Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh thầy cai – sông cần giuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 86 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
KÊNH THẦY CAI – SÔNG CẦN GIUỘC

SVTH: HOÀNG THỊ HƯỜNG
MSSV: 0150020210
GVHD: Th.S NGUYỄN KIM CHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2017


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
KÊNH THẦY CAI – SÔNG CẦN GIUỘC


SVTH: HOÀNG THỊ HƯỜNG
MSSV: 0150020210
GVHD: Th.S NGUYỄN KIM CHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2017


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN
Họ và tên: Hoàng Thị Hường
MSSV: 0150020210
Ngày, tháng, năm sinh: 12/01/1992
Nơi sinh: Thanh Hoá
Chuyên ngành: Quản lý Môi trường
I. TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá hiện trạng và đế xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước mặt kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh và
công tác quan trắc nước mặt kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc.
 Tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt kênh
Thầy Cai – sông Cần Giuộc.

 Dựa vào kết quả quan trắc đánh giá: diễn biến chất lượng nước mặt trên kênh
Thầy Cai – sông Cần Giuộc.
 Đưa ra các giải pháp phù hợp, tiết kiệm và khả thi nhất để giảm thiểu ô nhiễm
và bảo vệ nguồn nước mặt kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 26/8/2016
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 29/12/2016
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Th.S Nguyễn Kim Chung
Tp.HCM, ngày……..tháng…………..năm……...

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

Th.S Nguyễn Kim Chung

TRƯỞNG KHOA

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

LỜI CẢM ƠN
Con xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ba, Mẹ những người đã luôn yêu
thương, nâng đỡ, dìu dắt, động viên con trong suốt quá trình học tập. Con xin khắc
ghi!
Em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường TP

HCM, Khoa Môi trường và toàn thể Quý thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong suốt những năm tháng em theo
học tại trường. Em xin cảm ơn!
Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Kim Chung đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, theo suốt và động viên em trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài
này.
Em xin gởi lời cảm ơn các cô chú và anh chị Chi Cục Bảo vệ Môi trường Thành
phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ truyền đạt kinh nghiệm và cung cấp tài liệu, hồ sơ để em
hoàn thành đề tài này.
Xin gởi lời cảm ơn đến tập thể lớp 01ĐH – QLMT02 và những bạn bè đã luôn
giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong suốt thời gian qua. Các bạn thật sự là nguồn động viên to
lớn nhất của tôi.
Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng do một số hạn chế về thời gian,
kiến thức mà em gặp phải khi thực hiện đề tài này nên không tránh khỏi những thiếu
sót và nhược điểm. Bài viết chắc chắn không thể chứa đựng hết nội dung cũng như
phân tích cặn kẽ hết được những vấn đề cần thiết. Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hệ thống kênh Thầy Cai - sông Cần Giuộc hiện nay đang bị ô nhiễm do các hoạt
động sinh hoạt, sản xuất, đặc biệt nước thải của các khu công nghiệp nằm dọc theo hệ
thống kênh. Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường nước mặt kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc” nhằm đánh giá mức độ ô

nhiễm tại lưu vực kênh giai đoạn 2011- 2015. Đề tài sử dụng phương pháp tính toán
chỉ số chất lượng nước WQI để đánh giá mức độ ô nhiễm trên hệ thống kênh.
Theo kết quả phân tích nguồn nước mặt tại kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc bị ô
nhiễm nặng bởi các chỉ tiêu như: kim loại (Fe), các chỉ tiêu dinh dưỡng NH4+ và PO43, chỉ tiêu TSS, DO, Coliform. Chỉ tiêu DO hầu hết tất cả các vị trí đều thấp hơn QCVN
08:2015/BTNMT, cột B1 từ 0.3÷3.78 lần. Chỉ tiêu NH4+ năm 2015 vượt 15.6 lần so
với quy chuẩn cho phép. Hàm lượng Fe tại khu vực kênh Thầy Cai vượt quy chuẩn
cho phép 11.8 lần. Chỉ tiêu Coliform tại các vị trí đều vượt quy chuẩn cho phép, tại vị
trí khu vực gần cầu Xóm Củi (CG9) hàm lượng Coliform vượt 505.1 lần. Khu vực
sông Cần Giuộc hàm lượng Clorua tại các điểm đều vượt quy chuẩn cho phép từ 1.7 ÷
8.7 lần. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI tại 13 vị trí đều bị ô nhiễm
nặng. Cụ thể tại vị trí cống xả của bãi rác Phước Hiệp (TC2) nước kênh bị ô nhiễm
nặng nhất, giá trị WQI năm 2013 đến 2015 đều bằng 0.
Công tác đánh giá chất lượng nước mặt kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc cho
thấy: tại 13 vị trí cho thấy nguồn nước mặt tại khu vực mức độ ô nhiễm có xu hướng
tăng dần, gây tác động xấu tới môi trường và sức khoẻ người dân sinh sống gần lưu
vực kênh cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nuôi trồng thuỷ, hải sản. Vì vậy
cần có những giải pháp như tăng cường nguồn lực quản lý, giảm thiểu ô nhiễm từ
nguồn thải, giải pháp tuyên truyền nhằm cải thiện chất lượng nước trong lưu vực tốt
hơn.

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

ABSTRACT
Thay Cai canal - Can Giuoc river system flowing through the Cu Chi, Hoc Mon

and Binh Chanh is being polluted by the activities of living, producting, particularly
discharging of waste water of industrial zone. The topic "Assessment of the existing
situation and propose solutions to reduce pollution surface water environmental of
Thay Cai canal - Can Giuoc river" to assess the level of pollution in the canal basin
period 2011- 2015. This topic uses Water Quality Index calculation method to assess
the level of pollution of the canal system.
According to the analysis, surface water in Thay Cai canal – Can Giuoc river is
polluted heavily by indicators such as: metal (Fe), nutrition indicators NH4 + and
PO43-, TSS, DO, Coliform indicators. DO indicator of all locations is lower than
QCVN 08: 2015 / BTNMT, columns B1 from 3.78 ÷ 0.3 times. NH4+ indicator of
2015 reached 15.6 times higher than regulations allow. Fe content at Thay Cai canal
area reached regulation 11.8 times. Coliform indicator at all positions exceeded
permitted standards, at the location CG9, Coliform content exceeded 505.1 times. Can
Giuoc River had chloride concentrations at locations exceeded the permitted standards
from 1.7 ÷ 8.7 times. Results calculated WQI water quality index at 13 locations were
seriously polluted. Specifically at the Phuoc Hiep outlet landfill location, water was
polluted most heavily, the results calculated WQI value in 2013 and 2015 are 0.
The evaluation of surface water quality of Thay Cai canal – Can Giuoc river at
13 locations showed surface water in the region have tended to increase, causing
negative impacts on the environment and people's health living near the canal basin as
well as directly impact to aquaculture, seafood activities. Therefore, we need to have
solutions such as enhanced resources of management, reducing pollution from waste
sources, communication solution to improve water quality in the basin better.

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy

Cai – sông Cần Giuộc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày…..tháng…..năm 2016
Giảng viên hướng dẫn

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày…..tháng…..năm 2016

SVTH: Hoàng Thị Hường

GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN ............................................................................................
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN...........................................................
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN..............................................................
MỤC LỤC ...................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................A
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... B
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................C
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
2.1 Mục tiêu lâu dài: .............................................................................................................. 2
2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................ 2

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2
4. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU ...................................................................................... 3
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI TÌM HIỂU ................................................................... 4
CHƯƠNG I TỔNG QUAN ......................................................................................... 5
1.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN .............................................................................................. 5
1.1.1 Nước mặt ...................................................................................................................... 5
1.1.2 Ô nhiễm nước ............................................................................................................... 5
1.1.3 Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước mặt ..................................................... 7

1.1.4 Quan trắc môi trường .................................................................................................... 9

1.2 NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ .................................................................................... 9
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI VÀ BÌNH CHÁNH ............ 12
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ......................................................................................... 12

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

i


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc
2.1.1 HUYỆN CỦ CHI ........................................................................................................ 12
2.1.2 Huyện Bình Chánh...................................................................................................... 14

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................................................... 17
2.2.1 Huyện Củ Chi ............................................................................................................. 17
2.2.2 Huyện Bình Chánh...................................................................................................... 18
2.3 ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC ................................................................................................. 20
2.3.1 Tình hình dân cư - xã hội ............................................................................................ 21
2.3.2 Tình hình hoạt động công nghiệp - nông nghiệp ........................................................ 22

2.4 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT KÊNH THẦY CAI – SÔNG CẦN
GIUỘC........................................................................................................................... 22
2.4.1 Nước thải và rác thải sinh hoạt ................................................................................... 22
2.4.2 Nước thải công nghiệp ................................................................................................ 24

2.4.3 Nước thải chăn nuôi và nước thải nông nghiệp .......................................................... 25

2.5 TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT KÊNH THẦY CAI SÔNG CẦN GIUỘC ..................................................................................................... 26
2.6 CÔNG TÁC QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT KÊNH THẦY CAI –
SÔNG CẦN GIUỘC ..................................................................................................... 31
2.6.1 Mục đích quan trắc ..................................................................................................... 31
2.6.2 Vị trí lấy mẫu .............................................................................................................. 31
2.6.3 Thời gian và tần suất lấy mẫu ..................................................................................... 33
2.6.4 Chỉ tiêu phân tích ........................................................................................................ 33
2.6.5 Phương pháp lấy mẫu, phân tích ................................................................................. 34

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT KÊNH THẦY CAI SÔNG CẦN GIUỘC VÀ ĐỀ XUÁT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ..... 40
3.1 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH THẦY CAI – SÔNG CẦN GIUỘC40
3.1.1 Diễn biến giá trị pH .................................................................................................... 40
3.1.2 Diễn biến hàm lượng TSS........................................................................................... 41
3.1.3 Diễn biến hàm lượng BOD5 ........................................................................................ 42
3.1.4 Diễn biến hàm lượng COD ......................................................................................... 43
3.1.5 Diễn biến hàm lượng DO ............................................................................................ 44
SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

ii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc
3.1.6 Diễn biến hàm lượng NH4+ ......................................................................................... 45
3.1.7 Diễn biến hàm lượng PO43- ......................................................................................... 46
3.1.8 Diễn biến hàm lượng Fe ............................................................................................. 47

3.1.9 Diễn biến hàm lượng Cd ............................................................................................. 48
............................................................................................................................................. 48
3.1.10 Diễn hàm lượng Pb ................................................................................................... 49
3.1.11 Diễn biến hàm lượng As ........................................................................................... 49
3.1.12 Diễn biến hàm lượng Cr6+ ......................................................................................... 50
3.1.13 Diễn biến hàm lượng Coliform ................................................................................. 51
3.1.14 Diễn biến hàm lượng dầu mỡ ................................................................................... 52
3.1.15 Diễn biến hàm lượng Clorua ..................................................................................... 52
3.1.16 Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI ........................................................ 53

3.2 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH THẦY CAI - SÔNG CẦN GIUỘC 54
3.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC KÊNH THẦY
CAI- SÔNG CẦN GIUỘC ............................................................................................ 55
3.3.1. Căn cứ và cơ sở pháp lý ............................................................................................. 55
3.3.2 Thành tựu đạt được ..................................................................................................... 56
3.3.3 Tồn tại ......................................................................................................................... 58

3.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................................... 60
3.4.1 TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ......................... 60
3.4.3 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TỪ NGUỒN THẢI ..................... 63
3.4.4 Giải pháp chung trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng .... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 71
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 72

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

iii



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

HTXLTT

Hệ thống xử lý nước thải tâp trung

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

COD


Nhu cầu oxy hóa học

UBND

Uỷ ban nhân dân

TC

Thầy Cai

CG

Cần Giuộc

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

A


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Hệ thống sông, rạch chính của huyện Bình Chánh ....................................... 17
Bảng 2.2 Lưu lượng các nguồn thải sinh hoạt trên lưu vực ......................................... 21
Bảng 2.3 Một số vi khuẩn gây bệnh trong phân được tìm thấy ở lưu vực kênh .......... 28
Bảng 2.4 Protoza gây bệnh trong phân người .............................................................. 28

Bảng 2.5 Những loài thủy sinh được tìm thấy ở kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc .... 29
Bảng 2.6 Vị trí các điểm quan trắc và nguồn thải đổ ra lưu vực kênh Thầy Cai – sông
Cần Giuộc ..................................................................................................................... 31
Bảng 2.7 Hướng dẫn bảo quản đối với các chỉ tiêu phân tích ...................................... 35
Bảng 2.8 Bảng quy định các giá trị qi, BPi ................................................................... 36
Bảng 2.9 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa................................. 37
Bảng 2.10 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ............................ 37
Bảng 2.11 Phân loại mức ô nhiễm nguồn nước mặt .................................................... 39
Bảng 3.1 Phân vùng chất lượng nước tại các điểm quan trắc ...................................... 53

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

B


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính Huyện Củ Chi. ................................................................ 12
Hình 2.2 Bản đồ vị trí địa lý huyện Bình Chánh. ......................................................... 15
Hình 2.3 Tuyến kênh nước ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của người dân. ............... 23
Hình 2.4 Rác thải sinh hoạt trên kênh, rạch. ................................................................ 23
Hình 2.5 Nước thải của cơ sở sản xuất bún. ................................................................. 24
Hình 2.6 Ô nhiễm nguồn nước do chất thải nông nghiệp. ........................................... 25
Hình 2.7 Ô nhiễm nguồn nước do chất thải chăn nuôi. ................................................ 26
Hình 2.8 Vị trí các điểm quan trắc và nguồn thải đổ ra lưu vực kênh Thầy Cai – sông
Cần Giuộc. .................................................................................................................... 33

Hình 3.1 Biểu đồ diễn biến giá trị pH giai đoạn 2011-2015. ....................................... 40
Hình 3.2 Diễn biến hàm lượng TSS giai đoạn 2011-2015. .......................................... 41
Hình 3.3: Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD5 giai đoạn 2011-2015. ......................... 42
Hình 3.4: Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD giai đoạn 2011-2015. ........................... 43
Hình 3.5 Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO giai đoạn 2011-2015. .............................. 44
Hình 3.6 Biểu đồ diễn biến hàm lượng NH4+ giai đoạn 2011-2015. ........................... 45
Hình 3.7: Biểu đồ diễn biến hàm lượng PO43- giai đoạn 2011-2015. ......................... 46
Hình 3.8 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Fe giai đoạn 2011-2015. ................................ 47
Hình 3.9 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Cd giai đoạn 2011-2015................................. 48
Hình 3.10: Biểu đồ diễn biến hàm lượng Pb giai đoạn 2011-2015. ............................. 49
Hình 3.11 Biểu đồ diễn biến hàm lượng As giai đoạn 2011-2015. .............................. 49
Hình 3.12 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Cr6+ giai đoạn 2011-2015. ........................... 50
Hình 3.13 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Coliform giai đoạn 2011-2015..................... 51
Hình 3.14 Biểu đồ diễn biến nồng độ dầu mỡ giai đoạn 2011-2015. .......................... 52
Hình 3.15 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Clorua giai đoạn 2011-2015. ....................... 52
Hình 3.16 Mô hình xử lý nước thải chăn nuôi hộ gia đình. ......................................... 65
Hình 3.17 Mô hình xử lý nước thải chăn nuôi trang trại. ............................................. 66

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

C


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam ta đang từng bước phát triển thành nước công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà máy được hình thành quanh các bờ kênh, con
sông của thành phố. Người dân tập trung ở những khu công nghiệp, khu đô thị để sinh
sống. Vì vậy môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm trầm trọng
và ai cũng nhận thấy rõ điều này. Nhất là các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà
Nội. Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả
nước ta hiện nay. Vấn đề này càng trầm trọng hơn khi đe dọa trực tiếp đến sự phát
triển kinh tế-xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng hiện
nay không chỉ cấp thiết với các nhà quản lý, các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm
của toàn xã hội.
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Mặc dù
lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh
hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3%. Nhưng hiện nay nguồn nước này đang bị
ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản
xuất và ý thức của con người. Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường
sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Nguồn tài nguyên thiên nhiên
quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nhu
cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã cố tình bỏ qua
các tác động đến môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguy cơ thiếu nước,
đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con
người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng
có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.
Hiện nay ô nhiễm kênh, rạch trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được đánh giá là
nghiêm trọng nhất. Không những các dòng kênh trong nội thành bị ô nhiễm mà các
dòng sông lớn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục triệu con người cũng không
thoát khỏi số phận tương tự. Ô nhiễm kênh rạch đang là một vấn đề lớn và khó giải
quyết của các ngành chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Hầu hết tất cả
những tuyến kênh nội thành và ngoại thành đều ô nhiễm ngiêm trọng khiến những

người dân ở đây vẫn đang phải gánh chịu ảnh hưởng, hậu quả của nó. Điển hình là hệ
thống kênh Thầy Cai và sông Cần Giuộc hiện đang bị nguồn nước xả thải từ các khu

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

1


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Long An bức tử. Tại khu vực
thành phố Hồ Chí Minh, kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng trực tiếp từ KCN Tân Phú
Trung và 20 cơ sở sản xuất nằm rải rác bên dòng kênh. Hiện tại KCN Tân Phú Trung
có khoảng 30 cơ sở có nguồn nước thải ra kênh Thầy Cai thuộc ngành nghề gây ô
nhiễm nặng như chế biến cao su, cồn công nghiệp, dệt nhuộm, in vải, sản xuất keo
giấy, thức ăn gia súc, hóa phẩm.
Quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt là một vấn đề nan giải không chỉ thành
phố Hồ Chí Minh mà của hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Do đó, các hoạt động
giám sát chất lượng nước mặt ở tất cả kênh rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
và khu vực kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc đoạn giáp ranh Long An là rất cần thiết.
Nhằm theo dõi diễn biến chất lượng nước, từ đó tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm, đề
xuất giải pháp xử lý triệt để và ngăn chặn kịp thời các nguồn gây ô nhiễm nhằm mục
đích đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên
nước mặt hợp lý và bền vững. Vì vậy tôi chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy Cai – sông Cần
Giuộc”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu lâu dài:
 Đề ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cho các kênh rạch trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh.
 Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước do nước thải từ các KCN và khu dân cư gây
ra.
2.2 Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt kênh Thầy Cai- sông Cần Giuộc.
 Điều tra số liệu về hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải.
 Tìm hiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy Cai- sông
Cần Giuộc.
 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường nước mặt
kênh Thầy Cai- sông Cần Giuộc.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Khái niệm và tìm hiểu các nghiên cứu tương tự
 Các khái niệm về tài nguyên nước mặt, nồng độ ô nhiễm…
SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

2


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

 Các nghiên cứu tương tự.
Nội dung 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Củ Chi và
Bình Chánh và công tác quan trắc chất lượng nước mặt trên kênh Thầy Cai –
sông Cần Giuộc
 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Củ Chi và huyện Bình

Chánh.
 Tìm hiểu công tác quan trắc chất lượng nước mặt kênh Thầy Cai – sông Cần
Giuộc.
 Tìm hiểu những nguyên nhân chính tác gây ô nhiễm môi trường nước mặt
kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc.
 Dựa vào kết quả quan trắc đánh giá: diễn biến chất lượng nước mặt trên kênh
Thầy Cai – sông Cần Giuộc.
Nội dung 3: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt trên kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
 Tiến hành đánh giá hiện trạng bao gồm: chỉ số chất lượng nước WQI và diễn
biến nồng đồ các chất ô nhiễm.
 Đưa ra các giải pháp phù hợp, tiết kiệm và khả thi nhất để giảm thiểu ô nhiễm
và bảo vệ nguồn nước mặt kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc.
4. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU
 Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu: thu thập các thông tin tư
liệu liên quan: điều kiện tự nhiên, KT-XH, hiện trạng chất lượng môi trường, hoạt
động công ngiệp, y tế, giáo dục…
 Phương pháp kế thừa: kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có về hiện
trạng môi trường nước mặt, các nguồn thải thải vào môi trường nước mặt, hiện trạng
và quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch môi trường trên địa bàn huyện Củ Chi và
huyện Bình Chánh, các số liệu thuỷ văn, dòng chảy.
 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: là phương pháp tìm hiểu, so sánh
và lựa chọn những thông tin dữ liệu sơ cấp. Công việc xử lý và phân tích dữ liệu được
thực hiện bằng tay và cả trên máy tính. Từ các bảng số liệu quan trắc tại một số vị trí
do Chi cục Bảo vệ Môi trường, Trung tâm quan trắc thực hiện lấy mẫu tổng hợp lại, vẽ
biểu đồ và so sánh đối chiếu với các quy chuẩn như QCVN 40:2011/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp, QCVN 08:2015/BTNMT - Quy
SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung


3


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước mặt. Từ so sánh, đối chiếu với quy chuẩn xác định
hiện trạng ô nhiễm môi trường nước. Dựa vào kết quả phân tích đưa ra nhận xét, đánh
giá và từ cơ sở đó đề xuất một số giaỉ pháp khắc phục. Phương pháp này sẽ cho ra kết
quả đáng tin cậy, làm cơ sở để giải quyết các vấn đề.
 Đánh giá nhanh: trên cơ sở các kết quả thu thập tài liệu, số liệu, điều tra khảo
sát thực tế đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt…
 Tính toán chỉ số chất lượng nước WQI: trên cơ sở tính toán phân vùng chất
lượng nước trên khu vực.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI TÌM HIỂU
5.1 Đối tượng luận văn: nước mặt kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc.
5.2 Phạm vi luận văn: do thời gian, kinh phí có hạn nên đề tài giới hạn phạm vi
tìm hiểu là kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc (giáp ranh tỉnh Long An) đoạn qua địa
bàn huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh.

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Nước mặt
Luật Tài nguyên nước Việt Nam (2012, điều 2) định nghĩa nước mặt là nước tồn
tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
Nguồn nước mặt sử dụng là từ sông, suối, ao, hồ, đầm lầy và trường hợp đặc biệt
mới sử dụng đến nước biển. Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn
từ điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con người, nước
mặt dễ bị ô nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi, khả năng hồi
phục trữ lượng của nước nhanh nhất ở vùng có mưa.
Nguồn nước các sông, kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, KCN và đồng
ruộng lúa nước là những nơi thường có mật độ ô nhiễm cao. Nguồn gây ra ô nhiễm
nước mặt là các khu dân cư tập trung, các hoạt động công nghiệp, giao thông thủy và
sản xuất nông nghiệp.
1.1.2 Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh
học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép gây tác động xấu đến đời sống con người
và sinh vật.
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy
hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời gây nên. Môi trường nước rất dễ
bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn
tới con người và các sinh vật khác.
Các tác nhân gây ô nhiễm nước
Các hợp chất hữu cơ:
+ Các hợp chất hữu cơ không bền: các cacbonhydrat, các loại protein, các chất
béo, ...
+ Các hợp chất hữu cơ bền vững thường là các hợp chất có độc tính sinh học cao,
khó bị phân hủy bởi các tác nhân VSV: các hợp chất phenol, các loại hóa chất bảo vệ

thực vật hữu cơ, tanin và lignin, các hydrocacbon đa vòng và ngưng tụ…
Các kim loại nặng:

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

+ Chì (Pb): có độc tính đối với não, có thể gây chết người nếu bị nhiễm độc
nặng.
+ Thủy ngân (Hg): rất độc với người và thủy sinh.
+ Asen (As): rất độc, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua ăn uống, hô hấp, qua da.
Gây ung thư da, phổi, xương, và làm sai lệch NST, ...
+ Các nguyên tố khác có độc tính rất cao như: Cadimi, Selen, Crom, Niken, ...là
tác nhân gây hại cho người và thủy sinh ngay ở nồng độ thấp.
+ Các chất rắn: có trong nước tự nhiên là do quá trình xói mòn, do nước chảy
tràn từ đồng ruộng, do nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Có thể gây trở ngại cho
việc nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt.
Màu: có nguồn gốc
+ Các chất hữu cơ dễ phân hủy bởi các tác nhân VSV.
+ Sự phát triển của một số loài thực vật nước: tảo, rong rêu, ...
+ Có chứa các hợp chất sắt, mangan ở dạng keo.
+ Có chứa các tác nhân gây màu: kim loại (Cr, Fe, ...), các hợp chất hữu cơ tanin,
lignin, ...
Mùi: do các nguyên nhân

+ Có các chất hữu cơ từ cống rãnh khu dân cư, các xí nghiệp chế biến thực phẩm.
+ Có các sản phẩm từ sự phân hủy các xác chết động vật.
+ Nước thải công nghiệp hóa chất, chế biến dầu mỡ.
+ Các chất dinh dưỡng: việc dư thừa các chất dinh dưỡng vô cơ (photphat, muối
amon, ure, nitrat, kali, ...) trong quá trình sử dụng phân bón cho cây trồng sẽ gây nên
hiện tượng phú dưỡng trong nước bề mặt.
Các dấu hiệu đặc trưng của nguồn nước bị ô nhiễm
+ Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy
nguồn.
+ Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ, …)
+ Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ, xuất
hiện các chất độc hại, …)

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

6


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

+ Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để oxy hóa
các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
+ Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng. Có xuất hiện các vi trùng gây
bệnh.
1.1.3 Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước mặt
Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ gây ô nhiễm nước có thể dựa vào
một số chỉ tiêu cơ bản sau:

Chỉ tiêu vật lý
+ pH: là một trong những chỉ tiêu quan trọng để kiểm tra chất lượng nước cấp và
nước thải. Dựa vào giá trị pH ta sẽ quyết định phương pháp xử lý, điều chỉnh lượng và
loại hoá chất thích hợp trong quá trình xử lý. Sự thay đổi giá trị pH trong nước có thể
dẫn tới những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc
kết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong
nước. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
+ Độ màu: là do các chất gumid, các hợp chất keo của sắt, nước thải công nghiệp
hay do sự phát triển mạnh mẽ của rong tảo trong các nguồn thiên nhiên tạo nên. Độ
màu được xác định bằng phương pháp so màu theo thang plantin coban và tính bằng
độ.
+ Độ đục: do các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ phân rã hoặc do động thực vật
thủy sinh gây nên. Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng do vậy ảnh hưởng đến
quá trình quang hợp dưới nước. Độ đục càng lớn, môi trường nước bị nhiễm bẩn càng
cao và cần phải có biện pháp xử lý.
+ Chất rắn lơ lửng (TSS): chất rắn lơ lửng là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) có
trong nước thải. Chất rắn lơ lửng ảnh hưởng đến chất lượng nước khi sử dụng cho sinh
hoạt, cho sản xuất, cản trở hoặc tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong quá trình xử lý.
Chỉ tiêu hóa học
+ Hàm lượng oxy hoà tan trong nước (DO): hàm lượng oxy hòa tan trong nước
(mg/l) là lượng oxy từ không khí có thể hòa tan vào nước trong điều kiện nhiệt độ, áp
suất xác định. Oxy hoà tan trong nước tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì
năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất cho các loài sinh vật dưới
nước. Hàm lượng oxy hòa tan cho ta biết chất lượng nước, oxy hoà tan thấp, nước có
nhiều chất hữu cơ, nhu cầu oxy hoá tăng nên tiêu thụ nhiều oxy trong nước, oxy hoà
tan cao, nước nhiều rong tảo tham gia quang hợp giải phóng oxy.
SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

7



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

+ Nhu cầu oxy sinh học (BOD5): là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ
trong các quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong nước, nhất là nước thải sinh hoạt.
Chỉ số BOD5 là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước. Chỉ số này
càng cao cho thấy nước bị ô nhiễm càng nhiều.
+ Nhu cầu oxy hoá học (COD): đây cũng là thông số cần thiết để đánh chất
lượng nguồn nước. Thông thường COD được sử dụng nhiều hơn BOD5, do khi phân
tích chỉ số BOD5 đòi hỏi thời gian lâu hơn (5 ngày ở nhiệt độ 20 0C).
+ Kim loại nặng (Pb, Cu, Ni, Cd, Hg, Sn, Cr, …): một số kim loại nặng đi vào
trong nước do nước thải công nghiệp hoặc đô thị. Chủ yếu là chì, đồng, kẽm, thủy
ngân, … Những kim loại này ở các điều kiện pH khác nhau sẽ tồn tại những hình thái
khác nhau gây ô nhiễm nước.
+ Các hợp chất phốtpho: thường ở dạng H2PO4-, HPO42-, PO43-, các polyphotphat
như Na3(PO3)6 và phốtpho hữu cơ. Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng chủ yếu
cho các thực vật dưới nước. Tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao sẽ gây phú dưỡng hoá
trong kênh, rạch, ao, hồ.
+ Các hợp chất sunphat: Ion SO42- có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn
gốc hữu cơ. Với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏe con người. Ở
điều kiện yếm khí, SO42- phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H2S gây mùi hôi và
có độc tính cao.
+ Các hợp chất nitơ: quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra amoniac (NH4+),
nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-). Do đó các hợp chất này thường được xem là những chất
chỉ thị dùng để nhận biết mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Nồng độ NO3- cao là
môi trường dinh dưỡng tốt cho tảo, rong phát triển, gây ảnh hưởng đến chất lượng
nước dùng trong sinh hoạt.

+ Clorua: Clor tồn tại trong nước dưới dạng Cl-. Nói chung ở mức nồng độ cho
phép thì các hợp chất clor không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l
thì làm cho nước có vị mặn. Nước có nhiều Cl- có tính xâm thực xi măng.
+ Chất dầu mỡ: hàm lượng chất dầu mỡ trong nước có thể là chất béo, acid hữu
cơ, dầu, … chúng gây khó khăn trong quá trình vận chuyển nước, ngăn cản oxy hòa
tan do tạo lớp phân cách trên bề mặt nước với khí quyển.
+ Hóa chất BVTV: hiện nay, có hàng trăm hóa chất diệt sâu, rầy, nấm, cỏ, được
sử dụng trong nông nghiệp. Các nhóm hóa chất chính là: Photpho hữu cơ, Clo hữu cơ,
Cacbarmat. Hầu hết các chất này đều có độc tính cao đối với người. Đặc biệt là clo
hữu cơ, có độ bền vững cao trong môi trường và khả năng tích lũy trong cơ thể con
SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

người. Việc sử dụng khối lượng lớn các hoá chất này trên đồng ruộng đang đe dọa làm
ô nhiễm các nguồn nước.
Chỉ tiêu sinh học
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loài
thủy vi sinh khác. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước có thể vô hại hoặc có
hại. Nhóm có hại bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, các loài rong rêu, tảo… Nhóm
này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng. Trong chất thải của người và động
vật luôn có loại vi khuẩn E. Coli sinh sống và phát triển. Đó là vi khuẩn đặc trưng cho
mức độ nhiễm trùng của nước ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt.
1.1.4 Quan trắc môi trường

Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với
các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững.
Các mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường gồm:
+ Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc gia,
phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.
+ Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng trọng
điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường.
+ Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái
môi trường.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp
và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
1.2 NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế, các đô thị ở Việt
Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn liên quan đến việc xả thải gây ô
nhiễm môi trường.
Trong khi đó, 90% hộ gia đình hiện vẫn xả nước thải vào bể tự hoại, và chỉ có
4% lượng phân bùn được xử lý. Ngoài ra, điều kiện vệ sinh ở hầu hết các thành phố
còn yếu kém cũng đã tác động nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng và
kinh tế rất lớn. Tuy nhiên, để đáp ứng quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh thì đây
vẫn là vấn đề nan giải, trong khi hệ thống xử lý nước thải ở nước ta đang phải đối mặt

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

9


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

với những thách thức lớn như: hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống thoát nước
bề mặt, và chỉ có 10% lượng nước thải được xử lý.
Theo ông Charles Feintein, Giám đốc Ban năng lượng và nước của Ngân hàng
Thế giới khẳng định, hiện phần lớn người dân tại các đô thị lớn đang phải sống trong
điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Cùng với đó, mức thiệt hại kinh tế do vệ sinh kém
tại Việt Nam đang dự tính khoảng 780 triệu USD mỗi năm.
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa được xem là chìa khóa của sự phát
triển đất nước trong thời kỳ hội nhập vào kinh tế toàn cầu. Trong các năm qua, nền
kinh tế của Việt Nam không ngừng tăng trưởng. Bên cạnh những lợi ích kinh tế thì các
hoạt động sản xuất công nghiệp cũng gây tác động rất lớn tới môi trường đặc biệt là
môi trường nước mặt tại các hệ thống sông ngòi, kênh rạch tại các đô thị lớn. Sự phát
triển mạnh mẽ về số lượng và quy mô sản xuất đã ảnh hưởng, tác động xấu đến môi
trường và đời sống người dân xung quanh các cơ sở sản xuất là điều không thể tránh
khỏi. Sản xuất càng phát triển tự phát, thiếu chiều sâu thì áp lực về vấn đề ô nhiễm môi
trường ngày càng cao, đòi hỏi trách nhiệm đối với vấn đề bảo vệ môi trường của nhà
sản xuất, nhà quản lý ngày càng lớn. Trong bối cảnh đó, bảo vệ môi trường đã trở
thành vấn đề quan trọng mang tính toàn cầu, ngày càng được toàn thế giới quan tâm
nhiều hơn và nó đã trở thành nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững
kinh tế - xã hội. Hiện nay do còn nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình quản lý, kiểm
soát việc xả thải chất thải nói chung và nước thải nói riêng nên vấn đề ô nhiễm ngày
càng nghiêm trọng hơn. Vấn đề này đang nhận được sự quan tâm của cơ quan nhà
nước và các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả
quản lý, phát triển bền vững mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - bảo vệ môi trường,
các cá nhân, tổ chức trên khắp cả nước đã có những nghiên cứu liên quan:
 Bài báo cáo “Môi trường Quốc gia về nước mặt Việt Nam” của Tổng cục
môi trường đã khái quát được về đặc điểm điều kiện tự nhiên các lưu vực sông ở nước
ta, chỉ ra được các sức ép của sự phát triển kinh tế, xã hội tới môi trường nước, những

ảnh hưởng do quá trình biến đổi khí hậu tới môi trường nước mặt. Báo cáo còn nêu ra
các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt và đánh giá diễn biến môi trường
nước mặt của Việt Nam. Bài cũng nói ra những tác động của ô nhiễm nước mặt tới sức
khỏe con người, phát triển kinh tế và nguồn nước cấp. Bên cạnh đó, báo cáo đã đánh
giá được công tác quản lý môi trường nước mặt của Việt Nam và từ đó rút ra được
những tồn tại và đưa ra các giải pháp cụ thể.
 Tiếp theo là cuốn sách “Chất lượng nước sông hồ và bảo vệ môi trường” của
Nguyễn Xuân Nguyên và Trần Đức Hạ cho biết chất lượng nước sông hồ và tiêu

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt kênh Thầy
Cai – sông Cần Giuộc

chuẩn của nước sông hồ. Cuốn sách cũng đã thể hiện được quá trình pha loãng nước
thải sông hồ và sự chuyển hóa các chất ô nhiễm trong sông hồ. Đánh giá khả năng tự
làm sạch bằng phương pháp hóa sinh và nêu ra các tác động của nước thải ra sông hồ.
Cuốn sách đã tiến hành đề xuất các giải pháp kỹ thuật quản lý chất lượng nước sông
hồ và có những hiệu quả nhất định.
 Dự án: “Điều tra thống kê các nguồn nước xả thải ra sông, suối. Đánh giá
mức độ ô nhiễm, dự báo và đễ xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên rạch Tây Ninh
và sông Vàm Cỏ Đông” do viện môi trường và tài nguyên thực hiện. Dự án đã thống
kê được tất cả các nguồn thải đổ ra kênh, rạch ở Tây Ninh góp phần cung cấp thêm
nguồn dữ liệu cho tỉnh, đánh giá được hiện trạng ô nhiễm môi trên địa bàn. Đưa ra
được những giải pháp hiệu quả phù hợp với điều kiện của tỉnh góp phần ngăn chặn

tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở đây.

SVTH: Hoàng Thị Hường
GVHD: Th.S Nguyễn Kim Chung

11


×