Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Ứng dụng GIS để đánh giá khả năng trồng rau an toàn của vùng trồng rau huyện hóc môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TRẮC ĐỊA VÀ BẢN ĐỒ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI
ỨNG DỤNG GIS ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
TRỒNG RAU AN TOÀN CỦA VÙNG TRỒNG RAU
HUYỆN HÓC MÔN

Sinh viên thực hiện: Lý Trƣơng Hoàng Anh
Ngành: Kỹ Thuật Trắc Địa – Bản Đồ
Niên khóa: 2013 - 2017

TP. HCM, THÁNG 11 NĂM 2017

1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TRẮC ĐỊA VÀ BẢN ĐỒ

Sinh viên thực hiện: Lý Trƣơng Hoàng Anh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Ngành Kỹ Thuật Trắc Địa – Bản Đồ. Mã số: D520503

TÊN ĐỀ TÀI
ỨNG DỤNG GIS ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG


TRỒNG RAU AN TOÀN CỦA VÙNG TRỒNG RAU
HUYỆN HÓC MÔN

Giảng viên hƣớng dẫn: Cô Văn Ngọc Trúc Phƣơng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Lý Trương Hoàng Anh, xin cam đoan đây là công trình độc lập của riêng
tôi, được thực hiện với sự hướng dẫn của Cô Văn Ngọc Trúc Phương.
Các số liệu sử dụng trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả trong đồ án
này là trung thực, không chỉnh sửa, do chính tôi làm ra.

TP. HCM, ngày .….... tháng …...... năm …....…….
(Ký và ghi rõ họ tên)

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập trên giảng đường đại học đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Em xin tỏ
lòng biết ơn gia đình vì đã luôn bên cạnh, động viên tinh thần và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong lúc thực hiện đồ án.
Để hoàn thành đồ án này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Văn Ngọc
Trúc Phương, cô đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết đồ án tốt
nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong khoa Trắc địa – Bản đồ,
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, đã ân cần dạy
bảo và truyền đạt kiến thức cho em trong những năm học tập. Đặc biệt là Cô Lê
Minh Vĩnh, cô đã hỗ trợ công cụ học tập cho em để thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Anh Ngô Xuân Trường, là nhân viên phòng Tư vấn
và Dịch vụ của Trung tâm Ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý Thành phố Hồ Chí
Minh. Anh là người đã hỗ trợ em trong quá trình thu thập dữ liệu, tận tình giải đáp
các thắc mắc của em về dữ liệu và một số vấn đề liên quan đến lý thuyết nghiên
cứu.
Với kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, đồ án này không thể tránh
được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý
Thầy Cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn
công tác thực tế sau này.
Trân trọng kính chào.
Sinh viên Lý Trương Hoàng Anh

ii


TÓM TẮT
Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề của xã hội hiện đại, mỗi bữa ăn không
thể thiếu rau xanh. Tìm ra được một nguồn cung cấp rau đảm bảo về nguồn gốc và
chất lượng là một vấn đề vô cùng cần thiết, đây cũng là lý do để em chọn đề tài
“Ứng dụng GIS để đánh giá khả năng trồng rau an toàn của vùng trồng rau huyện
Hóc Môn”.
Mục tiêu của đề tài là xây dựng bản đồ vùng thích hợp trồng rau an toàn và
phân tích, đánh giá mức độ phù hợp để trồng rau an toàn của vùng trồng rau 3 xã,
tập trung vào điều kiện đất trồng và nước tưới. Các dữ liệu trong bài gồm lớp dữ
liệu về kết quả phân tích mẫu đất và nước, lớp vùng trồng rau và lớp ranh giới hành
chính của 3 xã. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm các kim loại nặng như asen, đồng,

chì, kẽm trong đất trồng và asen, chì, thủy ngân trong nước tưới. Mức độ thích hợp
được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn VietGap. Đề tài sử dụng các chức năng nội suy,
phân nhóm và chồng lớp của GIS để thành lập bản đồ, sau đó phân nhóm thành 4
mức độ thích hợp và đánh giá khả năng trồng rau an toàn của 3 xã.
Kết quả của đề tài là 10 bản đồ, bao gồm 7 bản đồ chỉ tiêu đơn tính, 1 bản đồ
thích hợp điều kiện đất trồng, 1 bản đồ thích hợp điều kiện nước tưới và 1 bản đồ
thích hợp tổng hợp. Tuy nhiên, vì số lượng mẫu phân tích còn hạn chế, kết quả này
chỉ mang tính chất tham khảo. Để tăng tính thuyết phục của kết quả, cần tăng số
lượng điểm lấy mẫu đất và nước ở những khu vực thưa thớt hoặc chưa có mẫu.

iii


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Đồ án này được hoàn thành tại: Trường Đại học Tài nguyên và Môi Trường
Thành phố Hồ Chí Minh.
Giảng viên hướng dẫn:………………………………………………………….
(Ghi họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Giảng viên phản biện:…………………………………………………………..
(Ghi họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Đồ án được chấm bởi Hội đồng chấm đồ án, họp tại phòng vào lúc ….. giờ,
ngày .…….. tháng ……... năm …….…….
Thành phần Hội đồng gồm:
…………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………...
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng và Trưởng Khoa sau khi đồ án đã được chỉnh
sửa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA

iv


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: RAU AN TOÀN ....................................................................... 5
1.1. Định nghĩa rau an toàn, phân biệt rau an toàn và rau sạch ....................5
1.2. Điều kiện sản xuất rau an toàn ...................................................................5

CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ CÁCH GIẢI
QUYẾT CÁC BÀI TOÁN THÍCH NGHI .................................................... 7
2.1. Giới thiệu về GIS (Geographic Information System) ..............................7
2.1.1. Định nghĩa ..............................................................................................7
2.1.2. Thành phần .............................................................................................7
2.1.3. Chức năng ...............................................................................................7
2.2. Lựa chọn mức độ đánh giá thích nghi .......................................................8

CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................... 9
CHƢƠNG 4: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ, PHÂN TÍCH DỮ
LIỆU ............................................................................................................... 10
4.1. Quy trình chung .........................................................................................10
4.2. GIS hóa khả năng chuyển đổi phần diện tích vùng trồng rau hiện tại
sang vùng trồng rau an toàn ..............................................................................11
4.3. Thu thập dữ liệu ........................................................................................11

4.4. Xử lý dữ liệu ...............................................................................................12
4.4.1. Lớp ranh giới 3 xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới Sơn ........12
4.4.2. Lớp vùng trồng rau thuộc 3 xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới
Sơn

...............................................................................................................12

4.4.3. Lớp vị trí mẫu đất trồng, nước tưới rau ...............................................13
4.5. Phân tích dữ liệu ........................................................................................18

v


4.5.1. Nội suy ..................................................................................................18
4.5.2. Phân nhóm 7 lớp đơn chất ....................................................................21
4.5.3. Chồng lớp..............................................................................................21
4.5.4. Phân nhóm 3 lớp tổng hợp....................................................................24

CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 26
5.1. Kết quả........................................................................................................26
5.2. Thảo luận ....................................................................................................31
5.2.1. Đánh giá mức độ thích hợp của từng đơn chất ....................................31
5.2.2. Đánh giá mức độ thích hợp tổng hợp ...................................................34

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AHP (Analytic Hierarchy Process): Phương pháp phân tích thứ bậc
FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations): Tổ chức Lương

thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
MCA (Multi Criteria Analysis): Phương pháp phân tích đa tiêu chí

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 0.1: Các đề tài ứng dụng GIS để đánh giá thích nghi đất đai và cây trồng .. 1
Bảng 1.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất trồng
................................................................................................................................ 6
Bảng 1.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới
................................................................................................................................ 6
Bảng 4.1: Bảng phân nhóm mức độ thích hợp của từng đơn chất ....................... 11
Bảng 4.2: Thu thập dữ liệu ................................................................................... 11
Bảng 4.3: Bảng phân nhóm mức độ thích hợp của đất trồng, nước tưới và tổng hợp
.............................................................................................................................. 24
Bảng 5.1: Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của asen trong đất trồng ............. 31
Bảng 5.2: Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của chì trong đất trồng ............... 32
Bảng 5.3: Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của đồng trong đất trồng ............ 32
Bảng 5.4: Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của kẽm trong đất trồng ............. 32
Bảng 5.5: Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của asen trong nước tưới ............ 33
Bảng 5.6: Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của chì trong nước tưới .............. 33
Bảng 5.7: Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của thủy ngân trong nước tưới ... 33
Bảng 5.8: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thích hợp của đất trồng ............... 34
Bảng 5.9: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thích hợp của nước tưới .............. 34
Bảng 5.10: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thích hợp của đất trồng và nước tưới
.............................................................................................................................. 35

viii



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 0.1: Các nội dung thực hiện .......................................................................... 4
Hình 3.1: Các điểm lấy mẫu đất trồng và nước tưới của vùng trồng rau trên địa bàn
huyện Hóc Môn ...................................................................................................... 9
Hình 4.1: Quy trình chung của đồ án ................................................................... 10
Hình 4.2: Cắt vùng trồng rau của huyện Hóc Môn theo phạm vi 3 xã ................ 13
Hình 4.3: Công cụ chuyển đổi hệ tọa độ .............................................................. 14
Hình 4.5: Thêm cột vào bảng thuộc tính với định dạng số thực .......................... 15
Hình 4.6: Quá trình xử lý dữ liệu thuộc tính ........................................................ 17
Hình 4.7: Kết thúc quá trình xử lý thuộc tính ...................................................... 17
Hình 4.8: Cột số liệu mẫu đất, mẫu nước ban đầu ............................................... 18
Hình 4.9: Cột số liệu mẫu đất, mẫu nước sau khi chỉnh sửa................................ 18
Hình 4.10: Nội suy IDW với kích thước pixel là 10 mét ..................................... 19
Hình 4.11: Chỉnh phạm vi nội suy và phạm vi kết quả nội suy ........................... 20
Hình 4.12: Phân nhóm cho 7 đơn chất dựa vào Bảng 4.1 .................................... 21
Hình 4.13: Chồng 4 lớp đơn chất trong đất để tạo ra lớp đất trồng ..................... 22
Hình 4.14: Chồng 3 lớp đơn chất trong nước để tạo ra lớp nước tưới ................. 23
Hình 4.15: Chồng 7 lớp đơn chất để tạo ra lớp tổng hợp ..................................... 23
Hình 4.16: Phân nhóm cho 3 lớp đất trồng, nước tưới và tổng hợp dựa vào Bảng 4.3
.............................................................................................................................. 25
Hình 5.1: Bản đồ đánh giá khả năng trồng rau an toàn về điều kiện đất trồng (chỉ
tiêu asen) tại vùng trồng rau của các xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới
Sơn thuộc huyện Hóc Môn................................................................................... 26
Hình 5.2: Bản đồ đánh giá khả năng trồng rau an toàn về điều kiện đất trồng (chỉ
tiêu chì) tại vùng trồng rau của các xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới Sơn
thuộc huyện Hóc Môn .......................................................................................... 27
Hình 5.3: Bản đồ đánh giá khả năng trồng rau an toàn về điều kiện đất trồng (chỉ
tiêu đồng) tại vùng trồng rau của các xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới
Sơn thuộc huyện Hóc Môn................................................................................... 27


ix


Hình 5.4: Bản đồ đánh giá khả năng trồng rau an toàn về điều kiện đất trồng (chỉ
tiêu kẽm) tại vùng trồng rau của các xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới
Sơn thuộc huyện Hóc Môn................................................................................... 28
Hình 5.5: Bản đồ đánh giá khả năng trồng rau an toàn về điều kiện nước tưới (chỉ
tiêu asen) tại vùng trồng rau của các xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới
Sơn thuộc huyện Hóc Môn................................................................................... 28
Hình 5.6: Bản đồ đánh giá khả năng trồng rau an toàn về điều kiện nước tưới (chỉ
tiêu chì) tại vùng trồng rau của các xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới Sơn
thuộc huyện Hóc Môn .......................................................................................... 29
Hình 5.7: Bản đồ đánh giá khả năng trồng rau an toàn về điều kiện nước tưới (chỉ
tiêu thủy ngân) tại vùng trồng rau của các xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân
Thới Sơn thuộc huyện Hóc Môn .......................................................................... 29
Hình 5.8: Bản đồ đánh giá tổng hợp khả năng trồng rau an toàn về điều kiện đất
trồng tại vùng trồng rau của các xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới Sơn
thuộc huyện Hóc Môn .......................................................................................... 30
Hình 5.9: Bản đồ đánh giá tổng hợp khả năng trồng rau an toàn về điều kiện nước
tưới tại vùng trồng rau của các xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới Sơn
thuộc huyện Hóc Môn .......................................................................................... 30
Hình 5.10: Bản đồ đánh giá tổng hợp khả năng trồng rau an toàn của vùng trồng rau
(đất và nước) tại các xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới Sơn thuộc huyện
Hóc Môn ............................................................................................................... 31

x


Phần mở đầu

0.1.

Đặt vấn đề

Thời gian gần đây thường xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có ngộ
độc do rau củ. Trồng rau an toàn đã trở thành vấn đề quan tâm của Thành phố Hồ
Chí Minh gần 20 năm trở lại đây. Theo kết quả thực hiện chương trình rau an toàn
giai đoạn 2002 – 2005 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ
Chí Minh thì từ năm 2000 – 2001, ngành nông nghiệp Thành phố đã tổ chức quy
hoạch vùng rau an toàn, và vẫn còn tiếp tục quy hoạch vùng rau an toàn trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng với tiêu chí thực phẩm
sạch, an toàn và nguồn gốc rõ ràng, cần phải đánh giá lại khả năng trồng rau an toàn
về các yếu tố về đất trồng và nước tưới. Để giải quyết các bài toán này, GIS là công
cụ hiệu quả, vì vậy sinh viên chọn đề tài “Ứng dụng GIS để đánh giá khả năng trồng
rau an toàn của vùng trồng rau huyện Hóc Môn”.
0.2.

Tổng quan về lịch sử nghiên cứu

Hiện tại chưa có đề tài nào ứng dụng GIS để đánh giá khả năng trồng rau an
toàn, một số đề tài khác ứng dụng GIS để đánh giá thích nghi đất đai và cây trồng:
Bảng 0.1: Các đề tài ứng dụng GIS để đánh giá thích nghi đất đai và cây trồng

Tên đề tài
Ứng dụng GIS và
ALES đánh giá
thích nghi cây mía
tại tỉnh Long An


Tác giả
Nguyễn
Quỳnh
Anh

Năm
7/2011

Tích hợp GIS và
phân tích đa tiêu
chuẩn (MCA)
trong đánh giá
thích nghi đất đai

Võ Thị
Phương
Thủy

7/2011

Nội dung chính
Tích hợp GIS và ALES để đánh giá
thích nghi tự nhiên cây mía theo 4 tính
chất đất đai (loại đất, tầng dày của đất,
khả năng tưới và lượng mưa) cho ra bản
đồ thích nghi cây mía trên địa bàn tỉnh
Long An, đề xuất diện tích phù hợp
phát triển cây mía cho tỉnh Long An
Ứng dụng GIS để xây dựng các lớp
thông tin chuyên đề (thổ nhưỡng, khả

năng tưới, thành phần cơ giới, tầng dày,
độ dốc của đất), chồng xếp các lớp
thông tin chuyên đề bằng mô hình
Model Builder/ArcGIS để thành lập
bản đồ đơn vị đất đai (LMU); ALES
đọc kết quả LMU (chất lượng đất đai)
từ GIS để đánh giá thích nghi đất đai

1


Ứng dụng GIS và
phân tích đa tiêu
chuẩn (MCA)
trong đánh giá
thích nghi đất đai
phục vụ quản lý sử
dụng đất bền vững
Tích hợp GIS và
AHP trong đánh
giá thích nghi cây
điều tại huyện Bù
Gia Mập tỉnh Bình
Phước
Tích hợp GIS và
AHP trong đánh
giá thích nghi cây
cao su tại huyện
Chơn Thành
tỉnh Bình Phước


Nguyễn
Thị Lý

5/2013

Thượng
Ngọc
Thảo

3/2014

Ứng dụng GIS và
phương pháp phân
tích thứ bậc (AHP)
đánh giá thích nghi
đất đai cây cà phê
Vối (Robusta) ở
Đức Trọng – Lâm
Đồng
Ứng dụng GIS
đánh giá thích nghi
đất đai một số
nhóm cây trồng ở
tỉnh Tiền Giang
trong điều kiện
biến đổi khí hậu
Đánh giá thích
nghi đất đai cho


Lại Thị
Ngân

6/2014


Thanh
Nguyệt

6/2014

Nguyễn 6/2014
Đắc Kha

Trần Thị 6/2016
Mỹ

Ứng dụng GIS để xây dựng các lớp
thông tin chuyên đề (thổ nhưỡng, độ
dốc, tầng dày, khả năng tưới, thành
phần cơ giới), cho ra bản đồ đơn vị đất
đai (LMU); ALES đọc kết quả LMU
(chất lượng đất đai) từ GIS để đánh giá
thích nghi đất đai tự nhiên
Ứng dụng GIS để xây dựng các bản đồ
đơn tính (địa hình, thổ nhưỡng, điều
kiện nước tưới,…) để xác định vùng đất
thích hợp phát triển cây điều; AHP để
so sánh các thành phần và tính toán độ
ưu tiên

Ứng dụng GIS để xây dựng các lớp
thông tin chuyên đề (thổ nhưỡng, tầng
dày, độ cao, độ dốc của đất), cho ra bản
đồ thích nghi đất đai (LMU), chồng lớp
bản đồ thích nghi đất đai và bản đồ quy
hoạch để xác định vùng thích nghi
trồng cây cao su; AHP để tính toán
trọng số cho từng yếu tố thích nghi
Ứng dụng GIS, phương pháp đánh giá
đất đai của FAO và phương pháp thứ
bậc (AHP) để xây dựng vùng thích nghi
cho cây cà phê Vối qua các bước: xác
định mục tiêu, các chỉ tiêu ảnh hưởng,
lấy ý kiến chuyên gia xác định trọng số
trung bình các chỉ tiêu, tính chỉ số thích
nghi và xây dựng bản đồ thích nghi
Ứng dụng GIS để xây dựng các lớp
thông tin chuyên đề (loại đất, tầng dày,
thành phần cơ giới, nhiệt độ, lượng
mưa) cho ra bản đồ thích nghi đất đai,
từ đó đề xuất những vùng phù hợp phát
triển các nhóm cây trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang
Ứng dụng GIS và phương pháp đánh
giá đất đai của FAO để đánh giá thích

2


nhóm cây công

nghiệp lâu năm tại
tỉnh Kon Tum
Ứng dụng GIS và
AHP trong đánh
giá tiềm năng đất
đai cho cây Macca
tại huyện Tuy Đức,
tỉnh Đắk Nông

Duyên

Nguyễn
Trọng
Khiêm

6/2016

Ứng dụng GIS
Huỳnh
đánh giá thích nghi Thị Mỹ
cây sắn tại tỉnh Tây Trinh
Ninh

6/2016

0.3.

nghi cho nhóm cây công nghiệp lâu
năm (cây cao su, cà phê, tiêu, điều) tại
tỉnh Kon Tum

Tích hợp công nghệ GIS và thuật toán
AHP để xây dựng bản đồ thích nghi cây
Macca và tính toán khả năng thích nghi
của cây Macca, đưa ra đề xuất những
vùng thích hợp trồng cây Macca về các
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
môi trường của huyện Tuy Đức
Ứng dụng GIS và phương pháp đánh
giá đất đai của FAO để đánh giá thích
nghi tự nhiên cây sắn theo 4 tính chất
đất đai (loại đất, tầng dày của đất, thành
phần cơ giới, độ dốc) cho ra bản đồ
thích nghi cây sắn của tỉnh Tây Ninh

Mục tiêu, giới hạn phạm vi đề tài
0.3.1. Mục tiêu đề tài

 Xây dựng bản đồ vùng thích hợp trồng rau an toàn
 Phân tích, đánh giá mức độ phù hợp để trồng rau an toàn của vùng trồng rau
0.3.2. Giới hạn phạm vi đề tài
- Về nội dung: điều kiện sản xuất rau an toàn phụ thuộc nhiều yếu tố: nhân
lực, đất trồng, nước tưới, quy trình sản xuất rau an toàn… nhưng đề tài chỉ đánh giá
khả năng trồng rau an toàn dựa vào 2 yếu tố là đất trồng và nước tưới theo tiêu
chuẩn VietGAP.
- Về không gian: hiện nay vùng trồng rau của huyện Hóc Môn gồm các xã Bà
Điểm, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn, Tân Sơn Nhì, Tân
Hiệp, Thới Tam Thôn, Đông Thạnh, Nhị Bình; nhưng đề tài chỉ đánh giá khả năng
trồng rau an toàn cho 3 xã là Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới Sơn do giới
hạn lại không gian.
- Về thời gian: dữ liệu dựa trên kết quả phân tích mẫu đất trồng và nước tưới

của năm 2017 và dữ liệu vùng trồng rau của huyện Hóc Môn năm 2017.
-

Phần mềm sử dụng: ArcGIS

3


0.4.

Các nội dung thực hiện

Tìm hiểu các văn bản pháp lý về điều kiện sản xuất rau an toàn, nắm rõ các
tiêu chuẩn của từng đơn chất, sau đó đưa ra hướng giải quyết cho bài toán thích
nghi, lập bảng phân nhóm theo tiêu chuẩn và tiến hành xây dựng bản đồ vùng thích
hợp trồng rau an toàn. Từ đó phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của vùng rau hiện
tại của 3 xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới Sơn.
Tìm hiểu về khái niệm rau an toàn và
điều kiện sản xuất rau an toàn

Cách giải quyết các
bài toán thích nghi

Xây dựng bản đồ vùng thích hợp trồng rau an toàn

Phân tích, đánh giá mức độ thích hợp
Hình 0.1: Các nội dung thực hiện

0.5.


Bố cục của báo cáo
Báo cáo gồm 5 chương:
 Phần mở đầu
 Phần nội dung
 Chương 1: Rau an toàn
 Chương 2: GIS và bài toán thích nghi
 Chương 3: Tổng quan về khu vực nghiên cứu
 Chương 4: Dữ liệu và phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
 Chương 5: Kết quả và thảo luận
 Phần kết luận

4


Phần nội dung
CHƢƠNG 1: RAU AN TOÀN
1.1.

Định nghĩa rau an toàn, phân biệt rau an toàn và rau sạch

Theo VietGAP: “Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn
củ, thân, lá, hoa quả) có chất lượng đúng như đặt tính giống của nó, hàm lượng các
hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho
phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn".” (trang web VietGAP, 2014)
Trong thực tế, người ta thường nhầm lẫn giữa rau sạch và rau an toàn, nên
cần có sự phân biệt hai thuật ngữ này. Theo VietGAP, rau sạch là loại rau canh tác
trong điều kiện tự nhiên: không phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc
kích thích tăng trưởng, không sử dụng chất bảo quản, không bón phân hóa học mà
hoàn toàn là phân hữu cơ; còn rau an toàn được phép sử dụng phân bón hóa học và

những hóa chất trên nhưng phải đảm bảo không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
(trang web VietGAP, 2014)
Theo Điều 2 của Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an
toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày
15/10/2008, rau an toàn được hiểu là sản phẩm rau được sản xuất, sơ chế phù hợp
với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (Quy
trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam)
hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP.
1.2.

Điều kiện sản xuất rau an toàn

Theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh
doanh rau, quả và chè an toàn, điều kiện sản xuất rau an toàn gồm:
 Nhân lực:
 Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ
trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau an toàn.
 Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về
VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau an toàn.
 Đất trồng:
 Có đặc tính phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau.
 Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê
duyệt.

5


 Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất trước khi sản xuất và trong quá trình

sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ ô nhiễm) không vượt quá mức cho phép:
Bảng 1.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất trồng
(Phụ lục 1 trong Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 15-10-2008)

STT

Nguyên tố

Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/kg đất khô)

1

Arsen (As)

12

2

Cadimi (Cd)

2

3

Chì (Pb)

70

4


Đồng (Cu)

50

5
Kẽm (Zn)
200
 Nước tưới:
 Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ bệnh viện, khu dân cư tập
trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc chưa qua xử lý; nước phân tươi,
nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau.
 Nước tưới cho rau không bị ô nhiễm bởi các sinh vật và hoá chất độc hại.
 Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản xuất
và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ ô nhiễm) không vượt
quá mức cho phép:
Bảng 1.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới
(Phụ lục 2 trong Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 15-10-2008)

STT
Nguyên tố
Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/lít)
1
Thủy ngân (Hg)
0.001
2
Cadimi (Cd)
0.01
3

Arsen (As)
0.1
4
Chì (Pb)
0.1
 Quy trình sản xuất rau an toàn:
Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và điều
kiện cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP.
 Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ
sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.

6


CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ
CÁCH GIẢI QUYẾT CÁC BÀI TOÁN THÍCH NGHI
2.1.

Giới thiệu về GIS (Geographic Information System)
2.1.1.

Định nghĩa

GIS là một hệ thống thông tin áp dụng cho dữ liệu địa lý, và được xem
như là một hệ thống gồm phần cứng, phần mềm với các chức năng được
thiết kế để thu thập, lưu trữ, truy cập và biến đổi, phân tích và thể hiện
dữ liệu tham chiếu đến vị trí trên mặt trái đất, nhằm hỗ trợ giải quyết các
bài toán quy hoạch và quản lý phức tạp. (Trần Trọng Đức, 2013, trang 9)
2.1.2.


Thành phần

Theo Trần Trọng Đức (2013), GIS được cấu thành từ 5 thành phần chính:
-

Phần cứng: gồm hệ thống các thiết bị kĩ thuật cần thiết
Phần mềm: dùng để tạo, quản lý và phân tích dữ liệu địa lý
Dữ liệu: gồm dữ liệu không gian (vector, raster) và dữ liệu thuộc tính
Phương pháp và quy trình: là cách quản lý, xử lý và phân tích dữ liệu
Con người: là thành phần quan trọng nhất và được chia thành 3 nhóm chính:
người xem, người sử dụng và chuyên gia GIS.
2.1.3.

Chức năng

Theo Trần Trọng Đức (2013), các chức năng của GIS gồm:
-

Nhập và biên tập dữ liệu
Lưu trữ và quản lý dữ liệu
Truy vấn và hiển thị dữ liệu
Phân tích dữ liệu: không gian, thuộc tính, kết hợp không gian và thuộc tính.

Trong đó, phân tích dữ liệu kết hợp không gian và thuộc tính được xếp thành
4 nhóm chức năng chính:






Trích dữ liệu, phân loại và đo lường
Chồng lớp
Lân cận
Chức năng kết nối

7


2.2.

Lựa chọn mức độ đánh giá thích nghi

Từ các đề tài trong Bảng 0.1, các bài toán đánh giá thích nghi thường sử
dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn MCA để đánh giá đồng thời trên nhiều
yếu tố, phương pháp phân tích thứ bậc AHP để xác định từng mức độ quan trọng
khác nhau của các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá đất đai của FAO để xác định
mức độ thích hợp cao hay thấp của từng yếu tố.
Đề tài ứng dụng GIS và dựa vào phương pháp đánh giá đất đai của FAO để
đánh giá khả năng trồng rau an toàn cho vùng trồng rau của các xã Nhị Bình, Thới
Tam Thôn và Xuân Thới Sơn thuộc huyện Hóc Môn theo 4 mức độ: rất thích hợp,
thích hợp, ít thích hợp và không thích hợp.

8


CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Dựa trên dữ liệu không gian thu thập được của Trung tâm Ứng dụng Hệ
thống Thông tin Địa lý Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, huyện Hóc Môn là một
huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 1 Thị trấn Hóc Môn và 11 xã: Bà Điểm,

Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn, Tân Sơn Nhì, Tân Hiệp,
Thới Tam Thôn, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Xuân và Trung Chánh. Hóc Môn nằm
ở phía tây bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp quận 12, phía tây giáp
huyện Đức Hòa thuộc tỉnh Long An, phía nam giáp quận Bình Tân, phía bắc giáp
huyện Củ Chi, phía đông bắc giáp Thị xã Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương và phía
tây nam giáp huyện Bình Chánh.
Theo kết quả phân tích mẫu năm 2017, diện tích vùng trồng rau của huyện
Hóc Môn chiếm khoảng 75% diện tích của huyện Hóc Môn, rau được trồng trên hầu
hết các xã, trừ xã Tân Xuân, xã Trung Chánh và Thị trấn Hóc Môn; diện tích vùng
trồng rau trong phạm vi 3 xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới Sơn chiếm
khoảng 80% diện tích 3 xã.

Hình 3.1: 48 điểm lấy mẫu đất trồng và nước tưới của vùng trồng rau trên 3 xã Nhị Bình,
Thới Tam Thôn và Xuân Thới Sơn

9


CHƢƠNG 4: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ,
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
4.1.

Quy trình chung

Tiêu chuẩn
VietGAP

Ranh giới hành
chính của Thành
phố Hồ Chí Minh


Vùng trồng rau
huyện Hóc Môn
Trích

Trích
Bảng phân
nhóm mức độ
thích hợp của
từng đơn chất

Vị trí điểm lấy
mẫu của 3 huyện
Trích

Vùng rau 3 xã
có lấy mẫu

Ranh giới hành
chính 3 xã có
lấy mẫu

Vị trí điểm lấy
mẫu của huyện
Hóc Môn (3 xã)

Chuyển đổi
hệ tọa độ

Nội suy


Phân nhóm

Chỉnh sửa
thuộc tính

Bản đồ chỉ tiêu đơn tính
Asen
đất

Chì
đất

Đồng
đất

Kẽm
đất

Asen
nước

Chì
nước

Thủy ngân
nước

Bản đồ tổng hợp
Chồng lớp


Bảng phân tích,
đánh giá mức độ
thích hợp

Đất trồng

Phân nhóm

Hình 4.1: Quy trình chung của đồ án

10

Nước tưới

Tổng hợp

Bảng phân nhóm
mức độ thích hợp
tổng hợp


4.2.

GIS hóa khả năng chuyển đổi phần diện tích vùng trồng rau hiện tại

sang vùng trồng rau an toàn
Để đánh giá mức độ thích hợp trồng rau, đề tài đánh giá mức độ thích hợp về
đất trồng và nước tưới. Dựa vào Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và
chè an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày

15/10/2008, sự phù hợp đất trồng và nước tưới lần lượt dựa trên 5 chỉ tiêu và 4 chỉ
tiêu về kim loại nặng với ngưỡng cụ thể.
Trên cơ sở này, lập bảng phân nhóm mức độ thích hợp của từng đơn chất từ
các tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng các hóa chất và kim loại nặng trong đất trồng
và nước tưới rau an toàn từ Bảng 1.1 và Bảng 1.2, vượt ngưỡng cho phép được gán
điểm 0 (không thích hợp), trong ngưỡng cho phép được chia thành 3 khoảng ứng
với 3 mức độ thích hợp còn lại, nhóm có giá trị bé nhất được gán điểm 3 (rất thích
hợp), nhóm giá trị tiếp theo được gán điểm 2 (thích hợp trung bình) và nhóm còn lại
là điểm 1 (ít thích hợp). Giá trị cũ là kết quả phân tích mẫu của các đơn chất, giá trị
mới là thang điểm cho từng mức độ thích hợp của từng đơn chất:
Bảng 4.1: Bảng phân nhóm mức độ thích hợp của từng đơn chất

Kim
Môi
loại
trường
nặng
As
Cd
Đất
Pb
Cu
Zn
Hg
Cd
Nước
As
Pb

4.3.


Mức độ thích hợp
Rất thích hợp
Thích hợp
Ít thích hợp
(3 điểm)
(2 điểm)
(1 điểm)
≤4
(4;8]
(8;12]
≤0.6
(0.6;1.3]
(1.3;2]
≤23
(23;47]
(47;70]
≤16
(16;33]
(33;50]
≤66
(66;133]
(133;200]
≤0.0003
(0.0003;0.0007] (0.0007;0.001]
≤0.003
(0.003;0.007]
(0.007;0.01]
≤0.03
(0.03;0.07]

(0.07;0.1]
≤0.03
(0.03;0.07]
(0.07;0.1]

Không thích
hợp (0 điểm)
>12
>2
>70
>50
>200
>0.001
>0.01
>0.1
>0.1

Thu thập dữ liệu

Bảng 4.2: Thu thập dữ liệu

Tên dữ liệu

Thông tin
tác giả,
NXB

Nguồn
dữ liệu


Mô tả sơ lược nội dung
tài liệu

11

Ghi chú
về khả
năng sử
dụng

Hình thức


Quyết định
Bộ
99/2008/QĐ
trưởng
Quyết định ban hành
-BNN quản
Bộ Nông http://v quy định về quản lý sản
lý sản xuất,
nghiệp và bpl.vn/ xuất, kinh doanh rau,
kinh doanh
Phát triển
quả và chè an toàn
rau, quả và
nông thôn
chè an toàn
Thông tin của hộ sản
Dữ liệu

xuất, tọa độ lấy mẫu
Lớp dữ liệu năm 2017
(GPS cầm tay), mã
về kết quả
Vị trí
mẫu, ngày lấy mẫu,
Trung
phân tích
điểm lấy
Tâm người lấy, kết quả phân
mẫu đất,
mẫu phân
tích mẫu của các đơn
Ứng
mẫu nước
bố không
chất (định dạng kiểu
Dụng
đều
chữ)
Hệ
Thống Tên phường, tên quận,
Lớp ranh
Thông mã phường, mã quận,
giới vùng
Dữ liệu
Tin
tên khu phố, tên ấp,
trồng rau
năm 2017 Địa Lý

diện tích trồng từng
huyện Hóc
Thành loại rau, diện tích trồng
Môn
phố Hồ rau của từng khu phố
Chí
Lớp ranh
Minh Tên phường, tên quận,
giới hành
Dữ liệu
chính Thành
mã phường, mã quận,
năm 2017
phố Hồ Chí
số hộ, diện tích
Minh

4.4.

Điều
kiện sản
xuất rau
an toàn

Văn bản
pháp luật
Việt Nam

Để nội
suy,

phân bố
kim loại
nặng
trong
đất và
nước

Định
dạng
shapefile
Hệ tọa độ
WGS84

Để cắt
vùng nội
suy

Để giới
hạn bề
mặt nội
suy

Định
dạng
shapefile
Hệ tọa độ
VN2000_
HCM

Xử lý dữ liệu

4.4.1.

Lớp ranh giới 3 xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới Sơn

Trích dữ liệu 3 xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới Sơn từ lớp
ranh giới hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh
4.4.2.

Lớp vùng trồng rau thuộc 3 xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân

Thới Sơn
Dùng lệnh Clip để xác định vùng trồng rau của 3 xã:
Geoprocessing  Clip

12


Hình 4.2: Cắt vùng trồng rau của huyện Hóc Môn theo phạm vi 3 xã

4.4.3.

Lớp vị trí mẫu đất trồng, nước tưới rau
4.4.3.1. Trích dữ liệu

Lớp số liệu phân tích mẫu đất trồng, nước tưới rau của năm 2017: gồm 3
huyện là Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi, trích khu vực huyện Hóc Môn (3
xã: Nhị Bình, Thới Tam Thôn và Xuân Thới Sơn).
4.4.3.2. Chuyển đổi hệ quy chiếu
Chuyển hệ quy chiếu của lớp kết quả phân tích mẫu từ WGS84 về cùng
hệ quy chiếu với các lớp dữ liệu còn lại là VN2000_HCM:

ArcToolbox  Data Management
Transformations  Feature  Project

13

Tools



Projections

and


×