Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn quận tân bình, thành phố hồ chí min

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 82 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP THAY THẾ TÚI NILON CÓ NGUỒN GỐC PLASTIC
BẰNG TÚI NILON PHÂN HỦY SINH HỌC TẠI CÁC HỘ
KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SVTH: NGUYỄN HỒNG YÊN
MSSV: 0150020274
GVHD: THS. NGÔ THỊ ÁNH TUYẾT

TP.HCM, 12/2016


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG TPHCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

--------------KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Hồng Yên
NGÀNH: Quản Lý Môi Trường
1. Tên Luận văn:

MSSV: 0150020274
LỚP: 01_ ĐHQLMT2

“Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc

plastic bằng túi nilon phân hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận
Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh”
2. Nhiệm vụ Luận văn:
-

Tìm hiểu thông tin và tham khảo các tài liệu liên quan đến túi nilon có nguồn gốc
plastic và túi nilon phân hủy sinh học.
Điều tra, khảo sát hiện trạng sử dụng túi nilon phân hủy sinh học trên đối tượng mà
đề tài hướng đến.
Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp.
Trình bày và báo cáo luận văn.

3. Ngày giao nhiệm vụ:
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
5. Họ và tên người hướng dẫn:
6. Phần hướng dẫn:

26 – 08 - 2016
29 – 12 - 2016
Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
Toàn bộ luận văn


7. Ngày bảo vệ Luận văn:
05.01.2017
8. Kết quả bảo vệ Luận văn:  Xuất sắc;  Giỏi;
 Khá;  Đạt
Nội dung Luận văn tốt nghiệp đã được bộ môn thông qua.
Ngày tháng năm
NGƯỜI PHẢN BIỆN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH

Th.S Phạm Thị Diễm Phương
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TS. Nguyễn Lữ Phương

Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
KHOA MÔI TRƯỜNG
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Môi Trường của Trường Đại Học Tài
Nguyên và Môi Trường TP.HCM, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong thời
gian qua đã hết lòng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình cho tôi và
các bạn sinh viên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô Ngô Thị Ánh Tuyết, là giáo viên trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm bài. Cảm ơn cô đã hướng dẫn, giúp đỡ, bổ
sung kiến thức và chỉnh sửa cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị, cô, chú là các chủ hộ kinh doanh

trên địa bàn quận Tân Bình đã nhiệt tình tham gia khảo sát, đóng góp ý kiến giúp tôi
có được những thông tin cần thiết để hoàn thành đề tài của luận văn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của Công ty cổ
phần Văn Hóa Tân Bình (ALTA) đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu công
nghệ sản xuất tại đơn vị sản xuất túi nilon phân hủy sinh học của công ty.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả thầy cô, bạn bè đã tận tình hỗ trợ
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách tốt nhất.

Sinh viên
Nguyễn Hồng Yên


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, với sự tiện dụng khó thay thế của túi nilon trên thị trường, đặc biệt
là trong kinh doanh. Nhà cung cấp và người tiêu dùng chỉ quan tâm đến lợi nhuận
mà bỏ qua vấn đề bảo vệ môi trường dẫn đến sự ra đời của các sản phẩm thân thiện
với môi trường gặp nhiều rào cản trong quá trình tiếp cận và ứng dụng rộng rãi
trong cuộc sống. Một trong số những sản phẩm đó là túi nilon phân hủy sinh học.
Đề tài này tập trung nghiên cứu về hiện trạng sử dụng túi nilon phân hủy sinh
học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Tân Bình bằng phương pháp khảo sát
với 200 hộ kinh doanh thu được kết quả về tỉ lệ sử dụng túi nilon phân hủy sinh học
trong các nhóm ngành hàng như ngành thực phẩm tươi sống có 12.12% hộ kinh
doanh, ngành mỹ phẩm có 25% hộ kinh doanh,…. Lượng túi nilon phân hủy sinh
học được sử dụng trong ngày của các hộ kinh doanh dao động từ 0.03-0.17 kg/ngày,
59.9% hộ kinh doanh đề nghị giảm giá thành của túi nilon phân hủy sinh học,…
Bên cạnh đó đề tài cũng tìm hiểu về tình hình sử dụng túi nilon phân hủy sinh học
tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn quận Tân Bình, đây là các điểm tiêu
thụ túi nilon phân hủy sinh học khá lớn trên thị trường.
Trong đề tài đã thực hiện được những nội dung:
Đánh giá chung về các loại túi phân hủy sinh học trên thị trường và tìm hiểu

được nguyên nhân túi nilon phân hủy sinh học không được sử dụng rộng rãi.
Tiến hành khảo sát trên địa bàn quận để đưa ra đánh giá chính xác về hiện
trạng sử dụng túi nilon và túi nilon phân hủy sinh học.
Và thu được kết quả:
Đưa ra được nguyên nhân túi nilon phân hủy sinh học không được sử dụng
rộng rãi tại các hộ kinh doanh.
Tìm hiểu được nhu cầu sử dụng túi nilon phân hủy sinh học của các hộ kinh
doanh.
Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thay thế túi nilon bằng
túi nilon phân hủy sinh học trong hoạt động kinh doanh như tiến hành đánh thuế đối
với việc sử dụng túi nilon có nguồn gốc plastic, giảm thuế cho nhà sản xuất nhằm
hạ giá thành sản phẩm để khuyến khích hộ kinh doanh sử dụng túi nilon phân hủy
sinh học,….


ABSTRACT
Nowaday, with the convenience which is hard to replace of plastic bag in
market, especially in business. The providers and consumers are just care about
profits without caring about environmental protection, so the appearance of
environmental friendly product meets the difficult in approach process and applying
spaciously in life. One of the products is biodegradable bags.
This thesis concentrate on researching into the status of using biodegradable
bags at household business in Tan Binh District by survey methods with 200
households business and the result of use rate of biodegradable bags in group of
fresh food is 12.12% of household business, the cosmetic is 25% of household
business….. The amount of biodegradable bags used in day of the household
business is swing from 0.03 – 0.17 kg/day, 59.9% household business have
suggested discounting the price of biodegradable bags. Besides, the project have
learned about the status of using biodegradable plastic bag at supermarket,
convenient store in Tan Binh District, all those places are the place using a large

amount of biodegrade bags in the market.
In the thesis has studied the main contents as follow:
General assessment in biodegradable bags in market and have learned about
the reason why biodegrade bags is not spaciously used.
Conducted to survey the district to bring out accurate assessment in the status
of using biodegrade bags.
And the collected result:
Brought out the reason why biodegrade bags is not spaciously used at
household business.
Learned about the need of using biodegrade bags at household business.
Proposed methods to enhance the effect of replacing plastic bag with
biodegrade bags in business activities as conducting to tax on using plastic bags
having plastic source, reducing tax for manufacturer in order to cut the price of
products to encourage household business in using biodegrade bags,….


BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hồng Yên
MSSV: 0150020274

Lớp: 01ĐH-QLMT2

Chuyên ngành : Quản Lý Môi Trường
Đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon
có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân hủy sinh học tại các hộ kinh doanh
trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh”
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết
2. Nhận xét:
.................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)


BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hồng Yên
MSSV: 0150020274

Lớp: 01ĐH-QLMT2

Chuyên ngành : Quản Lý Môi Trường
Đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon
có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân hủy sinh học tại các hộ kinh doanh
trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh”
Giáo viên phản biện: ..............................................................................................

2. Nhận xét:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÚI NILON CÓ NGUỒN GỐC PLASTIC VÀ

TÚI NILON PHÂN HỦY SINH HỌC ...................................................................... 3
1.1

TỔNG QUAN VỀ TÚI NILON CÓ NGUỒN GỐC PLASTIC ................... 3

1.1.1

Thành phần ............................................................................................. 3

1.1.2

Phân loại, đặc tính .................................................................................. 4

1.1.3

Vai trò, ứng dụng của túi nilon .............................................................. 6

1.1.4

Tác hại của túi nilon tới môi trường....................................................... 6

1.2

TỔNG QUAN VỀ TÚI NILON PHÂN HỦY SINH HỌC .......................... 8

1.2.1

Phân loại túi phân hủy sinh học ........................................................... 10

1.2.2


Nghiên cứu sản xuất túi nilon phân hủy sinh học ................................ 11

1.2.3

Ảnh hưởng của nhựa phân hủy sinh học đến môi trường .................... 15

1.3

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NILON CÓ NGUỒN GỐC PLASTIC

VÀ TÚI NILON PHÂN HỦY SINH HỌC HIỆN NAY. ..................................... 16
1.3.1

Đối với túi nilon có nguồn gốc plastic ................................................. 16

1.3.2

Đối với túi nilon phân hủy sinh học ..................................................... 22

1.4

CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ............................................................. 28

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NILON CÓ NGUỒN GỐC
PLASTIC VÀ TÚI NILON PHÂN HỦY SINH HỌC TẠI CÁC HỘ KINH
DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH ...................................................... 31
2.1.

TỔNG QUAN VỀ QUẬN TÂN BÌNH ...................................................... 31


2.1.1

Giới thiệu chung về quận Tân Bình ..................................................... 31

2.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 33

2.2.

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ..................................................................... 34

2.2.1

Giới thiệu phương pháp lấy mẫu phân lớp........................................... 34

2.2.2

Áp dụng phương pháp lấy mẫu ............................................................ 35

2.2.3

Lập phiếu khảo sát ............................................................................... 36

SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

i



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

2.3. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NILON
PHÂN HỦY SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH ......................... 37
2.3.1

Về tỉ lệ nhóm ngành kinh doanh: ......................................................... 37

2.3.2

Về tỉ lệ sử dụng các loại bao bì trong các nhóm ngành hàng .............. 38

2.3.3

Tỉ lệ hộ kinh doanh đã sử dụng túi nilon phân hủy sinh học ............... 40

2.3.4

Lượng túi nilon phân hủy sinh học hộ KD sử dụng trong một ngày .... 40

2.3.5

Thời gian đã sử dụng túi nilon phân hủy sinh học trong kinh doanh .. 41

2.3.6

Yêu cầu của các hộ kinh doanh đối với túi nilon phân hủy sinh học... 42


2.3.7

Đánh giá về giá thành của túi nilon phân hủy sinh học ....................... 43

2.3.8

Một số đánh giá khác về túi nilon phân hủy sinh học .......................... 44

2.3.9

Biện pháp trợ giá và tỉ lệ hộ kinh doanh sẵn sàng tham gia phong

trào vận động sử dụng túi nilon phân hủy sinh học thay thế cho túi nilon
thông thường ...................................................................................................... 46
2.4

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÚI NILON PHÂN HỦY SINH HỌC TẠI

CÁC SIÊU THỊ, CỬA HÀNG TIỆN LỢI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH48
2.5

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC LOẠI TÚI PHÂN HỦY SINH HỌC

TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY ...................................................................... 50
2.6

CÁC NGUYÊN NHÂN TÚI NILON PHÂN HỦY SINH HỌC ÍT

ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN ............................................................................. 51

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THAY THẾ TÚI NILON CÓ NGUỒN GỐC PLASTIC
BẰNG TÚI NILON PHÂN HỦY SINH HỌC TẠI CÁC HỘ KINH DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH...................................................................... 53
3.1

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA TÚI NILON CÓ NGUỒN

GỐC PLASTIC .................................................................................................... 53
3.1.1

Giải pháp về mặt nhận thức ................................................................. 53

3.1.2

Các giải pháp quản lý ........................................................................... 56

3.1.3

Hoạt động tuyên truyền, truyền thông ................................................. 58

3.2

GIẢI PHÁP THAY THẾ TÚI NILON CÓ NGUỒN GỐC PLASTIC

BẰNG TÚI NILON PHÂN HỦY SINH HỌC TẠI CÁC HỘ KINH
DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH .................................................. 59
3.2.1

Giải pháp về kinh tế ............................................................................ 59


3.2.2

Giải pháp về mặt nhận thức, truyền thông ........................................... 60

SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

ii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

3.2.3

Đề xuất triển khai áp dụng thí điểm trên địa bàn quận Tân Bình ........ 61

3.2.4

Giải pháp về công nghệ ........................................................................ 61

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 66
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 67

SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

iii



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ALTA
BCL
BVMT
EVA
KH – CN
LCA (Life cycle Analysis)
NĐ – CP
PHSH
PE
PLA
PVA
TNHH
TN – MT
UBND

SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình
Bãi chôn lấp
Bảo vệ môi trường
Copolyme etylen- vi nyl axetat
Khoa học – Công nghệ
Đánh giá vòng đời sản phẩm
Nghị định Chính phủ
Phân hủy sinh học
Polyethylene
Poly axit lactic
Polyvinyl alcohol
Trách nhiệm hữu hạn
Tài nguyên và Môi trường
Ủy Ban Nhân Dân

iv


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình cấu tạo 3D của PE. ....................................................................... 3
Hình 1.2 Các loại túi nilon. ....................................................................................... 4
Hình 1.3 Quá trình phân hủy của túi nilon phân hủy sinh học. ................................. 9
Hình 1.4 Một số nguyên liệu để sản xuất ra túi phân hủy sinh học. ..................... 12
Hì nh 1.5 Vật liệu làm từ cellulose kết hợp với Chitosan ..................................... 13
Hình 1.6 Vật liệu làm từ cellulose .......................................................................... 14
Hình 1.7 Sản lượng nhựa thế giới sản xuất/tiêu thụ. ............................................... 17
Hình 1.8 Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam
(kg/người). ................................................................................................................ 20
Hình 1.9 Tỷ lệ các loại nhựa phế thải tính trên tổng thành phần nhựa trong rác
thải .......................................................................................................................... 21
Hình 2.1. Bản đồ quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh. ................................... 32
Hình 2.2 Tỉ lệ các loại bao bì được các hộ kinh doanh sử dụng tại quận Tân Bình. 38
Hình 2.3 Tỉ lệ phần trăm hộ kinh doanh đã từng thấy hoặc sử dụng túi nilon phân
hủy sinh học. ............................................................................................................. 40
Hình 2.4 Thời gian sử dụng túi nilon phân hủy sinh học trong kinh doanh. ............ 41
Hình 2.5 Yêu cầu của các hộ kinh doanh đối với túi nilon phân hủy sinh học hiện
nay. ........................................................................................................................... 42
Hình 2.6 Tỉ lệ đánh giá về giá thành của túi nilon phân hủy sinh học. .................... 43
Hình 2.7 Tỉ lệ đánh giá của các hộ kinh doanh về túi nilon phân hủy sinh học trên
thị trường. ................................................................................................................. 44
Hình 2.8 Tỉ lệ các hộ kinh doanh đánh gia về thời gian phân hủy của túi nilon
phân hủy sinh học .................................................................................................... 45
Hình 2.9 Tỉ lệ hưởng ứng phong trào thay thế sử dụng túi nilon có nguồn gốc
plastic bằng túi nilon phân hủy sinh học với các mức hỗ trợ đề xuất. ..................... 46
Hình 2.10 Tư cách tham gia phong trào thay thế sử dụng túi nilon thông thường

bằng túi nilon phân hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Tân
Bình. ......................................................................................................................... 48
Hình 3.1 Túi giấy. .................................................................................................... 54
Hình 3.2 Túi vải. ...................................................................................................... 55
Hình 3.3 Túi vải không dệt. ..................................................................................... 55
Hình 3.4 Chương trình “Ngày hội tái chế chất thải lần 9–Năm 2016” tại TP.HCM
.................................................................................................................................. 58
Hình 3.5 Chương trình truyền thông về vấn đề không sử dụng túi nilon................. 59

SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

v


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Đặc tính của LDPE và HDPE .................................................................... 4
Bảng 1.2 Chitin và Chitosan .................................................................................... 14
Bảng 1.3 Tình hình cung cấp các loại túi phân hủy sinh học trên thị trường ........ 25
Bảng 1.4 Sản lượng sản xất và cung cấp ra thị trường của một số nhà sản xuất tại
TP.HCM ................................................................................................................... 28
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính Quận Tân Bình, TP.HCM .................................... 33
Bảng 2.2 Số phiếu dự kiến điều tra tại các phường .................................................. 35
Bảng 2.3 Số phiếu điều tra dự kiện phân bổ theo các ngành hàng ........................... 36
Bảng 2.4 Tiêu chí lựa chọn cho phiếu khảo sát hiện trạng sử dụng túi nilon có
nguồn gốc plastic và túi nilon phân hủy sinh học .................................................... 37

Bảng 2.5 Tỉ lệ phần trăm hộ kinh doanh đã từng sử dụng túi nilon phân hủy sinh
học ............................................................................................................................ 40
Bảng 2.6 Khối lượng túi nilon phân hủy sinh học sử dụng trong một ngày tại các
hộ kinh doanh. .......................................................................................................... 41
Bảng 2.7 Thời gian đã sử dụng túi nilon phân hủy sinh học trong kinh doanh ....... 41
Bảng 2.8 Yêu cầu của các hộ kinh doanh đối với túi nilon phân hủy sinh học hiện
nay ............................................................................................................................ 42
Bảng 2.9 Tỉ lệ hộ kinh doanh đánh giá về giá thành sản phẩm ................................ 43
Bảng 2.10 Đánh giá của các hộ kinh doanh sử dụng túi nilon phân hủy sinh học về
túi nilon phân hủy sinh học trên thị trường. ............................................................. 44
Bảng 2.11 Tỉ lệ các hộ kinh doanh đánh giá về thời gian phân hủy của túi nilon
phân hủy sinh học ..................................................................................................... 45
Bảng 2.12 Tỉ lệ hưởng ứng phong trào thay thế sử dụng túi nilon có nguồn gốc
plastic bằng túi nilon phân hủy sinh học với các mức hỗ trợ đề xuất ...................... 46
Bảng 2.13 Tư cách tham gia phong trào thay thế sử dụng túi nilon thông thường
bằng túi phân hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Tân Bình ....... 47
Bảng 2.14 Lượng tiêu thụ túi nilon phân hủy sinh học tại các siêu thị, cửa hàng
tiện lợi trên địa bàn quận Tân Bình .......................................................................... 49
Bảng 2.15 Một số vấn đề trong việc sử dụng túi nilon phân hủy sinh học .............. 51

SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

vi


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình


MỞ ĐẦU
Hiện nay hầu hết các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí
Minh nói chung và quận Tân Bình nói riêng đã áp dụng thay thế túi nilon có nguồn
gốc plastic bằng túi nilon phân hủy sinh học và nhận được sự quan tâm tích cực từ
người tiêu dùng. Điều này góp phần giảm thiểu đáng kể lượng túi nilon có nguồn gốc
plastic phát sinh trong hoạt động kinh doanh, tiêu dùng. Tuy nhiên tại các hộ hoạt
động kinh doanh – nguồn tiêu thụ túi nilon cao nhất vẫn chưa thực sự chú trọng đến
việc sử dụng các loại túi thân thiện môi trường, túi có khả năng tự hủy sinh học trong
kinh doanh. Mặc dù đã có rất nhiều phong trào, chương trình vận động thay thế sử
dụng túi nilon phân hủy sinh học nhưng chưa đạt hiệu quả cao do ý thức của người dân
về vấn đề bảo vệ môi trường chưa cao và thói quen khó thay đổi khi sử dụng túi nilon
trong kinh doanh và tiêu dùng.
Vì vậy, em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất
giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân hủy sinh học
tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh”
nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng túi nilon có nguồn gốc plastic và túi nilon phân hủy
sinh học trên địa bàn quận Tân Bình, nhu cầu sử dụng túi nilon phân hủy sinh học
trong hoạt động kinh doanh. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần giảm thiểu sử dụng
túi nilon có nguồn gốc plastic, nâng cao nhận thức của hộ kinh doanh cũng như người
tiêu dùng, dần tạo thói quen kinh doanh và tiêu dùng đi đôi với bảo vệ môi trường,
thực hiện đề xuất thay thế túi nilon có nguồn plastic bằng túi nilon phân hủy sinh học
thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động, áp dụng thí điểm trên địa bàn quận
trong thời gian tới.

SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

1



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình

1. Mục tiêu nghiên cứu
• Tổng quan tình hình và nhu cầu sử dụng túi nilon phân hủy sinh học trên thị
trường.
• Đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học trên địa bàn quận Tân Bình.
2. Nội dung nghiên cứu
• Tổng quan về túi nilon có nguồn gốc plastic và túi nilon phân hủy sinh học.
• Tổng quan về tình hình sử dụng của nước ta, một số nước trên thế giới và tập
trung vào các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Tân Bình.
• Đánh giá hiện trạng sử dụng túi nilon phân hủy sinh học tại các hộ kinh doanh
trên địa bàn Quận Tân Bình.
• Đề xuất giải pháp thay thế túi nilon thông thường bằng túi nilon phân hủy sinh
học.
3. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập từ các nguồn liên quan, thông tin đại
chúng, internet, sách, tài liệu tham khảo liên quan đến bao nylon; các phương
pháp sản xuất.
• Sử dụng phiếu khảo sát để khảo sát hiện trạng sử dụng túi nilon tự phân hủy
sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Tân Bình.
• Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, đánh giá: phân tích kết quả thu được
sau khi khảo sát.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi: Trên địa bàn quận Tân Bình.
Đối tượng: Các hộ kinh doanh các mặt hàng
 Thực phẩm tươi sống.
 Đồ gia dụng, tạp hóa.

 Thuốc, hóa chất, mỹ phẩm.
 Quần áo, thời trang.
Giới hạn nghiên cứu: đánh giá hiện trạng sử dụng túi nilon có nguồn gốc plastic và
túi nilon phân hủy sinh học, đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc
plastic bằng túi nilon phân hủy sinh học.

SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

2


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÚI NILON CÓ NGUỒN GỐC PLASTIC VÀ
TÚI NILON PHÂN HỦY SINH HỌC
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÚI NILON CÓ NGUỒN GỐC PLASTIC
1.1.1 Thành phần
Túi nilon là một loại bao bì dẻo dùng chứa đựng, vận chuyển thức ăn, hoá chất,
nước… Trong bài luận văn này túi nilon được đề cập đến là túi nilon mua sắm hàng
hoá với những thành phần chính là nhựa PE (còn gọi là túi xốp). PE là chất dẻo thông
dụng thường thấy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. PE là một loại nhựa dẻo
thường dùng trong nghành công nghiệp hoá chất và sản xuất ra các sản phẩm tiêu
dùng. PE có cấu trúc đơn giản chỉ là một mạch Cacbon dài, với hai nguyên tử Hidro và
một nguyên tử Cacbon.

Hình 1.1 Mô hình cấu tạo 3D của PE.

Công thức cấu tạo của PE:

Hay

a. Sản xuất: PE được tạo ra từ phản ứng trùng hợp C_2 H_2, một loại khí nhẹ có
nguồn gốc từ dầu hoả, không tái tạo được. Nó còn được tạo ra từ phản ứng
trùng hợp gốc, trùng hợp cộng anion, phản ứng trùng hợp phối trí ion hay phản
ứng trùng hợp cộng anion.
b. Phân loại nhựa PE:
PE được chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào tỉ trọng và sự phân nhánh của
chúng. Sau đây là một số loại PE:
• HHMWPE (Ultramole high molecular weight PE): PE có khối lượng phân tử
cực cao.
• HMWPE (High molecular weight PE): PE có khối lượng phân tử cao.
SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

3


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình










HDPE (High density PE): PE tỉ trọng cao.
HDXLPE (High density cross linked PE): PE khâu mạch tỉ trọng cao.
PEXLPE (Cross linked PE): PE khâu mạch.
MDPE (Medium density PE): PE tỉ trọng trung bình.
LDPE: PE tỉ trọng thấp.
LLDPE (Linear low density PE): PE tỉ trọng thấp mạch thẳng.
VLDPE (Very low density PE): PE tỉ trọng cực thấp.

Hai loại PE thường dùng để sản xuất túi nilon là HDPE và LDPE:
1.1.2 Phân loại, đặc tính
Các loại túi nilon hiện nay dùng trong mua sắm hàng hoá là túi HDPE và LDPE.
• HDPE: túi polyethylene tỷ trọng cao hay còn gọi túi xốp mỏng, không dán
nhãn, thường dùng trong các siêu thị, cửa hàng thức ăn nhanh và đại lý sản
xuất.
• LDPE: là những túi dày hơn, có dán nhãn dùng trong cửa hàng bán những sản
phẩm chất lượng cao.

Túi LDPE

Túi HDPE
Hình 1.2 Các loại túi nilon.

Bảng 1.1 Đặc tính của LDPE và HDPE
Đặc tính

LDPE

HDPE


Điểm nóng chảy

≈ 1150 C

≈1350 C

SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình

Độ kết dính

Độ kết dính cao (90%) bên
Độ kết dính thấp (50 trong mạch chính 200
60%) mạch chính bao gồm
nguyên tử Cacbon gồm ít
nhiều mạch bền 2 - 4
hơn một mạch bên tạo thành
Cacbon, dẫn đến sự sắp
một mạch thẳng dài, dẫn đến
xếp không đều và tính kết
sắp xếp đều đặn và độ kết
dính thấp(không kết tinh)

tinh cao.

Tính dẻo

Dẻo hơn HDPE vì có độ
kết tinh nhỏ hơn.

Ít dẻo hơn LDPE vì có độ
kết tinh cao hơn.

Độ bền

Không bền bằng HDPE do
sự sắp xếp không đều
trong mạch polymer

Bền do sự sắp xếp đều đặn

Tính chịu nhiệt

Duy trì được tính dẻo
trong phạm vi nhiệt đọ
rộng lớn, nhưng tỉ trọng
giảm đột ngột ở nhiệt độ
phòng.

Được dùng trên 1000 C.

Tính trong suốt


Trong suốt hơn vì nó vô
định hình hơn.

Đục hơn LDPE vì nó có tính
kết tinh cao hơn.

Tỉ trọng

0,91 – 0,94 g/cm3

0,95 - 0,97 g/cm3

Các tính chất hóa
học

Ứng dụng

Trơ về phương diện hoá
học, chịu tốt đối với acid
và alkalis.

Trơ về phương diện hoá học

Khi tiếp xúc với ánh sáng
và chất oxi hoá sẽ bị mất
đi tính bền.
Túi nilon, tấm phủ nhựa,
chai nhựa

SVTH: Nguyễn Hồng Yên

GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

Túi lạnh, túi xốp, ống nước,
dây cáp.

5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình

1.1.3 Vai trò, ứng dụng của túi nilon
Với ứng dụng phổ biến trong cuộc sống cho thấy túi nilon có nhiều ưu điểm đối với
chúng ta, cụ thể như:
• Túi nilon nhẹ, giá rẻ lại chắc chắn. Chính vì giá thành quá rẻ, túi nilon được
phát một cách miễn phí và khách hàng muốn lấy bao nhiêu tuỳ thích.
• Túi nilon có thể đựng thực phẩm ẩm ướt như thịt, cá hay nước, mà túi giấy hay
túi vải không đựng được.
• Túi nilon bọc bên ngoài bảo quản an toàn thực phẩm.
• Túi nilon bọc bên ngoài hàng hoá chống bụi, gỉ, ướt và dễ dàng vận chuyển
hàng hoá.
• Túi nilon có thể tái sử dụng đựng các vật phẩm khác hay làm túi đựng rác.
1.1.4 Tác hại của túi nilon tới môi trường
Năm 1937, khi vật liệu nilon ra đời, thế giới đã đón nhận nó như một phát kiến vĩ
đại, bởi thuộc tính không thấm nước và bền vững trong tự nhiên, giá thành rẻ cũng như
khả năng ứng dụng phong phú và đa dạng trong sản xuất và đời sống. Song, từ những
năm cuối thế kỷ 20 cho đến nay, sự lạm dụng nilon trong đời sống và sinh hoạt đã tạo
nên một thảm họa mới cho con người, bởi chính những thuộc tính của nilon, giá thành
rẻ, không thấm nước và bền vững. Nilon đã trở thành con dao hai lưỡi, sự lạm dụng

nylon đã gây ra một thảm họa môi trường trong đời sống hiện nay và trong tương lai
lâu dài. "Ô nhiễm trắng" - đó là cái tên mà nhân loại đã đặt cho thảm họa nilon trong
sự phát triển hiện đại ngày nay, một thảm họa chính con người đang tự gây nên cho
chính bản thân mình và đồng loại từng ngày, từng giờ. Chiếc túi nilon tuy nhỏ bé
nhưng lại có tác hại khôn lường.
• Đối với môi trường đất
Túi nilon là loại chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng chục
năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự phân huỷ
không hoàn toàn của túi nilon sẽ để lại trong đất những mảnh vụn, không có điều kiện
cho vi sinh vật phát triển sẽ làm cho đất chóng bạc màu, không tơi xốp. Sự tồn tại của
nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ
ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, chất dinh
dưỡng. (Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011). Ngoài ra, trong điều kiện nóng ẩm túi nilon
trên mặt đất là nơi cư ngụ lý tưởng cho các sinh vật, côn trùng mang bệnh phát triển,
gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường sinh thái. Ở những vùng đồi núi, túi nilon làm
giảm số lượng thực vật, do đó giảm sự liên kết đất, có thể gây trượt đất.

SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

6


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình

• Đối với môi trường nước
Trong quá trình sản xuất túi nilon tạo ra chất thải lây lan vào môi trường nước, gây
ô nhiễm. Điển hình sản xuất ra 2 túi nilon tạo ra 0,1 g chất thải lây lan theo môi trường

nước, có khả năng phá vỡ hệ sinh thái ở môi trường đó (Phan Thị Anh Thư, 2009).
Sau khi sử dụng, một phần túi nilon bị con người xả bừa bãi trên đường phố và
xuống các con kênh, rạch. Rác nylon dơ, khó phân huỷ sẽ nổi lềnh bềnh trên mặt nước,
vừa mất cảnh quan vừa gây ô nhiễm nước. Những chiếc túi nilon rơi xuống nước làm
tắt nghẽn cống ngăn cản sự thoát nước ra khỏi thành phố theo hệ thống cống ngầm,
vừa gây ngập lụt vừa gây các tù đọng, tạo thành nơi trú ngụ và phát tán của côn trùng
(như ruồi, muỗi,…) lây truyền dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, gây ô
nhiễm nặng nề đến môi trường.
Trong môi trường biển, túi ni lông phủ đáy biển như những màn ngăn, đồng thời
với đặc tính khó phân huỷ nhiều vùng biển trở thành vùng đất chết, phải mất thời gian
rất lâu mới khôi phục được. Ngoài ra, túi nylon nhẹ, nổi lềnh bềnh trên mặt nước nên
có thể di chuyển những khoảng cách đáng kể trong khu vực và có khi là toàn cầu.
• Đối với môi trường không khí
Trong suốt quá trình sản xuất túi nilon sẽ phát thải các hoá chất độc và nhiều khí
𝐶𝑂2 , gây ô nhiễm môi trường không khí. Ở Ai-Len, với xấp xỉ 1,23 triệu người đi mua
sắm, nếu chuyển 50% túi nilon sang túi vải thì lượng 𝐶𝑂2 thải hàng năm sẽ giảm
15.100 tấn. Theo Viện đánh giá môi trường vòng đời sản phẩm (1990), việc sản xuất
ra 2 túi nilon sã tạo ra 1,1 g chất làm ô nhiễm khí quyển, góp phần tạo ra mưa acid và
sương khói.
• Đối với tiêu thụ tài nguyên
Túi nilon là sản phảm thứ cấp của ngành công nghiệp dầu, không phải là tài nguyên
có thể hồi phục được. Theo đánh giá, dầu thô làm ra 1 túi nilon bằng lái một chiếc xe
trên đoạn đường dài 115m. Vì vậy, 6,4 tỷ túi nilon dùng trong một năm đủ lái trên một
đoạn đường dài 80 triệu 𝑘𝑚2 hay khoảng 20.000 lần vòng quanh thế giới.
• Đối với cảnh quan
Những túi nilon nhẹ có thể bị gió cuốn bay nơi khác, dính trên những cành cây, rơi
xuống các kênh rạch, biển hay khắp nơi trên đường phố gây mất cảnh quan. Hầu như
không có con đường, ngõ phố hay lối xóm nào không có bao nilon bay phất phơ,
vương vãi. Cảnh tượng các sông hồ bao nilon nổi lềnh bềnh đã quá quen thuộc.
• Tác hại của túi nilon đối với động vật

SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

7


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình

Túi nilon có ảnh hưởng đối với động vật trên cạn lẫn ở biển, chúng gây tác hại theo
2 con đường sau:
 Sự mắc bẫy (hay vướng víu): Làm động vật di chuyển khó khăn, gây nhiễm
trùng vết thương hay khiến loài bị ngạt thở. Tác hại này thường gặp ở động vật
biển.
 Sự ăn vào bụng: Ngăn cản sự tiêu hoá thức ăn hay gây tắc ruột. Chính sự tắc
ruột này có thể gây những tổn thương nghiêm trọng và khiến loài bị chết.
• Tác hại của túi nilon đối với con người
Bản thân túi nilon được làm từ nhựa PVC (poly vinyl clorua) không độc nhưng các
chất phụ gia được thêm vào để làm cho túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại.
Các chất phụ gia sử dụng chủ yếu là chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu…là
những chất cực kì nguy hiểm. Chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat) có
thể làm tổn thương và làm thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP (một
chất phthalate) có thể gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó.
Những loại túi nilon tái chế có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng
đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các
bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì rất sớm. Các
loại nilon màu nếu sử dụng để đựng thực phẩm tươi sống, đồ ăn chín có thể khiến thực
phẩm nhiễm chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.
Đặc biệt nếu sử dụng để đựng thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối

hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa
lớn gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit axetic hoặc axit lactic ở
trong dưa cà..sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ngộ độc và
ung thư. Túi nilon có khả năng đưa các thành phần hoá chất và chất độc vào đất và
nguồn nước, đến con người, gây nhiều nguy hiểm đến sức khoẻ như các vấn đề thần
kinh , các bệnh ung thư (Butte Environmental counsil, 2001; Lane, 2003; The Asian
News, 2005; Irin, 2005a).
Quá trình sản xuất túi nilon liên quan đến việc sử dụng dầu mỏ, than đá, khí tự
nhiên, dẫn đến phát sinh ra nhiều khí độc, gây ảnh hưởng không tốt cho những công
nhân dầu mỏ.
Khi cống rãnh nghẹt, túi nilon cũng gây tù đọng nước, sinh ra nhiều muỗi và ký
sinh trùng có khả năng lan truyền nhiều loại bệnh như viêm não, sốt xuất huyết, đáng
lưu ý nhất là bệnh sốt rét (Edu Green, 2005; Environmental Literacy Counsil, 2005;
Irin, 2005a; Irin, 2005b; U.S; Environmental Protection Agency, 2005).
1.2

TỔNG QUAN VỀ TÚI NILON PHÂN HỦY SINH HỌC

SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình

Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình 1 ngày, 1 người
tiêu dùng phải sử dụng ít nhất một chiếc túi nilon. Thời gian để phân huỷ những chiếc

nilon này là khoảng 50 năm, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Nhựa nhiệt dẻo
phải mất từ 10 tới 30 năm, thậm chí là một thế kỷ, mới có thể phân huỷ. Nếu mang
đốt, chúng sẽ gây ô nhiễm không khí. Trong khi đó, chôn lấp sẽ rất tốn đất và ảnh
hưởng tới nguồn nước ngầm. Hoạt động tái chế cần đầu tư thiết bị máy móc đắt tiền,
hiệu quả kinh tế thấp. Chính vì những lý do trên mà nhiều nước trên thế giới đã bắt
đầu nghiên cứu polymer tự phân huỷ kể từ những năm 1980 để sử dụng trong nông,
lâm nghiệp, chế biến thực phẩm (bao túi đựng thực phẩm) và y tế (màng mỏng phủ vết
bỏng và polymer để gắn xương). Năm 1980 trên thế giới mới chỉ có 7 - 12 sáng chế
trong ngành này. Tuy nhiên, con số đó đã tăng lên 1.500 trong 10 tháng đầu năm 2003.
Sự có mặt của nó góp phần làm giảm đi sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài và chúng
ta sẽ giải quyết được vấn đề môi trường do bao bì plastic gây ra.

Hình 1.3 Quá trình phân hủy của túi nilon phân hủy sinh học.
Phương pháp sản xuất nhựa tự hủy sinh học của tác giả Ming - Tung Chen,
nguời Ðài Loan, đăng ký tại Mỹ ngày 15/3/2005. Theo sáng chế này, nguồn nguyên
liệu chính được sử dụng là tinh bột và tạo ra sản phẩm nhựa có khả năng tự hủy sinh
học. Thành phần nguyên liệu tính theo khối luợng gồm có: Tinh bột biến tính: 25 50%; Nhựa tổng hợp tự hủy sinh học:10 – 40%; Nhựa tổng hợp: 5 – 15%; Chất ái lực:
8 – 10%; Chất kết hợp: 1 – 3%; Phụ gia: 1 – 15%.
Trong đó:
 Tinh bột biến tính phải được nghiền thật nhỏ với kích cỡ khoảng 10µm. Ðể đạt
độ mịn với cỡ hạt 10µm phải nghiền với “chất đệm” có tác dụng bôi trơn và
SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình










phân tán. Chất bôi trơn là một dung môi có điểm sôi tương đối cao, có thể lựa
chọn một trong các chất: dầu trắng, acid stearic , sáp polyethylene, hoặc
polyethylene oxide. Chất phân tán trong sáng chế này sử dụng là 1,3-distearic
glyceric ester (DSGE).
Nhựa tổng hợp tự hủy sinh học là một loại polyme tổng hợp tự hủy sinh học, có
thể lựa chọn trong các nhóm sau: nhóm ester, nhóm hydroxyl, nhóm carboxyl,
hoặc nhóm xeton, chẳng hạn như: polycapro lactone (PCL), polylactic acid
(PLA), polybutylsuccinate (PBS).
Nhựa tổng hợp là chất đồng trùng hợp alkene thuộc nhóm hydroxyl, carboxyl
hoặc este, chẳng hạn như: đồng trùng hợp ethylene và vinyl acetate (EVA),
đồng trùng hợp ethylene và vinyl alcohol (EVOH), đồng trùng hợp ethylene và
acrylic acetate (EAA), có thể trộn các chất đồng trùng hợp trên với nhau.
Chất ái lực có thể sử dụng glycerol và polyvinyl alcohol (PVA).
Chất kết hợp là một peroxide hữu cơ, trong sáng chế này sử dụng chất epoxide.
Chất phụ gia có thể sử dụng một trong các chất sau: calcium carbonate, calcium
stearate, sec-butyl alcohol, ethyl acetate, silicate, sorbitol.

Quy trình sản xuất : Ðầu tiên, tinh bột được khử nước ở nhiệt độ khoảng 160170𝑜 C. Tinh bột được nghiền thật mịn dưới áp suất cao bằng cách trộn thêm “chất
đệm” (100 -150% (khối lượng so với tinh bột) chất bôi trơn và 1-5% (khối lượng so
với tinh bột) chất phân tán) để tinh bột sau khi nghiền phải đạt kích cỡ thật nhỏ,
khoảng 10 µm. Sau đó, tinh bột được tách ra khỏi “chất đệm” bằng máy ly tâm. Trộn

tinh bột đã được nghiền với nhựa tổng hợp tự hủy sinh học (10 - 40%), nhựa tổng hợp
(5 - 15%), chất ái lực (8 - 15%), chất kết hợp ( 1 - 3%), chất phụ gia (1 -15%). Thực
hiện quá trình khuấy trộn bằng máy với tốc độ 1000 – 2800 rpm ( số vòng quay trong
1 phút), thời gian khuấy trộn khoảng 5 - 20 phút và nhiệt độ khuấy trộn từ 30 –
120𝑜 C. Ðưa toàn bộ hỗn hợp đã được khuấy trộn vào máy đùn 2 mã lực để tiến hành
quá trình trộn kết hợp, quy trình được tiến hành ở nhiệt độ 120 - 220𝑜 C áp suất từ 520 MPa và trong khoảng thời gian từ 3 - 12 phút. Duới nhiệt độ và áp suất cao, sản
phẩm sẽ được trộn đều hoàn toàn và tạo thành polyme.
Cuối cùng là làm lạnh và tạo dạng hạt cho sản phẩm. Sản phẩm cuối cùng có dạng
hạt màu trắng, là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm như bao bì, túi xách, v.v… Tuy
nhiên, thành phần các chất hoặc tỉ lệ các chất có thể được thay đổi trong phạm vi cho
phép để tạo ra các sản phẩm có độ bền, độ cứng hoặc độ đàn hồi khác nhau.
1.2.1

Phân loại túi phân hủy sinh học

SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình

Hiện nay, ngoài túi nilon truyền thống (khó phân hủy), trên thị trường xuất hiện
hai dòng sản phẩm túi nilon thân thiện môi trường: Túi nilon có chứa chất phụ gia
phân hủy oxi hóa và túi nilon có độn thành phần sinh học.
a. Túi nilon có độn thành phần sinh học
Ở nước ta, việc nghiên cứu và sản xuất túi ni lông tự phân huỷ mới chỉ bắt đầu

trong những năm gần đây. Công ty sản xuất kinh doanh của những người tàn tật Hà
Nội đã mạnh dạn nhập một dây chuyền sản xuất túi nilon tự phân huỷ hiện đại của Đài
Loan. Sản phẩm của Công ty chủ yếu mới dừng lại ở những đơn đặt hàng của các bệnh
viện lớn để đựng rác thải y tế, vì loại túi nilon này khi đốt cùng với rác thải sẽ không
sinh ra khí 𝐶𝑂2 , 𝐶𝐻4 và chất Dioxin độc hại. Túi nilon tự phân huỷ có những hạn chế
nhất định như giá thành cao, túi không để lâu được, nếu không tiêu thụ được phải bỏ đi
hoàn toàn nên rủi ro trong kinh doanh là rất lớn. Công ty sản xuất kinh doanh này đã
cùng với Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Polime Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiến
hành nghiên cứu để đưa vào sản xuất túi nilon tự hủy. Hai chất PE và PP vẫn là hai
chất nền chính, các chất lấy từ gai, ngô, khoai, chất tương hợp sẽ được pha thêm để khi
ở một điều kiện độ ẩm nhất định, nó sẽ tự phân huỷ. Và gần đây nhất là nghiên cứu
của nhóm nghiên cứu khoa học trẻ của Khoa Khoa học Vật liệu, Đại học Khoa học tự
nhiên, Tp. Hồ Chí Minh đã sử dụng hỗn hợp tinh bột nhiệt dẻo và nhựa PVA có sự
hiện diện của khoáng sét Montmorillonite phân tán ở khích thước nanomét, cùng một
số phụ gia biến tính để làm ra sản phẩm bao bì có khả năng phân hủy sinh học hoàn
toàn và nhanh chóng, không gây ô nhiễm môi trường. PVA cũng là một trong số ít
Polyme có khả năng tự phân hủy sinh học thực sự trong môi trường đất tạo thành nước
và 𝐶𝑂2 . Từ hỗn hợp PVA và tinh bột nhiệt dẻo đã cho ra đời sản phẩm mang tính ứng
dụng cao để sản xuất bao bì. Đây cũng là tín hiệu tốt cho việc nghiên cứu, sản xuất túi
nilon tự phân hủy ở nước ta.
b. Túi nilon có chứa chất phụ gia phân hủy
Túi nilon này được sản xuất với công nghệ khá đơn giản: Quá trình sản xuất túi
nilon vẫn dùng công nghệ bình thường chỉ khác là ta sẽ cho chất phụ gia có khả năng
phân hủy vào trong giai đoạn trộn hạt nhựa. Chất phụ gia hoá học chiếm tỷ lệ 1% bao
bì bằng nhựa cho phép phá vỡ chuỗi phân tử sau 1 - 3 năm. Kết quả là túi nilon vứt ra
tự nhiên sẽ tự phân huỷ. Nó có thể hoàn toàn được các vi sinh học hấp thụ vào trong
đất hoặc nước.
1.2.2 Nghiên cứu sản xuất túi nilon phân hủy sinh học
a. Trên thế giới


SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp thay thế túi nilon có nguồn gốc plastic bằng túi nilon phân
hủy sinh học tại các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Tân Bình

Hiện nay, vật liệu bao bì sinh học chủ yếu từ polymer sinh học [15] chẳng
hạn như: tinh bột, cellulose, protein, pullulan, gelatin… và các monomer từ c hất
hữu cơ lên men.

Hình 1.4 Một số nguyên liệu để sản xuất ra túi phân hủy sinh học.
• Vật liệu từ tinh bột
Đây là nguồn nguyên liệu phong phú, có sẵn và rẻ tiền. Là một poly- saccaride
hình thành từ nhiều nhóm đường đơn glucose với liên kết carbon 1 - 4 tạo thành
mạch dài chứa 500 - 2000 đơn vị đường đơn glucose. Tinh bột có 2 thành phần
là Amilose và Amilopectin.
Nhựa có nguồn gốc từ tinh bột thì chiếm khoảng 50% toàn bộ thị trường
nhựa sinh học, nhựa nhiệt dẻo bắt nguồn từ tinh bột như Plastarch Material, hiện
tại đang là những loại nhựa sinh học quan trọng nhất và được sử dụng một cách
rộng rãi. Bản chất của bột thuần túy là có khả năng hấp thu hơi ẩm và do đó
được ứng dụng một phần trong dược phẩm là sản xuất các viên nang chứa dược
chất. Các chất làm mềm dẻo hay hóa dẻo và đàn hồi Sorbitol và Glycerine được
thêm vào nhựa để thành phần bột có thể được gia công giống như nhựa nhiệt dẻo.
Bằng cách thay đổi hàm lượng phụ gia thêm vào thì tính chất của vật liệu có thể
thay đổi tuỳ mục đích sử dụng ( vì thế được gọi là “Nhựa nhiệt dẻo có nguồn gốc từ
ti nh bột”) .

Trong tự nhiên tinh bột có nhiều ở ngũ cốc, một số loại củ và một số loại
đậu. Hạt tinh bột có thể được kết hợp với plastic truyền thống, đặc biệt kết hợp với
polyolefins. Khi hàm lượng tinh bột trong polymer tăng, tính tự hoại của nó
cũng tăng theo và các phần khó phân hủy sẽ giảm đi. Sự giảm cấp sinh học của
polymer gốc tinh bột là kết quả của men thủy phân tấn công vào liên kết gl ycoside
giữa các nhóm đường dẫn đến giảm chiều dài mạch polymer và giải phóng các đơn
vị đường đơn ra ngoài môi trường. Khi đó plastic sẽ được phân hủy bởi vi sinh
vật, vi sinh vật sẽ sử dụng tinh bột, làm tăng độ xốp tạo khoảng trống làm mất tính
nguyên vẹ n của mạng plastic.
SVTH: Nguyễn Hồng Yên
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

12


×