Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.69 KB, 21 trang )

Đề tài
“Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng đọc hiểu
môn Tiếng Anh lớp 5 tại Trường TH xã Thanh Nưa”
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Tiếng Anh từ lâu đã được coi là ngôn ngữ chung của thế giới. Ngày nay nó
là ngôn ngữ chính thức của gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Tiếng
Anh gắn liền với nhiều nét văn hóa đặc sắc từ những quốc gia sử dụng nó.
Việt Nam đang trong thời kì hội nhập, đổi mới đất nước. Nhà nước đã có
những chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Nhiều công ty liên doanh,
hợp tác giữa Việt Nam với các công ty nước ngoài cũng rất phát triển. Điều đó
làm cho Tiếng Anh càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trong giao tiếp. Hiểu
được tầm quan trọng đó, nhà nước ta đã đưa Tiếng Anh vào giảng dạy như môn
học chính thức ở các cấp học, ngành học trong đó có cấp Tiểu học nhằm giúp
các em bước đầu được tiếp xúc, lĩnh hội và phát triển một số kĩ năng cơ bản, tạo
tiền đề tốt cho tương lai.
2. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, môn Tiếng Anh theo chương trình mới được thiết kế theo 4 kĩ
năng nghe, nói, đọc và viết cụ thể và rõ ràng cho từng tiết học. Mỗi kĩ năng
mang tầm quan trọng riêng của nó và cũng được thiết kế đa dạng theo nhiều
dạng bài như: Phần nghe gồm Listen and repeat, Listen and write, Listen and
complete… Phần đọc hiểu gồm Read and answer, Read and complete, Read and
write, Read and tick....
Qua quá trình giảng dạy chương trình Tiếng Anh lớp 5, tôi thấy phần đọc
hiểu là phần học quan trọng vì các bài đọc hiểu thường giúp các em ôn lại phần
từ mới và mẫu câu đã học nhưng không phải là ôn một cách riêng lẻ, mà là kết
hợp trong một tình huống cụ thể. Ngoài ra, các bài đọc hiểu giúp các em các kĩ
1


năng thu thập, chắt lọc thông tin, nội dung và xử lí nội dung đó vào việc áp dụng


thực tế. Vì thế tôi nhận thấy phần đọc hiểu tương đối khó và khá nhàm chán nếu
như giáo viên không tìm được phương pháp dạy phù hợp. Phần lớn các bài đọc
hiểu thường khá dài, hình ảnh minh họa gần như là không có, các câu hỏi được
đưa ra một cách đơn điệu, một số bài tương đối khó, khó phát huy được tính
sáng tạo của học sinh. Một số bài học sinh chỉ cần nhìn vào câu hỏi và lướt qua
bài một lần là có thể trả lời ngay được mà không cần đọc lại lần thứ hai hay hiểu
nội dung bài. Vì thế, các em thường không cảm thấy hứng thú khi học phần này.
Vậy làm thế nào để giải quyết những vấn đề trên? Câu hỏi đặt ra đòi hỏi
người giáo viên phải dành nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu những hình
thức, phương pháp dạy học sao cho phù hợp, thật hấp dẫn, thu hút được sự
hứng thú học tập của học sinh và tạo điều kiện tối đa cho học sinh được luyện
tập tiếp thu kiến thức.
Chính vì điều đó mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 5 ở trường TH xã
Thanh Nưa” để nghiên cứu. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một số kinh
nghiệm mà bản thân đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy cũng như qua
các buổi tập huấn, dự giờ các bạn đồng nghiệp.
3. Phạm vi và đối tượng
- Phạm vi nghiên cứu: Việc áp dụng các thủ thuật, kỹ thuật dạy học để nâng
cao hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 5 ở Trường TH Xã Thanh
Nưa, năm học 2018-2019.
- Đối tượng nghiên cứu: 52 em học sinh lớp 5A1 và lớp 5A2.
4. Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến
- Sáng kiến này chỉ tập trung vào việc nghiên cứu và vận dụng linh hoạt các
hoạt động, thủ thuật trong kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh lớp 5 ở trường TH
Xã Thanh Nưa để nâng cao chất lượng dạy học.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Giáo viên tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu, tiến hành
dự giờ thăm lớp đồng nghiệp.
2



- Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng
nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến
hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy.
- Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thực nghiệm một số tiết
dạy áp dụng các thủ thuật, hoạt động dạy kỹ năng đọc hiểu.
- Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm
nội dung bài học của học sinh.
6. Điểm mới của sáng kiến
Đề tài giúp góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên có thể tự
tin, mạnh dạn và thành thạo trong việc hướng dẫn học sinh học tốt phần đọc
hiểu. Học sinh hiểu hơn về các dạng bài đọc hiểu từ đó giúp các em tìm ra được
các phương pháp làm bài phù hợp với từng dạng bài, phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo, hứng thú học hơn, nhớ lâu các từ mới và các cấu trúc ngữ
pháp, hình thành khả năng phán đoán, phản xạ trong quá trình học và đồng thời
biết vận dụng chúng trong giao tiếp.

3


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiếng Anh là môn học bắt buộc từ
lớp 3 đến lớp 12. Đây là môn học giúp học sinh hình thành và phát triển năng
lực giao tiếp ngoại ngữ thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Trong đó, kỹ năng đọc giữ vai trò quyết định xem người học có hiểu nội dung
của bài hay không. Ngay từ năm lớp 3, học sinh đã được làm quen với bài đọc
ngắn dễ hiểu. Khi chương trình được nâng cao, kỹ năng đọc càng được yêu cầu
khắt khe hơn. Nếu giáo viên không có phương pháp giảng dạy hợp lý sẽ không

truyền đạt hết nội dung của bài dạy. Hơn nữa những bài đọc ở chương trình lớp
5 thường dài hơn và nhiều từ mới hơn so với chương trình lớp 3, 4, nên rất khó
cho học sinh khi học và giáo viên khi chuẩn bị bài trước khi dạy.
Để đáp ứng được yêu cầu thực tế, mỗi giáo viên cần phải tìm cho mình
một phương pháp dạy học tối ưu, phù hợp với từng đối tượng thực tế của từng
học sinh để đạt kết qủa cao đó mới là vấn đề, là mục đích mà mỗi giáo viên đang
đứng lớp phải trăn trở, phải suy nghĩ.
Vì vậy, cải tiến phương pháp và nội dung dạy học luôn được ngành giáo
dục quan tâm đúng mức. Ngành giáo dục luôn động viên khuyến khích những
giáo viên có những cải tiến mới về phương pháp dạy học.
1.1. Khái niệm kỹ năng đọc hiểu
Đọc là một kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học
ngoại ngữ. Đọc vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để
học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ mở rộng vốn từ vựng
cũng như hiểu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mà mình đang học. Trải
qua các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, nhiều nhà ngôn ngữ học đưa ra các
quan niệm khác nhau về định nghĩa về đọc hiểu:
Đầu tiên, theo William (1984) đọc hiểu được coi là quá trình người đọc,
nhìn, giải mã và hiểu các ký tự được viết ra. Tuy nhiên, quan điểm này không được
4


nhiều nhà ngôn ngữ tán thành do nó coi đọc hiểu là một quá trình thụ động và chưa
nhận thức được tầm quan trọng của người học và kiến thức nền mà họ có.
Vào năm 1989, Dorit Sasson định nghĩa đọc hiểu là: “Sự phỏng đoán
mang tính ngôn ngữ tâm lý trong đó người đọc chủ động sử dụng kiến thức nền
và phỏng đoán của mình, để “tương tác” với văn bản thay vì dựa hoàn toàn vào
việc dựng nghĩa từ các ký tự sẵn có trong văn bản”.
1.2. Tầm quan trọng của việc dạy học tốt phần đọc hiểu trong môn
Tiếng Anh

Như chúng ta đã biết, đọc là một kĩ năng rất quan trọng trong cuộc sống
hằng ngày. Nó giúp chúng ta nhận biết và thu thập thông tin. Trong việc dạy
học, đọc hiểu giúp giáo viên và học sinh nắm bắt và tiếp nhận những thông tin
quan trọng liên quan đến kiến thức bài học. Học sinh đọc và hiểu được bài thì
mới có thể nắm vững và nhớ lâu được kiến thức mình đã học.
Phần đọc hiểu trong môn Tiếng Anh 5 là phần học quan trọng nên luôn được
giáo viên và học sinh quan tâm, tìm các phương pháp để học tốt. Các bài đọc hiểu
thường đầy đủ nội dung, bao quát được các vấn đề đã học bao gồm từ mới và cấu
trúc ngữ pháp. Sau khi học xong, học sinh có thể củng cố và nắm vững toàn bộ nội
dung bài học. Phần đọc hiểu giúp học sinh hình thành nhiều kĩ năng quan trọng như:
biết tóm tắt nội dung thông tin, biết chắt lọc những nội dung quan trọng, biết phản
xạ trước những tình huống khác nhau liên quan đến bài đọc…
Thông thường, phần đọc hiểu trong sách Tiếng Anh 5 bao gồm: Read and
tick (đọc và đánh dấu tích), Read and write T or F (đọc và viết đúng hoặc sai), Read
and tick the right picture (đọc và đánh dấu vào bức tranh đúng), Read and answer
(Đọc và trả lời), Read and complete (Đọc và hoàn thành), Read and match (Đọc và
nối), Read and number the picture (Đọc và điền số thứ tự), Read and write (Đọc và
viết)… Qua việc đọc và làm các bài tập, học sinh sẽ được cải thiện kĩ năng đọc hiểu,
củng cố kiến thức bài học. Giáo viên thông qua bài làm và sự hợp tác của học sinh
có thể nắm được tình hình học tập của học sinh đối với bài học, từ đó đưa ra những
biện pháp cụ thể giúp học sinh học tốt hơn môn Tiếng Anh.
1.3. Phân loại kỹ năng đọc hiểu
5


Để phương pháp dạy đọc đạt được hiệu quả tối đa, giáo viên cần giúp
học sinh phân biệt được những loại đọc cơ bản và mục đích của từng loại. Có
rất nhiều quan điểm khác nhau về các loại đọc cơ bản, nhưng nếu dựa trên tiêu
chí cách thức đọc người ta phân thành các loại như sau:
* Đọc to và đọc thầm (Reading aloud and silent reading)

Khi muốn đọc để hiểu, để nhận biết thông tin thường dùng kỹ năng đọc
thầm tức là nhìn vào con chữ và nhận biết thông tin không nhất thiết phải đọc
to thành lời.
Đọc thành lời nhằm mục đích là để truyền đạt lại thông tin của một người
khác đã được viết ra như đọc báo, đọc tin, đọc thư… kỹ năng đọc này trong dạy
ngoại ngữ chỉ giúp học sinh luyện phát âm, trọng âm, ngữ liệu và kỹ năng đọc
để thông báo.
* Đọc nhanh để hiểu ý tổng quát (Skimming for gist)
Là cách đọc lướt tổng quát để nắm ý chính và nắm được nội dung chính
của đoạn văn và tìm ra một tựa đề phù hợp với nội dung của đoạn văn trong một
thời gian nhất định.
* Đọc lướt để tìm thông tin cụ thể (Scanning for specific information)
Là cách đọc lướt để lấy thông tin cần thiết trong một thời gian nhất định;
là cách đặt câu hỏi về một thông tin cụ thể có trong đoạn văn; là những trò chơi
tìm thông tin trong thời gian ngắn nhất.
* Đọc thêm (Extensive reading)
Là cách sử dụng cho các bài đọc trong các bài ôn tập hoặc đọc thêm hoặc
qua các truyện ngắn được viết lại phù hợp với trình độ của học sinh.
* Đọc sâu (Intensive reading)
Là các dạng bài tập chuyển dịch thông tin; ghi lại diễn tiến sự việc xảy ra
trong văn bản; trả lời câu hỏi đúng - sai. (True-False question); đọc để bổ sung
cho nhau (Jigsaw reading).
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1. Về phía học sinh
a. Thuận lợi:
6


- Các em đã được học Tiếng Anh chương trình 4 tiết/ tuần ngay từ khi học lớp 3.
Điều này cũng giúp các em cơ bản nắm được các phương pháp và kỹ năng học

tập của môn học.
- Một số học sinh tỏ ra thích thú với môn học và có ý thức học tập tốt.
b. Khó khăn
- Đại đa số các em học sinh là người dân tộc thiểu số tại vùng biên giới, điều kiện
học tập của các em chưa được đầy đủ. Mà một trong những điều kiện để học tốt
môn tiếng Anh là cần có sự hỗ trợ của các tài liệu, trang thiết bị như từ điển, sách
tham khảo, băng đĩa, máy cassette nhằm giúp học sinh tự học, tự rèn luyện. Vì thế,
dẫn đến tình trạng học sinh tiếp thu chậm, học lực không đồng đều.
- Vẫn còn một số học sinh chưa có ý thức học tập đúng đắn, một số em chưa tự
giác ghi chép bài trên lớp, không hoàn thành các phiếu giao việc về nhà.
2.2. Về phía giáo viên
a. Thuận lợi
- Giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ, luôn
cố gắng áp dụng phương pháp giảng dạy mới, sinh động giúp khơi dậy nguồn
cảm hứng của người học.
- Bản thân giáo viên luôn phấn đấu tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những giáo
viên có kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ qua các nguồn tài liệu khác
nhau như sách, báo, tạp chí về giáo dục, một số trang web về giảng dạy tiếng
Anh và thông qua các hội thảo, dự giờ đồng nghiệp.
b. Khó khăn
- Số lượng giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh còn ít (có 2 giáo viên, trong
đó có 1 đồng chí giáo viên kiêm nhiệm công tác chuyên môn tại Phòng
GD&ĐT) nên ít có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Hầu như
giáo viên phải tự tìm tòi, học hỏi qua sách báo, một số trang web về giảng dạy
tiếng Anh và một số giáo viên từ những trường lân cận.
- Kinh nghiệm trong công tác giảng dạy vẫn còn hạn chế.
Bản thân tôi đã làm một khảo sát nhỏ, theo dõi thái độ học cũng như chất
lượng học sinh lớp 5A1, 5A2 khi chưa áp dụng đề tài trong 6 tuần đầu của năm
7



học 2018 – 2019 và thu được kết quả như sau:
Lớp Tổng số Mức 3, 4 Tỷ lệ %
5A1
27
4
14,8
5A2
25
4
16
Tổng
52
8
15,4
3. Các giải pháp đã thực hiện

Mức 2 Tỷ lệ % Mức 1
12
44,4
11
12
48
9
24
46,2
20

Tỷ lệ %
40,8

36
38,4

3.1. Quy trình dạy phần đọc hiểu trong môn Tiếng Anh
Khi dạy phần đọc hiểu, dù là dạng bài đọc hiểu nào thì cũng cần tuân
theo trình tự 3 bước:
- Pre – reading (Trước khi đọc)
- While – reading (Trong khi đọc)
- Post – reading (Sau khi đọc)
Với mục tiêu dạy và học theo hướng giao tiếp, học sinh sau khi học xong có
thể áp dụng kiến thức vào những tình huống giao tiếp đơn giản hằng ngày. Trong
quá trình học, giáo viên chỉ là người gợi ý, học sinh là người chủ động hoạt động và
thực hiện các hoạt động học tập thì mỗi giáo viên sẽ tìm cho mình những cách dạy
phù hợp cho từng phần dạy, nhằm mục đích cuối cùng là học sinh cảm thấy hứng
thú học, hợp tác vui vẻ, nắm được bài và vận dụng được kiến thức.
Bản thân tôi, qua thời gian giảng dạy, dự giờ, học hỏi đồng nghiệp cũng
như tham gia các buổi tập huấn chuyên môn về phương pháp dạy học, nghiên
cứu các tài liệu liên quan đã rút ra được một số thủ thuật cho các bước dạy kỹ
năng đọc hiểu như sau:
3.2. Các hoạt động trong phần Pre – reading (Trước khi đọc)
Ở bước dạy đầu tiên, Pre- reading (trước khi đọc) thường chiếm khoảng
25% thời gian của hoạt động Reading, nhiệm vụ của giáo viên là giới thiệu tình
huống bài đọc, giúp các em tìm hiểu các từ mới và mẫu câu trong bài (nếu có), nêu
yêu cầu bài đọc và giao nhiệm vụ cho các em.
Đây là bước quan trọng nhất, quyết định đến thành công của bài đọc. Nếu
các em hợp tác, hứng thú học thì giáo viên sẽ dễ dàng truyền thụ được kiến thức
và các em sẽ hiểu được bài, đọc và làm được bài. Vậy làm thế nào để giúp các
em hứng thú khi bước vào bài học và tiếp nhận thông tin bài đọc một cách chủ
8



động, tích cực? Điều này đòi hỏi giáo viên phải tìm cách vào bài, giới thiệu vấn
đề không khô khan, nhàm chán và không quá cứng nhắc.
Một số thủ thuật có thể sử dụng được trong bước này:
a. True/False Prediction
Thủ thuật này thường được áp dụng cho dạng bài Read and tick Yes or
No hoặc Read and tick True or False
Các bước tiến hành: GV viết 5-7 câu về nội dung chính của bài đọc (1
nửa là đúng, nửa còn lại là sai), học sinh làm việc theo cặp đôi/ nhóm để đoán
xem các câu trên là đúng hay sai. GV ghi lại phần dự đoán của học sinh. Sau
đó, các em đọc nội dung bài đọc để kiểm tra lại phần dự đoán.
Ví dụ:

Unit 8: What are you doing?

Lesson 3 (4,5,6) – Part 4: Read and tick Yes (Y) or No (N)

b. Pre-question
Thủ thuật này thường được áp dụng với những phần đọc hiểu thuộc dạng
bài văn, yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu bài đọc trước khi làm những nhiệm
vụ khác như: Read and do the tasks, Read and number the pictures, Read and
answer…
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và viết vài câu hỏi lên bảng (nội dung
chính của bài đọc). Học sinh suy nghĩ và đoán câu trả lời dựa vào tranh.
Ví dụ: Unit 4: Did you go to the party?
Lesson 3 (4,5,6) – Part 4: Read and answer
9


1. When was Nam’s birthday party?

2. Who went to Nam’s birthday party?
3. What did Phong do at the party?
4. What did Linda do at the party?
c. Ordering picture
GV chuẩn bị vài bức tranh dựa vào nội dung bài đọc. Học sinh đoán thứ tự
đúng của các bức tranh và nội dung chính của bài đọc.
Ví dụ: Unit 5: Where will you be this weekend?
Lesson 3(4,5,6) – Part 4: Read and complete
Hello, I’m Mai. I’ll go to Ha Long
Bay with my family next Sunday. It’ll be
a lot of fun. In the morning, I think my
parents will swim in the sea. They love
swimming! My brother and I will build
sandcastles on the beach. In the

a.

b.

c.

d.

afternoon, my mum and dad will
sunbathe. My brother and I will play
badminton. Then we’ll have dinner on
Tuan Chau Island. Seafood, I hope!
d. Net work
Thủ thuật này giúp học sinh định hướng nội dung tóm tắt cho bài đọc.
Học sinh làm việc theo nhóm và đoán nội dung của net work. Giáo viên ghi

thông tin của học sinh, sau đó so sánh với nội dung của bài đọc.
Ví dụ: Unit 10: When will Sports Day be?
Lesson 3(4,5,6) – Part 4: Read and tick
Our school Sports Day will be next Saturday. Everyone in my class is going to
take part in it. Mai and Linda are going to play table tennis. Tony’s going to play
basketball and Peter’s going to play badminton. Phong and Nam are going to play
in a football match. Tom’s going to swim. My classmates are practising hard for the
events. We hope that we will win the competitions.
10


Mai ?

Tony ?

Nam ?
Sport
s Day

Tom ?

Phong ?

Linda ?

Peter ?

e. Ordering statements
Giáo viên viết lên bảng hoặc bảng phụ một số câu theo nội dung bài nhưng
không theo thứ tự, yêu cầu học sinh đọc rồi sắp xếp lại theo ý hiểu của mình sau

đó mở sách đọc và kiểm tra lại dự đoán của mình. Số lượng câu có thể là 4-6.
Ví dụ: Unit 9: What did you see at the zoo?
Lesson 3 (4,5,6) – Part 4: Read and match
Dear Tuan,
I went to the zoo with my classmates last Friday. First, we saw the monkeys.
They were fun to watch because they jumped up and down quickly. Then we went to see
the elephants. They moved slowly and quietly. We also saw the tigers. I liked them very
much because they were fast. Next, we saw the peacocks. My classmates liked them
because they moved beautifully. In the end, we saw the pandas. They were very cute and
did everything slowly. I had a really good time at the zoo.
See you soon.
Best wishes,
Phong
a. Then we went to see the elephants and tigers.
b. In the end, we saw the pandas.
c. First, we saw the monkeys.
d. Next, we saw the peacocks.
e. I went to the zoo with my classmates last Friday.
3.3. Các hoạt động trong phần While – reading (Trong khi đọc)
11


Các hoạt động trong phần này chiếm khoảng 50% tổng thời lượng cho cả kỹ
năng Reading, nhằm trả lời các câu hỏi gợi mở hay kiểm tra các phán đoán ở phần
Pre- reading. Hoạt động này là rất cần thiết bởi nó góp phần khắc sâu nội dung chính
của bài đọc hiểu. Giáo viên nên ấn định rõ thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động.
Hoạt động quan trọng nhất là yêu cầu học sinh đọc lại bài đọc để hiểu nội
dung kĩ hơn, và thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ trong sách giáo khoa. Giáo
viên phải chú trọng tới việc hướng dẫn cụ thể yêu cầu bài tập, cũng như đưa ra
một số câu ví dụ (nếu cần) để học sinh không bị lúng túng khi làm.

Giáo viên nên thay đổi các hoạt động cá nhân, cặp hay nhóm cho phù hợp
với từng loại bài tập và mục đích của nó; đồng thời chú trọng rèn luyện thêm
cho học sinh yếu kém, rụt rè. Việc kiểm tra, nhận xét kết quả kịp thời của giáo
viên là niềm động viên, khích lệ các em phấn đấu hơn.
Các dạng bài trong bước While - reading có thể đa dạng, tùy theo từng bài
đọc hiểu thì sẽ sử dụng kỹ năng đọc khác nhau như:
Yêu cầu của bài đọc
Loại kỹ năng đọc hiểu
- Read and tick Yes or No
Intensive reading
- Read and tick True or False
Intensive reading
- Read and complete
Scanning for specific information
- Read and answer
Scanning for specific information
- Read and write
Scanning for specific information
- Read and match
Scanning for specific information
- Read and circle a or b
Scanning for specific information
- Read and circle the best title
Skimming for gist
Học sinh làm việc theo cặp/nhóm, giáo viên kiểm tra kết quả và sau đó đưa
ra đáp án đúng.
Ví dụ: Unit 12: Don’t ride your bike too fast?
Lesson 3 (4,5,6) – Part 4: Read and do the tasks.
Task 1. Read and circle the title.
Falling is a common type of accident for young children at home. Your

baby brother or sister may fall off a bed or a sofa. He or she may also fall down
the stairs. The following tips can help to keep your baby brother or sister safe:
• Make sure he or she can’t roll off the bed
12


• Make sure he or she can’t open any windows.
• Don’t let him or her go near the stairs.
• Don’t let him or her out on the balcony.
a. Common accidents
b. Preventing children from falling
c. How to be safe at home
- Với dạng bài này, kỹ năng đọc thích hợp nhất là Skimming for gist – Đọc
nhanh để hiểu ý tổng quát. Giáo viên cho học sinh đọc lướt nội dung của bài
đọc và khoanh tròn vào tiêu đề thích hợp nhất.
3.4. Các hoạt động trong phần Post – reading (Sau khi đọc)
Các hoạt động sau khi đọc (Post-reading) cũng chiếm khoảng 25% thời
gian cho cả hoạt động Reading, giúp cho giáo viên có thể kiểm tra được mức độ
hiểu bài, khả năng vận dụng bài vào thực tiễn cuộc sống; cũng như khả năng
tưởng tượng của học sinh, chuyển hoá vốn kiến thức vừa nhận được qua bài đọc,
luyện tập củng cố các cấu trúc ngữ pháp cơ bản, đồng thời phát triển các kỹ
năng sản sinh (thường là kỹ năng nói hoặc viết).
Bước này, giáo viên có thể sử dụng kỹ năng Read aloud – đọc to nhằm
giúp học sinh luyện phát âm, trọng âm và ngữ điệu.
Vì vậy, giáo viên nên áp dụng nhiều thủ thuật khác nhau để tránh sự trùng
lặp nhàm chán.
Các thủ thuật có thể được thực hiện trong bước này là:
a. Write-it-up
Mục tiêu của hoạt động này nhằm sản sinh kỹ năng viết.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết lại 1 văn bản khác: quảng cáo, kịch ngắn,

thư, thông báo, … dựa trên nội dung chính của bài đọc.
Ví dụ: Unit 6: How many lessons do you have today?
Lesson 1(4, 5, 6) - Part 5: Read and complete
My name is Trung. I’m a new pupil in Class 5B. Today is (1) Tuesday . I
have five (2) lessons: Maths, Vietnamese, Science, IT and PE. Tomorrow is (3)
Wednesday . I’ll have (4) four lessons: Maths, Vietnamese, Music and (5) Art .
13


Học sinh dựa vào nội dung của bài đọc, hoàn thiện phiếu thông tin dưới đây
Name: Trung
Class: 5B
Tuesday: five lessons (Maths, Vietnamese, Science, IT and PE)
Wednesday: four lessons (Maths, Vietnamese, Music and Art )
b. Role-play
Mục tiêu của hoạt động này nhằm sản sinh kỹ năng nói.
Hoạt động này rất đa dạng và phong phú. Học sinh đóng vai người phỏng
vấn và người được phỏng vấn, dựa vào nội dung bài đọc để trả lời các câu hỏi.
Ví dụ: Unit 15: What would you like to be in the future?
Lesson 3(4,5,6) – Part 4: Read and tick True(T) or False (F)

c. Summarize the text
Hoạt động này để kiểm tra việc hiểu ý chính, ý chi tiết hoặc kiểm tra từ vựng
của học sinh. Kỹ năng sản sinh có thể là viết hoặc nói.
GV đặt một số câu hỏi gợi ý (When, Where, What, How, Who) yêu cầu học
sinh trả lời. Sau đó, yêu cầu một học sinh từ ý của các câu trả lời đó tổng kết
thành nội dung tóm tắt.
Đối với hoạt động này, tôi đã áp dụng cho Unit 4: Did you go to the party
– Lesson 3 (4,5,6) – Part 4: Read and answer
When?

- Last Sunday
Who?
- Some his classmates

drink?
- Fruit juice
Nam’s
birthday
party

Phong?
- played the guitar
14


Linda?
- played the piano

Present?
- comic books, robots
and teaddy bears.

sing?
English and Vietnamese
songs.

eat?
cakes, sweets fruit and
ice-cream
4. Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài


Với việc đổi mới giảng dạy thông qua những thủ thuật và phương pháp dạy
học tích cực như trên, tôi nhận thấy các hoạt động kỹ năng đọc hiểu trở nên sôi nổi
và sinh động hơn. Học sinh hứng thú tham gia vào quá trình học tự giác. Hầu hết
các em, kể cả những em yếu kém cũng đã chú ý hơn, cuốn hút vào bài và tham gia
học tích cực, tiếp thu các kiến thức giáo viên cung cấp rất nhanh, dễ dàng. Nhiều
em học sinh trước đây còn ngại và lười đọc do kiến thức còn hạn chế bây giờ đã tự
tin hơn, tích cực đọc bài hơn. Nhiều em học sinh học tập hào hứng và sôi nổi hơn.
Vì thế, kết quả học tập của bộ môn có sự chuyển biến rõ rệt.
Lớp
5A1
5A2
Tổng

Tổng số
27
25
52

Mức 3, 4 Tỷ lệ %
7
26
6
24
13
25

Mức 2 Tỷ lệ % Mức 1
12
44,4

8
13
52
6
25
48,1
14

Tỷ lệ %
29,6
24
26,9

5. Bài học kinh nghiệm
Với những kinh nghiệm tổ chức các hoạt động như đã nêu trên, tuy đã đáp
ứng được phần nào cho sự thành công khi dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng anh
lớp 5. Tuy nhiên, đối với học sinh địa bàn nông thôn thì các em còn gặp nhiều
khó khăn khi tiếp cận với nội dung và yêu cầu của bài học. Do vậy, để đạt được
mục tiêu thì đòi hỏi sự phối kết hợp giữa giáo viên và học học sinh:
- Đối với giáo viên: cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, có sự chuẩn bị
chu đáo cho từng tiết dạy như thiết kế các hoạt động, sử dụng các thủ thuật sao
cho phù hợp, đồ dùng dạy học phong phú. Đồng thời giáo viên phải luôn có thái
độ ân cần, nhiệt tình và biết động viên, khích lệ học sinh đúng lúc.
15


- Đối với học sinh: Các em cần chuẩn bị trước bài ở nhà, trong lớp phải
tập trung chú ý vào bài giảng, thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên; tự giác
tích cực tham gia các hoạt động mà giáo viên đề ra. Đặc biệt chú ý quá trình tự
học ở nhà, tự đọc hiểu cũng như tập đoán từ qua ngữ cảnh…Nó rất hữu ích trong

việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ của mình.

16


PHẦN III: KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Trong bối cảnh đổi mới và cải cách giáo dục ngày nay, "dạy kĩ năng đọc hiểu
cho học sinh môn Tiếng Anh lớp 5" có vai trò hết sức quan trọng, giúp học sinh
hình thành và phát triển các năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt: năng lực
giao tiếp bằng Tiếng Anh. Người giáo viên với vai trò là người hướng dẫn, phải sử
dụng những kỹ năng cho phù hợp trong quá trình dạy học để đạt được mục tiêu của
bài học đề ra và cũng phù hợp với đối tượng học sinh. Bài học cần phát huy hết trí
lực học trò, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập lôi cuốn học sinh.
Đề tài này có ý nghĩa quan trọng trong việc dạy học tiếng Anh, đáp ứng
được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phát huy vai trò tích cực của học
sinh, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
Hơn nữa, đề tài này có thể áp dụng và phát triển rộng rãi ở tất cả các khối lớp
trong chương trình phổ thông.
II. Kiến nghị và đề xuất
1. Với Ban giám hiệu nhà trường
Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được đi dự giờ ở các trường bạn để
học hỏi kinh nghiệm.
Ngoài ra, tạo điều kiện để thư viện trường được bổ sung thêm một số giáo
trình, sách và tài liệu tham khảo để HS có thể tự bồi dưỡng, trau dồi thêm kiến
thức thực tế cũng như những kiến thức đã được học trên lớp.

2. Với Phòng GD&ĐT
Để quá trình dạy học tiếng Anh đạt được những hiệu quả như mong muốn
và khắc phục phần nào những hạn chế đang tồn tại, tôi rất mong sẽ có nhiều

buổi thảo luận, hội nghị hay lớp tập huấn được tổ chức để giáo viên tiếng Anh
có thêm cơ hội trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về PPDH, KTDH phù hợp với
đặc thù môn học và phát huy được hiệu quả giảng dạy.

17


Trên đây là một số biện pháp nâng cao nâng cao hiệu quả kỹ năng đọc
hiểu môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 5 của bản thân tôi. Song là một giáo viên
chưa có bề dày giảng dạy nên không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong
được sự góp ý của các cấp lãnh đạo để kinh nghiệm của bản thân tôi ngày càng
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Nưa, ngày 22 tháng 05 năm 2019
Người viết

Nguyễn Thu Huyền

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, SGK, SGV Tiếng Anh lớp 5 (2016).
2. Myint Swe Khine (ed.), “Teaching and Classroom Management: An
Asian Perspective” (2004).
3. Lê Văn Sự, “English Mothodology – Phương pháp giảng dạy Tiếng
Anh” (2011)
4. Thai Thi Cam Trang, Nguyen Thi Mai Huong, “Teaching Language
Components and Language Skills” (2008)
5. Nguyễn Quốc Hùng, “Kỹ thuật dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểu học ”

(2012)

19


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Phần I: Mở đầu
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1

2. Lý do chọn đề tài

1

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2

4. Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến

2

5. Phương pháp nghiên cứu


2

6. Điểm mới của sáng kiến

3

Phần II: Nội dung
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

4

3. Các giải pháp đã thực hiện

8

3.1. Quy trình dạy phần đọc hiểu trong môn Tiếng Anh

8

3.2. Các hoạt động trong phần Pre-reading (Trước khi đọc)

9

3.3. Các hoạt động trong phần While-reading (Trong khi đọc)

12

3.4. Các hoạt động trong phần Post-reading (Sau khi đọc)


13

4. Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài

15

5. Bài học kinh nghiệm

15

6

Phần III: Kết luận
1. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

17

2. Kiến nghị và đề xuất

17

Tài liệu tham khảo

19
20


21




×