Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phát triển làng nghề bánh bún, hủ tíu mỹ tho thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

U

Ế

PHAN THỊ THÙY DUNG

́H

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ



BÁNH BÚN, HỦ TÍU MỸ THO - THÀNH PHỐ MỸ THO,

N

H

TỈNH TIỀN GIANG

KI

CHUYÊN NGHÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ ỨNG DỤNG

O
̣C


MÃ SỐ: 8310110

Đ

ẠI

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN VĂN PHÁT

Huế, 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn Tỉnh ủy Tiền Giang, Thành ủy thành phố Mỹ
Tho đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ của thành
phố.
Xin cảm ơn Trường Đại học Tiền Giang đã phối hợp với Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Huế mở lớp Cao học kinh tế ứng dụng khóa K17D, tạo cơ hội và

Ế

điều kiện cơ sở vật chất giúp cho tôi nói riêng và các bạn cùng lớp nói chung học tốt

U

trong suốt thời gian qua.


́H

Xin cảm ơn quý Thầy, Cô của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tận
tụy, tận tâm trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian tôi theo học



chương trình sau đại học của Trường.

Sau cùng, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến những người bạn, những

H

đồng nghiệp và những người thân đã tận tình hỗ trợ, góp ý và và động viên tôi trong

N

suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

KI

Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả Quí lãnh đạo, Quí Thầy, Cô, các

O
̣C

bạn hữu và người thân, đồng nghiệp!

Đ


ẠI

H

Phan Thị Thùy Dung

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực.
Các số liệu, kết quả được thu thập, thống kê và các nguồn dữ liệu khác

Ế

được sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ.

U

Mỹ Tho, ngày 28 tháng 8 năm 2019

Đ

ẠI

H

O
̣C


KI

N

H



́H

Người thực hiện luận văn

ii

Phan Thị Thùy Dung


Đ

ẠI

H

O
̣C

KI

N


H



́H

U

Ế

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

iii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
-----------------------------

Câu lạc bộ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

KHCN

Khoa học công nghệ

NN&PTNT


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TN - MT

Tài nguyên - Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VH-TT&DL

Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Đ

ẠI

H

O
̣C

KI

N

H




́H

U

Ế

CLB

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN ............................................................................................. iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vii

Ế

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii

U

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

́H


1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 2



3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2

H

5. Phương pháp và các giả thiết nghiên cứu ................................................................... 3

N

6. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 14

KI

PHẦN II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 15
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG

O
̣C

NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ............................... 15
1.1. Một số vấn đề lý luận về làng nghề, làng nghề truyền thống ................................ 15

H

1.1.1. Khái niệm về làng nghề, tiêu chí làng nghề ........................................................ 15


ẠI

1.1.2. Khái niệm và tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống ................................... 20
1.2. Phát triển làng nghề truyền thống .......................................................................... 22

Đ

1.2.1. Khái niệm phát triển và phát triển làng nghề truyền thống ................................. 22
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống ................. 23
1.3. Kinh nghiệm phát triển một số làng nghề truyền thống trong nước và bài học
kinh nghiệm cho làng nghề truyền thống bánh bún, hủ tiếu Mỹ Tho. .......................... 31
1.3.1. Kinh nghiệm của một số làng nghề trong nước .................................................. 31
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho việc phát triển làng nghề bánh bún, hủ tiếu Mỹ Tho ...... 41

v


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
BÁNH BÚN, HỦ TIẾU MỸ THO ............................................................................... 43
2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu .............................................................. 44
2.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................... 44
2.1.2. Tình hình phát triển làng nghề truyền thống bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho .............. 45
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hướng đến sự phát triển làng nghề truyền thống Bánh
bún Hủ tíu Mỹ Tho. ....................................................................................................... 49

Ế

2.2.1. Thống kê chung về các biến nghiên cứu ............................................................. 49


U

2.3.2 Kiểm định mô hình............................................................................................... 55

́H

2.3.3. Thảo luận kết quả hồi quy ................................................................................... 59
2.3.4. Vai tr ảnh hưởng của các yếu tố ........................................................................ 63



CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
BÁNH BÚN, HỦ TÍU MỸ THO ................................................................................ 64

H

3.1. Định hướng phát triển làng nghề bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho .................................. 64

N

3.2. Các giải pháp phát triển làng nghề bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho ................................ 65

KI

3.2.1. Đối với các làng nghề truyền thống .................................................................... 65
3.2.2. Đối với các cơ quan chức năng của Thành Phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang ....... 66

O
̣C


PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 69
1. Kết luận ..................................................................................................................... 69

H

2. Kiến nghị ................................................................................................................... 70

ẠI

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 72
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đ

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vi


DANH MỤC BẢNG
Tóm tắt và k vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình ................. 10

Bảng 2.1.

Thống kê số lượng mẫu quan sát............................................................. 49


Bảng 2.2.

Thống kê biến thâm niên nghề ................................................................ 50

Bảng 2.3.

Thống kê chất lượng nguồn nguyên liệu ................................................. 52

Bảng 2.4.

Cung ứng nguyên liệu ............................................................................. 52

Bảng 2.5.

Phương thức tiêu thụ sản phẩm ............................................................... 53

Bảng 2.6.

Thống kê Sản lượng tiêu thụ/ngày .......................................................... 53

Bảng 2.7.

Khoảng cách tiêu thụ ............................................................................... 54

Bảng 2.8.

Kiểm định chung về mẫu đưa vào mô hình ............................................ 55

Bảng 2.9.


Kiểm định tính dự báo chung của mô hình ............................................. 55

Bảng 2.10.

Bảng kết quả kiểm định Wald ................................................................. 56

Bảng 2.11.

Bảng kiểm định ma trận đa cộng tuyến ................................................... 57

Bảng 2.12.

Kiểm định dữ liệu Omnibus .................................................................... 58

Bảng 2.13.

Bảng tồng hợp mô hình ........................................................................... 58

Bảng 2.14.

Bảng dự báo của mô hình ........................................................................ 59

Bảng 2.15.

Kết quả hồi quy của mô hình .................................................................. 59

Bảng 2.16.

Kết quả dự báo xác xuất .......................................................................... 60


Bảng 2.17.

Kết quả tính toán vai tr ảnh hưởng của các yếu tố ................................ 63

Đ

ẠI

H

O
̣C

KI

N

H



́H

U

Ế

Bảng 1.1.


vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1.

Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 4

Hình 1.2.

Các biến của mô hình .............................................................................. 7

Hình 1.3.

Bánh hủ tiếu vừa mới ra l .................................................................... 31

Hình 1.4.

Máy móc, công nghệ hiện đại giúp sản phẩm bột gạo truyền thống
của làng nghề nâng cao chất lượng ....................................................... 33
Tráng bột gạo lên mặt khuôn giống như làm bánh cuốn ...................... 35

Hình 1.6.

Dùng máy cắt hủ tiếu thành sợi dài và mỏng đều nhau ........................ 36

Hình 1.7.

Hình làng nghề ...................................................................................... 37


Hình 1.8.

Xay bột làm bún tại thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh). ........................... 39

Biểu đồ 2.1.

Thể hiện tỷ lệ hộ c n mong muốn giữ gìn, phát triển làng nghề



́H

U

Ế

Hình 1.5.

truyền thống và hộ không muốn phát triển làng nghề .......................... 50
Biểu đồ tần số mẫu của biến thâm niên nghề (X1) ............................... 51

Biểu đồ 2.3.

Biểu đồ cột phân phối của biến sản lượng tiêu thụ/ ngày ..................... 54

Đ

ẠI

H


O
̣C

KI

N

H

Biểu đồ 2.2.

viii


ix

ẠI

Đ
H
O
̣C
H

N

KI
Ế


U

́H




PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề truyền thống Việt Nam ra đời gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng lãnh thổ, dân cư. Từ bước sơ khai của nền kinh tế hàng hoá,
chính sản phẩm thủ công là những sản phẩm đầu tiên được trao đổi trên thị trường.
Do hoàn cảnh lịch sử, vùng đất phía Nam khai phá sau nền văn minh sông Hồng. Vì

Ế

vậy, làng nghề của vùng đất Nam Bộ nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng xuất

U

hiện chậm hơn, số lượng ít hơn và quy mô không lớn như các làng nghề phía Bắc.

́H

Với tiến trình phát triển của xã hội, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang những làng nghề
được hình thành và tồn tại theo từng khu vực, từng cụm dân cư như: làng nghề tủ thờ



Tân Trung, bánh phồng sữa Cái Bè, bó chổi Vĩnh Hựu, dệt chiếu Long Định, đan nón

bàng buông Châu Thành,… Trong đó, Làng nghề truyền thống Hủ tíu Mỹ Tho được

H

xem là một trong những Làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang.

N

Hủ tíu Mỹ Tho từ lâu đã trở thành thương hiệu nổi tiếng không chỉ trong

KI

nước mà cả nước ngoài, các du khách khi đến thành phố Mỹ Tho đều phải thưởng
thức ít nhất một lần món ăn đặc sản này. Hủ tíu Mỹ Tho có cách chế biến và nguyên

O
̣C

liệu chủ yếu là bánh hủ tíu có sự đặc trưng mà không nơi nào có thể có được; trong
đó, bánh hủ tíu được sản xuất chủ yếu ở làng nghề bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho là một

H

trong những thành phần quan trọng làm ra món hủ tíu Mỹ Tho nổi tiếng khắp nơi.

ẠI

Trước đây, chỉ có một ít hộ dân sản xuất đơn lẻ, các công đoạn làm bánh hủ tíu Mỹ
Tho đều được thực hiện thủ công, lao động chân tay là chính, do vậy, người thợ thủ


Đ

công làm việc rất cực nhọc, nhất là khâu xay bột, giằng ép và cắt sợi bánh,…; hiện
nay, ở làng nghề bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho đã thành lập được tổ hợp tác, tuy sản
lượng tăng, công nghệ được ứng dụng nhiều hơn nhưng việc có một số hộ trong tổ
hợp tác lại không tiếp tục sản xuất nữa và do ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác có
liên quan nên không đủ sản phẩm bánh bún, hủ tíu để cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ
ngày càng tăng của thị trường trong và ngoài tỉnh, nguy cơ làng nghề bánh bún, hủ
tíu Mỹ Tho có thể bị mai một.

1


Việc duy trì và phát triển làng nghề truyền thống bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho
có ý nghĩa quan trọng, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giữ được
nét văn hóa truyền thống của địa phương, giữ gìn thương hiệu Hủ tíu Mỹ Tho và sự
phát triển kinh tế của thành phố Mỹ Tho.
Với mong muốn được tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề truyền thống
của địa phương, phát triển sản phẩm “Hủ tíu Mỹ Tho” ra thị trường rộng hơn, từ đó
góp phần đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố Mỹ Tho; tác giả đã quyết

Ế

định lựa chọn đề tài: “Phát triển làng nghề bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho - thành phố

U

Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ của mình.

́H


2. Câu hỏi nghiên cứu

- Những nhân tố nào ảnh hưởng tới việc duy trì và phát triển làng nghề bánh



bún, hủ tíu truyền thống trên địa bàn thành phố Mỹ Tho?

- Những nhân tố đó ảnh hưởng bao nhiêu tới khả năng duy trì và phát triển

H

làng nghề bánh bún, hủ tíu truyền thống trên địa bàn thành phố Mỹ Tho?

N

- Những giải pháp nào cần thiết dựa trên các nhân tố vừa được khám phá là

KI

cần thiết phải đưa ra để duy trì và phát triển làng nghề bánh bún, hủ tíu truyền thống
trên địa bàn thành phố Mỹ Tho?

O
̣C

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung


H

Giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho -

ẠI

thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
3.2. Mục tiêu cụ thể

Đ

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề truyền

thống bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho - thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; đề xuất các
giải pháp để giữ gìn và phát triển làng nghề.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề liên quan đến sự
phát triển làng nghề bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho - thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

2


Đối tượng khảo sát: các hộ sản xuất bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho ở xã Mỹ
Phong và Phường 9; tiểu thương bán bánh bún, hủ tíu ở chợ Mỹ Tho.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: địa bàn thành phố Mỹ Tho.
Về thời gian: đề tài nghiên cứu đánh giá về tình hình hoạt động của làng
nghề bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho - thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang giai đoạn
2015- 2017; giải pháp phát triển làng nghề bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho - thành phố Mỹ


Ế

Tho, tỉnh Tiền Giang giai đoạn đến năm 2020.

U

5. Phương pháp và các giả thiết nghiên cứu

́H

Phần này trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình
nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết trình bày trên nguồn dữ liệu cho mô hình

Đ

ẠI

H

O
̣C

KI

N

H




nghiên cứu.

3


5.1. Giới thiệu quy trình nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết; mô hình nghiên cứu

U

́H

Điều tra thử nghiệm

Ế

Xác định thang đo/ biến quan sát; Bảng câu hỏi sơ bộ



Điều chỉnh thang đo, bảng câu hỏi

O
̣C

KI


N

H

Thu thập và chuẩn bị dữ liệu
- Khảo sát, điều tra phỏng vấn;
- Mã hóa, nhập dữ liệu;
- Làm sạch dữ liệu.
Phân tích dữ liệu

H

- Thống kê mô tả;
- Kiểm định giải thuyết;
- Phân tích.

ẠI

Hình 1.1. Quy

Viết báo cáo và gợi ý chính sách

Đ

cứu

trình nghiên

Dựa vào vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, tác


giả tìm kiếm các cơ sở lý luận, những nghiên cứu trước có liên quan đến nghiên cứu
để hình thành mô hình nghiên cứu, thang đo, các biến quan sát ban đầu.
Trên cơ sở mô hình nghiên cứu ban đầu, tác giả xây dựng bảng câu hỏi sơ
bộ, tiến hành điều tra thử nghiệm để làm cơ sở điều chỉnh thang đo, bảng câu hỏi.
Từ đó, tác giả hình thành các giả thuyết nghiên cứu và tiến hành điều tra chính thức.

4


Kết quả từ quá trình điều tra được làm sạch, mã hóa và nhập liệu vào các
phần mềm SPSS 22.0 và Microsoft Excel. Dữ liệu được phân tích từ đơn giản đến
phức tạp; từ thống kê mô tả đến đánh giá, phân tích hồi quy Binary Logistic, kiểm
định đối với các biến độc lập và mô hình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện thông qua hai giai đoạn: (1) nghiên cứu sơ bộ và
(2) nghiên cứu chính thức.

Ế

5.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

U

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính: Kỹ

́H

thuật phỏng vấn các hộ sản xuất và các tiểu thương về thực trạng hiện nay và các
yếu tố nào ảnh hưởng tới khả năng phát triển làng nghề bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho để




cung cấp thêm cơ sở thực tiễn giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến nghiên cứu,

5.2.2. Nghiên cứu chính thức

N

hỏi trong nghiên cứu định lượng.

H

là căn cứ quan trọng để đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức và thiết kế bảng câu

KI

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng: Phỏng
vấn trực tiếp các hộ sản xuất và các tiểu thương, các chủ quán hủ tíu để tạo lập dữ liệu

O
̣C

sơ cấp, xác định các yếu tố tác động việc phát triển làng nghề bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho
dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 và Microsoft Excel.

H

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng hồi qui


ẠI

Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện
s xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được. Có rất nhiều hiện

Đ

tượng trong tự nhiên chúng ta cần dự đoán khả năng xảy ra một sự kiện nào đó.
Những biến nghiên cứu có 2 biểu hiện như thế gọi là biến thay phiên, hai biểu hiện
này s được mã hóa thành hai giá trị 0 và 1 và ở dưới dạng biến nhị phân. Khi biến
phụ thuộc ở dạng nhị phân thì không thể phân tích hồi qui thông thường vì làm như
vậy s xâm phạm các giả định. Do đó, mô hình hồi quy nhằm xem xét mối quan hệ
giữa việc phát triển (phát triển hay không phát triển) và các biến độc lập là phù hợp.

5


Dựa vào kết quả hồi quy có thể xác định mối liên hệ cũng như tác động của các biến
độc lập đến biến phụ thuộc (phát triển).
Luận văn được thực hiện bằng phương pháp định lượng với hàm hồi quy
Binary Logistic và phương pháp thống kê mô tả để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển làng nghề truyền thống bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho; từ đó, tác giả đưa ra
một số gợi ý chính sách cho địa phương phục vụ công tác phát triển làng nghề
truyền thống này.

Ế

5.3. Mô hình nghiên cứu

U


Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách ứng dụng phương pháp hồi quy

́H

Binary Logistic để phân tích các yếu tố tác động đến việc tiếp cận.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển làng nghề truyền thống bánh bún,



hủ tíu Mỹ Tho tập trung vào các yếu tố như sau:

Thâm niên nghề của người sản xuất (X1)

H

Chất lượng nguồn nguyên liệu (X2)

N

Nguồn nguyên liệu có được cung ứng đầy đủ không (X3)

KI

Phương thức tiêu thụ sản phẩm (X4)
Sản lượng tiêu thụ/ hộ/ ngày (X5)

O
̣C


Khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ (X6)
Sự phát triển của làng nghề truyền thống bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho chịu ảnh

H

hưởng bởi nhiều nguyên nhân kinh tế - xã hội khác nhau. Các nguyên nhân này có

ẠI

tính chủ quan và tính khách quan. Do đó, việc phát triển của làng nghề truyền thống
bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho phụ thuộc vào những yếu tố kinh tế - xã hội.

Đ

Vì vậy, để định lượng được sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự phát triển

của làng nghề truyền thống bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho, tác giả sử dụng hàm hồi quy
Binary Logictis để phân tích. Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan
s được trình bày chi tiết ở chương sau, qua tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội trên địa
bàn nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và hàm ước lượng được đề xuất như sau:
Mô hình nghiên cứu:
LogOdds = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6+ εi

6


Thâm niên nghề (X1)

Chất lượng nguồn nguyên liệu (X2)


Cung ứng nguyên liệu (X3)

́H

U

Ế

Phương thức tiêu thụ sản phẩm (X4)

PHÁT
TRIỂN
LÀNG
NGHỀ
BÁNH BÚN,
HỦ TÍU MỸ
THO

KI

N

Khoảng cách tiêu thụ (X6)

H



Sản lượng tiêu thụ/hộ/ngày ( X5)


Hình 1.2. Các biến của mô hình

O
̣C

Hàm ước lượng:

LogOdds = β0 + β1TNNGHEX1 + β2CLNLIEUX2 + β3NLCUNGX3 +

H

β4PTTIEUTHUSPX4 + β5SLTTX5 + β6KCTIEUTHUX6 + u

ẠI

Trong đó:

- Y: là biến phụ thuộc – Có thể phát triển được hay không (Biến giả)

Đ

- β0: là hằng số hồi quy.
- β1, β2,…, β6: là hệ số hồi quy.
- TNNGHEX1, CLNLIEUX2...: là các biến độc lập.
- u: là phần dư.

7


5.4. Xây dựng thang đo và giả thuyết nghiên cứu

TNNGHEX1 – Thâm niên nghề của người sản xuất: là biến giả, chỉ
số năm hoạt động trong nghề của hộ sản xuất. Hộ có thâm niên nghề càng cao
thì tác động tích cực đến việc phát triển của làng nghề truyền thống bánh bún,
hủ tíu Mỹ Tho. Hộ sản xuất tốt nhất phải có thâm niên trên 15 năm trong
nghề. Nếu thâm niên nghề trên 15 năm nhận giá trị “1”, dưới 15 năm nhận giá
trị “0”. Theo Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014) đã chỉ ra nguồn nhân lực có ảnh

Ế

hưởng đến việc phát triển các làng nghề.

U

CLNLIEUX2 – Chất lượng nguồn nguyên liệu: là biến giả, chỉ chất lượng

́H

nguồn nguyên liệu mà hộ dùng để sản xuất bánh bún, hủ tíu; nếu chất lượng
nguyên liệu tốt nhận giá trị “1”, không tốt nhận giá trị “0”. Nếu chất lượng của



nguồn nguyên liệu tốt thì sản phẩm bánh bún, hủ tíu được sản xuất ra s ngon hơn,
thực khách s chuộng hơn, đây là một trong các yếu tố tác đọng tích cực đến sự

H

phát triển của làng nghề.

N


NLCUNGX3 – Nguồn nguyên liệu cung ứng: là biến giả, chỉ nguồn

KI

nguyên liệu được cung ứng có đầy đủ hay không, đủ nhận giá trị “1” và không đủ
nhận giá trị “0”. Mai Văn Nam (2013) trong “ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển

O
̣C

làng nghề kết hợp du lịch ở ĐBSCL” đã chỉ ra rằng biến Nguyên liệu có ảnh hưởng
đến sự phát triển của hộ tại làng nghề kết hợp với du lịch tại ĐBSCL.

H

PTTIEUTHUSPX4 – Phương thức tiêu thụ sản phẩm: là biến giả, chỉ

ẠI

việc tiêu thụ sản phẩm có đa dạng hay không, nếu đa dạng nhận giá trị “1”,
không đa dạng nhận giá trị “0”. Theo truyền thống, sản phẩm của làng nghề từ

Đ

trước đến nay chỉ duy nhất để tiêu thụ sản phẩm thông qua các tiểu thương ở
các chợ là chính nên phương thức tiêu thụ sản phẩm không đa dạng. Nhưng
hiện nay các nhà sản xuất đã có nhiều cách để tiêu thụ sản phẩm ngoài kênh
thông qua các tiểu thương, họ c n thông qua nhiều kênh khác như: quảng bá
trên trang wed, trực tiếp bán cho các thương lái, các quán hủ tíu, khách du

lịch,...

8


SLTTX5 – Sản lượng tiêu thụ trung bình của 1 hộ/ ngày: theo yêu cầu,
giá cả của thị trường hiện nay và theo tính toán chi phí sản xuất thì trung bình
mỗi ngày, 01 hộ của làng nghề phải tiêu thị được ít nhất từ 500 kg trở lên. Nếu
tiêu thụ đạt được như vậy thì mới tiếp tục duy trì sản xuất và phát triển làng
nghề được.
KCTIEUTHUX6 – Khoảng cách tiêu thụ sản phẩm: là biến giả; là khoảng
cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sản phẩm, nếu tiêu thụ trong thành phố thì

Ế

nhận giá trị “1”, ngoài thành phố thì nhận giá trị “0”. Sản phẩm có thể được tiêu thụ

U

trong thành phố hoặc ngoài thành phố. Việc này cũng có thể làm ảnh hưởng đến
ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề.

́H

việc tiêu thụ sản phẩm. Hoàng Minh Hải (2018) đã chỉ ra rằng nhân tố thị trường có



Kiểm định giả thiết này, tác giả dùng mô hình hồi quy logit
(Binary logistic) với biến phụ thuộc Phát triển làng nghề truyền thống bánh bún,


H

hủ tíu Mỹ Tho (Biến này có giá trị 1: cho những hộ có sản xuất và tiêu thụ hủ tíu

N

Mỹ Tho và 0: cho những hộ sản xuất và tiêu thụ hủ tíu nhãn hiệu khác).

KI

Mô hình kì vọng của tác giả như sau:

Đ

ẠI

H

O
̣C

LogOdds = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6+ εi

9


vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình

Biến này có giá trị 1:

cho những người đã
sản xuất hoặc tiêu thụ
sản phẩm hủ tíu Mỹ
Tho
Biến có giá trị 0: cho
những người sản xuất
và tiêu thụ hủ tíu nhãn
hiệu khác
Biến này có giá trị 1:
trên 15 năm
Biến này có giá trị 0:
dưới 15 năm
Biến này có giá trị 1:
chất lượng nguyên
liệu tốt
Biến này có giá trị 0:
chất lượng nguyên
liệu không tốt
Biến này có giá trị 1:
cung ứng đầy đủ
Biến này có giá trị 0:
cung ứng không đầy
đủ
Biến này có giá trị 1:
phương thức đa dạng
Biến này có giá trị 0:
phương thức không đa
dạng
Tiêu thụ dao động từ
400 – 500 kg/ngày


Biến giả
nhận giá
trị 1 và 0

Biến này có giá trị 1:
Khoảng
trong thành phố
cách
tiêu
Biến này có giá trị 0:
thụ (X6)
ngoài thành phố
Sai số trong ước
ε
lượng

Biến giả
nhận giá
trị 1 và 0

Biến giả
nhận giá
trị 1 và 0

-

Nghiên cứu gần
của Nguyễn Thị
Hồng

Ngọc
(2014)
Biến do tác giả
tham khảo các
chuyên gia và
dựa trên thực tế

+

Nghiên cứu gần
của Mai Văn
Nam (2013)

-

N

Chất lượng
nguồn
nguyên liệu
(X2)

Biến giả
nhận giá
trị 1 và 0



Thâm niên
nghề (X1)


H

Biến
phụ
thuộc: Phát
triển (Y)

KI

ẠI

H

Phương
thức tiêu thụ
sản phẩm
(X4)

O
̣C

Nguyên liệu
cung
ứng
(X3)

Đ

Sản lượng

tiêu thụ của
hộ/ngày
(X5)

Biến giả
nhận giá
trị 1 và 0

Biến giả
nhận giá
trị 1 và 0

-

kg

+

10

Cơ sở chọn
biến

K vọng
dấu

Ế

Đo lường


U

Định Nghĩa

Biến

́H

Bảng 1.1. Tóm tắt và

+

Biến do tác giả
tham khảo các
chuyên gia và
dựa trên thực tế
Biến do tác giả
tham khảo các
chuyên gia và
dựa trên thực tế
Hoàng
Minh
Hải (2018)


5.4. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu
Phương pháp chọn mẫu: Các đối tượng phỏng vấn được chọn dựa vào danh
sách các đối tượng có sẵn (do Ph ng kinh tế thành phố tư vấn) theo phương pháp
chọn mẫu phi xác suất. Việc chọn mẫu này thường không mang tính khách quan và
tính đại diện cho tổng thể không cao như phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tuy

nhiên, phương pháp này không đ i hỏi phải xác định được danh sách chính xác tất
cả các phần tử của tổng thể. Chi phí cho việc thu thập dữ liệu rất nhỏ và tốn ít thời

U

đối với luận văn này, phương pháp này là thích hợp.

Ế

gian vì khoảng cách về địa lý giữa các phần tử có thể gần và không phân tán. Do đó

́H

Quy mô mẫu: Theo Green (1991) và Tabachnick & Fidell (2007), tùy theo
dạng dữ liệu sử dụng mà ta có cách xác định quy mô mẫu khác nhau



Đây là dạng dữ liệu số liệu chéo (Cross – sectional data ) quy mô mẫu được
xác định là :> 50 +8k, trong đó k là số biến độc lập của mô hình

H

Tại mô hình nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu xác lập dự kiến có 6 biến

N

quan sát, áp dụng công thức chọn mẫu tối thiểu: N (tổng số mẫu) =50 * 8k, suy ra:

KI


N = 50 + 8*6 = 98. Hiện tại, cỡ mẫu được khảo sát là 120, cao hơn so với cỡ mẫu
tối thiểu là 22.

O
̣C

5.5. Dữ liệu thu thập:

Dữ liệu thứ cấp: Phương pháp tổng quan, phân tích có hệ thống và lôgic,

H

đánh giá và kế thừa những thông tin định tính và định lượng trong các tài liệu

ẠI

nghiên cứu trước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu (cả tài liệu lý thuyết và thực
tiễn); tham khảo, phân tích ý kiến của các cán bộ ở các cơ quan, tổ chức xã hội tại

Đ

địa phương.

Dữ liệu sơ cấp: Phương pháp khảo sát, điều tra nghiên cứu thực địa thu

thập thông tin sơ cấp từ các hộ sản xuất và tiểu thương ở chợ, các chủ quán hủ tíu
bằng phương pháp phỏng vấn và bảng câu hỏi. Kỹ thuật phỏng vấn sâu được sử
dụng trong nghiên cứu định tính để làm cơ sở cho việc khám phá, điều chỉnh và bổ
sung các số liệu. Kỹ thuật bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu định lượng

để tạo cơ sở dữ liệu phân tích, đánh giá, kiểm định mô hình lý thuyết.

11


Các bước thu thập dữ liệu: Trước hết, tác giả chọn 01 làng nghề, 05 chợ và
các quán hủ tíu thuộc 05 phường trên địa bàn thành phố Mỹ Tho để tiến hành thu
thập mẫu tại các địa bàn đó. Tiếp đến là thu thập danh sách các hộ sản xuất và các
tiểu thương có bán hủ tíu, các chủ quán hủ tíu tại tất cả địa bàn được chọn. Tác giả
đã phỏng vấn thử (Pilot) 5 hộ sản xuất để có thể điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù
hợp. Tiếp đến, tác giả đã gửi 120 bảng câu hỏi sau khi được điều chỉnh cho 120 hộ
sản xuất, tiểu thương và chủ quán hủ tíu được chọn điều ra. Số bảng câu hỏi thu về

Ế

là 120 bảng câu hỏi, không có bảng câu hỏi nào bị sai sót.

U

5.6. Công cụ phân tích dữ liệu

́H

Sử dụng công cụ phân tích bằng các phần mềm như Excel, SPSS 22.0 để
phân tích cơ sở dữ liệu, đánh giá, kiểm định mô hình lý thuyết.



5.7. Phân tích dữ liệu


Phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

H

Các kỹ thuật thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: giá

N

trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, tỷ lệ phần trăm, các thông tin này s cung cấp dữ liệu
ác kiểm

KI

một cách tổng quan về các biến trong nghiên cứu.
nh à giải thích,

bá tr ng mô h nh nghiên cứu

O
̣C

Để mô hình hồi quy bảo đảm độ tin cậy và hiệu quả, tác giả xác định các
kiểm định cần phải thực hiện như sau:

H

Kiểm định

ẠI


h nh.

Kiểm định m

l

ng để iểm định m

ngh

á biến

tr ng m

độ ph hợp củ m h nh (Kiểm định Omnibus): Mục tiêu

Đ

của kiểm định này nhằm kiểm định mức độ phù hợp của mô hình, ta có mô hình
tổng quát cho thấy mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong
mô hình có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy là khoảng bao nhiêu phần trăm.
Kiểm định m

độ giải thí h củ m h nh Kiểm định này nhằm xem xét

hệ số mức độ giải thích của mô hình: ta sử dụng R2 Nagelkerke. Điều này có nghĩa
là bao nhiêu phần trăm sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi 6 biến
độc lập trong mô hình, c n lại là do các yếu tố khác

12



Kiểm định m

độ dự bá tính hính xá

V i trò ảnh hưởng củ

ủ m h nh

á yếu tố: Từ đó, ta xác định được vai tr ảnh

hưởng của các yếu tố được lập.
Dự bá

ủ m h nh hồi quy Logistic.

ác bước tiến hành ể kiểm

nh các giả thuyết ối với mô h nh

- Bước 1: Hồi quy Binary Logistic với đầy đủ các biến lựa chọn trong mô
hình.
ald, Kiểm định Omnibus, nếu kết luận mô hình phù

U

R2 Nagelkerke và Kiểm định

Ế


- Bước 2: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình thông qua hệ số xác định

́H

hợp thì tiến hành sang Bước 3.

- Bước 3: Vai tr ảnh hưởng của các yếu tố, dựa vào các biến có giá trị



kiểm định trong mô hình đưa ra giải thích các biến độc lập có tác động như thế nào
tới biến độc lập.

H

- Bước 4: Lược bỏ các biến không có giá trị kiểm định, giữ lại các biến có

N

giá trị, đưa ra một mô hình mới để từ đó có thể dự báo mô hình Hồi quy Logistic.

KI

Mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập là: thâm niên nghề, chất lượng
nguồn nguyên liệu, nguồn nguyên liệu được cung ứng, phương thức tiêu thụ sản

O
̣C


phẩm, sản lượng tiêu thụ của hộ/ ngày, khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
5.8. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

H

5.8.1. Dữ liệu thứ cấp:

ẠI

Thu thập thông tin về làng nghề truyền thống bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho từ
báo cáo hoạt động làng nghề bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho - thành phố Mỹ Tho, tỉnh

Đ

Tiền Giang của Ph ng kinh tế thành phố Mỹ Tho; thông tin, tư liệu từ nguồn thông
tin phong phú trên internet, sách báo, tạp chí… từ năm 2015 đến tháng 01 năm
2017.
5.8.2. Dữ liệu sơ cấp:
Nội dung thông tin cần điều tra, thu thập: tình hình hoạt động của làng nghề
truyền thống bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2017.

13


Đối tượng điều tra: các hộ sản xuất bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho ở xã Mỹ Phong;
tiểu thương bán bánh bún, hủ tíu ở các chợ và các chủ quán bán hủ tíu trên địa bàn
thành phố Mỹ Tho.
Quy mô mẫu: 120 mẫu
Phương pháp chọn mẫu: thiết kế bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng
có liên quan.

5.9. Phương pháp phân tích:

Ế

Phương pháp thống kê mô tả để phân tích các số liệu thu thập được về tình

U

hình hoạt động của làng nghề truyền thống bánh bún, hủ tíu Mỹ Tho để làm cơ sở

́H

đánh giá vấn đề cần nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp so sánh để tìm hiểu đặc điểm, tính chất của đối tượng nghiên



cứu làm cơ sở cho việc rút ra các nhận xét, kết luận khoa học;

Phương pháp phân tích, tổng hợp để đề ra giải pháp của đề tài nghiên cứu.

H

6. Cấu trúc luận văn

N

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương:


KI

- Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Kết quả nghiên cứu.

Đ

ẠI

H

Mỹ Tho.

O
̣C

- Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề bánh bún, hủ tíu

14


PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1. Một số vấn đề lý luận về làng nghề, làng nghề truyền thống
1.1.1. Khái niệm về làng nghề, tiêu chí làng nghề

Ế


1.1.1.1. Khái niệm về làng nghề

U

Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng dân cư, chủ

́H

yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam, có chung truyền thống
sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại tại Việt Nam. Làng nghề thường



mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà
c n bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch ở Việt Nam.

H

Làng nghề được cấu tạo bởi hai yếu tố là “làng” và “nghề”. Vì thế khái niệm

N

về làng nghề cũng được hiểu thông qua phân tích khái niệm “làng” và “nghề”.

KI

Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được tạo bởi hai yếu
tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm

O

̣C

nhiều hộ gia đình sinh sống từ nguồn thu chủ yếu bởi nghề thủ công, giữa họ có mối
liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.

H

“Làng” - theo Từ điển tiếng Việt, là một khối người quần tụ ở một nơi nhất

ẠI

định trong nông thôn. Làng là một tế bào xã hội của người Việt, là một tập hợp dân
cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng. Đó là một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó

Đ

tập hợp những người dân quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất.
“Nghề” có thể được hiểu là công việc mà người dân làm để kiếm sống hàng ngày.

Các nghề trong hoạt động của làng nghề thường là thủ công, tiểu thủ công nghiệp, vì
thế những sản phẩm làm ra luôn mang đậm dấu ấn của chủ nhân làm ra nó.
Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được
các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng trăm năm trước đây. Các làng nghề
thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn như sông Hồng, Hà Nội,

15


×