Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất các giải pháp gia cố bờ sông soài rạp, xã bình khánh, huyện cần giờ, TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

PHÙ NG ĐẮC ĐẠT

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIA CỐ BỜ SÔNG
SOÀ I RẠP XÃ BÌNH KHÁNH HUYỆN CẦN GIỜ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ ĐỊA CHẤT HỌC
Mã ngành: 52440201

TP. HỒ CHÍ MINH – 12/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIA CỐ BỜ SÔNG
SOÀ I RẠP XÃ BÌNH KHÁNH HUYỆN CẦN GIỜ

Sinh viên thực hiện: Phùng Đắ c Đạt

MSSV: 0250100012

Khóa: 2013 – 2017
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Thiề m Quố c Tuấ n


TP. HỒ CHÍ MINH – 12/2017


TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2017

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa: ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
Bộ môn: KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT
Họ và tên: PHÙ NG ĐẮC ĐẠT
Ngành: ĐỊA CHẤT HỌC

MSSV: 0250100012
Lớp: 02_ĐH_ĐKT

1. Tên đồ án: Đánh giá điều kiê ̣n địa chấ t công trin
̀ h và đề xuất các giải pháp gia cố
bờ sông Soài Ra ̣p xã Bình Khánh huyê ̣n Cầ n Giờ
2. Nhiệm vụ:
- Đánh giá điề u kiê ̣n điạ chấ t công trình khu vực sông Soài Rạp xã Biǹ h Khánh
- Đề ra các giải pháp gia cố bờ sông Soài Ra ̣p
3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 22/08/2017
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01/12/2017
5. Họ và tên người hướng dẫn: Ths.Thiề m Quốc Tuấ n

Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nội dung và yêu cầu đã được thông qua bộ môn
Ngày 01 tháng 12 năm 2017
Chủ nhiệm bộ môn
(Ký và ghi rõ họ tên)

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý Thầ y Cô khoa Điạ
Chấ t và Khoáng Sản trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh.
Trong suốt thời gian học tập tại trường dưới sự dìu dắt của các Thầy Cô khoa Địa Chất
và Khoáng Sản và các khoa khác của trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường
TP.HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong
chuyên môn cũng như trong những lĩnh vực khác. Sự tận tụy, say mê, lòng nhân ái nhiệt
tình của Thầy Cô là động lực giúp em trau dồi thêm kiến thức và vượt qua những khó
khăn trong học tập.
Đă ̣c biê ̣t em xin gửi lời cảm ơn sâu sắ c nhất đế n thầ y Thiề m Quố c Tuấ n đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.
Đồng thời cũng xin cám ơn tất cả bạn bè đã gắn bó cùng nhau học tập và giúp đỡ nhau
trong suốt thời gian qua, cũng như trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2017
Sinh viên
Phùng Đắ c Đa ̣t

ii



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. ..............................................................................1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP. .................................................................1
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ..............................................................1
3.1. Nô ̣i dung ...........................................................................................................1
3.2. Pha ̣m vi ............................................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ..............................................................................2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .......................3
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................................3
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ..................................................................................3
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên .........................................................................................4
1.2.2. Dân cư, kinh tế , xã hô ̣i ................................................................................11
1.2.3. Đă ̣c điể m điạ chấ t........................................................................................12
1.3. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ ỔN ĐINH
̣ MÁI DỐC ...........................................................15
1.3.1. Khái niê ̣m ...................................................................................................15
1.3.2. Cơ sở lý luâ ̣n. ..............................................................................................15
1.4. CÁC GIẢI PHÁP GIA CỐ....................................................................................17
1.4.1. Sử dụng các sản phẩm từ sợi tổng hợp có cường độ cao ............................18
1.4.2. Cải tiến cấu kiện và kết cấu công trình .......................................................20
1.4.3. Cải tiế n các khối bêtông lát mái ..................................................................22
1.4.4. Ứng dụng công nghệ bêtông ứng suất trước chế tạo cọc ván BTCT ứng suất
trước……………………………………………………………………………...22
1.4.5. Sử dụng các loại thực vật thân thiện với môi trường (kỹ thụât mềm) ........22
1.4.6. Công nghệ mới gia cố mái bờ và chân bờ ..................................................24


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.….….….….….…26
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU ............................................................26
2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA...........................................................27
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .....................................................................29
iii


2.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ............................................................................30

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................... 32
3.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐIẠ CHẤT CÔNG TRÌNH ..........................................32
3.1.1. Điề u kiê ̣n điạ hiǹ h đia ma ̣o ..........................................................................32
3.1.2. Cấ u ta ̣o điạ chấ t ...........................................................................................33
3.1.3. Điề u kiê ̣n điạ chấ t thủy văn .........................................................................34
3.1.4. Tiń h chấ t cơ lý .............................................................................................35
3.2. ĐÁNH GIÁ ỔN ĐINH
̣ MÁI DỐC .....................................................................37
3.2.1. Tính toán ổ n đinh
̣ bờ dố c: ...........................................................................37
3.2.2. Kế t quả tính toán. ........................................................................................40
3.3. GIẢI PHÁP GIA CỐ THÍCH HỢP. .....................................................................41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ..........................................................
43
̣
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 44
PHỤ LỤC…………………………………………………………...46

iv



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TP

Thành phố

HCM

Hồ Chí Minh

TS

Tiế n Si ̃

GS

Giáo Sư

PGS

Phó Giáo Sư

BT

Bê tông

BTCT

Bê tông cố t thép


HK

Hố khoan

TCN

Tiêu chuẩ n ngành

TCVN

Tiêu chuẩ n Việt Nam

ĐBSCL

Đồ ng bằ ng sông cửu long

KCN

Khu công nghiê ̣p

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mực nước biên đô ̣ triề u vào mùa khô và mùa mưa ......................................11
Bảng 1.2. Tỉ lê ̣ xuấ t hiê ̣n mực nước cao nhấ t trong năm 2011 .....................................11
Bảng 1.3. Các phân vị địa tầng khu vực huyê ̣n Cầ n Giờ. .............................................12
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp cao độ, tọa độ của các hố khoan ...........................................27
Bảng 3.1. Phân Loại Địa Hình Ở Cần Giờ ....................................................................32

Bảng 3.2. Bảng tra trị số 1, 2 theo góc dốc  .............................................................39
Bảng 3.3. Cấp công trình đê sông xác định theo tiêu chí về số dân và diện tích được bảo
vệ ...................................................................................................................................41
Bảng 3.4. Cấp công trình đê sông xác định theo tiêu chí về độ ngập sâu trung bình của
các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê .................................................................41
Bảng 3.5. Hệ số an toàn ổn định chống trượt K của công trình đê bằng bê tông hoặc đá
xây .................................................................................................................................42
Bảng 3.6. Độ gia cao an toàn của công trình đê sông ...................................................42

vi


DANH MỤC HÌ NH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyê ̣n Cầ n Giờ..................................................................5
Hình 1.2. Mă ̣t cắ t ngang mô ̣t mái dố c ...........................................................................15
Hin
̣ bờ dố c theo phương pháp mă ̣t trươ ̣t tru ̣ tròn ...........16
̀ h 1.3. Sơ đồ tính toán ổ n đinh
Hình 1.4. Các lực tác du ̣ng lên các lăng thể phân tố ........................................................17
Hin
̀ h 1.5. Trải vải địa kỹ thụât là tầng lọc mái kè ........................................................18
Hin
̀ h 1.6. Mô ̣t số loa ̣i thảm bê tông túi khuôn ...............................................................19
Hình 1.7. Kè lát mái bằng thảm tấm bêtông ..................................................................20
Hình 1.8. Cải tiến kết cấu lõi rồng vỏ lưới thép ............................................................21
Hình 1.9. Thảm đá bảo vê ̣ bờ sông ................................................................................21
Hình 1.10. Trồng cỏ Vetiver bảo vệ bờ .........................................................................23
Hin
̀ h 2.1. Sơ đồ vi ̣trí hố khoan .....................................................................................26
Hình 2.2. Công tác chuẩ n bi ̣mă ̣t bằ ng ..........................................................................28

Hin
̀ h 2.3. Công tác khoa khảo sát điạ chất……………………………………………..28
Hình 2.4. Công tác thí nghiê ̣m SPT……………………………………………………28
Hin
̀ h 2.5. Mẫu đấ t ..........................................................................................................29
Hình 3.1. Sơ đồ xác định tâm trượt nguy hiểm nhất theo phương pháp V.Fellenius.......40
Hình 3.2. Sơ đồ tính toán ổ n đinh
̣ bờ dố c khu vực khảo sát .........................................40

vii


TÓM TẮT
Thông qua đồ án tố t nghiê ̣p, so với mục tiêu và yêu cầu của đề tài, đồ án đã giải
quyết được 1 số vấn đề sau:
-

Đánh giá được điều kiện điạ hin
̀ h địa ma ̣o, điề u kiê ̣n địa chất công trình, điề u

kiê ̣n điạ chấ t thủy văn khu vực sông Soài Ra ̣p xã Bình Khánh huyê ̣n Cầ n Giờ, thấy được
mức đô ̣ sa ̣t lở của bờ sông Soài Ra ̣p.
-

Thấy được sự hiện diện của các địa tầng và các đặc trưng cơ bản của nền đất

trong khu vực.
-

Biết được cấu tạo điạ chấ t khu vực nghiên cứu thông qua viê ̣c khoan khảo sát.


-

Lập mă ̣t cắ t địa chất công trình của khu vực nghiên cứu dựa vào bề dày lớp đất

trong khu vực nghiên cứu.
-

Đánh giá đô ̣ ổn đinh
̣ mái dốc.

-

Thông qua đă ̣c điể m địa hiǹ h địa ma ̣o, các điề u kiê ̣n điạ chấ t công trình, địa chấ t

thủy văn và tính chất của nền đất để đề xuất các giải pháp gia cố bờ sông.

viii


MỞ ĐẦU
1. TÍ NH CẤP THIẾT CỦ A ĐỀ TÀ I.
Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Nhưng
hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán
nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập
sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất
nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành và gây ra hiê ̣n tươ ̣ng
sa ̣t lở bờ sông.
Thời gian gầ n đây công tác thiết kế và thi công các công trình thủy lợi, cầu đường,
xây dựng dân dụng và công nghiệp, việc xác định điề u khiê ̣n điạ chất của công trin

̀ h
chiếm vai trò hết sức quan trọng.
Viê ̣c khảo sát cho xây dựng nói chung và khảo sát địa chất nói riêng là công việc
mở đầu chủ yếu cho việc xây dựng tất cả các công trình nhằm mục đích: đánh giá mức
độ thích hợp tổng quát của địa điểm và môi trường đất đá với công trình dự kiến, cho
phép lập được bản thiết kế hợp lý và tiết kiệm, vạch ra được phương pháp xây dựng tố t
nhất, thấy được và dự báo những khó khăn trở ngại có thể phát sinh trong quá trình xây
dựng tốt nhất, thấy trước và dự báo những khó khăn trở ngại có thể nảy sinh trong quá
trình xây dựng do điều kiện đất đá, nước mă ̣t và nước ngầm.
Trong phạm vi đề tài này, em xin phép được trình bày về: “Đánh giá điề u kiê ̣n
địa chấ t công trình và đề xuấ t các giải pháp gia cố bờ sông Soài Ra ̣p xã Biǹ h Khánh
huyê ̣n Cầ n Giờ ”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP.
-

Đánh giá điề u kiê ̣n địa chấ t công trình khu vực sông Soài Ra ̣p.

-

Đề xuất giải pháp gia cố thić h hơ ̣p cho bờ sông khu vực nghiên cứu.

3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
3.1.

Nô ̣i dung
Thu thập các tài liệu về vị trí địa lí, đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn,…của

khu vực nghiên cứu
Nghiên cứu điều kiê ̣n điạ chấ t công trình, điạ chấ t thủy văn khu vực nghiên cứu.
Đánh giá mức đô ̣ sạt lở của bờ sông.

1


Đề xuất các biện pháp gia cố nề n đấ t yế u khu vực ven sông Soài Ra ̣p thuô ̣c xã
Bình Khánh huyê ̣n Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.

Pha ̣m vi
Đề tài tập trung đánh giá điề u kiê ̣n địa chấ t và đề xuấ t các biê ̣n pháp gia cố bờ

sông Soài Ra ̣p thuô ̣c xã Bình Khánh huyện Cầ n Giờ thành phố Hồ Chí Minh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.


Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập các tài liệu về khu vực nghiên cứu như: Điều kiên tự nhiên, kinh tế-xã

hội, đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn…
Thu thập các kết quả khảo sát điạ chấ t khu vực sông Soài Ra ̣p huyê ̣n Cầ n Giờ.
Thu thập các kết quả xử lý nền đấ t yế u khu vực sông Soài Ra ̣p.
Thu thập các bản đồ để số hóa và biên tập bản đồ vị trí khu vực và vị trí khảo sát.


Phương pháp khảo sát thực địa
Thực hiện các lộ trình khảo sát, các buổi thực địa trong các khoản thời gian trước

và trong khi thực hiện công trình nghiên cứu, đưa ra các nhận xét và nhìn nhận về đặc
điểm, điều kiện tự nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.



Phương pháp tính.
Tiń h lưu lượng dòng chảy của sông
Tính toán đô ̣ ổn đinh
̣ mái dố c của bờ sông.
Tiń h đô ̣ dố c của bờ kè



Phương pháp xử lý số liêụ
Sử du ̣ng các phầ n mề m như autocad 2017, Geo-Slope Office 8.11, paint để phu ̣c

vu ̣ công tác khảo sát và đề xuấ t giải pháp cho công tác xử lý nề n đấ t yế u khu vực sông
Soài Ra ̣p huyê ̣n Cầ n Giờ.
Sử dụng phần mềm excel để tổng hợp các số liệu thí nghiê ̣m và vẽ các biểu đồ.
So sánh các kế t quả phân tić h được với các tiêu chuẩ n ngành, tiêu chuẩ n Việt
Nam nhằm có những kết luâ ̣n chính xác về đă ̣c điểm điạ chấ t khu vực để phu ̣c vu ̣ cho
công tác xử lý nề n đấ t yế u.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
M. V. Lomonoxop là người đầu tiên đưa ra học thuyết về "Các tầng đất" trong
phẫu diện. Việc mô tả và nghiên cứu các tính chất vật lý, hoá học đất trong các tầng phát
sinh của phẫu diện đất ngày nay được phát triển cũng xuất phát từ học thuyết này.
Nổi tiếng về phương diện thực tiễn cũng như phương diện lý luận trong việc
nghiên cứu cấu trúc đất (soil structure) là A. F. Tiruin; S. A. Zakharov; N. I Savinov; P.

V. Versin; I. B. Revut và một số người khác. Người đầu tiên đưa ra phương pháp phân
loại đất theo thành phần cơ giới, dựa trên quan hệ giữa sét vật lý (cấp hạt < 0,01 mm và
cát vật lý (cấp hạt > 0,0 mm) là giáo sư N. I. Xibiraxev ( 1901 ). Người đầu tiên tiến
hành quan trắc động thái độ ẩm đất trong phẫu diện sâu, không những đối với những
tầng đất bên trên phẫu diện mà xuống cả những tầng sâu (đất cái) và đưa ra những giải
thích về các quy luật cơ bản của chế độ nước trong đất là A. Izmailski (1893 - 1894) và
G. N. Vưxotski ( 1899 - 1900)
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, lịch sử phát triển ngành cơ lý đất gắn liền với sự phát triển của khoa
học đất. Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 việc nghiên cứu về khoa học đất chủ yếu
là do người Pháp đảm nhận, cơ lý đất trong thời kỳ này hầu như chưa được quan tâm,
mãi đến năm 1957, khi có chuyên gia Liên Xô (cũ) sang giúp đỡ, dưới sự hướng dẫn
của V. M Fridland công tác nghiên cứu vật lý đất mới được triển khai. Các tính chất cơ
lý đấ t, các hằng số nước được xác định một cách song song tại trường đa ̣i học Nông
nghiệp 1, Hà Nội. Từ những kết quả nghiên cứu này, cùng với những kết quả nghiên
cứu về lĩnh vực sinh học đất, hoá học đất, V. M. Fridland đã đúc kết thành luận án tiến
sĩ (TSKH) và đã bảo vệ thành công tại Matxcơva vào năm 1963, công trình được đúc
kết trong cuốn sách "Vỏ phong hoá nhiệt đới ẩm" được xuất bản bằng tiếng Nga tại
Matxcơva vào năm 1964 và được Lê Thành Bá dịch ra tiếng Việt, xuất bản tại Hà Nội
vào năm 1973.

3


Cơ lý đất ở nước ta được coi là phát triển sau khi nhiều cán bộ được gửi đi đào
tạo từ nước ngoài về. Nhiều công trình nghiên cứu được đăng trong các tạp chí Trong
và ngoài nước. Tài liệu chuyên sâu về cơ lý đất như R.Whitlow-Cơ học đất, Nhà xuất
bản giáo dục, 1999.
Đất không phải là vật thể liên tục, mà là vật thể do nhiều hạt khoáng vật bé, có
kích thước khác nhau hợp thành. Các hạt này tạo thành một khung kết cấu có nhiều lỗ

hổng,trong đó thường chứa nước và khí. Trong khung kết cấu, các hạt đất có thể sắp xếp
rời rạc hoặc được gắn kết liền với nhau bởi những liên kết yếu hơn rất nhiều so với
cường đô ̣ bản thân hạt.Chính những đặc điểm đó làm cho đất có những tính chất khác
hẳn so với các vật liệu khác, đồng thời làm cho các hiên tượng cơ học xảy ra trong đất
theo những quy luật đặc thù riêng.
Ðất có một số tính chất vật lý và tính chất cơ lý chủ yếu như tỷ trọng, dung trọng,
độ xốp, tính dính, tính dẻo, độ chặt, sức kháng cắ t... Những tính chất này thường được
quyết định bởi các thành phần khoáng vật (nguyên sinh, thứ sinh), thành phần các cấp
hạt (cát, limon, sét), thành phần chất hữu cơ có trong đất và tính liên kết giữa các thành
phần trên để tạo ra kết cấu của đất. Trong thực tiễn những tính chất vật lý và cơ lý tính
luôn là những yếu tố chi phối trực tiếp đến quá trình xây dựng các công trình. Ngoài ra
các tính chất trên còn đặc biệt có liên quan và ảnh hưởng đến một số đặc tính lý học
khác của đất như chế
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành và là huyện biển duy nhất của thành
phố Hồ Chí Minh. Trung tâm hành chính huyện cách trung tâm thành phố khoảng
50km (theo đường chim bay), huyê ̣n Cần Giờ nằm về phía Đông Nam thành phố, chiều
dài từ Bắc xuống nam là 35km, từ Đông sang Tây là 30km. Là huyện duy nhất của thành
phố có hơn 20km chiều dài bờ biển nằm trong vùng biển Đông Nam thích hợp cho việc
phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng. Cần Giờ giống như một hòn đảo tách biệt với
xung quanh, bốn bề là sông và biển.
Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106o46’12” đến 107o00’50” Kinh độ Đông và từ
10o22’14” đến 10o40’00” vĩ độ Bắc.
4


-


Phía Bắc ngăn cách với huyện Nhà Bè bởi sông Soài Rạp.

-

Phía Nam giáp biển Đông.

-

Phía Tây ngăn cách với huyện Cần Giuộc và huyện Cần Đước của tỉnh Long An,
huyện Gò Công Đông của tỉnh Tiền Giang, ranh giới là sông Soài Rạp.

-

Phía Đông Bắc ngăn cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bởi sông Lòng
Tàu.

-

Phía Đông Nam tiếp giáp với huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ranh giới
là sông Thị Vải.
Cần Giờ là cửa ngõ đường thuỷ của thành phố Hồ Chí Minh. Tàu thuyền ngoài

biển vào cửa Cần Giờ ngược dòng sông Nhà Bè vào cảng Sài Gòn, cách biển 80km theo
đường sông.
Với hơn 20km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Có các cửa
sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyêṇ Cầ n Giờ.
5



Tính liên kết vùng :
Kết nối với trung tâm TP.HCM bằng cầu Bình Khánh (một phần dự án đường
vành đai III) và hiện nay bằng phà Bình Khánh. Là nơi gắn kết và nơi trung chuyển hàng
hóa giữa các tỉnh ĐBSCL (Long An, Tiền Giang) với vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai,
Bà Rịa – Vũng Tàu).
+ Phát triển cụm, cảng công nghiệp cùng với Tp.HCM:
+ Giáp ranh cảng, cụm KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) bằng sông Lòng Tàu có độ
sâu 9,5m cho tàu 36.000 tấn ra vào.
+ Giáp KCN Nhơn Trạch (Đồng Nai) bằng sông Soài Rạp có độ sâu 12m cho tàu
80.000 tấn ra vào.
+ Cảng nước sâu Thiềng Liềng
Nơi trao đổi hàng hóa nông nghiệp và thủy sản với tỉnh Tiền Giang, tỉnh Long
An.
Nơi trao đổi hàng hóa công nghiệp với tỉnh Đồng Nai (KCN Nhơn Trạch). Nhờ
có tuyến đường vành đai III nên rút ngắn thời gian đi từ sân bay quốc tế Long Thành
đến các tỉnh ĐBSCL
Kết nối ngành công nghiệp không khói với Bà Rịa – Vũng Tàu _ Nơi du lịch biển
phát triển và nổi tiếng nhất phía Nam.
Điểm nổi bật nhất của Cần Giờ là tiếp giáp biển Đông _ Nơi có nguồi lợi thủy
sản dồi dào với nhiều sản vật biển. Cùng với độ che phủ rừng tự nhiên 40.000ha và hệ
thống sông, rạch dày đặc - Nơi con người và thiên nhiên cùng hòa quyện. Là huyện
ngoại thành duy nhất của Tp.HCM tiếp giáp biển Đông. Đủ điều kiện phát triển bất động
sản Du lịch _ Sinh thái _ Nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc tế.
b. Điạ hin
̀ h
Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ là một bộ phận nhỏ nằm trong vùng cửa sông
ven biển sông Đồng Nai. Đây là một vùng đất có địa hình trũng, có hệ thống kênh rạch
chằng chịt, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều biển Đông và nên đất được
hình thành từ các quá trình tương tác sông biển.

Tất cả những yếu tố trên tạo nên những đặc điểm tự nhiên riêng biệt mang nhiều
thuận lợi và cả khó khăn cho việc quy hoạch phát triển vùng.

6


Địa hình là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế
vùng. Địa hình bị phân cắt mạnh bởi mạng lưới sông rạch chằng chịt (mật độ dòng chảy
7,0 đến 11km/km2), cao độ dao động trong khoảng từ 0,0m đến 2,5m. Nhìn chung địa
hình tương đối thấp và bằng phẳng, có dạng lòng chảo, trũng thấp ở phần trung tâm (bao
gồm một phần của các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh
An) do được hình thành từ đầm ngập cổ. Vùng ven biển ( từ Cần Thạnh đến Long Hòa)
địa hình nổi cao do được cấu tạo bằng các giồng cát biển cổ, vùng ven sông địa hình
cũng được nâng cao do được hình thành từ các đê sông. Theo mức độ ngập triều, phân
chia địa hình thành 05 mức độ cao như sau:
-

Ngập hai lần trong ngày: ở độ cao từ 0,0m đến 0,5m.

-

Ngập một lần trong ngày: ở độ cao từ 0,5m đến 1,0m.

-

Ngập theo chu kỳ tháng: ở độ cao từ 1,0m đến 1,5m

-

Ngập theo chu kỳ năm: ở độ cao tứ 1,5m đến 2,0m.


-

Ngập theo chu kỳ nhiều năm: ở độ cao hơn 2,0m.
(Nguồn tài liệu trên từ Đề tài trọng điểm quốc gia: “Nghiên cứu tổng hợp Vùng

cửa sông Hệ thống sông Đồng Nai phục vụ công tác quy hoạch khai thác vùng theo mục
tiêu phát triển bền vững”, PGS.TS Huỳnh Thị Minh Hằng (2004).
Hiện nay địa hình tự nhiên đang biến động mạnh chủ yếu là do các hoạt động của con
người, đặc biệt là trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng và vùng dân cư.
Do đặc điểm địa hình thấp, bị ngập triều nên hình thành hệ sinh thái đặc trưng là
rừng ngập mặn, diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc loại lớn ở nước ta, là 1 trong 9
khu dự trữ sinh quyển của Thế giới được UNESCO công nhận năm 21/01/2000, mở ra
những triển vọng tốt đẹp về du lịch sinh thái là rất đáng kể và mang tính độc đáo đặc
trưng của địa phương.
Với hệ thông kênh rạch chằn chịt, chia cắt đã gây ra không ít khó khăn cho việc
xây dựng các công trình, địa hình khu vực bằng phẳng làm cho mức độ vận động của
nước chậm với tác động của thủy triều nên bị ngập nước ở một số địa điểm.

7


c. Khí hâ ̣u
Khí hậu Cần Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chịu chi phối của qui luật gió mùa
cận xích đạo với hai mùa mưa nắng rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 5 – 10.
+ Mùa nắng từ tháng 11 – 4 năm sau.
Nhiệt độ:



Tương đối cao và ổn định.



Nhiệt độ trung bình 250C – 290C.



Nhiệt độ cao tuyệt đối: 38,20C.



Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 14,40C.
Số giờ nắng đạt trung bình trong ngày từ 5 – 9 giờ/ngày, các tháng mùa nắng đều

đạt trên 240 giờ nắng, cao nhất là tháng 3 với 276 giờ, thấp nhất là tháng 9 với 169 giờ.
Độ ẩm:


Cao hơn các quận, huyện khác trong Thành phố từ 4 đến 8%.



Ẩm nhất là tháng 9 đến 83%.



Trung bình 73 – 85%.




Khô nhất là tháng 4 với 74%.



Bốc hơi từ 3,5 – 6mm/ngày, trung bình 5mm/ngày, cao nhất 8mm/ngày.

Chế độ mưa:
So với các khu vực khác trong TP.HCM, Cần Giờ là huyện có lượng mưa
thấp nhất.
Mùa mưa ở Cần Giờ thường bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn các nơi khác
trong thành phố.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.200 – 1.600mm, khuynh hướng giảm dần
từ Bắc xuống Nam.
Trong mùa mưa, lượng mưa trung bình đạt khoảng 150mm/tháng, tháng 6 – tháng
7 là hai tháng có lượng mưa cao nhất khoảng 310mm/tháng. Số ngày mưa trung bình
khoảng 95 ngày/năm.

8


Mùa mưa, mùa khô ở đây có sự phân hóa khá sâu sắc, lượng mưa trong tháng
mùa mưa chiếm tới trên 90% tổng lượng mưa trong cả năm. Các tháng 10 có lượng mưa
trung bình khoảng 200 – 300mm/tháng, các tháng 12 – 4 chỉ khoảng 10 – 15mm/tháng,
thậm chí mưa dưới mức 5mm/tháng vào các tháng 1 – 3 ở một số khu vực. Các tháng 1
– 3 thực sự là giai đoạn thiếu nước gay gắt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ở
khu vưc.
Chế độ gió:
+ Mùa mưa: hướng gió chính là Tây – Tây Nam.
+ Mùa khô: hướng gió chính là Bắc – Đông Bắc.

Tốc độ gió của khu vực tăng mạnh vào các tháng 12 đến tháng 3, tạo thành mùa
gió chướng trong giai đoạn mùa đông. Đây là giai đoạn khó khăn cho các hoạt động khai
thác, đánh bắt hải sản và vận tải trên biển cho những vùng biển ven bờ cũng như ngoài
khơi. Trên vùng biển ngoài khơi tốc độ gió từ 5 – 15m/s chiếm tần suất trên 70% trong
các tháng mùa đông, nhất là tháng 12 – 2 là thời kỳ gió mạnh nhất, cấp gió 11 – 15m/s
chiếm tần suất 40 – 50%, hình thành mùa gió chướng, gió rất mạnh ở vùng ngoài khơi.
e. Mạng lưới thủy văn:
Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông - rạch chằn chịt với mật độ dòng chảy
cao nhất so với các huyện khác trong Thành phố (7 – 11km/km2), theo thống kê, trên
địa bàn huyện có đến 181 kênh cấp, thoát nước phục vụ mục đích thủy lợi cho vùng.
Mặt nước có diện tích trên 22.850ha chiếm 32% diện tích của toàn huyện với các con
sông lớn:
Sông Nhà Bè: nơi hợp lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, sông rộng 1300
– 1500m, sâu 10 – 18m.
Sông Soài Rạp: là đoạn hạ lưu của sông Nhà Bè (tính từ Nam Hiệp Phước – Nhà
Bè ra đến Vịnh Đồng Tranh), lòng sông khá rộng (2000 – 3000m) nhưng nông (độ sâu
chỉ 6 – 9m) do vậy khả năng giao thông thủy cho tàu lớn bị hạn chế.
Sông Lòng Tàu – Ngã Bảy: là tuyến dẫn nước sông Nhà Bè từ Bình Khánh đưa
ra Vịnh Gành Rái, cửa sông Ngã Bảy rộng 800 – 500m, sông Lòng Tàu hẹp

9


(400 – 600m), uốn khúc nhưng sâu (10 – 21m), là tuyến giao thông thủy chủ yếu nối
biển Đông với cảng Sài Gòn, Đồng Nai.
Sông Thị Vải – Gò Gia: có phần lớn lưu vực thuộc tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa –
Vũng Tàu, đây là hệ thống sông chịu khống chế mạnh của biển, cả lưu vực sông tạo
thành khu chứa nước mặn rất lớn. Lòng sông Thị Vải hẹp (400 – 600m) nhưng rất sâu
(30 – 40m) thuận tiện cho việc xây dựng các cảng nước sâu. Sông Gò Gia là đoạn nối
của sông Thị Vải với mạng lưới sông rạch phía Đông Cần Giờ.

Các sông trên thoát nước ra biển Đông (vào Vịnh Gành Rái và Vịnh Đồng Tranh)
qua bốn cửa sông lớn là cửa Soài Rạp, Đông Tranh, Ngã Bảy và Cái Mép. Các sông
rạch trong huyện quanh co, uốn khúc, địa hình của huyện có dạnh lòng chảo tạo thành
các khu vực đầm lầy, các khu chứa nước sâu trong đồng. các sông rạch có những bãi bồi
rộng lớn. khi nước lớn cả vùng rông lớn ngập nước mênh mông. chỉ có những dãy cây
rừng mới xác định được đâu là bờ, đâu là sông. Có nhiều rạch ngầm, các rạch này chỉ
hiện ra khi nước đã rút còn trơ bãi sông.
Toàn bộ sông rạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày
02 lần nước lên và nước xuống, số ngày nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể.
Trong ngày hai đỉnh triều thường xấp xỉ nhau, nhưng hai chân triều lại chênh lệch rất
xa. Biên độ triều nói chung khá lớn và có xu thế giảm dần từ phía cửa sông lên phía
thượng lưu. Vùng phía Nam biên độ lớn hơn vùng phía Bắc từ 0,6 – 1m. Mực nước cao
nhất trong năm thường xuất hiện từ tháng 10 – 11, thấp nhất vào tháng 4,5.
Về địa chất thủy văn: Gồm 5 phân vị địa tầng địa chất thủy văn theo thứ tự sau:


Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen.



Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen.



Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen trên.



Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Piocen dưới.




Đới chứa nước khe nứt các đá Mezozoi (MZ).
f. Chế độ thủy văn sông Soài Ra ̣p.
Sông Soài Ra ̣p được bắt đầu từ đoạn xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè và xã Bình

Khánh, huyện Cần Giờ theo hướng nam đổ ra biển Đông tại cửa Soài Rạp, và làm ranh
10


giới tự nhiên giữa các huyện Cần Giờ và Nhà Bè, giữa Cần Giờ và Cần Giuộc (Long
An), giữa Cần Giờ và Gò Công Đông (Tiền Giang).
Sông có chiều dài khoảng 40 km, khúc rộng nhất của sông khoảng 3 km nằm phía
hạ lưu nơi ranh giới giữa xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ và xã Gia Thuận, huyện Gò Công
Đông.
Chế đô ̣ thủy văn sông Soài Ra ̣p chiụ tác đô ̣ng qua la ̣i bởi hê ̣ thố ng sông Nhà Bè,
sông Sài Gòn, sông Đồ ng Nai và biển Đông, cùng với chế đô ̣ thủy triề u. Hàng năm vào
các tháng 9 đế n 11 âm lich
̣ đề u có các đơ ̣t triề u cường ma ̣nh.
Bảng 1.1. Mực nước biên đô ̣ triề u vào mùa khô và mùa mưa
Tháng 10 – 2011

Tháng 4 - 2011
H (cm)
Max

ΔH (cm)

ΔH (cm)


H (cm)

125

156
334

Min

348

-209

-192

Nguồ n: Phân viê ̣n Khí tươ ̣ng Thủy văn và Môi trường phiá Nam
Qua kết quả mực nước biên đô ̣ triề u vào mùa khô và mùa mưa ta thấ y sự chênh
lê ̣nh giữa đỉnh triều và chân triều khá lớn (>3.3m).
Bảng 1.2. Tỉ lê ̣ xuấ t hiêṇ mực nước cao nhấ t trong năm 2011
Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

31


43

33

13

10

Tỉ lê ̣ xuất hiê ̣n %

Nguồ n: Phân viê ̣n Khí tươ ̣ng Thủy văn và Môi trường phía Nam
1.2.2. Dân cư, kinh tế , xã hô ̣i
a. Dân cư, xã hô ̣i
Vào thế kỷ XVIII, Cần Giờ là tên một cửa biển. Đầu thế kỷ XIX là thôn Cần Giờ
An Thạnh thuộc tổng Dương Hoà, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An.
Cuối thế kỷ XIX, được nâng lên thành tổng. Năm 1944 là tổng của quận Nhà Bè, tỉnh
Gia Định. Sau 30-4-1975 nhập vào tỉnh Đồng Nai. Tháng 3-1978 nhập vào thành phố
Hồ Chí Minh ban đầu mang tên huyện Duyên Hải, đến ngày 18-12-1991 đổi thành huyện
Cần Giờ.
11


Hiện nay huyê ̣n Cầ n Giờ bao gồm 1 thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: An Thới
Đông, Bình Khánh, Long Hòa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An.
Ngoài ra, huyện Cầ n Giờ có khoảng 69 cù lao lớn nhỏ.
Tiń h đến ngày 1/4/2009, dân số Cần Giờ là 68.213 người, mật độ 82 người/Km2
(thấp nhất so với các quận, huyện khác của thành phố, số người trong độ tuổi lao động
chiếm khoảng 55%.).
b. Kinh tế

Diện tích Cần Giờ chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó:
-

Đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện,

-

Đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện.
Ngoài ra còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối.

Đất đai phần lớn nhiễm phèn và nhiễm mặn. Trong đó, vùng ngập mặn chiếm tới 56,7%
diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là
cây đước, cây bần, cây mắm …
Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc
phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính năng
quan trọng này, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận
là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”.
Cần Giờ có bờ biển dài gần 20 km, vùng biển có thể nuôi trồng nhiều loài hải sản
như: nghêu, tôm, sò, hàu, cá...Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu
phát triển kinh tế của huyện, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn,
là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.3. Đă ̣c điể m điạ chấ t

Hệ

Thống

HOLOCENE

KAINOZOI


Giới

ĐỆ TỨ

Bảng 1.3. Các phân vị địa tầng khu vực huyêṇ Cầ n Giờ.
Hệ
tầng
Hê tầng

Kí hiệu

Tên trầm tích

aQ23

Trầm tích sông

Cần
Giờ

ambQ22-3

Trầm tích hỗn hợp sông-biểnđầm lầy
12


amQ21-2

Trầm tích hỗn hợp sông-biển


amQ13

Trầm tích hỗn hợp sông-biển

aQ13

Trầm tích sông

amQ12-3

Trầm tích hỗn hợp sông-biển

aQ12-3

Trầm tích sông

amQ11

Trầm tích hỗn hợp sông-biển

amN22

Trầm tích hỗn hợp sông-biển

aN22

Trầm tích sông

amN21


Trầm tích hỗn hợp sông-biển

J3-K

Trầm tích phun trào

Hê tầng

PLIESTOCENE

Củ Chi
Hê tầng
Thủ
Đức
Hê tầng
Trảng
Bom

NEOGEN

PLIOCENE

Hê tầng

Miêu
Hê tầng

CRETA DƯỚI


JURA TRÊN –

CRETA

JURA -

MESOZOI

Nhà Bè
Hê tầng
Long
Bình

Tại khu vực Cầ n Giờ, các thành tạo Holocen phủ kín toàn bộ khu vực Cầ n Giờ,
các thành tạo khác có thể gặp hoặc không gặp tại các hố khoan. Theo mặt cắt địa chất
bên dưới, khu vực Cầ n Giờ có các thành tạo địa chất từ già đến trẻ như sau:
Giới Kainozoi, hệ Đệ tứ: Trầm tích Đệ tứ được phân chia thành các phân vị địa
tầng sau:
Thống Pleistocen gồm: các phụ thống Pleistocen trung - thượng (Q12-3); và
Pleistocen thượng (Q13).
Thống Holocen gồm: các phụ thống Holocen hạ - trung (Q21-2); Holocen
trung - thượng (Q22-3); và Holocen thượng (Q23).
Thống Pleistocen, phụ thống trung - thượng (Q12-3)
13


Trầm tích sông (aQ12-3): Không lộ ra trên mặt địa hình. Thành phần trầm tích
gồm chủ yếu hạt thô: cát, cuội, sỏi, sạn, cát hạt trung – thô, đôi nơi phần trên là cát pha
bột hoặc bột, bột sét, màu xám xanh, xám vàng, nâu vàng. Trầm tích chứa nghèo cổ
sinh. Phủ lên trầm tích amQ11 và chuyển tiếp lên trầm tích amQ12-3. Bề dày thay đổi từ

vài mét đến vài chục mét.
Trầm tích hỗn hợp sông-biển (amQ12-3): Thành phần thạch học trầm tić h gồm
chủ yếu là bột sét, bột cát, sét, sét bột, đôi nơi là cát chứa cuội sỏi, màu nâu vàng, nâu
đỏ, ở phần trên mặt đều màu xám, xám nhạt ở phần dưới. Trầm tích chứa nghèo cổ sinh.
Phủ lên trầm tích aQ12-3 và bị phủ bởi trầm tích aQ13. Bề dày từ vài mét đến vài chục
mét.
Thống Pleistocen, phụ thống thượng (Q13)
Trầm tích sông (aQ13): Thành phần trầm tích chủ yếu là cát, cát bột, sét bột, sét,
màu xám nhạt, xám vàng, vàng nâu, nâu đỏ, trên mặt bị phong hoá laterit. Trầm tích
không chứa cổ sinh. Phủ lên trầm tích amQ12-3 và bị phủ bởi trầm tích Holocen. Bề dày
trầm tích thay đổi từ 10m đến trên 40m.
Trầm tích hỗn hợp sông-biển (amQ13): Thành phần trầm tích gồm cát pha bột,
bột cát, bột sét, sét màu xám nhạt, nâu vàng, nâu đỏ, chứa di tích tảo nước lợ, bào tử
phấn, vi cổ sinh; bề dày từ 10-40m.
Thống Holocen (Q2)
Theo đặc điểm thạch học, cổ sinh, trầm tích Holocen được phân chia thành các
phụ thống: Holocen hạ - trung (Q21-2); Holocen trung - thượng (Q22-3) và Holocen thượng
(Q23). Dưới đây là từng đặc điểm của từng phân vị.
Phụ thống Holocen hạ - trung (Q21-2)
Trầm tích hỗn hợp sông-biển (amQ21-2): Thành phần trầm tích gồm sét xám
xanh, xám đen, chứa tàn tích thực vật, vỏ sò hoặc cát hạt trung – thô chứa ít sạn, chứa
Foraminifera, sét bột, sét xám xanh xen bột cát, cát, chứa Foraminifera, cát hạt mịn pha
bột sét xám đen chứa thực vật hoá than, bào tử phấn, tảo, Foraminifera. Bề dày trầm tích
thay đổi từ 7-11m.
Phụ thống Holocen trung - thượng (Q22-3)
Trầm tích hỗn hợp sông-biển-đầm lầy (ambQ22-3): Nằm phủ khắp bề mặt diện
tích huyê ̣n Cần Giờ. Thành phần trầm tích gồm sét bột xen bột sét pha cát mịn, màu xám
xanh, xám đen, xám vàng, chứa mùn thực vật, bào tử phấn, Foraminifera. Trầm tích này
phủ lên thành tạo amQ13 và bị phủ bởi các trầm tích Q23. Bề dày trầm tích từ 8 ÷ 20m.
14



Phụ thống Holocen thượng (Q23)
Các thành tạo Q23 là trầm tích hiện đại, phân bố ở lòng và hai bên bờ sông, rạch
và dọc bờ biển trong địa bàn quận. Theo đặc điểm thạch học, tướng đá, cổ sinh và không
gian thành tạo, các trầm tích Q23 chủ yếu trong quận có nguồn gốc trầm tích sông (aQ23).
Thành phần trầm tích gồm cát mịn – trung – thô màu xám nâu, nâu vàng nhạt pha ít bột
(ở dưới lòng) và bột sét, bột cát, sét bột xám nâu, xám nhạt, xám xanh nhạt; bề dày trầm
tích đạt 3-5m.
1.3.

CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ ỔN ĐINH
MÁI DỐC
̣

1.3.1. Khái niêm
̣
Mái dốc là khối đấ t có mă ̣t giới ha ̣n là mă ̣t dố c. Mái dố c được hin
̀ h thành do tác
nhân tự nhiên (sườn núi, bờ sông,…) hoặc do tác đô ̣ng nhân ta ̣o (taluy nề n đường đào,
nề n đắ p, hố móng,…).

Hin
̀ h 1.2. Mă ̣t cắ t ngang mô ̣t mái dố c
Tất cả mái dố c đề u có xu hướng gảm đô ̣ dố c đế n mô ̣t da ̣ng ổ n đinh
̣ hơn, cuố i
cùng chuyể n sang da ̣ng nằm ngang. Một khố i dố c mất ổ n đinh
̣ được quan niê ̣m là khi
có xu hướng di chuyể n và phá hoa ̣i. Các lực gây mấ t ổ n đinh
̣ liên quan chủ yế u tới tro ̣ng

lực và thấ m trong khi sức chố ng phá hoa ̣i cơ bản là do hình da ̣ng mái dố c kế t hơ ̣p với
bản thân đô ̣ bề n kháng cắ t của đất đá ta ̣o nên.
1.3.2. Cơ sở lý luâ ̣n.
Đây là phương pháp đinh
̣ lươ ̣ng, chủ yế u để đánh giá ổ n đinh
̣ bờ dố c và dự báo
hiê ̣n tươ ̣ng trươ ̣t. Các phương pháp đó đươ ̣c go ̣i là phương pháp kiể m toán ổ n đinh
̣ bờ
dố c. Hiê ̣n nay, có mô ̣t số phương pháp kiể m toán đươ ̣c đề nghi,̣ cơ sở của các phương
15


×