Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đặc điểm thị trường lao động tỉnh bình dương 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.42 KB, 24 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
-------*****-------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG BÌNH
DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015- 2017.
Số báo danh

: 102

Sinh viên thực hiện : Ngô Nhân Hậu
MSSV

: 1453404041113

Lớp

: D14NL2

GVBM

: Ts Đinh Kiệm

TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2017


Mã lớp :



D14NL2

Số báo danh :

102

Họ và tên

Mã số sinh viên

Ngô Nhân Hậu

1453404041113

Điểm số

Điểm chữ

Cán bộ chấm thi 1
(ký, ghi rõ họ và tên)

Cán bộ chấm thi 2
(ký, ghi rõ học và tên)



LỜI MỞ ĐẦU
Trong hệ thống thị trường, thị trường lao động là thị trường lớn nhất và quan trọng
nhất vì lao động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và thu nhập do lao động là bộ

phận chủ yếu trong tổng thu nhập của mọi tầng lớp. Thị trường lao động có một vài điểm
khác biệt so với các thị trường khác trong đó lao động không thể tách riêng khỏi người
lao động. Do được thừa nhận và hình thành muộn hơn so với các thị trường khác và các
điều kiện kinh tế-chính trị và thể chế, thị trường Việt Nam sau hơn 10 năm đổi mới vẫn
chỉ bước đầu hình thành với nhiều vấn đề nổi cộm như: thị trường chính thức chưa hình
thành, cầu lao động yếu và lạc hậu, tình trạng việc làm, thu nhập chậm cải thiện,thất
nghiệp cao…Thị trường lao động Bình Dương cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên Bình
Dương là một trung tâm kinh tế của cả nước. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, thị
trường lao động trên địa bàn đã xuất hiện sớm nhất so với các tỉnh thành khác trong cả
nước. Bởi vậy, đồng thời với việc nghiên cứu các điều kiện kinh tế khách quan cần thiết
phải nghiên cứu các chính sách tác động tới sự hình thành và phát triển thị trường lao
động trên địa bàn Bình Dương. Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc góp phần thúc
đẩy phát triển thị trường lao động ở nước ta.

1


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG.
1.1.Thị trường lao động.
1.1.1.Khái niệm.
Theo tổ chức Lao động Quốc tế ILO thì: “ thị trường lao động là thị trường trong
đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có
việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”.
Các nhà khoa học Mỹ cho rằng: “ thị trường mà đảm bảo việc làm cho người lao
động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thì được gọi là thị trường lao động”.
Theo các nhà khoa học kinh tế Việt Nam, khái niệm này đa dạng và phong phú
hơn nhiều: “Thị truờng lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh
vực thuê mướn lao động(nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn và
sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động…), ở đó

diễn ra sự trao đổi, thỏa thuận giữa một bên là người lao động tự do và một bên là nguời
sử dụng lao động”.
Khái niệm mà nhà khoa học kinh tế Nga Kostin Leonit Alecxeevich đưa ra được
xem là đầy đủ nhất: “thị trường lao động – đó là một cơ chế hoạt động tương hỗ giữa
người sử dụng lao động và người lao động trong một không gian kinh tế xác định, thể
hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa họ với nhau”.
1.2. Bản chất, đặc trưng, ý nghĩa của thị trường lao động và các mối quan hệ lao
động.
1.2.1.Bản chất của thị trường lao động.
Thị trường lao động được coi là nơi diễn ra sự trao đổi sức lao động. Nói đến thị
trường lao động là nói đến khối nhân lực đem ra trao đổi trên thị trường, chủ yếu giữa hai
loại người: người làm công( người đem sức lao động của mình đi bán) và người sử dụng
1


lao động( người mua sức lao động để sử dụng). Thị trường lao động biểu hiện mối quan
hệ giữa một bên là người có sức lao động và bên kia là người sử dụng sức lao động, nhằm
xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao dổi và mức thù lao tương ứng.
Lao động được mua bán trên thị trường không phải là lao động trừu tượng, mà lao
động thể hiện thành việc làm. Thị trường lao động là cơ chế dung hòa những lợi ích của
người bán và người mua, nhờ đó mà thực hiện được tất cả các quyết định trong lĩnh vực
việc làm. Một thị trường lao động tốt là ở chổ đó, số lượng và chất lượng cung ứng việc
làm (bán) và sử dụng việc làm (mua) về cơ bản tương ứng với nhau.
1.2.2.Những đặc trưng của thị trường lao động.
Các đặc trưng phân biệt thị trường lao động với các loại thị trường khác, chủ yếu
dựa và tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động. Trong các nước dù thể chế chính trị
xã hội và trình độ phát triển có khác nhau, nếu nền kinh tế vận hành theo thị trường thì thị
trường lao động vẫn có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là,lao động không thể tách rời khỏi người lao động. Đối với các hàng hóa
thông thường, thì mối quan hệ giữa người mua và người bán sẽ kết thúc khi được thanh

toán song phẳng. Nhưng đối với hàng hóa sức lao động thì người làm thuê còn phải tham
gia tích cực và chủ động trong quá trình khai thác, sử dụng sức lao động của, để tạo ra
sản phẩm có số lượng và chất lượng ngày càng tốt hơn. Đây là nét đặc trưng cơ bản, khác với
các thị trường khác.
Hai là,do người lao động vẫn giữ quyền kiểm soát số lượng và chất lượng sức lao
động nên mối quan hệ lao động là mối quan hệ lâu dài. Việc duy trì, phát triển các mối
quan hệ lao động là rất cần thiết , nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của quá trình lao
động.
Ba là,chất lượng lao động không đồng nhất. Vì vậy , việc đánh giá chất lượng lao
động của người lao động trong khi tuyển dụng gặp nhiều khó khăn và phức tạp.
Bốn là, lao động vừa là đầu vào của quá trình sản xuất, vừa quyết định số lượng và
số lượng của hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra.
2


Năm là, thị trường lao động luôn có giới hạn về địa lý theo vùng, về chuyên môn
theo ngành nghề. Vì vậy phải nghiên cứu sự chuyển dịch và sự liên kết giữa các thị
trường được phân đoạn theo các dấu hiệu khác nhau giữa các vùng, các ngành nghề…
Sáu là, bất kể thị trường lao động nào, dù hoàn hảo hay không cũng đều chịu sự
tác động của pháp luật.
1.2.3. Ý nghĩa của thị trường lao động.
Trước hết, thị trường lao động đảm bảo việc làm cho dân số hoạt động kinh tế, kết
nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận được những thu nhập
thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình, cũng như nuôi sống gia
đình mình.
Thông qua thị trường lao động các công ty, doanh nghiệp được trang bị đồng bộ
sức lao động cần thiết theo khối lượng đặt ra và chất lượng đòi hỏi, chính thị trường lao
động sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về cung, cầu lao động và nghiệp vụ chuyên
môn cần thiết.
Thị trường lao động đảm bảo việc phân chia và sắp xếp lại dân số hoạt động kinh

tế thường xuyên trong trường hợp cải cách cấu trúc nền kinh tế.
Thị trường lao động làm tăng tính cơ động, tích cực chuyển động của sức lao động
giữa các doanh nghiệp trong một ngành, giữa các ngành và các khu vực với nhau.
1.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong thị trường lao động.
1.3.1.Các yếu tố trong thị trường lao động:
Các yếu tố trong thị trường lao động bao gồm: cung lao động, cầu lao động, giá cả
sức lao động, cạnh tranh trên thị trường lao động. Trong 4 yếu tố trên thì tổng cung lao
động và tổng cầu lao động là quan trọng nhất.
Tổng cung lao động là bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng
lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và một bộ phận chưa có việc
làm nhưng có nhu cầu tìm việc. Cung lao động phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau: quy
3


mô và tốc độ tăng của dân số; quy mô và tốc độ tăng của nguồn nhân lực; độ dài thời gian
làm việc của người lao động; khả năng thỏa mãn nhu cầu về mức sống đối với các tầng
lớp dân cư khác nhau. Số lượng và chất lượng của cung lao động sẽ phụ thuộc vào hệ
thống giáo dục - đào tạo và hệ thống đào tạo nghề ở mỗi thời kì. Tuổi lao động ở nước ta
được quy ước từ 15 đến 55 với nữ và 60 với nam.
Tổng cầu lao động là toàn bộ nhu cầu về sức lao động của nền kinh tế ở một thời
kì nhất định,bao gồm cả về mặt số lượng và chất lượng. Cầu trên thị trường phụ thuộc
vào nhân tố vĩ mô như khả năng phát triển kinh tế của đất nước,cơ cấu ngành nghề và sự
phân bố ngành nghề giữa nông thôn, thành thị ; giữa các vùng lãnh thổ; trình độ công
nghệ, máy móc thiết bị được sử dụng sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng lao động; tỷ
lệ thất nghiệp và lạm phát; các chính sách can thiệp của nhà nước. Các yếu tố vi mô tác
động lên cầu gồm: giới tính,lứa tuổi, dân tộc, đẳng cấp trong xã hội.
Giá cả sức lao động là biểu hiện tiền tệ của giá trị hàng hóa sức lao động. Giá trị
hàng hóa sức lao động là do giá trị tư liệu sinh hoạt mà sức lao động cần có để sản xuất,
duy trì và phát triển, quyết định. Số tiền chi trả cho những tư liệu sinh hoạt ấy tạo thành
giá cả hàng hóa sức lao động. Giá cả sức lao động biểu hiện tiền công của người làm

thuê.
Cạnh tranh trên thị trường lao động diễn ra nhằm dành lợi thế giữa các chủ thể của
thị trường lao động, chủ yếu giữa người làm thuê với người làm thuê, giữa chủ thuê với
chủ thuê, giữa người làm thuê với chủ thuê.

4


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH DƯƠNG.
2.1.Đặc điểm kinh tế xã hội của Bình Dương ảnh hưởng đến thị trường lao động.
2.1.1.Điều kiện địa lí,tự nhiên.
Bình dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ,có diện tích tự nhiên 2695,22 km 2
,chiếm 0,83% diện tích cả nước và xấp 42/61 về diện tích tự nhiên ,phía Bắc giáp với
Bình Phước ,phía Nam và Tây nam giáp với Tp Hồ Chí Minh ,phía tây giáp Tây Ninh
,phía Đông giáp Đồng Nai.Dân số Bình Dương tính đến năm 2016 là 1,995,817 người
,mật độ dân số 741 người/km2 .
Bình Dương được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm
1997 ,hiện có 7 đơn vị hành chính trực thuộc :thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm hành
chính- kinh tế-văn hóa của tỉnh cách trung tâm Tp Hồ Chí Minh 30 km.Bình Dương năm
cạnh Tp Hồ Chí Minh nên có thuận lợi là sử dụng các công trình hạ tầng của Tp Hồ Chí
Minh như sân bay ,bến cảng,đường giao thông.Trung tâm tỉnh cách sân bay Tân Sơn
Nhất 30km,cảng Sài Gòn 30km,cách cảng biển Vũng Tàu 110km,cách dự án sân bay
Long Thành 65-70km.
Hệ thống giao thông của ti3ng nối liền với các tuyến giao thông huyết mạch quan
trọng như quốc lộ 1A,quốc lộ 13,14,22,51
Bình Dương nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên.Địa hình chủ yếu
là đồi trung bình và thấp,nhìn chung tương đối bằng phẳng,nền đất cao 2 đến 25 m so với
mực nước biển.Đây là thế đất thuận tiện cho việc xây dựng các khu công nghiệp và hạ
tầng kĩ thuật.

Bình Dương có nhiều điều kiện cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh
trong vùng,trong nước và thế giới,cũng do điều kiện thuận lợi nên Bình Dương là nơi thu
hút các lực lượng lao động từ nơi khác đến,đặc biệt là dòng di dân từ các tỉnh phía bắc .
Vừa là cơ hội lớn về nguồn cung lao động ,nhưng cũng là thách thức lớn với việc quản lí
5


và nâng cao số lượng ,chất lượng lao động trong hiện tại và tương lai.
2.1.2.Điều kiện kinh tế văn hóa xã hội.
Nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước,tận dụng các lợi thế và
điều kiện tự nhiên kết hợp với các chính sách thu hút đầu tư ,Bình Dương đã đạt được
những thành tựu đáng kể về kinh tế xã hội.
Bình Dương đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Năm 2016, tăng trưởng kinh
tế của Bình Dương đạt 8,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 108,6 triệu đồng (gấp hơn
2 lần bình quân cả nước). Công nghiệp, dịch vụ chiếm gần 90% cơ cấu kinh tế của
tỉnh.Là một trong số ít địa phương (TPHCM, Hà Nội, Thái Nguyên...) có kim ngạch xuất
khẩu đạt trên 20 tỷ USD (ước đạt 24,3 tỷ USD, chiếm khoảng 12% xuất khẩu của cả
nước).Cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp,dịch vụ,nông nghiệp,thuế nhập
khẩu với tỷ trọng tương ứng là 63% - 23,5%- 4,3% -9,2%.
Hiện nay trên địa bàn tình số khu công nghiệp là 28 khu công nghiệp đã thành lập
trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích trên 9.500 héc ta thì có 26 khu công nghiệp đã đi vào
hoạt động. Thống kê tổng diện tích đất công nghiệp của 23 khu công nghiệp đang hoạt
động đã cho thuê đạt 2.572 héc ta, tỷ lệ lấp đầy 50,5%, cao hơn bình quân chung của cả
nước (tỷ lệ 48%).
Bình Dương có chính sách ưu đãi tốt với các chủ đầu tư ,thu hút đầu tư nước ngoài
,hạ tầng khu công nghiệp tốt ,xuất khẩu tăng trưởng ổn định.Bình Dương được đánh giá
là địa phương có chính sách thu hút thông thoáng,tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
trong nước và ngoài nước;không những cấp giấy phép đầu tư nhanh mà còn hỗ trợ về mặt
pháp lý cho các doanh nghiệp.
Những tháng đầu năm 2017, Bình Dương tiếp tục đạt được những kết quả khả

quan trong công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tính từ đầu năm 2017 đến ngày
20/03/2017, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ
phần trên toàn tỉnh đạt 1 tỷ 343 triệu đô la Mỹ, tăng 249% so với cùng kì năm 2016, đạt

6


95,9% so với kế hoạch năm (1,4 tỷ USD).Chính vì vậy lực lượng lao động không ngừng
tăng lên đặc biệt là lao động công nghiệp.
Bảng 2.1. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo loại hình kinh
tế.
Năm

2014

2015

2016

Nhà nước

81465

659243

492055

Ngoài nhà nước

82323


660431

492706

Khu vực có vốn đầu

84582

670740

494001

tư nước ngoài
Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2017.

DVT:người

Những năm qua, với sự phát triển các khu công nghiệp và việc thực hiện hiệu quả
các chính sách giải quyết việc làm, Bình Dương đã thu hút, tạo việc làm cho hàng trăm
ngàn lao động.Xác định người lao động là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên thành
công trong sản xuất, kinh doanh, chính quyền và các doanh nghiệp trong tỉnh luôn tích
cực chăm lo đời sống vật chất,tinh thần cho người lao động. Nhờ thực hiện đồng bộ các
giải pháp, giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 231.095 lao động,
bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho hơn 45.000 lao động.Trong đó, khoảng 97% lao
động được giải quyết việc làm thông qua chương trình phát triển kinh tế - xã hội và 3%
lao động được giải quyết việc làm từ Quỹ giải quyết việc làm.
Thu nhập của người lao động ảnh hưởng đến cầu lao động .Thu nhập thấp ảnh
hưởng đến nhiều mặt đời sống của người lao động,đặc biệt là lao động nhập cư.Hiện tại
mức lương để trả cho lao động tại các khu công nghiệp ở Bình Dương chưa đủ đáp ứng

nhu cầu sống tối thiểu của họ.Như họ vẫn ở lại làm việc vì mức lương khi làm việc tại
các khu công nghiệp tại Bình Dương vẫn cao hơn so với thu nhập ở quê họ.
Thực trạng cầu lao động ở Bình Dương cho thấy kinh tế phát triển,vốn đầu tư ngày
càng tăng góp phần tăng trưởng kinh tế ,giải quyết việc làm cho người lao động,tuy nhiên

7


lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao chưa đáp ứng yêu cầu của các thành phần kinh
tế trong sản xuất kinh doanh.
2.2.Đánh giá thực trạng thị trường lao động tại Bình Dương.
2.2.1.Tình hình cung lao động trên thị trường lao động tỉnh Bình Dương.
2.2.1.1.Số lượng và cơ cấu của cung.
Xét về cung,thị trường lao động gắn liền với quy mô,cơ cấu,tốc độ tăng dân số.Vì
vậy,cung lao động của Bình Dương cũng gắn liền với mối quan hệ giữa dân số,nguồn
nhân lực.
Bảng 2.2.Diễn biến dân số từ năm 2014-2015. DVT:người
Năm

Tổng số

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

2014


1.873.558

904.366

969.192

1.438.841

434.717

2015

1.930.433

931.988

998.445

1.485.787

444.646

2016

1.995.817

963.730

1.032.087


1.527.060

468.757

Nguồn:Niên giám thống kê Bình Dương 2017.

DVT:người

Tốc độ tăng dân số tự nhiên của Bình Dương là khá cao.Việc tăng dân số nhanh
chóng đã có tác động mạnh đến nguồn cung ứng của thị trường lao động tỉnh.Qua bảng
2.2 có thấy thấy từ năm 2014 đến năm 2016 dân số ở Bình Dương tăng liên tục cụ thể
năm 2013-2014 tăng 3,79% ,năm2014-2015 tăng 2,94%, năm 2015-2016 tăng 3,27% .
Nguồn lao động tăng thêm này đến từ nhiều nguồn : từ cung ứng lao động tại chỗ, cung
ứng qua con đường nhập cư.Trong cơ cấu lao động của tỉnh,lao động ngoại tỉnh chiếm tỷ
lệ rất cao,lao động nông thôn chủ yếu là Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cơ cấu dân số theo giới tính trên địa bàn tương đối đồng đều ,tỷ lệ nam giới chiếm
48,28% tổng dân số,tỷ lệ nữ giới chiếm 51,72% tổng dân số. Cơ cấu dân số theo độ tuổi
vẫn đang trong giai đoạn cơ cấu trẻ, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 75,6%, từ 60
tuổi trở lên chiếm 5%.Chất lượng dân số ngày càng được nâng cao về đời sống kinh tế,
thể chất, trí tuệ và tinh thần. Tuổi thọ trung bình của người dân là 75,4 tuổi. Công tác
nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ em ngày càng được quan tâm.
8


Bảng 2.3 Nhu cầu tìm việc 9 tháng đầu năm 2017 tỉnh Bình Dương.
Quý I

Qúy II Qúy III


9 tháng đầu
năm 2017

Nhu cầu tìm Qúi I

Qúi II

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

13.594 7.633

7.325

4.706

47.333

việc .
Số lượng tuyển 14.075
mới
Trong đó lđ nữ

6.238

7.123


4.016

3.704

2.419

23.500

% lđ nữ

44,32

52,40

52,61

50,57

51,40

49,65

Nguồn trung tâm dịch vụ việc làm Bình dương(vieclambinhduong.vn)
Nhu cầu tìm việc của người lao động diễn biến không đồng đều ở các quý.Nhu cầu
tăng ở quý I do biến động thị trường lao động sau tết,qua quý II có xu hướng giảm do
một số ít đã tìm được việc nhưng không cao,và có sự biến động tăng rõ rệt ở quý III với
19.664 người có nhu cầu tìm việc.Nhu cầu tìm việc làm gia tăng nhiều trong quý III/2017
là do đây là thời điểm mà một lượng lớn sinh viên có hộ khẩu tại Bình Dương tốt nghiệp
các trường Trung cấp,cao đẳng ,đại học trên địa bàn tỉnh cũng như Tp Hồ Chí Minh tìm
việc .Sở dĩ tỉ trọng lao động nữ cao trong nhu cầu tìm việc là do một phần của dân số nữ

của Bình Dương có tỉ trọng cao,lao động nữ từ các địa phương khác đến để tìm các công
việc may,da giày,chế biến,…
2.2.1.2.Chất lượng của cung.
Bình Dương có lượng lao động trên 1 triệu người ,có chất lượng tương đối cao ,
đang phát huy tốt chất lượng trong các thành phần kinh tế.
Bảng 2.4 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua
đào tạo phân theo giới tính,thành thị,nông thôn.

DVT:%

Năm

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

2014

21,40

14,90

18,90

15,40
9



2015

22,60

15,40

21,32

16,40

2016

22,98

16,12

22,39

16,80

Nguồn.Niên giám Thống kê Bình Dương 2017.

Qua bảng số liệu 2.4 có thể thấy tỉ lệ lao động qua đào tạo của lao động tại Bình
Dương còn thấp,chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ nhận thức công việc hiện nay của các
doanh nghiệp trong thời kì bùng nổ cuộc cách mạng 4.0.
Qua bảng số liệu 2.5 ta có thể thấy nhu cầu tìm việc chủ yếu là lao động phổ thông
chiếm đến 84,79% nhu cầu tìm việc,chủ yếu là những lao động giản đơn và làm việc
trong các lĩnh vực chuyên môn thấp ,sự mất cân đối giữa trình độ lao động sẽ là rào cản

cho sự phát triển sản xuất áp dụng công nghệ cao trong tương lai.Trình độ lao động nào
thì sẽ ứng với mức lương đó qua đó nhìn vào bảng ta có thể thấy có đến 81.55% lao động
có muốn mức lương từ 3 triệu đến 6 triệu hầu hết là lao dộng phổ thông,đây là mức lương
không quá cao cũng như không quá thấp,với mức lương này thì họ có thể nuôi sống bản
thân và gia đình họ.Còn lại mức lương từ 6 triệu trở lên sẽ tương xứng với các vị trí đã
qua đào tạo từ trung cấp trở lên.
Qua bảng sô liệu 2.5 ta có thể thấy nguồn nhân lực ở Bình Dương là nguồn nhân
lực trẻ , chiếm số lượng đông các lao động dưới 35 tuổi chiếm 34.208 người ,chiếm hơn
72,27% nhu cầu tìm việc.Độ tuổi lao động từ 35 đến 45 tuổi ở Bình Dương là 9542 người
, chiếm 20,16%.Độ tuổi lao động trên 45 tuổi là 3583 người chiếm 7,57 %.
Bảng 2.5.Nhu cầu tìm việc theo trình độ,mức lương,độ tuổi.
Phân theo trình độ.
LĐPT

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Sau đại học

Số lượng

40.134

1.770

1.780


3.588

61

%

84,79

3,74

3,76

7,58

0,13

Phân chia theo mức lương (Đơn vị triệu đồng ).
Số lượng

Dưới 3

3 đến 6

Trên 6

Thỏa thuận

355

38.600


3.782

4.596
10


%

0,75

81,55

7,99

Dưới 35

35 đến 45

Trên 45

Số lượng

34.208

9.542

3.583

%


72,27

20,16

7,57

9,71

Phân theo độ tuổi.

Nguồn trung tâm dịch vụ việc làm Bình dương(vieclambinhduong.vn)

Mặt khác , nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh hàng năm đều thiếu , phải thu hút lao
động từ các tỉnh thành khác trong cả nước.Nhưng bên cạnh đó tỉ lệ người thất nghiệp
trong độ tuổi lao động ở Bình Dương là 2,4%.Lao động thất nghiệp ở Bình Dương đa
phần là lao động phổ thông chưa tìm được việc làm,những lao động đã qua đào tạo những
ngành nghề không phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh nên chưa tìm được việc
dẫn tới thất nghiệp.Từ đó có thể nhận thấy việc học một ngành nghề không chỉ theo sở
thích,mà còn theo xu hướng phát triển,theo đam mê của bản thân.
2.2.2.Tình hình cầu sức lao động.
2.2.2.1. Số lượng và cơ cấu của cầu.
Bảng 2.6.Nhu cầu tuyển dụng 9 tháng đầu 2017.
Nguồn trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương(vieclambinhduong.vn)
Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 9,5% so với cùng kì năm 2016.Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt trên 118.000 tỷ đồng,tăng 18,2% so với cùng kì
Qúy III

9 tháng đầu
năm 2017


Qúi I
Số

lượng 31.959

Qúi II

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

54.097

13.036

9.652

12.746

89.181

15.831

3.837

715


2.743

19.809

29,26

29,43

7,41

21,52

22,21

tuyển mới
Trong

đó 15.692

lđ nữ
% lđ nữ

49,1

11


Kim ngạch sản xuất ước đạt 20,4 tỷ đô la Mỹ,tăng 17,3% so với cùng kì.Kim
ngạch nhập khẩu ước đạt 15,6 tỷ đô la Mỹ,tăng 17,5% so với cùng kì.Tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội ước thực hiện trên 53.000 tỷ đồng,tăng 11,2 % so với cùng kì.Thu

hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,967 tỷ đô La Mỹ,vượt 40,5% kế hoạch 2017.

Bảng 2.7 Cơ cấu tuyển dụng theo ngành nghề

Nguồn trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương(vieclambinhduong.vn)
Trong 9 tháng đầu năm tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của tỉnh
tăng 18,2% .Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 9,5% so với cùng kì cho nên
doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều ở ngành da giày-may mặc.Đây cũng là ngành
thế mạnh của tỉnh nhà ; tiếp đến là ngành kĩ thuật cơ khí , kinh doanh quản lí , kiểm toán
kế toán,…Trong khi đó nhu cầu tìm việc của người lao động lại tập trung ở nhóm ngành
kiểm toán kế toán và tài chính ngân hàng , những nghề được cho là ‘hot” trong nhiều
năm trước đây,dẫn đến nhiều bạn trẻ học ngành này trong khi nhu cầu đã bão hòa.Nhu
cầu tìm việc tiếp theo ở nhóm ngành điện-điện tử,Kỹ thuật-cơ khí,sư phạm-giáo dục.Việc
12


chênh lệch giữa cung và cầu ở các nhóm ngành cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao
động,khi ngành da giày cần nhiều lao động có trình độ phổ thông và lao động có tay nghề
như lại đáp ứng không đủ nhu cầu của thị trường.
2.2.2.2.Chất lượng của cầu.
Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2017 là 89.181 lao
động.Trong đó nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông của doanh nghiệp luôn ở mức cao
,chiếm 83,29% so với tổng nhu cầu tuyển dụng.Tình trạng thiếu hụt lao động,đặc biệt là
lao động phổ thông và lao động có tay nghề vẫn tiếp diễn,lượng cung vẫn không đủ đáp
ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông của doanh nghiệp chiếm gần gấp đôi số
lượng lao động phổ thông tìm việc.Bên cạnh đó,nhu cầu tuyển dụng ở trình độ trung cấp
chiếm 10,81% (9643 lao động).Tuy vậy,thị trường lao động vẫn không đáp ứng đủ nhu
cầu của doanh nghiệp khi người lao động tìm việc ở trình độ này chỉ đạt 3.74%(1770) lao
động), đáp ứng khoảng 18% nhu cầu tuyển dụng. Nhu cầu tuyển dụng trình độ trung cấp

số lượng lớn chưa đáp ứng được,hiện tại tỉnh Bình Dương có 8 trường trung cấp.Đây là
vấn đề nan giải,để có lao động đáp ứng cho doanh nghiệp trong tỉnh.
Nhu cầu tuyển dụng trình độ cao đẳng cũng gặp tình trạng tương tự ,lượng cung
chỉ đáp ứng một nửa nhu cầu tuyển dụng( nhu cầu tuyển dụng : 3729 lao động trong khi
có 1780 người tìm việc).Đây là lực lượng lao động có tay nghề cao ,có kĩ năng thực hành
và có trình độ chuyên môn đáp ứng được đa số nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.Và
trong 9 tháng đầu năm 2017 nhu cầu tuyển dụng đại học chỉ chiếm 1,71%(1523 lao động)
,trình độ sau đại học là 0,004% (4 lao động) trong khi nhu cầu tìm việc ở trình độ Đại học
và sau đại học lần lượt là 7,58% (3588 lao động) và 0,13 %(61 lao động) .Như vậy lượng
lao động ở trình độ cao lại quá dư thừa so với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp
,điều này đặt ra một bài toán khó trong giải quyết việc làm cho người lao động.Việc cung
vượt quá cầu khiến cho lực lượng lao động này phải làm những công việc trái chuyên
môn hoặc mức lương không tương xứng với trình độ đào tạo.Đặc biệt là đối với lực
lượng lao động ở trình độ sau đại học,đây là lượng lao động có trình độ khá cao so với
13


nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp;thêm vào đó mức lương tuyển dụng lao động ở
trình độ này không hề nhỏ,khiến nhiều doanh nghiệp còn dè dặt trong tuyển dụng.
2.3. Những thuận lợi của thị trường lao động tỉnh Bình Dương.
- Bình Dương nằm ở vị trí thuận lợi để giao thương kinh tế giữa các khu vực.Cùng
với chính sách trải thảm đỏ nên thu hút được khá đông lao động trên địa bàn cũng như lao
động nhập cư để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
- Dân số trên bàn đông,với cơ cấu dân số trẻ là nguồn cung lao động dồi dào cho
các doanh nghiệp trên địa bàn.Cũng như do vị trí địa lí thuận lợi nên thu hút một lượng
lớn lao động nhập từ các tỉnh lân cận đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực của các doanh
nghiệp.
- Lực lượng lao động ở Bình Dương là lực lượng trẻ, bên cạnh đó có trình độ cao
đảng,đại học chiếm tỉ lệ cao đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp về lao động trình độ
cao.

- Có các chính sách giải quyết việc làm tốt cho người lao động.Nhờ đó giúp người
lao động tìm kiếm công việc tránh tình trạng thất nghiệp gia tăng.
2.4.Những khó khăn của thị trường lao động Bình Dương.
- Sự mất cân bằng cân đối cơ cấu cung cầu là vấn đề đáng quan tâm.Tình trạng
cung và cầu mất cân đối ở một số ngành là phổ biến.Tình trạng mất cân đối thường xảy
ra trong một số ngành, lực lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.Sự khan hiếm
lao động này là do nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan ,chủ yếu là thông tin hai chiều
giữa người lao động và người sử dụng lao động chưa gặp nhau.
- Về trình độ chuyên môn cơ cấu lao động qua đào tạo của tỉnh chưa hợp lí.Trình
độ chuyên môn trong cung và cầu nhân lực hiện nay chưa cân đối giữa cung và cầu lao
động.Bên cạnh đó chất lượng của lực lượng lao động còn thấp.Lao động công nghiệp của
Bình Dương chủ yếu là lao động phổ thông.

14


- Các hình thức giao dịch việc làm chưa đa dạng , hệ thống thông tin về thị trường
lao động chưa phát triển.Thiếu các kênh giao dịch việc làm cho người lao động cũng như
người sử dụng cần tìm kiếm.Các biện pháp triển khai thông tin xu hướng việc làm , tư
vấn học nghề còn hạn chế .
- Mặc dù có chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực nhưng lực lượng lao
động Bình Dương vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển công nghiệp.
- Về việc quản lí thị trường lao động hiện nay chưa có sự đồng bộ giữa các ngành .
2.5.Nguyên nhân .
- Các khu công nghiệp,cụm công nghiệp ở Bình Dương mọc ngày càng nhiều.
- Một phần lao động ở các địa phương trong tỉnh có công nghiệp phát triển chuyển
sang làm dịch vụ đơn giản.
-Tiến trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam diễn ra khắp trên cả
nước.Nhiều khu công nghiệp mọc ra khắp nơi ở các tỉnh đã tạo ra”ly nông bất ly hương”
làm nghẽn dòng lao động từ các tỉnh đến Bình Dương.

- Các doanh nghiệp trên đại bàn tỉnh chưa đãi ngộ xứng đáng cho người lao động.
- Điều quan trọng là hệ thống đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa,hiện
đại hóa của tỉnh.

15


CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Với thực trạng thị trường lao động Bình Dương như trên cần có giải pháp cần thiết
để phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu em
xin đưa ra một số giải pháp cơ bản như sau:
Thứ nhất, gắn giải quyết với tạo việc làm thông qua hình thức đa dạng, linh hoạt.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các khu chế xuất, khu công nghiệp để thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài nước nhằm tạo thị trường việc làm. Giải quyết và tạo việc làm cho khu
vực ngoại thành, kết hợp với phát triển dịch vụ trên địa bàn thành phố. Tổ chức và hoàn
thiện các dự án giải quyết và tạo việc làm cho các lao động đặc thù tại thành phố, chẳng
hạn như: giải quyết việc làm cho người tàn tật, quân nhân xuất nhũ, con em có công cách
mạng, thanh niên nghèo, hộ nghèo khó khăn ngoại nội thành, giải quyết việc làm cho trí
thức và sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt
thông qua giúp vốn cho vay với lãi suất ưu đãi, giảm thuế…
Thứ hai,Về kiểm soát luồng nhân công, cần nắm cung - cầu và sự biến động cung cầu lao động qua các cuộc điều tra mẫu về lao động – việc làm tại các địa phương vào
các thời điểm, các quý, tổ chức được hệ thống cập nhật biến lao động và kiểm soát chặt
chẽ sự di chuyển lao động theo từng địa bàn Phuờng – xã – quận – huyện thông qua cấp
16


sổ lao động và thực hiện một cách rõ ràng. Mặt khác cần quy định những người lao động
nhập cư và người sử dụng lao động nhập cư phải đóng một khoản lệ phí nhất định để bù

đắp những chi phí xã hội tăng lên do nhập cư. Thông qua các định chế và chính sách trên
sẽ hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát, điều tiết các luồng di chuyển nhân công đảm bảo cho thị
trường phát triển cân bằng.
Thứ ba,các cơ sở đào tạo phải thường xuyên đổi mới chương trình ,nội dung đào
tạo phải khoa học ,hiện đại, luôn cập nhật thông tin tri thức mới nhất,đưa nhanh tiến bộ kĩ
thuật và đầu tư đổi mới công nghệ ,thiết bị theo hướng tiên tiến nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo nhân lực.Trong quá trình đào tạo cần coi trọng việc thực tập, ứng
dụng,thực hành .Điều này sẽ khắc phụ học vẹt của sinh viên giúp sinh viên ra trường có
đủ kiến thức để xin việc,…
Thứ tư,Về chính sách tiền lương thu nhập. Cần cân nhắc các điều kiện để cải cách
triệt để tiền lương, trước mắt nên dùng các kỹ thuật điều tiết tiền lương phù hợp với thời
kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta. Chẳng hạn, điều chỉnh tiền lương tối
thiểu theo tỷ lệ lạm phát hoặc tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội. Việc áp dụng mức
độ này sẽ là kịp thời đối với người lao động trong các khu vực hành chính sự nghiệp và
những nơi có ký kết hợp đồng lao động. Sự gắn kết hai chỉ tiêu này, phần nào định hướng
dần năng suất và hiệu quả lao động.
Thứ năm, Quản lí có hiệu quả các công cụ của thị trường lao động như quản lí hệ
thống dịch vụ việc làm, hệ thống thông tin thống kê thị trường lao động.Tăng cường
công tác kiểm tra ,thanh tra việc thực thi pháp luật và xử lí nghiêm minh,kịp thời các vi
phạm pháp luật

17


KẾT LUẬN
Trên cơ sở lý luận đã trình bày, đề tài đi đến nhận dạng thị trường lao động Bình
Dương, nơi có quan hệ lao động lớn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp. Việc nhận dạng
này được xem xét trên các khía cạnh:quan hệ cung cầu về lao động bao gồm cả tổng
cung, tổng cầu và tính cạnh tranh của các loại hàng hóa sức lao động trên thị trường; giá
cả( tiền lương, thu nhập) cùng sự chuyển dịch lao động và các phương thức lao động trên

địa bàn Bình Dương.
Có thể nói với một đặc trưng riêng, thị trường lao động Bình Dương hình thành
khá sớm hết sức đa dạng lại do nằm ở vị trí trung tâm của một khu vực năng động, đã tạo
ra một sự hấp dẫn không nhỏ thu hút một bộ phận lớn đến từ nhiều vùng miền khác nhau
trong cả nước. Chính điều này đã hình thành và đưa đến sự phân biệt giữa các loại thị
trường lao động, tạo ra sự rối loạn khó kiểm soát, điều tiết và sử dụng.
Qua nội dung trình bày, em cũng ý thức rằng đề tài đang đề cập đến một lĩnh vực
phức tạp, bản thân vấn đề lý luận và thực tiễn thị trường lao động tại Bình Dương luôn
vận động và biến đổi, chắc chắn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, thay đổi bổ
sung và hoàn thiện tiếp

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1)Nguyễn Tiệp(2010),Giao trình thị trường lao động.Hà Nội:Nhà xuất bản Lao động xã
hội.
2)Cục Thống kê Bình Dương(2017),Ấn phẩm niên giám thống kê.Truy cập tại :
/>ID=3&CategoryId=&InitialTabId=Ribbon.Read.
3)PV(2017),Bình Dương trở thành đầu tàu kinh tế .Truy cập tại:
/>4)Phương Chi(2016),Kinh tế xã hội Bình Dương phát triển ổn định.Truy cập tại:
/>5)Long SKHDT(2017),Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình
Dương 2017.Truy cập tại: />6) Phương Chi(2016),Bình Dương giải quyết việc làm và chăm lo người lao động .Truy
cập tại: />
19


20




×