Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Xây dựng và quản lý các dân tộc ở đông nam á văn hóa, chính sách và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.39 MB, 46 trang )

2.3. Xây dựng và quản lý
các dân tộc ở Đông Nam Á:
văn hóa, chính sách và
phát triển
Christian Culas – CNRS, Grégoire Schlemmer – IRD,
Trần Hồng Hạnh – Viện Dân tộc học, Viện KHXH Việt Nam
(Nội dung gỡ băng)

tiếp cận theo thuyết xây dựng và thuyết tự
nhiên. Nội dung đầu tiên sẽ là câu hỏi: một
dân tộc là gì? Làm thế nào và tại sao phải
phân loại dân tộc? Buổi chiều, chúng ta sẽ
tập trung vào các nghiên cứu trường hợp ở
Việt Nam và Lào.

Ngày học thứ nhất, sáng thứ hai
ngày 18/7
[Christian Culas]
Xin chào các bạn học viên đăng ký vào lớp
chuyên đề các nhóm dân tộc ở Đông Nam
Á. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng phần giới thiệu
học viên. Lớp học của chúng ta được tổ chức
với mục đích chính là nhấn mạnh vào các nội
dung phương pháp luận và sư phạm, do đó
trong cả tuần này, chúng ta sẽ ưu tiên cho
trao đổi và thảo luận.
Giới thiệu giảng viên và học viên (xem thêm
phần lý lịch giảng viên và danh sách học viên
ở cuối chương)
Chúng ta sẽ học những gì trong bốn ngày
rưỡi làm việc cùng nhau?


Ngày đầu tiên sẽ trao đổi về các cách chỉ định
và gọi tên các nhóm dân tộc, phương pháp
tiếp cận sẽ mang tính lý luận và phương pháp
luận: chúng tôi sẽ giải thích các phương pháp

Thứ ba sẽ nói tới nội dung liên quan đến
những mối quan hệ giữa luật pháp và các
nhóm dân tộc. Chúng ta sẽ xuất phát từ thực
tiễn pháp lý để nghiên cứu các mối quan hệ
với những gì có thể quan sát được trên thực
địa. Các nhà xã hội học hay nhân học thường
hiếm khi sử dụng luật pháp như một công cụ
để tìm hiểu. Chúng ta sẽ thử tìm cách thiết
lập quan hệ giữa luật pháp và nhân học. Phần
cuối cùng của ngày làm việc này sẽ dành cho
các nghiên cứu trường hợp.
Các vấn đề nhân học ứng dụng và nhân học
phát triển sẽ được đề cập đến trong buổi
sáng thứ tư. Sau đó lớp học sẽ chia thành ba
nhóm, mỗi nhóm sẽ nghiên cứu một chủ đề
với sự hướng dẫn của một giảng viên. Sáng
thứ sáu, ba nhóm sẽ lần lượt trình bày; sau
đó chúng ta sẽ tổng hợp để làm báo cáo thu
hoạch cho sáng thứ bảy.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[241]



[Grégoire Schlemmer]

[Christian Culas]

Nhân học trước hết là một cách nhìn, một
cách tiếp cận sự việc. Mục đích của chúng
tôi là đồng thời vừa mang đến cho các bạn
những kiến thức mới vừa đặt câu hỏi về
những gì các bạn tin là mình đã biết. Để đạt
được mục đích đó, chúng ta sẽ xuất phát từ
một câu hỏi trung tâm « Dân tộc là gì? », câu
hỏi này sẽ dẫn chúng ta tới rất nhiều các chủ
đề khác.

Phương pháp tiếp cận theo thuyết xây dựng
đối lập với phương pháp tiếp cận cơ bản
hay theo thuyết tự nhiên. Chúng ta sẽ áp
dụng phương pháp lý luận này, nó cho phép
chúng ta có thể nói rằng « vì tất cả các thực tế
xã hội đều là những hiện tượng sự vật được
xây dựng, nên chúng ta cũng có thể phá bỏ
chúng: từ đó cho phép chúng ta hiểu được
chúng đã được xây dựng như thế nào. Trong
bài giảng đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu và
phân tích quá trình các dân tộc đã được xây
dựng như thế nào về mặt xã hội và tư tưởng.

2.3.1. Các yếu tố lý luận về xây dựng
dân tộc
Khung


7

Xây dựng dân tộc

Trình bày l ch s quá trình hình thành các dân t c và các công trình v các dân t c t i nhi u n

c khác nhau

A) Câu h i v « c u trúc xã h i »
-

nh ngh a : ch ngh a t nhiên là h c thuy t cho r ng các hi n t ng t nhiên t n t i tr c khi
c ti n
hành phân lo i theo ph m trù và t n t i c l p v i m i công tác phân lo i theo ph m trù. Chúng t n t i m t
cách t nhiên.

-

nh ngh a : ch ngh a « xây d ng » là h c thuy t cho r ng các hi n t
không c l p v i công tác xã h i phân lo i theo ph m trù.

B) Xây d ng các dân t c thông qua

ng xã h i không t n t i tr

c và

t tên


-

t tên cho m t v t là m t trong các cách làm cho v t

-

Luôn t duy theo quan h hai chi u t ng h : Nhà n c
nhân viên làm vi c trong b máy Nhà n c nh th nào?

C) Xây d ng các dân t c qua xây d ng các

y t n t i v m t xã h i và ôi khi

s h uv t ó

t tên cho các dân t c / các dân t c

t tên cho các

o lu t

-

Vi c xây d ng các o lu t s
t ra các h n ch v nh ngh a dân t c là gì và h n ch v nh ng i u h p
pháp mà các dân t c s ng trong m t qu c gia có th làm

-

Các o lu t c ng là m t cách giúp các dân t c hoà nh p vào h th ng nhà n

ki n c a các dân t c v i m này không ?

c. Nhà n

c có tham kh o

D) Các u i m thu n l i cho công tác nghiên c u khoa h c c a ch ngh a « xây d ng »
-

N u các hi n t ng xã h i
ai và nh m m c ích gì ?
t

u

c xây d ng, ta có th tìm hi u xem chúng

i u này cho phép t ra các câu h i v các quá trình, s trao
ng này di n ra nh th nào ? »

Nguồn: tác giả

[242] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

i, s n ng

c xây d ng nh th nào, do
ng và s thay

i xã h i : « hi n



Trục 1. Tên, cách gọi. Đặt tên cho một sự vật,
dù đó là gì, là một cách để sự vật đó tồn tại về
mặt xã hội, và đôi khi để chiếm hữu nó, tức là
biến nó thành của riêng. Điều này đúng cho
các dân tộc hay bất kỳ một thuật ngữ nào
khác. Ý thứ hai liên quan đến cách gọi tên giữa
các nhóm khác nhau. Nếu như người ta hay
quan tâm đến việc tìm hiểu cách các Nhà nước
gọi tên các dân tộc như thế nào, thì cũng cần
quan tâm cách các dân tộc thiểu số gọi các
dân tộc đa số, cách mà người của các dân tộc
gọi người của Nhà nước như thế nào?
Trục 2. Xây dựng các dân tộc thông qua việc
ban hành hoặc tạo ra các luật lệ. Các dân tộc
là đối tượng điều chỉnh của luật, điều này có

Khung

8

ghi trong hiến pháp của Việt Nam và Lào. Như
vậy, Nhà nước đã tạo ra một khung pháp lý
xung quanh các dân tộc. Nhóm dân tộc là gì?
Nhóm đó phải làm gì và có thể làm gì? Các
nhóm đó được điều chỉnh như thế nào? Các
dân tộc có được lấy ý kiến về những luật lệ đề
ra và áp dụng cho bản thân họ hay không?
Trục 3. Tác dụng của phương pháp tiếp cận

theo thuyết xây dựng. Các vấn đề như thể
thức vận hành, nguồn gốc và mục đích của
các thể thức đó là những vấn đề rút ra từ
thuyết xây dựng. Đặt các câu hỏi này tức là
coi nó là một kết quả có được từ một tiến
trình xây dựng.

Xây dựng dân tộc (2)

S a d ng trong cách g i tên các dân t c theo th i gian và t i các n c khác nhau ch ng minh
r ng:
- các cách g i tên ch là võ oán (do nhóm dân t c a s t ch n);
- các tên g i b bi n i theo th i gian (không có tên g i nào là tr ng t n);
- vi c l a ch n tên g i mang tính chính tr .
Nguồn: tác giả.

Cách đặt tên cho các dân tộc thay đổi theo
từng nước và theo lịch sử dân tộc. Ở nhiều
nước, các dân tộc được gọi bằng những cái
tên mà bản thân họ cũng không biết vì sao.
Việc lựa chọn tên gọi thường mang tính chất
áp đặt, võ đoán. Đối với nhà nhân học, điều
đó chứng tỏ rằng bộ máy quản lý hành chính

không có hiểu biết chính xác về các nhóm
dân tộc khác nhau trên đất nước mình. Nếu
như người của Nhà nước không hiểu được
cách mà người dân các dân tộc gọi tên cho
mình, thì có lẽ họ cũng không hiểu được các
dân tộc đó sống ra sao, mức sống của họ như

thế nào, họ có những mối quan hệ gì, v.v.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[243]


thuật ngữ
quốc
BảngSo sánh
61 So
cácsánh
thu các
t ng
c ssử ddụng
ng ởt một
i m số
t vài
qugiac gia
THU T NG

D NG NHÓM

L CH S

CÁC

O LU T

Ph n , da màu, châu Á,

M , Tây Ban Nha,
da


N m 1960, J-F Kennedy:
u tranh ch ng b t bình
ng gi a ng i da tr ng
và ng i da màu

o lu t Affirmative
action (không t ng
ng v i « phân
bi t i x tích c c »
mà còn ng c ngh a)

T ch c v n hóa
Nga 128 dân t c,
Trung Qu c 56,
Vi t Nam 54

Quan ni m c a ch ngh a
c ng s n v dân t c, b t
ngu n t Staline Ch ngh a
qu c gia,
Mác và v n
1914.

Quy nh c bi t và
quy n l i (s con, tr
c p, v.v.). C nh ng

yêu c u b t bu c v
v n hoá

PHÁP

Nhóm v n hóa, C ng
ng v n hóa
(thu t ng
« ethnie » (dân t c)
chính th c b c m s
d ng t i Pháp)

1539 Ch d Villersc
Cotterêts : ti ng Pháp
c ây : hàng ch c
nhóm v n hóa
ch n là ngôn ng qu c gia
+ lu t tri u ình áp d ng
Nay còn có 5 nhóm ?
(Ng i vùng Alsace,
trên toàn qu c
1789 Kh i ngh a : nh
Basque, Breton, Catalan,
a
v các dân t c c a
ngh
Corse) + Ng i Rom
Pháp

Gi a th k XX : M t

vài o lu t c bi t
v các tr ng h c
song ng , các s n
ph m v n hoá, thu
khoá (t i Corse)

AUSTRALIA

Aborigènes (th dân)
(không bao gi s
d ng t « dân t c»
mà dùng t « b
l c »)

H n 1000 nhóm v n hóa
riêng bi t

N m 1838 b n báo cáo u
tiên v vi c b o v th dân

1838 nh ng ng i da
tr ng u tiên b xét
x vì t i gi t th dân
1992 công nh n s
h u t ai

HOA K

Liên bang
Xô Vi t c ,

Trung Qu c,
Vi t Nam

Minorities (Ng
thi u s )

i

Nationalités (Dân
t c), Ethnies
minoritaires (Dân t c
thi u s )
(« dân t c ít ng i »)

Tr

Nguồn: tác giả.

Để hiểu biết về các dân tộc, chúng ta xem xét
tình hình ở một số nước có các dân tộc thiểu
số hoặc các nhóm dân tộc. Bảng tổng hợp
này cho chúng ta thấy vấn đề của các dân
tộc thiểu số và của việc quản lý các dân tộc
đó bằng luật pháp không phải là vấn đề của
riêng Việt Nam, rất nhiều nước trên thế giới
cũng gặp phải các vấn đề tương tự.
Lấy trường hợp của nước Mỹ. Tất các nhóm
xã hội được coi là thiểu số đều được gọi
chung là « minorities », trong đó có cả phụ
nữ, người da đen, người châu Á, người Mỹ

da đỏ, người thuộc cộng đồng nói tiếng Tây
Ban Nha; nhưng còn có cả người đồng tính,
tức là những người bị coi là thiểu số do xu
hướng tình dục cùng giới tính chứ không
phải do nguồn gốc xã hội. Việc ra đời cách

phân loại « minorities » này có từ những năm
1960. Đây là một dự án mang tính xã hội chính trị của tổng thống Kennedy: để chống
lại tình trạng bất bình đẳng giữa người da
trắng và người da đen, giữa các nhóm yếu
thế, bị trị thì cần phải có một cách phân loại
chính xác. Việc đặt ra cách phân loại này có
hai mục đích: quản lý người dân tốt hơn,
chống phân biệt đối xử giữa các nhóm. Hệ
quả trực tiếp của chính sách này là sự ra
đời của các luật quy định vào những năm
1960-1970. Ví dụ, nếu người da đen chiếm
tỷ lệ 15% dân số cả nước, tỷ lệ đại diện của
người da đen trong các cơ quan hành chính
cũng phải tương ứng với con số đó. Cần phải
tính toán tỷ lệ đại diện trong mỗi cơ quan
hành chính của các sắc dân khác nhau – đây
chính là chính sách quota (hạn ngạch).

[244] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Việc phân loại các dân tộc dưới thời Liên Xô
cũ, ở Trung Quốc hay ở Việt Nam cũng có
những đặc điểm tương tự. Ở Việt Nam, việc

phân chia thành khoảng 50 nhóm dân tộc
được thực hiện từ những năm 1950-1960.
Lào cũng thực hiện cùng thời điểm. Các dân
tộc nhìn chung được coi là những người cần
giúp đỡ, chính quyền trung ương cần giúp
họ phát triển. Điều ngạc nhiên là trong hiến
pháp của Lào và Việt Nam, Nhà nước trung
ương cam kết giúp đỡ các dân tộc phát triển,
nhưng lại không cam kết hỗ trợ cho người
nghèo – người dân tộc Kinh cực nghèo
không được chính thức nhắc đến trong Hiến
pháp. Một nhà nghiên cứu cần phải đặt câu
hỏi tại sao Hiến pháp lại chỉ đề cập tới việc
giúp đỡ các nhóm dân tộc chứ không phải là
giúp đỡ toàn dân.
Nước Pháp là một trường hợp rất đặc biệt
vì việc sử dụng thuật ngữ « dân tộc » bị cấm
trong các văn bản chính thức. Thậm chí nếu
các công trình nghiên cứu sử dụng thuật ngữ
này còn bị phạt. Các nhà nghiên cứu không
thể gọi người xứ Basque, người đảo Corses
hoặc người xứ Bretagne là các dân tộc, điều
này sẽ không được chấp nhận trong các ấn
phẩm xuất bản chính thức. Về lịch sử, mỗi
vùng của Pháp đều có các sắc dân sinh sống
nhưng không nói tiếng Pháp. Họ có văn hóa
và truyền thống riêng. Hệ thống hành chính
tập trung của Pháp xét về một mặt nào đó
đã loại bỏ sự đa dạng văn hóa này. Vào thế
kỷ 16, một chỉ dụ của triều đình đã ra lệnh

bắt buộc sử dụng tiếng Pháp trong tất cả các
cấp hành chính. Nếu so sánh với Việt Nam, ta
thấy trong Hiến pháp có một điều quy định
là các cơ quan xét xử và tòa án nhân dân các
cấp có thể xét xử bằng tiếng quốc ngữ hoặc
bất kỳ một ngôn ngữ dân tộc nào. Tuy nhiên,
theo tôi được biết, không có phiên xét xử nào

sử dụng một ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng
Việt là tiếng quốc ngữ.
Australia lại có đặc thù là lục địa này có hơn
một nghìn nhóm dân tộc. Rồi đất nước này
bị người Anh đô hộ. Vào thời điểm đó, ở đây
chưa có người da trắng. Trong nhiều thế kỷ,
quan hệ thống trị - bị trị phát triển với một
bên là người da trắng nắm trong tay quyền
lực kinh tế, vũ khí, tổ chức xã hội vững mạnh
và một bên là các nhóm dân tộc không phải
là những chiến binh, sống rải rác theo bộ tộc
và sau đó thường bị triệt hạ.
Như vậy bảng này cho chúng ta thấy một
bức tranh toàn cảnh về thực tế mối quan hệ
giữa các nhà nước còn đang trong quá trình
xây dựng và các sắc dân thiểu số, dù họ có
phải là dân tộc hay, như ở Mỹ, phụ nữ hoặc
người đồng tính. Tôi muốn qua đây vừa mở
rộng thêm ý tưởng vừa chứng minh rằng
tồn tại nhiều tình hình khác nhau và không
giống với tình hình trong khu vực Đông
Nam Á, không giống với ở Việt Nam, Lào hay

Trung Quốc.

2.3.2. Xác định và phân loại các
dân tộc
[Grégoire Schlemmer]
Chúng ta có biết rõ dân tộc là gì không? Một
trong các nguyên tắc về phương pháp luận
trong nghiên cứu nhân học là tư duy về từ
ngữ và các thuật ngữ khoa học mà chúng ta
sử dụng. Chính từ một định nghĩa chính xác
và cách sử dụng nghiêm ngặt mà các từ ngữ
đơn thuần đó mới trở thành các khái niệm.
Dân tộc là một khái niệm phức tạp. Đến cuối
khóa học này, nếu như các bạn thấy rằng
mức độ hiểu của các bạn với những gì chúng
ta đề cập có giảm đi thì như thế có nghĩa là

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[245]


chúng ta đã đạt được một phần các mục tiêu
đã đặt ra!
Tính dân tộc là một hình thức thuộc về một
tập hợp nào đó. Các hình thức này có nhiều
và biến đổi tùy theo người tiếp chuyện. Nếu
trò chuyện với một phụ nữ, tôi sẽ giới thiệu
mình là nam giới; nếu tôi nói chuyện với một
người châu Á, tôi sẽ giới thiệu mình là người

châu Âu; nếu tôi nói chuyện với một người
Đức, tôi sẽ giới thiệu mình là người Pháp, v.v.
Ngoài ra còn có các tập hợp khác về tôn giáo
hoặc về ngôn ngữ. Và tính dân tộc chỉ là một
trong số các tập hợp đó. So với các tập hợp
về xu hướng giới tính hoặc xu hướng chính
trị, một trong các đặc thù của tập hợp dân
tộc là nó mang tính phổ quát: nếu tôi nói là
tôi thuộc về một dân tộc nào đó, người ta sẽ
hiểu ngay rằng tôi nói ngôn ngữ đó, có các
tập quán thói quen đó và tôi sống ở vùng đó
v.v. Xét trên cấp độ đó, thuộc về một tập hợp

Khung

9

Dân tộc là gì?

dân tộc giống như thuộc về một quốc gia.
Nếu các bạn nói mình là người Việt, người ta
sẽ nghĩ ngay các bạn nói tiếng Việt, sống ở
Việt Nam và các bạn có chế độ chính trị riêng
của nước mình. Tính dân tộc và tính quốc
gia đúng là có sự gần gũi, vì cả hai khái niệm
này đều gắn với một văn hóa chung, là di sản
quá khứ để lại và được cho là sẽ tạo ra sự gắn
kết giữa các cá nhân thuộc về nền văn hóa
đó. Nhưng vấn đề là một quốc gia lại là tập
hợp của nhiều dân tộc, như trường hợp của

Việt Nam. Như vậy, sẽ có thể tồn tại một sự
phân chia thứ bậc giữa các hình thức thuộc
về tập hợp dân tộc và tập hợp quốc gia. Ở
đây sẽ nảy sinh một câu hỏi trung tâm: một
Nhà nước, một chính phủ sẽ quản lý sự đa
dạng về thành phần dân tộc như thế nào? Để
quản lý được thì phải xác định được những
dân tộc đó là dân tộc nào. Vậy làm thế nào để
xác định được một dân tộc là gì?

Dân t c là gì?

M t nhóm có nh ng c i m riêng ?
– v ngôn ng
– v lãnh th
– v v n hoá, v.v.
M t nhóm t xác nh mình là m t nhóm riêng ?
– b i m t tên g i riêng bi t
– b i m t tình c m chung thu c v nhóm
Theo cách nh ngh a này, b t k nhóm nào c ng u thu c v m t dân t c nào ó.
c xác nh là m t nhóm riêng b i nh ng ng i ngoài không thu c nhóm ?
M t nhóm
– b nhóm dân t c chi m a s
– b x p vào m t nhóm dân t c thi u s riêng bi t theo các h th ng phân lo i chính th c
(c a Nhà n c)
Theo cách nh ngh a này, ôi khi ch có các nhóm thi u s c u thành các dân t c.
Nguồn: tác giả.

[246] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD



Cách định nghĩa cổ điển dựa trên các tiêu chí
khách quan như ngôn ngữ, lãnh thổ, văn hóa.
Thực tế, việc một cá nhân được xác định là
thuộc về một tập hợp nào đó thường là từ
di sản để lại. Ví dụ, bạn sinh ra trong một bản
người Hmong, bạn là người Hmong; bạn sinh
trong làng người Kinh, bạn sẽ là người Kinh.
Các nhà nước cũng lựa chọn các tiêu chí này
để phân loại. Nhưng trên thực tế, chuyện lại
không đơn giản như vậy. Lấy hai ví dụ:
-Người ta chấp nhận rằng người Hmong
tạo thành một nhóm dân tộc, nhưng dân
tộc Hmong không có lãnh thổ xác định:
họ sống ở Lào, ở Thái Lan, Trung Quốc và ở
nhiều tỉnh của Việt Nam, v.v.
- Ở Lào, người ta phân biệt các tộc người
Thái, có Thái Dam, Thái Deng, Thái Khao.
Đây là các tộc người Thái khác nhau nhưng
lại nói cùng một ngôn ngữ.
Một tiêu chí khác, tưởng như đơn giản, là hỏi
mỗi người xem họ tự nhận mình thuộc về
dân tộc nào. Tiêu chí này gắn với một tiêu chí
khác là ý thức cội nguồn của cá nhân được
hỏi. Nhưng bạn có thể sinh ra tại một làng,
nói ngôn ngữ của làng nhưng lại không có

cảm giác thuộc về cộng đồng ở làng đó vì
lối sống đã thay đổi, chẳng hạn bạn ra thành
phố hoặc nước ngoài sinh sống.

Như vậy chúng ta có hai loại tiêu chí: các
tiêu chí khách quan thường do lịch sử để lại
và ý thức cội nguồn của các cá nhân, nhưng
không phải lúc nào cũng đúng. Hơn nữa, hai
loại tiêu chí này không phải lúc nào cũng gắn
với nhau. Đơn cử như trường hợp một người
có bố mẹ là người Việt Nam nhưng lại lớn
lên ở Pháp. Có thể người này không còn nói
tiếng Việt nữa, cũng như không thờ cúng ông
bà tổ tiên? Anh ta ăn mặc như người Pháp.
Như vậy, anh ta không có tiêu chí khách quan
nào nhưng lại hoàn toàn có thể nói « Tôi là
người Việt Nam! ». Với các bạn, người đó có
phải là người Việt Nam hay không? Biết được
điều này là rất quan trọng vì khi phân loại, cần
phải xác định tất cả các thành phần cư dân.
Hãy hình dung chúng ta đặt câu hỏi này cho
trường hợp của đất nước các bạn. Làm thế
nào để phân loại được toàn bộ hơn 80 triệu
người dân Việt Nam? Hoặc người dân của Lào
hay Campuchia?

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[247]


Ảnh

Các nhóm Akha Phongsaly

Các tộc người Akha ở tỉnh Phongsaly

Trang ph c (t
cao/ph i n
th p/trái) :
- Chepia
- Eupa
- Pouli
- Nyaeu
- Oma
- Pusho
- Nouheu
Nguồn: tác giả.
Ảnh: Grégoire Schlemmer.

Trong số các bức ảnh này, người đầu tiên
phía dưới ở bên phải nói ngôn ngữ rất gần
với người ở trong bức ảnh bên tay phải của
anh ta. Các bản chỉ cách nhau vài cây số. Nhìn
từ ngoài vào, họ có tập tục văn hóa giống
nhau. Tuy nhiên, trên thực tế đó là hai nhóm
dân tộc riêng rẽ, Nouheu và Eupa. Người của
hai dân tộc này không lấy lẫn nhau. Khi hỏi tại
sao, họ trả lời là do hai dân tộc không có cùng
truyền thống. Khi tôi yêu cầu nêu ví dụ, họ trả
lời: «  Khi cúng, chúng tôi đặt hai chén rượu
lên bàn thờ còn họ đặt ba chén ». Với chúng
tôi, tiêu chí phân biệt truyền thống này của
họ lại chỉ là một tiểu tiết. Như vậy, các tiêu chí
khách quan nhắc đến ở trên đều có, nhưng

cảm giác thuộc về một tập hợp chung không
tồn tại.
Nếu phân tích như ở trên, ta có thể nghĩ rằng
mỗi người trong tất cả mọi người đều có một
gốc gác dân tộc, vì ai cũng có cảm giác thuộc

về một cộng động, một ngôn ngữ cùng chia
sẻ với người khác, sống trong một thôn, bản
cùng với những người khác, v.v.
Như vậy chúng ta chuyển sang cách nhìn nhận
thứ hai đối với thuật ngữ dân tộc mà theo đó
dân tộc luôn là người khác. Thực tế, luôn có
một sự kết hợp ngầm giữa dân tộc thiểu số và
nhóm đa số. Đây là cách định nghĩa dựa trên
mối quan hệ, ở đây là quan điểm của người
thuộc cộng đồng đa số, vốn thường đảm trách
công việc Nhà nước, ví dụ như người Kinh ở
Việt Nam, người Lào ở Lào, v.v.).
Đối với nhiều người, khái niệm dân tộc ít
nhiều mang ý tiêu cực, để phân biệt giữa
thiểu số với đa số. Vậy có thể có hai cách định
nghĩa cho khái niệm này. Định nghĩa thứ nhất
chỉ tính dân tộc mà một người tự nhận cho
mình. Theo cách định nghĩa này thì mỗi cá
nhân đều phải thuộc về một dân tộc, nhưng
thực tế không phải như vậy. Định nghĩa thứ

[248] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD



hai là do đa số đưa ra và theo đó, dân tộc gắn
với việc thuộc về một văn hóa thiểu số.

Với một người thuộc bộ tộc Lào, những người
thuộc hai bộ tộc trên đều được gọi bằng một
tên gọi chung là người Ko hoặc người Akha.

Tính t 10 ngTính tương
i trong
g gọi:
i: cách
nhìn
đốicác
trongtên
các tên
cách nhìn
củac
Khung
cách
nhìn c
củaangười
ng người Thái,
i Tai, cách
nhìn
ng Akha
i Akha
Chepia
Eupa
Pouli
Nyaeu

Oma
Pusho
Nouheu

AKHA

Mounteun /Lami
Hani

Hagni

Loma
Khema
Eushi

Kado

Vagneu/Mouchi
Bozo/Pousang
Phaphe
Baling
Kheu
Laya
Jimleu
Soso
Zeuteu
Koeug

{
}

Bichon =

= Ko/Akha

a



Tai Dam



Tai Deng



Tai Khao



Tai Yang



Tai Lue



Tai Neua




Tai Bam



Lao

VAGNEU

Sila

Nguồn: tác giả.
Ảnh: Grégoire Schlemmer.

Để thống kê các dân tộc, Nhà nước buộc phải
phân loại theo nhóm. Vì không thể phân loại
được tất cả 300 bộ tộc, và những người làm
trong chính phủ đều thuộc bộ tộc đa số nên
Nhà nước đã gộp nhiều bộ tộc vào các nhóm,
nhất là các bộ tộc khác xa về văn hóa với bộ
tộc Lào chiếm đa số và cũng là bộ tộc có
nhiều thành viên làm việc trong các cơ quan
chính quyền.
Ví dụ, trong bộ tộc Lào có nhiều bộ tộc Thái:
Tai Yang, Tai Lao, Tai Neua, Tai Lue, v.v. Các bộ
tộc này đều ít nhiều khác nhau về tập quán
văn hóa, trang phục, ngôn ngữ, cũng giống

như sự khác nhau giữa các bộ tộc Akha. Tuy

nhiên, các bộ tộc này lại không bị gộp chung
vào một nhóm mà lại được công nhận là bộ
tộc riêng rẽ trong danh sách phân loại chính
thức. Ta có thể nghĩ rằng, lý do có lẽ là bởi các
bộ tộc này gần gũi hơn về văn hóa xã hội với
bộ tộc Lào đa số nên được biết đến rõ hơn.
Hãy hình dung là nếu người Akha quản lý
đất nước Lào, chắc các bộ tộc Thái sẽ được
gọi chung bằng cái tên XYZ nào đó trong
danh sách phân loại chính thức, còn mỗi bộ
tộc Akha sẽ được mang tên riêng rẽ. Kết quả
phân loại sẽ phụ thuộc vào việc ai là người
thực hiện việc phân loại.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[249]


Khung

11

Tại sao phải phân loại các dân tộc và phân loại như thế nào?

T i sao ph i phân lo i các dân t c và phân lo i nh th nào?

M c ích :

- mô t (mô t l i tình hình th c t )

- theo tiêu chí (
c xác nh b i các m c tiêu

ra)?

Các m c ích theo tiêu chí c a vi c phân lo i ?
Thành l p danh sách c
nh v các nhóm (bao g m toàn b dân s ) nh m t o i u ki n thu n
l i cho vi c xác nh nhóm dân s và th hi n tính i di n c a nhóm dân s ó, c bi t c n
m b o s g n k t qu c gia.
thi t
Các ph ng ti n có th s d ng ti n hành phân lo i ?
• ch n phân lo i các nhóm d a theo tên (nh ng là tên nào? Không ph i lúc nào tên mà nhóm t
t ra c ng có m i liên h v i tên th t c a nhóm)
• ch n phân lo i b ng cách chia nh thành nhi u nhóm hay g p chung thành m t nhóm (d a
theo các tiêu chí c a Nhà n c)
nh
• m i nhóm s ch thu c m t dân t c duy nh t và c
• ph n ánh quan i m cá nhân c a ng i ti n hành phân lo i
Nguồn: tác giả.

Các Nhà nước đều cần phải phân loại, không
chỉ để xác định ai là ai mà còn phải đặt ra các
quy chuẩn. Phải nói ngay đây không phải là
để lên án chỉ trích. Đúng là trên thực tế những
gì mà các nhà nhân học nói thường hay bị coi
là chống Nhà nước. Với chúng tôi, phê bình
tức là tìm hiểu, suy nghĩ về nguyên do của
vấn đề, để làm tốt hơn và để đi được xa hơn.
Hãy lấy hai ví dụ cụ thể để minh họa cho mục

đích để làm tốt hơn:
- Khi người Pháp đô hộ miền Bắc Việt Nam,
họ cho là rất quan trọng việc xác định các
nhóm dân tộc và một người đối thoại, tức
là người đứng đầu, để họ áp đặt và thực
hiện hệ thống thuế khóa phù hợp với cách
sống tập tục của từng nhóm;
- Ở một số nước, như Ấn Độ, mỗi cộng đồng
đều có đại diện chính thức tại Nghị viện, và
có các cơ quan chuyên trách quản lý các
nhóm dân tộc. Để có thể chỉ định được đại
diện cho từng cộng đồng thì cần phải xác
định rõ những cộng đồng đó.

Đây là lý do tại sao một số nhà nhân học phải
suy nghĩ về logic của việc phân loại dân tộc,
để chỉ ra những hạn chế, trở ngại của việc
phân loại nhưng cũng đồng thời nhằm để
giúp phân loại chính xác hơn.
Cần phải lựa chọn tên gọi và đôi khi tên gọi
cũng có nhiều. Có tên các nhóm tự đặt cho
mình, tên do nhóm láng giềng gọi, v.v. và các
tiêu chí để xếp loại một cách đồng nhất. Tuy
nhiên các tiêu chí này không phải lúc nào
cũng khớp với nhau và có khả năng xảy ra
trường hợp một người được xếp vào nhiều
nhóm dân tộc khác nhau.
Chẳng hạn, dưới thời buôn bán xe ngựa, một
số người thuộc bộ tộc Akha là thương nhân
tự nhận là người Hán, vốn là nhóm người gần

như độc quyền trong hoạt động buôn bán
này. Nhưng khi quay về làng, họ lại trở lại là
người Akha. Phân tích lịch đại sẽ giúp chúng
ta đánh giá tốt hơn đặc điểm dễ thay đổi của
các phương pháp phân loại như trường hợp
của Lào dưới đây:

[250] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Khung
• Tr

hình
lo các
i các
t c
Tình
hìnhphân
phân loại
bộ dân
tộc ở Lào
12Tình

Lào

c n m 1960, phân lo i theo th b c d a trên c s chính tr :
• Ng i Tai (« nh ng ng i t do »
• Ng i Kha (« nh ng ng i l thu c »)


d a trên c s
• 1960-1986 : phân lo i t ng h p y
• Lao loum (Ng i Lào khu v c ng b ng)
• Lao theung (Ng i Lào khu v c s n núi)
• Lao soung (Ng i Lào khu v c nh núi)

al :

• 1986-2011 : phân lo i « khoa h c » d a trên c s ngôn ng :
• Tai-kadai
• Nam Á
• H'Mông - Miến
• Hán T ng

Nguồn: tác giả.

[Christian Culas]

Srey Sophorvny

Những thông tin làm rõ tình hình các bộ tộc
Lào có nguồn gốc lịch sử từ Thái Lan. Trước
đây, tất cả các nhóm dân tộc sinh sống ở
phía Bắc Thái Lan đều được gọi là Chao Khao,
trong tiếng Thái có nghĩa là «  Người miền
núi ». Từ 20 năm trở lại đây, tên gọi chính thức
của các nhóm này là Thai Phu Khao, có nghĩa
là « người Thái miền núi ». Các nhóm dân tộc
sinh sống ở các vùng ven biển, thường có
tập quán du canh du cư, dù có tên gọi khác

nhau nhưng đều được gọi chung là « người
Thái miền biển ». Tên gọi chung « Thái » được
sử dụng ở đây với ý chỉ sự hòa nhập vào Nhà
nước Thái, nhưng xét trên quan điểm văn
hóa, ngôn ngữ, lịch sử và tôn giáo, không dân
tộc nào trong số các nhóm dân tộc đó có đặc
điểm tương đồng với dân tộc Thái đa số còn
được gọi là người Siam.

Ở Campuchia, các nhóm dân tộc sinh sống
ở các vùng núi phía Đông Bắc. Nhưng cũng
có người Việt, người Chăm, người theo đạo
Hồi, người Hoa sống ở các vùng đồng bằng,
nhưng họ không bị coi là thiểu số.
[Grégoire Schlemmer]
Họ được coi là thiểu số nhưng không phải là
dân tộc thiểu số. Hơn nữa, ở Campuchia, các
dân tộc thiểu số có cùng nguồn gốc về lịch
sử và ngôn ngữ với dân tộc đa số. Ở nhiều
nước, người ta gắn các dân tộc thiểu số với
người bản xứ, những người đầu tiên đặt chân
đến vùng đất đó. Ở Campuchia, các dân tộc
này đặt chân đến cùng một lúc. Ở Lào, những
người đầu tiên đặt chân đến là những nhóm
dân tộc được gọi là người Kha, nên nhóm đa
số không muốn nhắc tới điều này. Tiêu chí
phân loại, định danh các nhóm dân tộc hiện
nay ở Lào là ngôn ngữ. Nhưng nói một ngôn

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


[251]


ngữ thuộc cùng một họ ngôn ngữ không có
nghĩa là nói cùng một ngôn ngữ bởi ngay
trong một họ ngôn ngữ cũng có nhiều sự
khác nhau, cũng không phải là chia sẻ cùng
một văn hóa, hay một nền tảng văn hóa. Các
nhóm gần gũi về ngôn ngữ có thể có lối
sống rất khác nhau. Các nhóm thuộc hai họ
ngôn ngữ khác nhau lại có thể có lối sống khá
tương đồng – chẳng hạn như trường hợp của
người Mường và người Thái hoặc người Thái
Nùng và người Dao ở Việt Nam. Các ví dụ trên
minh họa rất rõ thực tế là khái niệm dân tộc
là một khái niệm phức tạp và việc phân loại
định danh các dân tộc luôn có một phần áp
đặt. Khi nói về các nhóm thiểu số chỉ có nghĩa
khi đặt trong mối quan hệ với Nhà nước và
với nhóm đa số.
Jimreivat Pattiya
Có người Nam Đảo ở các vùng biên giới giữa
Việt Nam và Lào hay không?
[Grégoire Schlemmer]
Với tôi, không có người gọi là người Nam
Đảo (austronésien), không có các dân tộc nói
ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Đó chỉ là
các họ ngôn ngữ chứ không phải là nhóm
xã hội hay văn hóa. Nhiều người đã nhầm

lẫn khi coi đó là các nhóm phân loại về văn
hóa, hay còn gọi là « dân tộc - ngôn ngữ ».
Hơn nữa, các nhóm ngôn ngữ này được các
nhà nghiên cứu dần dần định ra, đó không
phải là các dữ liệu. Ngoài ra, đôi khi cũng có
những chủ ý chính trị trong việc phân định
các loại nhóm. Ở Trung Quốc, người Tạng Miến được coi là gần với người nói tiếng Hoa.
Một số nhà ngôn ngữ của Trung Quốc và Việt
Nam cho rằng người Tạng-Miến, người Hoa,

người thuộc ngữ hệ Nam Á và người tai-kadai
cùng thuộc về cùng một hệ ngôn ngữ duy
nhất. Nếu hiểu theo cách này, trong cùng
một quốc gia, tất cả mọi người đều có chung
một nguồn gốc.
[Christian Culas]
Ở Việt Nam, từ lâu đã có tranh luận về quan
hệ giữa người Mường và người Kinh. Đôi khi,
khó tách bạch được nghiên cứu khoa học với
quan điểm về tư tưởng.
[Grégoire Schlemmer]
Như vậy, ta luôn phải tự hỏi là xem xét vấn đề
trên quan điểm nào. Bạn là ai khi bạn nghiên
cứu một nhóm dân tộc, những hiểu biết và
quan điểm của bạn là gì? Tức là cần phải có
một cái nhìn phản biện đối với chính bản
thân với tư cách là nhà nghiên cứu.
Jimreivat Pattiya
Khi nghiên cứu các nhóm dân tộc sinh sống ở
các vùng Đông Bắc Thái Lan, gọi các dân tộc

đó là người Lào là điều chính quyền không
thích, phải gọi họ là các dân tộc Thái vùng
Đông Bắc trong khi trên thực tế ngôn ngữ
của những người đó là tiếng Lào.
[Christian Culas]
Hiện nay, số người thuộc bộ tộc Lào (về văn
hóa và ngôn ngữ) sinh sống ở Thái Lan còn
nhiều hơn cả ở Lào. Những người này gọi là
Issan, « người Đông Bắc ». Lý do rất đơn giản:
vào các thế kỷ 17, 18, khi có các cuộc xung đột
giữa các Nhà nước Lào, Thái Lan, Campuchia
với mục tiêu của các bên là bắt dân. Khi Thái
Lan xâm lược Lào, hàng triệu người đã bị bắt
về Thái Lan và sau đó đã ở lại nước này.

[252] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Ngày học thứ nhất, chiều thứ hai
ngày 18/7
2.3.3. Tên gọi của các dân tộc ở
Việt Nam
[Christian Culas]
Để bổ sung cho nội dung sáng nay, tôi sẽ
trình bày về cách tiếp cận phân tích tên

Khung

gọi các dân tộc. Chúng ta thấy là khởi thủy,
những tên gọi đầu tiên thường là các tên gọi

chung, chỉ các nhóm xã hội lớn, thường hiếm
khi có liên quan đến các khái niệm về bản sắc
của bản thân các nhóm dân tộc. Vậy ai đã đặt
ra và sử dụng các tên gọi dân tộc? Các tên gọi
đó đã được đặt như thế nào, vào thời điểm
nào trong lịch sử và nhằm mục đích gì?

Từ cácch
tên gọi
T13 tên
ngchung
lo iđến các
n tên
têngọi“temicg i”

- « Tên ch ng lo i » là tên g i ch m t nhóm v t

c cho là có nh ng i m chung.

Ví d : tên g i « các nhóm dân t c » là tên g i ch ng lo i, nó ch nhi u nhóm dân khác nhau nh ng
t tc
u là « ng i dân t c ».
- « Tên t g i» là tên mà chính các dân t c dùng g i mình. Ta phân bi t thu t ng Emic (t )
ngh a là các cách mà nh ng ng i dân ngh ho c nói v chính b n thân h . Và thu t ng Etic (
c)
là cách mà nh ng ng i ngoài (các nhà nghiên c u, Nhà n c, các d án phát tri n, các dân t c lân
c n…) ngh ho c nói v m t nhóm ng i ang
c nghiên c u.
• Ví d : « Mèo » = tên


c g i (etic), « Hmong » = tên t g i (emic)

Nguồn: tác giả.

« Tên gọi chung  » thường dễ hiểu, nó chỉ
một tập hợp các hiện tượng sự vật có hoặc
được cho là có các yếu tố tương đồng, gần
gũi, tức là thuộc cùng một nhóm. Vậy thuật
ngữ chung nhất, tên gọi chung nhất mà
chúng ta đã nói đến sáng nay là « nhóm dân
tộc » hoặc « dân tộc thiểu số ». Chẳng hạn,
thầy Grégoire đã nhắc tới trường hợp tên gọi
Akha mà người Lào sử dụng để gọi chung
cho khoảng 20 nhóm nhỏ khác nhau. Ta thấy
là tên gọi chung thường rất mơ hồ: người ta
gộp chung vào một tập hợp những người
nhiều khi rất khác nhau.
Đối với các nhà nhân học, phân biệt emic/etic
là một công cụ phân tích rất có ích[9]. Emic

chỉ tất cả các cách nghĩ, cách làm được chính
bản thân các cá nhân mô tả. Ngược lại, etic
chỉ cách nghĩ, cách mô tả hiện tượng sự vật
của những người khác về bản thân các cá
nhân đối tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Trước đây, tên gọi « người Mèo » được
sử dụng ở Việt Nam để chỉ người Hmong và
đây là tên gọi etic do người ngoài đặt ra. Ở
đây người ngoài chính là người Việt. Còn bản
thân họ gọi họ là Hmong và đây là tên gọi

emic. Nghiên cứu lịch sử tên gọi các nhóm
dân tộc, đặc biệt trong các tài liệu lưu trữ, cho
thấy trước đây thường sử dụng các tên gọi rất
chung chung. Dần dần, các tên gọi trở nên cụ

[9] Để tìm hiểu lịch sử ra đời của hai thuật ngữ emic/etic, xin mời tham khảo tài liệu sau: Olivier de Sardan, J-P. (1998),
Emique, L’Homme, 147: 151-166. ()

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[253]


thể hơn. Người ta chuyển từ những tên gọi
chung rất rộng sang các tên gọi emic.

Việt mới chỉ có mặt ở các vùng này trong
những năm gần đây. Vào thế kỷ 19, gần như
không có người Việt ở thủ phủ các tỉnh miền
núi phía Bắc. Những người Kinh duy nhất
có mặt, và trong khoảng thời gian ngắn, là
các quan lại, đại diện cho chính quyền hành
chính có nhiệm vụ giám sát khu vực. Đây là lý
do tại sao người Kinh hiểu biết rất ít về người
miền núi.

Hãy thử tiếp cận theo lịch đại. Tôi sẽ so sánh
dân cư ở cùng một vùng nhưng ở các thời
điểm lịch sử khác nhau. Biến số sử dụng ở đây
là mốc thời gian.

Tình hình ở các tỉnh miền núi của Việt Nam
rất điển hình, người Kinh, hay còn gọi là người

phátphát
tri triển
n ccủaacác
các
c danh
Quá trình
tộctdanh
ở Việt NamVi t Nam
BảngQuá
62trình
Th i gian

Tên

cg i

Tên

cg i

Tên

cg i

Tên

cg i


Tên t g i

Th k
18-19

1900
1950

1950
2010
Trong
t ng
lai ?

Ede, Bahnar, Jorai…

Ede, Bahnar, Jorai…

Tên các nhóm dân
t c nh h n ?

Mán-Yao-Dao, Mèo,
Hani…

Tày, Nùng, Giáy…

Mèo-Hmong

Kinh


Mán-Yao, Hmong,
Hani

Tày, Nùng, Giáy

Hmong hoa, en,
tr ng, …

Kinh

Hmong en
Hmong Shi
Hmong Peb…

Kinh ?

Iu Mien
Ké Mien
Ké Moun…

Tày, Nùng, Giáy

Nguồn: tác giả.

Bảng này tổng hợp tên gọi của các nhóm dân
tộc khác nhau mà chúng tôi tìm thấy trong
các tài liệu lưu trữ của Việt Nam. Các bạn thấy
là hệ thống các tên gọi này bắt đầu có từ thế
kỷ 18 vì có rất ít thông tin về tên gọi của họ

trước mốc thời gian này.
Trong tiếng Việt, Mọi có nghĩa là «  hoang
dã », « chưa được khai sáng văn minh ». Đây
là cách gọi hay được dùng ở miền Nam Việt
Nam. Cách gọi này đã được dùng trong gần
hai thế kỷ, sau đó đến đầu thế kỷ 20, tên gọi

của các dân tộc được rõ ràng hơn và dần tiến
tới tên gọi emic. Một trường hợp tương tự
khác là người Mán. Tên gọi này cũng có nghĩa
là chỉ những người « hoang dã » sinh sống ở
các vùng phía Bắc của Việt Nam. Đây là một
từ Hán Việt. Đồng nghiệp của tôi, chị Hạnh sẽ
trình bày chi tiết hơn về chủ đề này – xem
thêm phần đóng khung trong bảng.
Người Thổ cũng là một cộng đồng đa thành
phần. Ở một số vùng, người Mường cũng
được gộp vào nhóm dân tộc Thổ. Đây là một

[254] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


tên gọi rất thú vị bởi nó chỉ những người dân
địa phương, người bản địa (thổ dân), tức là
« những người sinh sống tại chỗ ».
Cột 4 trong bảng liên quan đến tên gọi người
Mèo, tên gọi này được biến âm từ một từ
tiếng Hán «  miao  ». Dưới thời Pháp thuộc,
người ta sử dụng tên gọi người Mèo và cả
tên gọi người Hmong. Sau đó, tên gọi này

dần biến mất mặc dù vẫn còn vùng Tài-Mèo
với những đặc thù riêng như Hmong Trắng,
Hmong Đen, v.v.

2.3.4. Định nghĩa và phân loại các
nhóm dân tộc ở Việt Nam
[Trần Hồng Hạnh]

Nhắc lại ba tiêu chí xác định các nhóm dân
tộc được chính thức sử dụng ở Việt Nam. Các
tiêu chí này đã được giới thiệu vào phiên học
buổi sáng – xem thêm phần 2.3.2. Xác định
và phân loại các dân tộc:
- ngôn ngữ chung - Viện Dân tộc học xếp các
hệ ngôn ngữ vào ba nhóm riêng rẽ: ngữ hệ
Nam Á, ngữ hệ Hán - Tạng và ngữ hệ Nam
Đảo;
- các tập tục văn hóa – tiêu chí này được đánh
giá là mơ hồ và khó xác định (xem thêm Tập
tục thờ cúng tổ tiên do Grégoire Schlemmer
trình bày vào phiên học buổi sáng);
- ý thức cội nguồn – tiêu chí tham chiếu để
công bố danh sách các dân tộc Việt Nam
(xem thêm. Quyết định số 121TCBKTCPB
ngày 2 tháng 3 năm 1979).

Trường hợp của người Dao.
Người Dao ở Việt Nam gọi mình là Kiềm miền
(Kìm mùn), Dìu miền, Yù miền, Ìn miền, Bièo
miền. Đây là các tên gọi tự nhận (tự danh),


tức là tên gọi mà mỗi cộng đồng tự nhận cho
mình. Các tên gọi « Kiềm, Kìm, Dìu, Yù, Ìn » đều
có nghĩa là « rừng », « Miền, Mùn » có nghĩa
là người.
Tuy nhiên các tên gọi Kìm miền, Kìm mùn
không rõ ràng vì người Dao không phải là
nhóm dân tộc duy nhất sinh sống ở miền
rừng; Dìu miền, Yù miền, Ìn miền, Bièo miền là
các tên gọi Hán - Việt của người Dao.
Đặt danh – tên gọi do một cộng đồng đặt
cho một cộng đồng khác – rất khác nhau khi
gọi tên người Dao – Động, Dạo, Dào, Xá, Mán,
Trại, v.v.:
- Động: tên gọi phổ biến ở vùng Việt Bắc trước
đây, đơn vị lãnh thổ có nghĩa là làng, thôn;
- Dạo hay Dào là các biến thể từ Dao, giống
như trường hợp gọi người Hmong được
gọi là Mèo, Mẹo;
- Xá thường được sử dụng ở các tỉnh Yên Bái
và Lào Cai, là tên gọi chung cho nhiều dân
tộc ở vùng Tây Bắc, thường mang hàm ý coi
thường, phân biệt chủng tộc;
- Mán chỉ một dân tộc « dã man » sinh sống
ở các vùng nằm ngoài lãnh thổ của dân
tộc Hán – tên gọi mang tính phân biệt
chủng tộc.
Giống như nhiều nhóm dân tộc khác, tên gọi
của mỗi nhóm thường gắn liền với lịch sử của
nhóm đó: nhóm gốc Hoa, tranh luận về việc

họ đến Việt Nam vẫn còn để mở – từ thế kỷ 11
đến thế kỷ 13 theo một số tác giả. Các dòng
di cư được quyết định theo vùng lựa chọn để
lập cư: vùng Tây Bắc của Việt Nam – vào thế kỷ
12, theo đường bộ –; vùng Đông Bắc và một
số tỉnh miền Trung – từ thế kỷ 12 đến đầu thế
kỷ 20, chủ yếu bằng đường thủy.
- Thế kỷ 13: người Dao quần trắng đến từ tỉnh
Phúc Kiến đã di cư đến các tỉnh Quảng Yên,
Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[255]


Quang; một số nhỏ di cư đến tỉnh Vĩnh Phú
hoặc các tỉnh Yên Bái và Lào Cai và có tên
gọi là Dao họ;
- Trong khoảng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ
18: người Dao quần chẹt và Dao tiền di
cư từ Quảng Đông đến các tỉnh Quảng
Yên, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Yên Bái và
Tuyên Quang;
- Thế kỷ 17: người Dao thanh y từ tỉnh Quảng
Đông di cư đến Móng Cái, sau đó đi qua
Lục Ngạn, vượt sông Đuống để lập cư ở
Tuyên Quang; một phần di cư đến Yên Bái
và Lào Cai và mang tên Dao tuyển;
- Thế kỷ 17: người Dao đỏ và Dao tiền từ

Quảng Đông, Quảng Tây di cư đến Cao
Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang và Tuyên Quang;
- Thế kỷ 18: người Dao đỏ di cư đến Lào Cai;
- Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20: người Dao lô
gang đến lập cư ở nhiều tỉnh của Việt Nam.
Các bạn có thể thấy, trong các tên gọi này, từ
đầu tiên là tên gọi chung, là tự danh, từ thứ
hai chỉ phục trang của từng dân tộc.
Hiện nay có khoảng 30 nhóm người Dao
đã được xác định ở Việt Nam. Những nhóm
đông nhất gồm: Dao tiền, Dao đỏ, Dao quần
chẹt, Dao quần trắng, Dao thanh y, Dao cóc
ngáng, Dao cóc mùn, Dao làn tẻn. Từ 30 năm
trở lại đây, có sự xuất hiện của người Dao ở
các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông
Nam Bộ. Các dịch chuyển dân cư như vậy
đã làm phong phú thêm cho văn hóa của
người Dao.
Jimreivat Pattiya
Người Dao sinh sống ở nhiều vùng, từ vùng
núi phía Bắc đến các tỉnh Tây Nguyên, liệu đây
có phải là do chính sách của Nhà nước hay là
do di cư tự phát?

[Trần Hồng Hạnh]
Khác với người Hmong, người Dao không di
cư có tổ chức. Người Dao di cư chủ yếu vì lý
do kinh tế.
Jimreivat Pattiya
Tại Lào, chính phủ đã di người Hmong và

người Dao sinh sống tại các khu rừng và vườn
quốc gia ra khỏi khu vực sinh sống của họ.
Điều này đã gây nhiều tác hại tới lối sống của
người dân thuộc hai dân tộc này.
Lê Hải Đăng
Viện Dân tộc học xác định có ba ngữ hệ trong
khi Bảo tàng Dân tộc học cho rằng có năm
ngữ hệ, tại sao lại có hiện tượng này?
[Trần Hồng Hạnh]
Xếp theo ba ngữ hệ là tài liệu chính thức
dùng nội bộ của Viện Dân tộc học. Tuy nhiên,
về điểm này, các nhà khoa học cũng có quan
điểm không thống nhất. Còn Bảo tàng Dân tộc
học đúng là xếp thành năm nhóm ngôn ngữ
khác nhau: Nam Á, Nam Đảo (austronésien),
Hán - Tạng, Tài-kadai và Hmong - Dao.
[Christian Culas]
Tôi nghĩ rằng một trong các lý do để giải thích
cho việc đó chính là việc chia thành năm ngữ
hệ ở Lào, Việt Nam và Thái Lan trùng với cách
xếp loại của tất cả các nghiên cứu quốc tế đã
công bố, do các nhà ngôn ngữ học xuất sắc
nhất thực hiện. Cách xếp loại như vậy cũng
được sử dụng ở nhiều nước khác như Nhật
Bản, Pháp, Mỹ, Anh, v.v. Tôi thấy là các họ
Môn-Khmer, Tài-Kadai và Mèo-Dao rất khác
nhau. Vậy xếp loại các ngôn ngữ đó như thế
nào? Đây là câu hỏi vẫn đang được đặt ra.

[256] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD



Nguyễn Thị Hà Nhung 
Tôi thấy hình như tên gọi Dao là do người
Trung Quốc đặt ra.
[Trần Hồng Hạnh]
Các tên gọi Kim mun, Yu mien, v.v, cũng là các
tự danh – emic. Các tên gọi này đều mang ý
nghĩa chung, chỉ « người sống ở miền rừng ».
Các tên gọi này đều được phát âm là Dao
theo tiếng Hán-Việt.
[Christian Culas]
Tôi xin kể một chuyện về tên gọi người Yao ở
Việt Nam. Trong tài liệu « Đồng Khánh dư địa
chí », viết bằng chữ Hán, khi nói về người Dao
(Yao), người ta sử dụng chữ Hán Yao nhưng
đổi nét. Nguyên trong tiếng Hoa, từ này được
viết với nét tị, nhưng sang tài liệu Việt Nam,
từ này được viết với nét nhân. Người Việt đã
mượn chữ viết từ tiếng Hán nhưng không đọc
là Yao mà đọc là Dao và nét cũng bị thay đổi.
Chúng ta thấy đây là logic của người ngoài:
chữ Hán được đưa vào Việt Nam, nhưng
không có quan hệ với bản thân người được
gọi, đây chỉ là cách chơi chữ của các nhà nho
người Trung Quốc và Việt Nam. Đó là các tên
gọi thuần túy mang tính etic. 
[Grégoire Schlemmer]
Yao là một từ tiếng Hán, đây là một từ thú vị
vì nó chỉ một nhóm được xếp loại mang tính

chính trị hơn là dân tộc. Ở đây là những nhóm
được miễn lao dịch cho nhà vua. Thứ hai, mặc
dù đây không phải là tự danh, nhưng vì nó
còn mang một vị thế chính trị, nên xảy ra hiện
tượng có các nhóm dân, vào các thời điểm
nhất định, tự nhận mình là người Yao. Thực tế
là ở cả Trung Quốc và Việt Nam, có các nhóm
thuộc ngôn ngữ Thái cũng được gộp vào
nhóm người Yao.

2.3.5. Cách tiếp cận về dân tộc:
trường hợp của Lào
[Grégoire Schlemmer]
Tôi muốn đề cập đến trường hợp của tỉnh
Phongsaly của Lào, địa bàn nghiên cứu của
tôi, để phân tích các vấn đề liên quan đến
tính dân tộc. Tôi sẽ lấy một vài định kiến
thường phổ biến trong báo chí hoặc dư luận
liên quan đến các dân tộc thiểu số để phân
tích phản biện, bóc tách trên cơ sở các ví dụ
từ tỉnh Phongsaly.
Định kiến thứ nhất: các dân tộc thiểu số là
một tập hợp chung, ngầm hiểu là họ có các
điểm chung kết nối họ với nhau, và phân biệt
họ với nhóm đa số.
Theo phân loại chính thức của Lào, tỉnh
Phongsaly có 13 nhóm dân tộc. Theo các điều
tra đã được thực hiện, với yêu cầu các cá nhân
tự nhận, tôi đếm được khoảng 40 tên gọi
khác nhau từ các phỏng vấn thực hiện trong

khoảng 150/600 thôn bản của tỉnh. Phải lưu
ý là người Lào, bộ tộc đa số ở Lào, chỉ chiếm
3% dân số của tỉnh, tức là một nhóm thiểu
số rất nhỏ! Trong số vô số các nhóm đã được
xác định, chúng ta sẽ xem xét trường hợp của
người Tai Lue. Người Tai Lue tạo thành một
nhóm rất gần với bộ tộc Lào đa số xét trên tất
cả các điểm. Để đơn giản, có thể nói tiêu chí
phân biệt hai nhóm này là nguồn gốc chính
trị của họ: người Tai Lue trước đây là thần dân
dưới triều Sip Song Panna (Xishuanbanna
theo tiếng Hán – hiện nay được gộp vào tỉnh
Vân Nam của Trung Quốc, sát biên giới với
tỉnh Phongsaly) trong khi người Lào là thần
dân của vương quốc Lan Xang, tên gọi cổ của
Lào. Như vậy, việc phân định các dân tộc chủ
yếu dựa trên căn cứ mang tính chính trị. Ngày
nay, người Lào ở tỉnh Phongsaly gần với người
Tai Lue sinh sống ở tỉnh này hơn là người Lào

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[257]


ở các tỉnh phía Nam đất nước. Cách ở, cách
mặc và ngôn ngữ giống nhau, họ sống cạnh
nhau và giao tiếp cùng nhau. Tuy nhiên, trong
phân loại chính thức, có sự phân biệt rõ ràng
giữa hai nhóm này, người Lào là dân tộc đa số

và người Tai Lue là dân tộc thiểu số...
Một ví dụ khác về những mập mờ trong cách
phân loại chính thức, trường hợp của bộ tộc
Ho (hoặc Haw) ở tỉnh Phongsaly. Bộ tộc này
gần với người Hoa ở Việt Nam hơn người Ho
ở Thái Lan, vì họ thường là những người đi
xe ngựa từ Trung Quốc qua buôn bán, lại là
người theo đạo Hồi. Ở Trung Quốc, họ được
gọi là người Hui, nhóm này tạo thành một bộ
tộc theo tín ngưỡng của họ. Còn người Ho ở
Phongsaly thì sao? Chính thức thì họ là một
nhóm dân tộc. Họ chấp nhận và tự nhận tên
gọi Ho, vì tên gọi này là đảm bảo cho nguồn
gốc Lào của họ, trên hết là phân biệt họ với
những người di cư người Hoa mới đến vùng
này. Nhưng trong cộng đồng và trong ngôn
ngữ của họ, họ coi mình là người Hán, dân
tộc lớn thống trị ở Trung Quốc. Như vậy,
người Ho, với số lượng rất nhỏ ở Lào, tự nhận
mình thuộc về một dân tộc có số lượng bằng
1/3 số người của cả nhân loại. Qua hai ví dụ
trên có thể đặt câu hỏi đâu là tiêu chí để xác
định các nhóm dân tộc và các nhóm thiểu số
ở Lào? Nước này gộp vào một tập hợp các
nhóm trước đây được hình thành trên cơ
sở chính trị (Tai Lue), các nhóm hình thành
từ các luồng di cư nhưng lại tự nhận mình
thuộc về một dân tộc thống trị ở Trung Hoa
(Ho) và cả các nhóm như trường hợp của dân
tộc Akha/Ko?

Định kiến thứ hai: mỗi nhóm dân tộc lại tự tạo
thành một tập hợp đặc thù và riêng rẽ.
Với một tỉnh như tỉnh Phongsaly, điểm mạnh
là dù diện tích nhỏ nhưng tỉnh này lại có
thành phần dân tộc rất đa dạng. Tuy nhiên,

nghiên cứu các nhóm dân tộc ở tỉnh này cho
thấy tất cả các nhóm có nhiều tập tục giống
nhau – kể cả bộ tộc Lào, là bộ tộc đa số và
không được xếp vào nhóm dân tộc thiểu số.
Như vậy, có những điểm tương đồng nằm
ngoài nguồn gốc dân tộc. Chẳng hạn, tất cả
các nhóm dân tộc sinh sống ở tỉnh này có
cùng một truyền thống tín ngưỡng liên quan
đến tập tục vì họ sống trên cùng một lãnh
thổ. Các nhóm đều có ảnh hưởng lẫn nhau,
kể cả về kỹ thuật, cách mặc, cách ăn ở, v.v.
Như vậy, chúng ta đều hiểu là nghiên cứu
từng dân tộc là quan trọng nhưng cần phải
có các nghiên cứu bổ sung về quan hệ giữa
các dân tộc đó.
Định kiến thứ 3: các dân tộc là các nhóm tồn
tại vĩnh viễn, ít thay đổi.
Nhưng thực tế, các dân tộc đều được sinh
ra, phát triển rồi mất đi. Nghiên cứu sự vận
động này của các dân tộc ở tỉnh Phongsaly
có những kết quả đặc biệt thú vị vì cách đây
2 thế kỷ, gần 3/4 dân số chưa đến lập cư tại
tỉnh này: một lượng lớn đã di cư đến đây sau
những cuộc nổi dậy đẫm máu của dân tộc

Hui và dân tộc Taiping ở miền Nam Trung
Quốc vào nửa sau thế kỷ 19. Các dòng di cư
này đôi khi dẫn đến tình trạng thất lạc, mất
liên lạc giữa các thành viên trong một nhóm,
vì họ đi theo nhiều hướng khác nhau, và do
đó dẫn tới hình thành các nhóm dân tộc mới.
Những người trước đây sống ở các vùng
đồng bằng, định cư và trồng lúa nước nay
cảm thấy bị sống cô lập ở miền rừng. Như vậy,
không nên cho rằng các nhóm dân tộc này
không có lịch sử, chỉ có điều lịch sử đó không
được viết ra. Cũng không nên nghĩ rằng các
nhóm này không thể thay đổi lối sống. Lấy
ví dụ trường hợp người Hmong. Dân tộc này
đa số sinh sống ở Trung Quốc. Họ sống định
canh định cư ở những ngôi làng lớn và từ lâu
đã canh tác lúa nước. Ở Việt Nam, Thái Lan

[258] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


và Lào, họ lại chủ yếu làm nương rẫy và sinh
sống ở các thôn bản trên núi cao. Vì để trốn
khỏi những rối ren xảy ra ở vùng miền Nam
Trung Quốc, họ phải tìm cách thích nghi với
môi trường sống hoàn toàn mới là núi non và
lối sống mới để di chuyển và chạy trốn nhanh
nhất có thể. Trong một vài thập kỷ, họ đã thu
nhập những thay đổi lớn vào lối sống. Hơn
nữa, người ta vẫn luôn nghĩ rằng các nhóm

dân tộc sống theo kiểu tự cung tự cấp, khép
kín về kinh tế. Tuy nhiên, nhìn lại biên niên
sử của Thái Lan và Trung Hoa, có thể thấy là
những người dân miền núi đã từng tham gia
vào các mạng lưới kinh tế quốc tế, qua việc
sản xuất bông vải, thuốc phiện, lâm sản, v.v.
Để kết luận, xin nhớ rằng dân tộc là một khái
niệm mơ hồ, có nhiều tiêu chí, và các tiêu chí
không phải lúc nào cũng đi cùng với nhau. Đó
có thể là một hình thức tập hợp ít nhiều mang
tính mục đích – dựa trên cơ sở di sản văn hóa
chung – nhưng cũng từ ý thức cội nguồn –
tức là có một phần chủ quan – và một vị thế tự
nhận hoặc được xây dựng thông qua quan hệ
với các nhóm lân cận. Tính dân tộc được đặc
trưng bởi hiện tượng đa thực tế, luôn thay đổi,
cả về xã hội, chính trị và văn hóa.
Vậy điều này sẽ có tác động thế nào về mặt
phương pháp luận khi nghiên cứu các nhóm
dân tộc?

>Cần phải có cái nhìn xa hơn để xem xét các
thay đổi và cải biến
>Không nên mặc định tên gọi các dân tộc và
chú ý tránh khái quát hóa
>Cần phải có cái nhìn bao quát cho cả khu
vực nhưng cũng phải tính đến đặc thù địa
phương
>Cần phải chú ý tránh nghiên cứu riêng rẽ
các dân tộc. Thay vào đó phải nghiên cứu

đặt trong mối quan hệ với các dân tộc lân
cận, coi các quan hệ đó như là yếu tố cấu
thành tạo nên bản sắc của họ.

Ngày thứ 2, thứ ba ngày 19/7
2.3.6. Bản đồ các vương quốc vào
thế kỷ 19 và phân vùng các họ
ngôn ngữ
[Grégoire Schlemmer]
Hãy quan sát các bản đồ lịch sử và bản đồ
phân bổ dân cư và xem xem các bản đồ này
sẽ giúp chúng ta như thế nào trong việc tìm
hiểu các hình thức tập hợp nhóm dân tộc.
Các bản đồ này tập trung vào tỉnh Phongsaly
của Lào. Đây là bản đồ cư trú, trên toàn châu
Á, của các nhóm dân tộc hiện diện trong tỉnh
và của những người thuộc các họ ngôn ngữ
khác nhau.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[259]


Bản đồ

1

Vị trí của tỉnh Phongsaly


Trồng lúa

Nguồn: tác giả.

Trên bản đồ của tỉnh Phongsaly, các bạn có
thể thấy phía Tây giáp tỉnh Xishuanbanna của
Trung Quốc – trước đây là vương quốc của
người Tai Lue, phía Đông giáp tỉnh Lai Châu

của Việt Nam được người Thái gọi là Mường
Lay, xa hơn về phía Nam giáp Điện Biên Phủ.
Đây là vùng có địa hình núi cao, diện tích
ruộng lúa rất ít.

[260] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Đây là bản đồ các vương quốc đã được nhắc
tới ở trên: Sip Song Panna (vương quốc Lue),
Muang Lai và Muang Then – thuộc Sip Song
Chau Tai, 12 huyện đặt dưới quyền của dân

Bản đồ

2

tộc Thái. Trên bản đồ này chưa có Thái Lan,
chưa có Lào hiện nay mà chỉ là một tập hợp
các vương quốc không có biên giới rõ ràng.


Phân định chính trị của nước Lào ngày nay vào thế kỷ 19

Nguồn: tác giả.
Chú thích: Biên giới, tên gọi và cách gọi tên trên các bản đồ này chưa được Liên hiệp quốc công nhận .

[Christian Culas]

[Grégoire Schlemmer]

Mỗi ô màu xám này là một xứ, có triều đình,
có các thực thể chính trị tự trị: phía Tây là xứ
Chiang Mai, tiếp đó là xứ Nan, ở Myanmar, có
xứ Chiang Kaeng, ở Lào, là Luang Prabang và
Vientiane về phía Nam và Champassak.

Ở đây, các trung tâm chính trị rất quan trọng,
còn biên giới thường không rõ ràng, nhiều khi
còn chồng lên nhau. Chẳng hạn, xứ Tran Ninh
– hay còn gọi là Xieng Khouang – phải cống
nạp cho cả Hà Nội và Luang Prabang; Luang
Prabang lại phải cống nạp cho Hà Nội, còn

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[261]


Hà Nội lại phải cống nạp cho Trung Hoa hoặc
Siam. Như vậy, có thể dễ dàng hình dung
những khó khăn trong việc đặt ra những biên

giới cố định vĩnh viễn để xác định các thực
thể chính trị sẽ thuộc vào đâu.

rất ít bị kiểm soát. Sau đó, việc phân định biên
giới đã khiến người dân bị đẩy sang Lào hoặc
sang Thái Lan, v.v.

[Christian Culas]

Tiếp cận lịch sử là phương pháp chính yếu khi
nghiên cứu về các nhóm dân tộc. Cần phải
nhớ là các nhà nước hiện nay là các hình thái
mới có. Vào thế kỷ 19, việc kiểm soát lãnh thổ
và dân cư không quan trọng bằng kiểm soát
sưu thuế. Điều này cũng góp phần giải thích
tại sao khu vực này lại có thành phần dân tộc
đa dạng như vậy: vào thời kỳ đó, không có ý
định thống nhất dân cư để quản lý hoặc để
lao động chung. Hơn nữa, sự đa dạng về văn
hóa và ngôn ngữ có thể là căn cứ để duy trì
sự phân biệt về chính trị và kinh tế – văn hóa
của dân tộc và tầng lớp tinh hoa thống trị sẽ
trở nên nổi trội.

Việc phân định bằng bản đồ, có cột mốc biên
giới mới có ở khu vực Đông Nam Á lục địa.
Các nhà nước kiểm soát các vùng gần kinh
đô, các vùng đồng bằng trồng lúa, còn ít kiểm
soát các vùng trung du, miền núi – ngoại trừ
việc gửi quan thái thú. Biên giới đầu tiên giữa

Việt Nam và Trung Quốc được phân định vào
thế kỷ 19. Biên giới giữa Thái Lan và Lào cũng
được phân định vào thời kỳ này. Có các khu
kiểm soát bởi người Siam, người Pháp, người
Lào, người Anh. Như vậy, trong suốt một thời
gian dài, người dân sinh sống ở các vùng này

[Grégoire Schlemmer]

[262] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bản đồ

3

Phân bổ dân cư thuộc hệ ngôn ngữ Môn-Khmer

Seuchuan

Guizou
CHINA

INDIA

Seuchuan

Yunnan

Guiz

CHINA

Guangxi
INDIA

Yunnan

MYANMAR
(BURMA)
VIET-NAM
MYANMAR
(BURMA)
VIET-NAM

LAOS
THAILAND
LAOS
CAMPUCHEA
CAMBODGIA

THAILAND

CAMPUCHEA
CAMBODGIA

Môn-Khmer

Nguồn: tác giả.

Đây là bản đồ phân bổ dân cư thuộc ngữ hệ

Nam Á, bao gồm Campuchia, Việt Nam, một
nửa của Lào, một phần của Myanmar và trải
dài tới Ấn Độ. Ta có thể thấy đây là địa bàn
cư trú liên tục hoặc chia theo khối, tạo cảm
giác có một mức độ đồng nhất về văn hóa.
Bản đồ này cho thấy chúng ta phải thận trọng
khi nghiên cứu các họ ngôn ngữ trên góc độ
văn hóa xã hội: không phải vì người ta nói các

thứ tiếng thuộc về cùng một họ ngôn ngữ
mà người ta có những điểm chung. Xét trên
bình diện xã hội và văn hóa, các dân tộc này
có mức độ đa dạng rất lớn, có dân miền xuôi,
dân miền núi, lập nên những vương quốc lớn
hay tập hợp thành những nhóm nhỏ đơn lẻ,
bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa hoặc Ấn
Độ, có các tôn giáo khác nhau, v.v.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[263]


Bản đồ cư dân ngôn ngữ Thái (Tai) này minh
họa mối quan hệ giữa thực thể chính trị và
nguồn gốc dân tộc. Cư dân thuộc ngôn ngữ
Thái, vốn cùng chia sẻ rất nhiều điểm tương
đồng về xã hội và văn hóa, nhưng lại phân
biệt lẫn nhau bằng tiêu chí thực thể chính
trị: người Tai Lue là thần dân của vương triều

Sipsongpanna, người Tai Khao thuộc xứ

Bản đồ

4

Mường Lay (Lai Châu), người Tai Dam thuộc
các vùng nằm quanh Mường Then (Điện Biên
Phủ) và Muang Muoi, v.v. Như vậy có thể thấy,
các nhóm dân tộc này tạo thành các tập hợp
dân cư khá tập trung, tình trạng rải rác chủ
yếu là do các đợt di cư về sau này. Ta cũng có
thể thấy là người dân tộc Lào ở Thái Lan bây
giờ còn đông hơn cả ở Lào.

Phân bổ cư dân ngôn ngữ Thái sống ở Phongsalay

Seuchuan

Guizou
CHINA

INDIA

Seuchuan

Yunnan

Gu
CHINA


INDIA

Guangxi Yunnan

MYANMAR
(BURMA)
MYANMAR VIET-NAM
(BURMA)
VIET-NAM

LAOS
THAILAND

LAOS
THAILAND

Tai
Tai Lue
Lao
Black Tai
Red Tai
White Tai

Nguồn: tác giả.

[264] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

CAMPUCHEA
CAMBODGIA

CAMPUCHEA
CAMBODGIA


Đây là bản đồ dân cư thuộc nhóm Akha-Hani.
Điều thú vị là người Hani sống tản mát ở
nhiều nước nhưng cuối cùng họ lại vẫn khá

Bản đồ

5

tập trung. Trong trường hợp này, chúng ta có
thể hình dung được các đường biên giới.

Phân bổ dân cư ngôn ngữ Akhoide và Tạng-Miến

Akha
Vagnou (Bi-Ka) và dân cư liên quan
Hani và dân cư liên quan
Ngôn ngữ Akhoide khác
Tạng Miến

Nguồn: tác giả.

Đây là phân bố cư trú của người Hmong
trắng trong nhóm Hmong và có sự gần
gũi về ngôn ngữ. Việc dân tộc này cư trú tại
Trung Quốc (quốc gia xuất thân của họ) với
số lượng lớn giúp chúng ta có cái nhìn tương

đối với những gì người ta hay nghĩ về dân tộc
này. Chẳng hạn, khi nói rằng người Hmong

sống du canh du cư, liên tục di chuyển và
thay đổi nơi cư trú, thì đó là trường hợp của
những người Hmong ở vùng Đông Nam Á.
Ở khu vực này, họ được biết đến và nghiên
cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, khi nói như thế,
người ta đang cho rằng đấy là lối sống theo
văn hóa của người Hmong nói chung, trong

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[265]


×