Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề thi chọn đội tuyển văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.23 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO HƯƠNG KHÊ
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC HSG TỈNH
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)
ĐỀ RA
Câu 1: (8 điểm) Nhà văn Mỹ Ernest Hemingway từng nói: “Hạnh phúc giữ trong tay chỉ
còn là hạt; hạnh phúc mang ra san sẻ mới trổ hoa”.
Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2. (12 điểm) Trong tác phẩm Theo dòng, nhà văn Thạch Lam viết: “Công việc của
nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của
sự vật để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức”
Bằng một truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn THCS, hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
-HẾT(Giáo viên không giải thích gì thêm)
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO HƯƠNG KHÊ
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC HSG TỈNH
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)
ĐỀ RA
Câu 1: (8 điểm) Nhà văn Mỹ Ernest Hemingway từng nói: “Hạnh phúc giữ trong tay chỉ
còn là hạt; hạnh phúc mang ra san sẻ mới trổ hoa”.
Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2. (12 điểm) Trong tác phẩm Theo dòng, nhà văn Thạch Lam viết: “Công việc của
nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của
sự vật để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức”
Bằng một truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn THCS, hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
-HẾT(Giáo viên không giải thích gì thêm)


PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO HƯƠNG KHÊ


THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC HSG TỈNH
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)
Câu 1 (8 điểm): Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của
các trường đại học tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ:
"Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công".
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 2 (12 điểm): Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự
giãi bày và gửi gắm tâm tư.( Lê Ngọc Trà)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua một số bài thơ đã học trong
chương trình Ngữ văn THCS.
-HẾT(Giáo viên không giải thích gì thêm)
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO HƯƠNG KHÊ
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC HSG TỈNH
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)
Câu 1 (8 điểm): ): Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc
của các trường đại học tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ:
"Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công".
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 2 (12 điểm): Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự
giãi bày và gửi gắm tâm tư.( Lê Ngọc Trà)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua một số bài thơ đã học trong
chương trình Ngữ văn THCS.
-HẾT(Giáo viên không giải thích gì thêm)


HƯỚNG DẪN CHẤM THI
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
1/ CÂU HỎI 1

1/ Yêu cầu về kĩ năng
– Nắm bắt và vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
– Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không mắc các lỗi chính tả và diễn đạt.
– Trình bày bài sạch, đẹp, khoa học.
2/ Yêu cầu về kiến thức
a/ Giải thích
– Động lực: là cái đến từ bên trong mỗi cá nhân, thúc đẩy ta hành động. Nói cách khác, mọi hành động của
chúng ta đều có động cơ, có lí do. Chúng xuất phát từ những nhu cầu sâu xa bên trong.
=> Câu nói khẳng định tự tạo động lực chính là phẩm chất tạo khác biệt lớn nhất giữa người thành công và
người thất bại, không phân biệt danh tính hay tuổi tác.
b/ Phân tích, chứng minh
* Sự thành đạt nhất thiết phải xuất phát từ chính động lực bên trong mỗi người:
– Động lực xuất phát từ nhu cầu tự bên trong, xuất phát từ những suy tư, trăn trở, khác với sự hô hào, lên
gân từ bên ngoài.
– Những yếu tố để tạo động lực thực sự là:
+ Khát vọng: là hạt giống mà từ đó thành công nảy nở và phát triển. Chính khát vọng tạo nên điều kiện để
người bình thường đạt được những điều phi thường.
+ Niềm tin: không nản chí khi theo đuổi con đường đã chọn dù gặp phải những trở ngại tưởng chừng không
thể vượt qua. Cơ hội dẫn đến thành công luôn được đo bởi chính niềm tin của mỗi người.
+ Biết tưởng tượng, hình dung ra trước kết quả: khi hình dung, hành động của chúng ta càng rõ ràng và càng
thường xuyên bao nhiêu thì khả năng thực hiện càng nhiều bấy nhiêu.
…..
(Dẫn chứng, phân tích).
* Động lực thúc đẩy con người vượt qua khó khăn, thử thách, đánh thức tài năng trong con người (dẫn
chứng, phân tích).
c/ Bình luận, đánh giá
– Con đường đi đến thành công ngắn nhất là phải tự tạo động lực cho chính mình. Đừng trông chờ, ỷ lại, dựa
dẫm vào những yếu tố bên ngoài.
– Nếu không có động lực chân chính, con người không thể đạt được thành công trong cuộc sống.
– Phê phán những người chỉ biết chờ đợi vào người khác, thụ động thay vì tự thân vận động.

2/ CÂU HỎI 2
1/ Yêu cầu về kĩ năng


– Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề lí luận văn học qua phâm
tích một số tác phẩm văn học cụ thể
– Vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận.
– Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không mắc các lỗi chính tả và diễn đạt.
– Trình bày bài sạch, đẹp, khoa học.
2/ Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo một số nội dung sau:
a/ Giải thích:
– Nghệ thuật: Nghệ thuật là một lĩnh vực của cuộc sống khác các lĩnh vực khoa học. Nghệ thuật mà Lê
Ngọc trà đặc biệt nhấn mạnh ở đây là văn học – những tác phẩmnghệ thuật ngôn từ có hình tượng.
– Bao giờ: luôn luôn.
– Là tiếng nói tình cảm con người: Tình cảm của con người được thể hiện trong tác phẩm và tình cảm
của chủ thể sáng tạo – nhà văn – người nghệ sĩ.
– Là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư: những tình cảm ấy được nói ra, được viết ra xuất phát từ nhu
cầu:
. Được giãi bày: được bày tỏ, chia sẻ những gì chất chứa ở trong lòng để có thể nhân đôi những niềm vui
và vơi bớt những nỗi buồn.
. Gửi gắm những tâm tư: muốn kí thác vào tác phẩm những lời nhắn nhủ, những bức thông điệp, những tư
tưởng, tình cảm của nhà văn….
=> Ý kiến đề cập đến đặc trưng của văn học: Văn học là tiếng nói của tình con người, những tình cảm được
nói ra, viết ra từ nhu cầu được bày tỏ, chia sẻ, gửi gắm vào tác phẩm những tình cảm, tư tưởng của nhà văn.
Ý kiến đồng thời đưa ra tiêu chí để đánh giá một tác phẩm chân chính phải chứa đựng những tình cảm đẹp,
những tư tưởng tiến bộ làm đẹp cho tâm hồn con người.
b/ Lí giải, chứng minh:
* Tại sao “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi
gắm tâm tư”?

-.Văn học nghệ thuật ra đời trong những phút giây thăng hoa của tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ trước
con người và cuộc sống.
– Văn học đi sâu khám phá chiều sâu không cùng của tâm hồn, tình cảm của con người
– Văn học khi viết về tình cảm của con người không tách rời với việc phản ánh tâm tư, tình cảm ước mơ,
khát vọng và những suy nghĩ, nhận thức, tư tưởng của nhà văn về con người và cuộc sống.
– Sự phản ánh và biểu hiện bao giờ cũng được thực hiện thông qua việc xây dựng thế giới hình tượng nghệ
thuật.
* Chứng minh qua hai bài thơ:
– Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi: là tiếng lòng thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống con người, là tư tưởng
nhân nghĩa cao đẹp ở nhà thơ: Thông qua hệ thống hình ảnh về thiên nhiên (hoè lục, tán rợp giương, thạch
lựu phun thức đỏ, hồng liên trì tịn mùi hương, cầm ve…) và cuộc sống (lao xao chợ cá..), Nguyễn Trãi đã
dựng lên bức tranh ngày hè sống động, giàu sức sống, cuộc sống nhân dân bình yên, no đủ. Từ đó thấy
được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân khắp chốn được giàu đủ
của tác giả. Đằng sau mỗi hình ảnh là cảm xúc dạt dào, bay bổng trước thiên nhiên và cuộc sống, là nỗi lòng
canh cánh về trách nhiệm đối với nước với dân chưa hoàn thành. Đó là sự biểu hiện vẻ đẹp nhân cách đáng
trọng của nhà thơ.
– Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du: là tiếng nói nhân đạo của nhà thơ: Thông qua những hình ảnh giàu
sức khái quát: son phấn, văn chương tác giả khắc hoạ tài năng, tâm hồn, trí tuệ của nàng Tiểu Thanh –
con người có vẻ đẹp hoàn thiện nhưng lại phải chịu số phận đau thương. Từ đó nhà thơ ngợi ca, xót thương
cho những con người tài sắc mà bạc mệnh, trân trọng cái đẹp ở đời, đồng thời tỏ rõ sự bất bình trước những
ngang trái ở đời, tố cáo những lực lượng đã chà đạp lên con người. Không chỉ thể hiện sâu sắc nỗi thương


người và nhà thơ còn kí thác những nỗi niềm tâm sự riêng qua việc tự nhận mình là người cùng hội cùng
thuyền với Tiểu Thanh. Đó chính là những tư tưởng nhân đạo, nhân văn sâu sắc của tác phẩm chống lại
mạnh mẽ quan điểm vô ngã, phi ngã trong văn thơ trung đại.
c/ Bài học, mở rộng
– Tiếng nói tình cảm, tư tưởng trong văn học gắn liền với những hình thức nghệ thuật đặc sắc là cơ sở để
tạo nên giá trị và sức sống lâu bền cho tác phẩm văn học.
– Đối với người tiếp nhận: ý kiến giúp hiểu sâu hơn về trưng cơ bản của văn học và tiêu chí để đánh giá một

tác phẩm văn học có giá trị. Khi đến với tác phẩm văn học luôn chú ý khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm
trong đó có những thông điệp tình cảm, tư tưởng sâu sắc mà tác giả chia sẻ và gửi gắm trong tác phẩm.
– Đối với người sáng tác: trước con người và cuộc sống không thể thờ ơ, vô cảm luôn mở rộng lòng mình để
cảm hiểu, chia sẻ mới có được những tác phẩm thực sự, tình cảm nhân văn, nhân đạo kết hợp với cảm
quan hiện thực sắc sảo của nhà văn là yếu tố quyết định sự sống còn của một tác phẩm văn học.



×