Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ THI THỬ lên lớp 10 năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.87 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
MÃ ĐỀ: 01

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
THPT NĂM HỌC 2019-2020
Môn: Ngữ văn (Thời gian làm bài 90 phút)

Câu 1 (2 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên rồi hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một
tình thương ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra
những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi
cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi
những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là
góa chồng, nợ nần túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình
thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến...Mặc
dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy
một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”.
(Trong lòng mẹ, Trích Những ngày thơ ấu, Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Tập Một, Nxb Giáo
Dục, Trang 15)
a. Nêu tên tác giả của văn bản trên.
b. Tìm một thành ngữ có trong đoạn văn bản.
c. Chỉ ra một thành phần phụ chú có ở đoạn trích và cho biết chúng bổ sung điều gì?
d. Các từ ngữ in đậm ở đoạn trích thể hiện phép liên kết nào?
Câu 2. (3 điểm)
Viết một bài văn với chủ đề: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.
Câu 3. (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tinh sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời gốc bể bơ vơ,


Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”.
(Kiều ở lầu Ngưng Bích, Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập Một, Nxb
Giáo dục, Trang 93)
---------- HẾT ----------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Giám thị không giải thích gì thêm.


III. HƯỚNG DẪN CHẤM:
1. Các yêu cầu cụ thể:
Câu
1

a.
b.
c.

d.
2

Yêu cầu cần đạt
Tác giả: Nguyên Hồng
Thành ngữ: tha hương cầu thực
Thành phần phụ chú: “, một người đàn bà đã bị cái tội là góa
chồng, nợ nần túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu
thực” => bổ sung ý nghĩa: giải thích làm rõ hoàn cảnh người
mẹ “mẹ tôi”

Phép liên kết: phép nối

Điểm
0,5
0,5
0,5

0,5

Viết một bài văn với chủ đề: Tình mẫu tử là tình cảm
thiêng liêng nhất.

3,0

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề cần
nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm của vấn đề; Kết
bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

0,25

c. Triển khai vấn đề: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học trong nhận thức và hành
động.
- Giải thích:
+ Tình mẫu tử là tình ruột thịt nồng nàn giữa người mẹ và đứa
con của mình.
+ Nó còn là sự hi sinh vo điều kiện của người mẹ giành cho con.
+ Là sự yêu thương tôn kính của đứa con với người mẹ của

mình.

2,0

0,25

- Bàn luân: Vai trò của tình mẫu tử:
+ Giúp đời sống tinh thần của ta đầy đủ, phong phú và ý nghĩa.
+ Giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống.
+ Là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi
khó khăn.
+ Là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát
khao sống của cá nhân.
- Để giữ gìn tình mẫu tử:
+ Biết tôn trọng và khắc ghi công ơn mẹ.
+ Biết sống sao cho xứng đáng với tình mẹ.
+ Cần biết đón nhận, cởi mở với mẹ của mình để tạo điều kiện
cho sự thấu hiểu của hai người.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị
luận
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp,
ngữ nghĩa của tiếng Việt.

0,25
0,25


3

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ thể hiện tâm trạng của Thúy

Kiều khi nhớ về Kim Trọng và cha mẹ qua Đoạn trích Kiều ở
lầu Ngưng Bích

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề cần
nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm của vấn đề; Kết
bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về đoạn thơ thể hiện
nỗi nhớ thương của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích

0,5

c. Triển khai vấn đề:Bài làm của HS cần đảm bảo các ý chính:
* Tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích
Khái quát giá trị 8 câu thơ: Khắc họa một cách xúc động nỗi nhớ
người yêu, nỗi nhớ thương cha mẹ bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm
của chính Thúy Kiều.
* Cảm nhận làm rõ:
- Nỗi nhớ người yêu: “tưởng”….dưới nguyệt chén đồng….da diết
đau đáu => tấm lòng thủy chung, mối tình đẹp đẽ không thể gội rửa
được
- Nỗi nhớ thương cha mẹ : “ Xót” nhớ thương , xót xa vì cha mẹ
không có người săn sóc sớm hôm => tấm long hiếu thảo, vì tha,
luôn nghĩ đến công sinh thành dưỡng dục; lo nghĩ cho người khác
=> giàu đức hi sinh.
- Lí giải : Kiều nhớ người yêu trước nhớ bố mẹ.
* Bàn luận, đánh giá về ngôn ngữ miêu tả tâm trạng nhân vật của
Nguyễn Du.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị
luận
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp,
ngữ nghĩa của tiếng Việt.
TỔNG ĐIỂM

3,0
0,5

0,5

1,0
1,0

0,5
0,5
0,5
10

2. Hướng dẫn chấm điểm:
- Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bài viết có nội dung sâu sắc, thể hiện kĩ
năng vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt trong văn văn tự sự. Có thể mắc một số
lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả.
- Điểm 7-8: Bài viết đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Thể hiện sự vận dụng tương
đối linh hoạt các kĩ năng tạo lập văn bản tự sự. Còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ,
chính tả.
- Điểm 5-6: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, nhưng chưa sâu, vận dụng chưa
nhuần nhuyễn các kĩ năng tạo lập văn bản; còn mắcnhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả.
- Điểm 3 - 4: Nội dung sơ sài, vận dụng chưa hợp lí các kĩ năng tạo lập văn bản; còn
mắc quá nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả.

- Điểm 1-2 : Chưa biết cách làm bài, diễn đạt lủng củng.


- Điểm 0: Không viết bài hoặc lạc đề.
--------HẾT------



×