Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

THỰC TRẠNG AN TOÀN – vệ SINH LAO ĐỘNG của các DOANH NGHIỆP cơ KHÍ NHỎ và SIÊU NHỎ tại xã THANH THÙY, THANH OAI, hà nội, năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ QUYÊN

THỰC TRẠNG AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ NHỎ VÀ SIÊU
NHỎ TẠI XÃ THANH THÙY, THANH OAI, HÀ NỘI,
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ QUYÊN

THỰC TRẠNG AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ NHỎ VÀ SIÊU
NHỎ TẠI XÃ THANH THÙY, THANH OAI, HÀ NỘI,
NĂM 2016
Chuyên ngành:

Y TẾ CÔNG CỘNG

Mã số : 60 72 03 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Bạch Ngọc

Hà Nội, 2017


DANH MỤC VIẾT TẮT
TNLĐ

Tại nạn lao động

ILO

International Labour Organization - Tổ chức Lao động quốc tế

WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới

WB

World Bank - Ngân hàng Thế giới

DNH

Doanh nghiệp nhỏ

BNN


Bệnh nghề nghiệp

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản lượng nội địa

TT

Thông tư

BYT

Bộ Y tế

Bộ LĐ-TB&XH

Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội

LĐVN

Lao động Việt Nam

DNNSN

Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ


DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................3
1.1. Một số khái niệm ...............................................................................................3
1.1.1. Khái niệm chung về làng nghề ....................................................................3
1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. ..................................................5
1.1.3. Khái niệm chung về tai nạn lao động .........................................................6
1.2. Một số văn bản pháp luật liên quan đến AT-VSLĐ: ...........................................6
1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trong nền kinh tế quốc dân ..................7
1.4. Thực trạng AT-VSLĐ của các làng nghề ............................................................8
1.4.1. An toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề ................................................8
1.4.2. Thực trạng AT-VSLĐ tại các làng nghề ở Hà Nội ....................................10
1.5. Tai nạn lao động tại các làng nghề ...................................................................12
1.5.1. Thực trạng TNLĐ: ....................................................................................12
1.5.2. Một số yếu tố liên quan đến TNLĐ: ..........................................................13
1.6. Làng nghề Thanh Thùy ....................................................................................18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................20
2.1.Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................20
2.1.1. Đối tượng: ................................................................................................20
2.1.2. Địa điểm: ..................................................................................................20
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: ..............................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................20
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ........................................................................20
2.3. Biến số và chỉ số: .............................................................................................20

2.4. Qui trình thu thập thông tin ..............................................................................22
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu/thông tin ............................................................22
2.4.2. Phương pháp, kỹ thuật, tổ chức thu thập thông tin ...................................23
2.5. Sai số và khắc phục ..........................................................................................23
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................24
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................24
2.8. Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................24


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................26
3.1. Thực trạng AT-VSLĐ của các doanh nghiệp cơ khí nhỏ và siêu nhỏ tại xã
Thanh Thùy - Thanh Oai - Hà Nội .................................................................26
3.1.1. Thông tin chung về các doanh nghiệp...................................................... 26
3.1.2. Môi trường lao động trong các doanh nghiệp ..........................................29
3.1.3. Thực hiện AT-VSLĐ của doanh nghiệp .....................................................32
3.2. Thực trạng về tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan ..............................36
3.2.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................................36
3.2.2. Thực trạng tai nạn lao động và xác định một số yếu tố ảnh hưởng ..........39
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .........................................................................................54
4.1. Thực trạng An toàn - vệ sinh lao động của các doanh nghiệp cơ khí nhỏ và siêu
nhỏ tại xã Thanh Thùy, Thanh Oai, Hà Nội: ..................................................54
4.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: ...............................................54
4.1.2. Máy móc, trang thiết bị: ...........................................................................54
4.1.3. Điều kiện môi trường lao động: ................................................................54
4.1.4. Công tác chăm sóc sức khỏe người lao động: ..........................................56
4.2. Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan đến tai nạn lao động tại
các doanh nghiệp cơ khí nhỏ và siêu nhỏ ở xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai,
TP Hà Nội năm 2014 -2016: ..........................................................................58
4.2.1. Thực trạng tai nạn lao động .....................................................................58
4.2.2. Phân tích các yếu tố có liên quan đến tai nạn lao động ...........................63

KẾT LUẬN .............................................................................................................69
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1. 1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ....................................5
Bảng 2.1: Biến số và chỉ số........................................................................................20
Bảng 2.1: Sai số và khắc phục...................................................................................23
Bảng 3.1. Một số thông tin về doanh nghiệp............................................................27
Bảng 3.2.Một số thông tin về đặc điểm nhà xưởng của doanh nghiệp...................28
Bảng 3.3. Nguyên liệu chính và sản phẩm chính của doanh nghiệp.......................28
Bảng 3.4: Cường độ tiếng ồn trong nhà xưởng........................................................29
Bảng 3.5. Kết quả đo nhiệt độ, độ ẩm của các cơ sở sản xuất.................................29
Bảng 3.6: Độ rọi tại nơi làm việc...............................................................................30
Bảng 3.7. Máy móc, trang thiết bị.............................................................................31
Bảng 3.8.Một số đặc điểm vệ sinh trong các nhà xưởng.........................................31
Bảng 3.9. An toàn - vệ sinh lao động & tổ chức cấp cứu.........................................32
Bảng 3.10. Quản lý hồ sơ VSLĐ và sức khoẻ của người lao động..........................33
Bảng 3. 11. Công trình phục vụ người lao động.......................................................34
Bảng 3.12. Hỗ trợ của Trạm y tế...............................................................................35
Bảng 3. 13. Hoạt động hỗ trợ của Trung tâm Y tế...................................................35
Bảng 3.14. Thông tin về đối tượng bị TNLĐ............................................................36
Bảng 3.15. Đặc điểm đào tạo nghề của các đối tượng nghiên cứu..........................37
Bảng 3.16. Đặc điểm hướng dẫn an toàn lao động của các đối tượng nghiên cứu 38
Bảng 3.17. Mức độ lặp lại tai nạn của đối tượng nghiên cứu..................................39
Bảng 3.18. Vị trí tổn thương khi bị tai nạn lao động của các đối tượng................39
Bảng 3.19. Phân bố thời gian bị TNLĐ của các vụ tai nạn.....................................42

Bảng 3.20. Người thực hiện sơ cứu khi xảy ra tai nạn lần gần nhất......................42
Bảng 3.21. Địa điểm sơ cấp cứu của đối tượng trong lần TNLĐ gần nhất............43
Bảng 3.22. Chi phí điều trị cho tai nạn lao động lần gần nhất................................44
Bảng 3.23. Nguyên nhân gây tai nạn lao động.........................................................45
Bảng 3.24. Phân bố nguyên nhân gây tai nạn do tổ chức lao động........................46
Bảng 3.25.Mối liên quan giữa khả năng bị tai nạn lao động và yếu tố tiếng ồn...........48
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa khả năng bị tai nạn lao động và yếu tố độ rọi nơi
làm việ .....................................................................................................48


Bảng3.27. Mối liên quan giữa khả năng bị tai nạn lao động và yếu tố qui mô của
doanh nghiệp...........................................................................................49
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa số lần bị tai nạn lao động và một số yếu tố...........49
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa mức độ tai nạn và một số yếu tố ..........................50
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa di chứng sau tai nạn và một số yếu tố...................50
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa số lần bị TNLĐ và tình trạng di chứng của đối tượng
51
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa thời gian xảy ra tai nạn và TNLĐ..........................51
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa mức độ TNLĐ và một số yếu tố.............................52
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa loại hình công việc và vị trí tổn thương lần TNLĐ gần
nhất...........................................................................................................52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu........................................26
Biểu đồ 3.2. Xếp loại trình độ văn hóa của chủ sơ sở sản xuất...............................26
Biểu đồ 3.3. Trình độ chuyên môn của chủ cơ sở sản xuất......................................27
Biểu đồ 3.4. Loại công việc hiện tại của đối tượng...................................................37
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm thâm niên công việc của các đối tượng................................37

Biểu đồ 3.6. Phân bố vụ tai nạn lao động năm 2014 – 2016....................................39
Biểu đồ 3.7. Mức độ tai nạn lao động của lần bị gần nhất).....................................40
Biểu đồ 3.8. Thâm niên trong nghề đến khi xảy ra tai nạn lần gần nhất...............41
Biểu đồ 3.9. Tình trạng sức khỏe trước lúc xảy ra tai nạn......................................41
Biểu đồ 3.10. Thời gian điều trị TNLĐ lần gần nhất của đối tượng.......................43
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ đối tượng được hỗ trợ tài chính khi xảy ra tai nạn..................44
Biểu đồ 3.23. Phân bố nguyên nhân gây tai nạn do thiết bị, máy móc...................46
Biểu đồ 3.34. Tỷ lệ đối tượng bị di chứng sau lần TNLĐ gần nhất........................47
Biểu đồ 3.45. Loại di chứng sau tai nạn lao động của các đối tượng...........................47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta có chủ
trương khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát huy tối đa
những tiềm năng sẵn có của đất nước, đặc biệt là các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp truyền thống của dân tộc hay còn gọi là làng nghề truyền thống.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, các làng nghề truyền thống
ngày càng được phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ
công nghiệp tăng nhanh về số lượng, chất lượng, phong phú về mẫu mã và chủng loại.
Làng nghề không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất ra sản phẩm hàng hóa thủ công
mà còn là môi trường văn hóa - kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Vì
vậy việc phục hồi và phát triển làng nghề truyền thống không những có tác dụng thúc
đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho
người dân lao động mà còn góp phần giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích kinh tế và xã hội mà các làng nghề truyền
thống đem lại, đang tồn tại những hạn chế, do sản xuất theo kinh nghiệm và mang tính
tự phát nên thiếu quy hoạch, thiếu cơ sở hạ tầng, chủ yếu hoạt động dưới hình thức
quy mô nhỏ và hộ gia đình. Các doanh nghiệp làng nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên

liệu rẻ tiền, không quan tâm đến việc xử lý chất thải gây nên không an toàn, độc hại, ô
nhiễm môi trường lao động và môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe con
người lao động và cả cộng đồng. Hầu hết các làng nghề đều đang bị ô nhiễm nặng như
ở làng nghề lược sừng Thụy Ứng, Hòa Bình, Thường Tín, toàn bộ lượng chất thải như
dầu mỡ, xương, sừng, da, lông trâu bò đều đổ trực tiếp ra cống rãnh quanh làng, chưa
có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới mạch nước ngầm . Theo kết quả
nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động trong các làng
nghề, những bệnh mắc nhiều nhất là bệnh liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm
30,56%, viêm phế quản 25% hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%. Tại làng nghề tái chế
chì Đông Mai, tỷ lệ người dân mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh về đường
hô hấp chiếm khoảng 65,6% và bị chứng hồng cầu giảm chiếm 19,4%. Còn tại làng nghề
sản xuất rượu Vân Hà (Bắc Giang) tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da là 68,5% và các bệnh
về đường ruột là 58,8% .
Một vấn đề song song tồn tại cùng với ô nhiễm môi trường và các bệnh nghề
nghiệp là vấn đề tai nạn lao động. Ở Việt Nam, tai nạn lao động hàng năm đã làm thiệt
hại về kinh tế hơn 60 Tỷ đồng [1]. Phân tích các nguyên nhân gây nên tai nạn đã được
nhiều nhà nghiên cứu thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Kết quả từ những
nghiên cứu cho thấy tai nạn lao động liên quan đến đặc điểm của ngành [61], [60],
trạng thái tâm lý tác động đến hành vi và thái độ về tuân thủ nguyên tắc an toàn lao


2
động của người công nhân [64], [62], [58], vai trò và trách nhiệm to lớn của người làm
công tác quản lý công việc trong việc hạn chế và xây dựng chương trình quản lý an
toàn lao động [57], [59].
Chính vì vậy việc xác định tình trạng an toàn-vệ sinh lao động tại các làng nghề
đặc biệt là các yếu tố liên quan đến tai nạn lao động tại các làng nghề hiện đang là mối
quan tâm bức xúc của các ban, ngành nhất là ngành y tế.
Thanh Thùy là một xã đồng bằng nằm phía đông huyện Thanh Oai với diện tích
533 ha, hơn 7 nghìn nhân khẩu. Hệ thống giao thông cũng như cơ sở hạ tầng thuận tiện,

đây là xã có dự án có đường trục phía nam Hà Nội đi qua. Người dân trong xã sống chủ
yếu dựa và nộng nghiệp và kết hợp sản xuất một số nghề tiểu thủ công nghiệp khác như:
cơ khí, điêu khắc, mộc… Trước tình hình nghề cơ khí đang rất phát triển tại địa phương
thì thực trạng An toàn vệ sinh lao động và tai nạn lao động tại các xưởng sản xuất cơ khí
lại rất phức tạp và nó là một vấn đề nổi cộm mà báo chí đã nêu trong thời gian qua với
những cái tên như “Làng cụt ngón”,... Với mong muốn góp phần cho việc phát triển
làng nghề được bền vững hơn, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng an toàn
vệ sinh lao động của các doanh nghiệp cơ khí nhỏ và siêu nhỏ tại xã Thanh Thùy,
Thanh Oai, Hà Nội, năm 2016” với hai mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả thực trạng An toàn - vệ sinh lao động của các doanh nghiệp cơ khí nhỏ
và siêu nhỏ tại xã Thanh Thùy, Thanh Oai, Hà Nội, năm 2016;
2. Mô tả thực trạng về tai nạn lao động và xác định một số yếu tố liên quan đến
tai nạn lao động tại các doanh nghiệp cơ khí trên từ năm 2014 đến 2016.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm chung về làng nghề
Hai yếu tố cấu tạo nên làng nghề là “Làng” và “Nghề”. “Làng” là khu vực địa lý,
không gian, lãnh thổ nhất định mà tại đó tồn tại những tập hợp dân cư cùng sinh sống, sản
xuất và giữa họ có mối quan hệ khăng khít với nhau. “Nghề” là khái niệm chỉ các hoạt
động sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp diễn ra tại khu vực nông thôn mà lao động
trong các nghề này thường được tách ra từ nông nghiệp với mục tiêu tăng thu nhập.
Tác giả Trần Minh Yến quan niệm: Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở
nông thôn, được cấu thành bởi yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý
nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính,
giữa họ có mối liên kết về kinh tế - xã hội và văn hóa .

Trong đề tài “Phát triển làng nghề ở các Tỷnh duyên hải Nam Trung bộ - Thực
trạng và giải pháp” năm 2009, quan niệm Làng nghề được hiểu rộng hơn, đầy đủ hơn,
đó là: “Làng nghề là một địa bàn hay khu vực dân cư sinh sống, có các hoạt động
ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau, có số hộ,
số lao động, thu nhập từ ngành nghề này chiếm ưu thế so với số hộ, số lao động và thu
nhập của làng trong năm” [25].
Theo Cục chế biến Nông lâm sản và Ngành nghề Nông thôn Tỷnh Hải Dương:
“Làng nghề là làng (thôn, ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển
tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân
trong làng” .
Ngoài ra, Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn, định nghĩa: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng,
buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau” .
Hiện nay, thực tế thì chưa có một định nghĩa chính xác nào về Làng nghề vì mỗi một
Tỷnh hoặc một khu vực lại hiểu Làng nghề theo một phạm trù sao cho phù hợp nhất
với tình hình, đặc điểm tại địa phương đó.
Một số tiêu chí công nhận làng nghề :
-

Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề
nông thôn;

-

Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận;


4

-

Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước.
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại làng nghề như sau :

-

Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới.

-

Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm.

-

Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ.

-

Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm.

-

Theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu.

-

Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển.

Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường, nguyên

vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia làng nghề nước ta ra làm 6 nhóm chính, bao
gồm :
- Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: Có số lượng
làng nghề lớn, phân bố tương đối đều trên cả nước, phần nhiều sử dụng lao động lúc
nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, gần như quy trình sản xuất ít thay đổi so với
thời điểm khi hình thành nghề. Các sản phẩm nổi tiếng rất nhiều, như: rượu, bánh đa
nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu xanh, bánh gai. Một số làng nghề như Làng
Vân, Phú Đô…
- Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: Nhiều làng có từ lâu đời, mang đậm
nét văn hóa địa phương; quá trình sản xuất không thay đổi nhiều với nhiều lao động có
tay nghề cao. Các sản phẩm chính như: lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may…
- Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Hình thành từ hàng trăm
năm nay, tập trung ở vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho xây dựng, lao
động gần như thủ công hoàn toàn, quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, ít
thay đổi.
- Làng nghề tái chế phế liệu: Chủ yếu là làng nghề mới hình thành, số lượng ít,
nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (giấy, nhựa, vải, kim loại,
…). Đa số làng nghề tập trung ở phía Bắc, công nghệ sản xuất từng bước được cơ khí
hóa.
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ: Là nhóm nghề chiếm tỷ trọng lớn về số lượng, có
truyền thống và đem lại giá trị cao; bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ thủy tinh mỹ
nghệ, chạm khắc đá, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren.
Công nghệ sản xuất ít thay đổi, lao động thủ công nhưng đòi hỏi tay nghề cao, tỷ mỷ.
- Các nhóm ngành khác: Gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như: cày
bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây thừng, đan
vó… Lao động phần lớn là thủ công với số lượng lớn và chất lượng ổn định.


5
Tỷ lệ các nhóm được phân bố theo như biểu đồ dưới đây :


Biểu đồ 1.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất1
1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về
mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại
cũng căn cứ vào quy mô. Đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và
doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là
doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao
động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống [29], còn doanh nghiệp
vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có
tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo
Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, quy định số
lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp
siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200
đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa. Cụ thể về doanh nghiệp
nhỏ và siêu nhỏ như sau:
Bảng 1. 1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Quy mô

Doanh nghiệp
siêu nhỏ

Khu vực

Số lao động

I. Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
II. Công nghiệp và
xây dựng

III. Thương mại và
dịnh vụ

10 người
xuống
10 người
xuống
10 người
xuống
1

Doanh nghiệp nhỏ

Tổng nguồn
vốn
trở 20 tỷ đồng
trở xuống
trở 20 tỷ đồng
trở xuống
trở 10 tỷ đồng
trở xuống

Tổng cục môi trường, năm 2008

Số lao động
Từ trên 10 người
đến 200 người
Từ trên 10 người
đến 200 người
Từ trên 10 người

đến 50 người


6
Số lượng DNNVV tăng nhanh từ năm 2006 đến năm 2011, cụ thể: Số DNNVV
năm 2011 tăng gấp gần 2,64 lần năm 2006, bình quân 2006-2011 mỗi năm tăng 21,4%.
Đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ tăng rất nhanh trong những năm qua, cụ thể năm
2006 cả nước chỉ có 76.303 DN siêu nhỏ, đến năm 2011 đã tăng lên 216.732 DN, gấp
2,8 lần năm 2006.
1.1.3. Khái niệm chung về tai nạn lao động
Theo tổ chức lao động thế giới (ILO) “Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác
động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ
phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao
động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh
nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc”.
Tai nạn được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp sau:
- Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và về trực tiếp giữa nơi làm việc và:
+ Nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người lao động;
+ Nơi người lao động đến nhận tiền lương, tiền công;
- Tai nạn xảy ra do những nguyên nhân khác
Tất cả những trường hợp trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý.
1.2. Một số văn bản pháp luật liên quan đến AT-VSLĐ:
Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc bảo đảm ATVSLĐ
là lợi ích thiết thực nhất đối với người lao động được thể hiện rõ qua Văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc qua các nhiệm kỳ. Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng khóa XI chỉ rõ
"Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc; hạn chế tai nạn lao động"[3].
Khoản 2 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Người làm công ăn lương
được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ
nghỉ ngơi”[31].
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 xác định "Bảo đảm

quan hệ lao động hài hòa; cải thiện môi trường và điều kiện lao động"; "Phát triển
mạnh và đa dạng hệ thống bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...”[13].
Ngày 18/9/2013, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW về đẩy mạnh
công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế. Trong đó đề ra yêu cầu tiếp tục “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về an
toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với các quy định, Công ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia”[12].


7
Có thể khẳng định trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về ATVSLĐ
và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATVSLĐ.
Hiện nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 21 Công ước của ILO, với 12 Công
ước liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt là Công ước số
155 về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc (năm 1981) và
Công ước số 187 về cơ chế tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động (năm 2006).
Tại Công ước số 155 và Công ước số 187 của ILO đã quy định các nước thành
viên phải chủ động các bước để tiến đến môi trường lao động an toàn và lành mạnh
thông qua chính sách, hệ thống và chương trình quốc gia về ATVSLĐ phù hợp. Tuân
thủ các quy định tại các Công ước của ILO mà Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập, việc
nội luật hóa các quy định tại Công ước phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Namlà
một yêu cầu cấp thiết.
Năm 2015, Quốc hội đã thông qua Luật số 84/2015/QH13 Luật An toàn, vệ sinh
lao động, nhằm tăng cường pháp luật về ATVSLĐ quản lý các doanh nghiệp, nhất là
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhiều doanh nghiệp thực hiện các quy định chỉ để
đối phó sự kiểm tra của cơ quan quản lí nhà nước và các văn bản hướng dẫn sau:

- Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo

hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động;
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn luật An toàn vệ sinh lao độngvề hoạt
động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quan
trắc môi trường;
- Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định nội dung tổ chức thực hiện công
tác an toàn, vệ sinh lao động đối với doanh nghiệp kinh doanh;
- Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện thu thập, lưu trữ, tổng
hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình trạng hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật
gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
- Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe
người lao động;
- Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật
tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.


8
1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trong nền kinh tế
quốc dân
DNNVV đóng góp quan trọng và tăng khá nhanh vào ngân sách quốc gia trong
những năm qua. Năm 2006 DNNVV đóng góp vào ngân sách nhà nước 45 nghìn tỷ
đồng, năm 2011 tăng lên 177,8 nghìn tỷ đồng, trong đó các DNNVV khu vực ngoài
nhà nước đóng góp 115 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,6% trong tổng mức đóng góp của
khối DNNVV.
Thời điểm 31/12/2011 tổng số doanh nghiệp ngành Thống kê điều tra, thu được
là 324691 DN. Theo tiêu chí lao động, số DN lớn là 7750 DN, chiếm 2,4%, số
DNNVV là 316941 DN, chiếm 97,6% (trong đó DN vừa là 6853 DN, chiếm 2,1%, DN
nhỏ là 93356 DN, chiếm 28,8% và DN siêu nhỏ là 216732 DN, chiếm tỷ lệ cao nhất
với 66,8%) [47].
Doanh nghiệp siêu nhỏ tuy chiếm tỷ trọng lớn (66,8% tổng số doanh nghiệp nhỏ

và vừa), nhưng khối doanh nghiệp này lại đóng góp không nhiều về số lao động việc
làm và đặc biệt trong giai đoạn từ 2006 đến 2011 doanh nghiệp siêu nhỏ hầu như kinh
doanh không có lãi. Cụ thể năm 2011 DN siêu nhỏ chỉ tạo được 21% lao động việc làm,
tổng thu nhập của người lao động chỉ chiếm 17,1%, doanh thu chiếm 24,5% và đóng
góp cho ngân sách nhà nước chỉ chiếm 14,5% tổng đóng góp của khối DNNVV. [21]
Theo Báo cáo mới nhất về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỷnh năm 2015 - PCI
năm 2015 Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện đang đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế nước ta, tạo ra nhiều việc làm, giúp duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp tại
Việt Nam trong những năm qua và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia.
Cụ thể, tại Việt Nam, các DNNVV đang đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào
tổng số thu ngân sách, chiếm khoảng 31% vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp nói
chung, đóng góp gần 50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia hàng năm và quan
trọng là đang tạo ra 51% tổng việc làm của Việt Nam. Vai trò của khu vực này trong
đảm bảo an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo là đặc biệt quan trọng [10].
1.4. Thực trạng AT-VSLĐ của các làng nghề
1.4.1. An toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề
Làng nghề và các điểm công nghiệp làng nghề trong thời gian qua không ngừng
phát triển về số lượng và tăng về hoạt động sản xuất. Hiện cả nước có trên 2.100 làng
nghề, sử dụng hơn 11 triệu lao động (khoảng 30% lực lượng lao động tại khu vực nông
thôn). Các làng nghề tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng đông dân cư, gần các đô
thị và có vị trí thuận lợi về giao thông. Làng nghề tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông
Hồng (chiếm 67%), còn lại là các làng nghề ở miền Trung (khoảng 21%) và miền Nam
(khoảng 12%) . Làng nghề có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở


9
nông thôn, giải quyết nhiều việc làm giúp làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Tuy
nhiên, dù có nhiều làng nghề nhưng trong số đó có nhiều làng nghề trá hình, lấy danh
nghĩa làng nghề để trốn tránh các nghĩa vụ đối với xã hội, trốn các loại phí, thuế nói
chung và bảo vệ môi trường nói riêng, trốn tránh các chế tài về bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, do trình độ công nghệ sản xuất còn rất thấp, sản xuất manh mún, lạc hậu, phân
bố rải rác, thiếu tập trung, nhận thức về bảo vệ môi trường còn kém… đã làm cho làng
nghề trở thành một tác nhân gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng.
Nghiên cứu của Phan Hướng Dương năm 2001 tại làng nghề chế biến lương
thực xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức cho thấy, nồng độ khí CO tại hộ nhà dân bằng
hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép. Thêm vào đó, rác thải sinh hoạt, bã thải của sản xuất,
nước thải, phân gia xúc tồn đọng, liên tục bị phân hủy thành các khí độc như
amoniac… bay lên khắp nơi. Ngoài ra, khi phân tích môi trường không khí thì thấy
nồng độ bụi và hơi khí độc ở nhà dân cao hơn nơi khác nhiều .
Theo nghiên cứu của Lê Văn Đỉnh và cộng sự vào năm 2001, cho thấy hiện
trạng ô nhiễm tại làng nghề nấu rượu, bánh đa nem Vân Hà (Bắc Giang): nồng độ bụi
đo được là 29,75 mg/m3, SO2 (1,4 mg/m3), NO2 (1,1 mg/m3), H2S (5,5 mg/m3) đều cao
hơn gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép . Những nghiên cứu này có kết quả gần tương
đồng với Quỳnh Trang (2006) và đề tài cấp Bộ của trường Đại học Y Hà Nội (1996) ,
khi chúng cũng chỉ ra là: ở các làng nghề chế tác kim loại, hàng nghề rèn… môi
trường không khí đã bị ô nhiễm nặng nề bởi các hơi khí độc như CO, NO2.
Kết quả khảo sát tại 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy, có đến 46%
số làng nghề có môi trường (không khí, nước, đất hoặc cả ba dạng trên) bị ô nhiễm
nặng và có 27% ô nhiễm vừa. Theo kết quả khảo sát 43 làng nghề trên địa bàn thành
phố của Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường Hà Nội, hầu hết môi
trường nước, không khí, đất đai... các làng nghề đều bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm
nặng tới mức báo động. Điển hình như các làng nghề ở thành phố Hà Nội: Làng nghề
lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông có nồng độ H2S vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,8-3,1 lần;
làng nghề lương thực thực phẩm Yên Viên, huyện Gia Lâm chỉ tiêu SO 2 vượt 1,4-1,8
lần. Trong nghiên cứu của Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam, đã chỉ ra rằng, ô nhiễm
môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ sử dụng than làm
nhiên liệu (phổ biến là than chất lượng thấp), sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất
trong dây chuyền công nghệ sản xuất do khí thải chứa các thành phần đặc trưng là bụi,
CO2, CO, SO2..., chất hữu cơ bay hơi. Ngoài ra, quá trình tái chế và gia công cũng gây
phát sinh các khí độc như hơi a-xít, kiềm, ô-xít kim loại và ô nhiễm nhiệt. Hàm lượng

bụi ở khu vực sản xuất vật liệu xây dựng tại một số địa phương vượt quá Quy chuẩn
Việt Nam từ 3 đến 8 lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt 6,5 lần. Ở các làng nghề chế biến


10
lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ còn phát sinh ô nhiễm mùi do quá trình
phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và các chất hữu cơ trong chế phẩm thừa thãi.
Hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để chất thải rắn, nhiều làng
nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường không
khí, nước và đất .
Kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2009, tại 23 làng nghề cho thấy,
có 9/23 làng nghề có từ 1-4 chỉ tiêu quan trắc nồng độ khí thải vượt quá nồng độ cho
phép từ 1,1-1,3 lần (so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam 5938:2005). Còn vào năm 2010,
kết quả quan trắc trên 46 làng cho thấy có 45/46 làng có 01 chỉ tiêu quan trắc chất
lượng không khí vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1-4,3 lần (QCVN 05:2009) .
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường công nghiệp đã được xác định trong nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước. Ngoài các nguyên nhân do buông lỏng quản lý,
thiếu hành lang pháp lý, các chính sách…, một nguyên nhân quan trọng được nhắc
đến là sự gia tăng nhanh chóng số lượng các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (micro
enterprise). Đây là các doanh nghiệp có vốn nhỏ, lại không được hỗ trợ của nhà nước
cho các hoạt động kinh doanh, do đó họ thường bỏ qua việc đầu tư cho các hạng mục
liên quan đến vệ sinh – an toàn lao động và xử lý chất thải.
1.4.2. Thực trạng AT-VSLĐ tại các làng nghề ở Hà Nội
Môi trường lao động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro một phần do chủ các cơ sở không
đầu tư máy móc, thiết bị có độ an toàn cao; người lao động chưa được trang bị đầy đủ
thiết bị bảo hộ; bản thân một bộ phận người lao động còn chủ quan, thiếu kỹ năng cần
thiết trong việc thực hiện an toàn lao động. Khi tai nạn lao động xảy ra, thiệt thòi nhất
chính là người lao động, đặc biệt là các đối tượng không có bảo hiểm y tế và bảo hiểm
xã hội, phải tự lo mọi khoản chi phí.
Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề  Việt Nam, Hà Nội hiện là địa phương

dẫn đầu cả nước về số lượng làng nghề. Các làng nghề đã và đang thu hút hàng vạn lao
động thời vụ  cũng như  tạo việc làm thường xuyên và là nguồn thu nhập chính của
hàng nghìn gia đình.
Song song đi cùng với sự phát triển làng nghề là vấn đề bệnh nghề nghiệp và an
toàn vệ sinh trong lao động, sản xuất. Cụ thể, hơn 90% người lao động làng nghề tiếp
xúc các yếu tố  nóng; bụi: 65,89%; tiếng  ồn: 48,8%; hóa chất: 59,5%; hơn 50% số
người lao động tại các làng nghề bị  nhiễm bệnh liên quan đến hô hấp; nhiều nguy cơ
dẫn đến bỏng, đứt tay chân, điện giật, bệnh ngoài da, tiêu hóa,…[28].
 

Trên địa bàn thành phố  Hà Nội hiện có khoảng 1.350 làng nghề, trong đó có

gần 300 làng nghề  truyền thống được công nhận. Việc phát triển các làng nghề  đóng
vai trò quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tăng trưởng kinh tế,


11
giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người lao động, xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên,
bên cạnh những lợi ích mang lại, các làng nghề hiện nay cũng đang phải đối diện với
rất nhiều nguy cơ cả về phương diện an toàn lao động và ô nhiễm môi trường.
 

Những năm qua, làng nghề  kim khí xă Phùng Xá, huyện Thạch Thất (có tuổi

đời hàng trăm năm nay với trên 100 mặt hàng đang có mặt trên thị trường như tôn lợp,
bản lề, khung nhà xưởng, cuốc, xẻng,…) đã tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động
địa phương và hàng nghìn lao động từ  các xã lân cận và Tỉnh ngoài. Thế  nhưng đa
phần lao động  ở  làng nghề  này từ  chủ  cho đến người làm thuê đều chưa có ý thức
trong vấn đề  bảo đảm an toàn vệ  sinh lao động (ATVSLĐ), dẫn đến tai nạn lao động
(TNLĐ) xảy ra khá thường xuyên. Trạm y tế  xã Phùng Xá ghi nhận, trung bình mỗi

năm có trên 100 ca TNLĐ làng nghề, phổ biến là rách da do tôn cứa, cụt đốt ngón tay,
…[28].
Tình trạng này cũng diễn ra tại làng nghề cơ khí và gỗ mỹ nghệ xã Thanh Thùy,
huyện Thanh Oai. Do thờ   ơ với công tác ATVSLĐ nên mỗi năm  ở  đây xảy ra hàng
trăm ca TNLĐ, nhiều trường hợp bị cắt mất cả bàn tay, bị mù hay thị lực giảm do mạt
sắt bắn vào. 100% người lao động làm việc tại nơi có tiếng  ồn cao, không sử  dụng
phương tiện bịt tai, nút chống ồn,…[28].
Ngay tại làng lụa nổi tiếng Vạn Phúc (Hà Đông), mặc dù vải lụa là mặt hàng dễ
cháy, song hầu hết các gian hàng bày bán sản phẩm không có phương tiện phòng cháy
chữa cháy. Hiện Vạn Phúc có khoảng 700 máy dệt đang hoạt động tại 400 hộ  dân,
nhưng chỉ  có khoảng 10 doanh nghiệp lớn được trang bị  bình bọt chữa cháy. Các hộ
gia đình tự  do kinh doanh, không ai quản lý nên chuyện phòng cháy chữa cháy vẫn
nằm ngoài vùng kiểm soát [28].
 

Theo kết quả  khảo sát của Trung tâm Quan trắc ­ Phân tích tài nguyên môi

trường Hà Nội va điều tra của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội tại hơn 40 làng nghề
trên địa bàn thành phố  như: làng nghề  sơn mài Hạ  Thái, bánh dày Thượng Đình, cơ
khí Liễu Nội (Thường Tín), làng nghề  chế  biến nông sản thực phẩm Cát Quế, Dương
Liễu, Minh Khai (Hoài Đức), Kỳ Thủy, Thanh Lương, Cự Đà, Bích Hòa (Thanh Oai),
Phú Đô (Nam Từ  Liêm)... cho thấy, môi trường nước, không khí, đất đai bị  ô nhiễm
nặng bởi cac chất hoa học độc hại. Nguồn nước ngầm bị  nhiễm nặng COD, NH4,
phenol; ham lượng Ecoli, coliform, kim loại nặng như  As, Hg “vượt ngưỡng” cho
phep nhiều lần. Hầu hết ao, hồ, kênh mương thủy lợi bị  nhiễm độc bởi cac chất như:
SS, BOD5, NH4, NO2¸PO4, Hg, phenol, dầu mỡ, coliform. Con môi trường đất cũng
bị nhiễm cac kim loại nặng như đồng, kẽm,…[50]


12

Viện Khoa học và Công nghệ  môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) cung co
cuộc điều tra về tinh trạng ô nhiễm nguồn nước ở làng nghề bún Phú Đô, kết quả  cho
thấy, cứ sản xuất hơn 10.000 tấn sản phẩm thi co gần 77 tấn COD, h ơn 53 t ấn BOD5
va 9,38 tấn SS thải ra môi trường. Xet nghiệm mẫu nước thải tại Phu Đô cho kết quả,
hàm lượng chất BOD vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 ­ 4 lần, cac chất hữu cơ, nitơ, phốt
pho trong nước thải rất cao, môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng [54]. 
1.5. Tai nạn lao động tại các làng nghề
1.5.1. Thực trạng TNLĐ:
Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hàng năm có khoảng 337
triệu vụ TNLĐ xảy ra trên thế giới và 2,3 triệu người chết do bệnh liên quan đến lao
động. Thiệt hại do TNLĐ và BNN ước tính khoảng 4% GDP của toàn thế giới. Ở một
số nước có thu nhập cao, khoảng 40% số người nghỉ hưu trước tuổi là bị thương tật do
lao động. Các nghiên cứu tình hình TNLĐ hàng năm trên thế giới cho thấy ở các quốc
gia đang phát triển, tần suất TNLĐ chết người là 30 - 43 người/100.000 lao động [44].
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cũng đã cho thấy, điều kiện lao động rủi ro, có hại
đã góp phần gây ra sự hoành hành một số bệnh trên thế giới, cụ thể: 37% số người bị
bệnh đau lưng, 16% số người bị tổn thương thính lực, 11% số người bị bệnh hen
suyễn, 10% số người bị thương tật, 9% số người bị ung thư và 2% số người bị bệnh
bạch cầu. Ngoài ra, điều kiện lao động xấu cũng tác động không nhỏ đến cộng đồng xã
hội, làm mỗi năm có thêm khoảng gần 310.000 người chết do bị những tổn thương liên
quan đến lao động [44].
Tại châu Á, nhiều nước với sự phát triển năng động của nền kinh tế bắt đầu từ
thập kỷ sáu mươi của thế kỷ XX đã đem đến cho khu vực một sự khởi sắc mới về phát
triển kinh tế, xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhiều công nghệ, kỹ thuật mới
được đưa vào ứng dụng đã giải phóng sức lao động con người, nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên do quá trình tập trung cho phát triển kinh tế và chưa coi
trọng đến công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nên số vụ TNLĐ, ốm đau, bệnh
tật đã tăng nhanh. Tại nhiều quốc gia, TNLĐ và BNN đã có thể coi như “đại dịch” [7].
Ở Việt Nam, TNLĐ và BNN đang trở thành mối lo ngại của toàn xã hội trong
lĩnh vực lao động chân tay. Tỷ lệ lao động bị TNLĐ, BNN không thuyên giảm, trong

khi đó, số vụ TNLĐ và BNN làm chết người lại ngày càng gia tăng. Số vụ TNLĐ
tăng từ 5.125 vụ năm 2010 lên 5.896 vụ năm 2011, số nạn nhân tăng từ 5.307 lên
6.154 (gần 16%). BNN có xu hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại bệnh.
Qua khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho thấy, tỷ lệ người lao động có sức khoẻ
yếu và rất yếu đứng ở mức cao, gần đây nhất là 12,9% năm 2011 [ 43]. Năm 2015,
trên toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ TNLĐ làm 7.785 người bị nạn trong đó: Số vụ


13
TNLĐ chết người: 629 vụ; Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 79 vụ; Số người
chết: 666 người; Số người bị thương nặng: 1.704 người; Nạn nhân là lao động nữ:
2.432 người [20]. Ở Việt Nam thì tai nạn lao động hàng năm đã làm thiệt hại về kinh
tế hơn 60 Tỷ đồng [1].
1.5.2. Một số yếu tố liên quan đến TNLĐ:
Theo Glass, W.I (2011), nét đặc trưng đối với các doanh nghiệp nhỏ (DNN) là
vốn hạn hẹp, hoạt động độc lập, thường nằm ngoài sự giám sát của các cơ quan nhà
nước. Họ thường cố tìm mua các nguyên vật liệu rẻ tiền với các trang thiết bị lạc hậu
và cũ. Họ cũng có gắng giảm chi phí ở mức tối đa, kể cả chi phí cho trang thiết bị bảo
hộ lao động. Do đó, điều kiện làm việc tại các DNH thường rất khắc nghiệt, nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường và thường xuyên xảy ra các tai nạn lao động đáng tiếc.
Ô nhiễm môi trường sản xuất và tỷ lệ tai nạn lao động cao trong các doanh nghiệp
nhỏ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khỏe của người lao động
và cộng đồng dân cư xung quanh, mà còn để lại các hậu quả kinh tế - xã hội lâu dài.
Santana et al. đã ước lượng chi phí trực tiếp về y tế và các hậu quả kinh tế - xã hội do tai
nạn trong lao động. Đó là mất cơ hội kiếm tiền đối với người bị tai nạn, đặc biệt quan
trong đối với người bị tai nạn lại là lao động chính trong gia đình. Tổng chi phí cho điều
trị và phục hồi chức năng cho một ca tai nạn lao động ở Nhật bản khoảng 40.000 đô la
Mỹ, trong đó khoảng một nửa từ tiền túi của bệnh nhân. Tiền tự trả thường chi cho đi lại
và thuốc men.
Phân tích các nguyên nhân gây nên tai nạn đã được nhiều nhà nghiên cứu thực

hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Kết quả từ những nghiên cứu cho thấy tai nạn lao
động liên quan đến đặc điểm của ngành [61,60], trạng thái tâm lý tác động đến hành vi
và thái độ an toàn của người công nhân [64,62,58], vai trò và trách nhiệm to lớn của
người làm công tác quản lý trên công trường trong việc hạn chế và xây dựng chương
trình quản lý an toàn lao động [57], [59].
Ở Việt Nam các văn bản pháp luật về vấn đề an toàn lao động cũng được ban
hành. Tuy nhiên theo số liệu thống kê cho thấy tai nạn lao động vẫn chưa được hạn chế.
Phải chăng quản lý của các cấp còn lỏng lẻo hay chính người tham gia lao động không
nhận thức được những nguy hiểm đang tồn tại trong công việc của họ hoặc vì một áp lực
nào đó mà người công nhân quyết định làm việc trong điều kiện không an toàn?
Một số tác giả trong nước đã quan tâm nghiên cứu về TNLĐ và công bố kết quả.
Theo thống kê của Nông Tiến Cương và Đỗ Hàm tại Lào Cai cho thấy TNLĐ chiếm
14,4% tổng số người giám định một năm, nam giới chiếm 80,7% và chủ yếu là độ tuổi


14
dưới 50, tai nạn nơi làm việc chiếm 57,5%; ngành nghề 21 thường gặp là khai thác
hầm lò (33,7%), xây dựng (8,83%); chấn thương sọ não chiếm 23,2% .
Vũ Đức Lũ và cộng sự (CS), nghiên cứu TNLĐ và thương tích tại tỉnh Nam Định
trong 2 năm (2001-2002). Trong tổng số 12.859 trường hợp TNLĐ và thương tích có
7,2% trẻ dưới 6 tuổi, 21,1% ở độ tuổi 7-17 tuổi và 11,6% ở độ tuổi trên 60. Các tác giả
đã đề xuất các biện pháp tuyên truyền giáo dục và tăng cường BHLĐ cũng như phổ
biến Luật lao động cho người lao động trong các xí nghiệp nhà máy nhằm nâng cao
nhận thức để giảm thiểu các TNLĐ .
Hoàng Xuân Thảo và CS đã nghiên cứu tình hình mắc TNLĐ tại Hà Nội 5 năm
(1998-2002). Qua các thông tin sẵn có từ hồ sơ và bệnh án, kết quả cho thấy: tỷ lệ
TNLĐ tăng từ 16,3% năm 1998 lên 25,6% năm 2002. Tỷ lệ TNLĐ cao hơn nam giới.
Tỷ lệ TNLĐ tăng cao ở các ngành giao thông vận tải 38,5%, xây dựng 21,7%. Các
dạng TNLĐ chủ yếu là chấn thương sọ não 9,1%, chi trên 25,9% và chi dưới 10,6%.
Tỷ lệ tử vong trong số người bị TNLĐ là rất cao 17,6% và mất vĩnh viễn khả năng lao

động là 6,6% .
Một số tác giả đã nghiên cứu về TNLĐ đã được công bố như: Nghiên cứu về
TNLĐ và các yếu tố liên quan tại một cơ sở cơ khí của Đào Ngọc Phong và CS cho
thấy: tỷ lệ tai nạn hàng năm là 4,8% (trong 3 năm 1995- 1997), trong đó nghề bị
TNLĐ chủ yếu là nghề rèn 42%; cán thép 32,5%, đúc 22,8%, công nhân có tuổi nghề
dưới 10 năm chiếm 20, 5% và trên 10 năm chiếm 11,0% trong tổng số TNLĐ; tai nạn
chủ yếu xảy ra ở cuối ca 56,8% so với giữa ca là 34,1% và đầu ca: 9,1%. Trong 3 năm
liên tục, TNLĐ xảy ra các tháng 7,8,9 chiếm tỷ lệ cao từ 63,1% đến 69,6%. Với môi
trường lao động, các tác giả cho thấy tỷ lệ TNLĐ tăng khi có tiếng ồn lớn (16,5%) so
với ít tiếng ồn (6,5%); tỷ lệ TNLĐ tăng ở nơi nhiệt độ cao (16,5%) so với nơi ít nóng
(5,08%). Nơi nhiều khói bụi có tỷ lệ 22 TNLĐ cao hơn (25%), nơi ít khói bụi (20%).
Về liên quan của việc sử dụng trang bị bảo hộ lao động (BHLĐ), các tác giả cho rằng
ở nơi có sử dụng trang bị BHLĐ có tỷ lệ TNLĐ thấp hơn nơi không có trang bị BHLĐ
(14,7%-15,6%) so với (11,1% - 13,2%) .
Nguyễn Việt Đồng và CS trong nghiên cứu phân bố tai nạn lao động trong ngành
công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp hóa chất cho biết tỷ lệ TNLĐ là
4%. Thương tổn chủ yếu là vết thương phần mềm 55,5%; bỏng 18,3%; gãy xương
7,5%. Một nghiên cứu khác của tác giả này về tình hình dịch tễ TNLĐ ở một số cơ sở
công nghiệp và đánh giá thực trạng sơ cấp cứu tại y tế xí nghiệp, cho thấy tỷ lệ TNLĐ
16%, tác nhân chủ yếu gây TNLĐ là do máy móc 53,3%; công cụ cầm tay 16,7%; do
điện 3,3%. Vị trí thương tích ở bàn tay là cao nhất 33,3%; bàn chân 30,0% và thấp
nhất ở đầu, mặt, cổ chiếm 10,0%. Tai nạn lao động có liên quan đến tuổi nghề: tuổi


15
nghề (từ 0 - 9 năm) và tuổi nghề (20 - 29 năm) đều có tỷ lệ TNLĐ cao hơn các nhóm
có tuổi nghề từ 10 -19 năm và nhóm từ 30 - 49 năm (1,97%-2,07% so với 0,89% 1,03%). Nhóm công nhân không thường xuyên sử dụng trang bị BHLĐ cá nhân có tỷ
lệ TNLĐ 5,84% cao hơn nhóm không thường xuyên 0,46% .
Tại Thành phố Hải Phòng, tình hình TNLĐ của thành phố năm 2010 và 9 tháng
đầu năm 2011 không giảm, tăng cả số vụ và số người chết do TNLĐ. Tai nạn lao động

tập trung vào các ngành nghề như xây dựng, đóng tàu, vận chuyển bốc dỡ hàng hóa tại
cảng ... Nguyên nhân TNLĐ năm 2010, chủ yếu là do chấn thương (bị ngã cao, vật rơi,
đè ép) chiếm 63,2%; bỏng do cháy nổ: 15,8%; điện giật 15,8%. Trong 9 tháng đầu năm
2011, nguyên nhân gây ra TNLĐ chủ yếu do chấn thương chiếm 54,5%; điện giật
27,3%; cháy nổ 18,2% .
Một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu về tình hình TNLĐ tại Hải Phòng và công
bố kết quả như: Nghiên cứu về TNLĐ trong 5 năm (2000 - 2005) của tác giả Tạ Quang
Bửu tại thành phố Hải Phòng cho biết số vụ TNLĐ, hệ số K và thiệt hại kinh tế qua
các năm điều tăng. Số ngày nghỉ trung bình của một ca TNLĐ là 14,5 ngày, chi phí
trung bình từ 1,5 triệu đến hàng chục triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu do vi phạm qui
trình, qui phạm kỹ thuật an toàn 70% .
Nguyễn Thị Hà trong nghiên cứu “Đặc điểm thương tật do tai nạn lao động của
những trường hợp đến khám tại Hội đồng giám định y khoa thành phố Hải Phòng năm
2009” cho biết trong tổng số người bị TNLĐ đến khám nam giới chiếm 79,3%; nhóm
tuổi từ 20 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ TNLĐ cao nhất (30,3%); 25 nhóm tuổi nghề ≤5 năm
chiếm tỷ lệ cao nhất (44,7%). TNLĐ xảy ra phần lớn tại nơi làm việc (75%) và có tổn
thương xương chiếm tỷ lệ cao nhất (82,4%) .
Theo nghiên cứu của tác giả Lương Mai Anh (2012) trong “Nghiên cứu tai nạn
lao động và điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, Viện Bỏng Quốc gia và đề xuất giải pháp”
cho biết trong tổng số 2.036 trường hợp bị tai nạn lao động có 1.285 trường hợp là
nam (chiếm 63,1%) và số trường hợp bị thương tích là nữa chiếm 36,9%. Tuổi trung
bình của các trường hợp bị TNLĐ là 33,06, thấp nhất là 12 tuổi và cao nhất là 78 tuổi.
Số trường hợp bị thương tích do TNLĐ trong độ tuổi 20-30 chiếm tỷ lệ cao nhất với
41,52%. Đứng thứ hai là nhóm tuổi từ 31-40 với tỷ lệ 25,82%. Trong số 2.036 người bị
TNLĐ, số trường hợp có chuyên môn được đào tạo phù hợp là 491 trường hợp chiếm
24,1%. Tỷ lệ được đào tạo về AT -VSLĐ cũng chỉ có 25%. Bộ phận bị thương chiếm
tần suất cao nhất ở chi trên với 65,42%, tỷ lệ bị thương ở chi dưới là 49,51%, tổn
thương đầu là 45,24%, … Tỷ lệ các trường hợp chưa xử trí tại chỗ là 35,2% .
Theo kết quả của một nhóm nghiên cứu thực hiện năm 2017 trong nghiên cứu
“Thực trạng tai nạn lao động ở công nhân thu gom rác thải thộc công ty môi trường đô



16
thị một thành viên Hà Nội” cho thấy tỷ suất TNLĐ ở nữ cao hơn nam và xác định
được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi và số giờ làm việc trung
bình/ngày với TNLĐ cho thấy cần tổ chức lao động hợp lý để góp phần hạn chế TNLĐ
cho công nhân [48].

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành năm 2014 nhằm mô tả
thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan của ngư dân đánh bắt hải
sản xa bờ tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An do nhóm tác giả Nguyễn Thị Giang,
Nguyễn Bích Diệp và Nguyễn Đình Khuê thực hiện. Kết quả cho thấy tỷ lệ tai
nạn lao động ở ngư dân là 24,1%, chủ yếu là vết thương phần mềm (72,7%) và
tai nạn ở mức độ nhẹ và vừa chiếm đa số (90,9%). Tai nạn xảy ra nhiều ở ngư
dân tuổi đời từ 49-59 (67,6%) và tuổi nghề dưới 5 năm (55,8%). Nguyên nhân
hàng đầu gây tai nạn lao động là do dụng cụ lao động, máy móc (45,5%) và tiếp
theo là trượt ngã (28,6%). Có một số yếu tố liên quan đến tai nạn lao động của
ngư dân đánh bắt xa bờ: nhóm ngư dân có trình độ tiểu học trở xuống có nguy
cơ bị tai nạn cao gấp 11,5 lần so với các ngư dân có trình độ văn hóa cao hơn
với p < 0,001, CI95% (4,16-31,94); nhóm ngư dân có tuổi nghề đánh bắt hải sản
xa bờ dưới hoặc bằng 5 năm có nguy cơ bị tai nạn cao gấp 7,9 lần so với những
ngư dân có tuổi nghề trên 5 năm với p< 0,001, CI95% (2,87-21,57); nhóm ngư
dân làm việc trên 8 giờ/ngày có nguy cơ bị tai nạn cao gấp 10,8 lần nhóm ngư
dân làm việc dưới hoặc bằng 8 giờ/ngày với p < 0,001, CI95% (2,76-42,33)
[22].
Các nghiên cứu trước đây đều khẳng định vai trò của người quản lý đối với tiến
trình thực hiện an toàn được xác định là rất quan trọng, tuy nhiên sự tác động từ phía
người lao động đến tiến trình an toàn thì đã bị phớt lờ đi. Về khía cạnh này, trong vài
năm gần đây nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và phân tích vấn đề văn hóa an toàn
trong lao động, đảm bảo được một văn hóa an toàn tốt có nghĩa là vấn đề an toàn được

tất cả các thành phần tham gia hoạt động trong một đơn vị quan tâm đúng mức, và như
thế hành vi an toàn của người công nhân cũng như những đặc điểm nhân thân của họ
sẽ có tác động như thế nào đến tiến trình thực hiện an toàn?. Nghiên cứu này được
thực hiện nhằm mục đích phân tích những vấn đề tác động đến việc thực hiện an toàn
lao động của người công nhân trên công trường xây dựng, song song đó tần suất xảy ra
tai nạn cũng được định lượng từ đó giúp cho nhà quản lý hay chính người tham gia lao
động có một cái nhìn đúng đắn hơn về an toàn nhằm đảm bảo việc thực hiện và quản
lý tốt an toàn lao động trên công.


17
Theo báo cáo Thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2015 [20] của bộ LĐ TB
XH: Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người (Phân tích từ 238
biên bản điều tra tai nạn lao động chết người) cụ thể như sau:
Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 52,8%, cụ thể:
-

Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn
chiếm 25,2% tổng số vụ;

-

Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 14,3% tổng số vụ;
Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động
chiếm 9,7% tổng số vụ;

-

Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 2,6% tổng số vụ;


-

Do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong
lao động chiếm 1%.
Nguyên nhân người lao động chiếm 18,9%, cụ thể:

-

Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm
17,2% tổng số vụ;

-

Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 1,7% tổng số vụ;

-

Còn lại 28,3% là những vụ tai nạn lao động do các nguyên nhân khác.
Theo báo cáo mới đây nhất Tình hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm 2016

của của bộ LĐ TB XH: Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết
người cụ thể như sau:
 Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 47,2%, cụ thể:
+ Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc
an toàn chiếm 24,3% tổng số vụ;
+ Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người
lao động chiếm 8,1% tổng số vụ;
+ Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 10,8% tổng số vụ; do tổ



×