Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

ĐÁNH GIÁ mối QUAN hệ hữu cơ TỔNG số và đạm TỔNG số TRONG đất TRỒNG lúa HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ
HỮU CƠ TỔNG SỐ VÀ ĐẠM TỔNG SỐ
TRONG ĐẤT TRỒNG LÚA
HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Sinh viên thực hiện: Phạm Hữu Khang
Khóa: 01 – ĐCMT - 01

TP. Hồ Chí Minh, 2016

MSSV: 0150100018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ
HỮU CƠ TỔNG SỐ VÀ ĐẠM TỔNG SỐ
TRONG ĐẤT TRỒNG LÚA
HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Sinh viên thực hiện: Phạm Hữu Khang

MSSV: 0150100018



Khóa: 01 – ĐCMT – 01
Giảng viên hướng dẫn:

- TS. Vũ Ngọc Hùng
- TS. Hoàng Thị Thanh Thủy

TP. Hồ Chí Minh, 2016


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Địa chất Và Khoáng sản, trường Đại học Tài
Nguyên và Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh cùng sự đồng ý của giáo viên hướng
dẫn TS. Hoàng Thị Thanh Thủy, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá mối quan hệ hữu
cơ tổng số và đạm tổng số trong đất trồng lúa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”.
Để hoàn thành bài Đồ án tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn các giáo viên đã
hướng dẫn, giảng dạy tôi tận tình trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, rèn luyện
tại lớp, tại khoa, tại trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Thành phố Hồ Chí
Minh. Trong khoảng thời gian 15 tuần làm đồ án tốt nghiệp, được giáo viên TS. Hoàng
Thị Thanh Thủy – giảng viên hướng dẫn của tôi, cô đã hướng dẫn tôi, định hướng cho
tôi từng bước đi trong báo cáo này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ hướng dẫn TS. Vũ Ngọc Hùng –
Giám đốc phòng Tài Nguyên Đất, cùng các cô, chú, anh, chị, bạn bè làm việc tại phân
viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền nam đã luôn theo sát, chỉ dẫn tận tình,
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, Tháng 12 Năm 2016

i



MỤC LỤC
TÓM TẮT........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐATN .................................................................................2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐATN ............................................................................................3
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................3
3.1 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................3
3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3
4. Ý NGHĨA ....................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................4
1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ...............4
2. TỔNG QUAN KHU VƯC NGHIÊN CỨU .........................................................6
3. PHÂN TÍCH HIÊN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ..................................................16
4. TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................17
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................18
1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU ..........................................................18
2. PHƯƠNG PHÁP THỰC ĐỊA KHẢO SÁT .......................................................18
3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ..........................................................................22
4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU ....................................................................22
5. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ.........................................................24
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................25
1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ....................................................................................25
2. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA OM VÀ N............................................................28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................31

ii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐATN

Đồ án tốt nghiệp

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐNB

Đông Nam Bộ

N

Đạm (Nitơ)

OM

Chất hữu cơ (Organic Matter)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thang đánh giá chất hữu cơ theo W. Siderius .................................................. 3

Bảng 1.2. Thang đánh giá N tổng số và chất hữu cơ trong đất ......................................... 4
Bảng 1.3. Thống kê các loại đất trên huyện Cao Lãnh ..................................................... 7
Bảng 1.4 Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 ........................................................................... 16
Bảng 2.1. Danh sách các điểm lấy mẫu đất trồng lúa ....................................................... 17
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích ...................................................................................... 21
Bảng 3.1. Kết quả phân tích hàm lượng hữu cơ ................................................................ 24
Bảng 3.2. Kết quả phân tích hàm lượng Nitơ .................................................................... 25

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp .................................................... 5
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu H. Cao Lãnh ...................................................................... 19
Hình 2.2 Công tác đào đất lấy phẫu diện........................................................................... 20
Hình 2.3 Công tác khoan ................................................................................................... 20
Hình 2.4 Công tác lấy mẫu ................................................................................................ 21
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh hàm lượng hữu cơ ................................................................... 24
Hình 3.2. Sơ đồ phân bố chất hữu cơ ................................................................................ 25
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh hàm lượng Nitơ ....................................................................... 26
Hình 3.4. Sơ đồ phân bố Nitơ ............................................................................................ 27
Hình 3.5. Biểu đồ hồi quy tuyến tính so sánh tương tương quan OM và N...................... 28

v


TÓM TẮT
Chất hữu cơ và đạm (nitơ) là một trong những nguyên tố dinh dưỡng quan
trọng của thực vật, một thuộc tính quan trọng của đất. Nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến các tính chất hóa lý và sinh học đất, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sản

xuất của đất. Thông thường, giữa hàm lượng đạm (N) và hữu cơ (OM) có mối tương
quan, mối tương quan này có thể thay đổi tùy thuộc những tác động tự nhiên hoặc
nhân tạo đến môi trường đất như: mức độ thâm canh sử dụng đất, lượng phân bón,
mưa lũ, ngập lụt...Từ đó, việc thực hiện đề tài “Đánh giá mối quan hệ hữu cơ tổng số
và đạm tổng số trong đất trồng lúa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” là cần thiết.
Kết quả thực hiện đề tài dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu có trước, khảo
sát thực địa lấy mẫu và phân tích, cho thấy:
- Huyện Cao Lãnh mang cấu trúc địa chất chung của tỉnh Đồng tháp có cùng
lịch sử phát triển của vùng ĐBSCL, với sự thành tạo phù sa cổ (trầm tích Pleistocene)
và phù sa mới (Holocene). Vật liệu trầm tích gồm: các lớp set xám xanh, xám trắng
hoặc nâu và cát. Phù sa mới phần lớn chứa các chất hữu cơ, có độ ẩm tự nhiên cao.
Phần lớn diện tích đất của huyện là nhóm đất phù sa, chiếm 64,37% diện tích đất tự
nhiên, đây là nhóm đất tốt, giàu chất dinh dưỡng.
- Hàm lượng hữu cơ và đạm trong các mẫu phân tích đều ở mức trung bình,
riêng chỉ có 6 mẫu có hàm lượng hữu cơ và đạm thấp nhất trong 31 mẫu do các vị trí
này có mức độ thâm canh khác so với các vị trí còn lại.
- Tương quan giữa hữu cơ tổng số và đạm tổng số trong đất trồng lúa huyện
Cao Lãnh là mối tương quan thuận, phương trình tương quan giữa hữu cơ tổng số và
đạm tổng số như sau:
y = 17,297x + 0,1588 (với x là đạm tổng số, y là hữu cơ tổng số).
Với R2 = 0,7804

1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐATN
Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được,
là một trong những thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá và xã hội, an ninh và quốc

phòng.
Cây lúa là cây lương thực chủ yếu và quan trọng trên thế giới, là một ngành có
giá trị xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, tính riêng trong lĩnh vực nông nghiệp. Lúa có thể
gieo trồng trong điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới. Huyện Cao Lãnh nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng cơ bản như nắng nhiều (2.710 giờ/năm)
nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình từ 27,30C –32,80C; biên độ nhiệt chênh lệch
ngày và đêm tương đối lớn; rất thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và
nâng cao chất lượng nông sản. Nên huyện Cao Lãnh là một trong những huyện có thế
mạnh về sản xuất nông nghiệp toàn diện, đứng thứ 2 của tỉnh Đồng Tháp chỉ sau
huyện Tháp Mười. Ngoài cây lúa với diện tích 66 ngàn ha, sản lượng lúa năm 2006 đạt
347 ngàn tấn, còn có gần 5 ngàn ha vườn cây ăn trái, chủ yếu là xoài, nhãn, cây có
múi, sản lượng 21.7 ngàn tấn; hơn 4 ngàn ha cây công nghiệp ngắn ngày. Với sản
lượng lúa cả Huyện Cao Lãnh năm 2014 là 554 ngàn tấn [8].
Chất hữu cơ là một thuộc tính quan trọng của chất lượng đất. Nó ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến các tính chất lý, hóa và sinh học đất, từ đó ảnh hưởng đến
khả năng sản xuất của đất. Chất hữu cơ chứa một lượng khá lớn các nguyên tố dinh
dưỡng cho cây trồng và vi sinh vật như N, P, K, S, Mg, Ca và một số nguyên tố vi
lượng. Chất hữu cơ của đất ảnh hưởng đến nhiều tính chất của đất: khả năng cung cấp
chất dinh dưỡng, khả năng hấp thụ, giữ nhiệt và kích thích sinh trưởng cây trồng. Chất
hữu cơ đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu trong hệ sinh
thái đất [6].
Đạm (Nitơ) là một trong những nguyên tố dinh dưỡng quan trọng của thực vật.
Hầu hết các nito trong đất đều ở dạng hữu cơ (95-99%), chỉ một phần ở dạng vô cơ (15%). Cây trồng chỉ sử dụng nitơ trong đất khi đã chuyển hóa thành dạng vô cơ (nito
hữu cơ trong mùn -- axit amin -- amit -- amoni nitrat). Bên cạnh đó, sử dụng phân
khoáng liên tục với liều lượng cao trong hệ thống nông nghiệp cũng làm axít hóa đất,
2


và một phần qua quá trình nitrat hóa khi sử dụng phân đạm. Nếu các ion NO3- trong
đất nhiều hơn so với nhu cầu cây trồng, chúng sẽ bị rửa trôi [9].

Để cây lúa phát triển tốt thì ngoài việc nghiên cứu tạo ra nhiều giống lúa có
năng suất và khả năng chống chịu môi trường cao thì cần chú ý đến các kỹ thuật chăm
sóc, chế độ phân bón và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất. Bên cạnh đó, để
phát triển năng suất cây trồng mà vẫn đảm bảo được chất lượng đất, nhiều nghiên cứu
khoa học về đất đã được thực hiện. Trong đó, đạm tổng số và chất hữu cơ tổng số là
những chỉ tiêu thường được phân tích để đánh giá chất lượng đất. Cho nên đề tài:
“Đánh giá mối quan hệ hữu cơ tổng số và đạm tổng số trong đất trồng lúa huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” là cần thiết.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐATN
Khảo sát đạm tổng số (%N) và chất hữu cơ tổng số (%OM) của 31 mẫu đất tầng
mặt trên địa bàn khu vực nghiên cứu, đáng giá mối tương quan của hai chỉ tiêu.
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Thu thập tài liệu đặc điểm kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất của huyện Cao
Lãnh.
Lấy mẫu, xử lý và phân tích Nitơ tổng số, hữu cơ tổng số của các mẫu tầng mặt
trên địa bàn khu vực nghiên cứu.
Phân tích, xử lý số liệu; xác định mối tương quan thông qua phương trình hồi
qui tuyến tính.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát Nitơ tổng số (%N) và chất hữu cơ tổng số (%OM) trong đất huyện
Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
4. Ý NGHĨA
- Kế thừa phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm, sử dụng
số liệu để đánh giá mối tương quan nhằm đánh giá chất lượng đất và mối tương quan
giữa N tổng số và hữu cơ tổng số, áp dụng cho địa bàn huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng
tháp.
- Góp phần xây dựng bộ dữ liệu mới về hàm lượng OM và N tổng số, mối
tương quan giữa 2 chỉ tiêu của đất trồng lúa huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.


3


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN
1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu khoa học đánh giá chất hữu cơ, đạm trong và
ngoài nước.
1.1 Nghiên cứu ngoài nước
Môi trường đất luôn chứa các yếu tố quyết định không nhỏ đến sự sinh trưởng
phát triển cây nông nghiệp. Quản lý chất dinh dưỡng trong đất là vấn đề đang được đại
học Minnesota tại Duluth, bang Minnesota quan tâm hàng đầu. Nghiên cứu quản lý
dinh dưỡng trong Đất và tập trung vào việc phát triển chiến lược nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng chất dinh dưỡng cho cây trồng. Mục tiêu chính là tối ưu hóa năng suất và
chất lượng cây trồng sử dụng lượng chất dinh dưỡng thích hợp trong khi giảm thiểu tác
động đến môi trường. Vấn đề môi trường và kinh tế làm tăng nhu cầu tìm hiểu rõ hơn
về vai trò và khả năng của nitơ (N) trong các hệ thống sản xuất cây trồng. Nitơ là chất
dinh dưỡng thường thiếu cho sản xuất cây trồng ở Minnesota và sử dụng nó hợp lí có
thể dẫn đến lợi nhuận kinh tế đáng kể cho nông dân. Tuy nhiên, khi Nitơ đầu vào cho
đất vượt quá nhu cầu mùa vụ, có một khả năng rằng một lượng quá nhiều nitrat (NO 3 -N) có thể nhập hoặc mặt đất hoặc mặt nước. Quản lý đầu vào N để đạt được một sự
cân bằng giữa sản xuất cây trồng có lợi nhuận và mức độ chấp nhận được với môi
trường của NO 3 - -N trong nguồn nước nên là mục tiêu của mỗi người trồng. Các hành
vi của N trong hệ thống đất là phức tạp, nhưng sự hiểu biết về các quá trình cơ bản là
rất cần thiết cho một chương trình quản lý hiệu quả hơn [11].
Nghiên cứu hữu cơ ở nước ngoài, W. Siderius đã đánh giá hàm lượng chất hữu
cơ trong đất (phân tích theo Walkley-Black) theo tiêu chuẩn sau:
Bảng 1.1. Thang đánh giá chất hữu cơ theo W. Siderius
Mức độ
OC (%)
OM (%)

Rất giàu
> 3,50
> 6,0
Giàu
2,51 - 3,50
4,3 - 6,0
Trung bình
1,26 - 2,51
2,2 - 4,3
Nghèo
0,60 - 1,26
1,0 - 2,2
Rất nghèo
< 0,60
< 1,0
(nguồn: International Institute for Aerospace Survey and Earth Science, 1992)
4


1.2 Nghiên cứu trong nước
“Hàm lượng của cacbon hữu cơ và mối quan hệ với đạm tổng số trong đất
lúa đồng bằng sông Cửu Long” Ngô Ngọc Hưng. Nghiên cứu được Ngô Ngọc Hưng
thực hiện trên hai trường hợp: (1) tất cả mẫu đất ở độ sâu khác nhau, 1.188 mẫu và (2)
chỉ mẫu đất tầng mặt, 222 mẫu. Nhằm mục đích khảo sát phân bố tầng số và đánh giá
hàm lượng C hữu cơ và N tổng số trong đất đồng bằng sông Cửu Long; xác định mối
tương quan và phương trình hồi qui giữa C hữu cơ và N tổng số của đất ĐBSCL [10].
Thang đánh giá cho C hữu cơ và N tổng số được Ngô Ngọc Hưng sử dụng theo
Metson (1961) dựa vào các Bảng 1.2 như sau:
Bảng 1.2. Thang đánh giá N tổng số và chất hữu cơ trong đất
N tổng số (%)


% OM

Đánh giá

< 0,1

<2

Rất thấp

0,1 – 0,2

2–4

Thấp

0,2 – 0,5

4 – 10

Trung bình

0,5 – 1,0

10 – 20

Cao

>1,0


>20

Rất cao
(Nguồn: Metson 1961)

Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Khảo sát phân bố tần số về hàm lượng C hữu cơ trong đất phù sa ĐBSCL: Hàm
lượng C của đất tầng mặt (n=222) tập trung cao nhất khoảng 1-2%C (30% số mẫu) và
2-3%C (20% số mẫu), theo thang đánh giá, ở giá trị này đất thuộc loại có hàm lượng C
hữu cơ ở mức rất thấp đến thấp. Tầng B (n=218) lại có hàm lượng C hữu cơ thấp hơn,
đa số tập trung trong khoảng nhỏ hơn 1%C (chiếm 44% số mẫu). Khảo sát phân bố tần
số của hàm lượng N tổng số trong đất phù sa ĐBSCL cho thấy: Hàm lượng N của tầng
đất mặt (n=173) tập trung cao nhất trong khoảng 0,1-0,15%N (chiếm 22% số mẫu) và
0,15-0,2%N (chiếm 22% số mẫu), theo thang đánh giá, ở giá trị này đất thuộc loại có
hàm lượng N tổng số thấp. Tầng B (n=218) lại có hàm lượng N tổng số thấp hơn, đa số
tập trung khoảng nhỏ hơn 0,05 đến 0,1%N.
Phân tích hồi qui tuyến tính được thực hiện trên C hữu cơ là biến độc lập và N
tổng số là biến phụ thuộc của tất cả các tầng đất trong phẫu diện đất ĐBSCL
(n=1.188), ta có phương trình hồi qui y=0,0259x + 0,0941; với hệ số hồi qui đạt được

5


trong trường hợp này là R2=0,49. Hồi qui tuyến tính của C hữu cơ và N tổng số của
tầng đất mặt (n=222), có phương trình hồi qui y=0,0409x + 0,0809, đạt được hệ số hồi
qui cao hơn (R2=0,57) so với trường hợp trên tất cả các tầng đất.
2. TỔNG QUAN KHU VƯC NGHIÊN CỨU
2.1 Vị trí địa lý
Huyện Cao Lãnh nằm ở phía Bắc sông Tiền, cách trung tâm hành chính tỉnh

Đồng Tháp 8 km theo hướng Đông – Nam.
- Tọa độ địa lý:
Từ 10o18’ đến 10o41’ vĩ độ Bắc.
Từ 105o32’ đến 105o51’ kinh độ Đông.
- Phía Đông: giáp huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và huyện Tháp Mười.
- Phía Tây: giáp thành phố Cao Lãnh, huyện Thanh Bình và Tam Nông.
- Phía Bắc và Đông Bắc: giáp huyện Tháp Mười.
- Phía Nam: giáp thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành.
- Diện tích: 49.082,42 ha chiếm 14,54% diện tích toàn tỉnh.
- Đơn vị hành chính: có 17 xã và 1 thị trấn.

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
6


2.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Cao Lãnh tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Tây Bắc Đông Nam, cao từ 1,0 - 1,4 m so với mực nước biển. Càng đi sâu vào nội đồng địa
hình càng thấp, cục bộ có nơi chỉ cao từ 0,8 m – 0,9 m, hình thành những vùng ngập
nước thời gian từ 4-5 tháng/ năm. Địa hình của huyện bị chia cắt bởi hệ thống kênh,
rạch chằng chịt do đó thuận lợi cho công việc tưới tiêu nhưng hạn chế xây dựng cơ sở
hạ tầng cơ giới hóa nông nghiệp.
2.3 Khí tượng thủy văn
Huyện Cao Lãnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc
trưng cơ bản sau:
- Nắng nhiều (2.710 giờ/năm) nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình từ 27,3 0C
–32,80C, biên độ nhiệt chênh lệch ngày và đêm tương đối lớn, rất thuận lợi cho thâm
canh tăng vụ, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản.
- Lượng mưa bình quân hàng năm thấp và chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa:
Từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm trên 90% lượng mưa cả năm, đặc biệt các tháng

mưa lớn trùng với các tháng mùa lũ đã xảy ra tình trạng nước lũ dâng cao ở sông rạch
và ngập úng trong đồng ruộng do mưa lớn tại chỗ.
+ Mùa khô:
Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm dưới 10% lượng mưa của năm.
Trong những tháng này các cây trồng thiếu nước nghiêm trọng.
Chế độ thủy văn trên sông rạch thuộc địa bàn huyện chịu sự tác động của 3 yếu
tố là: chế độ thủy triều biển Đông; chế độ dòng chảy của sông Tiền; chế độ mưa tại
chỗ. Có thể chia thành 2 mùa là mùa lũ và mùa kiệt.
+Mùa lũ:
Bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, lũ từ sông Mê Kông đổ về cộng với mực nước
dâng cao do triều cường làm cho sự chênh lệch mực nước thấp nên khả năng thoát
nước lũ kém. Thời gian lũ lớn đối với huyện thường duy trì trong 3 tháng (8,9,10),
đỉnh lũ cao nhất năm 2000 là 2,95 m.

7


+ Mùa kiệt
Bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, mực nước đỉnh triều hầu như thấp
hơn đồng ruộng nên phải sử dụng bươm tưới để tưới bổ sung nước cho cây trồng.
Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện còn có sông Tiền chảy qua, sông Cần Lố, kênh
An Phong - Mỹ Hòa, Nguyễn Văn Tiếp, Cái Bèo, Kênh số 1... nên khá phong phú
thuận lợi cho việc phát triển cây trồng - vật nuôi, vận chuyển hàng hóa.
2.4 Đặc điểm thỗ nhưỡng
Huyện Cao Lãnh có 3 nhóm đất sau: nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm
đất bị xáo trộn.
Bảng 1.3. Thống kê các loại đất trên huyện Cao Lãnh
STT

Tên đất


Ký hiệu

Diện tích (ha)

Tỷ lệ
(%)

I

P

Nhóm đất phù sa

1

Pb

Đất phù sa được bồi

97,34

0,21

2

P

Đất phù sa không được bồi


1 749,59

3,79

3

Pg

Đất phù sa Gley

189,56

0,41

4

Pf

Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng

783,86

1,70

5

Pfg

vàng,Gley


1521,61

3,29

6

P(f)g

Đất phù sa có tầng đốm rỉ Gley

1 055,39

2,28

7

Pg/S

Đất phù sa Gley nhiễm phèn

130,64

0,28

8

Pf/S

261,29


0,57

9

Pfg/S

phèn

1 155,30

2,50

10

P(f)g/S

Đất phù sa đốm rỉ, Gley, nhiễm phèn

1 826,44

3,95

11

P(f)g/S/P

4 974,69

10,77


12

Pfg/SP

1 040.02

2,25

31 594,37

64.37

Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ

Đất phù sa loang lổ đỏ vàng nhiểm
phèn
Đất phù sa loang lỗ, Gley, nhiễm

Đất phù sa đốm rỉ, Gley, trên nền
phèn tiềm tàng
Đất phù sa loang lỗ đỏ vàng, Gley,
trên nền phèn tiềm tàng

8


Đất phù sa không được bồi trên nền

13


P/SP

14

P/Sj

15

Pfg/Sj

16

P(f)g/Sj

17

P/S

II

S

Nhóm đất phèn

18

SP

Đất phèn tiềm tàng


19

SiJ2

20

SiJ1

21

SJ2

22

SJ1

III

VP

phèn tiềm tàng

2 984,30

6,46

6 931,77

15,00


35,86

0,08

4 236,94

9,17

763,37

1,65

6 552,50

13,35

325,33

0,70

1 588,21

3,44

2062,11

4,46

1 613,83


3,49

sinh phèn nông

576,37

1,25

Đất bị xáo trộn

8 269,49

16,84

Sông rạch

2 666,08

6.57

Tổng diện tích tự nhiên

49.082,42

100.00

Đất phù sa không được bồi trên nền
phèn hoạt động
Đất phù sa loang lỗ đỏ vàng, Gley,
trên nền phèn hoạt động

Đất phù sa có đốm rỉ, Gley, trên nền
phèn hoạt động
Đất phù sa không được bồi nhiễm
phèn

Đất phèn hoạt động, phèn ít, tầng
sinh phèn sâu
Đất phèn hoạt động, phèn ít, tầng
sinh phèn nông
Đất phèn hoạt động trung bình, tầng
sinh phèn sâu
Đất phèn hoạt động trung bình, tầng

(Nguồn: Theo kết quả điều tra đất của chương trình 60-B)
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 31.594,37 ha, chiếm 64,37% diện tích tự nhiên
gồm 17 loại đất. Nhìn chung đây là nhóm đất tốt, giàu chất dinh dưỡng, ít có yếu tố
hạn chế, thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần chú
ý các biện pháp thuỷ lợi nhằm tiêu úng để hạn chế quá trình Gley hóa và nhiễm phèn.
- Nhóm đất phèn: Diện tích 6.552,50 ha, chiếm 13,35% diện tích tự nhiên phân
bố tập trung ở xã Tân Hội Trung và rãi rác ở các xã Gáo Giồng, Ba Sao, Phương
Thịnh. Nhóm đất này được chia làm 5 loại; đất phèn tiềm tàng có diện tích 347,29 ha
9


(chiếm 5,3% nhóm đất phèn), còn lại là nhóm đất phèn hoạt động với mức độ phèn và
độ sâu xuất hiện tầng phèn khác nhau, cụ thể:
+ Đất phèn hoạt động, tầng sinh phèn nông dưới 50 cm có diện tích
2.804,47 ha (chiếm 42,8% nhóm đất phèn).
+ Đất phèn hoạt động, tầng sinh phèn sâu trên 50 cm có diện tích
3.400,74 ha (chiếm 51,90% nhóm đất phèn).

- Nhóm đất bị xáo trộn: Diện tích 8.269,49 ha, chiếm 16,84% diện tích tự nhiên,
bao gồm đất thổ cư và đất líp để trồng cây ăn trái và rau màu. Đa phần nhóm đất này
có nguồn gốc từ đất phù sa nhưng do tác động của con người trong quá trình sử dụng
nên một số tính chất đã bị biến đổi. Trong quá trình sử dụng cần chú ý đến biện pháp
chống rửa trôi xói mòn.
2.5 Đặc điểm địa chất
Cấu trúc địa chất của huyện Cao Lãnh mang cấu trúc chung của tỉnh Đồng Tháp
có cùng chung lịch sử phát triển của vùng ĐBSCL, với sự thành tạo của phù sa cổ
(trầm tích Pleistocene) và phù sa mới (trầm tích Holocene) qua quá trình bồi lắng trầm
tích biển và phù sa của sông Cửu Long. Lưu vực sông Mê Kông được hình thành bởi
sự bồi đắp của chính sông Mê Kông. Tiến trình này hình thành một vùng đất phù sa trẻ
có khuynh hướng lấn ra biển từ khoảng 11.000 năm nay [2].
- Phù sa cổ (trầm tích Pleistocene, QIII): phân bố dọc theo biên giới Việt
Nam - Campuchia (Tân Hồng) và chìm dần dưới phù sa mới. Ở huyện Tam Nông
và phía Bắc huyện Tháp Mười, phù sa cổ nằm rất nông, cách mặt đất khoảng một
vài mét hoặc lộ ra thành những giồng hoặc gò. Sét loang lỗ phù sa cổ có thể sử
dụng trong sản xuất gạch ngói và gốm sứ bậc thấp.
- Phù sa mới (trầm tích Holocene, QIV): được hình thành trong giai đoạn
biển tiến và lùi từ khoảng 6.000 năm trước đây cho đến nay. Vật liệu trầm tích
gồm: các lớp sét xám xanh, xám trắng hoặc nâu và cát.
Phù sa mới bao gồm 2 cấu trúc: lớp sét mặn màu xám xanh nằm bên dưới và các
trầm tích nước lợ hoặc ngọt phủ bên trên, tạo nên một nền đất yếu phủ ngay trên bề
mặt có độ dày 20 – 30 m. Phù sa mới phần lớn chứa chất hữu cơ, có độ ẩm tự nhiên
cao hơn giới hạn chảy và các chỉ tiêu cơ học đều có giá trị thấp. Các lớp phù sa mới có

10


sức chịu nén trung bình 0,24 - 0,7 kg/cm2, lực kết dính 0,10 - 0,29 kg/cm2, là loại đất
yếu, chỉ phù hợp cho việc phát triển các loại nhà thấp tầng [12].

Nhìn chung, địa hình Huyện Cao Lãnh bằng phẳng, lượng phù sa dồi dào phù
hợp cho việc triển khai các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển giao
thông. Tuy nhiên, do địa bàn có nhiều kênh, rạch phải tốn kém nhiều chi phí làm cầu;
nền đất yếu đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao, đặc biệt đối với các công trình cao
tầng.
Sơ đồ cấu tạo địa chất Huyện Cao Lãnh (phụ lục).
2.6 Đặc điểm Kinh tế
Tốc độ phát triển kinh tế (GDP) bình quân của huyện trong 5 năm (2006-2010)
tương đối cao, năm sau cao hơn năm trước, năm 2010 ước đạt khoảng 14,25%, đây là
tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, thu nhập của người dân đã từng bước
tăng lên, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong nhân dân. Giá trị tổng sản phẩm
nội của Huyện năm 2010 ước đạt 1.516,8 tỷ đồng, bằng 1,97 lần năm 2005, GDP bình
quân đầu người là 7,56 triệu đồng (giá cố định, tương đương 864 USD). Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng khu vực nông – lâm - thủy sản đạt
53,66%; khu vực công ngiệp xây dựng chiếm 19,17%; khu vực thương mại – dịch vụ
chiếm 27,17%. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch khá nhanh từ khu vực nông
nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp.
Nông nghiệp
Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế huyện, số lượng lao động
tham gia vào ngành này khá đông, sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch nhanh từ
cây lúa là chính sang đa dạng hóa theo hướng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có thế
mạnh, một số vùng sản xuất tập trung được hình thành và phát triển, nhiều mô hình
sản xuất có hiệu quả được nhân rộng.
Trồng trọt đang từng bước đi vào chiều sâu với việc thâm canh tăng vụ, đẩy
mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, góp phần giảm chi phí, hạ
giá thành sản phẩm và nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản hàng
hoá.
*Cây lúa: Là cây trồng chủ lực của huyện, sản lượng lúa năm 2010 đạt 415.434
tấn, tăng 138.524 tấn so với năm 2000. Là cây chủ lực của nền kinh tế Huyện nên
11



trong những năm qua ngành nông nghiệp đã tập trung triển khai đồng bộ các chương
trình để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân và xây dựng kết cấu hạ tầng nông
nghiệp. Từ đó góp phần đưa sản xuất cây lúa của Huyện từng bước đi vào thế ổn định
và phát triển bền vững.
Chăn nuôi
Trong những năm gần đây việc chăn nuôi gia súc, gia cầm đã ứng dụng nhiều
thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ đó đã tạo ra được nhiều sản phẩm đạt chất
lượng cao, chi phí sản xuất thấp góp phần tăng thu nhập cho người dân nên ngành
chăn nuôi của Huyện đã phát triển tích cực cả về chất lượng và số lượng, góp phần vào
việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp theo hướng nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, đưa ngành chăn nuôi của Huyện đi vào ổn định.
Năm 2000 đàn bò có tổng số 505 con, năm 2005 là 2047 con, năm 2010 là 2.200 con.
Đàn heo; năm 2000 tổng số 23.100 con, năm 2005 là 37.460 con, năm 2010 là 34.000
con. Đàn gia súc, gia cầm; năm 2000 tổng số 265.100 con, năm 2005 là 575.175 con,
năm 2010 là 660.000 con.
Lâm nghiệp
Lâm nghiệp huyện Cao Lãnh trong những năm gần đây được xác định lại vị trí,
được tiếp tục đầu tư và phát triển nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, kết cấu hạ tầng,
che phủ và góp phần xây dựng hệ thống quốc phòng.
Đất rừng ở huyện Cao Lãnh chủ yếu là rừng trồng sản xuất với diện tích khoảng
1.524,47 ha, trong đó chủ yếu là rừng tràm được phân bố ở các xã: Gáo Giồng, Mỹ
Long, Tân Hội Trung. Hơn nữa, trong khu vực dân cư các hộ gia đình vẫn trồng các
loại cây xanh như tràm, bạch đàn và một số loại cây lâu năm khác để lấy gỗ đảm bảo
mật độ che phủ và cân bằng sinh thái trên địa bàn huyện
Công nghiệp
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được hình thành và phát triển mạnh trên địa
bàn Huyện, chủ yếu tập trung ở các cụm công nghiệp như: Phong Mỹ, Cần Lố, An
Bình, Mỹ Hiệp. Do hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt nên các Công ty, doanh nghiệp đã

đầu tư xây dựng với quy mô lớn đã tạo cho nền công nghiệp huyện phát triển một
bước dài. Ngoài ra các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trong lĩnh vực xay xát, chế
biến thủy sản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp cũng được trang bị các công nghệ

12


và trang thiết bị tương đối khá, nhưng đa phần có quy mô nhỏ lẻ, bán thủ công, bán cơ
giới, sản xuất theo kinh nghiệm hoặc được truyền nghề tại chỗ.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện Cao Lãnh tiếp tục đạt
nhịp độ tăng trưởng khá cao. Năm 2010, toàn huyện có 8.068 cơ sở sản xuất kinh
doanh của tư nhân và cá thể, thu hút 13.602 lao động; Huyện đã đầu tư xây dựng 04
cụm công nghiệp, tổng diện tích 114 ha.
2.7 Giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện khá đa dạng và phát triển với
tổng chiều dài khoảng 300 km bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và
giao thông nông thôn:
Quốc lộ
QL 30 chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 25 km, chiều rộng nền đường
trung bình khoảng 12,0 m, hiện trạng mặt đường trải nhựa.
Tỉnh lộ
- TL 846 có chiều dài 18,5 km, hiện trạng nền rộng 9 m, đoạn đường Thét –
Kênh Đuôi Sơn chiều dài 7,5 km mặt đường rải đá cấp phối, còn lại đoạn Kênh Đuôi
Sơn – Phong Mỹ chưa làm.
- TL 847 liên kết hai huyện Cao Lãnh và Tháp Mười, chiều dài chạy qua địa
bàn huyện là 7 km, nền rộng 15 m. Ngoài ra Huyện còn đầu tư xây dựng mới đường
ĐT 850, nối liền huyện Tháp Mười đến Thành phố Sa Đéc, đến nay đã cơ bản hoàn
thành giai đoạn 1, với chiều dài là 10km.
Huyện lộ
- Tuyến Mỹ Thọ – Tân Hội Trung – Láng Biển, chiều dài 13,5 km, hiện trạng

mặt đường tráng nhựa rộng 9 m.
- Tuyến Mỹ Long – Xẻo Quýt – Kênh số 1, chiều dài 11 km, đoạn Mỹ Long –
Xẻo Quýt đã được tráng nhựa, nền rộng 9 m, mặt đường rộng 3 m, đoạn Xẻo Quýt –
Kênh số 1 chưa được xây dựng.
- Tuyến Kênh 15 – Gáo Giồng – Tân Nghĩa – Ranh thị xã, dài 21,1 km nền rộng
10 m, hiện trạng đường lát Dal.
- Tuyến Ba Sao – Phương Thịnh – Gáo Giồng, chiều dài 11,7 km nền rộng
10m, mặt rộng 3 m được lát đan.

13


Đường trục xã, giao thông nông thôn
Hiện nay đường trục xã và giao thông nông thôn được phân bố đều khắp trên
địa bàn, với 129 km đường trục xã và trên 100 km đường ấp đã tạo điều kiện cho đi lại
trao đổi hàng hoá được dễ dàng, tuy nhiên hệ thống đường này chưa được lát đá hết
nên gây khó khăn đi lại trong mùa mưa lũ.
Thuỷ lợi
Hệ thống giao thông đường thuỷ trên địa bàn huyện phân bố rộng khắp gồm các
kênh chính phục vụ lưu thông liên xã và kênh nội vùng.
- Tuyến kênh An Phong – Mỹ Hoà: chảy hướng Đông Tây thuộc địa phận Gáo
Giồng, Phương Thịnh, dài 13,2 km rộng trung bình 30 m, có thể cho phép tàu thuyền
trọng tải < 50 tấn lưu thông.
- Tuyến kênh Nguyễn Văn Tiếp: chảy hướng Đông Tây từ Phong Mỹ xuống
ranh giới huyện Tháp Mười dài 20 km, rộng trung bình 65 m, có thể cho phép tàu
thuyền trọng tải < 500 tấn lưu thông.
- Tuyến kênh Hội Đồng Tường: chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam chiều dài
12,2 km, rộng trung bình 40 m, độ sâu 2 m có thể cho phép tàu thuyền trọng tải < 120
tấn lưu thông.
- Tuyến kênh Cái Bèo: chảy hướng Bắc Nam, chiều dài 13,7 km rộng trung bình

40 m, độ sâu 1,0 m có thể cho phép tàu thuyền trọng tải < 15 tấn lưu thông.
- Tuyến kênh Kỳ Son: chiều dài 7,8 km rộng trung bình 30 m, độ sâu 2,0 m có
thể cho phép tàu thuyền trọng tải < 120 tấn lưu thông.
- Tuyến kênh Đường Thét: chảy hướng Bắc Nam dài 15 km, rộng trung bình 40
m,độ sâu 2,0 m có thể cho phép tàu thuyền trọng tải < 120 tấn lưu thông.
- Tuyến Xáng số 1: chiều dài 15,7 km, rộng 40 m, độ sâu 1,5 m có thể cho phép
tàu thuyền trọng tải < 50 tấn lưu thông.
- Tuyến kênh Bà Bạch: chiều dài 8 km rộng trung bình 30 m, độ sâu 1,5 m có
thể cho phép tàu thuyền trọng tải < 50 tấn lưu thông.
- Tuyến kênh Gáo Giồng: Chiều dài 16 km, rộng trung bình 28 m,độ sâu 1,5 m
có thể cho phép tàu thuyền trọng tải < 50 tấn lưu thông.
- Tuyến kênh Giữa: chiều dài 10 km, rộng 30 m, độ sâu 1,5 m có thể cho phép
tàu thuyền trọng tải < 50 tấn lưu thông.

14


- Tuyến kênh Máy Đèn: chiều dài 6,4 km, rộng 25 m, độ sâu 1,2 m có thể cho
phép tàu thuyền trọng tải < 25 tấn lưu thông.
- Tuyến kênh Hai Ngộ: chiều dài 12,9 km rộng trung bình 35 m, độ sâu 2,5 m
có thể cho phép tàu thuyền trọng tải < 120 tấn lưu thông.
- Tuyến kênh Tây Xếp: chiều dài 12 km, rộng trung bình 20 m, độ sâu 1,5 m có
thể cho phép tàu thuyền trọng tải < 25 tấn lưu thông.
- Tuyến kênh Cây Dông: chiều dài 7,8 km, rộng 25 m, độ sâu 1,5 m có thể cho
phép tàu thuyền trọng tải < 25 tấn lưu thông.
- Tuyến kênh Cống Trực: chiều dài 3,6 km rộng trung bình 20 m, độ sâu 1 m có
thể cho phép tàu thuyền trọng tải < 15 tấn lưu thông.
- Tuyến kênh Xẻo Xình: Chiều dài 7,3 km, rộng trung bình 30 m,độ sâu 2,0 m
có thể cho phép tàu thuyền trọng tải < 120 tấn lưu thông.
- Tuyến kênh Mỹ Thọ: chiều dài 5,3 km, rộng 25 m, độ sâu 1,5 m có thể cho

phép tàu thuyền trọng tải < 50 tấn lưu thông.
- Tuyến kênh 307: chiều dài 13,9 km, rộng 20 m, độ sâu 1,5 m có thể cho phép
tàu thuyền trọng tải < 50 tấn lưu thông.
- Sông Cần Lố: chảy theo hướng Bắc Nam qua địa bàn xã Phương Trà, Nhị Mỹ,
An Bình dài 16 km, rộng 70 m có thể cho phép tàu thuyền trọng tải < 500 tấn lưu
thông.
- Rạch Xẻo Muồng: chiều dài 13,9 km rộng 18 m, độ sâu 1,2 m có thể cho phép
tàu thuyền trọng tải < 25 tấn lưu thông.
- Rạch Xẻo Quýt: chiều dài 13,5 km rộng 25 m, độ sâu 1,5 m có thể cho phép
tàu thuyền trọng tải < 50 tấn lưu thông.
- Rạch Bà Dư: chiều dài 3,4 km rộng 25 m, độ sâu 1,5 m có thể cho phép tàu
thuyền trọng tải < 50 tấn lưu thông.
- Rạch Chín Cai: chiều dài 4,7 km rộng 20 m, độ sâu 1,5 m có thể cho phép tàu
thuyền trọng tải < 50 tấn lưu thông.
Bên cạnh đó, hệ thống đê ngăn lũ phục vụ nông nghiệp và vận chuyển hàng
nông sản luôn được sửa chữa nâng cấp đồng thời thường xuyên nạo vét hệ thống thuỷ
lợi nội đồng để phục vụ tưới tiêu.

15


3. PHÂN TÍCH HIÊN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2010, huyện Cao Lãnh có tổng diện tích tự
nhiên 49.082,42 ha, chiếm 14,54% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp,
trong đó:
3.1 Đất nông nghiệp
Năm 2010 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 40.826,71ha, chiếm 83,18%
diện tích đất tự nhiên, bao gồm:
Đất sản xuất nông nghiệp
Diện tích 38.730,53ha, chiếm 78,91 % diện tích đất tự nhiên, trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm: 32.383,70ha, chiếm 65,98 % diện tích đất tự nhiên.
- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 6.346,83ha, chiếm 12,93 % diện tích đất tự
nhiên.
Nhìn chung đất sản xuất nông nghiệp của huyện ngày càng được sử dụng hợp lý,
khai thác có hiệu quả, với nhiều mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao.
Đất lâm nghiệp
Diện tích 1.524,47ha, chiếm 3,11 % diện tích đất tự nhiên.
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích 571,71ha, chiếm 1,16% diện tích đất tự nhiên.
3.2 Đất phi nông nghiệp
Năm 2010, diện tích đất phi nông nghiệp của huyện là 8.255,71ha, chiếm
16,82% diện tích đất tự nhiên, trong đó:
Đất ở:
Diện tích 1.528,69ha, chiếm 3,11% diện tích đất tự nhiên.
Đất chuyên dùng
Diện tích 4.092,08ha, chiếm 8,34 % diện tích đất tự nhiên, bao gồm:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 20,36 ha, chiếm 0,04% diện tích đất
tự nhiên.
- Đất quốc phòng, an ninh: 823,81 ha, chiếm 1,68 % diện tích đất tự nhiên.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 142,70 ha, chiếm 0,29% diện tích
đất tự nhiên.
- Đất có mục đích công cộng: 3.105,21 ha, chiếm 6,33 % diện tích đất tự nhiên.
16


- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 29,44 ha, chiếm 0,06 % diện tích đất tự nhiên.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 17,34 ha, chiếm 0,04 % diện tích đất tự nhiên.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 2.588,16 ha, chiếm 5,27 % diện tích
đất tự nhiên.
Bảng 1.4 Cơ cấu sử dụng đất năm 2010

Huyện Cao Lãnh
Loại đất

Tỉnh Đồng Tháp

Năm 2010

Cơ cấu (%)

Năm 2010

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên

49.082,42

100

337.695,03

100

Đất nông nghiệp

40.826,71

83,18

273.379,86


80,95

Đất phi nông nghiệp

8.255,71

16,81

64.315,17

19,05

Đất chưa sử dụng

0

0

4. TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1 Khái niệm Nitơ tổng số (%N)
Đạm (Nitơ) là một trong những nguyên tố dinh dưỡng quan trong của thực vật.
Hầu hết các nitơ trong đất đều ở dạng hữu cơ (95-99%), chỉ một phần ở dạng vô cơ (15%). Đạm là nguyên tố quyết định năng suất cây trồng, là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá
độ phì của đất. N không có nguồn gốc từ khoáng mà chủ yếu từ nguồn hữu cơ và
nguồn cố định do không khí cung cấp.
Sự tương quan giữa N trong đất và tổng số hữu cơ rất chặt chẽ; tỉ lệ C/N thay
đổi tùy theo lượng chất hữu cơ, mức độ phong hóa và rửa trôi. Bình quân N chiếm từ 5
– 10% tổng số chất hữu cơ (tỉ lệ C/N từ 6-12).Do tổng số chất hữu cơ của đất Việt
Nam thấp so với đất vùng ôn đới nên hàm lượng N tổng số và dễ tiêu trong đất thấp
[9].

4.2 Khái niệm chất hữu cơ tổng số (%OM)
Chất hữu cơ trong đất (organic matter in soil): Là các tàn tích thực vật, động
vật, vi sinh vật,.... đã bị phân hủy tới mức không thể lấy ra bằng tay, ký hiệu là OM.
Hàm lượng chất hữu cơ của đất (organic matter content in soil): Là tỷ số giữa
khối lượng chất hữu cơ có trong đất và khối lượng đất khô, biểu thị bằng % khối lượng
[9]. Theo phương pháp Walkley Black dựa trên TCVN 9294 : 2012, ta có công thức:
%OM = %OC x 2,2

17


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU
Thu thập các số liệu từ niên giám thống kê những năm gần đây, các đặc điểm
kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên trên internet.
Thu thập, tổng hợp có chọn lọc các tài liệu (bài báo cáo, luận án, sách) có liên
quan đến nội dung nghiên cứu và các thông tin liên quan về đánh giá chất lượng đất,
thoái hóa đất.
Thực địa tiến hành viết phiếu lấy mẫu đất và phiếu điều tra tình hình sử dụng
đất bằng mẫu phiếu điều tra do phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp cung cấp
(phụ lục).
2. PHƯƠNG PHÁP THỰC ĐỊA KHẢO SÁT
2.1 Vị trí lấy mẫu
Vị trí lấy mẫu được phân bố rải rác khắp huyện Cao lãnh theo tiêu chuẩn Việt
Nam về quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn TCVN 9487 : 2012.
Số mẫu được nghiên cứu là 31 mẫu (đất trồng lúa) dựa trên cơ sở lấy mẫu phân
loại theo nhóm đất, tổng số mẫu phân loại theo nhóm đất được cả đoàn lấy là 167 mẫu
trên địa bàn huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
Bảng 2.1. Danh sách các điểm lấy mẫu đất trồng lúa

Tọa độ VN 2000
STT Kí hiệu

múi chiếu 3

o

Mức độ
thâm canh

X

Y

(vụ)

Kí hiệu
Đất

1

511

570016

1179035

02

Pf


2

519

571399

1176291

03

Pf

3

521

574890

1175717

03

Sj2p

4

526

575836


1172813

03

Sj1p

5

531

566705

1173328

03

Sj2p

6

535

572554

1172220

03

Pf


7

540

579926

1169702

03

Sj2p

8

550

564303

1169839

03

Sp1

18


×