông ĐMV nếu bệnh nhân
vẫn có triệu chứng của thiếu máu cơ tim tiến triển trên lâm sàng hoặc điện
tâm đồ.
- Sau 24 giờ không có chỉ định tái thông ĐMV một cách thường quy cho
mọi bệnh nhân đã ổn định , chỉ có chỉ định khi bệnh nhân có các biến chứng ,
ảnh hưởng huyết động , rối loạn nhịp tim , sốc tim ...


10
*Lựa chọn phương pháp điều trị tái tưới máu
- Can thiệp ĐMV ngay thì đầu được ưu tiên lựa chọn nếu cơ sở có đủ
điều kiện và kinh nghiệm can thiệp ĐMV cấp cứu ( triển khai được can thiệp
trong vòng 120 phút kể từ khi bệnh nhân tiếp xúc với nhân viên y tế ).
- Nếu cơ sở không có điều kiện can thiệp ĐMV cấp cứu thì có thể lựa
chọn phương án thuốc tiêu huyết khối.
- Mổ làm cầu nối chủ - vành cấp cứu: chỉ định :

+Đau ngực tái phát sau dùng tiêu huyết khối
+ Động mạch vành không thích hợp cho can thiệp: tổn thương nhiều thân
, tổn thương thân chung, tổn thương phức tạp ...
+ Can thiệp thất bại
+Bệnh nhân có biến chứng cơ học.
1.3. Các phương pháp đánh giá chức năng thất trái
1.3.1. Đánh giá chức năng tâm thu thất trái
1.3.1.1.Đánh giá chức năng tâm thu thất trái toàn bộ
Một số thông số siêu âm chính thường dùng để đánh giá chức năng tâm
thu thất trái là [2]:
* Phân số tống máu (EF%: ejection fraction): Được tính dựa trên thể tích
thất trái cuối tâm thu và cuối tâm trương, EF = (Vd – Vs)/Vd. Có nhiều cách
khác nhau để tính các thể tích này, trong đó hai phương pháp được dùng phổ
biến hiện nay là Teicholz và Simpson.
- Phương pháp Teicholz:*Thể tích thất trái được tính theo phương trình
sau: V= 7d3/( 2,4+ d)
(d: là đường kính thất trái đo trên siêu âm TM, V: là thể tích thất
trái).*Đây là phương pháp đơn giản, dễ tính, ít sai sót do cách đo, nhưng chỉ
nên áp dụng khi các thành thất trái vận động đồng đều.
- Phương pháp Simpson:*Nguyên lý: Thể tích hình lớn bằng tổng thể
tích của các hình nhỏ được chia ra từ hình lớn theo trục dọc của nó. Buồng


11
thất trái được chia theo trục dọc thành những hình trụ(vùng thân thất trái), còn
vùng mỏm được coi như hình ellip.
- Phân số tống máu cũng có thể được đo trên siêu âm 3D, đặc biệt là siêu âm
với thời gian thực và siêu âm 3D có hoặc không tiêm thuốc cản âm [3].
*Nhược điểm của việc dùng phân số tống máu để đánh giá chức năng thất trái:
Trong một số trường hợp, phân số tống máu không phản ánh chính xác

khả năng co bóp của cơ tim. Trong trường hợp hẹp van ĐMC, hậu gánh tăng
có thể làm giảm phân số tống máu mặc dù sức co bóp cơ tim có thể vẫn bình
thường. Trong trường hợp hở van hai lá, tiền gánh tăng làm tăng phân số tống
máu, ta có thể thu được phân số tống máu bình thường trong khi sức co bóp
của cơ tim đã giảm.
1.3.1.2.Đánh giá chức năng tâm thu thất trái từng vùng
*Đánh giá vận động vùng thành tim trên siêu âm 2D
Để đánh giá chính xác những rối loạn vận động, người ta chia thành thất
thành nhiều vùng nhỏ. Theo cách chia của Hội siêu âm tim Hoa kỳ, thành thất
được chia thành 16 hoặc (hình 1.2), khi phân tích phải nhìn thấy tối thiểu từng
vùng trên một mặt cắt. 16 vùng dùng để đánh giá vận động thành(vùng đỉnh
mỏm không vận động) trong khi 17 vùng sử dụng để đánh giá tưới máu cơ
tim hoặc để so sánh các kiểu thăm dò hình ảnh. Hình ảnh siêu âm được quan
sát qua 4 mặt cắt: trục dài cạnh ức trái, trục ngắn cạnh ức trái, bốn buồng tim
nhìn từ mỏm, hai buồng tim nhìn từ mỏm [4] (hình 1.2).


12

Hình 1.2 Phân chia 16 vùng thành tim và các mặt cắt [4]
Vận động thành tim được đánh giá như sau:
- Bình thường: Ở kỳ tâm thu chiều dày thành tự do thất trái tăng khoảng
40% (tăng chiều dày tâm thu của vách liên thất ít hơn).
- Giảm vận động: Giảm di động vào trong và kém dầy lên của thành tim
trong thời kỳ tâm thu (<5mm) hoặc tăng < 30%.
- Không vận động: Trong thời kỳ tâm thu, thành tim không di động vào
trong và không dày lên (<10%)
- Vận động nghịch thường: Thành tim không dày lên có khi mỏng đi và
di chuyển nghịch thường ra phía ngoài trong thì tâm thu [5].
Vận động của mỗi vùng được đánh giá theo các mức điểm từ 1 đến 4

tương ứng với vận động bình thường, giảm vận động, không vận động, vận
động nghịch thường. Chỉ số vận động thành= tổng số điểm/số vùng được
đánh giá. Vùng nào không quan sát được thì loại ra khỏi số vùng.
Nhược điểm của phương pháp siêu âm 2D là chỉ đánh giá vận động
vùng trên một mặt cắt. Những rối loạn vận đồng vùng ở các thành tim khác sẽ
không được nhận thấy. Do đó phạm vi vùng cơ tim rối loạn vận động sẽ
không được xác định rõ.
* Đánh giá vận động vùng thành tim bằng siêu âm Doppler mô cơ tim


13
Phương pháp siêu âm Doppler mô cơ tim mô tả chuyển động cơ tim
tại từng vùng cơ tim. Vận tốc của mô cho thấy vận tốc tại một điểm của
vùng cơ tim chuyển động hướng về hay đi xa đầu dò. Vận tốc Doppler mô
có thể thu được thông qua Doppler xung, M-mode, siêu âm màu 2D.
Doppler màu đòi hỏi thông tin vận tốc mô ở toàn bộ các vùng do vậy nhiều
vùng có thể quan sát được cùng một lúc. Các vùng được phân tích hồi quy.
Mặc dù tất cả các phương pháp này mang lại thông tin cơ học khác nhau ở
giá trị tồn tại đỉnh. Doppler xung đo vận tốc đỉnh cao hơn tốc độ trung bình
đo bằng Doppler màu 20-30%. Sự khác biệt này cần được xem xét khi có
sự khác biệt về áp lực đổ đầy thất trái bằng tỷ số E/e’. Giá trị này cao nhất
ở M-mode, thấp hơn với Doppler xung và thấp nhất với Doppler mô màu.
Cơ tim chuyển động theo trục dọc, vùng mỏm thường được coi là ít vận
động, dựa vào chuyển động về phía đầu dò trong thì tâm thu và đi xa trong
thì tâm trương. Sự chuyển động khác nhau giữa các vùng này cho ta sự
thay đổi tốc độ vận động của tùng vùng cơ tim, với vận tốc cao nhất, thấp
nhất và bằng 0 tại mỏm. Nhưng siêu âm Doppler mô cơ tim đánh giá vận
tốc cơ tim tại một điểm duy nhất của cơ tim với đầu dò ngoài thành ngực
thường bị nhiễu bởi thành ngực bệnh nhân, và chỉ đánh giá một điểm
không đủ nói lên toàn bộ cơ tim [6].

Các tế bào cơ tim nằm trong các mặt phẳng song song với trục dọc của
tim. Trong các mặt phẳng này, các tế bào cơ tim lại xoay theo các hướng khác
nhau. Ở lớp giữa của thành thất trái, các tế bào cơ tim nằm theo hướng chu vi
của thất trái. Ở lớp dưới thượng tâm mạc, các tế bào cơ tim xoắn theo chiều
kim đồng hồ, -60 độ từ trái sang phải. Ở lớp dưới nội tâm mạc, các tế bào cơ
tim lại xoắn ngược chiều kim đồng hồ +60 độ từ phải sang trái. Trong thời kỳ
tâm thu, lớp dưới nội tâm mạc co ngắn nhiều hơn lớp dưới thượng tâm mạc.
Phần đáy thất trái và phần mỏm thất trái lại quay theo hai hướng khác nhau:
phần đáy quay theo chiều kim đồng hồ, còn phần mỏm quay ngược chiều kim


14
đồng hồ. Vì vậy, để đánh giá chức năng co bóp của từng vùng và từng lớp của
thất trái, đã ra đời các phương pháp siêu âm Doppler mô cơ tim, siêu âm
Doppler sức căng cơ tim (strain và strain rate), siêu âm theo dõi vận động
vùng cơ tim được đánh dấu dạng đốm (speckle tracking imaging-STI). Sự
hoàn thiện dần của các kỹ thuật siêu âm Doppler mô cơ tim, với độ phân giải
cao về thời gian, cho phép đo được vận tốc tức thời của từng vùng cơ tim,
khảo sát được sự biến dạng của vùng thành tim và mức độ xoắn vặn của cơ
tim trong thời kỳ tâm thu và cởi xoắn trong thời kỳ tâm trương [2].
* Đánh giá rối loạn vận động vùng thành tim bằng siêu âm speckle tracking
Siêu âm speckle tracking là kĩ thuật siêu âm mới nhằm đánh giá chức
năng cơ tim dựa trên phân tích chuyển động các điểm được đánh dấu bằng
siêu âm 2D thông thường.
1.3.2. Đánh giá chức năng tâm trương thất trái
1.3.2.1.Siêu âm TM
Các thông số đánh giá chức năng tâm trương thất trái bằng siêu âm TM
dựa vào việc phân tích những thay đổi của gốc ĐMC, van hai lá và kích thước
thất trái [3], [7].
- Thời gian giãn đồng thể tích: Đo từ khi đóng van ĐMC đến khi mở van

hai lá. Giá trị bình thường của IVRT khoảng 62 ± 10 ms.
- Vận động trong thì tâm trương của thành sau gốc ĐMC: phản ánh tốc
độ đổ đầy thất trái. Dốc xuống đầu tiên của thành sau gốc ĐMC giảm và kéo
dài tới giữa thì tâm trương khi có rối loạn đổ đầy tâm trương thất trái [8].
- Dốc tâm trương van hai lá (dốc EF): phản ánh khả năng chun giãn của thất trái
trong pha đổ đầy đầu tâm trương. Giá trị bình thường của dốc EF >75 mm/s [8].
- Khoảng cách từ điểm A đến điểm C ở cuối thì tâm trương khi van hai lá
đóng, có hiệu chỉnh khoảng cách PR trên điện tâm đồ: bình thường van hai lá
bắt đầu đóng khi nhĩ trái thư giãn và đóng hẳn khi thất co bóp, van hai lá đóng
chậm khi có tổn thương CNTTr do tăng thể tích đổ đầy thất trái trong giai


15
đoạn nhĩ trái thu và do đó khoảng cách AC kéo dài ra và xuất hiện điểm B làm
gián đoạn đóng van ngay trước giai đoạn tâm thất thu [8].
- Đánh giá đổ đầy của thất trái qua phân tích biến đổi của kích thước thất
trái trong thì tâm trương: tốc độ tối đa của vận động thành sau thất trái trong
thì tâm trương, tốc độ tối đa của tăng đường kính thất trái trong giai đoạn đổ
đầy đầu tâm trương, thời gian của pha đổ đầy đầu tâm trương, thời gian để đạt
tốc độ đổ đầy tối đa [8].
1.3.2.2. Siêu âm 2D
Siêu âm 2D với kỹ thuật số có thể đánh giá tốc độ lớn lên tối đa của
đường kính thất trái ở những mặt cắt khác nhau thông qua việc phân tích sự
biến thiên của đường viền nội mạc cơ tim hoặc đánh giá sự biến thiên của thể
tích thất trái theo thời gian. Có thể đánh giá gián tiếp CNTTr thông qua kích
thước nhĩ trái. Do nhĩ trái giãn ra theo cả chiều ngang và chiều dọc hơn là
chiều trước-sau bên việc đánh giá kích thước nhĩ trái bằng siêu âm 2D ở mặt
cắt 4 buồng tim tốt hơn là trên TM ở mặt cắt cạnh ức trái. Khi CNTTr giảm,
nhất là khi có tăng áp lực nhĩ trái thì kích thước nhĩ trái sẽ tăng lên [8].
1.3.2.3. Siêu âm Doppler

* Siêu âm Doppler thăm dò dòng chảy qua van hai lá:
Thông thường, phổ Doppler dòng chảy qua van hai lá thu được bằng
Doppler xung với cửa sổ Doppler được đặt tại đầu mút của bờ tự do của lá
van hai lá trên mặt cắt 4 buồng tim từ mỏm tim. Phổ Doppler dòng chảy qua
van hai lá gồm một sóng E tương ứng với dòng đổ đầy nhanh đầu tâm trương
và sóng A tương ứng với dòng đổ đầy nhanh cuối tâm trương. Các thông số
đánh giá CNTTr thất trái gồm:
- Vận tốc tối đa của sóng đổ đầy đầu tâm trương.
- Thời gian tăng tốc độ của sóng đổ đầy đầu tâm trương.
- Thời gian giảm tốc độ của sóng đổ đầy đầu tâm trương: phản ánh đặc
tính chun giãn để nhận máu có hiệu quả của buồng thất trái.


16
- Thời gian của sóng E.
- Tích phân vận tốc theo thời gian của sóng đổ đầy đầu tâm trương
(VTIE): phản ánh thể tích dòng đổ đầy đầu tâm trương của thất trái.
- Vận tốc tối đa của sóng đổ đầy cuối tâm trương.
- Tích phân vận tốc theo thời gian của sóng đổ đầy cuối tâm trương
(VTIA): phản ánh thể tích dòng đổ đầy cuối tâm trương của thất trái.
- Thời gian sóng A.
- Tích phân vận tốc theo thời gian toàn thì tâm trương (VTIT) phản ánh
thể tích dòng đổ đầy của toàn bộ thời kỳ tâm trương của thất trái.
- Thời gian giãn đồng thể tích.
- Tỷ lệ E/A: tỷ lệ giữa tốc độ tối đa của dòng đổ đầy đầu tâm trương so
với dòng đổ đầy cuối tâm trương.
- Tỷ lệ VTIE/VTIA
- Phân số đổ đầy cuối tâm trương (AFF = VTIA/VTIT x 100%)
* Siêu âm Doppler thăm dò dòng tĩnh mạch phổi:
Phổ Doppler dòng tĩnh mạch phổi thu được trên mặt cắt 4 buồng tim,

đầu dò hơi chếch lên trên ở vị trí có thể nhìn thấy một phần ĐMC, thường
thăm dò tĩnh mạch phổi trên bên phải là tĩnh mạch phổi nằm sát vách liên nhĩ
và thẳng góc với chùm tia siêu âm, cửa sổ Doppler có kích thước 3-4cm, nằm
cách chỗ TMP đổ vào nhĩ trái từ 1-2 cm, sử dụng Doppler màu với chế độ lọc
vận tốc thấp để xác định TMP.
1.3.2.4. Siêu âm Doppler mô xung cơ tim
Doppler mô cơ tim bao gồm 3 sóng [9].
- Sóng tâm thu (Sm) là một sóng nằm phía trên đường 0, phản ánh chức
năng co bóp của cơ tim.
- Sóng đầu tâm trương (Em) nằm ở dưới đường 0, tương ứng với vận
động của cơ thất trái ở pha đầu tâm trương. Sóng Em biểu hiện sự giãn cơ tim đầu


17
tâm trương, tốc độ sóng Em biểu hiện tốc độ thư giãn cơ tim. Cũng như sóng E
trên siêu âm Doppler, Em giảm khi “cứng” cơ hoặc tốc độ thư giãn giảm.
- Sóng cuối tâm trương (Am) nằm ở dưới đường 0 tương ứng với vận
động cơ thất trái trong pha cuối tâm trương, phản ánh hiện tượng giãn cơ tim
do nhĩ thu và cả hiện tượng co của vòng van hoặc sự đổ đầy muộn của thất.
- Các sóng Em và tỷ lệ Em/Am giảm dần theo tuổi, nhưng Em và Am lại
khá độc lập với tác động của tiền gánh. Nghiên cứu cho thấy vận tốc của Em
tương quan chặt chẽ với chỉ số tau, -dP/dt, ngược lại, vận tốc của Am lại
tương quan với dP/dt của nhĩ trái và thư giãn nhĩ trái, và tương quan nghịch
với áp lực thất trái cuối tâm trương. Vận tốc Em và tỷ lệ Em/Am giảm song
song với mức độ rối loạn CNTTr.
1.4. Giải phẫu thất phải
Tâm thất phải nằm khoang sau xương ức. Thât phải có cấu trúc và hình
dạng phức tạp bao quanh thất trái. Tâm thất phải có thể được chia thành hai
phần chính:
Phần thất phải nằm ngay dưới van ba lá được gọi là buồng tiếp nhận.

Trên siêu âm tim, buồng này của tâm thất phải được thấy đầy dủ nhất ở các
mặt cắt bốn buồng tim. Trên các mặt cắt này, buồng nhận thất phải có dạng
hình tam giác, khác với buồng thất trái có dạng hình trứng. Ngoài ra cấu trúc
thành trong thất phải có nhiều cơ bè nổi rõ, ngược lại thành trong thất trái có
cấu trúc trơn nhẵn hơn.
Máu từ buồng tiếp nhận sẽ được tống lên động mạch phổi qua phần phễu
của thất phải, là một cấu trúc dạng ống dài khoảng 1.5 cm có hình phễu mà
đỉnh phễu là lỗ van động mạch phổi. Phần phễu nằm phía trước và trên buồng
nhận, và được phân ranh giới giữa hai buồng bởi một dải cơ được gọi là dải
điều hoà. Dải này có dạng hình chữ Y với hai nhánh kéo dài về phía vách liên
thất và thành trước thất phải được gọi là dải băng vách và dải băng thành.
Phần phễu này được thấy rõ nhất ở các mặt cắt ngang theo trục nhỏ cạnh ức


18
trái hay dưới mũi ức. Phần phễu thất phải đi từ phần trước trong của vòng van
ba lá đến vòng van động mạch phổi tạo nên đường ra thất phải.
1.5. Các phương pháp đánh giá chức năng thất phải
1.5.1. Đánh giá chức năng toàn bộ thất phải
- Phương pháp thường dùng để đánh giá CNTT và CNTTr của toàn bộ
thất phải là chỉ số vận động cơ tim (MPI - myocardial performance index) chỉ số Tei thất phải. Đây được coi là chỉ số đáng tin cậy, ít ảnh hưởng bởi hình
dạng thất phải và có thể thực hiện trên bệnh nhân có hở ba lá nhiều. Chỉ số
này phụ thuộc vào tiền gánh, hậu gánh, và áp lực nhĩ phải[10]. Giá trị Tei>
0.54 bằng (Doppler mô vòng van ba lá) gợi ý rối loạn CNTTr[11].
-Bên cạnh chỉ số Tei, chỉ số vận tốc sóng S’ – vận động vòng van ba lá
-Chỉ số tei có thể được xác định theo công thức: (Thời gian co đồng thể
tích + thời gian giãn đồng thể tích)/ Thời gian tống máu thất phải.
+ Đối với thất phải, các khoảng thời gian tương ứng được đo đạc từ dòng
chảy qua van ba lá và van động mạch phổi, sử dụng mặt cắt bốn buồng ở
mỏm và mặt cắt cạnh ức trục ngắn.

. Thời gian tống máu thất phải (b): thời gian từ lúc mở đến lúc đóng van
động mạch phổi
. Thời gian toàn tâm thu thất phải (a): thời gian từ lúc đóng van ba lá đến
lúc mở van ba lá.
. Chỉ số Tei thất phải=(a-b)/b. Khi chỉ số Tei >0,4 là có biểu hiện suy
chức năng thất phải.


19

Hình 1.3: Minh họa cách đo các thời khoảng trên siêu âm Doppler qua
van ba lá và qua van động mạch phổi
a

: Thời gian toàn tâm thu thất phải

IRT

: Thời gian giãn đồng thể tích

b (ET)

: Thời gian tống máu thất phải

e (PEP)

: Thời gian tiền tống máu thất phải

ICT


: Thời gian co đồng thể tích

c

: QRS – mở van ba lá

d

: QRS – đóng van động mạch phổi

1.5.2. Đánh giá chức năng tâm thu thất phải
- Phân suất diện tích thất phải (FAC) được tính bằng: (diện tích thất
phải cuối tâm trương - diện tích thất phải cuối tâm thu)/diện tích thất phải
cuối tâm trương * 100.Đây là phương pháp có tương quan với phân suất tống
máu thất phải trên cộng hưởng từ và được Hội siêu âm Hoa Kì khuyến cáo
dùng làm thông số đánh giá chức năng tâm thu toàn bộ thất phải. Cách đo: vẽ
diện tích vòng van theo thành tự do tới mỏm tim quay ngược lại vòng van dọc
theo vách liên thất. Lưu ý vẽ thành tự do dưới cơ bè. Giá trị FAC < 35% là
suy giảm chức năng tâm thu thất phải [11]


20
-Sóng S tâm thu của Doppler mô vận động vòng van ba lá: Có mối tương
quan giữa khả năng co bóp vùng đáy thất phải và phân suất tống máu thất
phải trên cộng hưởng từ. Trên siêu âm Doppler mô, chúng ta có thể đánh giá
vận động vùng đáy thành tự do – vòng van ba lá (sóng S’ thì tâm thu). Trên
mặt cắt 4 buồng từ mỏm, cửa sổ Doppler được đặt ở vòng van ba lá hoặc đoạn
giữa thành tự do để xác đinh sóng S’. Giá trị < 9.5 cm/s gợi ý giảm chức năng
tâm thu thất phải [11].
- Vận động vòng van ba lá thời kỳ tâm thu ( TAPSE- Tricuspid annular

plane systolic excursion) TAPSE đo khoảng cách dịch chuyển kỳ tâm thu của
vòng van ba lá theo trục dọc trên mặt cắt 4 buồng bằng siêu âm M-mode.
+ Ưu điểm: dễ đo và đo nhanh, không lệ thuộc vào chất lượng hình ảnh,
chỉ cần máy có tính năng đơn giản.
+ Nhược điểm: có thể lệ thuộc vào gánh, cơ sở lý luận chỉ dựa trên vận
động một vùng mà đánh giá chức năng của một cấu trúc 3D phức tạp
Đây là một chỉ số mà Hội siêu âm tim Hoa kỳ khuyên dùng thường quy
để đánh giá chức năng thất phải với ngưỡng bệnh lí là < 16mm [12].

Hình 1.4: Sự chuyển động của vòng VBL
RA: Nhĩ phải, LA: Nhĩ trái, LV: Thất trái, RV: Thất phải
4.3.Đánh giá chức năng tâm trương thất phải
Đánh giá chức năng tâm trương thất phải thông qua dòng chảy đổ đầy
tâm trương qua van ba lá. Bình thường dòng đổ đầy thất phải thì tâm trương


21
bao gồm 2 hợp phần tâm trương là sóng E (giai đoạn đổ đầy thất nhanh) và
sóng A (giai đoạn nhĩ co). Tốc độ đỉnh của VE thường cao hơn VA và
VE/VA> 1. Tỉ lệ E/A < 0.8 là gợi ý giảm khả năng giãn thất phải. Chỉ số này
phụ thuộc tuổi (khi tuổi càng cao thì VE có xu hướng giảm trong khi VA tăng
dẫn đến VE/VAgiảm). Tình trạng hở ban ba lá vừa – nặng hoặc rung nhĩ là
các yếu tố nhiễu khi đo VE, VA.
1.5.3. Siêu âm Doppler đánh giá sức căng cơ tim
Phương pháp đánh giá sức căng cơ tim cho phép khảo sát trực tiếp mức
độ co bóp của từng vùng cơ tim trong thời kỳ tâm thu theo cả chiều dọc và
chiều ngang. Trên cơ sở siêu âm Doppler mô cơ tim xác định vận tốc tâm thu
trung bình của các vùng cơ tim, phần mềm máy tính sẽ tính toán đường cong
sức căng (Strain) và tốc độ sức căng (Strain rate) của từng vùng cơ tim. Kết
quả thu được của những vùng cơ tim khác nhau có thể được mã hoá bằng

mầu, đường cong M_mode hoặc đường cong vận tốc
S= ∆L/Lo
S: Sức căng cơ tim
∆L: Sự thay đổi về chiều dài
Lo: chiều dài ban đầu
1.6. Sức căng và tốc độ căng cơ tim
1.6.1. Khái niệm về sức căng và tốc độ căng
- Định nghĩa sức căng:
Sức căng là một đặc tính cơ học mô tả sự biến dạng của các vật. Có nhiều
cách khác nhau để đo sức căng. Với biến dạng một chiều, đó là rút ngắn hay kéo
dài, có lẽ đo lường đơn giản nhất là sức căng kỹ thuật hay sức căng quy ước ε.
Nó mô tả các thay đổi tương đối về chiều dài giữa hai trạng thái. Khi một
vật với chiều dài ban đầu L0 được kéo dài hay nén lại được chiều dài mới là L,
sức căng quy ước được định nghĩa bằng công thức Lagrangian [14],[15]:
ε=

L – L0


22
L0
Trong đó: ε: Sức căng, L0: chiều dài ban đầu, L: chiều dài tức thời
Chữ cái Hy Lạp Epsilon thường được sử dụng như một biểu tượng của
sức căng quy ước. Giá trị của sức căng không phải là số nguyên và có thể
được trình bày là phân số hoặc tỷ lệ phần trăm (bằng cách nhân với 100). Sức
căng là dương nếu L lớn hơn L0, tức là các vật kéo dài ra, ngược lại là âm nếu
L nhỏ hơn L0, tức là các vật rút ngắn lại. Nếu L bằng L 0, có nghĩa là không
thay đổi chiều dài và như vậy sức căng bằng 0.
Công thức Lagrangian còn mô tả lực căng theo hai chiều, lực căng có 4
thành phần, hai lực căng bình thường, hai lực căng biến dạng như trong hình.


Hình 1.5: Mô tả biến dạng của một vật thể theo 1 chiều và 2 chiều [14]
a. Biến dạng một chiều: L0 chiều dài ban đầu; L chiều dài tức thời (sau khi
được kéo giãn hay nén lại); ∆L sự thay đổi độ dài.


23
b. Biến dạng hai chiều: x trục hoành; y trục tung; ∆x khoảng cách biến
dạng theo trục hoành, ∆y khoảng cách biến dạng theo trục tung, α x, αy
góc độ biến dạng.
Biến dạng theo ba chiều, có chín thành phần, ba lực căng bình thường và
sáu lực căng biến dạng như ở hình 1.4. Các vật thể hầu như không thể biến
dạng theo một hay hai chiều, mà thông thường theo ba chiều, ngoài ra còn các
vận động tổng thể, tịnh tiến của toàn bộ vật thể như vận động biến dạng của
các phân đoạn cơ tim là một điển hình và việc nghiên cứu đánh giá sự thay đổ
giãn cơ đó là một tiến bộ vượt bậc.

Hình 1.6: Mô tả biến dạng của một vật thể theo 3 chiều [14]
Hình trụ biểu thị lực căng, có thể mô tả là căng từ L 0 đến L. Tuy nhiên,
hình vẽ cũng cho thấy sự dày lên đồng thời hoặc mở rộng theo hai hướng
ngang và dọc.
- Định nghĩa về tốc độ căng
Tốc độ căng là đạo hàm thời gian của sức căng:
Định nghĩa này có nghĩa là, sức căng chỉ ra số lượng biến dạng, tốc độ
căng lại cho thấy tỷ lệ biến dạng. Mối quan hệ giữa sức căng và tốc độ căng


24
có thể được so sánh với mối quan hệ giữa tốc độ và sự di chuyển. Giả sử vận
tốc là không thay đổi, sự dịch chuyển bằng thời gian nhân với vận tốc. Tương

tự như vậy, tốc độ biến dạng là không thay đổi, sức căng bằng thời gian nhân
với tốc độ căng. Một tốc độ căng dương có nghĩa là chiều dài của vật ngày
càng tăng, trong khi đó tốc độ căng âm có nghĩa là chiều dài của vật giảm.
Nếu chiều dài không thay đổi, tốc độ căng bằng 0 [16].
Ký hiệu cho tốc độ căng là Epsilon với một dấu chấm ở phía trên ε, cho
thấy đó là đạo hàm thời gian. Vì ký hiệu này cồng kềnh trong nhiều trường hợp
nên SR được dùng để đại diện cho tốc độ căng. Đơn vị tốc độ căng thường là
1/sec hoặc sec-1, có thể được đọc là “mỗi giây”. Trong các ứng dụng khác, đơn vị
Hertz (Hz) được sử dụng cho sec-1, nhưng phương pháp này không được khuyến
cáo sử dụng cho tốc độ căng. Hertz có nghĩa là số dao động mỗi giây, nó chính
xác hơn để nói về số lượng biến đổi trong mỗi giây. Một tốc độ căng của -2 sec-1
áp dụng trên một giây sẽ cho kết quả trong một sức căng liên quan là -2, và một
sức căng tương ứng theo đơn vị khác là -200% [14].
* Hình ảnh tốc độ căng trên siêu âm
Vận tốc theo trục dọc của cơ tim có thể được lấy mẫu đồng thời ở tất cả
các điểm của một mặt phẳng trong chu kỳ tim bằng TDI (Tissue Doppler
Imaging) từ các mặt cắt tại mỏm tim. Trong siêu âm Doppler màu, sự vận
động của cơ tim được mã hóa màu và ta ghi được tốc độ chuyển động của các
vùng cơ tim. Phương pháp được gọi là Strain Rate Imaging (SRI) và tính tốc
độ căng theo chênh lệch vận tốc:
SR=

v(x) - v(x+∆x)
∆x

=

∆v
∆x


=

(v2-v1)
= VG ≈ ε,
r


25

Hình 1.7: Hình ảnh minh hoạ tốc độ căng theo chiều dọc [14]
Tính SR bằng vận tốc của 2 điểm cơ tim với khoảng cách ∆x. Khoảng
cách bù ∆x được phóng đại để thấy rõ. Các điểm đo vận tốc là điểm trong
không gian chứ không phải ở cơ tim, như minh hoạ trong hình 1.7, trong đó
v2 được đo tại điểm x, nghĩa là v(x), trong khi v1 được đo trên cùng đường
thẳng, tại điểm v(x+∆x) nghĩa là ở khoảng cách ∆x tính từ x. Điều này có
nghĩa là khi đoạn cơ dọc ∆x thu ngắn lại, trong khung tiếp theo sẽ là một đoạn
cơ mới với chiều dài không đổi ∆x.
Tốc độ căng được ước tính từ chênh lệch vận tốc không gian (v), với VaVb thể hiện sự khác biệt trong Va và Vb của cơ tim tức thời tại điểm a và b.
Khoảng cách d thể hiện sự khác biệt trong các điểm vận tốc của cơ tim tức
thời tại thời gian cụ thể:
Vb – Va
έ= d
Vì tốc độ căng có nguồn gốc từ sự thay đổi vận tốc mô cơ tim trong
khoảng cách giữa hai điểm trong một nhịp đập tim, nên nó cản trở về đo về
mặt kỹ thuật. Với (Va-Vb) đại diện cho sự khác biệt trong vận tốc của cơ tim
tức thời tại các điểm tương ứng a và b. Ký hiệu d thể hiện các khoảng cách
giữa các điểm vận tốc của cơ tim tức thời tại thời gian cụ thể như hình (1.7)



×