Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG và HÌNH ẢNH mô BỆNH học LAO TAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 83 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC Y H NI

B Y T

-----***-----

TễN CễNG CNG

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
và hình ảnh mô bệnh học lao tai
Chuyờn ngnh : Tai Mi Hng
Mó s

: 60720155

LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. Hong Th Phng
2. PGS. TS on Th Hng Hoa

H NI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong 2 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Y Hà Nội, em
luôn nhận được sự động viên, hướng dẫn và tạo điều kiện kịp thời về nhiều
mặt của các thầy, cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và của người thân.
Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, Bộ Môn Tai Mũi Họng trường Đại


học Y Hà Nội, Viện Tai Mũi Họng Trung ương đã tạo mọi điều kiện từ việc
trang bị kiến thức đến thu thập và xử lý số liệu trong 2 năm học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đoàn Hồng Hoa. TS
Hoàng Thị Phượng - Các cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt
quá trình nghiên cứu. Em gửi lời cảm ơn đến tất cả những thầy cô đã giảng
dạy và trang bị kiến thức cho em để em hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các bác sĩ và tập thể nhân viên bệnh viện Phổi TW,
bệnh viện Tai-Mũi-Họng TW đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Cuối cùng để có được kết quả này, tôi cảm ơn tới bạn bè đồng nghiệp
và những người thân của tôi, đã kịp thời động viên về tinh thần và vật chấTg
giúp tôi hoàn thành bản Luận văn này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Người viết cam đoan
Tôn Công Cương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Tôn Công Cương, học viên cao học khoá 24. Trường Đại Học Y
Hà Nội, chuyên nghành tai mũi họng, xin cam đoan.
1. Đây là công trình nghiên cứu mà tôi trực tiếp tham gia dưới sự hướng
dẫn của TS. Hoàng Thị Phượng, PGS. TS Đoàn Thị Hồng Hoa.
2. Công trình này không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn ttoàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Người viết cam đoan


Tôn Công Cương


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCNS

Biến chứng nội sọ

BN

Bệnh nhân

BV TMHTW

Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

CLVT

Cắt lớp vi tính

LMNB

Liệt mặt ngoại biên

MBH

Mô bệnh học

MN


Màng nhĩ

MSBN

Mã số bệnh nhân

N

Tổng số

NM

Niêm mạc

OTK

Ống thông khí

TB

Thông bào

TMH

Tai mũi họng

VTG

Viêm tai giữa


VTXC

Viêm tai xương chũm

XN

Xét nghiệm

XQ

Xquang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................3
1.2. Giải phẫu tai............................................................................................3
1.2.1. Tai giữa.............................................................................................4
1.2.2. Sinh lý tai........................................................................................14
1.3. Sinh lý bệnh học và triệu chứng lâm sàngsàng lao tai..........................15
1.3.1. Sinh lý bệnh học lao tai..................................................................15
1.3.2. Triệu chứng lâm sàng.....................................................................16
1.3.3. Cận lâm sàng..................................................................................18
1.4. Chẩn đoán.............................................................................................27
1.5. Các thể lâm sàng...................................................................................28
1.5.1. Lao tai hài nhi.................................................................................28
1.5.2. Lao tai ở người bị lao kê phổi........................................................28
1.5.3. Lao tai giữa thể luput......................................................................28
1.5.4. Viêm xương – màng xương do lao.................................................28

1.5.5. Lao tai giữa ở người không bị lao phổi..........................................29
1.6. Điều trị..................................................................................................30
1.6.1. Điều trị nội khoa.............................................................................30
1.6.2. Điều trị phẫu thuật..........................................................................31
1.6.3. Diễn biến........................................................................................32
1.6.4. Biến chứng......................................................................................32
1.7. Các nghiên cứu lao tai giữa ở Việt Nam và trên thế giới......................33
1.7.1. Trên thế giới...................................................................................33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............36
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu......................................36


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm, thời gian.....................................36
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................37
2.2.1. Các biến số nghiên cứu...................................................................37
2.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu...........................................37
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ...............................................................................38
3.1. Đặc điểm chung....................................................................................38
3.1.1. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân.....................................................38
3.1.2. Đặc điểm về giới.............................................................................39
3.1.3. Địa dư.............................................................................................39
3.1.4. Tiền sử và các yếu tố nguy cơ........................................................40
3.2. Đặc điểm lâm sàng của lao tai..............................................................41
3.2.1. Triệu chứng đến khám....................................................................41
3.2.2. Triệu chứng lâm sàng lao tai..........................................................41
3.2.3. Tai tổn thương................................................................................42
3.2.4. Hình thái tổn thương màng nhĩ.......................................................43
3.2.5. Hình thái lỗ thủng màng nhĩ...........................................................43
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng của lao tai........................................................44

3.3.1. Xét nghiệm chẩn đoán lao tai........................................................44
3.3.2. Thính lực đồ...................................................................................45
3.3.3. Cắt lớp vi tính xương thái dương...................................................45
3.4. Có bệnh lao phổi kèm theo...................................................................46
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................47
4.1. Đặc điểm chung....................................................................................47
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân........................................47
4.1.2. Nghề nghiệp và địa dư....................................................................48
4.1.3. Tiền sử và các yếu tố nguy cơ:.......................................................48


4.2. Đặc điểm lâm sàng của lao tai..............................................................49
4.2.1. Triệu chứng bắt đầu và lý do khám bệnh.......................................49
4.2.2. Triệu chứng lâm sàng của lao tai....................................................50
4.2.3. Hình thái tổn thương màng nhĩ:.....................................................51
4.2.4. Tai tổn thương.................................................................................53
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng của lao tai........................................................53
4.3.1. Xét nghiệm chẩn đoán lao tai........................................................53
4.3.2. Thính lực đồ....................................................................................56
4.3.3. Cắt lớp vi tính xương thái dương...................................................57
4.4. Có bệnh lao phổi kèm theo...................................................................57
4.5. Điều trị..................................................................................................58
KẾT LUẬN....................................................................................................60
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi bệnh nhân...........................................................38

Bảng 3.2 Địa dư...............................................................................................39
Bảng 3.3. Tiền sử và các yếu tố nguy cơ.........................................................40
Bảng 3.4. Triệu chứng đến khám....................................................................41
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng......................................................................41
Bảng 3.6. Hình thái tổn thương màng nhĩ.......................................................43
Bảng 3.7. Hình thái lỗ thủng màng nhĩ...........................................................43
Bảng 3.8. Kết quả thính lực đồ........................................................................45
Bảng 3.9. CT scan xương thái dương..............................................................45
Bảng 3.10. Lao phổi kèm theo........................................................................46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới.........................................................................39
Biểu đồ 3.2. Tai tổn thương.............................................................................42
Biểu đồ 3.3. Xét nghiệm chẩn đoán lao tai.....................................................44


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các mốc trên màng nhĩ.....................................................................5
Hình 1.2: Hòm nhĩ nhìn ngoài...........................................................................7
Hình 1.3: Hòm nhĩ nhìn trong...........................................................................8
Hình 1.4: Các xương nhỏ ghép lại.....................................................................9
Hình 1.5. Cấu tạo trong xương chũm..............................................................10
Hình 1.6. Các loại thông bào xương chũm......................................................10
Hình 1.7: Hình ảnh hạt lao và củ lao ở tai.......................................................21
Hình 1.8: Hình ảnh mô bệnh học của lao tai...................................................22
Hình 1.9: Hình ảnh nang lao điển hình...........................................................24
Hình 2.1: Hệ thống nuôi cấy BACTEC MGIT 960........................................26
Hình 2.2: Máy Gene Xpert MTB module 4 cửa..............................................27
Hình 4.1. Màng nhĩ xung huyết và xẹp nhĩ độ IV ở bệnh nhân lao tai...........52

Hình 4.2. Một số hình ảnh màng tai ở lao tai..................................................52
Hình 4.3. Máy xét nghiệm Gene expert tại viện phổi TW..............................56
Hình 4.4: Các hình thái tổn thương trên CT xương thái dương......................57
Hình 4.5: lao phổi trên bệnh nhân lao tai........................................................58
Hình 4.6. Màng tai sau điều trị thuốc lao........................................................59


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn (VK) lao thường xâm nhập vào cơ
thể qua đường hô hấp gây ra. Từ ổ khu trú ban đầu, VK lao qua đường máu,
bạch huyết, hô hấp tiếp cận bộ phận khác trong cơ thể. Trước đây, bệnh lao bị
coi là một trong tứ chứng nan y, không chữa được. Cho đến nay, mặc dù có
những tiến bộ vượt bậc trong phòng và chống bệnh lao, song bệnh không
giảm mà còn phát triển nhanh, không chỉ ở các nước kinh tế chậm phát triển
mà ở cả các nước công nghiệp tiên tiến. Theo kết quả điều tra nhiễm và mắc
lao toàn quốc năm 2006-2007, số ca hiện mắc có bằng chứng vi khuẩn là
307/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc lao phổi AFB (+) các thể ở Việt Nam là
197/100.000 dân. Ước tính tỷ lệ phát hiện bệnh lao các thể ở Việt Nam mới
chỉ đạt 54%. Như vậy, còn một số lượng lớn bệnh nhân lao phổi AFB dương
tính trong cộng đồng vẫn chưa được phát hiện. Theo WHO, tỷ lệ tử vong do
lao là 36/100.000 dân, khoảng 32.000 người tử vong do lao [24]. Tổng số
bệnh nhân lao các thể được phát hiện năm 2015 là 102.655 bệnh nhân, tỷ lệ
phát hiện lao các thể trên 100.000 dân là 110,88/100.000 dân. Trong đó có
50.093 bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới chiếm 48,8% [8]. Sau nhiều năm nỗ
lực của CTCL, sự đầu tư của Chính phủ, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế,
công tác chống lao của Việt Nam đã có được những thành công được ghi nhận
như; tỷ lệ hiện mắc lao tại Việt Nam giai đoạn 1990-2010 giảm khoảng 4,6%
hàng năm, tỷ lệ mới mắc giảm khoảng 2,6% hàng năm, tỷ lệ tử vong do lao

giảm khoảng 4,4% hàng năm [2].
Theo báo cáo của WHO năm 2016, dịch tễ lao ở Việt Nam còn cao, xếp
thứ 14 trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất, xếp thứ 11 trong 27
nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc trên toàn cầu. Song các chỉ số cơ
bản đã cải thiện đáng kể. Như tỷ lệ lao mới các thể giảm từ 197 xuống
128/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong giảm từ 36 xuống 17/100.000 dân [33]


2

Lao tai là một thể lao tương đối hiếm gặp của viêm tai mạn và lao ngoài
phổi. Chỉ số mắc lao tai chiếm từ 0,05 đến 0,9% các trường hợp lao hay chiếm
4% của lao vùng đầu cổ ở các nước phát triển [32]. Chỉ số thật của lao tai chưa
được xác định nhưng có thể trên mức nhận định, nó thay đổi tùy theo mỗi quốc
gia và liên quan chặt chẽ đến điều kiện kinh tế xã hội, những cố gắng trong
việc thực hiện phòng tránh và điều trị lao.
Đa hình thái lâm sàng và tiến triển không cho phép mô tả bệnh cảnh lâm
sàng điển hình. Đôi khi phải mất thời gian rất dài từ khi xuất hiện triệu chứng
đến đưa ra các thử nghiệm điều trị. Vấn đề chủ yếu của lao tai là chẩn đoán,
chẩn đoán này phải dựa vào chẩn đoán phân biệt với các nhiễm trùng của tai
giữa. Các khó khăn trong chẩn đoán là do thiếu các triệu chứng đặc hiệu nên
điều trị nội khoa tương ứng quá muộn. Phương pháp sinh học phân tử mới để
xác định vi khuẩn học như phản ứng chuỗi polymerase (PCR) rất được quan
tâm ngày nay cho phép chẩn đoán và tiến hành điều trị nhanh chóng.
Việc cần thiết có một quy trình chẩn đoán lao tai thích hợp, chính xác đặt
ra. Điều này giúp bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng nghiên cứu, hiểu biết thêm
đặc điểm lâm sàng hiện nay của bệnh để phát hiện sớm nguồn lây, phòng
tránh cho bản thân và cộng đồng. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh mô bệnh học lao tai” với
các mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng lao tai.
2. Đối chiếu đặc điểm lâm sàng với vi khuẩn lao trong dịch tai.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu
- Vào thế kỷ 18 Jean Louis Petit đã mô tả tổn thương lao xương thái
dương đầu tiên
- Năm 1882, Koch phát hiện ra vi khuẩn lao
- Năm 1883, Esche đã phân lập được vi khuẩn lao từ mủ tai.
- Năm 1888, Habermann nhận thấy nụ hạt lao ở niêm mạc hòm nhĩ.
- Đầu thế kỷ XX, viêm tai giữa do lao được đặt ra là vấn đề sức khỏe
cộng đồng và sự xuất hiện các kháng sinh điều trị hiệu quả và thích ứng cho
pháp giảm rõ rệt chỉ số mắc bệnh này.
Sự phát triển của các cơ địa suy giảm miễn dịch và những quần thể có
nguy cơ và lao kháng thuốc làm cho tỉ lệ mắc bệnh lao ngày càng gia tăng
trong các năm gần đây.
Bệnh lao đã được nhân loại biết từ trước Công nguyên nhưng y học tìm
ra căn nguyên gây bệnh chỉ hơn một thế kỉ gần đây (1882). Đó là do một loại
VK lao ở người có tên là M.tuberculosis với đặc điểm: VK kháng cồn, kháng
toan, ái khí hoàn toàn, phát triển chậm 20-24 giờ sinh sản một lần. Giả thuyết
về sinh bệnh học lao đã được đề cập tới từ lâu nhưng tồn tại cho đến nay là
giả thuyết do Ranke đề xuất vào đầu thế kỉ XX (1916)
1.2. Giải phẫu tai
Tai hay cơ quan tiền đình ốc tai (organum vestibulocochleare) là một cơ
quan phức tạp, ngoài nhiệm vụ nhận cảm giác âm thanh (phần ốc tai), còn giúp
điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể (phần tiền đình). Về cấu tạo, tai gồm có:

- Tai ngoài: từ vành tai (loa tai) đến màng nhĩ, gồm vành tai và ống tai
ngoài, có nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh.


4

- Tai giữa gồm có hòm nhĩ nằm trong phần đá xương thái dương, chứa
chuỗi ba xương con để dẫn âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong, giữ vai trò
trong việc điều chỉnh âm thanh. Ngoài ra, còn có vòi nhĩ và các xoang chũm.
- Tai trong gồm mê nhĩ xương và mê nhĩ màng chứa các bộ phận cảm
giác quan trọng trong việc chuyển các rung động âm thanh thành xung động
thần kinh và giúp điều chỉnh thăng bằng.
Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào lao tai giữa do đó chúng tôi trình
bày giải phẫu tai giữa.
1.2.1. Tai giữa.
Tai giữa (auris media) là một ống xẻ trong xương đá, gồm có hòm nhĩ
(trong chứa chuỗi xương con), vòi nhĩ và xoang chũm. Ba thành phần này
nằm dọc theo trục xương đá.
1.2.1.1. Hòm nhĩ (cavum tympani).
Là một hốc xẻ trong xương đá, có hình cái trống gồm 2 mặt và 4 thành.
- Mặt ngoài (mặt màng nhĩ).
Có màng nhĩ gắn vào. Màng nhĩ (membrana tympani) là màng mỏng, dai,
màu xám long lanh, đường kính thẳng 9 - 10 mm; đường kính ngang 8 - 9 mm,
góc 140 độ, dầy 0,1 mm. Cấu tạo gồm da, sợi và niêm mạc, gắn vào vành xương
xung quanh (vành này có chỗ khuyết). Phần màng nhĩ vượt lên bám vào xương
đá gọi là màng mỏng (Schrapnell), căng ngang dây chằng nhĩ búa.
Khi soi tai, thấy màng nhĩ có màu hồng bóng, dây chằng nhĩ búa, màng
mỏng, cán xương búa, nón sáng. Vạch hai đường vuông góc chia màng nhĩ
thành 4 khu (thường chọc mủ ở khu sau dưới). Ðộng mạch cấp máu là động
mạch tai sâu và động mạch nhĩ trước. Chi phối thần kinh là dây tai thái

dương (mặt ngoài) và dây nhĩ (mặt trong).


5

1. Trụ dài xương đe
2. Nếp búa sau
3. Phần chùng
4. Nếp búa trước
6. Phần căng
7. Cán xương búa
8. Rốn
9. Nón sáng
Hình 1.1: Các mốc trên màng nhĩ
- Mặt trong (mặt mê đạo).
Liên quan với tai trong, gồm có ụ nhô ở giữa, cửa sổ bầu dục ở sau trên,
cửa sổ tròn ở dưới, mỏm tháp ở giữa hai cửa sổ; ngoài ra có tháp tai, đoạn 3
cầu fallope (dây VII) và mỏm thìa.
- Thành trên (trần hòm nhĩ).
Là một màng xương mỏng, qua đó liên quan với khớp trai - đá và màng
não (khi viêm tai giữa rễ có biến chứng viêm màng não).
- Thành dưới (nền hòm nhĩ).
Thấp hơn ống tai ngoài 1 cm (nên dịch mủ thường đọng lại ở hòm nhĩ
khi chọc tháo qua ống tai ngoài), cách một màng xương mỏng có tĩnh mạch
cảnh trong.


6

- Thành trước (thành động mạch cảnh).

Cách một màng xương liên quan với động mạch cảnh trong (khi viêm tai
giữa có thể tự nghe thấy tiếng mạch đập). Phía dưới thành này có lỗ nhĩ vòi
tai thông với thành bên tỵ hầu.
- Thành sau (thành chũm).
Liên quan với đoạn 2 - 3 cống Fallope (có dây VII đi ở trong) và có ống
thông hang thông với hang chũm.
+ Chuỗi xương con
Trong hòm nhĩ, từ màng nhĩ đến cửa sổ bầu dục có 3 xương: búa, đe và
bàn đạp dính vào thành hòm nhĩ bởi các dây chằng. Ở những bệnh nhân bị
viêm tai giữa mãn tính và người già, chuỗi xương con sơ hoá nên thính lực
giảm (nghễnh ngãng).
+ Cơ vận động chuỗi xương.
Cơ búa từ mỏm thìa đi ra bám vào đầu trên cán búa. Khi co, kéo cán búa
vào gây căng màng nhĩ, đồng thời đẩy chỏm xương búa ra gõ vào thân xương
đe, mỏm đe ấn vào xương bàn đạp, xương bàn đạp ấn vào cửa sổ bầu dục gây
tăng áp lực nội dịch, khiến cho ta nghe được những âm thanh bổng và to. Cơ
bàn đạp ở tháp tai, bám vào chỏm xương bàn đạp. Cơ giúp xoay xương bàn
đạp, thân xương đe và chỏm xương búa vào trong, làm cán xương búa ra
ngoài gây trùng màng nhĩ, giảm áp lực nội dịch, khiến ta nghe được những
âm thanh trầm và nhỏ.


7

Hình 1.2: Hòm nhĩ nhìn ngoài
1. Hang nhĩ (chũm)
2. Nền xương bàn đạp trong hố cửa sổ bầu

11. Các tế bào nhĩ
12. Động mạch cảnh trong


dục (tiền đình)
3. Trụ xương bàn đạp

13. Ụ nhô với thần kinh nhĩ (Jacobson) và

4. Gò tháp
5. Thần kinh thừng nhĩ (cắt)
6. Các xoang chũm
7. Gân cơ bàn đạp
8. Hố cửa sổ tròn (ốc tai)
9. Thần kinh mặt (VII) trong lỗ trâm chũm
10. Hố tính mạch cảnh

đám rối dưới niêm mạc
14. Cơ căng màn khẩu cái
15. Vòi tai (eustachi)
16. Cơ căng màng nhĩ (gân bị cắt)
17. Thần kinh đá lớn
18. Gối thần kinh mặt
19. Lối ống thần kinh mặt
20. Lối ống bán khuyên ngoài


8

Hình 1.3: Hòm nhĩ nhìn trong
1. Cơ căng màng nhĩ
2. Nếp búa trước
3. Thần kinh thừng nhĩ

4. Mỏm trước xương nhĩ
5. Ngách thượng nhĩ
6. Đầu xương búa
7. Dây chằng trên của xương búa
8. Dây chằng trên của xương đe
9. Trụ ngắn xương đe
10. Nếp búa sau

Xương bàn đạp

11. Dây chằng sau của xương đe
12. Trụ dài xương đe
13. Thần kinh thừng nhĩ
14. Mỏm hạt đạu của xương đe
15. Thần kinh mặt (VII)
16. Động mạch cảnh trong
17. Vòi tai (eustachi)
18. màng nhĩ phần căng
19. Cán xương búa

Xương đe


9

Hình 1.4: Các xương nhỏ ghép lại
1.2.1.2. Vòi nhĩ (tuba auditiva).
Đi từ lỗ vòi nhĩ (ở thành bên của hầu) đến thành trước hòm nhĩ, dài 37
mm. Vòi nhĩ có hai phần:
- Phần xương: 1/3 ngoài, xẻ trong xương đá.

- Phần sụn sợi: 2/3 trong, nằm trong rãnh vòi nhĩ ở trên xương bướm.
Vòi nhĩ chỉ mở trong khi nuốt, có tác dụng làm cân bằng áp lực giữa hai
bên trong và ngoài màng nhĩ.
Niêm mạc phủ liên tiếp từ hầu qua vòi nhĩ đến hòm nhĩ. Cơ mở hầu là
cơ bao màn hầu ngoài và trong.
1.2.1.3. Xoang chũm (cellulae mastoideae).
Trong khối chũm có nhiều hốc rộng gọi là tế bào (cellule) một trong
những cái hốc rộng đó phát triển to hơn những cái khác và mang tên là sào
bào hay hang chũm (antre).
Ở hài nhi sào bào khu trú ở ngay trên và sau ống tai ngoài khi lớn lên
SB sẽ phát triển về phía dưới và phía sau, sào bào ăn thông với hòm nhĩ bằng
một cái ống tò vò gọi là sào đạo hay ống thông hang (aditus ad antrum).


10

Hình 1.5. Cấu tạo trong xương chũm
Xung quanh sào bào có nhiều tế bào nhỏ hơn gọi là xoang chũm. Những
tế bào này đều ăn thông với sào bào. Một đôi khi ở thành ngoài

Hình 1.6. Các loại thông bào xương chũm
1. Thông bào; 2. Xốp; 3. Đặc ngà
- Phần đá vảy: phần này rất dày và được chia làm hai lớp bởi một bình
diện thẳng đứng kéo từ mặt trong của mỏm chũm lên.
Lớp ngoài chứa đựng các nhóm tế bào:
+ Nhóm sào bào nông.
+ Nhóm dưới sào bào nông.
+ Nhóm mỏm chũm.
Lớp trong chứa đựng các nhóm tế bào sau đây:



11

+ Nhóm sào bào sâu ở sát màng não và các ống bán khuyên.
+ Nhóm dưới sào bào sâu có quan hệ với tam giác nhị thân Mouret ở
mặt dưới xương chũm.
1.2.1.4. Động mạch tai giữa
- Nhiều cuống động mạch đến tai giữa chúng xuất phát từ động mạch
cảnh trong, cảnh ngoài và động mạch đốt sống. Các cuống mạch này phụ trách
một mạng lưới phức tạp dưới niêm mạc kết nối chặt chẽ, chúng bao gồm:
+ Động mạch nhĩ trước: nhánh đầu tiên của động mạch hàm trong, vào
hòm nhĩ qua qua rãnh đá – nhĩ - vẩy. Nó phân thành ba nhanh, một nhánh
dành cho xương con đảm bảo phân bố mạch chủ yếu của xương búa và xương
đe. Các nhánh khác phân bố mạch đến nghách thượng nhĩ trừ mặt trong.
+ Động mạch cảnh nhĩ: xuất phát từ động mạch cảnh trong ở chỗ nối
đoạn thẳng và đoạn ngang của ống cảnh. Nó phân bố mạch cho thành trước
của hòm nhĩ.
+ Động mạch nhĩ trên: nhánh của động mạch màng não giữa, nó vào
trong xương đá qua rãnh đá vẩy trên. Nó phân bố mạch cho nghành trong của
nghách thượng nhĩ và cơ căng màng nhĩ
+ Động mạch đá nông: Cũng là nhánh của động mạch màng não giữa, vào
xương đá qua khe của cống dây thần kinh đá lớn, và kết nối với động mạch châm
chũm, nó phân bố mạch cho nghành ttrong của nghách thượng nhĩ.
+ Động mạch nhĩ dưới: nhánh của động mạch hầu lên, nó vào hòm nhĩ
bằng cách mượn đường đi của cống Jacobson có dây thần kinh nhĩ cũng đi
qua. Mạch này phân bố mạch đến thành dưới của hòm nhĩ và ụ nhô.
+ Động mạch châm chũm: Nhánh của động mạch tai sau, nó chạy trong
cống dây mặt đi, cùng đi với dây thần kinh mặt sau khi qua lỗ châm chũm.
Phân bố mạch cho thành sau của hòm nhĩ và thành trước của xương chũm.



12

Một trong các nhánh của nó theo gân cơ bàn đạp và phân bố vào vào vùng
chỏm xương bàn đạp.
+ Động mạch chũm: Nhánh của động mạch chẩm, nó

phân bố vào

thành sau của xương chũm.
+ Động mạch hố Subarcuata (lồi bán khuyên) nhánh của động mạch mê
nhĩ hay của động mạch tiểu não trước - dưới chạy vào xương thái dương
ngang mức hố subarcuata ở trên và sau lỗ tai trong, rồi mượn ống đá chũm.
Nó phân bố mạch ở vùng sào bào.
+ Động mạch vòi nhĩ: đó là động mạch màng nhĩ nhỏ hay phụ sinh ra
hoặc từ động mạch màng não giữa hoặc động mạch hàm. Nó phân bố mạch
cho phần xương của vòi. Phần sụn của vòi nhĩ được phân bố mạch bởi các
mạch khác nhau mà các nhánh của chúng xuất phát từ:
Động mạch hầu lên: là nhánh của động mạch cảnh ngoài, nó là động
mạch chủ yếu của hệ thống cơ họng đặc biệt phân bố vào hố Rossenmuller.
Động mạch màn hầu lên nhánh của động mạch mặt
Động mạch viền, nhánh của động mạch hàm trong.
1.2.1.5. Tĩnh mạch tai giữa
Các tĩnh mạch nhiều hơn và lớn hơn so với động mạch, chúng mượn
đường đi cùng với động mạch để đổ vào cá hội lưu sau:
- Đám rối tĩnh mạch chân bướm
- Tĩnh mạch màng não giữa
- Vịnh tĩnh mạch cảnh trong hay xoang tĩnh mạch xích ma
- Đám rối hầu vùng vòm
1.2.1.6. Bạch huyết tai giữa

Các mạch bạch huyết của tai giữa ít được biết đến. Mạng lưới bạch
huyết của hòm nhĩ và vùng xương chũm kết nối với mạng lưới bạch huyết của
vòi nhĩ ở phần phía trước. Dẫn lưu bạch huyết về:


13

- Ngã tư bạch huyết trước vòi của ở phần họng bên
- Các hạch sau họng
- Các hạch bên sâu của cổ
Tóm lại mạng lưới mạch và bạch huyết trong tai giữa rất phong phú, đây cũng
là một trong những đường cơ bản mà vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào tai giữa.
1.2.1.7. Cấu trúc niêm mạc tai giữa
Niêm mạc tai giữa đóng vai trò chủ yếu trong sinh lý bệnh học. Tất cả
các hốc tai giữa được phủ bởi lớp niêm mạc rất mỏng màu xám hồng, dính
vào lớp xương kế cận. Niêm mạc này bao gồm hai lớp:
- Lớp biểu mô kiểu giả hô hấp được tạo ra bởi 5 loại tế bào khác nhau:
+ Các tế bào đáy tương tự biểu mô khí phế quản là những tế bào gốc
mà từ đó các tế bào khác được sinh ra.
+ Các tế bào trung gian biểu hiện giai đoạn chuyển tiếp giữa các tế bào
đáy và các tế bào biệt hóa.
+ Các tế bào lông kiểu đường hô hấp đảm nhiệm đẩy nhày nhờ sự
chuyên biệt hóa của màng đỉnh của tế bào với khoảng 200 lông mao. Chuyển
động của chúng theo cùng một hướng.
+ Các tế bào có nhày là các tế bào rất cao, hình trụ chứa các hạt tiết ở
phần trên tế bào. Nghiên cứu siêu cấu trúc cho phép phân loại hai tế bào tùy
theo hình thái hạt tiết sẫm hay sáng màu
+ Các tế bào không lông và không có hạt tiết. Đỉnh các tế bào được phủ
bởi các vi lông mao.
Lớp liên kết hay lớp đệm: Được tạo bởi các sợi collagen và sợi chun ở

giữa lớp chất dày cơ bản.
Phân bố các loại tế bào khác nhau của biểu mô tai giữa thay đổi theo
định khu lý giải biểu mô này là biểu mô kiểu giả đường hô hấp. Các tế bào


14

lông các tế bào có nhày tập trung chủ yếu ở 1/3 trước của tai giữa, sắp xếp
thành ba vệt tế bào quy tụ về phía lỗ vòi từ hạ nhĩ, vùng cửa sổ và thượng nhĩ.
Giữa các vệt tế bào có khoảng một tế bào nhày cho 4 tế bào lông. Trong các
vùng khác, biểu mô tạo bởi cá tế bào dẹt hơn chuyển từ trước ra sau về hốc
xương chũm. Ở đây không có tế bào lông và rất hiếm tế bào có nhày.
Đối với tai giữa, không khí đi vào làm duy trì khoảng khí phục vụ cho cách
biệt âm đối với hệ thống xương con và để có thể truyền năng lượng âm qua
đường khí. Hơn nữa trao đổi khí của tai giữa diễn ra chủ yếu qua niêm mạc
đặc biệt vùng xương chũm, đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng áp lực
tai giữa.
1.2.2. Sinh lý tai
Tai có hai chức năng nghe và thăng bằng.
I 1.2.2.1. Chức năng nghe
- 1.Sinh lý truyền âm
Tai ngoài: vành tai thu và định hướng sóng âm, ống tai truyền sóng âm
tới màng nhĩ.
Tai giữa: dẫn truyền và khuếch đại cường độ âm thanh (vòi nhĩ, màng
nhĩ, chuỗi xương con).

- 2.Sinh lý tiếp âm
Điện thế liên tục: Do có sự khác biệt về thành phần của Na+ và K+ trong
nội và ngoại dịch.
Điện thế hoạt động: Do sự di chuyển của nội dịch, sự rung động của các

tế bào lông.


15

Luồng thần kinh: Luồng thần kinh tập hợp các điện thế chuyển theo dây
VIII lên vỏ não.
1.2.2.2II. Chức năng thăng bằng
- Thăng bằng vận động
Do ống bán khuyên, khi thay đổi tư thế đã làm nội dịch nằm trong ống
bán khuyên di chuyển gây kích thích tế bào thần kinh ở mào bán khuyên tạo
nên luồng thần kinh.
- Thăng bằng tĩnh tại
Tuỳ theo tư thờờ́ bất động (khi nằm hoặc ngồi...), các hạt thạch nhĩ đè lên
tế bào thần kinh ở bãi thạch nhĩ tạo nên luồng thần kinh. Các luồng thần kinh
được thần kinh tiền đình đưa đến các trung tâm ở não tạo nên các phản xạ
điều chỉnh thăng bằng của cơ thể.
1.3. Sinh lý bệnh học và triệu chứng lâm sàngsàng lao tai.
1.3.1. Sinh lý bệnh học lao tai:
Theo Ranke, bệnh lao diễn biến qua ba giai đoạn: Ở giai đoạn thứ nhất,
VK lao xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương tiên phát (hay gặp là phức hợp sơ
nhiễm ở phổi), mẫn cảm được hình thành nhưng chưa có miễn dịch đầy đủ.
Giai đoạn thứ hai, VK lao lan theo máu gây tổn thương các cơ quan trong cơ
thể, giai đoạn này dị ứng của cơ thể đạt mức tối đa, miễn dịch đầy đủ. Giai
đoạn thứ ba, VK lao khu trú gây tổn thương một cơ quan, tình trạng miễn dịch
và dị ứng tùy thuộc từng cá thể. Ngoài ra, sinh bệnh học lao còn được chia
làm hai giai đoạn: lao nhiễm và lao bệnh.
Vi khuẩn lao gây lao tai theo các con đường:
- Vòi Eustachi là lối vào phổ biến. Vòi Eustachi của hài nhi to và ngắn còn
với Eustachi của người lao phổi nặng thì rộng (vì lớp mỡ ở loa vòi bị teo) do đó vi

trùng lao có trong đờm, trong nước bọt xâm nhập vào tai một cách dễ dàng.


×