Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng cho công trình ngân hàng TMCP kiên long, thị trấn giồng riềng, kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

NGUYỄN HOÀNG TRỌNG

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG
CHO NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG
THỊ TRẤN GIỒNG RIỀNG, KIÊNG GIANG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ ĐỊA CHẤT HỌC
Mã nghành : 52440201

TP.HỒ CHÍ MINH – 12/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM


KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG
CHO NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG
THỊ TRẤN GIỒNG RIỀNG, KIÊNG GIANG

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Hoàng Trọng

Khóa :



2013-2017

MSSV:

0250100045

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Phương Dung

TP.HỒ CHÍ MINH – 12/2017


TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2017

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa: ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
Bộ môn: KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT
Họ và tên: NGUYỄN HOÀNG TRỌNG


MSSV: 0250100045

Ngành: ĐỊA CHẤT HỌC

Lớp: 02_ĐH_DKT

1. Đầu đề đồ án: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP MÓNG CHO NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG THỊ TRẤN GIỒNG
RIỀNG, KIÊN GIANG
2. Nhiệm vụ (yêu cầu nội dung và số liệu ban đầu):
-

Đánh giá điều kiện địa chất công trình của khu vực cần xây dựng

-

Qui trình tính toán, thiết kế sơ bộ phương án móng

-

Đánh giá hiệu quả của giải pháp móng cho công trình ngân hàng TMCP Kiên
Long, Thị trấn Giồng Riềng, Kiên Giang.

3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 22/8/2017
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 3/12/2017
5. Họ và tên người hướng dẫn: ThS. Trần Thị Phương Dung
Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)


ThS. Trần Thị Phương Dung
Nội dung và yêu cầu đã được thông qua bộ môn
Ngày

tháng

năm

Chủ nhiệm bộ môn


LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập dưới mái trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường
Tp.HCM, được sự truyền đạt tận tình của quý thầy, cô, em đã tích lũy được nhiều kiến
thức bổ ích cho bản thân mình. Chính nhờ nền tảng tri thức này, em đã dễ dàng lĩnh hội
những kiến thức mới trong quá trình học tập. Đó chính là những kiến thức quý báu cho
em hành trang bước vào đời.
Trong quá trình thực hiện đồ án em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía
gia đình, thầy cô, bạn bè và người thân. Đề tài của em hoàn thiện được như ngày hôm
nay, em xin đặc biệt gửi lời cám ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn Th.s Trần Thị
Phương Dung đã tận tình chỉ bảo, sửa chữa những sai sót giúp em hoàn thành đề tài và
có một định hướng tốt cho nghề nghiệp tương lai. Em xin kính chúc Cô cùng gia đình
sức khỏe dồi dào, gặp nhiều thành công trong cuộc sống và công việc.
Qua đây, em xin trân trọng gửi lời chúc tới ban lãnh đạo cùng toàn thể quý thầy
cô trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Tp.HCM, chúc nhà trường luôn đạt thành
tích cao trong sự nghiệp đào tạo nhân tài cho đất nước và mong thầy cô luôn dồi dào
sức khỏe, thành công trong sự nghiệp trồng người. Em xin chân thành cám ơn.
Sinh viên

Nguyễn Hoàng Trọng



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................4
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỒ ÁN ...................................................................................1
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................1
2.1 Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................1
2.2 Nội dung và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................................3
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ ĐỊA LÍ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................3
1.1.1 Vị trí địa lí...............................................................................................................3
1.1.2 Địa hình ..................................................................................................................4
1.1.3 Đặc điểm địa chất ...................................................................................................4
1.1.4 Địa chất thủy văn ....................................................................................................9
1.1.5 Khí hậu ...................................................................................................................9
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI. ..........................................................................10
1.2.1 Dân cư ...................................................................................................................10
1.2.2 Kinh tế ..................................................................................................................10
1.2.3 Giao thông ............................................................................................................10
1.3 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ......................................................11
1.3.1 Yếu tố địa hình - địa mạo .....................................................................................11
1.3.2 Yếu tố địa tầng và tính chất cơ lý của các loại đất đá ..........................................11
1.3.3 Đặc điểm kiến tạo .................................................................................................11
1.3.4 Yếu tố địa chất thủy văn trong các điều kiện địa chất công trình ........................12
1.3.5 Yếu tố về các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình ....................12
1.3.6 Yếu tố về vật liệu xây dựng khoáng tự nhiên .......................................................12
1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỀN MÓNG......................................................12
1.4.1 Khái niệm về nền ..................................................................................................12
1.4.2 Khái niệm về móng ..............................................................................................13

Khái niệm về móng .......................................................................................................13
1.4.3 Phân loại địa tầng .................................................................................................15
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................16
i


2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................16
2.1.1 Tìm kiếm, thu thập tài liệu ...................................................................................16
2.1.2 Tổng hợp số liệu ...................................................................................................16
2.1.3 Phương pháp thực địa ...........................................................................................16
2.2 PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN NỀN MÓNG ....................................17
2.2.1 Ý nghĩa công tác thiết kế nền móng .....................................................................17
2.2.2 Nội dung công tác thiết kế nền móng ...................................................................17
2.2.3 Các bước thiết kế móng cọc .................................................................................19
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................22
3.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU VỰC XÂY DỰNG .22
3.1.1 Điều kiện địa hình – địa mạo và mặt bằng xây dựng ...........................................22
3.1.2 Đặc điểm địa chất thủy văn ..................................................................................22
3.1.3 Đặc điểm địa tầng khu vực khảo sát .....................................................................22
3.1.4 Các hiện tượng địa chất công trình động lực........................................................27
3.2 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ GIẢI PHÁP MÓNG.......................................................28
3.2.1. Sức chịu tải cọc theo vật liệu được xác định theo : .............................................29
3.2.2. Chọn số lượng cọc và bố trí cọc ..........................................................................30
3.2.3. Bố trí cọc .............................................................................................................30
3.2.4. Xác định khối móng quy ước ..............................................................................31
3.2.5. Kiểm tra ổn định đất nền dưới đáy móng quy ước ..............................................31
3.2.6. Tính lún cho khối móng quy ước ........................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................35
PHỤ LỤC ......................................................................................................................36


ii


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
ĐCCT – Địa chất công trình
TCVN – Tiêu chuẩn Việt Nam
TTGH – Trạng thái giới hạn
TCN – Tiêu chuẩn nghành
TMCP – Thương mại cổ phần

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ vị trị địa lí huyện Giồng Riềng ............................................................3
Hình 1.2 Bản đồ vị trí địa lí ngân hàng TMCP Kiên Long .............................................4
Hình 1.3 Các dạng địa tầng cơ bản ................................................................................15
Hình 3.1 Sơ đồ mặt bằng bố trí cọc ...............................................................................30
Hình 3.2 Mô hình khối móng quy ước ..........................................................................31
Hình 3.3 Sơ đồ móng cọc ..............................................................................................33

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Khối lượng công tác khảo sát.........................................................................17
Bảng 3.2 Phạm vi phân bố lớp San lấp..........................................................................23
Bảng 3.3 Phạm vi phân bố lớp 1 ...................................................................................23
Bảng 3.4 Phạm vi phân bố lớp 2 ...................................................................................24
Bảng 3.5 Phạm vi phân bố lớp 3 ...................................................................................24

Bảng 3.6 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý lớp 1 - 3 ...........................................................24
Bảng 3.7 Phạm vi phân bố lớp 4 ...................................................................................25
Bảng 3.8 Phạm vi phân bố lớp 5 ...................................................................................26
Bảng 3.9 Bảng chỉ tiêu cơ lý của lớp 4 - 5 ....................................................................26

v


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Thị trấn Giổng Riềng cùng với sự phát triển kinh tế kéo theo sự phát triển cơ sở
hạ tầng, hàng loạt công trình dân cư, khu công nghiệp được xây dựng lên. Nhưng địa
tầng khu vực phía thị trấn Giồng Riềng có tầng đất yếu khá dày nên phương án móng
nông là không khả thi đối với các công trình có tải trọng vừa và lớn. Do đó phương án
móng cọc là phương án hợp lý đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho công trình. Với các lý do
trên, đồ án “ Đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng cho ngân
hàng TMCP Kiên Long, Thị trấn Giồng Riềng, Kiên Giang” là cần thiết, đáp ứng nhu
cầu xây dựng của xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành tìm kiếm thu thập tài liệu, sử dụng
các phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp thực địa, tính toán đã được học để hoàn
thành.
Nghiên cứu đã chỉ ra được quy luật phân bố, chiều dày lớp đất, các tính chất của
khu vực nghiên cứu nhằm làm cơ sở xác định từ đó đưa ra được đề xuất và lựa chọn giải
pháp móng tối ưu cho công trình. Nhằm đảm bảo tính kĩ thuật, an toàn và tiết kiệm chi
phí.

vi


MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỒ ÁN

Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển nhanh chóng kéo theo đó mức độ
đô thị hóa ngày càng tăng, mức sống và các nhu cầu khác tăng lên ở một tầm cao hơn.
Từ đó, hoạt động xây dựng ngày càng phát triển, các công trình nhà cao tầng, phát triển
đường giao thông, nhà máy xí nghiệp, các công trình về cảng biển,… ngày càng nhiều.
Tuy nhiên quá trình xây dựng các công trình này chủ yếu chú trọng đến việc lựa chọn
vị trí cho phù hợp, thuận tiện việc phát triển kinh tế mà bỏ qua ảnh hửởng của nền đất,
nên nhiều công trình phải xây dựng trên những nền đất yếu, khả năng chịu lực kém, khi
có tác dụng của tải trọng thường bị lún. Từ đó dẫn đến làm hư hại công trình và nguy
hiểm cho con người. Do đó vấn đề được đặt ra ở đây là làm sao đánh giá đúng điều kiện
địa chất công trình và lựa chọn giải pháp móng phù hợp để có thể đáp ứng được yêu cầu
ổn định cho công trình.
Móng là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như
các tòa nhà, cầu, đập nước.... đảm nhiệm chức năng truyền trực tiếp tải trọng của công
trình vào nền đất đảm bảo cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từ khối lượng
của công trình cũng như đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Móng là một trong những
yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi
quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.
Để công trình được bền vững và an toàn thì móng phải được thiết kế, xây dựng
và thi công kiên cố. Nhưng điều quan trọng ta cần là phải lựa chọn giái pháp móng phù
hợp với công trình vừa đảm bảo kỹ thuật, an toàn vừa tiết kiệm được chi phí thông qua
việc khảo sát địa chất công trình, xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất nền.
Do đó, bước đánh giá điều kiện địa chất và lựa chọn tính toán lựa chọn phương
pháp móng là bước quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng.
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu của đề tài
Làm sáng tỏ cấu trúc nền, các điều kiện địa chất công trình của khu vực cần xây dựng.
Xác định quy luật phân bố, chiều dày của các lớp đất trong phạm vi dự kiến xây dựng,
đặc biệt là lớp đất sẽ dự kiến đặt móng của công trình.
Đưa ra giải pháp móng phù hợp
1



2.2 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Các điều kiện địa chất công trình của khu vực cần xây dựng.
Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện địa chất đến xây dựng công trình
Quy trình tính toán, thiết kế sơ bộ giải pháp móng

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ ĐỊA LÍ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1 Vị trí địa lí
Huyê ̣n Giồ ng Riề ng là một huyê ̣n của tin
̉ h Kiên Giang.
Huyê ̣n Giồ ng Riề ng với vị trí này :
Phiá tây bắc giáp huyện Tân Hiệp
Phía Tây Nam giáp huyện Châu Thành
Phía Đông bắc giáp thành phố Cần Thơ
Phía Đông nam giáp tỉnh Hậu Giang
Phía Nam giáp huyện Gò Quao.

Hình 1.1 Bản đồ vị trị địa lí huyện Giồng Riềng
Tọa độ địa lí vị trí xây dựng công trình :
X : 9.8765203
Y : 105.1928097

3



Hình 1.2 Bản đồ vị trí địa lí ngân hàng TMCP Kiên Long
1.1.2 Địa hình
Địa hình huyện Giồng Riềng tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ hướng
phía Đông Bắc (có độ cao trung bình từ 0,8-1,2 m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình
từ 0,2-0,4m) so với mặt biển. Hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch của tỉnh rất thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp, lưu thông hàng hóa và tiêu thoát nước lũ. Ngoài các sông
chính (sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Giang Thành), huyện Giồng Riềng còn có mạng
lưới kênh rạch dày đặc, tổng chiều dài khoảng 2.054km. Đặc điểm địa hình này cùng
với chế độ thuỷ triều biển Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu úng về mùa mưa và bị ảnh
hưởng lớn của mặn vào các tháng mùa khô.
1.1.3 Đặc điểm địa chất
a. Địa Tầng
Thị trấn Giồng Riềng thuộc đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Có tuổi địa chất
2−3
là Holocen trung thượng (𝑎𝑚𝑄𝐼𝑉
1 )[1]. Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu các lỗ

khoan sâu hiện có trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận cho thấy trong phạm vi tỉnh có
mặt các đá có tuổi từ Paleozoi đến Kainozoi.
Giới Paleozoi-Hệ Đevon-Carbon

4


Các đất đá thuộc giới Paleozoi bao gồm các trầm tích cát kết, sét bột kết màu xám
xanh của hệ tầng Devon-Cacbon (D-C1). Các đá cấu thành nền đá móng cứng chắc của
vùng trên đó được lấp đầy các trầm tích Neogen, Đệ tứ.
Hệ tầng Hòn Chông (D-C1hc)
Hình thái bề mặt đá móng đã được khắc hoạ rất rõ theo các tuyến mặt cắt, đó là bề

mặt gồm các đá cứng lồi lõm không đều có xu thế nghiêng thoải từ Bắc xuống Nam và
nâng lên từ ở phía Bắc giáp Campuchia.
Thành phần trầm tích gồm: phần dưới là cát kết, bột sét kết màu xám xanh, xám
đen, chuyển lên trên là bột sét kết bị phong hóa. Bề dày thấy được 23,3m. Ranh giới
dưới không quan sát được, phía trên bị các trầm tích của hệ tầng Bến Tre (N12-3bt) phủ
bất chỉnh hợp lên trên.
Hệ tầng Hòn Ngang (T hng)
Có tuổi Triat, nằm phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng Hòn Chông. Thành phần của hệ
tầng là các đá phun trào axit bị biến đổi. Chiều dày 14.5m.
Miocen thượng, hệ tầng Phụng Hiệp (N13ph)
Thành phần trầm tích gồm: phần dưới là cát mịn đến trung màu xám xanh, chuyển
lên trên là sét, bột sét màu xám phớt hồng và trên cùng đôi chỗ là sét loang lổ bị laterit
hóa. Trong lớp cát còn xen kẹp nhiều lớp bột, bột sét dạng thấu kính.
Trầm tích của hệ tầng Phụng Hiệp (N13ph) phủ bất chỉnh hợp lên trên các trầm tích
của hệ tầng Hòn Chông (D3-C1hc), hệ tầng Bến Tre (N12-3bt) và bị phủ bất chỉnh hợp
bởi các trầm tích của hệ tầng Cần Thơ (N21ct)
Pliocen hạ, hệ tầng Cần Thơ (N21ct)
Theo đặc điểm trầm tích, có thể chia hệ tầng thành 2 tập:
Tập 1: chủ yếu là cát lẫn ít sạn, cuội. Bề dày thay đổi từ 20,0-30,0m tới 50,0-60,0m.
Tập 2: bột, sét, cát bột, màu xám xanh, nâu nhạt. Tập dày 10,0-20,0m.
Trong lỗ khoan 30 (Hồng Ngự) ở độ sâu 157,0m phát hiện Tảo nước ngọt: Synedra ulla,
Cymbella sp., Navicula cuspidata.,v.v...Theo Đào Thị Miên thì Navicula cuspidata
thường đặc trưng cho các trầm tích Neogen.
Trong tuyến mặt cắt vùng cho thấy: lớp trầm tích hạt thô duy trì khắp vùng và có chiều
dày lớn nhất ở phía Đông Nam 54,0m càng dần về phía Tây Bắc chiều dày vát mỏng
dần chỉ còn 22,0m.
5


Các trầm tích của hệ tầng Cần Thơ phủ bất chỉnh hợp lên trên các trầm tích của hệ tầng

Phụng Hiệp (N13ph) và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích của hệ tầng Năm Căn
(N22nc). Chiều dày hệ tầng biến đổi từ 30,0m đến 70,0m.
Pliocen thượng, hệ tầng Năm Căn (N22nc)
Theo đặc điểm trầm tích có thể chia thành 2 tập:
Tập 1: chủ yếu là hạt thô gồm cát thạch anh xen ít lớp hoặc thấu kính sạn, sỏi. Trầm tích
có màu nâu tím, nâu vàng. Bề dày thay đổi từ 20,0-80,0m. Tập này nằm trên bề mặt bào
mòn của hệ tầng Cần Thơ (N21ct).
Tập 2: bột, sét xen ít cát phân lớp vừa tới dày. Bề dày thay đổi từ 10,0-20,0m. Tập này
bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích của hệ tầng Mỹ Tho (Q11mt).
Hệ Đệ Tứ
Hệ tầng Bình Minh (Q1² bm)
Hệ tầng này nằm chỉnh hợp với hệ tầng Năm Căn (N22 nc), thành phần chủ yếu
gồm các trầm tích: sỏi sạn, cát, bột, sét. Dày 74.3m.
Hệ tầng Đất Cuốc (aQ13 dc)
Hệ tầng này nằm chỉnh hợp với hệ tầng Bình Minh (Q1² bm), thành phần chủ yếu
là các trầm tích cuội, sỏi, cát có chiều dày 43m.
Pleistocen hạ-hệ tầng Mỹ Tho, trầm tích sông-biển (amQ11mt)
Thành phần đất đá gồm: phần dưới cùng là cát mịn đến thô chứa sạn sỏi, đôi chỗ
xen kẹp bột cát màu xám xanh, xám trắng đến phớt tím. Trên cùng là các lớp bột, sét,
bột sét đôi chỗ màu loang lổ chứa sạn laterit.
Qua 2 mặt cắt địa chất vùng cho thấy: trầm tích hạt thô có mặt và duy trì rộng khắp
vùng có chiều dày biến đổi từ 10,5m đến 43,0m và có xu thế hạ thấp dần về phía Đông,
Đông Nam.
Hệ tầng Long Toàn (QII-III lt)
Các trầm tích của hệ tầng Long Toàn (QII-III lt) nằm chỉnh hợp lên trên các trầm
tích của hệ tầng Mỹ Tho (amQ11mt). Thành phần chủ yếu là: cuội sạn ở dưới, cát, sét,
bột. Chiều dày 82 m.
Pleistocen trung-thượng, hệ tầng Thủy Đông
Trầm tích sông-biển (amQ12-3tđg)


6


Thành phần đất đá gồm: phần dưới là cát hạt thô chứa nhiều sạn, sỏi màu xám
xanh, xám trắng, chuyển dần lên là cát mịn đến trung trong xen kẹp nhiều lớp bột, sét
mỏng và trên cùng là sét, bột sét màu xám xanh, xám trắng đến nâu đỏ loang lổ chứa
sạn laterit.
Trên mặt cắt địa chất vùng cho thấy: phần dưới hệ tầng là trầm tích hạt thô chiếm
khối lượng chính của hệ tầng, chúng duy trì rộng khắp vùng và có chiều dày lớn nhất:
42,1m .Càng dần về phía Tây Bắc, chiều dày càng vát mỏng dần chỉ còn 15,0m.
Lớp trầm tích hạt mịn trên cùng có chiều dày biến đổi từ 4,0-5,0m đến 20,0-30,0m
không duy trì khắp vùng.
Bề mặt đáy của hệ tầng có xu thế hạ thấp dần về phía Đông, Đông Nam và nâng
cao dần về phía Tây, Tây Bắc.
Hệ tầng Thủy Đông phủ bất chỉnh hợp trên các trầm tích của hệ tầng Mỹ Tho
(Q11mt), bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích của hệ tầng Long Mỹ (mQ13lm) và có
chiều dày biến đổi từ 30,0m đến 55,0m.
Pleistocen thượng, hệ tầng Long Mỹ, trầm tích biển (mQ13lm)
Hệ tầng do Lê Đức An và đồng nghiệp xác lập năm 1979 trên cơ sở nghiên cứu
mặt cắt địa chất trong lỗ khoan 5 ở khu vực thị trấn Mộc Hóa, tỉnh Long An. Trầm tích
của hệ tầng lộ ra rải rác ở phía Bắc khu vực Sa Rài, huyện Tân Hồng đến biên giới
Campuchia. Mái và đáy không bằng phẳng, võng xuống ở khu vực Đồng Tháp Mười.
Thành phần trầm tích gồm: cát thô chứa sạn, sỏi, chuyển dần lên là cát mịn màu
xám xanh trong xen kẹp nhiều lớp bột, bột cát, cát bột màu nâu, phớt hồng, vàng nhạt.
Trên cùng là sét bột, sét loang lổ bị laterit hóa nhẹ.
Bề mặt đáy của hệ tầng hạ thấp dần về phía Đông, Đông Nam và nâng cao dần về
phía Tây, Tây Bắc. Chúng phủ bất chỉnh hợp lên trên các trầm tích của hệ tầng Thủy
Đông (Q12-3tđ) và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích Holocen (Q2). Chiều dày hệ
tầng biến đổi từ 14,0m đến 72,0m.
Hệ tầng Mộc Hóa (amQIII mh)

Thành phần chính của hệ tầng này gồm các trầm tích: cuội, sạn, cát, bột sét. Có
chiều dày 50m. Nằm chỉnh hợp với hệ tầng Thủy Đông (amQ12-3tđg).
Thống Holocen

7


Các trầm tích Holocen phân bố rộng rãi trong vùng, bao gồm các trầm tích có nhiều
nguồn gốc: sông-biển hỗn hợp (amQ2), sông-đầm lầy (abQ2) và sông (aQ2) tuỳ thuộc
vào mối liên quan với địa hình hiện tại.
Thống Holocen, phụ thống trung, trầm tích biển
Hệ tầng Hậu Giang (mQ22hg).
Các trầm tích của hệ tầng Hậu Giang lộ ra trên mặt ở phía Bắc như Tân Hồng. Thành
phần trầm tích bao gồm: Cát mịn đến trung xám vàng chứa kết vón ôxyt sắt, đôi chỗ xen
kẹp lớp bột mỏng, chứa sạn, sỏi laterit. Phần trên cùng là các lớp bột, sét, sét bột, bột
sét, bột cát và bùn sét có màu thay đổi từ xám nâu, xám vàng đến xám đen.
Các trầm tích của hệ tầng này phủ bất chỉnh hợp lên trên các trầm tích của hệ tầng Mộc
Hóa (Q13mh) và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích trẻ hơn.
Chiều dày của hệ tầng biến đổi từ 6,0m đến 14,0m.
Thống Holocen, phụ thống trung - thượng, phần trên.
Trầm tích sông-biển (amQ22-3)
Phân bố rất rộng rãi trên mặt ở phía Bắc và dọc theo Sông Tiền tạo nên các cánh đồng
bằng phẳng trồng lúa, hoa màu của huyện Thanh Bình, Cao Lãnh, Châu Thành, bị
phân cắt bởi các hệ thống kênh rạch. Thành phần chủ yếu là sét, sét bột, sét cát, bột cát
màu xám xanh, xám vàng nhạt. Bề dày trầm tích thay đổi từ 2,0 đến 15,0m. Các trầm
tích sông biển có sự chuyển tiếp xen nhau theo các chiều ngang và chiều đứng, hoặc
chuyển tiếp xuống trầm tích biển hệ tầng Hậu Giang, bên trên chúng chuyển tiếp bởi
các trầm tích trẻ hơn.
Thống Holocen, phụ thống thượng, phần dưới.
Trầm tích sông-đầm lầy (abQ23)

Phân bố rộng rãi ở phần Đông Bắc từ Tân Hồng qua Tam Nông về Mỹ An, chiếm một
diện tích khá lớn thuộc trũng Đồng Tháp Mười, thường bị úng ngập nhiều về mùa mưa
lũ. Thành phần gồm các loại bùn sét, sét bột màu xám đen, xám, chảy nhão chứa nhiều
mùn thực vật.
Các trầm tích Holocen thượng, phần giữa có bề dày phổ biến 1,0-3,0m, đôi khi đạt tới
7,0-8,0m. Chúng nằm phủ lên trên các trầm tích cổ hơn.
Thống Holocen, phụ thống thượng, phần trên. Trầm tích sông (aQ232)

8


Chúng là các thành tạo trẻ nhất, phân bố trên mặt dọc theo Sông Tiền tạo nên các bãi
bồi, cù lao màu mỡ và các rạch dưới dạng các dải, bãi bồi, hiện tại đang còn tiếp tục
hình thành. Thành phần trầm tích chủ yếu gồm bùn sét, sét bột, sét cát màu xám, vàng
nhạt, nâu nhạt nằm xen kẹp với các thấu kính cát chứa mùn thực vật.
Các trầm tích Holocen thượng, phần giữa có bề dày phổ biến 1,0-4,0m. Chúng nằm phủ
lên trên các trầm tích cổ hơn.
b. Đặc điểm về cấu trúc
Tầng cấu trúc trước Kainozoi
Các đá có tuổi Đevon-Carbon muộn (D-C1hc) thuộc hệ tầng Hòn Chông, Như vậy trong
vùng, móng trước Kainozoi có độ sâu từ 180,0m trở xuống.
Tầng cấu trúc Kainozoi
Phụ tầng cấu trúc dưới: bao gồm các trầm tích lục nguyên cát, cát bột nằm xen kẹp với
các lớp và các thấu kính sét, sét bột. Các trầm tích trên gắn kết từ trung bình đến yếu
thuộc tướng biển, biển xen lục địa thuộc các hệ tầng Bến Tre, Phụng Hiệp, Cần Thơ và
Năm Căn.
Phụ tầng cấu trúc trên: bao gồm cát, cát sạn, cát bột sét dạng bở rời tướng sông, sôngbiển, biển, biển-đầm lầy thuộc các hệ tầng Mỹ Tho, Thủy Đông, Long Mỹ và các trầm
tích trẻ Holocen.
1.1.4 Địa chất thủy văn
Trên địa bàn tỉnh qua đánh giá đã phát hiện 7 tầng và đới chứa nước khác nhau

là: Đới chứa nước khe nứt các đá Permi – Trias hạ (p-t1), Tầng chứa nước lỗ hổng
Miocen trên (n13), tầng chứa nước lỗ hổng Pliocen dưới (n21), tầng chứa nước lỗ hổng
Pliocen giữa (n22), tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới (qp1), tầng chứa nước lỗ hổng
Pleistocen giữa - trên (qp2-3), tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen trên (qp3).
1.1.5 Khí hậu
Do nằm ở vĩ độ thấp và gần biển nên Giồng Riềng có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng ẩm quanh năm nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27 – 27,50C. Giồng Riềng không
chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng
đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.000
mm. Khí hậu Kiên Giang rất ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh
9


sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh
trưởng.
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI.
1.2.1 Dân cư
Ngày 20 tháng 5 năm 1920, thực dân Pháp thành lập quận Giồng Riềng,
thuộc tỉnh Rạch Giá, gồm có tổng Giang Ninh với 7 làng là: Hòa Hưng, Ngọc Hòa, Vị
Thanh, Hòa Thuận, Thạnh Hòa, Ngọc Chúc, Thạnh Hưng. Quận lỵ đặt tại làng Thạnh
Hòa. Ngày 7 tháng 8 năm 1952, quận Giồng Riềng bao gồm tổng Giang Ninh với các
làng: Hòa Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Hòa, Thạnh Hòa, Thạnh Hưng, Thạnh Lợi, Vị
Thanh, Bàn Tân Định, Long Thạnh, Vĩnh Thanh.
Qua các biến cố của các giai đoạn lịch sử. Hiện nay huyện Giồng riềng có 18 xã
và 1 thị trấn như hiện nay là : Thạnh Lộc, Thạnh Hưng, Thạnh Hoà, Thạnh Bình, Thạnh
Phước, Ngọc Thuận, Ngọc Chúc, Ngọc Thành, Ngọc Hoà, Hoà Lợi, Hoà Hưng, Hoà
An, Hoà Thuận, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Bàn Thạch, Long Thạnh, Bàn Tân Định.
Theo thống kê năm 2008 dân số huyện khoảng 219.960 dân. Thành phần cư dân
huyện chủ yếu là người Kinh, Khmer chiếm 16.28%, ngoài ra còn có dân tộc khác.

1.2.2 Kinh tế
Kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp. GDP năm 2001 chiếm 8,3% GDP
toàn tỉnh. Giồng Riềng là một trong những địa phương sản xuất lúa lớn của tỉnh Kiên
Giang. Huyện còn trồng hoa màu khác như: khoai lang, bí đỏ, dưa hấu, đặc biệt dưa
trồng gần như quanh năm. Lao động chính của huyện là nghề nông, công nhân. Ngoài
ra, nông dân trên địa bàn huyện còn có nhiều mô hình sản xuất kết hợp làm dịch vụ khác
đem lại hiệu quả cao như: làm dịch vụ máy cày, máy xới, máy suốt, lò sấy, máy gặt đập
liên hợp, kinh doanh vật tư nông nghiệp...
Do có nguồn nước ngọt từ sông Hậu đổ về, từ những năm 1990 bà con nông dân
ở Giồng Riềng đã tận dụng diện tích mặt nước dọc các bờ kênh để nuôi cá bống tượng
đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những hộ không nằm gần các kênh thì nuôi cá đồng trong
ruộng lúa, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Hiện nay, áp dụng phương thức nuôi thủy
sản mới, viê ̣c nuôi tôm cá của bà con đã có bước tiế n khả quan, nhấ t là phong trào nuôi
tôm càng xanh, đã khá thành công trong những thí điể m đầ u tiên.
1.2.3 Giao thông
10


Cơ sở hạ tầng nông thôn luôn là vấn đề nan giải của các địa phương ở vùng đồng
bằng Sông Cửu Long.
Năm 2007, tỉnh Kiên Giang đầu tư 33,6 tỷ đồng cho huyện Giồng Riềng xây
dựng tuyến đường liên xã: xã Thạnh Hưng - Thạnh Phước - Vĩnh Thạnh, có tổng chiều
dài 18 km, bề rộng mặt đường 3,5 m, lề đường mỗi bên 1,5 m.
Năm 2008, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ huyện
Giồng Riêng đầu tư 315 triệu đồng xây dựng cầu giao thông nông thôn ở xã Ngọc Hoà.
Cây cầu có chiều dài 40 m, được bàn giao cho huyện ngày 10-09-2008. Riêng ở xã Hoà
Hưng, từ nhiều năm qua, người dân gặp rất nhiều khó khăn khi di chuyển bằng đường
bộ qua kênh Tám Phó, bởi những chiếc cầu bắc qua kênh đều là cầu ván nhỏ hẹp, đã
xuống cấp. Từ chương trình “Xóa cầu khỉ nông thôn” do Báo Sài Gòn Giải Phóng phát
động, bạn đọc của báo đã đóng góp tiền, người dân địa phương bỏ công sức xây cầu bê

tông bắc qua kênh, thay cho cầu ván.
Năm 2009, huyện có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước ấp Ngọc Bình
xã Ngọc Chúc từ nguồn vốn chương trình 134 của chính phủ.
1.3 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Điều kiện địa chất công trình là tổng hợp các yếu tố địa chất tự nhiên ảnh hưởng
đến công tác thiết kế, xây dựng và sử dụng công trình.
1.3.1 Yếu tố địa hình - địa mạo
Là hình dáng của mặt đất, là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài và phức
tạp. Địa hình chịu tác dụng tổng hợp của các quá trình địa chất (nội sinh và ngoại sinh)
nên nó luôn luôn biến đổi theo thời gian. Đặc điểm địa hình địa mạo ảnh hưởng rất lớn
đến mặt bằng bố trí xây dựng công trình, đến chọn vị trí tuyến đường cũng như vị trí
đập chắn nước của các công trình thủy lợi
1.3.2 Yếu tố địa tầng và tính chất cơ lý của các loại đất đá
Là sự phân bố, thành phần và tính chất xây dựng của đất đá (cường độ chịu lực,
độ ổn định, khả năng thấm nước) và các biến động địa chất như uốn nếp, nứt nẻ, đứt
gẫy…có ở khu vực xây dựng. Điều kiện này quyết định cường độ chịu lực của nền, khả
năng lún, khả năng thấm nước của nền, do đó khống chế tải trọng, quy mô, kết cấu công
trình.
1.3.3 Đặc điểm kiến tạo
11


Yếu tố kiến tạo địa chất có thể làm thúc đẩy sự phát triển của một số quá trình và
hiện tượng địa chất động lực công trình như: phong hóa, trượt, cacxtơ,… Đặc điểm kiến
tạo địa chất có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của các bờ dốc, sườn dốc, có thể gây mất
ổn định cho các công trình đập chắn nước cũng như gây thấm mất nước từ hồ chứa.
1.3.4 Yếu tố địa chất thủy văn trong các điều kiện địa chất công trình
Nước dưới đất có thể làm thay đổi độ bền của đất đá, tạo nên áp lực đẩy nổi dưới
móng công trình, gây ăn mòn kết cấu bê tông và nước chảy vào hố móng khi thi công.
Nước dưới đất là nguyên nhân gây nên hiện tượng trượt của các sườn dốc cũng như các

quá trình biến dạng thấm như xói ngầm, cát chảy, đùn đất. Nghiên cứu nước dưới đất có
thể cho phép đánh giá được khả năng thấm mất nước của hồ chứa nước.
1.3.5 Yếu tố về các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình
Hoạt động của các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình có thể
làm thay đổi thành phần và tính chất của đất đá, gây mất ổn định cho công trình và gây
thấm mất nước của hồ chứa.
1.3.6 Yếu tố về vật liệu xây dựng khoáng tự nhiên
Khi thiết kế và xây dựng một số công trình như thủy lợi, giao thông, việc cung
cấp vật liệu xây dựng khoáng tự nhiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sự tồn tại một
loại vật liệu xây dựng khoáng tự nhiên nào đó trong khu vực nghiên cứu có thể quyết
định việc lựa chọn kiểu và kết cấu công trình cũng như giá thành xây dựng.
Tùy thuộc đặc điểm và tính chất của công trình cụ thể cũng như giai đoạn khảo sát mà
các yếu tố của điều kiện địa chất công trình có ý nghĩa và tầm quan trọng khác nhau.
1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỀN MÓNG
1.4.1 Khái niệm về nền
Nền là phần đất trực tiếp để tiếp nhận tải trọng công trình truyền xuống thông qua
móng[5]
Phân loại nền
Có hai loại là nền thiên nhiên và nền nhân tạo:
Nền thiên nhiên: Là nền đất với kết cấu tự nhiên, nằm ngay sát bên dưới móng
chịu đựng trực tiếp tải trọng công trình do móng truyền sang và khi xây dựng công trình
không cần dùng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện các tính chất xây dựng của nền.

12


Nền nhân tạo: Khi các lớp đất ngay sát bên dưới móng không đủ khả năng chịu
lực với kết cấu tự nhiên, cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao khả năng chịu
lực của nó như:
Đệm vật liệu rời như đệm cát, đệm đá thay thế phần đất yếu ngay sát dưới đáy móng để

nền có thể chịu đựng được tải trọng công trình.
Gia tải trước bằng cách tác động tải trọng ngoài trên mặt nền đất để cải tạo khả năng
chịu tải của nền đất yếu, nhằm làm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất.
Ngoài ra có thể gia tải trước kết hợp với biện pháp tăng tốc độ thoát nước bằng các thiết
bị thoát nước như giếng cát hoặc bấc thấm nhằm rút ngắn thời gian giảm thể tích lỗ rỗng
đối với đất yếu có độ thấm nước kém.
Cọc vật liệu rời như cọc cát nhằm làm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất do cát có độ
thấm nước tốt giúp tăng cường độ của đất nền.
Sợi hoặc vải địa kỹ thuật, được trải một hoặc nhiều lớp trong nền các công trình đất đắp
hoặc trong các lớp đệm vật liệu rời để tăng cường khả năng chịu kéo và giảm độ lún của
đất nền.
Phụt vữa xi măng hoặc vật liệu liên kết vào vùng nền chịu lực để tăng lực dính giữa các
hạt đất và giảm thể tích lỗ rỗng.
Cột đất trộn xi măng (phương pháp DCM – deep cement mixing), một số loại thiết bị
khoan đặc biệt cho phép trộn đất yếu với xi măng hình thành các cột đất trộn xi măng
ứng dụng trong gia cố nền đường trên đất yếu, thành hố đào móng... [5]
1.4.2 Khái niệm về móng
Khái niệm về móng
Móng làm nhiệm vụ chuyển tiếp giữa công trình bên trên với nền đất. Móng tiếp nhận
tải trọng từ công trình và truyền vào đất nền thông qua các phần tiếp xúc của nó với
đất[5]
Mặt tiếp xúc giữa đáy móng với nền bắt buộc phải phẳng và nằm ngang (không có độ
dốc). Mặt này được gọi là đáy móng. Khoảng cách h từ đáy móng tới mặt đất tự nhiên
gọi là chiều sâu chôn móng.
Vì nền đất có cường độ nhỏ hơn nhiều so với vật liệu bê tông, gạch, đá… nên
phần tiếp giáp giữa công trình và nền đất thường được mở rộng thêm, phần này được

13



gọi là móng (có thể gọi là bản móng). Để tiết kiệm vật liệu, người ta thường giật cấp
hoặc vát góc móng.
Phân loại móng
Có nhiều cách phân loại móng khác nhau:
Phân loại theo vật liệu móng: Móng bằng gỗ (cọc gỗ), gạch, đá hộc, bê tông, bê tông cốt
thép, thép…
Phân loại theo độ cứng của móng: Móng cứng, móng mềm.
Theo phương pháp chế tạo móng: Móng đổ toàn khối, móng lắp ghép, bán lắp ghép.
Theo đặc tính chịu tải: Móng chịu tải trọng tĩnh, móng chịu tải trọng động.
Phân loại theo độ sâu chôn móng vào đất: móng nông, móng sâu.
Móng nông: Là các loại móng được thi công trên hố đào trần, sau đó lấp đất lại, độ sâu
chôn móng không quá lớn thường từ 1,5÷3m, nhiều trường hợp đặc biệt chiều sâu chôn
móng có thể chọn 5÷6m.
Trong thực tế, ta có thể phân biệt móng nông dựa vào tỷ lệ giữa độ sâu chôn
móng và bề rộng móng (h/b). Tuy nhiên, tỷ lệ định lượng là bao nhiêu cũng chưa thật
rõ ràng. Chính xác nhất là dựa vào khả năng làm việc của đất nền, khi chịu tải trọng nếu
không tính đến ma sát hông của đất ở xung quanh với móng thì đó là móng nông, ngược
lại là móng sâu.
Một số loại móng nông thường gặp: Móng đơn (móng đơn đúng tâm, lệch tâm,
móng chân vịt), móng băng dưới tường, móng băng dưới cột (móng băng một phương,
móng băng giao thoa).
Móng sâu: Là các loại móng mà khi thi công không cần đào hố móng hoặc chỉ đào một
phần rồi dùng thiết bị thi công để hạ móng đến độ sâu thiết kế. Nó thường dùng cho các
công trình có tải trọng lớn.Các loại móng sâu thường gặp: Móng cọc (đóng, ép), cọc
khoan nhồi, cọc barét, móng giếng chìm, giếng chìm hơi ép…
Lịch sử nghiên cứu móng cọc
Móng cọc đã được sử dụng rất sớm từ khoảng 1200 trước, những người dân của thời kỳ
đồ đá mới của Thụy Sỹ đã biết sử dụng các cọc gỗ cắm xuống các hồ nông để xây dựng
nhà trên các hồ cạn (Sower, 1979). Cũng trong thời kỳ này, người ta đóng các cọc gỗ
xuống các vùng đầm lầy để chống quân xâm lược, người ta đóng các cọc gỗ để làm

tường chắn đất, dùng thân cây, cành cây để làm móng nhà…
14


Ngày nay, cùng với tiến bộ về khoa học kỹ thuật nói chung móng cọc ngày càng được
cải tiến, hoàn thiện, đa dạng về chủng loại cũng như phương pháp thi công, phù hợp với
yêu cầu cho từng loại công trình. Sự phát triển của kỹ thuật làm cọc đã sản sinh không
ngừng các kiểu cọc mới, điều đó đã mở ra cho việc thiết kế móng cọc nhà đặc biệt là
cao tầng một địa bàn rộng rãi, khiến cho người thiết kế có thể lựa chọn được những loại
cọc có tính năng kỹ thuật tốt hơn, lợi ích kinh tế cao hơn.
1.4.3 Phân loại địa tầng
Có 3 dạng địa tầng cơ bản chính:
Địa tầng cơ bản dạng a: Nền đất tốt bao gồm trong nó một hoặc nhiều lớp đất tốt liên
tiếp nhau (càng xuống sâu càng tốt hơn lên)
Địa tầng cơ bản dạng b: Nền bao gồm một hoặc nhiều lớp đất tốt nằm dưới các lớp đất
yếu có tổng chiều dày hữu hạn.
Địa tầng cơ bản dạng c: Nền đất bao gồm lớp đất tốt nằm trên lớp đất yếu có chiều dày
hữu hạn và kết thúc bằng lớp đất tốt ở dưới sâu.

Hình 1.3 Các dạng địa tầng cơ bản
(a) Sơ đồ địa tầng cơ bản dạng a
(b) Sơ đồ địa tầng cơ bản dạng b
(c) Sơ đồ địa tầng cơ bản dạng c
15


×