Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Biện pháp thi công hạ tầng kỹ thuật đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 55 trang )

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI
CÔNG

Dự án:
KHU CHUNG CƯ PHƯỜNG 22 - QUẬN BÌNH THẠNH
Công trình:
HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Hạng mục:
THI CÔNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐƯỜNG D1
Địa điểm:
90 NGUYỄN HỮU CẢNH, PHƯỜNG 22, QUẬN BÌNH THẠNH,
TP.HCM

MARCH 14, 2019


BIỆN PHÁP THI CÔNG

I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN:
Dự án: KHU CHUNG CƯ PHƯỜNG 22, QUẬN BÌNH THẠNH
Công trình: HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT.
Hạng mục: HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THOÁT NƯỚC THẢI
Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH BAY WATER
Địa chỉ liên lạc: 115 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Q1, TPHCM.
Địa điểm xây dựng: 90 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh,
Tp.Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện dự án: Năm 2017
Vị trí khu đất nằm trên dọc trục đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22,
quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, khu vực đầu cầu Thủ Thiêm
Khu đất có tổng diện tích 13.787,00 m2 tại 90 Nguyễn Hữu Cảnh,
Phường 22,Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lô đất thuộc


quy hoạch Khu dân cư chỉnh trang đô thị khu vực đầu cầu Thủ Thiêm diện
tích 27.788,3 m² tại phường 22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí MinhDiện
tích: 602.123,5m2.
Khu đất giới hạn bởi:
Phía Đông Bắc: giáp đường D1.
Phía Tây Bắc: giáp đường N1.
Phía Đông Nam: giáp đường N2.
Phía Tây Nam: giáp đường dân sinh vòng cầu Thủ Thiêm.
II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ & ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
2.1 Khí hậu khu vực:
Khu đất dự án nằm giữa đường Nguyễn Hữu Cảnh, Saigon Pearl, sông Sài
Gòn và cầu Thủ Thiêm có thông thoáng rất thuận lợi cho sinh sống và làm
việc.
Khu đất tiếp giáp với Sài Gòn Pearl, gần kề VinHomes, các dự án trong
quy hoạch khu cảng Ba Son, gần trung tâm thành phố và quận 1.
Khu vực nhìn chung tương đối phẳng, thấp. Phần lớn là đất trống,
hướng dốc không rõ rệt.
Khu vực đã san lấp, hạ tầng xây dựng gần hoàn chỉnh. Hướng cống
thoát nước ra sông Sài Gòn phía Đông Nam.
Khí hậu khu vực xây dựng công trình nằm chung trong khí hậu của
khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Theo tài liệu Đài Khí tượng Thủy văn thành phố Hồ Chí Minh, các đặc
trưng khí hậu khu vực như sau:
2|Page


BIỆN PHÁP THI CÔNG
Khí hậu khu vực: Nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa:
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11
+ Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4

+Nhiệt độ trung bình hàng năm : 270C;
+Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 400C (tháng 4);
+Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 13.80C (tháng 12);
+Lượng mưa trung bình năm: 1949mm;
+Số ngày mưa trung bình năm: 159 ngày;
+Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 2318 mm;
+Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 1392 mm;
Như vậy chế độ mưa, nắng, khí hậu có thuận lợi cho công tác thi công xây
dựng công trình, nên tránh thi công kéo dài trong mùa mưa.
2.2 .Thủy văn công trình:
Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ bán nhật triều không đều
trên sông Sài Gòn. Theo các số liệu quan trắc thủy văn tại trạm Phú An, mực
nước nhất (Hmax) và mực nước thấp nhất (Hmim) tương ứng với các tần
suất (P) khác nhau như sau:
P
H
max
H
min

1
%
1
.70
2.7
2

4
%
1

.58
2.6
1

1
0%
1
.49
2.5
2

2
5%
1.
40
2.41

5
0%
1.
33
2.31

7
5%
1
.27
2.2
1


90%

99%

1.24

1.20

-2.14

-2.03

2.3. Địa hình:
Theo bản đồ đo đạc địa hình do đơn vị tư vấn cung cấp trên tỉ lệ 1/500
cho thấy địa hình khu vực tương đối bằng phẳng đã được san lấp với cao độ
trung bình 1.50m đến 1.80m.
2.4.Địa chất công trình:
Khu vực dự án có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là
sét, bùn sét, trộn lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, thường có màu đen, xám đen.
Sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7kg/cm2. Mực nước ngầm không
áp nông, cách mặt đất khoảng 0,5m. Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp chế
độ bản nhật triều không đều trên sông Sài Gòn. Mực nước cao tính toán là
1,32m, mực nước cao nhất được ghi nhận là 1,47m
3|Page


BIỆN PHÁP THI CÔNG

III. BIỆN PHÁP THI CÔNG:
3.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG TUYẾN ĐƯỜNG D1.

*Giải pháp.
- Mở cữa ra vào ở vị trí nhà bảo vệ góc đường D1 và N1.
- Hướng thi công đào đất từ bờ sông về phòng bảo vệ công trình.
- Đất sau khi đào lên được vận chuyển dọc đường D1 từ vị trí bờ sông về phòng
bảo vệ để đi theo cửa chính và ra ngoài.

4|Page


BIỆN PHÁP THI CÔNG
3.2 NHÂN SƯ, MÁY MÓC THIẾT BỊ.

a.Nhân sự
Nguồn nhân lực phục vụ công tác thi công được mô tả như sau:
ĐVT Số lượng

Stt

Miêu tả

1

Giám đốc dự án

N

1

2


Chỉ huy trưởng

N

1

3

Kỹ sư công trường

N

5

4

Kỹ sư an toàn

N

1

5

Công nhân phổ thông

N

10


Ghi chú

b.Máy móc thiết bị:
Các thiết bị được sử dụng cho công tác thi công hố thu nước được mô tả như sau:
STT
1
2
3

MÁY MÓC, THIẾT BỊ
Máy đào bánh xích gầu nghịch 0.5m3
Caterpillar Chain Digging Machine
0.5m3
Máy đào bánh hơi gầu nghịch
Wheel Digging machine
Máy lu rung bánh lốp sắt 4-6 tấn
Roller vibratory machine

SỐ
LƯỢNG

LOẠI MÁY

1

KOBELCO SK260D-8

1

SAMSUNG MX132W


1

HAMM 3520
HAMM 3520

4

Máy lu rung bánh lốp sắt 10-12tấn
Roller vibratory machine

1

5

Xe ũi bánh xích
Tracked car

1

6

Đầm cóc
Swamp

1

MIKASA MT55

7


Đầm bàn
Lagoon table

1

FC60

8

Đầm dùi xăng
Swamp Gasoline

1

HONDA GX 160

9

Máy hàn điện tử
Electronic welding Machine

1

WELDCOM W200A

10

Máy cắt sắt bàn
Machines for cutting tables


1

3T5

11

Máy cắt sắt bằng tay
Hand Cutting Machine

2

HIKARI

KOMATSU D61PX-15

5|Page


BIỆN PHÁP THI CÔNG
12
13

Máy thủy bình+ chân + mia
Hydraulic vase + foot + Mia
Máy hàn ống HDPE
HDPE Pipe Welding Machine

1


NIKON AC -2S

1

HDC 250

14

Xe ben 12 tấn
Ben 12 ton Car

2`

FG8JJSB

15

Water pumps
Máy bơm nước

1

APP 1HP SV-750

3.3 TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN

Volume II: Technical requirement – Part 4 and part 9,10.
Tập II: Yêu cầu kỹ thuật – Phần 4 và phần 9,10
TCVN 4453-1995: Kết cấu BTCT toàn khối - Quy phạm TC và NT
TCXDVN 391:2007: Bê tông – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên.

TCVN 7570-2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu Kỹ thuật
TCVN 7572-2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử
22TCN 249-98: Qui trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường
bê tông nhựa
22TCN 334-2006: Qui trình kỹ thuất thi công và nghiệm thu lớp móng
cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô
22TCN 06-77: Qui trình kỹ thuất thi công và nghiệm thu mặt đường đá
dăm nước
22TCN 266-2000: Qui phạm thi công và nghiệm thu cầu cống
22TCN 159-86: Cống tròn BTCT lắp ghép
22TCN 279-01: Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc – Yêu cầu kỹ thuật
và phương pháp thí nghiệm
22TCN 332-06: Qui trình thí nghiệm xác định chỉ số CBR của đất, đá
đăm trong phòng thí nghiệm.
22TCN 346-06: Qui trình thí nghiệm xác định độ chặt nển, móng đường
bằng phễu rót cát.
22TCN 318-04: Kiểm tra độ mài mòng Los Angeles.
22TCN 279-01: Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc – Yêu cầu kỹ thuật
và phương pháp thí nghiệm
6|Page


BIỆN PHÁP THI CÔNG
22TCN 63-84: Qui trình thí nghiệm vật liệu nhựa đường
22TCN 62-84: Qui trình thí nghiệm Bê tông nhựa.

7|Page


BIỆN PHÁP THI CÔNG

3.4 LƯU ĐỒ THI CÔNG:
Qui trình thi công Đường nội bộ và Hệ thống thoát nước được mô tả theo lưu đồ sau:
Nhận mặt bằng thi công
Huy động máy móc,
thiết bị thi công
Công tác chuẩn bị
+Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
+Thiết lập các công trình tạm
+Phá dỡ công trình hiện hữu

Thi công nền đường
+ Đào đất khuôn đường, đầm chặt k=0.9
+ Đắp cát nền đường, đầm chặt k=0.95
+ Trải vải địa kỹ thuật

Hệ thống thoát nước
+ Đào đất
+ Lắp Cống
+ Thi công hố ga

Thi công CPĐD mặt đường
+ Rải lớp cấp phối đá dăm loại 2
+ Thi công bó vỉa đường
+ Rải lớp cấp phối đá dăm loại 1

Thi công Mặt đường BT Nhựa nóng
+Thi công lớp thấm nhập nhựa
+Thi công lớp mặt đường Bê tông
nhựa C20


Các công tác khác
+Thi công sơn kẻ đường, biển báo giao thông

8|Page


BIỆN PHÁP THI CÔNG
A. HỆ THỐNG GIAO THÔNG & VỈA HÈ.
Kết cấu nền điển hình:

1. Công tác thi công nền mặt đường – vỉa hè:
Phối hợp thi công của các hạng mục hạ tầng như giao thông, thoát
nước mưa, nước sinh hoạt và các công trình cấp nước, cấp điện …
Trình tự thi công:
- Dọn dẹp mặt bằng, phát hoang di dời các kết cấu hiện hữu ra khỏi công trình
- Tiến hành định vị mạng lưới tim các tuyến đường nội bộ, ranh lô nhà,
các công trình công cộng nhằm phục vụ việc xác định vị trí hầm thu nước
mặt, vị trí từng đoạn cống, tim cống thoát nước mưa, nước bẩn (theo tọa
độ VN2000).
- Thi công hệ thống thoát nước: định vị hầm ga (theo vị trí bó vỉa và ranh
phân lô) đồng thời kết hợp định vị các đoạn cống đổ vào hầm.
- Đào phui, thi công phần móng nền đường và hệ thống thoát nước.
- Lắp đặt kết cấu đúc sẵn, xử lý mối nối, đắp phui đào cùng phối hợp thi
công nền và móng kết cấu áo đường, vĩa hè.
- Thi công hoàn thiện phần miệng thu đến cao trình thiết kế.
- Hoàn thiện tầng mặt vĩa hè và mặt đường:

9|Page



BIỆN PHÁP THI CÔNG
2. Thi công nền đường:
- Đào đất nền đường:
- Sau khi công tác định vị mặt bằng đã đệ trình TVGS kiểm tra và chấp thuận,
nhà thầu sử dụng máy đào kết hợp với máy ủi, công nhân đào đất đến cao
độ thiết kế. Khối lượng đất đào sẽ được vận chuyển bằng ô tô về bãi thải
quy định.
- Việc đào nền đường phối hợp với đào rảnh dọc và thi công cống thoát nước
để việc thoát nước được thuận lợi.
- Trên cơ sở thí nghiệm, nhà thầu phải xác định độ ẩm, độ chặt đất nguyên thổ
để tính ra cao độ diểm dừng đào trước khi lu lèn.
- Đắp cát nền đường:
Vât liệu đắp nền:
- Vật liệu cát đắp nền phải đệ trình nguồn gốc xuất xứ, mẫu vật liệu cho chủ đầu tư
phê duyệt trước khi đưa vào thi công và phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật sau:
+ Cỡ hạt lớn hơn 0,25mm >= 50%
+ Lượng lọt sàng 0.14mm <=10%
+ Lượng bùn <= 10%
+ Khối lượng >=1200kg/m3
- Các lớp cát đắp phải được đầm nén và tạo dốc ngang hợp lý để đảm bảo thoát
nước mặt trong quá trình thi công.
- Cần phải xử lý độ ẩm của đất đắp trước khi tiến hành đắp các lớp cho nền đường.
Độ ẩm của đất đắp càng gần độ ẩm tốt nhất càng tốt (từ 90% đến 110% của độ ẩm
tối ưu Wo). Nếu đất quá ẩm hoặc quá khô thì nhà thầu phải có các biện pháp xử lý
như phơi khô hoặc tưới thêm nước được TVGS giám sát chấp thuận để đạt được
độ ẩm tốt nhất của đất đắp trong giới hạn cho phép trước khi đắp nền.
Yêu cầu chung:
- Trước khi tiến hành thi công phần nền đắp, nhà thầu sẽ hoàn tất công việc như
thoát nước mặt, dọn dẹp trong phạm vi thi công, tuân thủ các yêu cầu chỉ ra trong
phần Chỉ dẫn kỹ thuật mục "Chuẩn bị mặt bằng xây dựng".

- Biện pháp thi công nền đắp sẽ bao gồm các lưu ý sau phụ thuộc vào vị trí, địa
hình xung quanh.
- Dây chuyền thiết bị thi công cần thiết.
- Phương án đảm bảo vệ sinh môi trường.

10 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG

- Thi công:
- Thông thường vật liệu đắp được chuyển thẳng từ mỏ vật liệu tới công trường
thi công trong điều kiện thời tiết khô ráo và được rải xuống..
- Vật liệu đắp nền trong phạm vi đường được rải thành từng lớp có chiều dày
không vượt quá 30cm (đo trong điều kiện đất đắp còn tơi xốp), sau đó sẽ
được đầm nén đạt độ chặt thiết kế và được Kỹ sư TVGS kiểm tra, chấp thuận
trước khi tiến hành rải lớp khác lên trên. Trong quá trình thi công, nhà thầu
luôn duy trì hệ thống rảnh thoát nước mặt để đảm bảo bề mặt nền đường luôn
được khô ráo.
- Phải sử dụng thiết bị, san gạt phù hợp để đảm bảo độ dày đồng đều trước khi
đầm nén. Trong quá trình đầm nén phải thường xuyên kiểm tra cao độ và độ
bằng phẳng của lớp. Phải luôn đảm bảo độ ẩm phù hợp cho lớp vật liệu được
đầm nén. Không được đổ bất kỳ lớp vật liệu khác lên trên phạm vi nền đường
đang thi công cho đến khi việc đầm nén thoả mãn các yêu cầu nêu trong phần
Chỉ dẫn kỹ thuật.
- Phải bố trí hành trình của các thiết bị san và vận chuyển đất một cách hợp lý
để sao cho có thể tận dụng tối đa tác dụng đầm nén trong khi di chuyển các
thiết bị đó, giảm thiểu được các vết lún bánh xe và tránh tình trạng đầm nén
không đều.
- Thi công dải thử nghiệm đầm nén:

- Đối với mỗi nguồn vật liệu đắp nền, trước khi thi công rộng rãi, nhà thầu phải
trình đề xuất bằng văn bản về kế hoạch thi công dải đầm thử nghiệm để xác
định dây chuyền thiết bị thi công, số hành trình yêu cầu và phương pháp điều
chỉnh độ ẩm.
- Dải thử nghiệm đầm nén có chiều dài tối thiểu 50m, trên đó áp dụng biện
pháp thi công đã đề xuất với một số điều chỉnh hoặc bổ sung cần thiết nếu
được Kỹ sư TVGS yêu cầu. Việc thử nghiệm đầm nén phải hoàn thành trước
11 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG
khi được phép áp dụng thi công chính thức.
- Khi kết thúc đầm nén, độ chặt trung bình của dải thử nghiệm sẽ được xác
định bằng cách lấy trung bình kết quả của 10 mẫu thí nghiệm kiểm tra độ chặt
tại chỗ, vị trí thử nghiệm được chọn ngẫu nhiên.
- Nếu độ chặt trung bình của dải thử nghiệm thấp hơn 98% độ chặt của các
mẫu đầm nén trong phòng thí nghiệm được xác định qua các quy trình thử
nghiệm thích hợp với loại vật liệu đắp đang sử dụng thì TVGS có thể yêu cầu
xây dựng một dải thử nghiệm khác.
- Trong suốt quá trình thi công, nhà thầu phải triệt để tuân theo quy trình đầm
nén đã xây dựng.
- Độ chặt yêu cầu của vật liệu đắp nền:
- Độ chặt của vật liệu lớp K98 như được thể hiện trên bản vẽ, nằm dưới kết cấu
áo đường phải được đầm nén tới độ chặt không nhỏ hơn 98% độ chặt lớn nhất
của Proctor tiêu chuẩn (AASHTO T99) hoặc 95% độ chặt lớn nhất của
Proctor cải tiến (AASHTO T180).
- Trong suốt quá trình thi công, nhà thầu phải thường xuyên kiểm tra độ chặt
của các lớp vật liệu đã được đầm nén bằng các phương pháp thí nghiệm tại
hiện trường theo tiêu chuẩn AASHTO T191, T205 hoặc các phương pháp đã
được chấp thuận khác.

- Việc kiểm tra độ chặt phải được tiến hành trên toàn bộ chiều sâu của lớp đất
đắp, tại các vị trí mà Kỹ sư TVGS yêu cầu. Tần suất lấy mẫu kiểm tra độ chặt
500m2/mẫu.
- Các thí nghiệm phải được thực hiện đến hết chiều dày của lớp đất. Đối với đất
đắp xung quanh các kết cấu hoặc mang cống thì với mỗi lớp đất đắp phải tiến
hành ít nhất một thí nghiệm kiểm tra độ chặt.
- Kết quả các thí nghiệm độ chặt tại hiện trường sẽ được sử dụng để đánh giá
chất lượng của toàn bộ hạng mục, nhà thầu sẽ tập hợp và chuẩn bị Bảng tổng
12 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG
hợp kết quả thí nghiệm độ chặt, nộp kèm với hồ sơ thanh toán vào cuối mỗi
tháng.
- Thiết bị đầm ném:
- Thiết bị đầm nén phải có khả năng đạt được các yêu cầu về đầm nén mà
không làm hư hại vật liệu được đầm. Thiết bị đầm nén phải là loại thiết bị
được Kỹ sư TVGS chấp thuận. Những yêu cầu tối thiểu đối với máy lu như
sau:
- Các lu chân cừu, lu rung bánh thép phải có khả năng tạo một lực 45N trên
một mm của chiều dài trống lăn.
- Các lu bánh thép loại không rung phải có khả năng tác dụng một lực không
nhỏ hơn 45N trên một mm của chiều rộng bánh (vòng) đầm nén.
- Các lu rung bánh thép phải có trọng lượng tối thiểu là 6 tấn. Phần đầm phải
được trang bị điều khiển tần số và biên độ và được thiết kế đặc biệt để đầm
nén các loại vật liệu phù hợp.
- Lốp của lu bánh hơi phải có talông trơn nhẵn với kích thước bằng nhau để tạo
ra một lực đầm nén đồng đều trên toàn bộ bề rộng của lu và có khả năng tạo
ra một áp lực ít nhất là 550 kPa lên mặt đất.
- Có thể sẽ yêu cầu thay thế các loại máy đầm bằng kiểu phù hợp với các vị trí

mà các thiết bị đang sử dụng không có khả năng thi công hoặc đáp ứng được
độ chặt quy định của nền đắp. Ví dụ như đắp nền cạnh các công trình hiện có,
đắp mang cống hoặc diện tích hẹp v.v…
- Bảo vệ nền đường trong quá trình xây dựng:
- Nhà thầu sẽ bảo vệ những đoạn nền đường đã hoàn thiện tránh những hư
hỏng có thể xảy ra do nước mưa, phương tiện giao thông. Nền đắp phải có độ
vồng và dốc ngang hợp lý, đảm bảo điều kiện thoát nước mặt tốt.
-

Trong một số trường hợp, có thể sẽ phải sử dụng bao cát và bố trí các rãnh
thoát nước ở chân taluy để tránh làm xói lở gây hư hại cho nền đắp .
13 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG
- Sai số cho phép:
- Sai số cho phép của cao độ nền đắp đã được hoàn thiện:
Cao hơn 10mm so với cao độ thiết kế, hoặc thấp hơn 20mm so với cao độ
thiết kế.
- Bề mặt nền phải bằng phẳng, đảm bảo độ dốc thiết kế và điều kiện thoát nước
tốt.
3.Thi công lớp cấp phối thiên nhiên (sử dụng Đá mi):
-Thi công và nghiệm thu theo tiêu chuẩn TCVN 8857-2011
-Trước khi thực hiện thi công lớp cấp phối thiên nhiên phải tiến hành
sửa tạo mui luyện, đầm nén cát nền đường đạt độ chặt yêu cầu K >=
0.98. Nghiệm thu nền đường theo các yêu cầu: yếu tố hình học và độ
chặt.
-Kiểm tra ở bước chuẩn bị thi công: Kiểm tra trước khi thi công bao
gồm công tác kiểm tra mặt bằng thiết bị, vật liệu.
- Nghiệm thu kích thước hình học và cao độ nền cát phải có sự chứng

kiến của Tư vấn Giám sát.
- Kiểm tra độ chặt lớp cấp phối thiên nhiên K> 1,0-1,02 đắp theo thí
nghiệm đầm nén cải tiến 22TCN 333-06.
Trình tự và biện pháp tổ chức thi công:
-San cấp phối thiên nhiên ứng với chiều dày lớp đất tối đa bằng 20 cm
(đã lèn chặt) tương ứng với bề dày khoảng 37.6 cm (tơi xốp), độ ẩm khi
lu lèn sai số 1% so với độ ẩm tối ưu (Wopt).
-San cấp phối thiên nhiên đúng chiều dày và mui luyện.
-Lu lèn theo các giai đoạn qui định trong qui trình (TCVN 8857-2011).
- Bảo dưỡng và hoàn thiện.
- Kiểm tra và nghiệm thu.
a.

Lớp cấp phối đá dăm:

Thực hiện thi công lớp đá dăm cấp phối theo quy trình Vật liệu - kỹ
thuật thi công và nghiệm thu TCVN 8859-2011.
14 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG
Yêu cầu đối với vật liệu:
Vật liệu sử dụng phải đạt yêu cầu về thành phần hạt, nguồn gốc, cụ thể
Cấp phối đá dăm loại 2 Dmax=37.5mm (lớp dưới dày 20cm)
Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax=25mm (lớp trên dày 15cm)
Nhà thầu tính toán khối lượng vật tư sử dụng (có tính tới hệ số lu lèn) để
bố trí tập kết đủ vật liệu cho khu vực dự kiến thi công cấp phối đá dăm
Vật liệu được vận chuyển bằng ô tô tới công trường và có thể đi lại ngay
trên đoạn đường đã rải xong lớp cấp phối đá dăm móng trên và móng dưới
với điều kiện không làm hư hại tới vật liệu rả và thiết bị đó phải di chuyển

đề trên toàn bộ mặt cắt ngang nhằm tránh để lại vết lún bánh xe hoặc gây ra
trạng thái nén không đều.
Rải và lu lèn đầm nén các lớp cấp phối:
-

Tiến hành đổ đá dăm theo từng lớp đều trên mặt bằng khu vực thi

công, tiến hành đầm nén đều trên mặt lớp và phải đảm bảo vật liệu được rải
và đầm nén theo cùng một quy cách.
-

Quá trình rải phải đảm bảo độ ẩm như quy định của Chỉ dẫn thi công

– nghiệm thu. Độ ẩm phải tương đối đồng đều trong toàn bộ phạm vi vật liệu
được rải. Độ ẩm phải đảm bảo nằm trong khoảng: từ 3% thấp hơn độ ẩm tối
ưu đến 2% cao hơn độ ẩm tối ưu (Wopt)
-

Cấp phối đá dăm phải được rải và tạo hình bằng các biện pháp thi

công được chấp thuận, không xuất hiện hiện tượng phân tầng giữa các cốt
liệu thô và mịn. Những khu vực bị hiện tượng phân tầng phải được dỡ bỏ và
thay thế bằng các vật liệu cấp phối mới.
-

Lu lèn theo các giai đoạn qui định trong qui trình (TCVN 8857-2011).

-

Việc lu lèn đầm nén phải được thực hiện bằng lu thích hớp và được


chấp thuận bởi chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.
b.
-

Thi công lớp bê tông nhựa:
Trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa bao gồm các thao tác sau
Chuẩn bị móng, làm sạch bụi bẩn, đắp lề chắn đá
Vận chuyển BTN nóng dặm và rãi BTN nóng
15 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG
-

Lu lèn: rãi BTN nóng hạt trung BTNC 12.5 đến đâu lu ngay đến đó

dùng lu bánh thép 10 tấn và lu bánh hơi 16T lu 8 lần trên 1 điểm
-

Tưới nhựa dính bám, lượng nhựa T/C 1 kg/m2 mặt đường

-

Vận chuyển BTN nóng và rãi BTN nóng mặt đường

-

Lu lèn: rãi BTN nóng hạt trung BTNC 9.5 đến đâu lu ngay đến đó


dùng lu bánh thép 10 tấn và lu bánh hơi 16T
-

Bão dưỡng: Mặt đường BTN phải tuân thủ theo chế độ bảo dưỡng

 Rải và hoàn thiện
- Trước rải bê tông nhựa phải đốt nóng các ván khuôn để tránh không cho bê
tông nhựa bám vào. Hỗn hợp bê tông nhựa, đá dăm đen phải được rải theo
đúng mặt cắt ngang yêu cầu.
- Máy rải vận hành với vận tốc thích hợp sao cho bề mặt lớp bê tông nhựa
không bị nứt, gãy hoặc gồ ghề. Nếu xuất hiện các hiện tượng trên thì phải
dừng máy rải lại cho đến khi xác định được nguyên nhân và sửa chữa xong.
- Nếu có hiện tượng phân tầng, xé rách hoặc bóc bề mặt, phải dừng máy rải lại
cho đến khi xác định được nguyên nhân và sửa chữa xong. Tại các vị trí mà
lớp bê tông nhựa bị gồ ghề hoặc phân tầng sẽ được sửa chữa bằng cách rải
thêm hỗn hợp mịn và và cào nhẹ. Việc cào hỗn hợp bê tông nhựa phải được
hạn chế tới mức tối thiểu. Không được rải hỗn hợp lên trên bề mặt lớp kết cấu
đã được là nhẵn.
16 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG

- Không được để hỗn hợp bê tông nhựa bám vào và nguội đi trên thành thùng
chứa hoặc các bộ phận khác của máy rải.
 Lu lèn
- Ngay sau khi rải, phải tiến hành kiểm tra bề mặt của lớp bê tông nhựa để điều
chỉnh kịp thời sự không đồng đều. Nhiệt độ của hỗn hợp chưa lu sẽ được giám
sát chặt chẽ và công tác lu lèn lớp bê tông nhựa ở nhiệt độ quy định ghi trong
bảng “Quy định về nhiệt độ của hỗn hợp bê tông nhựa” hoặc theo chỉ dẫn của

TVGS .
- Công tác lu lèn hỗn hợp được tiến hành với các khống chế về thời gian như
sau (hoặc có theo chỉ dẫn của TVGS ):

Trình tự lu lèn

Thời gian sau khi rải

Lu sơ cấp

0 - 10 phút

Lu thứ cấp

10 - 20 phút

Lu hoàn thiện

20 - 45 phút

- Lu sơ cấp và lu hoàn thiện được tiến hành bằng lu bánh sắt, lu sơ cấp dùng lu
bánh lốp. Lu sơ cấp đi gần sau máy rải, lu thứ cấp đi sau lu sơ cấp và phải
được thực hiện trong khi hỗn hợp còn ở nhiệt độ lu lèn tốt nhất. Lu hoàn thiện
được tiến hành trong điều kiện vật liệu còn đang trong trạng thái có thể lu lèn
tốt và xoá được tất cả mọi vệt lu trên mặt lớp bê tông nhựa.
- Xe lu bắt đầu từ mép ngoài, chạy song song với tim đường, lượt lu sau đè lên
1/2 bề rộng lượt lu trước, sao cho tạo thành độ dốc mui luyện của mặt đường.
Khi lu đến phần tiếp giáp với băng rải trước, mối nối dọc được lu trước. Tại
những đoạn siêu cao trong đường cong tiến hành lu dần từ phía thấp lên phía
cao, chờm dần lên khe nối dọc, song song với tim đường.

- Công tác lu lèn được tiến hành cho đến khi bề mặt lớp không còn vệt lu và độ
chặt của lớp tối thiểu phải đạt tới 98% độ chặt lý thuyết tối đa (ứng với hỗn
hợp đã sử dụng để rải).
- Vận tốc của xe lu phải đủ chậm, không vượt quá 4h/giờ đối với lu bánh thép
và 15km/giờ đối với lu bánh lốp, để tránh hiện tượng di chuyển và làm xô
lệch, nứt gãy lớp bê tông nhựa. Lộ trình lu cũng không được thay đổi hay đảo
17 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG
hướng đột ngột để khỏi làm dịch chuyển hỗn hợp.
- Bánh xe lu bằng thép được giữ ẩm bằng một lượng nước và lu bánh hơi hơi
được bôi một lớp dầu chống dính bám để ngăn không cho hỗn hợp bê tông
nhựa, đá dăm đen dính vào bánh xe lu.
- Bề mặt của hỗn hợp sau khi lu lèn sẽ phải bằng phẳng và có độ mui luyện và
độ dốc với các dung sai cho phép. Bất kỳ vị trí nào mà hỗn hợp bê tông nhựa
bị rời rạc hay gãy vỡ, lẫn bụi đất hoặc hư hỏng đều phải được đào bỏ và thay
thế bằng hỗn hợp bê tông nhựa mới, lu lèn lại khớp với phần mặt đường xung
quanh.
- Các thiết bị nặng hoặc sẽ không được phép đỗ trên bề mặt đã hoàn thành cho
đến khi lớp bê tông nhựa đã hoàn toàn nguội và đông cứng.
- Phần diện tích mặt đường bị xăng, dầu, dầu nhớt từ các thiết bị thi công
xuống sẽ phải được dỡ bỏ và thay thế bằng hỗn hợp bê tông nhựa mới và lu
lèn lại.
- Các mép nhựa sẽ được xén thẳng hàng và gọn ghẽ. Vật liệu thừa do xén cắt
được sẽ phải vận chuyển ra khỏi phạm vi công trường và đổ thải tại nơi qui
định.
 Mối nối
- Mối nối dọc và mối nối ngang trên của các lớp kế tiếp nhau phải được đặt so
le để các mối nối không chồng lên nhau. Phải bố trí sao cho mối nối dọc của

lớp trên cùng nằm đúng ở vị trí của vạch phân chia làn xe. Các mối nối ngang
của các lớp trên và dưới phải đặt thẳng hàng và lệch nhau ít nhất 1m.
- Không được rải lớp bê tông nhựa mới tiếp giáp với phần đã rải trước đó, trừ
khi đã xử lý phần bê tông nhựa đã rải bằng cách xén thẳng bề mặt tiếp xúc và
quét lên đó một lớp nhựa dính bám.

18 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG

19 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG

20 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG

Thi công bó vỉa, gờ chặn

c.

Bó vỉa loại 1

Bó vỉa loại 2

Công tác bó vỉa, gờ chặn (bó nền) cũng được phân chia theo đoạn, đợt

phù hợp, trình tự thi công bao gồm:
Chuẩn bị mặt bằng:
-

Định vị vị trí thi công bó vỉa, gờ chặn theo các mốc chuẩn.

Bù phụ - san gạt đến độ sâu thiết kế. Đầm nén mặt cấp phối đá dăm đạt độ
chặt thiết kế
Công tác copha
-

Sử dụng cofa chắc chắn, đảm bảo hình dạng lớp lót bó vỉa, gờ chặn

-

Mặt coffa phải được làm sạch và quét chất chống dính trước khi lắp

dựng. Coffa phải được ghép kín, khít để không làm mất nước ximăng trong
quá trình thi công. Công tác bê tông
21 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG
-

Bê tông được trộn bằng máy trộn hoặc sử dụng bê tông thương

phẩm, tỷ lệ cốt liệu theo đúng Mac bê tông thiết kế. Bê tông sau khi trộn
xong phải đảo bảo độ sụt và độ dẻo theo yêu cầu và đổ càng sớm càng tốt.
-


Bê tông phải được đầm kỹ bằng đầm dùi và đầm bàn.

-

Vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông phải đúng quy phạm và bảo đảm

mạch ngừng không gây nguy hiểm cho chất lượng công trình. Trong cùng
hạng mục thời gian thi công cách nhau quá 4 giờ thì phải làm vệ sinh và
tạo nhám mép mạch ngừng.
-

Bê tông sau khi đổ được bảo dưỡng bằng vải bao bố ẩm nước nhằm

tránh tác động của nắng tránh răn nứt bề mặt bêtông.
-

Sau khi đổ phải được rào chắn nhằm tránh người và phương tiện qua

lại làm hư bề mặt bê tông.
Hoàn thiện
-

Tháo gỡ coffa và duy trì bảo dưỡng bê tông.

-

Xếp bó vỉa trên lớp lóp bê tông đá 1x2 M150 đã được xây.

-


Hoàn thiện góc cạnh và sửa chữa những khiếm khuyết (nếu có).

d.

Thi công vỉa hè

-

Vỉa hè được san bằng cát, đầm chặt đạt độ cao yêu cầu: K ≥ 0.9

-

Rải cấp phối đá dăm loại 2 dàu 20cm, đầm chặt đạt yêu cầu K ≥ 0.95

-

Rải cát hạt trung đầm dày 10cm và đầm chặt đạt yêu cầu K ≥ 0.95

-

Lót gạch tự chèn và dung búa cao su định vị gạch, Gạch được lót

sao cho roong gạch thẳng hàng, song song và vuông góc đường bó vỉa.
-

Sau khi hoàn thiện vỉa hè, quét sạch khu vực thực hiện lắp đặt các

biển báo theo bản vẽ.


22 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG

A.

HỆ THỐNG CẤP NƯỚC.

Công việc này bao gồm công tác thi công hệ thống cấp nước sử dụng
ống HDPE: D160 & D180
1.Định vị và đào đất móng ống:
-

Mương ống HDPE sẽ được đào cùng với mương cống của hệ

thống cống thoát nước dọc.
-

Biện pháp, kỹ thuật thi công tuân thủ theo đúng quy định như đối

với đào mương cống thoát nước dọc.
2.Lắp đặt ống HDPE
-Các ống đặt cẩn thận,h àng ống đặt sao cho tim ống trùng nhau, thẳng,
ngang bằng hợp lý.
-

Trước khi hạ lắp, ống được kiểm tra lại chất lượng và các kích thước

hình học ống cống.

a.

Mối nối đương ống HDPE

Các vị trí sử dụng mối nối hàn nhiệt
-

Sau khi đặt HDPE, tiến hành nối hai đoạn ống HDPE.

-

Trước khi tiến hành hàn nối, các thiết bị hàn sẽ được kiểm tra, lắp
23 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG
đặt và vận hành thử để cài đặt các thông số thời gian gia nhiệt, thời gian hàn
phù hợp.
-

Các ống HDPE phải đảm bảo thẳng hàng và được sự chấp thuận

của TVGS mới tiến hành hàn nối ống.
-

Sau khi hàn nối, kiểm tra nối nối hàn bằng mắt theo các quy định

hiện hành và có sự chứng kiến của TVGS.
Các vị trí sử dụng mối nối bằng măng xông
-


Trước khi tiến hành nối, phải kiểm tra hai đầu ống và làm sạch

rãnh lắp măng xông.
-

Công tác nối ống HDPE có sự chứng kiến và kiểm tra của TVGS.

b.

Đắp cát mang ống HDPE

-

Ô tô vận chuyển cát đắp hai bên cống từ mỏ về và dùng máy xúc,

máy ủi chuyển cát từ kết cấu đường tạm dọc tuyến sang, dùng nhân lực san
đất thành từng lớp với chiều dày 15 - 30cm.
-

Dùng đầm cóc đầm chặt lớp cát đắp, khi đắp cát cống đắp đối

xứng. Trong quá trình đắp cát Nhà thầu luôn chú ý không để phá vỡ các
kết cấu của cống.
nghiệm đầm nén bằng cối Proctor cải tiến. Từng lớp đều phải kiểm tra độ
chặt. Chỉ được đắp tiếp khi được sự chấp thuận của TVGS.
c.

Đắp đất hoàn trả mặt bằng:


Sau khi kết thúc việc kết nối đường ống và đắp cát mang ống,
tiến hành đắp đất hoàn trả mặt bằng kết hợp đầm đất hố. Đất được đắp và
đầm từng lớp với bề dày 15~30cm, đảm bảo độ chặt.
B.

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA.

1.

Các bước thi công và trình tự thi công cụ thể:

2.

Thi công hệ thống thoát nước mưa:

Công việc thi công hệ thống thoát nước thải có nhiều loại cống như sau:
+ Cống tròn BTCT D600mm
+ Cống tròn BTCT D800mm
2.1.Thi công hố móng cống:
24 | P a g e


BIỆN PHÁP THI CÔNG
-Định vị và đào đất móng cống
-Định vị cống theo đúng vị trí trong hồ sơ thiết kế.
-Đối với cống thoát nước, trước khi đào hố móng cống, nhà thầu tiến hành
bố trí cống thoát nước ngang tạm thời để cải nắn dòng chảy không ảnh hưởng
tới quá trình thi công và đảm bảo dòng chảy thông suốt.
-Nhà thầu tiến hành đào đất móng cống bằng máy xúc kết hợp nhân lực
đúng kích thước hình học theo yêu cầu thiết kế của từng cống, chuyển đổ

đất đi đúng nơi quy định bằng ô tô. Máy xúc đào đất tạo thành hố móng đến
cao độ thiết kế, chỉnh sửa chính xác vị trí kích thước hình học bằng thủ
công.
Dùng máy toàn đạc định vị tim móng cống.
Đào hố móng đủ rộng để có thể thi công lắp đặt cống thoát nước mưa và
cống công nghệ. Tại những một số vị trí có nước mặt nhà thầu sẽ tiến hành
đóng cọc cừ và làm bờ bao vòng vây ngăn nước. Khi đào sâu hố móng, nếu
có nước ngầm thấm vào hố móng Nhà thầu sẽ bố trí đào rãnh thu nước và
bơm hút bằng máy bơm.
Hố móng được tạo đủ rộng để có thể thi công. Vách hố móng đảm bảo
ổn định bằng cách tạo mái dốc tuỳ theo điều kiện địa chất. Trong
trường hợp mái dốc không đảm bảo ổn định nhà thầu tiến hành đóng
cọc ván để chống vách.
Đào hố móng cống từ hạ lưu lên phía thượng lưu.
Nếu khi đào hố móng cống gặp trường hợp địa chất nền khác với hồ sơ
thiết kế thì nhà thầu sẽ báo với chủ đầu tư và TVGS để có phương án
giải quyết kịp thời. Trước khi đặt ống cống hoặc trước khi đổ vật liệu
lót móng, hố móng đào phải được sửa sang đúng cao độ, trắc ngang và
độ dốc của cống.

25 | P a g e


×