Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bài tiểu luận chức danh nghề nghiệp hạng 2 câu 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.97 KB, 17 trang )

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN



BÀI THU HOẠCH
KHÓA BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC CƠ SỞ HẠNG II

Họ và tên học viên:
Ngày sinh:
Cơ quan công tác:
Nơi học :

TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2019



MỤC LỤC
MỞ
ĐẦU
.....................................................................................................................................
2
NỘI DUNG
PHẦN 1: KẾT QUẢ THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI THAM GIA
KHÓA BỒI DƯỠNG.................................................................................................
.....................................................................................................................................
4
1.1 Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập trong khóa bồi dưỡng
.....................................................................................................................................


4
1.2 Kết quả thu hoạch về lý luận, thực tiễn của vấn đề đã chọn
.....................................................................................................................................
6
1.2.1.Cơ
sở
lí
luận
.....................................................................................................................................
6
1.2.2 Cơ sở thực tiễn về vấn đề trong đề tài đã lựa chọn.
.....................................................................................................................................
8
1.2.3 Đề xuất một số giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề nói trên.
.....................................................................................................................................
10
PHÂN 2: KÊ HO ACH HOAT ĐÔNG C UA BAN THÂN SAU KHOA BÔI
DƯƠNG
.....................................................................................................................................
11
2.1 Yêu câu cua hoat đông nghê nghi êp đôi vơi ban thân
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
11
2.2 Đanh gia hiêu qua c ua hoat đông nghê nghi êp c ua ca nhân tr ươc
khi

tham

gia


khoa
3

bôi

dương


.................................................................................................................................................................
13
2.3 Kê ho ach hoat đông ca nhân sau khi tham gia khoa b ôi d ương
nhăm đap ưng yêu câu cua tiêu chuân chưc danh nghê nghi êp.
.................................................................................................................................................................
14
TÀI
LIỆU
THAM
KHẢO
.....................................................................................................................................
15

MỞ ĐẦU
Nhằm đáp ứng đủ theo yêu cầu thông tư liên tịch số: 22/2015/TTLTBGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ nội vụ
về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
công lập cùng với việc mong muốn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ,
thực hiện tốt các nhệm vụ của viên chức, tôi đã đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng
theo tiêu chuẩn chức danh và nghề nghệp giáo viên trung học cơ sở hạng 2.
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, và là vấn đề then chốt
của mọi sự cải cách, đổi mới giáo dục. Bất kể thời đại nào, không có thầy giỏi cả

về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thì khó có thể có một nền giáo dục
có chất lượng. Nhưng nhìn vào thực tế hiện nay, năng lực dạy học, giảng dạy của
đội ngũ giáo viên phổ thông đang là vấn đề lo ngại trước yêu cầu đổi mới giáo dục.
4


Nếu chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai trong thời gian tới
với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển
phẩm chất và năng lực người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy
học phân hóa, trải nghiệm… thì năng lực của đội ngũ giáo viên phổ thông đang
đứng trước những thách thức mới. Chính vì thế, tôi muốn hiểu rõ hơn những yêu
cầu về năng lực của người giáo viên trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục của Việt Nam trong thời kỳ mới. Từ đó, một trong những chuyên đề mà
tôi nhận thấy ý nghĩa, đáp ứng được yêu cầu trên và liên quan nhiều nhất đến lĩnh
vực nghề nghiệp của bản thân tôi đó là Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề
nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II.
Để thực hiện bài tiểu luận này, tôi đã chuẩn bị qua các bước sau:
-

Tổng hợp các kiến thức đã được bồi dưỡng.
Tìm hiểu các văn bản liên quan như: Công văn số 2654/GDĐT-TrH ngày 07 tháng
8 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hướng dẫn
nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018 – 2019; Thông tư liên tịch số
22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ nội vụ về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên
trung học cơ sở công lập; Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ngày 22 tháng 8 năm 2018 vê Ban hành qui định chuẩn nghề nghiệp giáo

-


viên cơ sở giáo dục phổ thông,…và một số văn bản có liên quan.
Thống kê trình độ, xếp hạng giáo viên.
Lập ra phần dàn ý tổng thể cho bài viết trước khi đi vào chi tiết.
Với những mục đích và kế hoạch trên, bài tiểu luận của tôi được trình bày
gồm các phần sau:
Phần 1: Kết quả thu hoạch được sau khi tham gia khóa bồi dưỡng
Phần 2: Kế hoạch hoạt động của bản thân sau khóa bồi dưỡng

5


NỘI DUNG
PHẦN 1
KẾT QUẢ THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI
THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG
1.1 Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập trong khóa bồi
dưỡng:
Khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học
cơ sở hạng II gồm 10 chuyên đề, tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
-

Kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4

-

chuyên đề)
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp
(gồm 6 chuyên đề)

Nội dung cơ bản của 10 chuyên đề gồm:

6


Chuyên đề 1: Lí luận về nhà nước và hành chính nhà nước.
1. Hành chính nhà nước
2. Chính sách công
3. Kết hợp quản lí nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ
Chuyên đề 2: Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo.
1.
2.

Xu thế phát triển giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa
Đường lối và các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và giáo dục phổ

3.

thông trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chính sách và giải pháp phát triển giáo dục phổ thông

Chuyên đề 3: Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.
2.

Quản lí nhà nước về giáo dục trong cơ chế thị trường.
Chính sách phát triển giáo dục.

Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học đường trong Trường
Trung học cơ sở.
1. Vị trí và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh trung học
cơ sở
3. Tư vấn học đường cho học sinh trung học cơ sở
4. Tư vấn định hướng phân luồng và hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở.
Chuyên đề 5: Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế
hoạch giáo dục ở trường Trung học cơ sở.
1. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở
trường trung học cơ sở.
2. Một số quan điểm, cách tiếp cận, xu thế quốc tế trong phát triển chương
trình giáo dục phổ thông. Nguyên tắc, quy trình phát triển kế hoạch giáo dục.
Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II
1. Yêu cầu năng lực giáo viên trung học cơ sở ở thế kỷ XXI
2. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên cốt cán ở trường
trung học cơ sở
Chuyên đề 7: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở
trường Trung học cơ sở.
1.
2.
3.

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Một số phương pháp dạy học hiệu quả.
Dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn

7


4.

Báo cáo kinh nghiệm và hướng dẫn giáo viên dạy học các chủ đề tích

hợp liên môn.

Chuyên đề 8: Thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất
lượng trường Trung học cơ sở:
1.
2.

Thanh tra, kiểm tra hoạt động chuyên môn trong nhà trường.
Hoạt động đảm bảo chất lượng

Chuyên đề 9: Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên
trong trường THCS:
1. Hoạt động của tổ chuyên môn
2. Tổ chuyên môn với hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng giáo viên
3. Tổ chuyên môn với việc phát triển nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng
Chuyên đề 10: Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để
nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THCS.
1. Xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập
2. Xây dựng môi trường giáo dục
3. Phát triển quan hệ giữa các trường trung học cơ sở với các bên liên quan
4. Báo cáo kinh nghiệm hoạt động huy động các nguồn lực phát triển nhà
trường của một trường trung học cơ sở
1.2. Kết quả thu hoạch về lý luận, thực tiễn của vấn đề đã chọn
(Những yêu cầu về năng lực của người giáo viên trung học cơ sở, đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của Việt Nam trong thời kỳ mới)
1.2.1. Cơ sở lí luận:
a) Khái niệm: Phạm trù năng lực được hiểu theo nhiều cách khác nhau và
mỗi cách hiểu có những thuật ngữ tương ứng. Năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất
là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời

diểm nhất định; hoặc năng lực là khả năng thực hiện một nhiệm vụ, một hành động
cụ thể, liên quan đến một nhiệm vụ nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ
xảo và sự sẵn sàng hành động.
b) Những vấn đề cốt lõi về năng lực của giáo viên trung học cơ sở thế kỉ
XXI:
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội như hiện nay, mỗi
giáo viên cần không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề
nghiệp của chính mình.
8


Những nhóm năng lực cần có của giáo viên trong học cơ sở ở thế kỉ XXI
bao gồm:
i)

Nhóm năng lực chuyên môn:
Năng lực chuyên môn là khả năng hiểu biết kiến thưc và chương trình môn

học của giáo viên. Năng lực này được thề hiện ở việc giáo viên nắm vững và chính
xác, hệ thống kiến thức môn học, có sự liên hệ và mở rộng với các môn học khác
và thực tiễn.
Bên cạnh đó, giáo viên trung học cơ sở cần có sự hểu biết về những vấn đề
sau:
-

Lí luận, phương pháp dạy học và phát triển chương trình; về quá trình dạy học,
phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học phát triển năng lực của học

-


sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục
Tâm lý giáo dục, về sự phát triển tâm sinh lý, dặc điểm nhận thức và học tập của

-

học sinh;
Các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh phù hợp đối

-

tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra;
Kiểm tra, đánh giá trong dạy học, giáo dục và các phương pháp, hình thức, công cụ

-

kiểm tra, đánh giá phảm chất và năng lực học sinh;
Kiểm tra đánh giá trong dạy học, giáo dục va các phương pháp, hình thức, công cụ
kiểm tra, đánh giá phâm chất và năng lực học sinh.
ii)
Nhóm năng lực tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục;
Năng lực tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên được thể hiện ở
khả năng lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục học sinh, xây dựng
môi trường học tập và giáo dục học sinh, tổ chúc kiểm tra đánh giá kết quả học tập,
giáo dục học sinh.
Bên cạnh đó, giáo viên phải là người tạo dựng môi trường học tập và giáo
dục dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh; sử
dụng các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh
một cách chính xác, khách quan, công bằng để diều chỉnh hoạt dộng dạy học, giáo
dục, thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.
iii)


Nhóm năng lực phát triển phẩm chất cá nhân và giá trị nghề nghiệp.
9


Năng lực phát triển phẩm chất cá nhân và giá trị nghề nghiệp của giáo viên
trung học cơ sở dược thể hiện ở năng lực phát triển chuyên môn, năng lực giao
tiếp, các phâm chất chính trị, đạo đức và năng lực xây dựng cộng dồng phục vụ
dạy học và giáo dục.
Bên cạnh đó, người giáo viên phải có năng lực phối hợp với gia đình và
cộng dồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học
sinh và góp phần huy dộng các nguồn lực trong cộng đồng, phát triển, mở rộng các
nguồn lực xã hội phục vụ dạy học và giáo dục.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn:
Với những yêu cầu năng lực cần có ở ngươi giáo viên, Bộ giáo dục và Đào
tạo cùng Bộ nội vụ đã ra thông tư liên tịch số 22/2015/ TTLT-BGDĐT-BNV ngày
16 tháng 9 năm 2015 về qui định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo
viên trung học cơ sở công lập, trong đó qui định rõ: nhiệm vụ; tiêu chuẩn về trình
độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo 3 mức
độ từ hạng 3 lên hạng 1. Thông tư liên tịch này là căn cứ để thực hiện việc tuyển
dụng, sử dụng và quản lý giáo viên trung học cơ sở trong các trường trung học cơ
sở công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Các trường trung học cơ sở ngoài
công lập có thể vận dụng quy định tại Thông tư liên tịch này để tuyển dụng, sử
dụng và quản lý đội ngũ giáo viên trung học cơ sở.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành thông tư số
20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 qui định chuẩn nghề nghiệp giáo
viên cơ sở giáo dục phổ thông, với mục đích sau:
- Làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất,
năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng
cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi
dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục
của nhà trường, địa phương và của ngành Giáo dục.
10


- Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực
hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
lựa chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
- Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển
chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Trong đó qui định 4 tiêu chuẩn như: Phẩm chất nhà giáo; Phát triển chuyên
môn nghiệp vụ; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt
Việc đánh giá được thực hiện theo chu kỳ:
1. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo
chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
3. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên,
nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
Với các cơ sở được nêu trên, giáo viên tại cơ sở tôi công tác hầu hết có ý
thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện bản thân về
phẩm chất và năng lực, mỗi năm học, 100% giáo viên tham gia học tập chính trị
hè, 100% tham gia học tập bồi dưỡng thường xuyên.
Về trình độ, trường tôi đạt các mức với số lượng như sau:
Tổng số cán bộ, giáo viên: 110 giáo viên
Trong đó:
-


Trình độ Cao đẳng: 12 giáo viên
Trình độ Đại học: 93 giáo viên
Trình độ trên Đại học: 5 giáo viên

Số giáo viên được chia theo chức danh nghề nghiệp trên thực tế hoặc trên
quy đổi tương đương:
-

Hạng 2: 75 giáo viên
Hạng 3: 35 giáo viên
1.2.3 Đề xuất một số giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đế trên:
11


Để nâng cao năng lực của người giáo viên trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục của Việt Nam trong thời kỳ mới theo điều kiện, tình hình của
từng đơn vị tôi có một số giải pháp sau:
- Tuyên truyền cho giáo viên nắm rõ những văn bản, qui định liên quan đến
việc đánh giá nghề nghiệp, yêu cầu cần có trong việc chuyển đổi chức danh nghề
nghiệp cùng với những quyền lợi về bản thân để học phấn đấu trong công việc và
trong việc tự bồi dưỡng bản thân.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên về mặt thời gian, kinh phí để học
tập nâng cao trình độ.
- Tổ chức đánh giá thi đua một cách công bằng, công khai.

12


PHẦN 2

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA BỒI
DƯỠNG.
2.1 Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân:
Bản thân tôi được phân công là Phó hiệu trưởng của một trường Trung học
cơ sở phụ trách về cơ sở vật chất, phụ trách chuyên môn (các tổ thuộc các bộ môn
khoa học tự nhiên), phụ trách các mảng về công nghệ thông tin nên bản thân luôn
xác định việc học tập để nắm rõ các qui định hiện hành trong lĩnh vực mình đang
đảm nhiệm là không thể thiếu.
Ngoài việc phải học tập nắm rõ những yêu cầu về năng lực của người giáo
viên trung học cơ sở, thì tôi cũng phải học tập, tìm hiểu thêm về những yêu cầu về
năng lực đối với người quản lí đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của Việt Nam
trong thời kỳ mới, tức là phải rộng hơn, bao quát hơn vấn đề mà hiện tại tôi đang
nghiên cứu. Tức là bản thân tôi phải là người giáo viên đảm bảo yêu cầu về năng
lực của người giáo viên trước.
Đối với yêu cầu về cán bộ quản lí, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành
thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 về qui định chuẩn
hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông
Đây là căn cứ để hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm
chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng
nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục. Quy định cũng là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất,
năng lực của hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng và thực hiện chế độ,
chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn,
sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Quy định cũng là căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục xây dựng, phát triển chương trình, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ
quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
13



Ngoài ra, Quy định còn làm căn cứ để các phó hiệu trưởng thuộc diện quy
hoạch chức danh hiệu trưởng; giáo viên thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu
trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn
luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường.
Theo quy định, Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông bao gồm 5 tiêu chuẩn
với 18 tiêu chí.
Tiêu chuẩn “Phẩm chất nghề nghiệp” có 3 tiêu chí với các yêu cầu: Thực
hiện tốt đạo đức nghề nghiệp, có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở, có tư
tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng
lực cho tất cả học sinh...; Có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân
như đổi mới, sáng tạo trong việc vận dụng các hình thức, phương pháp và lựa chọn
nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân;
Tiêu chuẩn “Quản trị nhà trường” có 7 tiêu chí. Theo đó, yêu cầu hiệu
trưởng biết lãnh đạo, quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu
cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh.
Chẳng hạn, biết tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, quản trị
hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, quản trị nhân sự nhà trường bằng cách dùng
người và bố trí nhân sự hiệu quả; quản trị tổ chức, hành chính với việc sắp xếp bộ
máy hiệu quả; phân cấp, ủy quyền, ứng dụng công nghệ thông tin; quản trị tài
chính nhà trường bằng huy động các nguồn tài chính hợp pháp theo quy định nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường..
Tiêu chuẩn “Xây dựng môi trường giáo dục” yêu cầu hiệu trưởng tạo môi
trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, phòng, chống bạo lực học
đường.
Tiêu chuẩn “Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội” yêu
cầu hiệu trưởng tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và huy động,
sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

14


Tiêu chuẩn cuối cùng là “Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin” được
đánh giá với 2 tiêu chí về thành thạo những kỹ năng này.
Về quy trình đánh giá, Thông tư nêu rõ: Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn
hiệu trưởng; Nhà trường tổ chức lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường đối
với hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng.
Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá và thông báo kết
quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng trên cơ sở kết quả tự đánh giá của
hiệu trưởng, ý kiến của giáo viên, nhân viên và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của
hiệu trưởng thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.
Hiệu trưởng tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá hiệu trưởng theo chu kỳ hai năm
một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý cấp trên
quyết định rút ngắn chu kỳ đánh giá.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 4/9/2018.
Thông tư này thay thế Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Chuẩn hiệu
trưởng trường tiểu học và Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều
cấp học.
2.2 Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước
khi tham gia khóa bồi dưỡng:
Trước khi tham gia khóa bồi dưỡng, bản thân tôi được đồng nghiệp tín
nhiệm cao và được đánh giá cuối năm với kết quả Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy mình phải hài lòng với kết quả đó bởi tôi nhận
thấy rằng bản thân tôi còn rất nhiều khiếm khuyết cần khắc phục, tôi luôn đưa ra
các mục tiêu cần phấn đấu để khắc phục những hạn chế về bản thân như: sắp xếp

công việc một cách có khoa học hơn để không còn sai sót trong việc báo cáo các số
liệu, báo cáo đúng tiến độ, thực hiện ngày càng nhanh, gọn, có hiệu quả hơn đối
với việc quản lý trong lĩnh vực mình phụ trách.
15


2.3 Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng
nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp:
- Sau khi kết thúc khóa học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
giáo viên THCS hạng II, tôi thấy bản thân đã được cung cấp khá nhiều kiến thức:
lý luận về hành chính, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Được cập
nhất các xu thế, chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hiện nay;
quan điểm, mục tiêu và các giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào
tạo, bài học kinh nghiệm trong phát triển các năng lực cốt lõi của người giáo viên,
công tác thanh tra, quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn, xây dựng mối quan hệ trong
và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nhà trường,… Từ
đó vận dụng thành thạo những kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện
tốt các nhiệm vụ được giao, từ đó xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học
tập phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường.

16


PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Công văn số 2654/GDĐT-TrH ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Sở Giáo dục


và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học
năm học 2018 – 2019;
2.

Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm

2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ nội vụ về quy định mã số, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập;
3.

Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22

tháng 8 năm 2018 vê Ban hành qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo
dục phổ thông
4.

Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 về qui định

chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông
5.
Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung
học cơ sở hạng II
6.
Tạp chí giáo dục số 426 (Kì 2 – 3/2018) trang 17 – 20
7.
Báo Giáo dục và thời đại online; Báo Giáo dục Điện tử Việt Nam

17




×