Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.71 KB, 1 trang )
Cha mẹ bất hoà luôn luôn ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ về mặt tâm lý. Sự bất hoà của
cha mẹ kéo theo nhiều hư hại nơi bản thân đứa trẻ. Những cảnh cãi vã nhau, những câu chì chiết,
những câu chửi hay những lần đánh nhau trước mặt trẻ lúc nào cũng có hại chứ không được một lợi
lộc nào.
Sự bùng nổ bất hoà trong gia đình là một đề tài của sự lo âu đối với đứa trẻ: không biết người ta
còn lo cho mình nữa không? Ai sẽ là người đảm trách việc này? Đứa trẻ tự cảm thấy bị đẩy đưa
trong một không khí bất an nơi mà người ta coi chúng như là một vật bung xung để tranh dành tình
cảm và quyền lợi tài chính để có được một số quyền hạn thăm viếng hay trợ cấp để nuôi chúng. Cha
mẹ hiềm khích nhau trong quan điểm giáo dục con mình, người này phê bình quan điểm người kia,
rồi phủ lên trẻ những phương pháp giáo dục riêng của mình; hay trái lại một người đóng vai làm
người tốt trong sự nhượng bộ để cho đứa trẻ có cảm giác rằng nó đã bị người đó bỏ rơi nó.
Sự thích nghi với một hoàn cảnh mới là một điều mà đứa trẻ phải được thuyết phục. Tình anh em
phải bị chia xẻ, chọn lựa một trong hai người cha hoặc mẹ, thường là người không rời xa gia đình.
Nhưng đôi khi chính người vắng mặt là người được người ta lý tưởng hoá nhiều nhất.
Trong tất cả các trường hợp, cha mẹ phải giải thích rõ ràng cho trẻ biết hoàn cảnh sắp đến với gia
đình, không nên im lặng theo điều mình tự nhủ “rồi đứa trẻ sẽ nhận ra”. Họ cần phải nói chuyện,
trấn an, giải thích cho trẻ là sẽ chẳng bỏ rơi chúng, tương lai của chúng luôn được đảm bảo và định
rõ chúng sẽ sống với ai. Sau cùng chúng phải được bảo đảm rằng chúng không có một chút trách
nhiệm nào trong việc ly hôn của cha mẹ. Những gì tự nhiên đối với cha mẹ là không tự nhiên đối với
đứa trẻ, cũng như nhiều sự bất đồng của cha mẹ có khởi điểm là những vấn đề giáo dục.
Những cuộc nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến trẻ em trong gia đình xảy ra tình trạng ly
hôn đã đuợc ghi nhận rằng các khó khăn về tâm lý của chúng tự nó dịu đi trong thời hạn một vài
năm sau việc ly hôn. Đây là một tình cảm không được an toàn hay bị bỏ rơi, một mối lo sợ hay một
mặc cảm tội lỗi. Đứa trẻ tự kết tội mình có phần nào trách nhiệm về sự chia ly của cha mẹ. Sự buồn
bã, sự suy nhược, sự cách ly, sự mất ngủ, những cơn ác mộng và những nỗi sợ hãi ám ảnh ban
đêm, sợ bóng tối... đều có khả năng chế ngự đời sống tinh thần đứa trẻ. Kết quả học tập cũng có
phần sút giảm. Các xáo trộn của tính tình cũng được ghi nhận như sự mất quân bình, sự xung đột,
những cơn giận. Đôi khi đứa trẻ chuyển sự thô bạo trong gia đình sang những quan hệ xã hội, mà
một số cuộc nghiên cứu đã thiết lập mối quan hệ giữa sự bất hoà của cha mẹ và thái độ không thích
nghi với xã hội của những đứa con. Trong những trường hợp khác, chúng chọn thái độ của một
người lớn trưởng thành sớm: chúng đảm nhận nhưng không biết chơi với những người cùng thời với