Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

KHẢO sát, ĐÁNH GIÁ và đề XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU HIỆN TRẠNG lún tại KHU vực PHÍA NAM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.25 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU HIỆN
TRẠNG LÚN TẠI KHU VỰC PHÍA
NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: Lý Thái Hải
Khóa: ĐH01-ĐC01

TP. Hồ Chí Minh, 2016

MSSV: 0150100013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU HIỆN
TRẠNG LÚN TẠI KHU VỰC PHÍA
NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: Lý Thái Hải
Khóa: ĐH01-ĐC01
Giảng viên hướng dẫn: TS.Trần Anh Tú

TP. Hồ Chí Minh, 2016



MSSV: 0150100013


LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Anh Tú, giảng viên tại trường Đại
học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ em tìm hiểu, thực hiện đề
tài tốt nghiệp này trong suốt 15 tuần qua.Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến anh
Võ Minh Quân và bạn Nguyễn Giang Nam, sinh viên tại trường Đại học Bách Khoa
thành phố Hồ Chí Minh đã cùng thầy giúp đỡ trong quá trình khảo sát thực địa cũng như
hỗ trợ nhiệt tình mình trong quá trình hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp này.

i


MỤC LỤC
TÓM TẮT ...............................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA đồ án tốt nghiệp...................................................................................2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐATN................................................................................................................3
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................3
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................................4
1.1.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC...................................4

1.1.1.

Nước ngoài ......................................................................................................................4


1.1.2.

Trong nước......................................................................................................................4

1.2.

GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU............................................................................5

1.2.1.

Vị trí địa lí .......................................................................................................................6

1.2.2.

Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................................6

1.2.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................................8

1.2.4.

Giao thông .....................................................................................................................12

1.2.5.

Hiện trạng đô thị hóa ...................................................................................................13

CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................................................17

2.1.

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ THAM KHẢO DỮ LIỆU .........................................17

2.2.

PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA .......................................................................17

2.3.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ....................................................................18

2.4.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP THÔNG TIN ...........................................18

2.5.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU .....................................................................................19

CHƯƠNG 3 ..........................................................................................................................................20
3.1.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT........................................................................................................20

3.1.1

Nhóm 1 ..........................................................................................................................22

3.1.2.


Nhóm 2 ..........................................................................................................................24

3.1.3.

Nhóm 3 ..........................................................................................................................28

3.1.4.

Nhóm 4 ..........................................................................................................................29

3.1.5.

Đánh giá tổng quan về hiện trạng lún của các điểm khảo sát ..................................32

3.2.

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU....................................................................34

3.2.1.

Các biện pháp cơ học ...................................................................................................35

3.2.2.

Các biện pháp vật lí ......................................................................................................36

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................41
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................................43


ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHT

Nguyễn Hữu Thọ

NVL

Nguyễn Văn Linh

PH

Phạm Hùng

QL50

Quốc lộ 50

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP. HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Dân số và mật độ dân số khu vực nghiên cứu……………………………..11
Bảng 3.1: Độ lún các điểm khảo sát thuộc nhóm 1…………………………………...23
Bảng 3.2: Độ lún các điểm khảo sát thuộc nhóm 2…………………………………...26
Bảng 3.3: Độ lún các điểm khảo sát thuộc nhóm 3…………………………………...27
Bảng 3.4: Độ lún các điểm khảo sát thuộc nhóm 4…………………………………...31

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu………………………………………………….6
Hình 1.2: Khu đô thị Phú Mĩ Hưng…………………………………………………...14
Hình 2.1: Lộ trình khảo sát……………………………………………………………18
Hình 3.1: Thể hiện các điểm khảo sát lún lên bản đồ…………………………………19
Hình 3.2: Độ lún các công trình tại điểm khảo sát……………………………………21
Hình 3.3: Thể hiện tốc độ lún trung bình của nhóm 1 lên bản đồ…………………….23
Hình 3.4: Lún ở cạnh tường tại điểm QL50-6………………………………………...24
Hình 3.5: Thể hiện tốc độ lún trung bình của nhóm 2 lên bản đồ……………………25
Hình 3.6: Lún đoạn trên tại điểm PH-6 cầu Chánh Hưng…………………………….27

Hình 3.7: Thể hiện tốc độ lún trung bình của nhóm 3 lên bản đồ…………………….28
Hình 3.8: Lún tại điểm khảo sát NHT-1………………………………………………29
Hình 3.9: Thể hiện tốc độ lún trung bình của nhóm 4 lên bản đồ…………………….30
Hình 3.10: Lún tại điểm khảo sát NHT-2……………………………………………..31
Hình 3.11: Bản đồ địa chất nửa phía đông khu vực nghiên cứu……………………….33
Hình 3.12: Bản đồ địa chất nửa phía tây khu vực nghiên cứu…………………………34
Hình 3.13: Cọc xi măng……………………………………………………………….35
Hình 3.14: Miếng bắc thấm……………………………………………………………37
Biểu đồ 3.1: Sự tương quan giữa độ lún và số năm đã xây dựng……………………..34

v


TÓM TẮT
Nội dung của đồ án tốt nghiệp này bao gồm: Nêu lên tính cấp thiết của đề tài này
dựa theo tình hình hiện tại của khu vực nghiên cứu. Nêu rõ mục tiêu mà đề tài hướng
tới; nội dung và phạm vi nghiên cứu cần thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra. Trình
bày tóm tắt phương pháp nghiên cứu sử dụng để làm đồ án. Trình bày tổng quan các
nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong và ngoài nước, nêu lên phương pháp và kết quả
của các đề tài đó cũng như sự liên quan đến đề tài này. Giới thiệu các yếu tố về điều
kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của khu vực nghiên cứu. Mô tả chi tiết các phương pháp
để thu thập, khảo sát dữ liệu; lên kế hoạch cho lộ trình khảo sát và các thông số cần đo
đạc ngoài thực địa; điều tra các thông tin về kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của
khu vực; cách thức tổng hợp, xử lí thông tin và số liệu để đưa ra kết luận. Nêu ra các
tuyến dường tiến hành khảo sát, lí do chọn lộ trình khảo sát. Tổng hợp kết quả khảo sát
thực địa tại 4 tuyến đường đã chọn và đánh giá, nhận xét về hiện trạng lún của khu vực
dựa vào kết quả đó. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu, khắc phục khả thi có thể áp dụng
cho khu vực nghiên cứu. Đưa ra kết luận chung dựa theo những thông tin thu thập, dữ
liệu đã phân tích cho hiện trạng lún của khu vực. Đề xuất các kiến nghị với cơ quan chức
năng về vấn đề lún nền đất của khu vực nghiên cứu.


1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hiện nay, các thành phố, đô thị luôn có vai trò chủ chốt trong việc phát triển kinh
tế đất nước và cuộc sống của người dân. Đô thị là đầu tàu phát triển kinh tế của đất nước,
đặc biệt là các ngành về công nghiệp, công nghệ cao và dịch vụ. Vì thế quá trình đô thị
hóa là điều tất yếu của sự phát triển ở các đô thị lớn, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh.
Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành phố
Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ
thuật - y tế lớn của cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh chóng, đặc biệt
là khu vực phía nam thành phố bao gồm quận 7, quận 4, huyện Bình Chánh và huyện
Nhà Bè, với việc hàng loạt các khu đô thị để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao về nơi
ở, an ninh, cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ mua sắm, chăm sóc sức khỏe…. của người
dân trong xã hội hiện đại và đang ngày càng phát triển như hiện nay.
Tuy nhiên, việc đô thị hóa nhanh chóng như thế sẽ kéo theo nhiều gánh nặng liên
quan đến các yếu tố môi trường, địa tầng, diện tích đất đai…. Đặc biệt với cấu trúc địa
tầng và vị trí địa lí của khu vực phía nam TP.HCM thì quá trình đô thị hóa còn tác động
tiêu cực khá lớn đến những vùng cấu trúc nền đất trẻ dày thuộc khu vực này
Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất cho hiện tượng suy giảm chất lượng kết
cấu địa chất khu vực là hiện tượng lún nền đất đã và đang diễn ra tại khu vực này. Do
lún nên đất đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vũng của các công trình và cơ
sở hạ tầng nơi đây, gây khó khăn cho việc phát triển của thành phố. Đây và vấn đề mang
tính cấp thiết rất đáng để quan tâm và nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên, đã lựa chọn đề tài: “Khảo sát, đánh giá và đề xuất
biện pháp giảm thiểu hiện trạng lún tại khu vực phía nam thành phố Hồ Chí Minh” để
thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình.


2


2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài này được thực hiện nhằm các mục tiêu chính sau:
Làm rõ hiện trạng lún nền đất khu vực phía nam TP.HCM.
Đề xuất các biện pháp khắc phục khả thi cho hiện trạng lún của khu vực.
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu như đã đề trên, đề tài đã tiến hành các nội dung công việc
sau đây:
Thu thập thông tin về đặc điểm tự nhiên, xã hội và tình hình phát triển kinh tế
của khu vực phía nam TP.HCM
Thu thập thông tin, tiến hành khảo sát, đo đạc các điểm xảy ra lún ở trên các
tuyến đường thuộc khu vực phía nam TP.HCM
Phân tích, đánh giá về hiện trạng lún của khu vực phía nam TP.HCM
Đề xuất các phương án khắc phục, giảm thiểu cho hiện trạng lún
Phạm vi nghiên cứu: Hiện tượng lún nền đất khu vực phía nam thành phố Hồ Chí
Minh bao gồm quận 7, quận 4, huyện Nhà Bè và một phần của huyện Bình Chánh
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập và tham khảo dữ liệu
Phương pháp khảo sát thực địa:
Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1.1. Nước ngoài
Nghiên cứu, đánh giá sụp lún tại thành phố Bắc Kinh tại Trung Quốc, Chen Mi
(2015), theo đó tác giả đã chỉ ra Bắc Kinh đang sụp lún với tốc độ khá lớn với 9 đến 11
cm/năm trong khoảng thời gian từ 1985 đến 2015 với nguyên nhân đô thị hóa quá nhanh,
các công trình ngầm và đặc biệt là do khai thác nước ngầm quá mức (Yang Zunyi, 2006).
Phân tích chuỗi thời gian sụt lún thành phố Mexico, Penélope López-Quiroz
(2009) đã cho thấy hiện thành phố Mexico đang bị sụp lún nghiêm trọng với tốc độ 10
đến 12 cm/năm, có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do quá trình đô thị hóa, tải
trọng và sức ép của các công trình xây dựng. Việc phát triển đô thị đã khiến cho lớp
trầm tích khô và làm cho nền đất của thành phố bị yếu đi (Penélope López-Quiroz,
2008).
Áp dụng địa vật lí để phát hiện hố sụt và lún đất thực hiện bởi Dobecki T.L. tại
Mĩ năm 2006 đã nêu ra kết quả nghiên cứu các phương pháp bao gồm: Phương pháp
trọng lực, phương pháp từ và phương pháp địa chấn (Dobecki T.L, 2006).
Lún do đô thị hóa ở Indonesia vùng đô thị Jakarta. Vùng đô thị Jakarta có tốc độ
lún khá nhanh từ 3 đến 10 cm/năm trong khoảng thời gian từ năm 1974 đến 2010 với
nhiều nguyên nhân khác nhau: do khai thác nước ngầm, tải trọng công trình, cố kết đất
bồi tính. (Abiding & nnic, 2010).
Từ các nghiên cứu khoa học về sụp lún nền đất trên thế giới đã tham khảo được
có thể biết thêm về hiện trạng sụp lún ở các nơi khác. Tham khảo, học hỏi các qui trình
xác định hiện trạng lún, lí do gây nên và các biện pháp khắc phục hiệu quả.
1.1.2. Trong nước
Nghiên cứu xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp giảm thiểu sụt lún đất
trên địa bàn thành phố Cẩm Phả của Trần Quốc Cường đã nêu ra các hố sụt xảy ra trên
địa bàn thành phố Cẩm Phả thời gian qua có hai loại chính liên quan trực tiếp tới hoạt
4



động Karst và không liên quan tới hoạt động Karst. Nước mặt chảy qua khe nứt hình
thành bởi đứt gãy này gây xói mòn ngầm vật liệu tạo khoảng rỗng lớn gây sụt lún và
đưa ra các biện pháp công trình và phi công trình để giảm thiểu. (Trần Quốc Cường,
2014).
Tình trạng nghiêng và lún của các công trình dân dụng tại Hà Nội và một số kiến
nghị về biện pháp phòng ngừa của Phạm Quyết Thắng đã nêu ra cụ thể các công trình
xây dựng dân dụng đang bị sụp lún. Nguyên nhân của sụp lún là do khảo sát xây dựng,
thiết kế công trình không hợp lí, tác động do hạ mực nước ngầm, hang động ngầm, do
tải trọng của đất san lấp mặt bằng (Phạm Quyết Thắng, 2011).
Lún mặt đất tại đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Việt Kì đã nêu ra nguyên
nhân chủ yếu của lún mặt đất là do khai thác nước dưới đất quá mức. Ngoài ra còn có
những nguyên nhân khác trong đó có quá trình trầm nén trầm tích, lún cố kết lớp bùn
sét trên mặt. (Nguyễn Việt Kì, 2014).
Các nguyên nhân chính của lún mặt đất tại thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn
.T Quy đã nêu ra những biến động nhanh chóng và phức tạp của sụp lún mặt đất và
không có dấu hiệu ngừng lại từ năm 2003 đến 2013, với tốc độ lún trung bình từ 7 đến
15 mm/năm. Đề tài đã nêu ra nhưng nguyên do bao gồm: cấu trúc địa chất của thành
phố, qui hoạch đô thị không hợp lí, do khai thác nước ngầm, quản lí không tốt các cơ sở
hạ tầng ngầm của đô thị. (Nguyễn .T Qui, 2013).
Các nghiên cứu sụt lún ở Việt Nam đặc biệt một vài nơi ở Tp.HCM chủ yếu chỉ
ra nguyên nhân do khai thác nước dưới đất và có thể là do đô thị hóa nhưng vẫn chưa
chỉ ra được nguyên nhân này đóng vai trò như thế nào.
1.2.

GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Phía nam TP.HCM bao gồm Quận 7, Quận 4, huyện Bình Chánh và huyện Nhà

Bè. Quận 7 gồm có các phường Bình Thuận, Phú Mỹ, Phú Thuận, Tân Hưng, Tân

Kiểng, Tân Phong, Tân Phú, Tân Quy, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, trong đó,
phường Tân Phú là trung tâm của quận. Quận 4 có 15 phường bao gồm:1, 2, 3, 4,5, 6,
8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 18. Huyện Nhà Bè gồm có 6 xã là: Phước Kiển, Phước Lộc,
Nhơn Đức, Phú Xuân, Long Thới, Hiệp Phước.
5


1.2.1. Vị trí địa lí
Tổng diện tích tự nhiên của Quận 7, Quận 4, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè
lần lượt là 3576 ha, 400 ha, 3618 ha và 10041 ha.
Khu vực nghiên cứu có vị trí địa lý khá quan trọng với vị trí chiến lược khai thác
giao thông thuỷ và bộ, là cửa ngõ phía Nam của Thành phố, là cầu nối mở hướng phát
triển của Thành phố với biển Đông và thế giớị Các trục giao thông lớn đia quan quận
như xa lộ Bắc Nam, đường cao tốc Nguyễn Văn Linh. Sông Sài Gòn bao bọc phía Đông
với hệ thống cảng chuyên dụng, trung chuyển hàng hoá đi nước ngoài và ngược lại, rất
thuận lợi cho việc phát triển thương mại và vận tải hàng hoá cũng như hành khách đi
các vùng lân cận.

Hình 1.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
a. Khí hậu
Khu vực nam TP.HCM nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của
đồng bằng Nam Bộ so với đặc điểm địa hình là: nhiệt độ cao và ổn định quanh năm phân
bố thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ tháng 12 – 6 (Chi cục bảo
vệ môi trường, 2010).
6


Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 270C, lượng mưa là 330 mm, độ ẩm trong
năm 80%.Tổng số giờ nắng trong năm: 2500 giờ. Gió thịnh hành 3 hướng chính Đông

Nam, Nam và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình 2- 3m/s. Trong vùng không có bãọ. (Chi
cục bảo vệ môi trường, 2010).
b. Địa hình
Địa hình quận 7 và huyện Nhà Bè tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình thay
đổi không lớn, trung bình 0,6m đến 1,5m. Thổ nhưỡng của Quận 7 thuộc loại đất phèn
mặn. (Sở tài nguyên môi trường TP.HCM, 2009).
Địa hình quận 4 là dạng đồng bằng thấp có độ cao trung bình từ 0,5 đến 2 m. Bề
mặt địa hình tương đối bằng phẳng và bị phân cách bởi hệ thống kênh rạch tự nhiên và
các đầm trũng. Do quá trình đô thị hóa mà nhiều kênh rạch và đầm trũng đã bị san lấp.
đặc điểm địa hình quận 4 là rất thấp, thấp hơn 30 cm so với địa hình cao nhất. Do vậy,
nhiều nơi bị ngập nước do thủy triều lên cao hoặc mưa. (Sở tài nguyên môi trường
TP.HCM, 2009).
Địa hình huyện Bình Chánh có dạng nghiêng và thấp dần theo hai hướng Tây
Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam, với độ cao giảm dần từ 3m đến 0,3m so với
mực nước biển. Dạng địa hình chủ yếu tại đây là dạng đất gò cao, có cao trình từ 2-3m,
có nơicao đến 4m, thoát nước tốt, có thể bố trí dân cư, các ngành công, thương mại, dịch
vụ và các cơ sở công nghiệp, phân bố tập trung ở các xã Vĩnh Lộc ... (Sở tài nguyên môi
trường TP.HCM, 2009).
c. Thủy văn
Nước mặt: Đặc trưng của khu vực nghiên cứu là rất nhiều sông rạch trong đó các
sông rạch lớn bao quanh như: Sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Ong Lớn, sông Phú
Xuân, Kênh Tẻ, rạch Rơi và mạng lưới các kênh rạch nhỏ. Diện tích mặt nước của khu
vực chiếm khoảng 28,5% diện tích tự nhiên trong đó chủ yếu là mặt nước trên các sông
Sài Gòn, Nhà Bè. Tất cả các sông, rạch đều chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều
và bị nhiễm mặn. (Chi cục bảo vệ môi trường, 2010).
Nước ngầm: Nước ngầm tại khu phía nam TP.HCM rất hạn chế, nước ngầm mạch
nông bị nhiễm mặn (Chi cục bảo vệ môi trường, 2010).
7



Điều kiện tự nhiên của khu vực phía nam TP.HCM đã nêu trên thì với nền đất
trẻ, thấp cộng với nhiều kênh rạch, sông nên khi độ thị hóa diễn ra nhanh ở đây thì hiện
tượng lún mặt đất xảy ra là hệ quả tất yếu.
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Kinh tế
Khu phía nam TP.HCM có vị trí chiến lược trong khai thác giao thông thuỷ và
đường bộ, đồng thời đây cũng là cửa ngõ phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh, là cầu
nối mở hướng phát triển của thành phố với biển Đông và thế giới. Với những giá trị đó,
khu vực có điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Khu chế xuất Tân Thuận trên
địa bàn quận là một trong những khu chế xuất lớn và hiệu quả nhất của thành phố.
Kinh tế quận 7: (UBND quận 7, 2015)
Trong quý I năm 2015, tổng doanh thu của ngành thương mại, dịch vụ tăng 42,2%
so với cùng kỳ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 58%, lĩnh vực xây dựng
cũng tăng 139%. Riêng kim ngạch xuất khẩu có giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Được biết, tính đến ngày 30/06/2015 Chi cục thuế quận 7 đã thu được 403.415 triệu
đồng, đạt 99,45% kế hoạch pháp lệnh năm, đạt 194,21% kế hoạch 6 tháng đầu năm và
bằng 241,75% số thu cùng kỳ.
Ngành thương mại – dịch vụ: Quận đang trong quá trình đô thị hóa, nhu cầu về
vật tư xây dựng và các dịch vụ liên quan rất lớn từ các công trình cải tạo cơ sở hạ tầng
Quận và các công trình dân dụng. Bên cạnh đó, thực hiện luật doanh nghiệp, đơn giản
hoá các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư khi đăng ký kinh doanh đã thu hút một
lượng lớn vốn trong dân vào sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho lực
lượng lao động trên địa bàn. Đồng thời, tạo cho các đơn vị hoạt động trước đó có sự đầu
tư mang tính chiến lược, lâu dài hơn như: xây dựng nhà xưởng mở rộng hoạt động, chấn
chỉnh lại mạng lưới kho tàng, cửa hàng trực thuộc, thay đổi phương thức kinh doanh,
chú trọng đến chất lượng sản phẩm, thị hiếu người tiêu dung.v.v.. tạo cho doanh nghiệp
tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm có
chất lượng cao mẫu mã đa dạng phù hợp với người tiêu dùng nội địa và đáp ứng yêu cầu
8



hàng xuất khẩu. Các hộ tiểu thủ công nghiệp liên tục tăng do sức cầu của người dân tăng
nhanh, nhu cầu gia công làm vệ tinh rất lớn cho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp
và các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Thành phố. Nhưng hầu hết chúng đều tập trung
trong các khu dân cư làm ảnh hưởng đến môi trường sống người dân do không xử lý ô
nhiễm tiếng ồn, không khí, nguồn nước.
Ngành nông nghiệp: Trình độ khoa học kỹ thuật của người nông dân được nâng
cao rất nhiều so với những năm đầu mới thành lập Quận. Tập trung cho các ngành sản
xuất nông nghiệp đô thị phát triển như: nuôi cá cảnh, chim cảnh, trồng cây kiểng, lan
cắt cành…
Kinh tế Quận 4: (UBND quận 4, 2015)
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Cùng sự phát triển chung của Thành phố,
ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Quận cũng từng bước phát triển. Hiện nay
trên địa bàn Quận có 520 cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực này. Trong đó có công
ty và Hợp tác xã có 485 cơ sở, nhà máy xí nghiệp 25 cơ sở.
Thương mại và dịch vụ: Là một Quận nằm giáp ranh trung tâm thành phố nên
cùng phát triển các quận lân cận, lĩnh vực thương mại và dịch vụ của Quận cũng từng
bước phát triển, điển hình là quận có 9 chợ, 1 siêu thị và 6025 dịch vụ kinh doanh. Doanh
thu dịch vụ - thương mại hàng năm tăng từ 15% - 17%. Các loại hình dịch vụ không
ngừng phát triển.
Huyện Bình Chánh: (UBND huyện Bình Chánh, 2015)
Nông nghiệp: Trong những năm gần đây nền nông nghệp của huyện rất phát triển,
đều đạt xấp xỉ hoặc vượt các chỉ tiêu đề ra ở các năm, đặc biệt là lĩnh vực trồng cây mía.
Ngoài những cây truyền thống, nông dân cũng đang chú trọng đầu tư phát triển các cây
hoa lan, cây kiểng và đạt được nhiều kết quả tốt. Giá trị sản lượng ngành nông nghiệp
năm 2015 đạt 422 tỷ đồng, tăng 2,43% so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 3,99% cơ cấu
giá trị sản xuất. Trong đó, trồng trọt 173,895 tỷ đồng, chiếm 41,21%; chăn nuôi 199,756
tỷ đồng, chiếm 47,33%; thủy sản 45,959 tỷ đồng, chiếm 10,89%; lâm nghiệp 2,401 tỷ
đồng, chiếm 0,57%.


9


Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 là
8.356 tỷ đồng, so năm 2014 tăng 22,8%, chiếm tỷ trọng 79,03% giá trị sản xuất.
Thương mại - dịch vụ: Doanh số bán ra năm 2015 là 1.795 tỷ 050 triệu đồng,
tăng 21,25% so năm 2014, chiếm tỷ trọng 16,98% giá trị sản xuất.
Huyện Nhà Bè: (UBND huyện Nhà Bè, 2015)
Nông nghiệp: Những năm qua, mặc dù đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do
nhường đất cho việc xây dựng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, đất xây
dựng đô thị, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp vẫn rất cao.
Huyện đã chuyển đổi mô hình trồng lúa một vụ năng suất kém sang mô hình sản xuất
tổng hợp. Giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp Nhà Bè mỗi
năm tăng 36,16% .
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: tổng giá trị sản xuất trên địa bàn do huyện
quản lý bình quân hàng năm tăng 36,06%.
Thương mại dịch vụ: Thương mại - Dịch vụ của Huyện gia tăng rất nhanh theo
chuyển biến của cơ cấu thị trường. Tổng mức thu hàng hóa và dịch vụ bình quân mỗi
năm tăng 37,97%.
b. Xã hội
Bảng 1.1 Dân số và mật độ dân số ở khu vực nghiên cứu
MẬT ĐỘ DÂN SỐ

QUẬN/HUYỆN

DÂN SỐ

QUẬN 7


247828

7700

QUẬN 4

183920

43947

HUYỆN BÌNH CHÁNH

447291

1770

HUYỆN NHÀ BÈ

103793

1034

(người/km2)

Tình hình xã hội quận 7: (UBND huyện Nhà Bè, 2015)
Xét cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15-34 tuổi chiếm
42,3% tổng dân số của quận. Tình trạng dân cư đang xáo trộn rất mạnh và phân bố không
10



đều. Tỷ lệ dân số có hộ khẩu tại quận chiếm 72% số hộ và 74% số nhân khẩu. Tỷ lệ số
dân ở diện KT2, KT3, KT4 chiếm 34% số hộ và 33% số nhân khẩu.
Nhờ đó, quận đã nâng trình độ dân trí bình quân lên lớp 7, đã phổ cập trung học
cơ sở 8/10 phường; giải quyết việc làm cho hơn 4450 lao động, 522 hộ làm ăn có hiệu
quả ra khỏi chương trình xóa đói giảm nghèo. Hệ thống y tế từ quận đến phường từng
bước được hoàn được hoàn chỉnh, 10 trạm y tế phường đều có bác sỹ.
Quận có 31 cơ sở tôn giáo, trong đó có 14 chùa, 10 tịnh thất, tịnh xá, 05 nhà thờ
Thiên chúa giáo, 01 Hội thành tin lành, 01 nhà nguyện.
Tình hình xã hội quận 4: (UBND quận 4, 2015)
Địa giới hành chính được chia thành 15 phường với 51 khu phố và 655 tổ dân
phố. Quận 4 là một quận nhỏ với dân số khá đông.
Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn quận là 22 cơ sở với một trung tâm y tế, 2 nhà hộ
sinh, 1 phòng khám trung tâm, 3 phòng khám khu vực, 15 trạm y tế, ngoài ra còn có 90
phòng khám tư nhân và 70 hiệu thuốc.
Toàn quận có 61 trường học với 17 nhà trẻ gia đình, 15 trường mầm non, 21
trường phổ thông cơ sở cấp 1, 2, có 2 trường PTTH, một trường Đại học và một trung
tâm kĩ thuật hướng nghiệp. Ngoài ra Quận còn có một trung tâm dạy nghề với các ngành
đào tạo như: may, sửa chữa xe máy và xe ôtô, điện lạnh. .v.v.
Tình hình xã hội huyện Bình Chánh: (UBND huyện Bình Chánh, 2015)
Nhìn chung, tất cả nhà giáo các đơn vị công lập, ngoài công lập đều được đánh
giá chuyên môn nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp đúng qui trình chung. Trong năm
học 2014 - 2015, tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn Huyện là 97,8%.
Về y tế: Bệnh viện Bình Chánh được nâng cấp từ Trung tâm y tế huyện năm
2007, gồm các khoa: Khoa khám bệnh, nội, ngoại, sản, nhi, dược, liên chuyên khoa Mắt
-Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, liên chuyên khoa bệnh xã hội lao, tâm thần, phong và
hoa liễu, các khoa cận lâm sàng như: Xét nghiệm, X-quang, siêu âm, điện tim. Tại 16
đơn xã và thị trấn trên địa bàn huyện đều có trạm y tế cơ sở.

11



Đến nay, toàn Huyện đã xây dựng được 16/30 ấp, khu phố đạt chuẩn văn hóa; 11
khu dân cư xuất sắc, 3 khu dân cư tiên tiến. Số gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa và
gương người tốt việc tốt xuất hiện ngày càng nhiều. Số người tham gia luyện tập thể
thao thường xuyên đạt 7,8% dân số.
Tình hình xã hội huyện Nhà Bè: (UBND huyện Nhà Bè, 2015)
Toàn Huyện có 28 trường, trong đó có 08 trường mầm non, 12 trường tiểu học
(5.961 học sinh), 06 trường trung học cơ sở (5.084 học sinh) và 1 trường trung học phổ
thông, 1 trường Bồi dưỡng giáo dục, 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên.
Toàn bộ 7 xã và thị trấn trên địa bàn huyện đều có trạm y tế, trong đó 100% trạm
có bác sĩ, trang thiết bị được trang bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe
ban đầu. Trung tâm y tế được xây dựng đạt chuẩn đưa vào sử dụng trong năm 2005,
năm 2007 được nâng cấp lên thành bệnh viện. Bình quân có 502 bác sĩ/vạn dân và
khoảng 783 giường/vạn dân.
1.2.4. Giao thông
Cơ sở hạ tầng giao thông quận 7: (UBND quận 7, 2015)
Trên địa bàn quận 7 có 3 cảng lớn là Cảng Bến Nghé, Cảng Last Tân Thuận
Động, Cảng Bông Sen và một số cảng chuyên dùng phục vụ cho nội bộ như Cảng Rau
quả, Cảng Dầu thực vật..
Tổng diện tích đường bộ trên địa bàn quận khoảng 38 ha, chiếm 1,86% diện tích
tự nhiên. Trong đó các cầu Tân Thuận 1, Tân Thuận 2, Kinh tẻ và Rạch Ông kết nối
giữa Quận 7 với nội thành.
Cơ sở hạ tầng giao thông quận 4: (UBND quận 4, 2015)
Quận 4 là địa bàn thuộc khu vực nội thành cũ nên mạng lưới giao thông đường
bộ xuống cấp và không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng.
Hệ thống giao thông Quận 4 giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống giao
thôngthành phố. Nó là cửa ngõ của hệ thống giao thông đường thủy của thành phố, là
nơi tập trung và giao dịch với các nước trên thế giới bằng hệ thống đường thủy.

12



Các phương tiện giao thông công cộng ít phát triển, không đáp ứng được nhu cầu
vận chuyển cùng với sự gia tăng quá nhiều phương tiện giao thông cá nhân và các
phương tiện vận chuyển thô sơ. Nhiều loại xe có tốc độ khác nhau cùng di chuyển trên
một làn đường đã làm giảm năng lực lưu thông.
Cơ sở giao thông Huyện Bình Chánh: (UBND huyện Bình Chánh, 2015)
Địa bàn xã Bình Hưng có tuyến đường quốc lộ 1A đi qua với chiều dài 3,2 km,
đây là tuyến đường giao thông quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế –
văn hoá – xã hội. Có tuyến Đinh Đức Thiện do khu 4 quản lý; Ngoài ra, trong những
năm qua, xã đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng 51814 km đường liên ấp, liên xã, thôn
xóm và trục nội đồng tạo nhiều thuận lợi giao thông. Trong đó:
Đường trục xã, liên xã có 09 tuyến đường, tổng chiều dài là 14,5 km, trong đó
được nhựa hóa 05 tuyến với tổng chiều dài 7,3 km.
Đường trục ấp có 10 tuyến đường, tổng chiều dài là 10,6 km, trong đó được nhựa
hóa 08 tuyến với tổng chiều dài 8,93 km, đạt tỷ lệ 84,25%.
Đường ngõ xóm có 84 tuyến đường, tổng chiều dài 28,6 km, trong đó được bê
tông hóa 22 tuyến với tổng chiều dài 7,13 km, đạt tỷ lệ 24,93%, các tuyến còn lại vẫn
được đầu tư nâng cao nền, phủ đá dăm 53 tuyến, 63,09 %, tuy nhiên, các tuyến đường
này hàng năm vẫn phải thường xuyên dặm vá đá dăm để duy tu, tạo điều kiện lưu thông
tương đối thuận lợi trong thôn xóm.
Đường trục chính nội đồng có 06 tuyến đường, tổng chiều dài là 5,2 km, trong
đó được trãi đất, đá đỏ 02 tuyến với tổng chiều dài 2,5 km, đạt tỷ lệ 48,34%, tuy nhiên
xuống cấp, khó đi lại, số còn lại là đường đất.
1.2.5. Hiện trạng đô thị hóa
Hiện trạng đô thị hóa quận 7: (Nguyễn Đức Hòa, 2011)
Quận 7 là điển hình trong công tác quy hoạch đô thị của thành phố với nhiều dự
án đô thị hiện đại, trong đó nổi bậc nhất là khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Về công tác quy
hoạch mới, đến nay quận đã thẩm định phê duyệt 03 đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 của
công ty Tân Thuận Nam (phường Tân Hưng), đồ án công viên Hương Tràm (phường

13


Bình Thuận) và đồ án điều chỉnh quy hoạch khu dân cư Tân Thuận Đông của công ty
Nam Long. Công tác quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 cơ bản đã hoàn tất và tiếp tục thực
hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với các dự án đã được duyệt sau 3
năm triển khai theo quy định nhằm điều chỉnh một số khu vực cho phù hợp với điều
kiện thực tế, khắc phục tình trạng quy hoach treo..

Hình 1.2 Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (nguồn: internet)
Một số dự án lớn không thuộc vốn ngân sách đang được triển khai trên địa bàn
quận như: khu dân cư kết hợp công nghiệp sạch phường Tân Thuận Đông, khu nhà ở
phường Phú Mỹ của công ty Vạn Phát Hưng, khu nhà ở Kim Sơn phường Tân Phong,
khu giải trí Nam Sài Gòn, khu nhà ở Tân Quy Đông, khu dân cư ven sông Tân Phong.
Hiện trạng đô thị hóa quận 4: (Nguyễn Đức Hòa, 2011)
Hiện nay, Quận 4 sẽ được nhìn nhận như một phần của trung tâm thành phố, chứ
không phải là “gần trung tâm quận 1” như mọi người vẫn nghĩ. Chỉ cách trung tâm tài
chính Quận 1 vài phút qua cầu Calmette hay cầu Ông Lãnh, cửa ngõ dẫn vào khu đô thị
14


Nam Sài Gòn thông qua cầu Kênh Tẻ hay Tân Thuận, nhanh chóng di chuyển đến quận
5 qua cầu Nguyễn Văn Cừ, hoặc chỉ cần vài phút đến hầm Thủ Thiêm để qua đại lộ Mai
Chí Thọ, quận 2.v.v.
Định hướng phát triển về phía Nam và tiến ra biển của TP.HCM, Quận 4 sẽ trở
thành một phần của trung tâm thành phố hiện hữu, được ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng,
thiên về thương mại dịch vụ. Đặc biệt, việc thúc đẩy giao thương cũng như các trung
tâm tài chính được quy hoạch dọc theo trục Hoàng Diệu – Nguyễn Tất Thành Hiện
trạng đô thị hóa huyện Bình Chánh: (Nguyễn Đức Hòa, 2011)
Tổng số nhà ở 4435 căn, diện tích xây dựng ước tính 89,9819 ha. Số nhà đạt

chuẩn 4132/4435 chiếm 90,14%, số nhà chưa đạt chuẩn 303/4435 căn, chiếm 9,86%.
Hiện nay, trên địa bàn xã tổng số nhà tạm chỉ còn khoảng 114 căn (chiếm khoảng
2,57%). Số nhà tạm bợ này đang được các cấp chính quyền huyện, xã vận động tự sửa
chữa, nâng cấp và hỗ trợ xây dựng, sửa chữa đối với các căn nhà tạm, dột 36 căn. Do
đặc thù của địa phương, phần lớn dân cư sinh sống ở đây từ nhiều đời, nhà ở xây dựng
theo kiểu tự phát, không theo quy hoạch, do đó ảnh hưởng xấu đến mỹ quan.
Xã Bình Hưng có hệ thống điện hạ thế dài 85 km với 14 trạm biến áp, chủ yếu
nằm dọc theo các tuyến đường, 99,99% hộ dân sử dụng trực tiếp từ lưới điện quốc gia.
Xã Bình Hưng hiện đang có tốc độ phát triển đô thị hóa, các cơ sở hạ tầng khá
cao trong khu vực.
Địa bàn xã có 03 trạm cấp nước (Bình Chánh 1, Bình Chánh 2, Bình Chánh 3),
trong đó trạm cấp nước Bình Chánh 1 phục vụ tương đối nhu cầu sử dụng nước sinh
hoạt của hộ dân khu vực ấp 1, ấp 2, trạm Bình Chánh 2 hiện tại không hoạt động, nguồn
nước được chuyển từ Trạm Tân Quý Tây 1 về, trạm Bình Chánh 3 khai thác nước ngầm
rất ít cho nên việc phục vụ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn
khu vực ấp 3, 4 và một phần ấp 2 rất khó khăn thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt.
Hiện trạng đô thị hóa huyện Nhà Bè: (Nguyễn Đức Hòa, 2011)
Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật được đặc biệt quan tâm. Huyện
tập trung và dành ưu tiên cho đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Từ một Huyện chỉ có 8 km
đường nhựa ban đầu và một số hệ thống, trường lớp, trạm y tế… xuống cấp, đến nay cơ
15


sở hạ tầng đã được đầu tư đồng bộ và tương đối hoàn chỉnh với những trục đường chính
được nâng cấp, mở rộng, làm mới, trải nhựa nối Huyện với các khu vực lân cận, tạo tiền
đề phát triển.
Với những điều kiện về kinh tế - xã hội đã nêu trên cho thấy tốc độ phát triển, đô
thị hóa của khu vực nghiên cứu rất nhanh chóng. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng
kèm theo các công trình xây dựng của dân cư, giao thông, y tế, giáo dục.v.v. được xây
hàng loạt trong thời gian ngắn. Khả năng xảy ra các tai biến địa chất liên quan đến hoạt

động của con người là không thể tránh khỏi.

16


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ THAM KHẢO DỮ LIỆU
Thu thập thông tin tài liệu từ các nguồn cung cấp thông tin là các văn bản, báo

cáo, các tài liệu thống kê có liên quan đến lún nền đất và các thông tin liên quan sách
báo, trang mạng internet.
Tham khảo các bài báo, đề tài nghiên cứu liên quan đến đề tài của trong và ngoài
nước.
Thu thập thêm các kiến thức về địa chất công trình và địa chất thủy văn.
2.2.

PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Yêu cầu lộ trình khảo sát tại khu vực nghiên cứu với đặc điểm hướng tầng đất

yếu tăng dần từ phía bắc xuống phía nam. Kết quả khảo sát cần có một cách đầy đủ nhất
về độ lún của các loại công trình, cơ sở hạ tầng như: nhà ở, cầu đường, các tòa cao ốc,
tòa văn phònng.v.v.; ở các nơi khu dân cư gần các tuyến đường, khu dân cư gần bờ sông,
các tòa nhà cao tầng ở các khu đô thị mới.v.v.
Nhằm đáp ứng các yêu cầu nêu trên nên đề tài đã quyết định lựa chọn các tuyến
khảo sát dọc theo các trục đường là: Quốc lộ 50, đường Phạm Hùng, đường Nguyễn
Hữu Thọ và đường Nguyễn Văn Linh. Cụ thể, lộ trình khảo sát Lún của các công trình
điển hình ở khu vực quận 7 chia ra làm 4 tuyến như sau (Hình 2.1):

Tuyến 1: Đường Quốc lộ 50 (QL50)
Tuyến 2: Đường Phạm Hùng (PH)
Tuyến 3: Đường Nguyễn Hữu Thọ (NHT)
Tuyến 4: Đường Nguyễn Văn Linh (NVL)
Thời gian thực hiện việc khảo sát là 5 ngày. Mỗi tuần thực hiện khảo sát vào thứ
6 liên tục trong 5 tuần.
Lên kế hoạch cho lộ trình khảo sát và xác định sẽ khảo sát bao nhiêu địa điểm.

17


Hình 2.1: Lộ trình khảo sát
Thực hiện phiếu khảo sát nêu rõ những thông tin cần khảo sát ngoài thực địa.
Thực hiện đo đạc lấy số liệu và chụp ảnh về độ lún tại các công trình, nhà ở, dân
cư và các tòa nhà cao tầng, khu trung tâm dựa trên lộ trình khảo sát đã xác định trước.
2.3.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Thực hiện điều tra về điệu kiện kinh tế - xã hội của khu vực.
Lấy phiếu điều tra để có thêm các thông tin tổng quan của những công trình đã

chọn để khảo sát lún.
2.4.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP THÔNG TIN
Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu thu thập được hiệu chỉnh số liệu nhắm chính xác

hóa các thông tin, dữ liệu.
Phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu tham khảo thu thập được để thực hiện
chương tổng quan và các khái niệm cơ bản của đề tài.

18


×