Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

THAM LUẬN GIẢI PHÁP NGẦM HÓA HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 19 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG
ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH
THAM LUẬN
GIẢI PHÁP NGẦM HÓA
HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TP
.HCM
Trình bày: ThS. Đinh Ngọc
Sang
Tháng
5
/
2013
1
THAM LUẬN
GIẢI PHÁP NGẦM HÓA
HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ
VẬT TƯ THIẾT BỊ, THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG
TRONG CÔNG TÁC NGẦM HÓA LƯỚI ĐIỆN
Nghiên cứu và chủ biên:
1. Ths.Ks. Đinh Ngọc Sang - Cty CP Tư Vấn Xây Dựng ĐL Tp.HCM;
- Giảng viên khoa Kỹ Thuật Đô Thị - trường ĐH Kiến
Trúc Tp.HCM,
ĐT: 094.339.33.99-0963.339.779
Email: sa n

g

dn 0

4@ g



m ail.c om
2. Ks. Nguyễn Văn Bảo - Giám Đốc Cty CP Tư Vấn Xây Dựng ĐL Tp.HCM
ĐT: 0963.71.72.71
Email: b

a on

v1 9

71 @ gma il.c om
A. NGẦM HÓA HẠ TẦNG KỸ THUẬT – XU HƯỚNG ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
1. Xu hướng chung của thế giới:
KHÔNG GIAN NGẦM Ở TORONTO - CANADA
QUY HOẠCH NGẦM PARIS – P

P
2
QUY HOẠCH NGẦM ĐÀI BẮC – ĐÀI LOAN
QUY HOẠCH NGẦM TOKYO – NHẬT BẢN
3
BÃI ĐỖ XE NGẦM Ở NHÀ HÁT OPERA SYDNEY -
ÚC
2. Xu hướng ngầm hóa ở Việt Nam:
ĐỊA ĐẠO CỦ
CHI
4
HẦM ĐƯỜNG BỘ HÀ NỘI
HẦM THỦ THIÊM TP.HCM
METRO TUYẾN 1 TP.HCM

5
3. Ngành điện Tp.HCM là một trong những ngành đi đầu về ngầm hóa
- Từ giữa thập niên 1990, ngành điện tp.HCM đã bắt đầu tiến hành ngầm hóa các công
trình xây dựng mới lưới điện trung thế các tuyến đường chính khu vực nội thành (LR
trạm Bến Thành, LR trạm Tao Đàn, LR trạm Sở Thú, …);
- Ngầm hóa chỉnh trang đô thị: Trong những năm 2003-2005, Thành phố bắt đầu xây
dựng một số dự án chỉnh trang đô thị, điển hình các tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn
Huệ, NKKN;
- Năm 2005, thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng CP, Thành ủy Tp,HCM, ngành điện bắt
đầu xây dựng kế hoạch ngầm hóa chỉnh trang đô thị. Nhưng đến ngày 16/6/2011 mới
hiện thực hóa bằng ĐỀ ÁN NGẦM HÓA được UBND/TP thông qua và được ngành
điện TP công bố chính thức. Chương trình của đề án tóm tắt như sau:
+

Giai

đ o

ạn

2

01 1

- 2 0

1 5

: tập trung ngầm hóa lưới điện trung, hạ thế cùng với dây thông
tin trên các tuyến đường và hẻm đã được xây dựng ổn định theo qui hoạch trên địa

bàn của khu vực trung tâm Thành phố (toàn bộ quận 1 và quận 3). Các quận nội
thành khác, thực hiện từ 3-5 công trình trọng điểm.
Đối với lưới điện cao thế 110KV thực hiện ngầm hóa một số tuyến dây xuyên
tâm thành phố theo tiêu chí đảm bảo mỹ quan đô thị kết hợp xử lý các điểm vi phạm
hành lang an toàn lưới điện, ưu tiên ngầm hóa tại các khu vực trung tâm.
+

Giai đo

ạn

2 0

1 6

- 202 0

: hoàn tất ngầm hóa lưới điện trung, hạ thế và dây thông tin cho
khu vực nội thành Thành phố gồm các quận trung tâm và các quận lân cận (quận 4,
5,6, 7, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình). Đối với các quận,
huyện còn lại thực hiện ngầm hóa tại các khu trung tâm hành chính, thương mại.
Cao thế 110KV, thực hiện ngầm hóa các tuyến dây tại các khu vực các quận nội
thành, ưu tiên thực hiện đồng bộ với các dự án xây dựng mới, mở rộng đường.
+

Giai

đo

ạ n


20 21

- 2 0

2 5

: cơ bản hoàn tất ngầm hóa lưới điện kết hợp với dây thông tin
tại các quận, các trung tâm hành chính huyện, các khu đô thị mới, khu công nghiệp
trên phạm vi toàn thành phố.
NGẦM HÓA TRẦN HƯNG ĐẠO LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐIỂN HÌNH
6
VÀ MỘT LOẠT CÁC DỰ ÁN ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI KHẮP TP.HCM
NHƯ:
- Đinh Tiên Hoàng – Bình thạnh
- Lũy bán bích – Tân Phú
- Tân hóa lò gốm
- 3/2 – Quận 10
- ….
B. GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆC NGẦM HÓA HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Giải pháp đặt cáp và ống chôn trực tiếp
Giải pháp này có các đặc điểm:
- Cáp của các đơn vị vận hành khác nhau đặt tại các vị trí khác nhau với kỹ thuật
khác nhau;
- Cáp được chôn trực tiếp hoặc trong ống rời rạc;
- Cáp có thể đi trên lề hoặc lòng đường và thường đi cả trên lề đường và lòng
đường do chiếm khoảng không rộng.
7
Ưu điểm:
- Đầu tư rẻ, linh động do đặt cáp vị trí nào cũng được;

- Vận hành sửa chữa dễ;
Khuyết điểm:
- Khó khăn nhất là việc không quản lý được tất cả không gian ngầm do nhiều đơn
vị đầu tư lắp đặt, khó quản lý các đơn vị vận hành phát triển thêm công trình
ngầm. Sau một thời gian sẽ trở thành rác trong lòng đất như dây nổi hiện nay;
- Như tình trạng hiện nay, qua thời gian vận hành, các tài liệu quản lý công trình
ngầm không còn chính xác do thay đổi địa hình, nền đất bị trôi;
- Khi cần lắp đặt công trình ngầm mới, khó điều tra thu thập đầy đủ và chính xác
công trình ngầm hiện hữu do nhiều đơn vị quản lý, thay đổi theo thời gian, cập
nhật chưa đầy đủ các công trình ngầm mới, …
- Do khó phát triển mới nên tình trạng kéo mới dây nổi sau một thời gian ngầm
hóa rất có khả năng xảy ra. Một số hình ảnh minh họa:
KHÓ KIỂM SOÁT VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH SAU THỜI GIAN THI CÔNG
2. Giải pháp ngầm trong hào hoặc trong khối ống đúc:
8
Ưu điểm:
Khối ống bê tông đúcnhư trên đường Đại lộ Đông tây
- Vận hành sửa chữa công trình ngầm dễ dàng, đơn giản;
- Quản lý tập trung các công trình ngầm điện và thông tin, vì vậy dễ dàng quản lý,
phát triển, thay đổi, cũng như cập nhật thông tin thuận lợi;
- Không có hiện tượng trôi do thay đổi nền đất hoặc do thay đổi địa hình;
- Vốn đầu tư có cao hơn giải pháp cáp và ống trực tiếp nhưng thấp hơn nhiều so
với các giải pháp khác và trong tầm phần lớn các đơn vị vận hành có thể chấp
nhận được;
Khuyết điểm:
- Khó thi công khu vực có lề đường chật hẹp và nhiều công trình ngầm hiện hữu.
3. Hào bằng vật liệu tái chế (ứng dụng tại Nhật Bản) và bê tông thành mỏng đúc sẵn
9
10
11

Ống trong mương hoặc ống trong ống là một giải pháp tiết kiệm không gian
trong tương lai
12
Hào bê tông đúc sẵn là một giải pháp hữu hiệu
có nhiều lợi thế về kinh phí và không gian lắp đặt
Ưu điểm:
- Vận hành sửa chữa công trình ngầm dễ dàng, đơn giản;
- Quản lý tập trung các công trình ngầm điện và thông tin, vì vậy dễ dàng quản lý,
phát triển, thay đổi, cũng như cập nhật thông tin thuận lợi;
- Không có hiện tượng trôi do thay đổi nền đất hoặc do thay đổi địa hình;
- Vận chuyển nhẹ nhàng;
- Bảo vệ môi trường.
Khuyết điểm:
13
- Vốn đầu tư tương đối cao cho việc sản xuất mương bằng vật liệu tái chế. Do
phương án này bảo vệ môi trường nên cần có chính sách ưu đãi từ chính quyền
để hỗ trợ kinh phí;
- Chiếm một không gian nhất định trong lòng đất, vì vậy thích hợp cho công trình
xây dựng mới các khu qui hoạch;
4. Tuy nen:
14
Ưu điểm:
- Vận hành sửa chữa công trình ngầm dễ dàng;
- Quản lý tập trung tất cả các công trình ngầm (cấp nước, điện, thông tin, …), vì
vậy dễ dàng quản lý, phát triển, thay đổi, cũng như cập nhật thông tin thuận lợi;
Khuyết điểm:
- Đầu tư đắt, chỉ thích hợp qui hoạch trung tâm thành phố lớn khi có xây dựng
kèm theo xây dựng mới hệ thống giao thông;
- Yêu cầu công nghệ cao trong việc xây dựng, quản lý, vận hành. Hệ thống cần
phải xử lý thông gió, thoát nước, các vị trí giếng cho người quản lý vận hành có

thể lên xuống;
- Chiếm một không gian nhất định trong lòng đất mà các công trình ngầm khác
không thể giao chéo ở cùng cao độ;
- Người quản lý vận hành cũng yêu cầu phải có kinh nghiệm, kiến thức chuyên
môn;
C. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM ĐỊNH HƯỚNG
1. Qui hoạch không gian ngầm:
Đã có nhiều hội thảo khoa học, nhiều chuyên gia đầu ngành của cả Việt Nam và
Quốc tế đặt vấn đề quy hoạch không gian ngầm đô thị là điều cần thiết để quản lý và sử
dụng không gian đô thị hiệu quả. Nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa thực sự có một quy
hoạch không gian ngầm thành phố hoàn chỉnh.
Thực trạng quy hoạch hiện nay vẫn theo từng ngành: giao thông có quy hoạch của
giao thông, điện có quy hoạch của điện, thông tin có quy hoạch của thông tin, cấp nước
có quy hoạch cấp nước, … và mỗi đơn vị được quy hoạch theo một tọa độ, cao độ độc
lập mà khi ráp vô với nhau có thể sẽ trùng lặp lên nhau. Chỉ có hệ thống metro hiện nay
được quy hoạch tương đối rõ ràng (có giao thông, cấp thoát nước, điện và thông tin, …),
nhưng cũng chỉ các công trình phục vụ cho hệ hoạt động của metro, còn hệ thống phục
vụ khác hoàn toàn không có.
Việc quy hoạch như hiện nay có thể chưa ảnh hưởng lớn đến hiện tại nhưng sẽ dẫn
đến hậu quả lớn cho tương lai (hệ thống ngầm chằng chịt, mạng nhện ngầm, xây dựng
sẽ khó khăn, quản lý khó khăn,….).
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN SẼ XỬ LÝ ĐƯỢC VIỆC TRÙNG LẮP VÀ
GIAO CẮT GIỮA CÁC CÔNG TRÌNH
Thế ai có thể giải quyết vấn đề này? Một câu hỏi được đặt ra cho những cơ quan
có trách nhiệm và có thẩm quyền.
2. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong ngầm hóa
15
Việc ngầm hóa hạ tầng kỹ thuật theo từng giai đoạn, nhưng mục tiêu chính được
hướng đến như sau:
- Qui hoạch quản lý tập trung hệ thống công trình hạ tầng ngầm kỹ thuật đô thị tránh

chồng chéo và có thể định vị các công trình ngầm để hướng tới quản lý đô thị bằng
công nghệ số GIS.
- Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa, góp phần nâng
cao mỹ quan đô thị…
- Nâng cao việc quản lý đô thị (không gian đô thị nổi củng như ngầm), ứng dụng công
nghệ hiện đại góp phần giảm thiểu tác hại của việc phát triển quá nhanh các khu đô
thị (trong đó có giảm thiểu tác động môi trường);
Với các giải pháp ngầm được trình bày ở trên, gần như giải pháp nào cũng cần
được áp dụng.
- Khi ngầm hóa các tuyến đường hiện hữu chật hẹp thì sử dụng giải pháp cáp và ống đặt
trực tiếp;
- Đối với khu đô thị hiện tại: từng bước ngầm hoá công trình hạ tần kỹ thuật đồng bộ
với kế hoạch chỉnh trang, mở rộng các tuyến phố chính nội thành TP;
- Với khu đô thị mới: Cần thực hiện đúng qui chuẩn, tiêu chuẩn trong việc xây dựng
công trình hạ tầng kỹ thuật cho các khu đô thị mới, các khu qui hoạch mới dân cư,
khu công nghiệp, khu chế xuất, …
Nhưng một vấn đề được đặt ra: vì sao đến nay tuy nen vẫn chưa được sử dụng phổ
biến tại Việt Nam kể cả các khu đô thị mới, hiện đại (như khu đô thị Thủ Thiêm)? Thực
tến đã có nhiều dự án tại Tp.HCM được đặt vấn đề sử dụng tuy nen (ĐL Đông tây, Bình
lợi - Tân Sơn Nhất, …) nhưng cuối cùng vẫn không được ứng dụng.
Thế giới có sử dụng tuy nen nhiều không? Có, dĩ nhiên là dùng tại vị trí thích hợp.
Tuy nen giải quyết được gì? giải quyết được nhiều vấn đề cho hiện tại và đặc biệt
là cho tương lai (về không gian ngầm, về quản lý vận hành, … đều có các thuận lợi nhất
định).
NẾU XÂY DỰNG TUY NEN ĐƯỢC THÌ VIỆC XÂY DỰNG HỆ
THỐNG
CỐNG HỘP THOÁT NƯỚC THỜI GIAN QUA GIẢI QUYẾT ĐƯỢC
VI

C

NGẦM HÓA NHIỀU HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHÁC
16
NẾU SỬ DỤNG TUY NEN CHO DỰ ÁN NGẦM TUYẾN METRO SỐ 2 THÌ CÓ
THỂ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC NHIỀU TRỞ NGẠI VỀ KHÔNG GIAN NGẦM.
Thế đâu là rào cản?
*

Rào

cản v

ề k ỹt h

uật,

c ô

n g

n g

hệ: kỹ thuật và công nghệ thi công tuy nen hiện nay
không còn là rào cản lớn, rất nhiều công nghệ thi công đường hầm đã được áp dụng trên
thế giới.
17
Kỹ thuật kết nối giữa tuy nen và các công trình kỹ thuật hiện hữu thực tế hoàn toàn
có giải pháp để sử lý, từ chống thấm chống ngập đến thông gió và xử lý không khí trong
tuy nen, từ giám sát đến điều khiển vận hành hệ thống đến hệ thống an ninh tuy nen đều
có thể xử lý bằng công nghệ.

18
*

R à o

cản v

ề n h

ân

l ự c : đây là một trong những rào cản lớn nhất hiện nay cần phải
được đầu tư càng sớm càng tốt. Một khi có quyết định đầu tư một hệ thống tuy nen, ai
đủ can đảm đứng ra làm?
Nhân lực tư vấn: để có một hệ thống kỹ thuật tốt, lực lượng tư vấn có kiến thức
và kinh nghiệm là cần thiết đầu tiên. Hiện nay không có nhiều đơn vị tư vấn tại Việt
Nam đủ khả năng tư vấn thiết kế tuy nen, trong khi đó việc đào tạo thì các đơn vị tư vấn
thường lưỡng lự vì không biết đào tạo xong thì ứng dụng được bao nhiêu dự án.
Nhân lực vận hành: lực lượng nhân viên kỹ thuật phục vụ vận hành hệ thống tuy
nen cũng cần được các ngành quan tâm đào tạo kịp thời.
*

R à o

cản v

ề p h

áp


l ý

: hiện nay gần như chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn cho một hệ
thống tuy nen hoàn chỉnh ngoại trừ các quy phạm của từng ngành có quy định cụ thể
cho ngành đó trong hệ thống tuy nen. Vì vậy, biện pháp áp dụng các tiêu chuẩn nước
ngoài là điều cần thiết, nhưng có phù hợp với điều kiện Việt Nam hay không thì cần
phải được xem xét kỹ lưỡng.
*

R à o

cản

v

ề sự p hố

i

h ợ p

từ các

ng

à n h

: Sự phối hợp trong thi công, lắp đặt, vận
hành của các ngành có công trình trong cùng tuy nen cũng là vấn đề quan tâm. Kinh
nghiệm thi công các công trình ngầm hóa của thành phố, việc phối hợp giữa các ngành

là tương đối khó khăn vì quan điểm vận hành mỗi ngành mỗi khác, và ngành nào cũng
muốn thuận lợi cho vận hành của mình.
*

Rào

cản v

ề v ốn

: xét về hiệu quả trước mắt, hiệu quả cục bộ từng ngành thì xây
dựng tuy nen không mang lại lợi ích vì có vốn đầu tư khá cao so với các giải pháp khác
(thậm chí có thể cao hơn 10 lần). Nhưng xét về tổng thể lợi ích mà tuy nen mang lại
(chiếm ít không gian, tuổi thọ cao hơn, quản lý dễ dàng hơn, vận hành thuận lợi hơn,
…) và xét lợi ích trong tương lai lâu dài thì có thể có những trường hợp tuy nen mang
lại lợi ích hơn. Vì vậy, khi lập quy hoạch không gian, chuyên gia cần xem xét thấu đáo
nhiều yếu tố để quyết định khu vực nào cần xây dựng tuy nen và khu vực nào sử dụng
các giải pháp ngầm khác.
Và cuối cùng là quyết định từ cấp thẩm quyền. Để có quyết định chính xác cần có
tư vấn tốt để quyết định và có biện pháp chế tài các nhà đầu tư, các đơn vị hạ tầng kỹ
thuật đầu tư và sử dụng tuy nen.

×