Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN VẬN DỤNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN LỊCH SỬ LỚP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.86 KB, 30 trang )

ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN LỊCH SỬ LỚP 5
*************
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Dân ta phải biết sử ta”. Đó là lời dạy
bất hủ và cũng là lời nhắc nhở mang tầm vóc to lớn, mang ý nghĩa sâu sắc
đối với các thế hệ con Rồng cháu Tiên. Vì lẽ đó, môn học Lịch sử đã được
đưa vào chương trình tiểu học và là một trong các môn học chính có tầm
quan trọng đối với học sinh tiểu học. Như vậy, Đảng ta, nhà nước ta cũng
như nền giáo dục của ta đã rât quan tâm vấn đề lịch sử của dân tộc. Song,
một thực tế khiến cho chúng ta hết sức ngỡ ngàng và không thể làm ngơ đó
là chất lượng học tập môn Lịch sử của học sinh các cấp chưa được như
mong muốn. Điều đó thể hiện rõ nét qua kì thi tốt nghiệp phổ thông trung
học gần đây, số thí sinh đạt điểm trung bình trở lên rất thấp, thậm chí có
những thí sinh còn đạt điểm không. Đó cũng là một sự cảnh tỉnh đối với tất
cả người dân Việt Nam chúng ta, đặc biệt là những người làm công tác giáo
dục. Ý thức được tính nghiêm trọng của nó, những năm gần đây nhiều nơi
trong cả nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ và giúp mọi
người có cơ hội tìm hiểu sâu rộng hơn, thường xuyên hơn về lịch sử như: Ở
thành phố Hồ Chí Minh đã treo các tấm biển có những nội dung lịch sử khác
nhau vào các cây cột đèn trên đường hoặc ở những nơi công cộng khác; ở
trên các đài truyền hình ta cũng thường thấy các cuộc thi tìm hiểu về lịch
sử...
Như vậy, là một công dân nước Việt, hơn thế nữa lại là một giáo viên
mang trên mình trọng trách giáo dục con nguời ở bậc học đầu đời “ Bậc tiểu
học”- bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, tôi luôn tư hỏi
mình: Cần phải làm thế nào để cải thiện chất lượng học tập môn Lịch sử ?
Làm thế nào để các em thích học, thích khám phá, thích tìm tòi để chủ động
nắm bắt, ghi nhớ và khắc sâu kiến thức? Và tôi ý thức được rằng, muốn vậy
cần phải thay đổi hình thức, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực và vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp ấy vào trong từng bài


giảng. Chính vì những lẽ đó mà qua 15 năm trực tiếp giảng dạy, tôi đã đi sâu
tìm hiểu, nghiên cứu, thử nghiệm và đã đạt được một số kết quả khả quan.
Đó là lí do tôi chọn đề tài này.
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI.
1,Thuận lợi
- Qua các kì đại hội, Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm đến công tác
giáo dục, coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” nhằm mục tiêu “ Nâng cao


dân trí, đào tạo nhân lưc, phát triển nhân tài”. Các cấp của ngành cũng
quan tâm sâu sát đến chất lượng giáo dục, mở các lớp tập huấn, các tiết dạy
chuyên đề.... giúp giáo viên có hiểu biết đúng đắn và định hướng đổi mới
phương pháp. Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ, góp ý đánh giá và hỗ trợ
kịp thời. Điều đó còn được thể hiện qua việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học và sách giáo khoa; rồi việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo…
- Các cấp chính quyền địa phương cũng quan tâm đến giáo dục nhiều hơn
trước. Các lực lượng giáo dục khác cũng đã cùng đồng hành với Đảng, nhà
nước và các thầy cô giáo, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện xã hội hóa
giáo dục.
- Phần lớn học sinh tích cực học tập, ham tìm hiểu.
- Nội dung chương trình và sách giáo khoa phù hợp với trình độ nhận
thức của học sinh lớp 5, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới phương pháp
dạy- học.
2, Khó khăn:
- Trường nằm trong khuôn viên của Trung tâm văn hóa xã Phước Thiền,
riêng lớp tôi phụ trách lại học nhờ ở trường tiểu học Phước Thiền 1. Các em
phải đi học xa gia đình, xa trường của mình nên ảnh hưởng nhiều đến việc
học tập và sinh hoạt của giáo viên và học sinh.
- Hầu hết học sinh xuất thân từ gia đình làm ruộng hay công nhân.

Hoàn cảnh nhiều gia đình còn khó khăn nên phụ huynh chưa quan tâm thực
sự đến việc học của con em mình, hầu như giao phó việc đó cho nhà trường.
- Y thức tự học của học sinh còn rất hạn chế. Các em chưa tích cực,
chưa tự giác trong việc học bài, chuẩn bị bài và chuẩn bị đồ dùng học tập…
Gây không ít khó khăn cho việc dạy và học.
- Số học sinh thiếu hoạt bát, lười nhác suy nghĩ, thụ động làm theo yêu
cầu của thầy cô hoặc bạn học còn chiếm tỉ lệ khá cao.
- Việc vận dụng đổi mới phương pháp trong dạy học của giáo viên còn
nhiều lúng túng, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa thực sự đồng bộ.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn.
3, Số liệu thống kê
Thực trạng học tập môn Lịch sử của học sinh trong những lớp tôi phụ
trách
khi chưa thực hiện các giải pháp của đề tài ( Thời điểm đầu mỗi
năm học) qua một số năm như sau:
Năm học

Lớp

2006-2007
2007-2008

5/3
5/1

Tổng số
HS
29
25


Lực học TB trở lên
Tổng số
%
21
72,4
20
80,0

Lực học yếu
Tổng số
%
8
27,6
5
20,0


2008-2009

5/2

42

32

76,2

10

23,8


III.NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 5 ta thấy
kiến thức lịch sử ở đây không được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ mà
chỉ chọn ra những sự kiện , hiện tượng và nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một
giai đoạn lịch sử nhất định. Thế nhưng, những kiến thức trong phân môn này
vẫn đảm bảo tính hệ thống ở mức độ tương đối theo dòng thời gian của lịch
sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến nay.
- Với nội dung kiến thức đó là vừa sức với học sinh ở lứa tuổi lớp 5. Tuy
vậy, thực tế giảng dạy cho thấy học sinh học môn lịch sử thường tiếp thu
một cách thụ động, nắm kiến thức một cách hời hợt, chưa hứng thú và tích
cực học tập. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Giáo viên ngại đổi
mới phương pháp, chưa tích cực thay đổi các hình thức tổ chức dạy học,
một số giáo viên còn nặng về phương pháp thuyết trình cốt sao cho học sinh
nhớ được tên nhân vật, sự kiện lịch sử là đủ. Mặt khác, sự thiếu thốn về cơ
sở vật chất và trang thiết bị dạy học cũng là một khó khăn lớn đối với giáo
viên và học sinh. Từ chỗ đó làm cho tiết học kém phần sinh động, hấp dẫn,
làm cho học sinh không hào hứng trong việc tham gia tiết học.
- Ta đã biết rằng đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người
không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, lịch sử là
những sự việc đã diễn ra, là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan,
không thể phán đoán hay suy luận. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của
môn Lịch sử ở trường tiểu học là tái tạo lịch sử tức là giúp học sinh tiếp
nhận những thông tin từ sử liệu, tiếp xúc với những chứng cứ vật chất,
những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở họ những hình ảnh cụ thể, sinh động,
chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tạo ra ở học sinh những biểu
tượng về con người và hoạt động của ho trong bối cảnh thời gian, không
gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Học tập lịch sử không
chỉ để hình dung được hình ảnh của quá khứ mà điều cốt yếu là phải hiểu

lịch sử, tức là nắm được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử, Trên cơ sở
đó hình thành khái niệm, phát hiện mối quan hệ, rút ra các bài học lịch sử.
Bởi vậy, giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập, tạo điều kiện cho học
sinh độc lập suy nghĩ, tự tìm tòi, phát hiện kiến thức chứ không nên áp đặt
những kết luận có sẵn.
Như vậy, để thực hiện được những vấn đề và nhiệm vụ nêu trên, mỗi
người thầy chúng ta phải nhanh chóng và tích cực đổi mới phương pháp dạy
học lịch sử theo hướng tích cực, cụ thể là cần tổ chức để học sinh làm việc
với các nguồn sử liệu một cách hứng thú, tích cực chủ động. Thực tế, vấn đề


đổi mới phương pháp dạy học đã được thực hiện ở trường tiểu học trong
những năm gần đây. Nhưng vấn đề đặt ra là người giáo viên phải thực hiện
và vận dụng đổi mới phương pháp dạy học vào thực tế như thế nào để đảm
bảo đạt mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà
trường, đối tượng giáo viên và học sinh?
Và đó cũng chính là cơ sở để tôi viết đề tài này.
2, Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
a, Phương pháp thực hiện:
Talleyrand đã nói : “ Phương pháp là thầy của các thầy”.
Quả thật là như thế! Chúng ta nuốn đạt được mục đích, mục tiêu giáo
dục thì phương pháp dạy của người thầy và phương pháp học của trò là vô
cùng quan trọng. Trong số chúng ta, ắt hẳn sẽ có ít nhất một lần khen ngợi
một thầy cô nào đó đã từng dạy mình rằng: “ Thầy (cô) dạy hay quá, nghe
hấp dẫn và dễ hiểu quá...”. Biết rằng để có được thành công âý thật không
đơn giản! Thế nhưng, điều đó cũng không phải là không thực hiện được.
Cùng với năng lực sẵn có và sự cố gắng của bản thân mỗi người thầy, từng
bước chúng ta sẽ làm được và làm tốt. Cũng như tất cả các môn học khác,
việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết và tất yếu. Lí luận dạy học
hiện đại đã tổng kết và đưa ra nhiều cách vận dụng phương pháp dạy học

tích cực hướng vào việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, tìm tòi của học
sinh, tạo điều kiện cho các em tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức.
Như vậy, để vận dụng đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 5 thì việc lựa chọn phương pháp
dạy hoc và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan trọng, như Menander đã
nói :“ Thật vô cùng may mắn cho ai học được cách học”. Qua đó, giáo viên
phải lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của
trường , của lớp; phù hợp với nội dung từng bài, từng đối tượng học sinh sao
cho hài hoà và đạt kết quả như mong đợi.
a.1, Tìm hiểu thực trạng học sinh:
Muốn vận dụng hiệu quả đổi mới phương pháp trước hết mỗi giáo viên
phải hiểu rõ tình trạng học sinh lớp mình, phải nắm chắc lực học của từng
em, hiểu được tâm tư cũng như năng lực hay sở thích của các em. Vì vậy,
ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát thăm dò học sinh lớp tôi và
thu được kết quả như sau:
HS thích học môn Lịch sử
Tổng số
%
30
71,4

HS không thích học môn Lịch sử
Tổng số
%
12
28,6


Từ đo, tôi xác định được hai loại thái độ học tập đối với môn Lịch sử
của học sinh. Tiếp tục khảo sát và thu được kết quả:

o Lí do học sinh thích học lịch sử là:
- Môn Lịch sử rất hấp dẫn, giúp em hiểu biết về lịch sử dân tộc.
- Được thảo luận cùng các bạn.
- Cô giảng bài lôi cuốn.
- Được xem và làm việc với tranh ảnh, bản đồ.
o Lí do học sinh không thích học lịch sử là:
- Môn Lịch sử rất khó học, học mãi mà không thuộc.
- Khi thảo luận nhóm, các bạn thường xuyên không đồng ý với ý kiến
của em.
- Sợ cô kiểm tra bài cũ.
Qua đó thấy rằng, phần đa học sinh yêu thích học lịch sử. Với đối tượng
này sẽ tiếp tục áp dụng các phương pháp dạy học đã thực hiện. Điều ta quan
tâm hơn là đối tượng không thích học lịch sử. Đây đa số là các học sinh yếu.
Căn cứ vào những lí do các em đưa ra, mỗi giáo viên cần có những cách chú
ý riêng tới những học sinh này. Tạo cho các em được làm việc nhiều hơn, có
cơ hội để thể hiện mình nhiều hơn. Qua đó động viên, khích lệ các em qua
những thành tích mà các em đạt được dù là nhỏ. Giáo viên tuyệt đối không
la mắng hay tỏ thái độ không hài lòng vì như thế chỉ làm các em chán nản
hơn mà thôi. Cho nên, giáo viên cần tôn trọng mọi ý kiến của các em. Bên
cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể phương pháp học bài và chuẩn bị
bài, giúp các em tự tin hơn khi đến lớp. Nói tóm lại là giáo viên phải nỗ lực
thật nhiều để giúp các em cảm thấy yêu thích môn Lịch sử vì có yêu thích thì
các em mới tích cực tham gia họctập và tiếp nhận thông tin , ghi nhớ kiến
thức một cách tự giác và chủ động.
a.2, Hướng dẫn học sinh cách học môn Lịch sử theo từng loại bài:
* Với loại bài có nội dung về các nhân vật sự kiện lịch sử:
- Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về sự kiện lịch
sử, về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật . Đọc nội dung trong sách giáo
khoa trước ở nhà để nắm được các thông tin thể hiện trong bài học trước khi
đến lớp.

- Trước khi nhắc đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử nào đó, giáo viên cần
cung cấp thêm thông tin để các em biết được những net sơ lược về bối cảnh
lịch sử ( không gian, thời gian) mà nhân vật hoạt động hoặc sự kiện xảy ra.
- Học sinh tự trình bày những hiểu biết của mình về nhân vật hoặc sự kiện
lịch sử đó. Với những nội dung trong đó có lời đối thoại đắt giá của các nhân
vật thể hiện phẩm chất cao quý của họ, khuyến khích học sinh tự đóng vai để
diễn lại.


- Trên lớp, phải tích cực tham gia hoạt động cùng các bạn. Chú ý lắng nghe
bạn nói, thẳng thắn góp ý và chủ động đưa ra những ý kiến của mình. Tập
trung cao độ khi nghe cô giảng hoặc chốt lại nội dung bài.
- Cần chú ý việc liên hệ nội dung bài học với thực tế địa phương thông qua
thầy cô, người thân trong gia đình, chính quyền địa phương và những người
xung quanh.
* Với loại bài có nội dung về ôn tập, tổng kết:
Đây là loại bài học nhằm hệ thống hoá và củng cố lại những kiến thức đã
học cho học sinh sau mỗi một thời kì hoặc giai đoạn lịch sư, cho nên:
- Giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ cần phải giải quyết của bài là gì.
- Học sinh tự nhớ lại các thông tin đã học, có thể đọc lại các nội dung ấy
trong sách giáo khoa, tự lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, thống kê, tìm các dẫn
chứng minh hoạ.
- Trình bày nội dung theo trình tự và có hệ thống.
* Với loại bài về lịch sử địa phương:
Loại bài này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học tập của học sinh.
Vì rằng một yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học là phải luôn gắn nội
dung lịch sử của bài học với môi trường sống xung quanh. Qua đó góp phần
bồi dưỡng tình yêu quê hương, lòng tự hào về quê hương.
- Giáo viên cần nêu trước nội dung sẽ tìm hiểu, nêu kế hoạch thực hiện và
hướng dẫn các em thu thập thông tin thông qua người thân trong gia đình,

qua những người có hiểu biết về nội dung liên quan hoặc qua các phương
tiện thông tin khác.
- Học sinh trực tiếp tham quan các di tích lịch sử ở địa phương hoặc ghi
chép lại thông tin qua lời kể của người khác.
- Sắp xếp và trình bày lại các thông tin theo một trình tự sự kiện lịch sử
hợp lí và ngắn gọn.
a.3, Các hoạt động chuẩn bị trước tiết học:
* Đối với giáo viên:
- Cần hiểu rõ mục đích giáo dục và mục tiêu bài dạy. Từ đó giáo viên
trang bị cho mình vốn kiến thưc sâu rộng. Bởi khi dạy một thì giáo viên
phải biết ít nhất là hai, ba chứ không thể chỉ biết một. Điều đó đòi hỏi người
giáo viên phải không ngừng học tập, tự rèn luyện để nâng cao tri thức thì
mới có thể dạy các em đuợc vì ta không thể dạy được cái mà chúng ta
không có.
- Sự chuẩn bị còn được thể hiện ở việc lựa chọn phương pháp dạy học.
Giáo viên cần thay đổi cách nghĩ trước đây là mình phải dạy như thế nào
thành cách nghĩ: Học sinh phải làm gì để tiếp thu được kiến thưc này? Xuất
phát từ phương pháp học của trò mà chọn phương pháp dạy của thầy. Chọn
lựa phương pháp sao cho phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung bài


học, với đối tượng học sinh của lớp. Phương pháp dạy học vô cùng phong
phú. Mỗi phương pháp đều có ưu và khuyết nhất định, ngoài việc lựa chọn
giáo viên cần biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp sao cho tiết học
mang lại hiệu quả cao nhất. Muốn thế chúng ta phải hiểu rõ bản chất của
từng phương pháp, hiểu được ưu và khuyết của nó để phát huy tối đa ưu
điểm, hạn chế khuyết điểm.Làm thế nào tạo điều kiện để từng học sinh hoạt
động, mọi học sinh được thể hiện mình, được hợp tác, được tư duy trong quá
trình học tập.
- Để tạo điều kiện cho các em tích cực, chủ động trong học tập thì

không thể thiếu đồ dùng dạy học. Nó giúp cho kiến thức đến với các em
bằng con đường ngắn nhất. Đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học, tư duy của các em
còn ở mức độ cụ thể hơn là tư duy trừu tượng. Vì vậy có sự hỗ trợ của đồ
dùng dạy học sẽ tạo ra hứng thú học tập, kích thích trí tưởng tượng,say mê
tìm tòi…,từ đó kiến thức mới dễ hình thành, dễ ghi nhớ mà lại khó quên.
Hơn nữa, các phuơng tiện dạy học như: bảng phụ,phiếu học tâp, phim đen
chiếu…tạo cho giáo viên có sự chủ động trong thời gian,tâm thế tự tin trong
mỗi tiết học. Thực tế với sự hỗ trợ của đồ dùng và phương tiện dạy học đảm
bảo tính thẩm mĩ và khoa học luôn tạo cho tôi và học sinh trong lớp không
khí học tập sinh động, thoải mái, tự tin, kiến thức được các em tiếp nhận một
cách thuận lợi.
- Điều quan trọng không thể thiếu đó là thiết kế giáo án trước khi dạy.
Giáo án cần dựa vào 4 tiêu chí:
* Mọi học sinh có được hoạt động hay không?
* Sau các hoạt động đó học sinh có tự chiếm lĩnh tri thức không?
* Học sinh có vui vẻ học không?
* Giáo viên nói ít hay nói nhiều, làm ít hay làm nhiều?
Trong giáo án cần xác định rõ mục tiêu, đồ dùng và các hoạt động dạy
học. Cần dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể xảy ra và các
phương án giải quyết. Thiết kế cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu
cần đạt cho từng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học
sinh. Như vậy giáo viên phải hiểu rõ đối tượng học sinh mà mình tác động
để giao nhiệm vụ học tập một cách hợp lí, đảm bảo tính vừa sức, thu hút mọi
học sinh tham gia tích cực vào hoạt động học.
* Đối với học sinh:
Việc chuẩn bị bài học của học sinh góp phần không nhỏ đối với sự thành
công của tiết học. Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần giúp học sinh nhận
thức rõ tầm quan trọng của môn học , sự cần thiết phải có sự chuẩn bị bài và
để đáp ứng được điều đó các em cần phải chuẩn bị bài học như thế nào?
Giáo viên giúp học sinh biết được các công việc cụ thể là: cần phải đọc trước

nội dung bài, thu thập thông tin, hình ảnh, phương tiện phục vụ cho bài học,


trao đổi vời bạn bè và những người khác về nội dung sưu tầm được. Điều rất
cần thiết ở đây là phải biết biến việc chuẩn bị bài của các em thành một thói
quen. Ngạn ngữ Tây Ban Nha có câu : “ Thói quen ban đầu chỉ là những sợi
tơ nhện, lâu dần biến thành sợi dây thừng” . Với khâu này, giáo viên cần
phải kiên trì thực hiện bằng nhiều cách và nhiều sự trợ giúp, lúc đầu tuy gặp
khó khăn nhưng dần dần học sinh sẽ quen. Phải tạo được “ bộ khung” của
lớp để cùng với giáo viên kiểm tra thường xuyên và nắm bắt chính xác hoạt
động chuận bị bài của từng đối tượng học sinh và các nhóm. Phải nói rằng,
việc tiếp cận hay sưu tầm nguồn sử liệu là không hề đơn giản cho nên giáo
viên cần cung cấp cho các em những địa chỉ, những đối tượng giúp các em
thu thập thông tin và những nội dung cần thiết theo nội dung bài. Cũng có
thể hình thành các nhóm và phân công chuẩn bị theo nhóm sẽ giúp việc
chuẩn bị nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
a.4, Tổ chức các hoạt động dạy và học:
@/ Các bước của bài học:
Trước đây chúng ta thường quan niệm học lịch sử là phải học thuộc, nạp
kiến thức vào bộ nhớ của học sinh theo lối thầy đọc, trò chép, học thuộc lòng
theo thầy,theo sách giáo khoa là đạt yêu cầu. Ngày nay, việc đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh như
đã nêu ở trên đã được áp dụng rộng rãi. Từ cơ sở nhận thức của cá thể độc
lập, bằng các biện pháp tương tác xã hội : học theo nhóm, học cả lớp, đối
thoại thầy- trò, đối thoại trò- trò...để thực hiện mục tiêu bài học. Do đó, khi
dạy học trên lớp, giáo viên cần tiến hành các bước như sau:
- Bước 1: Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập của tiết học.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950”, phần giới
thiệu bài giáo viên tiến hành: Treo bản đồ, giới thiệu và chỉ cho học sinh
thấy đường biên giới Việt- Trung, nói: Sau chiến thắng Việt Bắc, ta chủ động

tiến công địch. Chiến thắng Biên giới Việt- Trung 1950 là một ví dụ. Vậy vì
sao ta lại quyết định mở chiến dịch ấy? Diễn biến của chiến dịch ra sao?
Chiến dịch đã mang lại ý nghĩa lịch sử như thế nào? Chiến dịch này có gì
khác chiến dịch Việt Bắc 1947? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm
nay “ Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950”.
- Bước 2: Tổ chức cho học sinh tiếp cận các nguồn sử liệu.
Học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa kết hợp xem tranh ảnh, nghiên
cứu thêm các tư liệu khác. Giáo viên có thể giúp các em tiếp cận bằng cách
trình bày các sự kiện kết hợp trực quan.
Ví dụ: Bài “ Vượt qua tình thế hiểm nghèo”.
Khi tìm hiểu nội dung “đẩy lùi giặc đói, giặc dốt”, giáo viên yêu cầu học
sinh đọc nội dung từ “ Để cứu đói.....được cắp sách tới lớp” , kết hợp quan


sát hình 2 và 3 trang 25, 26 và những mẫu chuyện thực tế về vấn đề này mà
các em biết được do người thân kể lại...
- Bước 3 : Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc và tự giải quyết các
nhiệm vụ học tập.
- Học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để nói hoặc viết kết quả
vào phiếu học tập.
- Một số em hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả, cả lớp nghe và nhận
xét , bổ sung.
- Bước 4 : Giáo viên kết luận, liên hệ, mở rộng.
Đây là việc rất cần thiết, vì: Khẳng định chắc chắn kết quả làm việc đó là
đúng hay sai? Có còn thiếu xót gì không để các bạn khác hoặc giáo viên bổ
sung cho hoàn chỉnh. Qua đó giúp các em nắm chắc kiến thức và khắc sâu
hơn. Ngoài ra, có những thông tin học sinh thu thập được còn rời rạc, kiến
thức mà các em có được là khác nhau, đôi khi thiếu chính xác. Do đó giáo
viên phải chốt lại chuẩn kiến thức, từ đó liên hệ hoặc mở rộng vừa tầm học
sinh, tạo sự hứng thú, tò mò và ham tìm hiểu của các em.

Ví dụ: Bài “ Vượt qua tình thế hiểm nghèo”.
Khi tìm hiểu về nội dung “đẩy lùi giặc đói, giặc dốt”, giáo viên nghe học
sinh trình bày kết quả xong sẽ chốt lại và mở rộng:
Tuần lễ vàng: Tuần lễ vàng được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 24-91945. Nhiều người đem tới góp cả những vật kỉ niệm thân thiết như đôi
khuyên tai của một bà cụ đã sắm từ ngày còn là con gái, hai chiếc nhẫn cưới
của một cặp vợ chồng. Một cụ già 80 tuổi mang tới một gói lụa điều, bên
trong là một nén vàng gia bảo nặng 17 lạng. Có gi đình quyên góp toàn bộ tư
trang của những người trong nhà.
Vàng thu góp được dùng vào việc quốc phòng. Những chiến sĩ ngoài
chiến trường nguyện hi sinh đến giọt máu cuối cùng, còn những người dân
thì đóng góp vàng bạc châu báu cho Tổ quốc. Vì thế “ Tuần lễ vàng” không
chỉ có ý nghĩa về mặt tài chính quốc phòng mà còn có ý nghĩa chính trị quan
trọng.
@ Hình thức tổ chức dạy học:
- Hình thức tổ chức dạy học cần phong phú, đa dạng, lôi cuốn sự tham
gia tích cực của học sinh. Tuỳ theo tình hình thực tế của lớp , tuỳ theo nội
dung bài và điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên tổ chức hình thức dạy học
hợp lí. Bố trí chỗ ngồi phù hợp nội dung bài và đối tượng học sinh. Ví dụ :
Học sinh ngồi học hình chữ U, theo hai dãy đối diện nhau hoặc thành vòng
tròn hay ngồi theo hàng (nếu học ngoài trời); bố trí cho học sinh yếu, học
sinh chưa yêu thích học Lịch sử được làm việc chung với các học sinh khá,
giỏi, yêu thích môn học Lịch sử , tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học
hỏi, mở mang, được chia xẻ cách học, cách làm việc, rèn luyện , phát triển


các thao tác tư duy và năng lực hoạt động bản thân. Ta không lạm dụng hoạt
động cá nhân vì các em dễ cảm thấy mệt mỏi, cũng không lạm dụng hình
thức thảo luận nhóm vì như thế các em sẽ bị hạn chế về khả năng diễn đạt cá
nhân và tư duy độc lập. Hình thức dạy học phải đảm bảo cho các em được
bồi dưỡng nhiều kĩ năng: suy nghĩ độc lập, khả năng hợp tác, đối thoại, giao

tiếp, chú ý phát triển tư duy học sinh ...Và đặc biệt là làm cho mọi đối tượng
đều hào hứng và yêu thích giờ học Lịch sử.
-“ Học mà chơi, chơi mà học”, đó là đặc điểm học tập của học sinh
tiểu học nên giáo viên cần tổ chức nhiều hoạt động học thông qua các hoạt
động trò chơi sinh động và hấp dẫn. Qua đó học sinh hào hứng tham gia học
tập, chủ động nắm bắt và ghi nhớ kiến thức, kích thích sự nhanh nhạy trong
hoạt động, tăng cường khả năng xử lí tình huống, năng lực hợp tác, tạo điều
kiện cho các em hòa mình vào tập thể, mạnh dạn, tự tin.
- Gợi cho các em về mối liên quan giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử với
cuộc sống của các em cũng là một việc quan trọng. Vì thế,giáo viên cần tích
cực liên hệ nội dung bài học với thực tế môi trường sống như liên hệ tên
đường phố. Tên quê hương, tên trường, tên Liên đội thiếu niên tiền phong
Hồ chí Minh....với tên các danh nhân lịch sử, hiểu được vì sao người lớn lại
kỉ niệm các ngày lễ...
Khi tiến hành thăm dò học sinh trong các lớp tôi phụ trách, tôi đã thu
được một kết quả thật là lí thú nhưng không hề bất ngờ đó là : Số học sinh
thích được học Lịch sử qua hình thức tham quan hoặc ngoài trời khoảng
94%. Như vậy, ta cần tận dụng tối đa hình thức này nếu có thể. Tổ chức cho
các em học tập ở bảo tàng, ở di tích lịch sử, hiện trường lịch sử... hoặc mời
các nhân chứng lịch sử đến nói chuyện với học sinh về các sự kiện lịch sử
mà họ đã từng tham gia hoặc chứng kiến.
@Yêu cầu đối với giáo viên:
- Tái tạo lịch sử là nhiệm vụ đầu tiên tất yếu của môn Lịch sử. Để làm
được điều đó, trước hết phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh và lôi
cuốn của giáo viên .Đây là điều quan trọng nhất để thu hút các em tích cực
tham gia vào hoạt động học tập, bởi vì ” Người giáo viên cũng phải như
một nghệ sĩ trên sân khấu, phải làm thế nào để thu hút sự chú ý, lòng đam
mê của khán giả” .
Để làm được điều đo, chúng ta phải xây dựng môi trường học tập thân
thiện, năng động. Điều này đòi hỏi nhiều ở sự nỗ lực tác động và điều khiển

của người thầy. Phải thân mật với học sinh, tôn trọng ý kiến của các em, chú
ý lắng nghe ý kiến của các em cho dù đó là ý kiến không đúng. Giáo viên
nên hiểu tận tường năng lực của từng học sinh trong lớp để dồn sức vào
những gì học sinh của mình có khả năng làm tốt hơn là vào những gì các em
không làm nổi. Đặc biệt quan tâm phát huy vốn hiểu biết của các em. Tránh


nổi cáu, cắt ngang ý kiến ấy vì như vậy các em sẽ thấy tự ti, bị xúc phạm, từ
đó các em thiếu tự tin, không dám đưa ra ý kiến của mình và sẽ trở nên ù lì,
trầm cảm, chán nản. Phải có cách cư xử đặc biệt đối với học sinh yếu kém
hoặc không yêu thích môn học: đó là thái độ nâng đỡ, khích lệ, thông cảm,
luôn nhấn mạnh vào những thành công của trẻ, điều này đòi hỏi giáo viên
phải hết sức kiên trì, tỉ mỉ, nhẹ nhàng và quan tâm đặc biệt đến các em, trực
tiếp làm việc cùng các em khi cần thiết.
- Khi hỏi hoặc đưa ra các yêu cầu cho học sinh làm việc phải ngắn gọn,
dễ hiểu, tường minh, vừa sức, kích thích tư duy học sinh. Kết hợp nhuần
nhuyễn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Linh hoạt trong mọi
tình huống. Xử lí tốt kênh chữ và kênh hình trong sách giáo khoa cũng như
các thông tin, hình ảnh thu thập được từ phía học sinh.
- Trong giờ học đòi hỏi giáo viên phải có sự bao quát lớp tốt, nhắc
nhở những em lơ đễnh, thiếu tập trung vào bài, hỗ trợ kịp thời khi học sinh
thảo luận tiếp cận kiến thức, không để một học sinh nào đứng bên lề mỗi giờ
học.
- Việc đổi mới phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học cũng
nhằm mục đích cuối cùng là đạt mục tiêu bài học, giúp học sinh ghi nhớ và
khắc sâu kiến thức. Các em dễ nhớ nhưng cũng dễ quên nên giáo viên cần
có nhiều biện pháp kèm cặp, quan tâm, giúp đỡ kịp thời. Song song với việc
hình thành kiến thưc mới thì kiến thức cũ phải thường xuyên được ôn lại
một cách có hệ thống. Sau mỗi tiết dạy đảm bảo mọi học sinh phải hiểu bài.
Nếu học sinh còn lúng túng ở phần nào, giáo viên phải giảng lại, chỉ dạy cặn

kẽ để các em hiểu được vấn đề, có như vậy thì các em mới có cơ sở để học
tốt những bài sau vì kiến thức được xây dựng tương đối có hệ thống.
@ Sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học:
Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các thiết bị và đồ dùng dạy học, đảm bảo
mọi học sinh trong lớp đều nhìn thấy. Khai thác triệt để tác dụng của các đồ
dùng và thiết bị dạy học vì đó là một bộ phận cấu thành của bài học Lịch sử.
Đảm bảo sự lôgic giữa nội dung bài với đồ dùng ấy. Sử dụng phiếu giao việc
và phiếu học tập thường xuyên giúp các em nắm bắt cụ thể và chính xác các
yêu cầu để thực hiện giải quyết các vấn đề một cách đầy đủ, chính xác, tư
tin hơn khi trình bày kết quả làm việc.
b, Bài soạn minh hoạ:
Môn lịch sử lớp 5
Bài 8: XÔ VIẾT NGHỆ – TĨNH
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong
những năm 1930-1931.


- Nhân dân một số địa phương ở Nghệ – Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm
chủ thôn, xã, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ.
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1, Giáo viên:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình 1 và hình 2/ SGK phóng lớn.
- Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh 1930-1931.
- Tranh tư liệu về phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2, Học sinh:
Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến phong trào theo phân công:

- Tổ 1 và 2: Tư liệu, hình ảnh về cuộc biểu tình ngày 12-9 và các cuộc
biểu tình khác có liên quan.
- Tổ 3 và 4: Tư liệu, hình ảnh về cuộc sống của nhân dân Nghệ - Tĩnh ở
những nơi dành được chính quyền.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
Cả lớp hát một bài. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
H: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì?
H: Hãy trình bày kết quả của Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt
Nam.
H: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa như thế nào?
- HS lần lượt trả lời câu hỏi, GVNX , ghi điểm, NX chung.
3.Bài mới. (30 phút)
*Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
@ Giới thiệu bài : Sử dụng Hình 1 để giới thiệu bài.
H: Hãy mô tả những gì em thấy trong tranh.
- Khí thế hừng hực mà các em vưà cảm nhận được từ bức tranh chính là
khí thế của phong trào XVNT- phong trào cách mạng lớn nhất những năm
1930-1931 ở nước ta do Đảng lãnh đạo. Chúng ta cùng tìm hiểu về phong
trào này trong bài học hôm nay : Xô viết Nghệ – Tĩnh.
*Hoạt động 2 ( làm việc cả lớp ):
Gv nêu nhiệm vụ học tập: Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu những nội
dung sau:
-Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ – Tĩnh trong những năm 1930 –
1931 (tiêu biểu qua sự kiện 12-09-1930).
-Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được
chính quyền cách mạng.



-Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh.
* Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm đôi) :
Một cuộc biểu tình tiêu biểu, đi đầu cho phong trào đấu tranh của nhân
dân dân ta đó là cuộc biểu tình ngày 12-9 tại Nghệ – Tĩnh. Chúng ta cùng
tìm hiểu về cuộc biểu tình này qya phần 1 của bài. (giáo viên ghi bảng):
1, Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân
Nghệ – Tĩnh trong những năm 1930- 1931.
- GV treo bản đồ VN, HS lên chỉ địa danh Nghệ An và Hà Tĩnh.
GV nói: Đây chính là nơi diễn ra đỉnh cao của phong trào cách mạng
VN những năm 1930-1931. Nghệ –Tĩnh là tên gọi tắt của 2 tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh. Tại đây ngày 12-9-1930 đã diễn ra cuộc biểu tình lớn, đi đầu cho
phong trào đấu tranh của nhân dân ta
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ. Tư liệu sưu tầm được và nội dung
SGK ( Đọc từ đầu……bị thương) để thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9 theo
nhóm đôi.
- HS trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12-09-1930.( có kết hợp chỉ
H1,hình ảnh học sinh sưu tầm được và Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh)
- HS và GV NX, nhấn mạnh: Ngày 12-09 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ –
Tĩnh.
H: Em có nhận xét gì về quy mô của cuộc biểu tình này?
- HS trả lời , GV nhận xét, bổ sung.
( Ghi bảng:Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 là cuộc biểu tình lớn, đi đầu cho
phong trào đấu tranh của nhân dân ta)
H: Cuộc biểu tình đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ –
Tĩnh như thế nào?
HS trả lời , GV nhận xét, bổ sung.
(Ghi bảng:Nhân dân Nghệ –Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành quyền làm
chủ, xây dựng cuộc sống mới)
Kết luận: Cuộc biểu tình ngày 12-9 đã cho thấy nhân dân Nghệ – Tĩnh có

tinh thần đấu tranh cao, quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
Mặc dù chúng đàn áp dã man, dùng máy bay ném bom làm nhiều người chết
và bị thương nhưng không thể làm lung lay ý chí chiến đấu của nhân dân
H: Sau cuộc biểu tình ngày 12-9 có những sự kiện gì diễn ra tiếp theo
trong năm 1930?
- HS nêu những sự kiện tiếp theo diễn ra trong năm 1930.
- GVNX và chốt : Tức nước vỡ bờ, làn sóng đấu tranh càng lean mạnh.
Suốt tháng 9 và tháng 10 năm 1930, nông dân tiếp tục nổi day đánh phá các
huyện lị, đồn điền, nhà ga, công sở…. Những kẻ đứng đầu chính quyền các
thôn, xã sợ hãi bỏ trốn hoặc đầu hàng.


Như vậy, Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở
một số địa phương, trong đó phong trào XVNT là đỉnh cao.Phong trào này
làm nên những đổi mới ở làng quê Nghệ –Tĩnh những năm 1930-1931. Hãy
cùng tìm hiểu điều này qua nội dung 2 của bài.
*Hoạt động 4 : (làm việc theo nhóm nhiều trình độ- 6 em một nhóm):
2, Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ- Tĩnh giành được
chính quyền cách mạng. (ghi bảng)
- Giáo viên yêu cầu học sinh điểm số 1-2-3-4-5-6-7, những em có cùng một
số sẽ ngồi vào một nhóm theo sự phân công của giáo viên.
- Giáo viên phổ biến nhiệm vụ học tập và phát phiếu học tập cho các nhóm,
yêu cầu học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5
phút. Một nhóm làm vào bảng phụ.
PHIẾU HỌC TẬP

Cac em đọc phần” Suốt thời kì…..chủ thôn xóm” , xem hình 2, kết hợp
các hình ảnh và tư liệu sưu tầm , trả lời các câu hỏi:
1, Hãy nêu nội dung của hình minh hoạ 2 trang 18.
2, Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người nông dân có ruộng đất

không? Họ phải cày thuê cho ai?
3, Những năm 1930-1931, trong các thôn xã ở Nghệ – Tĩnh có chính quyền
Xô viết đã diễn ra điều gì mới?
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc kết hợp chỉ tranh ảnh
minh hoa (Giáo viên treo hình 2 lên bảng). Giáo viên treo bảng phụ có bài
làm của một nhóm, cho học sinh nhận xét, đối chiếu và bổ sung.
- Giáo viên nhận xét và chốt (Kết hợp bảng phụ và hình 2): Hình 2 cho
thấy người nông dân Hà Tĩnh được cày trên thửa ruộng do chính quyền Xô
viết chia trong những năm 1930-1931.
Sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người nông dân không có
ruộng, phải đi cày thuê cuốc mướn cho địa chủ, bọn thực dân hoặc bỏ làng
ra đi tìm việc khác. Thế nhưng vào những năm 1930- 1931, ở những nơi
nhân dân dành được chính quyền cách mạng đã có nhiều điểm mới đó là:
Không hề xảy ra trộm cắp. Các hủ tục laic hậu như mê tín dị đoan bị bãi bỏ,
tệ nạn cờ bạc cũng bị đả phá. Các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ. Nhân dân được
nghe giải thích chính sách và được bàn bạc công việc chung.
- H: Khi được sống dưới chính quyền Xô viết, người dân có cảm nghĩ gì?
- Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và chốt: Người dân ai cũng phấn khởi
vì thoát cảnh nô lệ và trở thành người chủ xóm làng.
Trước thành công của phong trào XVNT, bọn đế quốc, phong kiến
hoảng sợ, đàn áp phong trào hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đàn
áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước


bị tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống. Mặc dù
vậy, phong trào XVNT đã tạo một dấu ấn sâu sắc và ý nghĩa to lớn trong
lịch sử cách mạng VN. Chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của phong trào
này trong phần 3 của bài.
*Hoạt động 5: ( làm việc theo bàn)
3,Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh. (ghi bảng)

GV treo bảng phụ có nội dung câu hỏi như sau và yêu cầu các bàn thảo
luận, ghi kết quả vào giấy:
1, Phong trào XVNT nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm
cách mạng của nhân dân ta?
2, Phong trào có tác động gì đối với phong trào đấu tranh cách mạng của cả
nước?
- Đại diện một bàn báo cáo kết quả.
- HS và GV NX, bổ sung, chốt : Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh là một
phong trào có ý nghĩa hết sức to lớn. Nó cho thấy tinh thần dũng cảm của
nhân dân ta, đồng thời đó cũng là báo hiệu một điều rằng nhân dân ta hoàn
toàn có thể làm cách mạng thành công. Phong trào cũng đã khích lệ, cổ vũ
tinh thần yêu nước cuả nhân dân ta.
(Ghi bảng:+Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân
dân lao động .
+Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.)
4.Củng cố
- GV tổng kết bài: Phong trào XVNT là PT đấu tranh lớn nhất của nhân
dân ta trong những năm 1930-1931. Trong phong trào này, nhân dân NghệTĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống
mới tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Và ngày 12-9 hàng năm đã trở
thành ngày kỉ niệm XVNT. Đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay
- HS đọc nội dung ghi nhớ.( Ghi bảng: Bài hoc SGK/19)
- Phong trào XVNT là một trang sử hào hùng của dân tộc ta. Đã có nhiều
áng thơ, văn hay viết về phong trào này.Đoạn thơ sau đây là một ví dụ, các
em cùng lắng nghe.
- GV đọc thơ:
Than ôi nước mất nhà xiêu
Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau!
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lean
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên

Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi
Không có lẽ ta ngồi chịu cheat
Phải cùng nhau cương quyết một phen


Tổng này xã nọ kết liên
Ta hò ta hét thét lên thử nào
Trên sóng cả cờ đào phất thẳng
Dưới đất bằng giấy trắng tung ra
Giữa thành một trận xông pha
Bên kia đạn sắt, bean tag an vàng.
-H: Nghe đoạn thơ em có cảm nghĩ như thế nào?
-H: Ngày nay ở nhiều nơi đã đặt tên đường, tên trường… theo tên phong
trào này. Em hãy kể cho lớp nghe.
Giáo dục tư tưởng: Nhân dân NGhệ-Tĩnh rất yêu nước. Phong trào đấu
tranh quyết liệt của nhân dân Nghệ-Tĩnh đã khích lệ mạnh mẽ phong trào
đấu tranh trên khắp đất nước. Đó cũng là một truyền thống bất khuất cuả dân
tộc ta. Đúng như Bác Hồ nói: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó
là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Sông có thể cạn, núi có thể
moon, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”. Là người chủ tương lai của
đất nước VN, các em hãy cố gắng thi đua học học tập và rèn luyện thật tốt để
kế tục sự nghiệp của cha ông để lại.
5.Nhận xét – Dặn dò
- Ôn lại bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
- Chuẩn bị bài Cách mạng mùa thu.
- Nhận xét tiết học.
________________
IV. KẾT QUẢ
Với kinh nghiệm trên được đúc rút từ thực tế dạy học, tôi luôn vận dụng
vào thực tế của lớp tôi phụ trách và thu được nhiều kết quả khả quan. Tất cả

các bài kiểm tra đột xuất, báo trước hay kiểm tra miệng đều đạt từ trung bình
trở lên. So với đấu năm, chất lượng học tập môn Lịch sử của học sinh tiến bộ
rõ rệt, kết quả đạt được cuối năm học cụ thể như sau:
Năm học

Lớp

2006-2007
2007-2008
2008-2009

5/3
5/1
5/2

Tổng số
HS
29
25
42

Lực học TB trở lên
Tổng số
%
29
100,0
25
100,0
42
100,0


Lực học yếu
Tổng số
%

Một điều làm cho bản thân tôi tâm đắc là những học sinh không thích
hoặc sợ giờ học lịch sử thì nay tôi đã nhận thấy các em hào hứng và chờ đón
một tiết học lịch sử hiếm hoi trong tuần. Có em đã nói với tô rằng: “Qua mỗi
tiết học lịch sử đã giúp em như được trở về những năm tháng hào hùng của


dân tộc, dù đó là những năm tháng đã cách xa em rất lâu mà em không hề
được chứng kiến”. Đó là một niềm vui lớn đánh dấu sự thành công của tôi.
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy lịch
sử, giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, trước hết
người giáo viên cần thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức các hoạt
động. Phải thực hiện tốt các việc:
- Nắm vững chương trình.
- Hiểu rõ đối tượng học sinh trong lớp.
- Nắm vững đặc trưng phương pháp bộ môn.
- Tích cực sưu tần tranh ảnh, tư liệu để minh hoạ.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ tiết dạy.
- Làm cho tất cả các đối tượng đều yêu thích môn học.
Chú ý phát huy triệt để các phương pháp dạy học tích cực, sớm biến sự hứng
thú, tích cực học tập thành bản chất của học sinh. Trình độ và tài nghệ sư
phạm của mỗi giáo viên mang tính quyết định chất lượng giờ học. Vì vậy,
mọi giáo viên cần hoàn thiện tai nghệ sư phạm của mình, không ngừng học
hỏi nâng cao trình độ bản thân. Cần quan tâm đặc biệt đến việc hình thành
và huớng dẫn “Cách học” cho học sinh.

VI.KẾT LUẬN
- “ Có thể có nhiều con đường để đi tới cái đích , song chúng ta phải
biết chọn con đường nào là thuận lợi và ngắn nhất”. Với dạy học thì điều
đó trở nên quan trọng biết nhường nào. Lịch sử đã qua đi nhưng không hoàn
toàn biến mất mà còn để lại “ dấu vết” của nó qua văn học dân gian, qua sinh
hoạt đời sống hàng ngày của nhân dân ta, qua ghi chép của người xưa, qua
các di tích, chứng tích lịch sử. Và nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người thầy chúng
ta là dựa vào những “ dấu vết” ấy để tái tạo lịch sử cho các thế hệ con em
chúng ta bằng việc vận dụng hiệu quả nhất đổi mới mới phương pháp dạy
học. Mang trên mình trọng trách ấy, tôi luôn tự vận động tìm tòi, học hỏi, bồi
dưỡng để nâng cao nghiệp vụ nhằm tác động đến đối tượng học sinh của
mình một cách tích cực nhất, góp phần cùng tập thể sư phạm nhà trường
trang bị cho các em hành trang kiến thức lịch sử vững chắc, tạo nền tảng
chắp cánh cho các em vững tiến trên con đường dài học tập, cống hiến hết
sức mình cho sự nghiệp giáo dục nói chung và tái tạo lịch sử cho học sinh
nói riêng.
- Những đề xuất :
+ Cần trang bị cho giáo viên bộ tranh ảnh lịch sử, các loại băng hình, máy
chiếu phim, sách tham khảo, tư liệu... phục vụ cho mỗi bài học.


+ Tích cực hơn nữa trong việc tổ chức cho học sinh tham quan các di tích
lịch sử, bảo tàng lịch sử, hoặc mời các nhân chứng lịch sử kể chuyện cho các
em nghe.
+ Tổ chức cho các em tham gia thi “Đố em” về kiến thức lịch sử.
VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên, sách giáo khoa Lịch sử lớp 5 _ NXB Giáo dục _ 2006.
2. Sách BDTX chu kì 2003- 2007 _ Nhà xuất bản giáo dục.
3. Sách tâm lí học, Giáo dục học _ Nhà xuất bản giáo dục.
4. Một số loại tài liệu về phương pháp dạy học ở tiểu học.

5. Một số bài báo, tài liệu nghiên cứu giáo dục.
6. Số liệu thống kê chất lượng học tập môn Lịch sử một số năm học.
7. Danh ngôn.
Phước Thiền, ngày 19 tháng 4 năm 2009.
Người thực hiện

ĐỀ TÀI:


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
*************
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Phương châm giáo dục của Đảng ta là “ Biến quá trình đào tạo thành
quá trình tự đào tạo”. Thực hiện phương châm này, trường học XHCN phải
xây dựng được phương pháp giáo dục tích cực giúp học sinh phát huy nội
lực để tự rèn luyện thành người lao động năng động, sáng tạo, thích ứng với
sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của xã hội. Mọi thành phần tham gia
đào tạo đều là lực lượng tác động giáo dục thúc đẩy học sinh phát triển theo
mục tiêu đào tạo của nhà trường. Do đó học sinh phải có quá trình vận động
tự thân một cách chủ động, tích cực mới có thể hoàn thiện mình.
Giáo sư Trần Hồng Quân cũng đã nói: “ Muốn đào tạo được con người
lao động tự chủ , năng động và sáng tạo thì phương pháp giáo dục cũng
phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm
một cách tự chủ, năng động, sáng tạo ngay trong học tập và lao động ở nhà
trường”.
( Tạp chí NCGD. 1-1995)
Như vậy, là một giáo viên mang trên mình trọng trách giáo dục con
nguời ở bậc học đầu đời “ Bậc tiểu học”- bậc học nền tảng trong hệ thống
giáo dục quốc dân, tôi luôn trăn trở, nghiền ngẫm về công việc của mình là

Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của học sinh? Làm thế nào để
các em thích học, thích khám phá, thích tìm tòi để chủ động nắm bắt kiến
thức? Chính vì những lẽ đó mà qua 14 năm trực tiếp giảng dạy, tôi đã đi sâu
tìm hiểu, nghiên cứu, thử nghiệm và đã đạt được một số kết quả khả quan.
Vì vậy tôi chọn đề tài này và mong rằng sẽ chia sẻ phần nào với đồng nghiệp
những kinh nghiệm mà tôi có được.
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI.
1. Thuận lợi
Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến giáo
dục, coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”. Các cấp của ngành giáo dục
cũng quan tâm sâu sát đến chất lượng giáo dục, điều đó được thể hiện rõ
nét trong cuộc vận động thực hiện “ Bốn không” của Bộ giáo dục và đào
tạo nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều đó còn được thể hiện
qua việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và sách giáo khoa; rồi việc
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo…


Các cấp chính quyền địa phương cũng quan tâm đến giáo dục nhiều
hơn trước . Các lực lượng giáo dục khác cũng đã cùng đồng hành với
Đảng, nhà nước và các thầy cô giáo, góp phần không nhỏ vào việc thực
hiện xã hội hóa giáo dục.
2. Khó khăn:
- Trường nằm trong khuôn viên của Trung tâm văn hóa xã Phước Thiền,
riêng lớp tôi phụ trách lại học nhờ ở trường tiểu học Phước Thiền 1. Các em
phải đi học xa gia đình, xa trường của mình nên ảnh hưởng nhiều đến việc
học tập và sinh hoạt của giáo viên và học sinh.
- Hầu hết học sinh xuất thân từ gia đình làm ruộng hay công nhân.
Hoàn cảnh nhiều gia đình còn khó khăn nên phụ huynh chưa quan tâm thực
sự đến việc học của con em mình, hầu như giao phó việc đó cho nhà trường.

- Y thức tự học của học sinh còn rất hạn chế. Các em chưa tích cực,
chưa tự giác trong việc học bài, chuẩn bị bài và chuẩn bị đồ dùng học tập…
Gây không ít khó khăn cho việc dạy và học.
- Việc vận dụng đổi mới phương pháp trong dạy học của giáo viên còn
nhiều lúng túng, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa thực sự đồng bộ.
- Số học sinh thiếu hoạt bát, lười nhác suy nghĩ, thụ động làm theo yêu
cầu của thầy cô hoặc bạn học còn chiếm tỉ lệ khá cao.
- Kiến thức của một số em nắm chưa thực vững, còn nhiều lỗ hổng,
gây không ít khó khăn trong việc cùng làm việc với các bạn khi giải quyết
một vấn đề để tiếp cận tri thức mới.
- Do một số tác động của môi trường sống như: Sự ra đời tràn lan của
các trò chơi điện tử, phim ảnh, hàng quán…
- Thiết bị dạy học và cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn.
3. Số liệu thống kê
- Năm học 2006- 2007
Dạy lớp TSHS
Thời
HS tích cực học tập
HS chưa tích cực
điểm
học tập
Tổng số
%
Tổng số
%
Đầu năm 15
51,7
14
48,3
5/3

29
học
Giữa
21
72,4
8
27,6
năm học
Cuối
25
86,2
4
13,8
năm học


- Năm học 2007-2008

Dạy lớp

5/2

TSHS

25

Thời
điểm

HS tích cực học tập


Tổng số
Đầu năm 14
học
Giữa
20
năm học
Cuối
23
năm học

%
56,0

HS chưa tích cực
học tập
Tổng số
%
11
44,0

80,0

5

20,0

92,0

2


8,0

III.NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lí luận
Talleyrand đã nói : “ Phương pháp là thầy của các thầy”.
Bản thân tôi rất tâm đắc với ý kiến ấy!
Theo kết quả của một số nhà nghiên cứu cho thấy:
- Ta nhớ 10% những gì ta đọc.
- Ta nhớ 20% những gì ta nghe.
- Ta nhớ 30% những gì ta thấy.
- Ta nhớ 50% những gì ta thấy và nghe.
- Ta nhớ 80% những gì ta nói ( Ta thấy và thảo luận)
- Ta nhớ 90% những gì ta nói và làm điều mà ta suy nghĩ (Hành động
trong học tập và hoàn cảnh thực tế).
Chúng ta cũng thường nghe câu: “ Tôi nghe và tôi quên, tôi nhìn và tôi
nhớ, tôi làm và tôi hiểu”
Tất cả những ý kiến trên là kim chỉ nam cho việc lựa chọn phương pháp
dạy học của tôi nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh để nâng
cao chất lượng dạy và học. Chúng ta đã thừa kế một nền giáo dục với đặc
điểm cơ bản trong dạy học là: Thầy giảng, trò nghe; thầy đọc, trò chép. Lối
dạy học này biến học sinh thành khách thể, không chủ động tham gia vào
quá trình học tập. Điều đó cũng phần nào lí giải tại sao chất lượng giáo dục
của chúng ta một số năm qua lại thấp như vậy. Ý thức được tầm quan trọng
của việc lựa chọn phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực , chủ
động, sáng tạo trong học sinh, những năm gần đây ta đã mạnh dạn đổi mới
phương pháp đó là chuyển từ phương pháp dạy học thông báo sang phương
pháp dạy học khám phá. Chủ thể của hoạt động dạy học này là người học.
Nếu các em tự lực tìm ra vấn đề bằng cả công sức, trí tuệ của mình thì sẽ
hiểu và nhớ vấn đề lâu hơn, bền hơn vì đó là sản phẩm, thành quả tư duy

của chính bản thân các em.Nếu thụ động đón nhận và ghi nhớ kiến thức thì


không sâu sắc, tư duy sẽ chai lì, lười nhác, không năng động, thiếu hoạt
bát, nhiều tiềm năng không được đánh thức sẽ “ngủ yên”.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là chóng nhớ
nhưng cũng mau quên. Là lứa tuổi mà bước đầu các em chuyển hoạt động
chủ đạo từ vui chơi sang hoạt động học tập. Vì lẽ đó, vui chơi là một nhu
cầu thiết yếu với các em. Trong khi các em chưa ý thức sâu sắc được vai trò
của việc học, học bài đó, hiểu bài đó song lại nhớ bài rất hời hợt. Cho nên
việc khơi dậy cho các em lòng say mê học tập, tích cực hoạt động, chủ động
tìm tòi và ghi nhớ kiến thức, tích luỹ vốn kiến thức vững chắc dù là ở mức
độ cơ bản ban đầu cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi mỗi giáo viên
chúng ta phải có sự lựa chọn và sử dụng một cách sáng suốt các phương
pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh và thưc sự hiệu quả.
Thực tế trường có 14 lớp với hơn 400 học sinh là con em trong địa bàn một
số ấp: Bến Cam, Bến Sắn, Phú Mĩ, Ap Trầu. Các em cũng như một vườn
hoa khoe nhiều hương sắc. Mỗi em có hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, có
năng lực học tập và ghi nhớ khác nhau. Song với sự nỗ lực không ngừng
của bản thân tôi cùng sự cố gắng của các em, mỗi năm chất lượng học tập
của các em nhìn chung đều có sự tiến bộ rõ rệt. Các em tham gia vào việc
học tập ngày một tích cực hơn, nhẹ nhàng hơn, thoải mái và tự tin hơn. Là
giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi hân hoan,tự hào, hạnh phúc vì kết quả đó
bởi nó là minh chứng cho tất cả những nỗ lực của thầy và trò trong suốt quá
trình dạy và học.
Thưc trạng dạy học cho ta thấy vẫn tồn tại một số giáo viên còn xem nhẹ
bổn phận cao cả của mình, chưa thật sự tận tâm với nghề. Cộng với sự thiếu
thốn về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã dẫn đến tình trạng dạy học chay,
thiếu hấp dẫn và không thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động học tâp
, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giờ học.

Thực tế trên là cơ sở để tôi viết nên đề tài này.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
2.1 Hoạt động của người thầy:
“ Thật vô cùng may mắn cho ai học được cách học”
( Menander).
Cách học của học sinh là do người thầy quyết định. Cách học là
điều quan trọng nhất mà học sinh cần được học. Cách học mà tôi muốn
đề cập ở đây là cách học tích cực. Muốn phát huy tính tích cực học tập
của học sinh thì người giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến
thức, là nguồn thông tin mà còn là người tổ chức, hướng dẫn quá trình
học tập của học sinh. Vì vậy người giáo viên cần nhận thức đầy đủ ý
nghĩa và tác dụng của việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh,
kiên trì khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng học tập. Để đạt được


điều đó, giáo viên cần có sự chuẩn bị kĩ càng tất cả nhũng gì phục vụ
cho tiết dạy và phải hướng vào các câu hỏi sau:
Dạy các gì?
Dạy như thế nào?
Dạy lúc nào?
Dạy cho ai?
Dùng cái gì để dạy?
Dùng cái gì để học?
a, Các hoạt động chuẩn bị trước tiết học:
- Cần hiểu rõ mục đích giáo dục và mục tiêu bài dạy. Từ đó giáo viên
cần trang bị cho mình vốn kiến thưc sâu rộng. Bởi khi dạy một thì giáo
viên phải biết ít nhất là hai, ba chứ không thể chỉ biết một. Điều đó đòi
hỏi người giáo viên phải không ngừng học tập, tự rèn luyện để nâng cao
tri thức. Kiến thức ở chương trình tiểu học tuy chỉ ở mức độ sơ đẳng
nhưng phạm vi lại thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Toán, Tiếng

Việt, Tự nhiên xã hội…Thế nên ta phải biết rộng và biết sâu thì mới có
thể dạy các em đuợc vì ta không thể dạy được cái mà chúng ta không
có.
Ví dụ: Tập làm văn lớp 5 là một phân môn mà hầu hết học sinh rất
ngại học. Giáo viên phải dạy cho học sinh cách dùng từ, đặt câu, khả
năng chọn ý, diễn đạt ý…Nếu giáo viên không nắm được tri thức cần
thiết thì chắc rằng sẽ gặp nhiều lúng túng, bế tắc khi lên lớp. Vậy thì liệu
học sinh sẽ làm được gì?
- Sự chuẩn bị còn được thể hiện ở việc lựa chọn phương pháp dạy học.
Giáo viên cần thay đổi cách nghĩ trước đây là mình phải dạy như thế nào
thành cách nghĩ: Học sinh phải làm gì để tiếp thu được kiến thứ này? Xuất
phát từ phương pháp học của trò mà chọn phương pháp dạy của thầy. Chọn
lựa phương pháp sao cho phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung bài
học, với đối tượng học sinh của lớp. Phương pháp dạy học vô cùng phong
phú. Mỗi phương pháp đều có ưu và khuyết nhất định, ngoài việc lựa chọn
giáo viên cần biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp sao cho tiết học
mang lại hiệu quả cao nhất. Muốn thế chúng ta phải hiểu rõ bản chất của
từng phương pháp, hiểu được ưu và khuyết của nó để phát huy tối đa ưu
điểm, hạn chế khuyết điểm.Làm thế nào đó tạo điều kiện để từng học sinh
hoạt động, mọi học sinh được thể hiện mình, được hợp tác, được tư duy
trong quá trình học tập.
- Để tạo điều kiện cho các em tích cực, chủ động trong học tập thì
không thể thiếu đồ dùng dạy học. Nó giúp cho kiến thức đến với các em
bằng con đường ngắn nhất. Đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học, tư duy của các em
còn ở mức độ cụ thể hơn là tư duy trừu tượng. Vì vậy có sự hỗ trợ củađồ


dùng dạy học sẽ tạo ra hứng thú học tập, kích thích trí tưởng tượng,say mê
tìm tòi…,từ đó kiến thức mới dễ hình thành, dễ ghi nhớ mà lại khó quên.
Hơn nữa, các phuơng tiện dạy học như: bảng phụ,phiếu học tâp, phim đen

chiếu…tạo cho giáo viên có sự chủ động trong thời gian,tâm thế tự tin trong
mỗi tiết học. Thực tế với sự hỗ trợ của đồ dùng và phương tiện dạy học đảm
bảo tính thẩm mĩ và khoa học luôn tạo cho tôi và học sinh trong lớp không
khí học tập sinh động, thoải mái, tự tin, kiến thức được các em tiếp nhận một
cách thuận lợi.
- Điều quan trọng không thể thiếu đó là thiết kế giáo án trước khi dạy.
Giáo án cần dựa vào 4 tiêu chí:
* Mọi học sinh có được hoạt động hay không?
* Sau các hoạt động đó học sinh có tự chiếm lĩnh tri thức không?
* Học sinh có vui vẻ học không?
* Giáo viên nói ít hay nói nhiều, làm ít hay làm nhiều?
Trong giáo án cần xác định rõ mục tiêu, đồ dùng và các hoạt động dạy
học. Cần dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể xảy ra và các
phương án giải quyết. Thiết kế cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu
cần đạt cho từng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học
sinh. Như vậy giáo viên phải hiểu rõ đối tượng học sinh mà mình tác động
để giao nhiệm vụ học tập một cách hợp lí, đảm bảo tính vừa sức, thu hút mọi
học sinh tham gia tích cực vào hoạt động học.
b, Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:
- Giáo viên bước vào tiết dạy với tâm thế tự tin, sẵn sàng, vui tươi,
năng động, hứng khởi; bỏ lại sau lưng những lo toan, vất vả, khúc mắc
của cuộc sống thường ngày. Có như thế bài dạy mới có hồn, giáo viên
mới thổi vào lớp học một không khí sinh động. Các em đến với các hoạt
động học sôi nổi, tự giác, làm tan biến đi sự mệt mỏi, tẻ nhạt, đơn điệu
một chiều, đặc biệt là ở các tiết học về cuối buổi.
- Hình thức tổ chức dạy học cần phong phú, đa dạng, lôi cuốn sự
tham gia tích cực của học sinh. Ta không lạm dụng hoạt động cá nhân vì
các em dễ cảm thấy mệt mỏi, cũng không lạm dụng hình thức thảo luận
nhóm vì như thế các em sẽ bị hạn chế về khả năng diễn đạt cá nhân và tư
duy độc lập. Hình thức dạy học phải đảm bảo cho các em được bồi dưỡng

nhiều kĩ năng: suy nghĩ độc lập, khả năng hợp tác, đối thoại, giao tiếp,
chú ý phát triển tư duy học sinh. Tuỳ theo tình hình thực tế của lớp , tuỳ
theo nội dung bài và điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên tổ chức cho các
em được tham gia thảo luận cùng các bạn. Ta có thể sử dụng nhiều hình
thức thảo luận như: thảo luận theo nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn, nhóm
theo sở thích, nhóm theo trình độ…Tuy nhiên ở lớp tôi, tôi thường sử
dụng hình thức thảo luận nhóm nhiều trình độ,tạo điều kiện cho học sinh


yếu kém tham gia thảo luận với học sinh kha, giỏi nhằm tạo cơ hội cho
các em được giao lưu, học hỏi, mở mang, được chia xẻ cách học, cách
làm việc,rèn luyện , phát triển các thao tác tư duy và năng lực hoạt động
bản thân.
- Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi học mà chơi, chơi mà học nên
giáo viên cần tổ chức nhiều hoạt động học thông qua các hoạt động trò
chơi sinh động và hấp dẫn. Qua đó học sinh hào hứng tham gia học tập,
chủ động nắm bắt và ghi nhớ kiến thức, kích thích sự nhanh nhạy trong
hoạt động, tăng cường khả năng xử lí tình huống, năng lực hợp tác, tạo
điều kiện cho các em hòa mình vào tập thể, mạnh dạn, tự tin, nhất là đối
với học sinh yếu.
- Sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ, đảm
bảo mọi học sinh trong lớp đều nhìn thấy, khai thác triệt để tác dụng của
nó, đảm bảo sự lôgic giữa nội dung bài với đồ dùng ấy. Sử dụng phiếu
giao việc và phiếu học tập thường xuyên giúp các em nắm bắt cụ thể và
chính xác các yêu cầu để thực hiện giải quyết các vấn đề một cách đầy
đủ, chính xác, tư tin hơn khi trình bày kết quả làm việc.
- Điều hết sức quan trọng nữa là chúng ta không làm thay những gì
mà các em có thể làm được, tạo mọi điều kiện để các em được hoạt động,
được trình bày ý kiến của mình.
- Điều khó khăn nhất đối với giáo viên là các em dễ nhớ nhưng cũng

dễ quên nên giáo viên cần có nhiều biện pháp kèm cặp, quan tâm, giúp
đỡ kịp thời. Song song với việc hình thành kiến thưc mới thì kiến thức cũ
phải thường xuyên được ôn lại một cách có hệ thống. Sau mỗi tiết dạy
đảm bảo mọi học sinh phải hiểu bài. Nếu học sinh còn lúng túng ở phần
nào, giáo viên phải giạng lại, chỉ dạy cặn kẽ để các em hiểu được vấn đề,
có như vậy thì các em mới có cơ sở để học tốt những bài sau vì kiến thức
được xây dựng liền mạch, có hệ thống.
- Trong giờ học đòi hỏi giáo viên phải có sự bao quát lớp tốt, nhắc nhở
những em lơ đễnh, thiếu tập trung vào bài, không để một học sinh nào
đứng bên lề mỗi giờ học.
- Thước đo kết quả hoạt động của thầy và trò là việc kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh. Qua nhiều năm đứng lớp tôi nhận thấy một
điều làm cho các em thích thú và chờ đợi đó là được cô chấm điểm bài
làm của mình. Vì vậy việc này cần phải được tiến hành một cách thường
xuyên, liên tục. Kiểm tra đánh giá có thể thực hiện dưới nhiều hình thức
như giáo viên kiểm tra học sinh, học sinh kiểm tra học sinh, kiểm tra ở
những thời điểm khác nhau của tiết học. Riêng các giờ kiểm tra cần được
tiến hành với hình thức nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc, tuyệt đối tránh tình
trạng quay cóp bài của nhau. Từ đó mới giúp giáo viên đánh giá chính


×