Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Một số biện pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 2008 tại công ty TNHH dịch vụ hàng hải thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Khoa Quản Trị Kinh Doanh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “Một số biện pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lƣợng
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại công ty TNHH Dịch vụ
Hàng hải Thái Bình Dƣơng”

Giáo viên hƣớng dẫn: Ths.Đinh Phƣợng Vƣơng
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thế
Lớp: CL01-K35

TP Hồ Chí Minh - Năm 2013


i

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sĩ Đinh
Phƣợng Vƣơng đã tận tình hƣớng dẫn và góp ý cho em trong suốt quá trình thực tập và
làm khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Giám đốc và các nhân viên trong Công
ty TNHH Dịch vụ Hàng hải Thái Bình Dƣơng trong việc cung cấp thông tin, tài liệu để
em có thể hoàn thành bài khóa luận.
Đồng thời, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cô giáo Khoa
Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã truyền thụ những
kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những ngƣời đã quan tâm giúp đỡ
và động viên, khuyến khích em trong suốt thời gian qua để em hoàn thành khóa luận
đƣợc tốt hơn.



TP. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 4 năm 2013
Phạm Thị Thế


ii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................



iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

.......................................................................................................... i

MỤC LỤC

........................................................................................................ iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU

......................................................................................................... 1

0.1 Lý do chọn đề tài .....................................................................................1
0.2 Mục tiêu của đề tài ...................................................................................1
0.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
0.4 Phƣơng pháp thực hiện ............................................................................2
0.5 Kết cấu .....................................................................................................2
Chƣơng 1:Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý chất lƣợngtheo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008

......................................................................................................... 3

1.1 Tổng quan về quản lý chất lƣợng ............................................................ 3
1.1.1 Chất lƣợng [1, trang 28 – 33] ........................................................... 3
1.1.2 Quản lý chất lƣợng [1, trang 59 – 60] ...............................................3
1.1.3 Các nguyên tắc của quản lý chất lƣợng [2, trang 6 – 8] ...................4
1.1.4 Hệ thống quản lý chất lƣợng [1, trang 64 – 65] ................................ 4
1.2 Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9000 .......................... 5

1.2.1 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000[1, trang 323 – 329] .......5
1.2.2 Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn
TCVN ISO 9001:2008 [1, 329 – 338] .....................................................................7
Chƣơng 2:Giới thiệu về công ty TNHH Dịch vụ Hảng hải Thái Bình Dƣơng ............. 17
2.1 Thông tin chung .....................................................................................17
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 18


v

2.3 Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức .....................................................19
2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................... 22
Chƣơng 3:Phân tích thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn
TCVN ISO 9001:2008 tại công ty TNHH Dịch vụ Hàng hải Thái Bình Dƣơng .......... 24
3.1 Phân tích tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn
TCVN ISO 9001:2008 tại công ty TNHH dịch vụ hàng hải Thái Bình Dƣơng ........24
3.1.1 Giới thiệu chung về hệ thống quản lý chất lƣợng tại công ty .........24
3.1.2 Phân tích thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Công t y ............................................................ 26
3.2 Đánh giá chung về tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo
tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại công ty TNHH dịch vụ hành hải Thái Bình
Dƣơng

...............................................................................................................37

Chƣơng 4:Một số biện pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lƣợng theo TCVN ISO
9001:2008 tại công ty TNHH Dịch vụ Hàng hải Thái Bình Dƣơng ............................. 56
4.1 Các biện pháp......................................................................................... 56
4.1.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai áp dụng hệ thống quản lý
chất lƣợng tại công ty ............................................................................................ 56

4.1.2 Hoàn thiện hệ thống tài liệu ............................................................ 57
4.1.3 Hoàn thiện nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý .......................... 63
4.2 Kiến nghị đối với công ty nhằm đảm bảo sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO
9001:2008. ...............................................................................................................64
KẾT LUẬN

....................................................................................................... 65


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Doanh thu và lợi nhuận từ 2009 đến 2012 .................................................... 22
Bảng 3.1 : Danh mục tài liệu hiện hành ....................................................................... 25
Bảng 3.2: Danh mục hồ sơ chƣa đƣợc cập nhật ............................................................ 29
Bảng 3.3: Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp..................................................................... 33
Bảng 3.4: So sánh quá trình tiếp nhận và thực hiện dịch vụ với hƣớng dẫn công việc hạ
thủy bằng túi khí.

....................................................................................................... 35

Bảng 3.5: Bảng câu hỏi đánh giá hê thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008

....................................................................................................... 38

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình hệ thống quản lý chất lƣợng dựa trên quá trình ............................... 8
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty (1) .............................................................................. 19
Hình 3.1: Sơ đồ tƣơng tác các quá trình của hệ thống quản lý chất lƣợng. .................. 27

Hình 3.2: Mô hình hệ thống tài liệu tại công ty ............................................................ 28
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức công ty (2) .............................................................................. 63

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Công ty: Công Ty TNHH Dịch vụ Hàng hải Thái Bình Dƣơng.
Tiêu chuẩn: TCVN ISO 9001:2008.
HCTH: Hành chính tổng hợp.
DVKT: dịch vụ kỹ thuật.
QMR: Đại diện ban lãnh đạo.


1

MỞ ĐẦU
0.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, chất lƣợng của sản phẩm hàng hóa dịch vụ có vai trò quan trọng trong
sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu
hiện nay, áp lực cạnh tranh trong kinh doanh về dịch vụ ngày càng cao và sự thắng bại
giữa các doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ, đáp ứng yêu cầu về
kỹ thuật, độ an toàn trong công việc và sự hợp lý về giá cả. Vì vậy, chiến thắng sẽ
thuộc về doanh nghiệp đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng một cách tối ƣu nhất.
Để đảm bảo cung cấp một dịch vụ hoàn hảo, tạo niềm tin cho khách hàng các
doanh nghiệp phải có đƣợc một hệ thống quản lý chất lƣợng từ đó hƣớng toàn bộ nỗ
lực của mình cho mục tiêu phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Ngoài ra, với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hệ thống quản lý chất lƣợng phù hợp sẽ giúp cho doanh
nghiệp hình thành hệ thống quản lý doanh nghiệp tốt hơn. Vì vậy, để xây dựng một hệ
thống quản lý chất lƣợng vừa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa chứng minh
đƣợc với khách hàng khả năng đáp ứng của công ty thì việc áp dụng hệ thống quản lý
chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 là một giải pháp thích hợp nhất cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hải Thái Bình Dƣơng đã triển khai hệ thống quản
lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 từ tháng 3/2012 và hiện trong quá
trình hoàn thiện để đạt giấy chứng nhận vì vậy để góp phần nâng cao chất lƣợng quản
lý tại công ty, tác giả chọn đề tài: “ Một số biện pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất
lƣợng theo tiêu chuẩnTCVN ISO 9001:2008 tại Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng hải
Thái Bình Dƣơng” làm đề tài khóa luận.
0.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu: đánh giá thực trạng hệ thống quản lý chất
lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 của Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hải
Thái Bình Dƣơng, xác định những điểm không phù hợp và tìm nguyên nhân, đề xuất
các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001: 2008 tại Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hải Thái Bình Dƣơng nhằm giúp công ty


2

đẩy nhanh việc áp dụng một cách hiệu lực và hiệu quả hệ thống quản lý chất lƣợng và
đạt đƣợc giấy chứng nhận.
0.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để đạt mục tiêu trên, đề tài tiến hành phân tích thực trạng hệ thống quản lý chất
lƣợng của công ty, bao gồm: chính sách chất lƣợng, mục tiêu chất lƣợng, hệ thống tài
liệu, các quá trình hoạt động, các hoạt động quản lý tại công ty.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong hoạt động quản lý chất lƣợng theo
tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại công ty TNHH Dịch vụ Hàng hải Thái Bình
Dƣơng từ tháng 3/2012 đến tháng 12/2012.
0.4 Phƣơng pháp thực hiện
Để phục vụ cho việc phân tích thực trạng hệ thống quản lý chất lƣợng của công
ty cũng nhƣ tìm ra nguyên nhân gây ra sự không phù hợp, khóa luận tốt nghiệp sử
dụng phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn thu thập thông tin từ hệ thống tài liệu của công
ty bao gồm: sổ tay chất lƣợng, các quy trình, báo cáo đánh giá nội bộ lần 1, các phiếu

NCR, CAR.
Ngoài ra, khóa luận còn thực hiện phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia: nhân viên
kỹ thuật, nhân viên hành chính, đại diện ban lãnh đạo.
0.5 Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận tốt nghiệp gồm 4 chƣơng chính
sau:
Chƣơng 1:Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN
ISO 9001:2008
Chƣơng 2: Giới thiệu về công ty TNHH Dịch vụ Hàng hải Thái Bình Dƣơng
Chƣơng 3: Phân tích thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại công ty TNHH Dịch vụ Hàng hải Thái Bình Dƣơng
Chƣơng 4: Một số biện pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại công ty TNHH Dịch vụ Hàng hải Thái Bình Dƣơng


3

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý chất lƣợngtheo tiêu chuẩn TCVN
ISO 9001:2008
1.1 Tổng quan về quản lý chất lƣợng
1.1.1 Chất lƣợng [1, trang 28 – 33]
Chất lƣợng là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và đƣợc sử dụng rất phổ biến
trong mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời. Tuy nhiên, hiểu nhƣ thế nào là chất lƣợng
là vấn đề không đơn giản. Đây là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng
hợp các nội dung liên quan đến kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Đứng ở những góc độ khác
nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có thể đƣa ra những quan
niệm về chất lƣợng xuất phát từ sản phẩm, từ ngƣời sản xuất hay từ đòi hỏi của thị
trƣờng.
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay các doanh nghiệp phải bán cái thị trƣờng
cần nên doanh nghiệp cần quan niệm về chất lƣợng trên góc độ của ngƣời tiêu dùng,

của khách hàng, của thị trƣờng “ Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính
vốn có đáp ứng các yêu cầu” theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2007[2].
1.1.2 Quản lý chất lƣợng [1, trang 59 – 60]
Theo nhƣ đã nói ở trên thì chất lƣợng không tự sinh ra, không phải là một kết quả
ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ
với nhau. Muốn đạt đƣợc chất lƣợng mong muốn cần phải quản lýmột cách khoa học,
đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lƣợng đƣợc gọi là
quản lý chất lƣợng.
Quản lý chất lƣợng là một khái niệm đƣợc phát triển và hoàn thiện liên tục, thể
hiện ngày càng đầy đủ hơn bản chất tổng hợp, phức tạp của vấn đề chất lƣợng và phản
ánh sự thích hợp với điều kiện và môi trƣờng kinh doanh mới.
Ngày nay, quản lý chất lƣợng đã mở rộng tới tất cả mọi lĩnh vực, từ sản xuất đến
quản lý, dịch vụ và trong toàn bộ chu trình sản phẩm. Vậy doanh nghiệp cần có cái
nhìn tổng quan về khái niệm quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9000:2007: “Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm
soát một tổ chức về mặt chất lượng”[2].


4

1.1.3 Các nguyên tắc của quản lý chất lƣợng [2, trang 6 – 8]
Tám nguyên tắc của quản lý chất lƣợng đã đƣợc xác định là cơ sở cho các tiêu
chuẩn về hệ thống quản lý chất lƣợng trong bộ TCVN ISO 9000:2007 [2].
- Nguyên tắc 1- Hướng vào khách hàng: Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách
hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của khách hàng, cần
đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gắng vƣợt cao hơn sự mong đợi của họ.
- Nguyên tắc 2- Sự lãnh đạo: Ngƣời lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục
đích và phƣơng hƣớng của tổ chức. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trƣờng nội bộ
để có thể hoàn toàn lôi cuốn mọi ngƣời tham gia để đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức.
- Nguyên tắc 3 -Sự tham gia của mọi người: Mọi ngƣời ở tất cả các cấp là yếu tố

của một tổ chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng đƣợc
năng lực của họ vì lợi ích cho tổ chức.
- Nguyên tắc 4 -Cách tiếp cận theo quá trình: Kết quả mong muốn sẽ đạt đƣợc
một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan đƣợc quản lý nhƣ
một quá trình.
- Nguyên tắc 5 -Tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý: Việc xác định, hiểu và
quản lý các quá trình có liên quan lẫn nhau nhƣ một hệ thống sẽ đem lại hiệu lực và
hiệu quả của tổ chức nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.
- Nguyên tắc 6 -Cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là
một mục tiêu thƣờng trực của tổ chức.
- Nguyên tắc 7 -Quyết định dựa trên sự kiện: Mọi quyết định có hiệu lực đƣợc
dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin.
- Nguyên tắc 8 -Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng: Tổ chức và
ngƣời cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực
của cả hai bên để tạo ra giá trị.
1.1.4 Hệ thống quản lý chất lƣợng [1, trang 64 – 65]
Để cạnh tranh trong điều kiện kinh tế hiện nay, các tổ chức phải đạt và duy trì
đƣợc chất lƣợng với hiệu quả kinh tế cao, đem lại lòng tin trong nội bộ cũng nhƣ cho


5

khách hàng và các bên quan tâm với tổ chức về hoạt động của mình. Muốn vậy tổ
chức phải có chiến lƣợc, mục tiêu đúng; từ đó có một chính sách hợp lý, một cơ cấu tổ
chức và nguồn lực phù hợp để xây dựng một hệ thống quản lý chất lƣợng có hiệu quả
và hiệu lực. Hệ thống này phải giúp cho tổ chức liên tục cải tiến chất lƣợng, thỏa mãn
khách hàng và các bên liên quan.
Theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2007: “ Hệ thống quản lý chất lượng là một hệ
thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”.
Hệ thống là tập hợp các yếu tố liên quan lẫn nhau hay tƣơng tác.

Hệ thống quản lý là một hệ thống để thiết lập chính sách, mục tiêu và cách thức
để thiết lập chính sách, mục tiêu và cách thức để đạt đƣợc các mục tiêu đó.
Chính sách chất lượng là ý đồ và định hƣớng chung của một tổ chức có liên quan
đến chất lƣợng đƣợc lãnh đạo cao nhất công bố chính thức.
Mục tiêu chất lượng là điều định tìm kiếm hay nhằm tới có liên quan đến chất
lƣợng.
Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm nhiều quá trình. Quá trình là tập hợp các
hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra.[3]
1.2 Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9000
1.2.1 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000[1, trang 323 – 329]
1.2.1.1 ISO 9000 là gì?
ISO là bộ tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành nhằm
đƣa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lƣợng và có thể áp dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cả tổ chức phi lợi nhuận.
ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lƣợng nhƣ chính
sách và mục tiêu về chất lƣợng, nghiên cứu thị trƣờng, thiết kế và triển khai sản phẩm,
cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh
giá nội bộ, kiểm soát tài chính, đào tạo…


6

Hệ thống quản lý chất lƣợng theo ISO 9000 dựa trên mô hình quản lý theo quá
trình, lấy phòng ngừa làm phƣơng châm chủ yếu trong cho chu trình sản phẩm.
1.2.1.2 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 [7]
ISO 9001:2008 cung cấp một hệ thống đã đƣợc trải nghiệm ở quy mô toàn cầu để
thực hiện phƣơng pháp quản lý có hệ thống đối với các quá trình trong một tổ chức, từ
đó tạo ra sản phẩm đáp ứng một cách ổn định các yêu cầu và mong đợi của khách
hàng. Những lợi ích sau đây sẽ đạt đƣợc mỗi khi tổ chức thực hiện có hiệu lực hệ

thống quản lý chất lƣợng phù hợp với ISO 9001:2008:
-Giúp tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm
soát công việc;
-Phòng ngừa sai lỗi, giảm thiểu công việc làm lại từ đó nâng cao năng suất, hiệu
quả làm việc;
-Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức;
-Hệ thống văn bản quản lý chất lƣợng là phƣơng tiện đào tạo, chia sẻ kiến thức,
kinh nghiệm;
-Giúp cải tiến thƣờng xuyên chất lƣợng các quá trình và sản phẩm;
-Tạo nền tảng để xây dựng môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả;
-Nâng cao uy tín, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp…
1.2.1.3 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 9000
Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản năm 2000 gồm:
-

ISO 9000:2000 – Hệ thống quản lý chất lƣợng – Cơ sở từ vựng.

-

ISO 9001:2000 – Hệ thống quản lý chất lƣợng – Các yêu cầu.

-

ISO 9004:2000 – Hệ thống quản lý chất lƣợng – Hƣớng dẫn cải tiến.

-

ISO 19011:2002 – Hƣớng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lƣợng và môi
trƣờng.


Trong đó, tiêu chuẩn ISO 9000:2000 và ISO 9001:2000 đã đƣợc soát xét và ban
hành lại lần lƣợt vài các năm 2005 và 2008 với nội dung không có sự thay đổi đáng kể
so với phiên bản năm 2000. Riêng tiêu chuẩn ISO 9004:2000 đã đƣợc ban hành lại vào


7

năm 2009 với sự thay đổi khá nhiều so với phiên bản năm 2000 cả về cấu trúc lẫn nội
dung theo hƣớng giúp các tổ chức áp dụng phát triển một cách bền vững.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hiện hành bao gồm các tiêu chuẩn chính nhƣ sau:
-

ISO 9000:2005 – Hệ thống quản lý chất lƣợng – Cơ sở từ vựng.

-

ISO 9001:2008 – Hệ thống quản lý chất lƣợng – Các yêu cầu.

-

ISO 9004:2009 – Quản lý sự thành công lâu dài của tổ chức – Phƣơng pháp
tiếp cận quản lý chất lƣợng.

-

ISO 19011:2011 – Hƣớng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lƣợng và môi
trƣờng.

Trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hiện hành, chỉ có tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu
chuẩn đƣợc dùng để chứng minh năng lực quản lý chất lƣợng đối với khách hàng bên

ngoài mà các tổ chức có thể xây dựng và xin chứng nhận.
1.2.2 Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008 [1, 329 – 338]
Trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, khái niệm quản lý theo quá trình đƣợc cụ thể hóa
và chính thức đƣa vào trong tiêu chuẩn. Hơn thế nữa, quản lý theo quá trình còn đƣợc
phân chia thành hai quá trình vòng lặp, tạo thành cấu trúc một cặp đồng nhất, quyện
vào nhau và cùng chuyển động theo nguyên tắc của chu trình Deming PDCA – phát
triển vòng xoáy đi lên nhƣ trong hình 1.2.
Vòng lặp 1 là vòng lặp của các quá trình bên trong của tổ chức. Nó thể hiện bởi
“Trách nhiệm lãnh đạo” (điều khoản 5) và “Quản lý nguồn lực” (điều khoản 6) cùng
tác động vào việc “Tạo sản phẩm” (điều khoản 7).
Vòng lặp 2 là vòng lặp của các quá trình kết hợp giữa bên trong và bên ngoài của
tổ chức. Nó thể hiện bởi “đầu vào” và “đầu ra” của quá trình cộng với sự phối hợp tích
cực của khách hàng kể cả những ngƣời liên quan, nhấn mạnh vào sự thỏa mãn khách
hàng.
Cả hai vòng đều cần thiết phải đƣợc “Đo lƣờng, phân tích, cải tiến” (điều khoản
8) và đó cũng chính là cơ sở cho việc cải tiến liên tục.


8

Hình 1.1: Mô hình hệ thống quản lý chất lƣợng dựa trên quá trình [2]
Nội dung của các yêu cầu của ISO 9001:2008
Điều khoản 4: Hệ thống quản lý chất lƣợng
a.Yêu cầu chung
Tổ chức phải xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất
lƣợng và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống. Tổ chức phải xác định các quá trình
cần thiết trong hệ thống quản lý chất lƣợng và áp dụng chúng trong toàn bộ tổ chức;
xác định trình tự và mối tƣơng tác của các quá trình này. Bên cạnh đó, tổ chức phải đề
ra các chuẩn mực và phƣơng pháp cần thiết để đảm bảo vận hành và kiểm soát các quá

trình này có hiệu lực; đảm bảo sẵn có các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ
việc vận hành và theo dõi các quá trình này. Cuối cùng, tổ chức phải tiến hành các
hoạt động theo dõi, đo lƣờng, phân tích các quá trình này, thực hiện các hành động cần
thiết để đạt đƣợc kếtquả dự định và cải tiến liên tục các quá trình này.
Khi tổ chức chọn nguồn bên ngoài cho bất kỳ quá trình nào ảnh hƣởng đến sự


9

phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu, tổ chức phải đảm bảo kiểm soát đƣợc những
quá trình đó. Cách thức và mức độ kiểm soát cần áp dụng cho những quá trình sử dụng
nguồn bên ngoài này phải đƣợc xác định trong hệ thống quản lý chất lƣợng.
b.Yêu cầu về hệ thống tài liệu
Tài liệu của hệ thống quản lý chất lƣợng phải bao gồm: chính sách chất lƣợng và
mục tiêu chất lƣợng; sổ tay chất lƣợng; các thủ tục dạng văn bản và hồ sơ theo yêu cầu
của tiêu chuẩn này; các tài liệu, bao gồm cả hồ sơ đƣợc tổ chức xác định là cần thiết để
đảm bảo hoạch định, vận hành và kiểm soát có hiệu lực các quá trình của tổ chức.
Sổ tay chất lƣợng: sổ tay chất lƣợng bao gồm các nội dung chủ yếu nhƣ phạm vi
của hệ thống quản lý chất lƣợng, bao gồm cả các nội dung chi tiết và lý giải về bấtcứ
ngoại lệ nào; các thủ tục dạng văn bản đƣợc thiết lập cho hệ thống quản lý chất lƣợng
hoặc viện dẫn đến chúng; mô tả sự tƣơng tác giữa các quá trình trong hệ thống quản lý
chất lƣợng.
Kiểm soát tài liệu: Tổ chức phải lập một thủ tục dạng văn bản để kiểm soát tài
liệu. thủ tục này nhằm đảm bảo tài liệu đƣợc phê duyệt trƣớc khi ban hành và luôn
đƣợc xem xét, cập nhật. Tài liệu phải luôn sẵn có và phải có dấu hiệu nhận biết nguồn
gốc, nhận biết sự thay đổi và tình trạng hiện hành nhằm ngăn ngừa việc sử dụng tài
liệu lỗi thời.
Kiểm soát hồ sơ: Tổ chức phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định cách
thức kiểm soát cần thiết đối với việc nhận biết, bảo quản, bảo vệ, sử dụng, thời gian
lƣu giữ và huỷ bỏ hồ sơ. Hồ sơ phải luôn rõ ràng, dễ nhận biết và dễ sử dụng.

Điều khoản 5: Trách nhiệm lãnh đạo
a. Cam kết của lãnh đạo
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của
việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng nhƣ các yêu cầu của luật định và chế
định; thiết lập chính sách chất lƣợng; lập các mục tiêu chất lƣợng; tiến hành việc xem
xét của lãnh đạo và đảm bảo sẵn có các nguồn lực.
b.Hƣớng vào khách hàng


10

Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng đƣợc xác định
và đáp ứng nhằm nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.
c. Chính sách chất lƣợng
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng chính sách chất lƣợng phù hợp với mục
đích của tổ chức; nội dung chính sách chất lƣợng phải thể hiện sự cam kết đáp ứng các
yêu cầu và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống quản lý chất lƣợng; là cơ sở cho việc
thiết lập và xem xét các mục tiêu chất lƣợng; đƣợc truyền đạt và thấu hiểu trong tổ
chức, và đƣợc xem xét để luôn thích hợp.
d. Hoạch định
Mục tiêu chất lƣợng phải đảm bảo rằng các mục tiêu chất lƣợng đƣợc thiết lập tại
các cấp và bộ phận chức năng, đo đƣợc và nhất quán với chính sách chất lƣợng.
Hoạch định hệ thống quản lý chất lƣợng: Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo tiến
hành hoạch định hệ thống quản lý chất lƣợng để đáp ứng các yêu cầu và đảm bảo tính
nhất quán của hệ thống quản lý chất lƣợng.
e. Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo các trách nhiệm và quyền hạn đƣợc xác định và
thông báo trong tổ chức.
Lãnh đạo cao nhất phải chỉ định một thànhviên trong ban lãnh đạo của tổ chức
làm đại diện lãnh đạo nhằm đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất

lƣợng đƣợc thiết lập, thực hiện và duy trì; đại diện ban lãnh đạo có trách nhiệm báo
cáo cho lãnh đạo cao nhất về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lƣợng và
mọi nhu cầu cải tiến, đảm bảo thúc đẩy toàn bộ tổ chức nhận thức đƣợc các yêu cầu
của khách hàng.
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo thiết lập các quá trình trao đổi thông tin thích
hợp trong tổ chức và có sự trao đổi thông tin về hiệu lực của hệ thống quản lý chất
lƣợng.
f. Xem xét của lãnh đạo
Lãnh đạo cao nhất phải định kỳ xem xét hệ thống quản lý chất lƣợng, để đảm bảo


11

nó luôn thích hợp, thỏa đáng và có hiệu lực. Việc xem xét này phải đánh giá đƣợc cơ
hội cải tiến và nhu cầu thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lƣợng, kể cả chính sách
chất lƣợng và các mục tiêu chất lƣợng.
Hồ sơ xem xét của lãnh đạo phải đƣợc lƣu giữ.
Báo cáo phục vụ cho các cuộc xem xét của lãnh đạo phải bao gồm: kết quả của
các cuộc đánh giá; phản hồi của khách hàng; việc thực hiện các quá trình và sự phù
hợp của sản phẩm; tình trạng của các hành động khắc phục và phòng ngừa, các hành
động tiếp theo từ các cuộc xem xét của lãnh đạo lần trƣớc; những thay đổi có thể ảnh
hƣởng đến hệ thống quản lý chất lƣợng và các khuyến nghị về cải tiến.
Báo cáo xem xét của lãnh đạo bao gồm các nội dung về việc cải tiến hiệu lực của
hệ thống quản lý chất lƣợng và cải tiến các quá trình của hệ thống; việc cải tiến sản
phẩm liên quan đến các yêu cầu của khách hàng; nhu cầu về nguồn lực.
Điều khoản 6: Quản lý nguồn lực
a. Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện, duy
trì, cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống quản lý chất lƣợng và nâng cao sự thoả mãn
khách hàng bằng cách đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
b. Nguồn nhân lực

Những ngƣời thực hiện các công việc ảnh hƣởng đến sự phù hợp với các yêu cầu
của sản phẩm phải có năng lực trên cơ sở đƣợc giáo dục, đào tạo, có kỹ năng và
kinh nghiệm thích hợp.
Tổ chức phải xác định năng lực của nhân viên, tiến hành đào tạo, đánh giá hiệu
lực của các hành động đƣợc thực hiện, đảm bảo rằng ngƣời lao động nhận thức đƣợc
mối liên quan và tầm quan trọng của các hoạt động của họ và họ đóng góp nhƣ thế
nào đối với việc đạt đƣợc mục tiêu chất lƣợng, cũng nhƣ duy trì hồ sơ thích hợp về
giáo dục, đào tạo, kỹ năng và kinh nghiệm.
c. Cơ sở hạ tầng
Tổ chức phải xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để đạt đƣợc sự
phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm.


12

d. Môi trƣờng làm việc
Tổ chức phải xác định và quản lý môi trƣờng làm việc cần thiết để đạt đƣợc sự
phù hợp đối với các yêu cầu của sản phẩm.
Điều khoản 7: Tạo sản phẩm
a. Tổ chức phải tiến hành hoạch định việc tạo sản phẩm
Thiết lập các mục tiêu chất lƣợng và các yêu cầu đối với sản phẩm.
Xây dựng các quá trình, tài liệu và việc cung cấp các nguồn lực cụ thể đối với
sản phẩm.
Tiến hành các hoạt động kiểm tra xác nhận, xác nhận giá trị sử dụng, các hoạt
động theo dõi, đo lƣờng, kiểm tra và thử nghiệm cụ thể cần thiết đối với sản phẩm và
các chuẩn mực chấp nhận sản phẩm.
Lƣu giữ hồ sơ cần thiết để cung cấp bằng chứng rằng các quá trình thực hiện và
sản phẩm tạo thành đáp ứng các yêu cầu.
b. Các quá trình liên quan đến khách hàng
Tổ chức phải xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm do khách hàng đƣa ra,

yêu cầu không đƣợc khách hàng công bố nhƣng cần thiết cho việc sử dụng quy định
hoặc sử dụng dự kiến, yêu cầu luật định và chế định áp dụng cho sản phẩm và mọi yêu
cầu bổ sung đƣợc tổ chức cho là cần thiết.
Tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu về sản phẩm đƣợc định rõ, các yêu cầu
trong hợp đồng hoặc đơn đặt hàng khác với những gì đã nêu trƣớc đó phải đƣợc giải
quyết và đảm bảo tổ chức có khả năng đáp ứng các yêu cầu đã định.
Tổ chức phải trao đổi thông tin với khách hàng về sản phẩm, về việc xử lý các
yêu cầu, hợp đồng hoặc đơn đặt hàng và các phản hồi, khiếu nại khách hàng.
c. Thiết kế và phát triển (không áp dụng)
d. Mua hàng


13

Tổ chức phải đảm bảo sản phẩm mua vào phù hợp với các yêu cầu mua sản phẩm
đã quy định. Đánh giá và lựa chọn ngƣời cung ứng, xác định các tiêu chí lựa chọn,
đánh giá và đánh giá lại.
Tổ chức phải xác định các yêu cầu về phê duyệt sản phẩm, các thủ tục, quá trình
và thiết bị, về trình độ con ngƣời và yêu cầu về hệ thống quản lý chất lƣợng.
Khi tổ chức hoặc khách hàng có ý định thực hiện các hoạt động kiểm tra xác
nhận tại cơ sở của ngƣời cung ứng, tổ chức phải công bố việc sắp xếp kiểm tra xác
nhận dự kiến và phƣơng pháp thông qua sản phẩm trong thông tin mua hàng.
e. Sản xuất và cung cấp dịch vụ
Tổ chức phải kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ dựa trên các điều kiện bao
gồm: sự sẵn có thông tin mô tả các đặc tính của sản phẩm, các hƣớng dẫn công việc
khi cần, việc sử dụng các thiết bị thích hợp, các thiết bị theo dõi và đo lƣờng, thực hiện
việc theo dõi và đo lƣờngvà hoạt động sau giao hàng.
Tổ chức phải xác nhận giá trị sử dụng của mọi quá trình sản xuất và cung cấp
dịch vụ có kết quả đầu ra không thể kiểm tra xác nhận bằng cách theo dõi hoặc đo
lƣờng sau đó và phải chứng tỏ khả năng của các quá trình để đạt đƣợc kết quả đã

hoạch định.
Tổ chức phải nhận biết đƣợc trạng thái của sản phẩm tƣơng ứng với các yêu cầu
theo dõi và đo lƣờng, kiểm soát và lƣu hồ sơ việc nhận biết duy nhất sản phẩm.
Tổ chức phải nhận biết, kiểm tra xác nhận, bảo vệ tài sản do khách hàng cung
cấp. Phải thông báo ngay cho khách hàng biết khi có bất kỳ tài sản nào của khách hàng
bị mất mát, hƣ hỏng hoặc đƣợc phát hiện không phù hợp cho việc sử dụng.
Tổ chức phải nhận biết, xếp dỡ (di chuyển), bao gói, lƣu giữ, bảo quản sản phẩm
trong quá trình xử lý nội bộ và giao hàng đến vị trí dự kiến nhằm duy trì sự phù hợp
với các yêu cầu.
f. Các thiết bị đo lƣờng phải đƣợc hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận, đƣợc hiệu
chỉnh hoặc hiệu chỉnh lại; đƣợc dấu hiệu nhận biết để xác định tình trạng hiệu chuẩn;
đƣợc giữ gìn tránh bị hiệu chỉnh làm mất tính đúng đắn của các kết quả đo; đƣợc bảo


14

vệ để tránh hƣ hỏng hoặc suy giảm chất lƣợng trong khi di chuyển, bảo dƣỡng và lƣu
giữ.
Điều khoản 8: Đo lƣờng, phân tích và cải tiến
Tổ chức phải hoạch định và triển khai các quá trình theo dõi, đo lƣờng, phân tích
và cải tiến cần thiết để chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm, đảm bảo sự
phù hợp của hệ thống quản lý chất lƣợng và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống
quản lý chất lƣợng.
Tổ chức phải theo dõi các thông tin liên quan đến sự chấp nhận của khách hàng
về việc tổ chức có đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay không, coi đó nhƣ một trong
những thƣớc đo mức độ thực hiện của hệ thống quản lý chất lƣợng. Phải xác định các
phƣơng pháp thu thập và sử dụng các thông tin này.
Tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ theo kế hoạch để xác định hệ
thống quản lý chất lƣợng có phù hợp với các bố trí sắp xếp đƣợc hoạch định và có
đƣợc thực hiện và duy trì một cách hiệu lực.

Tổ chức phải hoạch định chƣơng trình đánh giá, xác định chuẩn mực, phạm vi,
tần suất và phƣơng pháp đánh giá phải đƣợc xác định. Việc lựa chọn các chuyên gia
đánh giá và tiến hành đánh giá phải đảm bảo đƣợc tính khách quan và công bằng.
Phải thiết lập một thủ tục dạng văn bản để xác định trách nhiệm và yêu cầu đối
với việc hoạch định và tiến hành đánh giá, lập hồ sơ và báo cáo kết quả.
Tổ chức phải áp dụng các phƣơng pháp thích hợp cho việc theo dõi và khi có thể,
đo lƣờng các quá trình của hệ thống quản lý chất lƣợng. Các phƣơng pháp này phải
chứng tỏ khả năng của các quá trình để đạt đƣợc các kết quả đã hoạch định. Khi không
đạt đƣợc các kết quả theo hoạch định, phải tiến hành việc khắc phục và hành động
khắc phục thích hợp.
Tổ chức phải theo dõi và đo lƣờng các đặc tính của sản phẩm để kiểm tra xác
nhận rằng các yêu cầu về sản phẩm đƣợc đáp ứng. Việc này phải đƣợc tiến hành ở
những giai đoạn thích hợp của quá trình tạo sản phẩm theo các sắp xếp hoạch định.
Phải duy trì bằng chứng về sự phù hợp với tiêu chí chấp nhận. Việc thông qua sản


15

phẩm và chuyển giao dịch vụ cho khách hàng chỉ đƣợc tiến hành sau khi đã hoàn
thành thoả đáng các hoạt động theo hoạch định, nếu không thì phải đƣợc sự phê duyệt
của ngƣời có thẩm quyền và nếu có thể, của khách hàng.
Tổ chức phải thiết lập một thủ tục dạng văn bản để xác định việc kiểm soát và
trách nhiệm, quyền hạn có liên quan đối với việc xử lý sản phẩm không phù hợp. Tổ
chức phải xử lý sản phẩm không phù hợp bằng một hoặc một số cách nhƣ tiến hành
loại bỏ sự không phù hợp đƣợc phát hiện; cho phép sử dụng, thông qua hoặc chấp
nhận có nhân nhƣợng bởi ngƣời có thẩm quyền và khi có thể bởi khách hàng; tiến
hành loại bỏ khỏi việc sử dụng hoặc áp dụng dự kiến ban đầu; tiến hành hành động
thích hợp với những tác động hoặc hậu quả tiềm ẩn của sự không phù hợp nếu sản
phẩm không phù hợp đƣợc phát hiện sau khi chuyển giao hoặc đã bắt đầu sử dụng.
Tổ chức phải xác định, thu thập và phân tích các dữ liệu. Việc phân tích dữ liệu

phải cung cấp thông tin về sự thoả mãn khách hàng; sự phù hợp với các yêu cầu về sản
phẩm; đặc tính và xu hƣớng của các quá trình và sản phẩm, kể cả các cơ hội cho hành
động phòng ngừa và thông tin về ngƣời cung ứng.
Tổ chức phải cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống quản lý chất lƣợng thông qua
việc sử dụng chính sách chất lƣợng, mục tiêu chất lƣợng, kết quả đánh giá, phân tích
dữ liệu, hành động khắc phục, phòng ngừa và sự xem xét của lãnh đạo.
Tổ chức phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định các yêu cầu đối với việc
xem xét sự không phù hợp (kể cả các khiếu nại của khách hàng), việc xác định nguyên
nhân của sự không phù hợp, việc đánh giá nhu cầu thực hiện các hành động để đảm
bảo rằng sự không phù hợp không tái diễn, việc xác định và thực hiện các hành động
cần thiết, việc lƣu hồ sơ các kết quả của hành động đƣợc thực hiện và việc xem xét
hiệu lực của các hành động khắc phục đã thực hiện.
Tổ chức phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định các yêu cầu đối với việc
xác định sự không phù hợp tiềm ẩn và các nguyên nhân của chúng, việc đánh giá nhu
cầu thực hiện các hành động để phòng ngừa việc xuất hiện sự không phù hợp, việc xác
định và thực hiện các hành động cần thiết, hồ sơ các kết quả của hành động đƣợc thực
hiện và việc xem xét hiệu lực của các hành động phòng ngừa đã thực hiện.


16

Tóm lại, tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 đƣa ra các yêu cầu đối với hệ thống
quản lý chất lƣợng cho một tổ chức với mong muốn:
+ Chứng minh khả năng của tổ chức trong việc cung cấp một cách ổn định các
sản phẩm/dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu chế định có
liên quan.
+ Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng nhờ việc áp dụng có hiệu lực và
thường xuyên cải tiến hệ thống.
Khi áp dụng TCVN ISO 9001:2008, tổ chức có thể loại trừ các điều khoản không
áp dụng đối với hoạt động sản xuất/cung cấp dịch vụ của mình liên quan đến nghĩa vụ

thoả mãn khách hàng hay đáp ứng các yêu cầu chế định. Những ngoại lệ này đƣợc giới
hạn trong phạm vi điều khoản 7 của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và phải đƣợc tổ
chức chứng minh rằng điều ngoại lệ này không liên quan đến chất lƣợng sản
phẩm/dịch vụ.


17

Chƣơng 2: Giới thiệu về công ty TNHH Dịch vụ Hảng hải Thái Bình Dƣơng
2.1 Thông tin chung
Tên công ty: Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hải Thái Bình Dƣơng.
Tên viết tắt: PMS.

Logo:
Thông tin liên hệ:

37C, Đƣờng Nguyễn Thiện Thuật, Phƣờng Thắng Nhất, TP Vũng Tàu, Việt
Nam
Tel: (84-64)3 563 606 Fax: (84-64)3 563 608
Phƣơng châm hoạt động: “Đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng”
Dịch vụ cung cấp:
-

Dịch vụ lai dắt và cho thuê tàu:
Dịch vụ lai dắt tàu, xà lan…
Dịch vụ chuyên chở hàng hóa, hành khách bằng đƣờng thủy.
Dịch vụ cho thuê tàu kéo (Tug boat), tàu trực (Standby boat) và Platform
Supply Vessel.

-


Dịch vụ hạ thủy tàu
Đây là thế mạnh thực sự của PMS thông qua việc cung cấp cách dịch vụ nhƣ:
Cung cấp dịch vụ hạ thủy tàu, sà lan, pongtong…
)
, tời thủy lực, pulley, mani, cáp thép,
máy nén khí…)

-

Dịch vụ thử tải
Cung cấp dịch vụ thử tải các loại cẩu: cẩu tàu, cẩu bờ, cẩu giàn khoan…
Thiết kế quy trình thử tải.


18

Cung cấp các thiết bị nhƣ: Loadcell, đối trọng cứng, túi nƣớc thử tải, đón
gánh thử tải…
Dịch vụ lặn.

-

Thiết kế quy trình lặn.
Các dịch vụ lặn khảo sát: mặt bằng đáy biển, các miệng giếng khoan, chân đế
giàn khoan, đƣờng ống dẫn dầu, khí, vệ sinh đáy tàu, sà lan, vệ sinh vỏ tàu…
Các dịch vụ lặn thi công lắp đặt, hàn, cắt, sơn, vệ sinh hàu hà… các công
trình dƣới nƣớc.
Dịch vụ cung cấp các thiết bị lặn: Bình khí nén, quần áo lặn, đồng hồ đo sâu,
chân vịt/ giày lặn, máy hàn, máy cắt dƣới nƣớc, máy nén khí cao áp, buồng

giảm áp, trạm lặn…
Dịch vụ Logistics :

-

Vận tải, nâng hạ hàng hóa trong và ngoài nƣớc bằng đƣờng thủy, đƣờng bộ
(đặc biệt các hàng hóa siêu trƣờng, siêu trọng).
Cho thuê xe rờ moóc, xe cẩu(bánh lốp, bánh xích từ 25 - 1200 tấn), xe tải…
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty đƣợc thành lập từ năm 2009 với đội ngũ nhân viên, chuyên viên kỹ
thuật có trình độ và tay nghề cao. Từ khi thành lập công ty đã thực hiện cung cấp dịch
vụ một số dự án nhƣ:
-

Lặn khảo sát đáy biển xung quanh các miệng giếng khoan: Hàm Rồng, yên
Tử, Hàm Rồng 2X, Đồ Sơn 1X… thuộc vùng biển Hải Phòng.

-

Lắp đặt dƣới nƣớc giá đỡ giàn cập tàu có trọng lƣợng khoảng 16 tấn cho giàn
Pearl thuộc khu mỏ Ruby.

-

Cắt phễu dẫn hƣớng ống đứng cho giàn Pearl khu mỏ Ruby.

-

Gỡ bộ lƣới cào khoảng hơn 1 tấn lƣới vƣớng vào hệ thống đƣờng ống dầu khu
mỏ Ruby.



×