Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá chất lượng nƣớc dưới đất tầng pleistocen khu vực thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TPHCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

TRƢƠNG KHÁNH HUYỀN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG
NƢỚC DƢỚI ĐẤT TẦNG PLEISTOCEN
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ ĐỊA CHẤT HỌC
Mã ngành: 52440201

TP. HỒ CHÍ MINH - 12/2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TPHCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG
NƢỚC DƢỚI ĐẤT TẦNG PLEISTOCEN
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: Trƣơng Khánh Huyền

MSSV: 0250100070

Khóa: 2013-2017
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Hoàng Thị Thanh Thủy


TP. HỒ CHÍ MINH - 12/2017


TRƢỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2017

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa: ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
Bộ môn: ĐỊA CHẤT MÔI TRƢỜNG
Họ và tên: TRƢƠNG KHÁNH HUYỀN

MSSV: 0250100070

Ngành: ĐỊA CHẤT HỌC

Lớp: 02_ĐH_ĐCMT

1. Tên đồ án: Đánh giá chất lƣợng nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen khu vực thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Nhiệm vụ (yêu cầu nội dung và số liệu ban đầu):
- Thu thập số liệu quan trắc nƣớc dƣới đất khu vực thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2012 đến năm 2016; số liệu phân tích mẫu năm 2017 của đề tài “Nghiên cứu đánh giá
tác động của các nguồn ô nhiễm nhân sinh đến sự phân bố các kim loại nặng độc hại

trong nƣớc dƣới đất khu vực TP.HCM”
- Đánh giá chất lƣợng nƣớc dƣới đất khu vực TP.HCM tầng Pleistocen năm 2017,
diễn biến theo không gian, thời gian, tƣơng quan của thông số địa hóa với các thông số
ô nhiễm.
3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 22/8/2017
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 1/12/2017
5. Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: TS. Hoàng Thị Thanh Thủy

Ngƣời hƣớng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nội dung và yêu cầu đã đƣợc thông qua bộ môn
Ngày

tháng

năm

Chủ nhiệm bộ môn
(Ký và ghi rõ họ tên)

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết em xin gửi lời cảm ơn đến trƣờng đại học Tài Nguyên Môi Trƣờng
TPHCM đã tạo điều kiện cho em học tập thật tốt trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà
trƣờng. Em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô ở Khoa Địa chất và Khoáng sản
trƣờng mà đặc biệt là cô Hoàng Thị Thanh Thủy đã cùng với tri thức và tâm huyết của
mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu trong suốt quá trình em là sinh viên của

khoa cũng nhƣ quá trình em thực hiện đồ án tốt nghiệp này. Không chỉ là những kiến
thức chuyên ngành, cô đã là ngƣời dìu dắt em bƣớc đầu bƣớc chân vào ngành Địa chất.
Bên cạnh đó xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị cán bộ Trung tâm quan trắc và
phân tích môi trƣờng - Sở Tài nguyên và môi trƣờng thành phố Hồ Chí Minh cùng với
Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc miền Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em
trong suốt quá trình em thực hiện đồ án.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ giúp đỡ em để hoàn
thiện sản phẩm này.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Địa chất và Khoáng Sản,
thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là
những nhà khoa học tâm huyết với nghề Địa chất.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................v
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vii
TÓM TẮT ...........................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
CHƢƠNG I .........................................................................................................5
TỔNG QUAN......................................................................................................5
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ........5
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc ......................................................................5
1.1.2 Nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................7
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................8
1.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 8

1.2.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn ........................................8
1.2.3. Đặc điểm địa chất .............................................................................12
1.2.4. Đặc điểm địa chất thủy văn .............................................................. 14
CHƢƠNG 2 .......................................................................................................18
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................18
2.1 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU ...............................................18
2.2. PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT, LẤY MẪU THỰC ĐỊA ....................... 18
2.1.1. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ........................................................ 18
2.1.2. Lấy mẫu ............................................................................................ 19
2.3. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ....................................................... 21
2.4. PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ ..........................................22
2.5. PHƢƠNG PHÁP BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ..................................................22
CHƢƠNG 3 .......................................................................................................23
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................................23
3.1. CÁC THÔNG SỐ ĐỊA HÓA MÔI TRƢỜNG .......................................23
3.1.2. Ec ......................................................................................................25
3.1.3. TDS ..................................................................................................25
iii


3.1.4. Độ cứng ............................................................................................ 26
3.2. CÁC HỢP CHẤT NITƠ .........................................................................27
3.2.1. Amoni (NH4+) ...................................................................................27
3.2.2. Nitrat (NO3-) .....................................................................................28
3.3. Fe .............................................................................................................30
3.4. Mn............................................................................................................33
3.5. As .............................................................................................................36
3.6. Cr .............................................................................................................38
3.7. Cd ............................................................................................................39
3.8. Pb .............................................................................................................42

3.9. TƢƠNG QUAN CỦA CÁC KIM LOẠI NẶNG....................................45
3.9.1. Tƣơng quan của các kim loại nặng mùa khô năm 2017 ...................45
3.9.2. Tƣơng quan của các thông số vào mùa mƣa năm 2017 ...................46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................50

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ tài nguyên môi trƣờng

ĐC – ĐCTV

Địa chất - Địa chất thủy văn

DHT

Đông Hƣng Thuận

Eh

Thế oxy hóa khử

Ec

Độ dẫn điện


HĐND

Hội đồng nhân dân

ICP-MS

Inductively Coupled Plasma Mass Spectrometry

KLN

Kim loại nặng

NQ

Nghị quyết

NDĐ

Nƣớc dƣới đất

PGS.TS

Phó giáo sƣ - tiến sĩ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

TDS

Total Dissolved Solids (Tổng độ khoáng hóa)

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS

Tiến sĩ

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nguồn gốc phát sinh kim loại trong nƣớc dƣới đất ........................................6
Bảng 1.2. Lƣợng mƣa qua các năm trạm Tân Sơn Hòa, mm ..........................................9
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu các giếng quan trắc nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen ...............19
Bảng 2.2. Giới hạn phát hiện của các kim loại nặng (µg/l) ...........................................21
Bảng 3.1. Phân chia loại nƣớc theo tổng độ khoáng hóa ..............................................26
Bảng 3.2. Ma trận tƣơng quan của các kim loại nặng mùa khô năm 2017 ...................45
Bảng 3.3. Ma trận tƣơng quan của các thông số mùa mƣa năm 2017 .......................... 46
Bảng 3.4. Tổng hợp mối tƣơng quan của các thông số địa hóa từ năm 2012-2017 ......47

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp ảnh hƣởng của thông số địa hóa môi trƣờng đến các chỉ tiêu
ô nhiễm nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen khu vực TP.HCM............................................48

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 8
Hình 3.1. Giá trị pH tại các giếng quan trắc tầng Pleistocen ........................................23
Hình 3.2. Giá trị pH vào mùa khô và mùa mƣa từ năm 2012 đến năm 2017 ...............24
Hình 3.3. Giá trị Eh tại các giếng quan trắc ..................................................................24
Hình 3.4. Độ dẫn điện tại các giếng quan trắc............................................................... 25
Hình 3.5. Hàm lƣợng TDS tại các giếng quan trắc ....................................................... 25
Hình 3.6. Độ cứng trong nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen vào mùa khô khu vực thành
phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................................27
Hình 3.7. Hàm lƣợng NH4+ vào mùa khô và mùa mƣa từ năm 2012 đến năm 2017 ....28
Hình 3.8. Hàm lƣợng NO3- vào màu khô và mùa mƣa giai đoạn 2012-2017 ..............29
Hình 3.9. Hàm lƣợng Fe tại các giếng quan trắc ........................................................... 31
Hình 3.10. Giá trị Fe diễn biến theo tầng chứa nƣớc vào mùa khô và mùa mƣa ..........31
Hình 3.11. Diễn biến nồng độ Fe theo 2 mùa khô và mùa mƣa từ năm 2012-2017 .....32
Hình 3.12. Giản đồ Eh và pH khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Phổ,
2002) .............................................................................................................................. 33
Hình 3.13. Hàm lƣợng Mn năm 2017 ...........................................................................34
Hình 3.14. Diễn biến hàm lƣợng Mn trong tầng Pleistocen ..........................................34
Hình 3.15. Hàm lƣợng Mn theo mùa khô và mùa mƣa từ năm 2012-2017 ..................35
Hình 3.16. Hàm lƣợng As trong nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen ...................................36
Hình 3.17. Hàm lƣợng As theo độ sâu ..........................................................................37
Hình 3.18. Hàm lƣợng As vào mùa khô và mùa mƣa từ năm 2012-2017 ....................37
Hình 3.19. Hàm lƣợng Cr trong nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen ....................................38
Hình 3.20. Diễn biến của Cr theo độ sâu .......................................................................39

Hình 3.21. Hàm lƣợng Cr vào mùa khô và mùa mƣa từ năm 2012 đến 2017 ..............39
Hình 3.22. Hàm lƣợng Cd tại các giếng quan trắc ........................................................ 40
Hình 3.23. Hàm lƣợng Cd theo độ sâu ..........................................................................40
Hình 3.24. Diễn biến hàm lƣợng Cd theo thời gian ...................................................... 41
Hình 3.25. Mặt cắt địa chất thủy văn tuyến II-II’ giếng Long Thạnh Mỹ ....................42
Hình 3.26. Hàm lƣợng Pb thấp tại các giếng quan trắc .................................................42
Hình 3.27. Hàm lƣợng Pb theo độ sâu ..........................................................................43
vii


Hình 3.28. Diễn biến hàm lƣợng chì vào mùa khô và mùa mƣa năm 2012 đến 2017 ..44
Hình 3.29. Vị trí giếng quan trắc tại Phạm Văn Cội huyện Củ Chi .............................. 44
Hình 3.30. Mặt cắt địa chất thủy văn tuyến I-I’ tại giếng Q09902B ............................. 45

viii


TÓM TẮT
Tài nguyên nƣớc dƣới đất giữ một vai trò rất quan trọng đối với thành phố Hồ
Chí Minh. Quá trình phát triển đô thị và gia tăng dân số nên nhu cầu khai thác, sử
dụng nƣớc dƣới đất cũng tăng lên, đồng thời các chất thải, nƣớc thải cũng gia tăng dẫn
đến nguy cơ suy thoái về trữ lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của nƣớc dƣới đất.
Công tác lấy mẫu phân tích đƣợc thực hiện tại 16 trạm quan trắc thuộc hệ thống
quan trắc của thành phố (Sở Tài nguyên và môi trƣờng thành phố Hồ Chí Minh) vào
tháng 9 và hệ thống quan trắc Quốc Gia (Liên đoàn Quy hoạch và điều tra Tài nguyên
nƣớc miền Nam) vào tháng 10. Bên cạnh đó số liệu quan trắc đƣợc thu thập từ năm
2012 đến năm 2016 để so sánh và đánh giá diễn biến cùng với hiện trạng chất lƣợng
nƣớc dƣới đất khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả cho thấy hàm lƣợng Fe tổng đƣợc phát hiện ở 47% trên tổng số giếng
đã vƣợt quy chuẩn cho phép. Các nguyên tố nhƣ Mn, Pb, Cr, As, Cd đều đƣợc phát

hiện ở tất cả các giếng. Hàm lƣợng của Mn, Pb ở một số giếng cũng đã có những giá
trị vƣợt quy chuẩn cho phép. Hàm lƣợng Fe cao đột biến tại giếng Đông Hƣng Thuận,
quận 12 và Linh Xuân, quận Thủ Đức (45,48mg/l). Hàm lƣợng Mn phát hiện cao nhất
tại giếng Tân Tạo B có hàm lƣợng Mn gấp 3,04 lần so với quy chuẩn cho phép. Hàm
lƣợng Pb 0,031 (mg/l) gấp 3,11 lần QCVN 09-MT:2015/BTNMT tại giếng Q09902B
ở Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi. Hơn 50% các giếng đều có hàm lƣợng amoni vƣợt
QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
Nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen khu vực thành phố Hồ Chí Minh có diễn biến
khá phức tạp. Chất lƣợng nƣớc tại tầng Pleistocen trên (qp3) và Pleistocen giữa-trên
(qp2-3) có hàm lƣợng các kim loại nặng cũng nhƣ hàm lƣợng các hợp chất Nitơ cao
hơn tầng Pleistocen dƣới (qp1). Do đặc điểm địa chất thủy văn thành phố hầu hết tầng
chứa nƣớc Pleistocen trên xuất lộ trên mặt, một số nơi bị trầm tích Holocen phủ lên.
Thành phần chủ yếu của tầng Holocen chủ yếu là cát bột lẫn sạn sỏi vì vậy hai tầng
Holocen và Pleistocen trên dễ bị ảnh hƣởng do các hoạt động nhân sinh.

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên nƣớc dƣới đất đang là một mối quan tâm hàng đầu của các Quốc gia
trên thế giới. Ở nƣớc ta trong những năm gần đây do phát triển kinh tế và gia tăng dân
số nên môi trƣờng nƣớc ngày càng bị ô nhiễm. Việc khai thác quá mức sẽ dẫn đến sự
mất cân bằng áp lực trong các tầng chứa nƣớc và dẫn đến sự suy kiệt cả về trữ lƣợng
và chất lƣợng của nguồn nƣớc.
Theo kết quả điều tra khảo sát của dự án “Biên hội bản đồ ĐC – ĐCTV TP. Hồ
Chí Minh, tỉ lệ 1:50.000” thì tổng số giếng khai thác trên toàn thành phố là 95.828
giếng với tổng lƣu lƣợng khai thác trên toàn thành phố là 524.456m3/ngày). (Đoàn
Ngọc Toản, 2016).
Theo khảo sát của liên đoàn điều tra tài nguyên nƣớc miền Nam cho thấy, hệ

thống nƣớc dƣới đất tại TP.HCM có 7 tầng chứa nƣớc lỗ hổng là Holocen, Pleistocen
trên (qp3), Pleistocen giữa-trên (qp2-3), Pleistocen dƣới (qp1), Pleiocen trên (n22),
Pleiocen dƣới (n21) và Miocen. Trong đó ngoại trừ tầng Holocen (không khai thác
nƣớc dƣới đất), những tầng chứa nƣớc còn lại hiện là những tầng cung cấp nƣớc chính
cho thành phố, trong đó tầng Pleistocen và Pliocen trên đƣợc khai thác nhiều nhất do
hai tầng này có trữ lƣợng lớn.
Tính đến thời điểm tháng 1/2017, theo chỉ tiêu của Nghị quyết số 35/NQHĐND ngày 11-12-2015 của HĐND TPHCM mạng lƣới nƣớc cấp đã đƣợc phát triển
ở nhiều khu vực ngoại thành tuy nhiên tỷ lệ ngƣời dân sử dụng nƣớc dƣới đất vẫn còn
khá cao. Nguyên nhân là do chi phí cao nên phần lớn ngƣời dân chỉ sử dụng 5 m3 nƣớc
đầu tiên theo chính sách ƣu đãi. Một số hộ dùng cho mục đích nấu ăn, c n mọi sinh
hoạt nhƣ tắm giặt, tƣới tiêu đều sử dụng nƣớc giếng khoan nên nƣớc dƣới đất tầng
Pleistocen và Pliocen đã và đang đƣợc tiếp tục khai thác.
Tầng chứa nƣớc Pleistocen tầng chứa nƣớc nằm trên cùng trong hệ thống các
tầng chứa nƣớc (không tính tầng Holocen), là nơi dễ bị ô nhiễm từ các hoạt động bề
mặt. Chính vì thế mà hiện nay ở một vài nơi trong thành phố, chất lƣợng nguồn nƣớc
dƣới đất ở 2 tầng này hiện đang biến đổi theo chiều hƣớng xấu, nguồn nƣớc bị nhiễm
bẩn, ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nƣớc cấp.

2


Nƣớc bị ô nhiễm do các quá trình tự nhiên nhƣ hoạt động của núi lửa, do lũ lụt,
do nƣớc chảy qua các vùng nhiễm xạ tự nhiên… Ô nhiễm nƣớc chủ yếu liên quan đến
hoạt động nhân sinh nhƣ khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất hóa chất, chế biến
thực phẩm, vận tải, sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt hằng ngày, đô thị hóa (Mai Trọng
Nhuận, 2001).
Theo báo cáo kết quả quan trắc của Trung tâm quan trắc và phân tích môi
trƣờng thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 cho thấy một số giếng đã có dấu hiệu ô
nhiễm hợp chất Nitơ, có 20% trên tổng số giếng tại tầng Pleistocen khu vực giếng tại
Gò Vấp có giá trị NO3- cao nhất và vƣợt quá quy chuẩn QCVN 09-MT:2015/BTNMT

là 4,49 lần. Đối với chỉ tiêu NH4+ có 55% trên tổng số giếng vƣợt quy chuẩn QCVN
09-MT:2015/BTNMT từ 1,17 - 89,14 lần. Hàm lƣợng Fe tại các trạm dao động trong
khoảng 0,51 – 68,35 mg/l, trong đó có 4 trạm (Đông Hƣng Thuận, Gò Vấp, Long
Thạnh Mỹ, Linh Xuân) vƣợt QCVN 09-MT:2015/BTNMT(5mg/l) từ 1,3 – 13, 67 lần.
So với năm 2014, trạm Gò Vấp tăng mạnh nhất (3,68 lần) (Trung tâm quan trắc và
phân tích môi trƣờng, 2015).
Qua đó, cho thấy hàm lƣợng của một số hợp chất Nitơ và kim loại nhƣ Fe, Cd,
As, Mn, Pb và Cr trong nƣớc dƣới đất ở thành phố Hồ Chí Minh có xu hƣớng tăng có
thể gây những ảnh hƣởng đến sức khỏe và đời sống của con ngƣời. Vì vậy, việc “đánh
giá chất lƣợng nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen khu vực thành phố Hồ Chí Minh” là
cần thiết.

2. Mục tiêu của đồ án tốt nghiệp
Đánh giá đƣợc chất lƣợng nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen khu vực thành phố Hồ
Chí Minh.

3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
* Nội dung nghiên cứu
- Thu thập tài liệu về đặc điểm địa chất khu vực, địa chất thủy văn, các số liệu
điều tra về hiện trạng sử dụng nƣớc tại khu vực, vị trí các khu công nghiệp, các nguồn
có khả năng gây ô nhiễm nƣớc dƣới đất…
- Thu thập bộ số liệu quan trắc từ năm 2012 đến năm 2016 của hai hệ thống
quan trắc nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Khảo sát, lấy mẫu thực địa;
3


- Thu thập số liệu phân tích tháng 5/2017 và 10/2017 của đề tài “Nghiên cứu
đánh giá tác động của các nguồn ô nhiễm nhân sinh đến sự phân bố các kim loại nặng
độc hại trong nƣớc dƣới đất khu vực TP.HCM” của khoa Địa chất và khoáng sản

trƣờng Đại học Tài nguyên và môi trƣờng thành phố Hồ Chí Minh do TS. Hoàng Thị
Thanh Thủy là chủ nhiệm đề tài.
- Đánh giá chất lƣợng nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen khu vực thành phố Hồ Chí
Minh theo thời gian từ năm 2012 đến năm 2017 và theo không gian.
* Phạm vi nghiên cứu
Các giếng quan trắc nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen (qp3, qp2-3, qp1) của Sở Tài
nguyên và môi trƣờng thành phố và Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nƣớc
miền Nam. Các giếng tại quận Tân Bình, Bình Chánh, Thủ Đức, Bình Tân, quận 12,
11, 9, huyện Hóc Môn và Củ Chi.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đánh giá đƣợc chất lƣợng nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen khu vực
thành phố Hồ Chí Minh (gồm các quận, huyện: Quận 9, 11,12, Tân Bình, Gò Vấp,
Bình Chánh, Bình Tân, Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn), qua công tác thu
thập bộ dữ liệu, khảo sát, lấy mẫu thực địa tại các giếng quan trắc của Chi cục bảo vệ
môi trƣờng thành phố Hồ Chí Minh và Liên đoàn quy hoạch và điều tra Tài nguyên
nƣớc miền Nam. Thực hiện xử lý bộ dữ liệu, phân tích tƣơng quan các chỉ tiêu ô
nhiễm, từ đó đánh giá nguyên nhân, nguồn gốc của các chất ô nhiễm.

4


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc
Những năm gần đây, tiến trình gia tăng dân số, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, đô thị hóa, môi trƣờng nƣớc dƣới đất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các
quốc gia khác trên thế giới đang thay đổi hết sức nhanh chóng và đang đối diện với
nguy cơ cạn kiệt về số lƣợng, ô nhiễm về chất lƣợng, tác động tiêu cực tới cuộc sống

của ngƣời dân. Với điều kiện địa chất thủy văn của một số khu vực trên địa bàn thành
phố môi trƣờng nƣớc dƣới đất rất nhạy cảm với sự ô nhiễm trên mặt.
Hiện nay đề tài nƣớc dƣới đất là một trong những đề tài thu hút đƣợc nhiều sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc. Các nghiên cứu về
nƣớc dƣới đất khá phong phú, liên quan đến nhiều khía cạnh của nƣớc dƣới đất và
đƣợc thực hiện dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Trong thành phần hóa học của nƣớc dƣới đất có các thành phần chính nhƣ: Cl-,
SO42-, HCO3-, SO42-, HCO3-, CO32-, Na+, Ca2+, Mg2+… Các hợp chất của nitơ và các
nguyên tố khác nhƣ K, Si, Fe, Al là những nguyên tố phổ biến rộng rãi trong vỏ Trái
đất.
Nitrat (NO3-) trong nƣớc dƣới đất do quá trình oxy hóa hòa tan các vật chất hữu
cơ chứa nitơ, NH4+ đƣợc thành tạo do các quá trình hóa học và sinh hóa. Quá trình
sinh hóa xảy ra với sự tham gia của vi khuẩn khử Nitrat trong điều kiện hiếm khí. Sự
có mặt của amoni có nguồn gốc hữu cơ chứng tỏ sự phân hủy các chất hữu cơ có chứa
nito và đó là dấu hiệu của sự nhiễm bẩn nƣớc dƣới đất.
Các vi nguyên tố nhƣ Li, B, F, Cu, Zn, As, Br, Pb...thƣờng không quyết định
kiểu hóa học của nƣớc, nhƣng các vi nguyên tố này có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng
nƣớc khi con ngƣời sử dụng nƣớc có hàm lƣợng vi nguyên tố vƣợt chuẩn cho phép.
Các vi nguyên tố đa số là có nguồn gốc tự nhiên liên quan đến thành phần thạch học
của tầng chứa nƣớc cũng nhƣ tác động qua lại giữa các thủy vực trong quá trình di
chuyển của d ng nƣớc. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp đặc biệt, sự thay đổi hàm
lƣợng các kim loại sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng. Ví dụ nhƣ các kim loại độc

5


hại cũng có thể đƣợc giải phóng do phản ứng hóa học giữa d ng nƣớc và khoáng vật
tạo đá, đặc biệt trong trƣờng hợp vận tốc chảy thấp (Lashkaripour và Ghafoori, 2011).
Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự ô nhiễm nƣớc dƣới đất do kim loại
cũng là hệ quả do hoạt động của con ngƣời (Idoko, 2010).

Bảng 1.1. Nguồn gốc phát sinh kim loại trong nƣớc dƣới đất
Nguồn tác động
Khu công nghiệp
Nông nghiệp
Pin ắc quy, xi mạ; chất
ổn định trong sản xuất Thuốc trừ sâu &
Cadimi, Khoáng vật sulphid
(greenockite- hiếm gặp)
chất dẻo, mạ kim loại, phân bón (P)
Cd
ống dẫn nƣớc
Chromite, FeCr2O4; khoáng Chất thải mạ kim
Crom,
vật silicate Fe-Mg.
loại…
Phân bón (P)
Cr
6+
Tồn tại tự nhiên (Cr )
Có mặt trong hầu hết
Dệt nhuộm
Thuốc trừ sâu &
Sắt, Fe
khoáng vật tạo đá
thuốc diệt cỏ
Thuốc trừ sâu &
Mangan, Khoáng vật tạo đá (thƣờng Chất thải công nghiệp
Kim loại

Yếu tố địa chất

Khoáng vật

đi cùng Fe)

Mn

luyện kim, ắc quy

thuốc diết nấm

Sơn, ống dẫn nƣớc,
xăng.
Nƣớc thải công nghiệp

Phân bón (P)

Đốt các nhiên liệu hóa
thạch từ các hộ gia
đình.

Thuốc diệt nấm,
thuốc trừ cỏ, thuốc
diệt côn trùng

Quá trình rửa trôi, xói mòn

Chì, Pb

Arsenic,
As


Khoáng vật: Galena, PbS;
galenit (PbS), xeruxit
(PbCO3), anglezit (PbSO4)
;Thay thế đồng hình hoặc
tạp chất trong: plagiocla,
fenspat kali, các khoáng
sunfua
Trong các thân quặng và
các đá giàu sulfur
Khoáng vật asenopyrit
(FeAsS), scorodite
(FeAsO4) haidingerite,
CaHAsO4.H2O, arsenolite,
As2O3.

Nguồn: Jeanine D, năm 2012
Trong nhiều trƣờng hợp các kim loại cũng là những nguyên tố cần thiết cho sự
phát triển của con ngƣời nhƣng khi hấp thu một lƣợng lớn sẽ trở thành độc chất. Do
đó, nếu sử dụng nguồn nƣớc bị ô nhiễm kim loại sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng
đồng.
Khoảng 200.000 ngƣời ở Tây Bengal (Ấn Độ) bị nhiễm As do sử dụng nƣớc

6


dƣới đất bị nhiễm nguyên tố này. Hiện tƣợng nhiễm As cũng khá phổ biến ở một số
nƣớc nhƣ Mehico, Chile, Achentina, Mông Cổ, Đài Loan… Khi sử dụng nƣớc bị
nhiễm As thƣờng bị bệnh ung thƣ da và các bệnh ung thƣ khác (Gerry Jacobson,
1998).

1.1.2 Nghiên cứu trong nƣớc
Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam nguồn nƣớc dƣới đất dùng cho sinh hoạt có
nồng độ NO3- khác nhau. Tuy nhiên ở các vùng công nghiệp, đô thị của nƣớc ta chất
lƣợng nƣớc đang suy giảm mạnh vì chứa nhiều chất ô nhiễm ở mức hàm lƣợng báo
động (Mai Trọng Nhuận, 2001).
Nƣớc dƣới đất tầng pleistocen tại khu vực TP.HCM hiện nay có dấu hiệu ô
nhiễm Mangan. Hàm lƣợng Mangan trong nƣớc dƣới đất biến đổi theo mùa. Hàm
lƣợng Mn2+ tăng dần theo chiều sâu từ tầng Pleistocen tới tầng chứa nƣớc Pliocen trên
thƣờng đạt giá trị lớn, sau đó lại giảm trong nƣớc tầng Pliocen dƣới. Trong tầng qp1,
n22 và n21 đều có hàm lƣợng Mn (trung bình 0,64; 0,80; 0,95mg/l) (Nguyễn Việt Kỳ,
2012).
Hiện nay, ở các nghiên cứu đã triển khai về chất lƣợng nƣớc dƣới đất tại TP.
HCM vẫn còn hạn chế. Công tác quan trắc nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh hiện đang có hai cơ quan nhà nƣớc chính quản lý:
- Trung tâm quan trắc và phân tích môi trƣờng thành phố Hồ Chí Minh thực
hiện quan trắc 4 đợt/năm;
- Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nƣớc miền Nam thực hiện quan
trắc 2 đợt/năm.
Công tác quan trắc nƣớc dƣới đất cũng chỉ mới dừng lại ở việc so sánh, đánh
giá với QCVN 09-MT:2015/BTNMT chƣa đánh giá đƣợc nguyên nhân làm gia tăng
các chỉ tiêu về hàm lƣợng hợp chất Nitơ cũng nhƣ hàm lƣợng kim loại nặng trong thời
gian gần đây. Vì vậy, đánh giá chất lƣợng nƣớc dƣới đất là một vấn đề đƣợc quan tâm
nhằm phục vụ cho việc cấp nƣớc trên địa bàn thành phố, để ngƣời dân sử dụng một
nguồn nƣớc an toàn.

7


1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phía Nam của Việt Nam và là thành phố lớn
nhất của cả nƣớc. Thành phố nằm trong khung tọa độ 10°10’ - 10°38’ vĩ độ Bắc và
106°22’-106°54’ kinh độ Đông. Diện tích đất tự nhiên là 2.096 km2. Phía bắc giáp tỉnh
Bình Dƣơng; phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh
Đồng Nai, phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Biển Đông; phía Tây và
Tây Nam giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. Trung tâm thành phố cách bờ biển
Đông 50km đƣờng chim bay (Hình 1.1).

Hình 1.1. Vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh
1.2.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn
1.2.2.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Điạ hình TP. Hồ Chí Minh là sự chuyển tiếp hài hoà giữa địa hình đồi núi của
Miền Trung và địa hình trũng thấp của đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình tổng quát
có dạng thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam và từ Đông sang Tây. Có thể chi ra
thành 3 tiểu vùng địa hình:
- Vùng cao nằm ở phía Bắc, Đông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc huyện Củ
Chi, Đông Bắc quận Thủ Đức và quận 9) với dạng địa hình lƣợn sóng, độ cao trung

8


bình từ 10m đến 25m và xen kẽ có những đồi g độ cao cao nhất đến 32m (đồi Long
Bình – quận 9). Các quá trình địa chất xảy ra ở đây là xói m n, rửa trôi, xâm thực và
cũng là nơi nhận sự cung cấp của nƣớc mƣa cho nƣớc dƣới đất.
- Vùng trung bình phân bố ở khu vực trung tâm thành phố gồm phần lớn nội
thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Đức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng
này có độ cao trung bình từ 5m đến 10m.
- Vùng trũng thấp ở phía Nam, Tây Nam và Đông Nam thành phố (thuộc các
quận 9, 8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung
bình dƣới 1m và cao nhất là 2m, thấp nhất là 0,5m, bị phân cắt bởi hệ thống kênh rạch

và thƣờng bị ngập nƣớc khi thủy triều lên cao.
1.2.2.2. Đặc điểm khí tượng, thủy văn
a. Đặc điểm khí hậu
TP. Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên khí hậu quanh năm
nắng nóng và có sự phân mùa rõ rệt. Mùa khô thƣờng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, có khí hậu đặc trƣng là khô, nóng và rất ít mƣa. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5
đến tháng 10, có khí hậu đặc trƣng là nóng, ẩm và mƣa nhiều.
Tại trạm Tân Sơn Hoà thời kỳ 1997 đến 2014 lƣợng mƣa bình quân năm là
1.940,79mm. Số ngày mƣa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lƣợng mƣa hàng
năm tập trung vào các tháng mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11. Các tháng 1,2,3 mƣa
rất ít, lƣợng mƣa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lƣợng mƣa phân
bố không đều, có khuynh hƣớng tăng dần theo trục Tây Nam - Đông Bắc. Ðại bộ phận
các quận nội thành và các huyện phía Bắc thƣờng có lƣợng mƣa cao hơn các quận
huyện phía Nam và Tây Nam.
Bảng 1.2. Lƣợng mƣa qua các năm trạm Tân Sơn Hòa, mm
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII


VIII

IX

X

XI

XII

Tổng

1997

1,4

16,1

0,1

77,5

253,4

182,9

475,3

193,4


281

235,7

83,8

27,6

1.828

1998

5,4

0

0

8,3

219,5

466,6

240,7

400,9

349,4


208,3

422,4

117,4

2.439

1999

77,2

55

76,6

189,6

174,9

200,5

264,9

152,8

165

330,6


417,3

66,9

2.171

2000

7,4

27,3

86

187,6

478

270,7

371,3

343,3

158,2

428

182,1


123

2.663

2001

6,3

0,5

136

39,8

247,3

364,1

123,8

360,6

224,4

156,9

153,7

15,9


1.829

2002

0

0

0

58,9

73

261,6

108

78,3

220,5

292,1

132,4

96,2

1.321


2003

3,5

0

0,5

2,1

303,8

327,4

198,4

198,2

295,4

347,1

101,4

1,6

1.779

Năm


9


Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII


Tổng

2004

0

0

0

13,2

263,9

246,8

355,9

201,3

283,7

309

97

12,7

1.784


2005

0

0

0

9,6

143,6

273,9

228

146,3

185,5

388,6

264,5

105,4

1.745

2006


0

72,7

8,6

66,4

299,2

139,4

168,6

349

248

256

16,1

28,9

1.653

2007

0,4


59,3

7,7

327,9

188,8

408,3

301

495,4

391,8

139,3

7,1

2.327

2008

9,5

1,5

58,9


127

246,9

147,2

331,2

297,8

202,6

165,6

167,1

57,8

1.813

2009

0,3

21,4

57,8

187


318,5

83,2

223

323,9

325,1

249

141,2

49,5

1.980

2010

23

-

3,9

9,9

8,8


160

294,3

400,6

373,7

321,8

379,9

40,3

1.742,80

2011

9,4

-

40,3

181,9

124,4

213,1


281,5

244,4

232,1

232,6

321,1

73

1.953,80

2012

18

68,7

36,4

144,4

72,2

270,6

200,4


113,4

407,9

434,4

91,2

25,4

1.883

2013

38,1

0,1

10,1

18,3

196,8

173,3

175,8

260,7


411,2

407,4

257,4

31,3

1.980,50

2014

2,5

22,1

-

111,5

179,7

258

234,2

353,4

342,1


306,5

182,2

50

2.042,20

Năm

Trung bình

1.940,79

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2015)
Độ ẩm trung bình năm của TP.HCM tại trạm Tân Sơn Hoà thời kỳ 1997 đến
2014 đạt khoảng 75,2%. Trong năm, mùa mƣa có độ ẩm cao hơn so với mùa khô. Độ
ẩm trung bình tháng đạt giá trị từ 73,1% đến 83,8% trong mùa mƣa so với 64,7% đến
73,7% trong mùa khô; độ ẩm tháng thấp nhất là 64,7% vào tháng 3 và độ ẩm tháng cao
nhất là 83,8% vào tháng 7.
Tại trạm Tân Sơn Hoà thời kỳ 2005 đến 2014, nhiệt độ không khí trung bình
28,3oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 26,2oC (tháng 12), nhiệt độ trung bình
tháng cao nhất là 30,1oC (tháng 4). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung
bình 25-28oC .
b. Đặc điểm thủy văn
TP. Hồ Chí Minh là vùng có mạng sông suối khá phát triển và phân bố đồng
đều với mật độ khoảng 0,30km/km2. Hệ thống sông suối chính trong vùng bao gồm hệ
thống sông Sài G n, sông Đồng Nai và các chi lƣu của chúng (Đoàn Ngọc Toản,
2016).
Hệ thống sông Đồng Nai

Bắt nguồn từ vùng ven rìa cao nguyên Di Linh có độ cao 800-1.000m và đổ ra
biển ở cửa Soài Rạp. Chiều dài tổng cộng theo dòng chính là 628km. Diện tích lƣu vực
là 38.610km2. Các khúc sông dƣới hạ lƣu có độ dốc nhỏ hơn 0,22 phần ngàn, đoạn
trung lƣu có độ dốc tăng lên 0,94 phần ngàn và lên đến 4,34 phần ngàn tại các đoạn

10


sông thƣợng lƣu. Sông Đồng Nai đoạn chảy qua địa phận TP. Hồ Chí Minh từ phía
đông Quận 9 tới phƣờng Thạnh Mỹ Lợi gặp sông Nhà Bè dài khoảng 40km, rộng từ
200m đến 300m. Khi chƣa có hồ Trị An, sông Đồng Nai có lƣu lƣợng Qmax=100m3/s,
Qmin= 32m3/s. Khi có Hồ Trị An, lƣu lƣợng xả Qmax=2.110m3/s, Qmin=600m3/s.
Sông Sài Gòn
Chảy vào thành phố đoạn từ xã Phú Mỹ (huyện Củ Chi) tới Thạnh Mỹ Lợi
(Quận 2) gặp sông Nhà Bè. Chiều rộng của sông từ 250 đến 350m. Chiều sâu mực
nƣớc sông từ 10 đến 20m. Lƣu lƣợng sông lớn nhất 84m3/s vào tháng 10 năm 1986 (tại
trạm quan trắc T3 Bình Dƣơng) và nhỏ nhất 22,5m3/s vào tháng 8 năm 1986. Mực
nƣớc cao nhất ở độ cao 1,18m (ngày 10 tháng 10 năm 1990), thấp nhất ở độ cao 0,34m (ngày 20 tháng 10 năm 1990). Sông chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều.
Biên độ dao động từ 1,5m đến 3,1m.
Hệ thống sông Nhà Bè
Phần Bắc Nhà Bè có mạng lƣới thủy văn dày đặc nhƣ sông Cần Giuộc, sông
chợ Đệm, rạch Cây Khô, Bà Phó, Ông Lớn và rất nhiều rạch và kinh nhỏ khác. Trong
số này chỉ có các con sông có ý nghĩa quyết định đến chế độ thủy văn và một phần đặc
điểm địa chất thủy văn tầng chứa nƣớc Holocen.
Sông Cần Giuộc gồm nhiều nhánh, trong đó có 2 nhánh chính là rạch Cần
Giuộc và sông Bà Lào. Hai nhánh chính của sông gặp nhau ở đông nam rồi chảy ra
ngoài vùng công tác. Sông Cần Giuộc chảy quanh co uốn khúc theo nhiều hƣớng khác
nhau, có chiều từ 100 đến 150m, sâu từ 8 đến 10m. Hiện nay chƣa có tài liệu nghiên
cứu các thông số đặc trƣng nhƣ vận tốc, mô đun d ng chảy của sông. Kết quả quan
trắc cho thấy sông có chế độ bán nhật triều. Về thành phần hóa học của nƣớc, kết quả

phân tích cho hàm lƣợng clo từ 425,4 đến 5.184,56ppm, tổng khoáng hóa từ 0,83 đến
9,28g/l, độ pH từ 6,9 đến 8,32. Sông chịu ảnh hƣởng của thủy triều, nƣớc sông có chất
lƣợng kém, nƣớc đục, mặn và rất bẩn, không thể dùng cho sinh hoạt và công nghiệp.
Sông Chợ Đệm ở phía Tây Nam Thành phố, chảy về Đông Bắc, nối liền với
rạch Cần Giuộc, kênh Đôi và kênh L Gốm. Sông Chợ Đệm dài khoảng 5km, sâu từ 5
đến 10m, rộng từ 80 đến 120m. Sông chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều. Kết
quả phân tích mẫu nƣớc cho thấy hàm lƣợng clo từ 418,31 đến 4.564,19ppm, tổng
khoáng hóa từ 0,82 đến 8,20g/l, độ pH từ 6,88 đến 7,33. Chất lƣợng nƣớc sông Chợ

11


Đệm thay đổi theo mùa rõ rệt, mùa mƣa nƣớc nhạt hơn mùa khô. Sông chịu ảnh hƣởng
của thủy triều, nƣớc sông có chất lƣợng kém, nƣớc đục, mặn và rất bẩn, không thể
dùng cho sinh hoạt và công nghiệp.
Phần phía Nam huyện Cần Giờ giáp biển, có chế độ bán nhật triều không đều.
Trong 1 tháng có 2 kỳ triều cƣờng và 2 kỳ triều kém. Trong năm đỉnh triều cao vào
tháng 12 và tháng 1, xuống thấp vào tháng 6 và tháng 7. Chênh lệch đỉnh khoảng
0,5m. Biên độ thuỷ triều vào mùa cạn (tháng 3 và 4) khoảng 2,5 ÷ 3m. Ở sông Đồng
Nai, ảnh hƣởng triều lên cách cửa sông đến gần 200km. Ảnh hƣởng của thủy triều đã
ảnh hƣởng trực tiếp đến mực nƣớc sông, kênh rạch làm dòng chảy bị đảo ngƣợc và
kéo theo sự xâm nhập của mặn vào sâu trong đất liền, gây mặn hoá các tầng nƣớc dƣới
đất vùng Cần Giờ.
1.2.3. Đặc điểm địa chất
Theo nguồn “Bản đồ địa chất-khoáng sản’’ của “Đề án đánh giá thực trạng tài
nguyên tài nguyên khoáng sản rắn TP.HCM và lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử
dụng đến năm 2020” địa tầng TP.HCM bao gồm phân vị từ trên xuống nhƣ sau:
a. HỆ ĐỆ TỨ
Thống Holocen thƣợng (Q23)
- Trầm tích biển (m) thành phần thạch học: cát hạt mịn, bùn sét màu xám đen;

- Trầm tích sông-biển (am): Cát, cát pha bột sét, sét bột pha cát màu xám;
- Trầm tích biển-đầm lầy (mb): Bột sét, bùn màu đen lẫn mùn thực vật;
- Trầm tích sông-đầm lầy (ab): Bột sét, bùn màu.
Thống Holocen trung thƣợng (Q22-3). Hệ tầng Cần Giờ
- Trầm tích biển (m): Cát pha bột màu xám, xám vàng, bột sét pha cát màu xám,
xám lục chứa vụn sò ốc;
- Trầm tích biển-đầm lầy (mb): Bột sét màu xám đen, chứa thực vật phân hủy;
- Trầm tích sông-biển (am): Cát pha bột sét, bột sét màu xám nhạt;
- Trầm tích sông- đầm lầy (ab): Sét màu nâu sẫm, xám đen, chứa mùn thực vật
và than bùn;
- Trầm tích sông (a): Cát, cát bột, bột sét.
Thống Holocen hạ-trung. Hệ tầng Bình Chánh
- Trầm tích biển (m): Bột sét, sét bột pha cát màu xám xanh, xám đen, đôi chỗ
12


loang lỗ nâu vàng chứa mảnh vỏ sò ốc, ít tàn tích thực vật hóa thạch;
- Trầm tích sông-biển (am): Cát hạt mịn-trung bình màu nâu vàng, cát pha bột
chứa sạn màu xám tối;
- Trầm tích sông (a): Cát, cát bột, sét bột, ít sạn sỏi màu xám sáng, nâu vàng.
Thống Pleistocen thƣợng. Hệ tầng Củ Chi
- Trầm tích biển (m) : Phần dƣới là cát, sạn sỏi, sét màu vàng, chuyển lên trên là
cát, sét màu xám, xám đên chứa vụn thực vật xám tối;
- Trầm tích sông-biển (am): Cuội sỏi, cát, cát bột chứa ít sạn, cát bột sét màu
xám, loang lổ nâu vàng;
- Trầm tích sông (a) Cuội sỏi thạch anh, cát bột lẫn sạn màu xám, loang lỗ nâu
vàng, sét kaolin màu xám trắng, tectit mài tròn;
Thống Pleistocen trung-thƣợng. Hệ tầng Thủ Đức
- Trầm tích biển (m): Sạn sỏi, cát màu vàng đỏ, bột-sét màu xám, xám vàng
- Trầm tích sông-biển (am) : Cát sạn sỏi pha cát bột màu vàng , nâu đỏ, gắn kết

trung bình, ít thấu kính kaolin xen kẹp.
Thống Pleistocen hạ, phần trên. Hệ tầng Trảng Boom
Trầm tích sông-biển (am): Sạn sỏi, cát, ít lớp bột màu xám vàng chứa tàn tích
thực vật hóa than màu đen, cát bột màu xám trắng, sét bột loang lỗ nâu vàng.
b. HỆ NEOGEN
Pliocen
Phụ thống thƣợng. Hệ tầng Bà Miêu
- Tập dƣới: chủ yếu là cát, sạn, sỏi kết phân lớp dày màu nâu vàng. Bề dày của
tập thay đổi từ 6 đến 20m;
- Tập trên: cát kết xen bột kết, sét kết phân lớp mỏng tới vừa có màu nâu vàng,
loang lổ đỏ trắng. Các lớp này đƣợc gắn kết khá chắc bởi keo oxyt sắt.
Phụ thống hạ. Hệ tầng Nhà Bè
Thành phần thạch học: Cuội, cuội sỏi, cát bột, bột sét và sét bột màu xám, xám
xanh, xám trắng loang lỗ.
Miocen
Phụ thống thƣợng. Hệ tầng Bà Trƣng
Thành phần thạch học: Cát, sạn sỏi, ít dăm gắn kết yếu bởi bột sét màu lục, cát

13


bột kết, sét bột kết màu xám vàng, phân lớp mỏng.
c. CRETA
Phức hệ Đèo Cả
Thành phần thạch học: Plagiogranit, granit sáng màu (Thành phần khoáng vật:
plagiocla axit, thạch anh, khoáng vật màu hocblen)
d. JURA MUỘN- CRETA SỚM
Hệ Jura, thống thƣợng-hệ Creta, thống hạ. Hệ tầng Long Bình
Thành phần thạch học: Andesitobazan, andesit, dacit, ryolitdacit, cát kết tuf, đá
phiến sét-silic, sét vôi, sét than, bột kết màu đỏ

e. JURA SỚM
Hệ Jura, thống hạ. Hệ tầng ĐrayLinh
Thành phần thạch học: Đá phiến sét vôi màu xám đen, cát bột kết chứa vôi màu
xám, cát kết, sét kết vôi màu xám.
1.2.4. Đặc điểm địa chất thủy văn
Căn cứ vào các kết quả tài liệu thu thập; kết quả điều tra, khảo sát tại thực địa;
dựa vào cấu trúc địa chất và thành phần thạch học, đặc điểm thuỷ lực, các nguồn hình
thành trữ lƣợng, chất lƣợng nƣớc của Liên đoàn quy hoạch và Điều tra Tài nguyên
nƣớc miền Nam cho thấy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có mặt 7 tầng chứa
nƣớc lỗ hổng, 1 tầng chứa nƣớc khe nứt theo thứ tự từ trên xuống dƣới bao gồm:
- Tầng chứa nƣớc lỗ hổng các trầm tích tuổi Holocen (qh);
- Tầng chứa nƣớc lỗ hổng các trầm tích tuổi Pleistocen trên (qp3);
- Tầng chứa nƣớc lỗ hổng các trầm tích tuổi Pleistocen giữa - trên (qp2-3);
- Tầng chứa nƣớc lỗ hổng các trầm tích tuổi Pleistocen dƣới (qp1);
- Tầng chứa nƣớc lỗ hổng các trầm tích tuổi Pliocen trên (n22);
- Tầng chứa nƣớc lỗ hổng các trầm tích tuổi Pliocen dƣới (n21);
- Tầng chứa nƣớc lỗ hổng các trầm tích tuổi Miocen trên (n13);
- Tầng chứa nƣớc khe nứt trong các đá Paleozoi – Mesozoi (ps-ms) .
Ngoài ra, còn có các thành tạo rất nghèo nƣớc phủ lên các thành tạo chứa nƣớc
lỗ hổng:
- Thành tạo rất nghèo nƣớc các trầm tích tuổi Holocen (Q2).
- Thành tạo rất nghèo nƣớc các trầm tích tuổi Pleistocen trên (Q13)
14


- Thành tạo rất nghèo nƣớc các trầm tích tuổi Pleistocen giữa trên (Q12-3)
- Thành tạo rất nghèo nƣớc các trầm tích tuổi Pleistocen dƣới (Q11)
- Thành tạo rất nghèo nƣớc các trầm tích tuổi Pliocen trên (N22)
- Thành tạo rất nghèo nƣớc các trầm tích tuổi Pliocen dƣới (N21)
- Thành tạo rất nghèo nƣớc các trầm tích tuổi Miocen trên (N13) (Đoàn Ngọc

Toản, 2016).
1.2.4.1. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh)
Bao gồm các trầm tích đa nguồn gốc (sông, sông biển và sông biển đầm lầy).
Chúng thƣờng phân bố trên vùng có độ cao địa hình thấp, từ nhỏ hơn 2m tới 5m, đôi
nơi ở độ cao địa hình từ 7-8m, có diện tích khoảng 488km2, chiếm 23,29% diện tích
toàn thành phố. Có thể bắt gặp các thành tạo này ở Cần Giờ, Bình Chánh, các phần
thấp ở Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức và dọc theo các sông suối và kênh rạch nhỏ. Chiều
dày của tầng thay đổi tƣơng đối lớn từ 0,0m đến 43,1m, trung bình 12,9m.
Thành phần thạch học chủ yếu là cát mịn đến trung, đôi chỗ thô, cát bột, bột
cát… phân lớp, phân nhịp khá dày tùy nơi, màu trắng, xám trắng, xám vàng đôi khi có
lẫn sạn sỏi (Đoàn Ngọc Toản, 2016).
1.2.4.2. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trên (qp3)
Tầng chứa nƣớc đƣợc tạo nên bởi đất đá hạt thô thuộc phần dƣới của hệ tầng
Pleistocen trên (Q13), phân bố trên diện tích khoảng 1.813km2, chiếm 86,51% diện tích
toàn thành phố. TCN qp3 không tồn tại ở khu vực huyện Củ Chi (thuộc các xã Phú
Mỹ Hƣng, An Nhơn Tây và Phạm Văn Cội) và khu vực quận 9 (thuộc các phƣờng
Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ...). TCN qp3 phủ trực tiếp
trên thành tạo rất nghèo nƣớc Q12-3 và bị phủ bởi thành tạo rất nghèo nƣớc Q2-Q13. Mái
tầng chứa nƣớc bắt gặp ở độ sâu từ 0,0m đến 61,0m, trung bình 20,3m. Đáy tầng chứa
nƣớc gặp ở độ sâu từ 8,0m đến 89,0m, trung bình 43,6m. Chiều dày của tầng thay đổi
tƣơng đối lớn từ 4,4m đến 50,5m, trung bình 22,6m.
Thành phần thạch học chủ yếu là cát mịn đến trung, đôi chỗ thô, cát bột, bột
cát… phân lớp, màu trắng, xám trắng, xám vàng đôi khi có lẫn sạn sỏi (Đoàn Ngọc
Toản, 2016).

15


×