Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái vàm sát và đề xuất giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 101 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ân của mình đến ThS. Bùi Khánh Vân Anh, người cô đã tận tâm
hướng dẫn, theo sát, động viên, hỗ trợ và đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong
suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của trường Đại học Tài Nguyên và Môi
Trường Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu trên giảng
đường đại học trong suốt bốn năm qua để tôi có được nguồn tri thức thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị ở Ban quản lý Khu dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ đã tận
tình hỗ trợ, cung cấp kiến thức và tài liệu giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi đến bạn bè và đặc biệt là gia đình tôi, những người đã luôn
đồng hành, làm điểm tựa để tôi vượt qua mọi khó khăn tình cảm chân thành nhất.
Do hạn chế về thời gian cũng như trình độ của bản thân, mặc dù đã cố gắng nhưng
bài luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ
bảo của thầy cô và các bạn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
TP.HCM, ngày……tháng……năm 2016
Sinh viên
Võ Thị Anh Thư


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, du lịch sinh thái đang là loại hình du lịch được ưa chuộng. Nó mang lại
những tác động tích cực về bảo tồn động – thực vật, tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo mỹ
quan, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nó cũng gây ra những ảnh hưởng
tiêu cực. Nếu không xử lý tốt, nó sẽ tác động đến môi trường và con người.
Luận văn tốt nghiệp “Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch
sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục” được thực hiện tại khu du lịch sinh
thái Vàm Sát, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 09/2016 đến
tháng 12/2016.


Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên
và môi trường ở khu du lịch sinh thái Vàm Sát. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp
nhằm khắc phục, hạn chế các tác động tiêu cực và các giải pháp nhằm quản lý và phát
triển khu du lịch bền vững.
Đề tài có sử dụng các phương pháp thực hiện như: tham khảo tài liệu, khảo sát
thực địa, phỏng vấn bằng phiếu khảo sát, xử lý số liệu, trình bày số liệu.
Kết quả thực hiện đề tài: Các hoạt động du lịch ở Vàm Sát mang lại những ích lợi
về bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn gen và giáo dục ý thức môi trường cho khách du
lịch. Tuy nhiên, nó cũng tiềm tàng nhiều tác động tiêu cực như vấn đề rác thải, nước
thải, tiếng ồn… do các hoạt động tham quan, nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, ăn uống gây
ra, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường nước. Vì vậy, một số giải pháp đã
được đề xuất để hạn chế tác động tiêu cực và phát triển khu du lịch theo hướng bền
vững.


ABSTRACT
We are all aware of how ecotourism is now one of favorite types of tourism. It
brings positive impacts of maintaining animals and plants, increasing the effect of land
using, creating the beauty, educating the awareness of environmental protection.
Beside, it also causes lots of negative impacts. If it cannot be solved well, it will affect
on environment and human.
The project “Assessment of the impacts of tourism activities to Vam Sat
ecotourism zone and proposing remedies” is carried out at Vam Sat ecotourism zone,
Can Gio district, Ho Chi Minh City, from September 2016 to December 2016.
The project is carried out in order to evaluate the impacts of tourism activities to
environment and resources at Vam Sat ecotourism zone. Moreover, is to propose
suitable solutions to remedy, reduce the negative impacts and some solutions are to
manage, develop the lasting tourism resorts.
Referring documents, surveying the reality, interviewing with survey papers,
processing and presenting data are some methods have to be done.

The following results will be done when the project is finished are the tourism
activities at Vam Sat bring advantages for biodiversity conservation, genetic resources
and educating the environmental awareness for tourists. But, it also has potential
negative impacts including garbage problem, wastewater, noise… because of the
observing operations, daily needs, entertainment, eating which are the reasons that affect
on ecosystem and water environment. So, some solutions are carried out to minimize
negative impacts and develop the resort in sustainable way.


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
TP.HCM, ngày……tháng……năm 2016
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. BÙI KHÁNH VÂN ANH



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
TP.HCM, ngày……tháng……năm 2016
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

1

ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1

2

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ..........................................................................................2

3

NỘI DUNG ĐỀ TÀI ..........................................................................................2

4

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .........................................................................2

5

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN ......................................................4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI.......................5
1.1

TỔNG QUAN VỀ DL VÀ DLST .....................................................................5

1.1.1

Định nghĩa về DL ........................................................................................5

1.1.2


Định nghĩa về DLST ...................................................................................6

1.1.3

So sánh DLST với DL nói chung ................................................................8

1.1.4

Tác động của DL và DLST đến môi trường ...............................................9

1.1.5

Phát triển DL bền vững và DLST bền vững .............................................15

1.2

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ ..............................17

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ ..............................19
2.1

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CẦN GIỜ ...........................................19

2.1.1

Vị trí địa lý ................................................................................................19

2.1.2


Điều kiện tự nhiên .....................................................................................20

2.1.3

Điều kiện kinh tế – xã hội .........................................................................24

2.2

TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ .......................................25

2.2.1

Vị trí địa lý ................................................................................................26

2.2.2

Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................26

2.2.3

Chức năng .................................................................................................27

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

i


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục


2.2.4

Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ........................................................29

2.2.5

Công tác quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ ...........................................32

2.2.6

Tiềm năng phát triển DLST ......................................................................32

2.2.7

Định hướng phát triển DLST huyện Cần Giờ đến năm 2020 ...................33

2.2.8

Các tuyến điểm du lịch ..............................................................................36

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN KHU
DU LỊCH SINH THÁI VÀM SÁT ...............................................................................40
3.1

HIỆN TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DL Ở KDLST VÀM SÁT ....................40

3.1.1

Đặc điểm du khách ....................................................................................40


3.1.2

Cơ sở vật chất ............................................................................................42

3.1.3

Tuyến tham quan .......................................................................................43

3.2

ĐÁNH GIÁ KDLST VÀM SÁT THEO HƯỚNG DLST ...............................54

3.2.1

Tiêu chí công nhận điểm DLST ................................................................54

3.2.2

Mô tả KDL dựa vào các tiêu chí công nhận điểm DLST .........................55

3.3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DL ĐẾN KDLST VÀM SÁT ..
..........................................................................................................................57

3.3.1

Tác động tích cực ......................................................................................57


3.3.2

Tác động tiêu cực ......................................................................................58

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI BỀN VỮNG .............................................................................................72
4.1

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG DL .72

4.1.1

Giải pháp quản lý tác động đến động – thực vật .......................................72

4.1.2

Hạn chế chất thải từ hoạt động DL ...........................................................72

4.2

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST BỀN VỮNG .............................................76

4.2.1

Quản lý tài nguyên ....................................................................................76

4.2.2

Giảm thiểu tác động môi trường ...............................................................76


4.2.3

Thu hút cộng đồng địa phương tham gia phát triển DLST .......................76

4.2.4

Hoạt động hướng dẫn trước cho khách tham quan ...................................76

4.2.5

Cơ sở hạ tầng .............................................................................................77

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

ii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

4.2.6

Nguồn nhân lực .........................................................................................77

4.2.7

Quảng bá ...................................................................................................78

4.2.8


Giới thiệu một mô hình quản lý DLST .....................................................78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................81
1

KẾT LUẬN ......................................................................................................81

2

KIẾN NGHỊ .....................................................................................................81

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................82
PHỤ LỤC ......................................................................................................................83

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

iii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

CTR


: Chất thải rắn

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

DL

: Du lịch

DLST

: Du lịch sinh thái

DVCI

: Dịch vụ công ích

DVDL

: Dịch vụ du lịch

HST

: Hệ sinh thái

KDL

: Khu du lịch


KDLST

: Khu du lịch sinh thái

KDTSQ

: Khu dự trữ sinh quyển

LAC

: Giới hạn thay đổi có thể chấp nhận được
(Limits of Acceptable Change)

LHQ

: Liên Hiệp Quốc

NXB

: Nhà xuất bản

RNM

: Rừng ngập mặn

UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên Hiệp Quốc (United Nations

Educational Scientific and Cultural
Organization

UNWTO

: Tổ chức Du lịch Thế giới (World
Tourism Organization)

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

iv


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Sự giống và khác nhau giữa DLST và DL nói chung ......................................8
Bảng 2.1 Các sông chính ở Cần Giờ .............................................................................21
Bảng 2.2 Bảng thống kê dân số Cần Giờ qua các năm .................................................24
Bảng 3.1 Đánh giá KDL Vàm Sát dựa vào các tiêu chí công nhận điểm DLST ..........55
Bảng 3.2 Các tác động tích cực của hoạt động DL đến tài nguyên và môi trường .......57
Bảng 3.3 Kết quả phân tích nước thải ...........................................................................63
Bảng 3.4 Các loại trang thiết bị phục vụ hoạt động ......................................................64
Bảng 3.5 Kết quả phân tích không khí ..........................................................................65
Bảng 3.6 Ma trận tác động của hoạt động DL đến môi trường của KDL .....................71

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh


v


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Phát triển DL bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội
và môi trường. ...............................................................................................................16
Hình 2.1 Khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ. ..........................................................25
Hình 2.2 Một số loài thực vật đặc trưng ở RNM Cần Giờ. ...........................................30
Hình 2.3 Một số loài động vật đặc trưng ở RNM Cần Giờ. ..........................................32
Hình 2.4 Bản đồ chỉ dẫn đến KDL Vàm Sát. ................................................................39
Hình 3.1 Lý do du khách chọn Vàm Sát. ......................................................................40
Hình 3.2 Nguồn thông tin khách biết đến KDL Vàm Sát. ............................................41
Hình 3.3 Thời gian tham quan của du khách tại KDL Vàm Sát. ..................................42
Hình 3.4 Một chiếc xe điện của KDL đang chở khách. ................................................43
Hình 3.5 Lộ trình đi tham quan bằng đường thủy. ........................................................44
Hình 3.6 Du khách chuẩn bị lên tàu ở bến tàu Dần Xây. ..............................................44
Hình 3.7 Một góc của RNM. .........................................................................................45
Hình 3.8 Du khách đang di chuyển vào Đầm Dơi. .......................................................46
Hình 3.9 Dơi Nghệ. .......................................................................................................46
Hình 3.10 Tháp Tang Bồng. ..........................................................................................47
Hình 3.11 Ngắm RNM từ trên tháp Tang Bồng. ...........................................................48
Hình 3.12 Toàn cảnh Sân Chim. ...................................................................................48
Hình 3.13 Cá sấu trong đầm và hoạt động câu cá sấu. ..................................................49
Hình 3.14 Một con khỉ đuôi dài xuất hiện khi nghe tiếng động của du khách..............49
Hình 3.15 Khu nuôi nai. ................................................................................................50
Hình 3.16 Khu nuôi chim công. ....................................................................................50

Hình 3.17 Nhà hàng phục vụ việc ăn uống. ..................................................................51
Hình 3.18 Một món ăn trong thực đơn. .........................................................................51
Hình 3.19 Các loại chòi nghỉ. ........................................................................................52
Hình 3.20 Đường xuyên rừng. .......................................................................................52
Hình 3.21 Du khách giải trí bằng thuyền đạp nước.......................................................53
Hình 3.22 Du khách rời bến nơi trung tâm trở về trạm Dần Xây..................................53
SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

vi


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

Hình 3.23 Đường vào KDL bằng đường bộ. .................................................................54
Hình 3.24 Quy trình thu gom, vận chuyển rác ở KDL. .................................................60
Hình 3.25 Hình minh họa cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn. ....................................................61
Hình 3.26 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty. .............................................62
Hình 3.27 Biểu hiện của du khách khi thấy chim thú. ..................................................67
Hình 3.28 Khu vực cắm trại dã ngoại............................................................................69
Hình 4.1 Kiểu thùng rác trong KDL. .............................................................................73
Hình 4.2 Xây dựng hệ thống thu gom, phân loại và vận chuyển CTRSH. ...................74

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

vii



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

MỞ ĐẦU
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày 21/01/2000, rừng ngập mă ̣n (RNM) Cầ n Giờ đươ ̣c MAB (Chương trình con
người và sinh quyển) của UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyể n thế giới, đây là
khu dự trữ sinh quyể n đầ u tiên của Viê ̣t Nam. Sau hơn 30 năm gây trồ ng, khôi phu ̣c và
quản lý bảo vệ đế n nay rừng ngâ ̣p mặn Cầ n Giờ đã có gầ n 35.000ha, chiế m khoảng 50%
diê ̣n tić h tự nhiên toàn huyê ̣n.
RNM Cần Giờ được xem là “Lá phổi xanh” TP.HCM, góp phần cân bằng một
lượng lớn khí CO2 thải ra trong hoạt động hàng ngày ở TP.HCM. RNM có tác dụng hấ p
thụ khí đô ̣c hại từ quá trình sản xuấ t công nghiê ̣p và giao thông, đồ ng thời trả la ̣i cho
môi trường không khí trong lành, rừng còn lo ̣c nước thải từ các quâ ̣n nô ̣i thành đổ ra
làm giảm ô nhiễm môi trường cho thành phố và mô ̣t số vùng phu ̣ câ ̣n.
RNM còn là địa điểm nghỉ ngơi, giải trí cho cư dân trong và ngoài thành phố.
RNM đã trở thành điểm tham quan, du lịch sinh thái cho du khách trong và ngoài nước
nhờ cảnh quan tươi đẹp còn nguyên vẻ hoang sơ, môi trường trong lành, không chịu ảnh
hưởng khói bụi của phố phường tấp nập.
Năm 2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh
quyển Cần Giờ được thành lập. Tháng 2/2003, Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã
công nhận khu du lịch Vàm Sát là khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới
ở nước ta.
Bên cạnh lợi ích thu được thì phát triển du lịch cũng gây ra những tác động tiêu
cực đến tài nguyên và môi trường. Để phát triển du lịch thì đòi hỏi phải tác động vào
quá trình tự nhiên của hệ sinh thái, sự tác động này có thể tạo ra những biến động trong
xu hướng phát triển tự nhiên, làm ảnh hưởng đến môi trường. Phát triển hoạt động du

lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên,
suy giảm chất lượng môi trường, cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt
động du lịch.
Vì để có thể hiểu rõ về những tác động của hoạt động DL đến tài nguyên và môi
trường tại KDLST Vàm Sát, huyện Cần Giờ, cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục
và góp phần thúc đẩy cho du lịch nơi đây phát triển một cách bền vững, đề tài: “Đánh
giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải
pháp khắc phục” đã được thực hiện.

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

1


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

2

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Hiểu rõ về những tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường tại
khu du lịch sinh thái Vàm Sát, huyện Cần Giờ.
Góp phần hạn chế tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch
sinh thái Vàm Sát, huyện Cần Giờ.
3

NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái Vàm Sát, huyện Cần


Giờ.
Xác định các loại tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường tại
khu du lịch sinh thái Vàm Sát, huyện Cần Giờ.
Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường và các
giải pháp phù hợp phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái bền vững.
4
a.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
Tham khảo tài liệu

Phương pháp tham khảo tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin trong các tài
liệu có sẵn để hoàn thiện phần tổng quan và phần cơ sở lý luận cho đề tài.
Thu thập các thông tin, tài liệu do các bên quản lý cung cấp về lịch sử hình thành,
điều kiện tự nhiên và xã hội, vị trí địa lý, khí hậu thủy văn, địa hình, tài nguyên cùng
với hiện trạng môi trường của đối tượng.
Tham khảo các đề tài, nghiên cứu có liên quan đến đối tượng đã được thực hiện
trước đó.
Khảo sát thực địa
Phương pháp này được sử dụng với mục đích kiểm tra, chỉnh lý và bổ sung những
tư liệu thu được, sau đó được đưa vào sử dụng trong đề tài, nhằm tăng tính chính xác
cho đề tài.
Tiến hành đi khảo sát tình hình hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái Vàm Sát.
Thời gian khảo sát từ tháng 10/2016 đến tháng 11/2016.
Thu thập thông tin bằng cách quan sát trực tiếp và ghi lại hình ảnh.

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh


2


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

Phỏng vấn bằng phiếu khảo sát
Là dạng phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi hoàn thiện. Người
phỏng vấn không được tự ý đưa thêm các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn.
Đây là phương pháp được áp dụng để thu thập các thông tin, số liệu cần thiết cho
đề tài, giúp kết quả dữ liệu thu được tăng tính chính xác và khách quan.
Đối tượng được tiến hành phỏng vấn là du khách tại khu du lịch sinh thái Vàm Sát.
Du khách được lựa chọn ngẫu nhiên.
Thời gian phỏng vấn từ tháng 10/2016 đến tháng 11/2016. Do hạn chế về thời gian,
kinh phí và một số lý do khách quan khác nên số lượng phiếu được lựa chọn là 50 phiếu.
Cách thiết kế phiếu hỏi: câu hỏi được thiết kế dựa vào nội dung đề tài và các yêu
cầu thông tin cần thiết cho đề tài. Thông qua một bảng câu hỏi được thiết kế sẵn dưới
dạng lựa chọn đáp án phù hợp, du khách sẽ dễ dàng trả lời các câu hỏi. Điều này cũng
giúp dễ dàng tổng hợp thông tin từ các nhóm câu trả lời.
b.

Phương pháp xử lý số liệu

Từ những số liệu đã thu thập được từ công tác nghiên cứu, khảo sát thực địa và kết
quả điều tra phỏng vấn sẽ tiến hành thống kê, phân tích và xử lý để đưa ra được những
kết quả để làm căn cứ cho bài báo cáo.
Sử dụng Excel
Sử dụng phần mềm Excel để thống kê lại các số liệu, vẽ biểu đồ và diễn giải các
số liệu thu thập được để xử lý các thông tin trong phiếu khảo sát.

Phương pháp ma trận tác động
Phương pháp ma trận được lập ra sau khi đã có danh mục các hoạt động có khả
năng tác động đến tài nguyên và môi trường. Phương pháp này kết hợp việc liệt kê các
hoạt động và việc liệt kê các yếu tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận. Hoạt
động được liệt kê trên trục tung và thành phần môi trường được liệt kê trên trục hoành.
Phương pháp được sử dụng cụ thể bằng:
- Phương pháp ma trận đơn giản.
- Phương pháp ma trận định lượng.
Trong đề tài này, ma trận định lượng được lựa chọn sử dụng để đánh giá tác động
của hoạt động du lịch đến khu du lịch Vàm Sát. Phương pháp này chẳng những xác định
được hoạt động nào là có tác động đến môi trường mà còn cho biết mức độ tác động
như thế nào, từ đó xác định được tác động nào có quan trọng nhất.

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

3


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

Các bước thực hiện:
i. Xác định các hoạt động du lịch quan trọng, các hoạt động du lịch diễn ra thường
xuyên, có khả năng gây tác động nhất.
ii. Xác định các yếu tố môi trường chính trong hoạt động du lịch.
iii. Xác định các tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường.
iv. Xác định các tác động tiêu cực quan trọng nhất bằng cách cho thang điểm đánh
giá, từ đó đề xuất được giải pháp giảm thiểu sự ảnh hưởng.
5

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
Đối tượng:
- Du khách tham gia các hoạt động dịch vụ ở khu du lịch Vàm Sát.
- Hoạt động du lịch và hiện trạng môi trường.
Phạm vi thực hiện: khu du lịch Vàm Sát. Đề tài chỉ xét đến khía cạnh là những tác
động của hoạt động du lịch đến môi trường ở khu du lịch sinh thái Vàm Sát, huyện Cần
Giờ, xem xét mức độ tác động tiêu cực và tích cực, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp
nhất.

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1 TỔNG QUAN VỀ DL VÀ DLST
1.1.1 Định nghĩa về DL
DL được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn
hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùn và xã hội hóa cao. Phát triển DL nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của người dân và du khách, góp phần nâng cao
dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Có nhiều quan niệm không giống nhau về khái niệm DL.
Năm 1811, định nghĩa về DL lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “DL là sự phối
hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải
trí”. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động cơ chính của hoạt động

DL.
Năm 1930, Glusman người Thụy Si ̃ đinh
̣ nghiã : “DL là sự chinh phục không gian
của những người đến mô ̣t điạ điể m, mà ở đó ho ̣ không có chỗ cư trú thường xuyên”.
LHQ đã định nghĩa về DL vào năm 1963 như sau: “DL là tổng hợp các mối quan
hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của
cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục
đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo I.I Pirojnik (1985) “DL là mô ̣t dạng hoa ̣t đô ̣ng của dân cư trong thời gian rỗi
liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằ m
nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triể n thể chấ t và tinh thầ n, nâng cao trin
̀ h đô ̣ nhâ ̣n thức – văn
hóa hoặc thể thao kèm theo viê ̣c tiêu thụ những giá tri ̣về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Tháng 6/1991, ta ̣i Otawa (Canada), Hô ̣i nghi ̣ quốc tế về Thống kê Du lich
̣ cũng
đưa ra đinh
̣ nghiã : “DL là hoa ̣t đô ̣ng của con người đi tới mô ̣t nơi ngoài môi trường
thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong mô ̣t khoảng thời gian it́ hơn khoảng
thời gian đã đươ ̣c các tổ chức du lich
̣ quy đinh
̣ trước, mu ̣c đić h của chuyế n đi không
phải là để tiến hành các hoa ̣t động kiế m tiề n trong pha ̣m vi vùng đế n thăm”.
Hô ̣i nghi lầ
̣ n thứ 27 (1993) của Tổ chức Du lich
̣ Thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái
niê ̣m DL mới thay thế cho định nghĩa năm 1963: “DL là hoạt động về chuyế n đi đế n
mô ̣t nơi khác với môi trường số ng thường xuyên (usual environment) của con người và
ở la ̣i đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoa ̣t
đô ̣ng để có thù lao ở nơi đế n với thời gian liên tu ̣c it́ hơn 1 năm”.


SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

Như vâ ̣y, có thể thấy rõ sự khác nhau về quan niê ̣m DL. Tuy nhiên, theo thời gian,
các quan niệm này dầ n hoàn thiê ̣n. Trong điề u kiê ̣n của nước ta hiê ̣n nay, quan niê ̣m phổ
biến đươ ̣c công nhâ ̣n rô ̣ng rãi là quan niê ̣m đươ ̣c triǹ h bày trong Luâ ̣t Du lich
̣ Viê ̣t Nam
đươ ̣c Quố c hô ̣i nước Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t Nam khóa XI, kỳ ho ̣p thứ 7 thông
qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. Trong Luâ ̣t Du lịch Viê ̣t Nam, ta ̣i điề u 4, chương 1 đinh
̣
nghiã : “Du lịch là các hoa ̣t đô ̣ng có liên quan đế n chuyế n đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằ m đáp ứng nhu cầ u tham quan, tìm hiể u, giải tri,́ nghỉ
dưỡng trong mô ̣t khoảng thời gian nhất đinh”.
̣
1.1.2

Định nghĩa về DLST

DLST là một loại hình DL chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ trở lại đây nhưng
đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều giới, ngành và lĩnh vực khác nhau.
DLST (ecotourism) là một khái niệm tương đối mới, được hiểu theo những cách
khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau.
Hector Ceballos – Lascurain (1987) đã đưa ra khái niệm: “DLST là du lịch tới
những khu vực thiên nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu,

tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám
phá”.
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ (1998), “DLST là du lịch có mục đích với các khu
tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến
đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn
tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.
Honey (1999) mở rộng khái niệm DLST: “là du lịch tới những khu vực nhạy cảm
và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô
nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem
lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn
trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”.
Một định nghĩa DLST mở rộng khác từ Lê Huy Bá (2000): “DLST là một loại hình
du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những du
khách yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các
hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du
lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và
bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
Hiệp hội DLST quốc tế (TIES) nhấn mạnh DLST: “là việc đi lại có trách nhiệm
tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho
người dân địa phương”.

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

6


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục


Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “là loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương”.
Các nguyên tắc cơ bản của DLST
Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó
tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn:
- Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST
với các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác.
- Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị môi trường tự nhiên, về
những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa, thái độ cư xử của du khách tích
cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương.
Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái:
- Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến môi trường và tự nhiên.
- Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát
triển DLST bền vững.
- Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp
bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái.
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng:
- Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động
DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận không thể tách rời các giá trị
môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể.
- Sự xuống cấp hoặc thay đổi phong tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng
đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên
vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST.
- Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan
trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST.
Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương:
- Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST.
DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp

nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

7


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

1.1.3

So sánh DLST với DL nói chung
Bảng 1.1 Sự giống và khác nhau giữa DLST và DL nói chung
Du lịch

Du lịch sinh thái

DLST là một loại hình của DL nên nó có tất cả các đặc
trưng cơ bản mà một hoạt động DL nên có:
- Tạo ra những lợi ích kinh tế cho các tổ chức và chủ thể
quản lý.
- Tạo ra cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng
đồng địa phương.
- Là ngành “công nghiệp không khói”, đem lại tỉ suất lợi
nhuận cao vì vốn đầu tư ít (so với ngành công nghiệp nặng,
giao thông vận tải, xây dựng…) và thời gian thu hồi vốn
nhanh, do đó thu hút vốn đầu tư.
- Làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương từ

khoản trích nộp trực tiếp của các doanh nghiệp DL và từ
thuế phải nộp của các doanh nghiệp.
- Giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông
công cộng, điện nước, thông tin liên lạc…
- Là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh địa
phương có hiệu quả.
- Thay đổi môi trường sống, thỏa mãn trí tò mò, mở
mang kiến thức.
- Góp phần giữ gìn, phục hồi sức khỏe cho con người.
- Góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn bản
sắc văn hóa địa phương.

Giống

Mục đích

Quan tâm đến bảo tồn thiên
Giải trí, tham quan, tìm hiểu,
nhiên và đời sống văn hóa của
thăm thú các sự vật, sự việc.
cộng đồng địa phương.

Nơi đến

Địa điểm tự nhiên còn tương
đối hoang sơ, chưa từng bị can
Các địa điểm khác nhau,
thiệp bởi bàn tay con người,
những nơi có thể quy hoạch
hoặc nếu có thì ở mức tối thiểu

thành KDL.
nhất có thể chấp nhận được với
khả năng tái tạo cao.

Khác

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

Lợi nhuận

Lợi nhuận có thể có hoặc
không ở lại với cộng đồng địa Tạo cơ hội kinh tế cho cộng
phương mà thuộc về các tổ đồng địa phương.
chức quản lý.

Tác động

Không quan tâm nhiều đến
môi trường và HST. Không
có nhiều lo ngại về sức khỏe
của người dân địa phương và
bảo tồn thiên nhiên.


Ý thức của
du khách

Gắn kết chặt chẽ với tự nhiên,
thúc đẩy bảo tồn và tái tạo
HST. Cố gắng giảm thiểu tác
động một cách tối đa lên con
người và môi trường.

Có ý thức chủ động trong vấn
Có thể có hoặc không có ý
đề bảo vệ môi trường và tài
thức.
nguyên thiên nhiên.
(Nguồn: Du lịch sinh thái – NXB Khoa học và Kỹ thuật)

1.1.4 Tác động của DL và DLST đến môi trường
a. Tác động tích cực
Cung cấp nguồn tài chính: góp phần bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường
thông qua việc cung cấp nguồn tài chính.
Gia tăng nhận thức đối với môi trường: có khả năng làm tăng nhận thức của cộng
đồng về môi trường khi họ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trường, sự tiếp xúc
này khiến du khách có thể nhận thức đầy đủ các giá trị của thiên nhiên và có những hành
vi và hoạt động có ý thức để bảo vệ môi trường; đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp các thông tin môi trường và làm tăng nhận thức cho họ về những hậu quả môi trường
do hoạt động của họ gây ra.
Bảo vệ và giữ gìn môi trường: góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường, gìn
giữ và bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững các nguồn TNTN, đôi khi nhờ vào chính
mong muốn được tham quan của du khách mà các khu rừng tự nhiên có giá trị đều được
bảo vệ và quy hoạch thành các khu bảo tồn thiên nhiên.

Tạo việc làm cho người dân địa phương và củng cố cộng đồng: tạo ra việc làm,
tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời góp phần làm giảm sự di cư
từ các vùng nông thôn lên thành thị.
Đem lại lợi ích cho người dân địa phương: góp phần tăng cường cơ sở vật chất và
dịch vụ cho cộng đồng, đem lại mức sống cao hơn cho các địa điểm du lịch. Những lợi
ích này bao gồm cả việc cải tạo cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện y tế, giao thông, xây

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

dựng các cơ sở giải trí, các nhà hàng mới, đồng thời có được nhiều loại hàng hóa và thức
ăn với chất lượng cao hơn...
Nâng cao các giá trị văn hóa và truyền thống: đẩy mạnh việc bảo tồn và quản lý
bền vững các nguồn tài nguyên, bảo vệ các di sản ở địa phương, phục hưng các nền văn
hóa bản xứ, các nghề thủ công mỹ nghệ; tạo ra các khả năng hỗ trợ cho việc bảo tồn các
di tích lịch sử, đặc biệt là các di tích ở những đất nước nghèo không có đủ tiềm lực kinh
tế để trùng tu hay bảo vệ như: các di sản kiến trúc; nghệ thuật, văn hoá, đồ thủ công, lễ
hội, trang phục, lối sống truyền thống.
Phương tiện tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền của nước chủ nhà: Khi
khách đến du lịch, khách có điều kiện làm quen với một số mặt hàng ở nước mà họ đến.
Khi trở về đất nước của mình, khách bắt đầu tìm kiếm những mặt hàng đó ở thị trường
địa phương và nếu không tìm thấy, khách có thể yêu cầu cơ quan ngoại thương nhập
khẩu những mặt hàng ấy. Theo cách này, du lịch quốc tế góp phần tuyên truyền cho nền
sản xuất của nước du lịch chủ nhà.

Thúc đẩy sự phát triển của địa phương: DL tại địa phương phát triển, lượng khách
du lịch tăng, đòi hỏi phải thỏa mãn được nhu cầu của họ, khi đó, địa phương phải đầu
tư, xây dựng các cơ sở hạ tầng hiện đại phù hợp với nhu cầu của du khách, sự tiêu dùng
của du khách tăng sẽ làm tăng thu nhập và cơ hội tìm việc làm của người dân địa phương
tăng. Do vậy, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển ở khu vực đó.
Đóng góp vào thu nhập của chính phủ: có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Các đóng
góp trực tiếp bao gồm thuế thu nhập từ các nhà kinh doanh du lịch, nhân viên du lịch và
thuế thu từ khách du lịch, du khách phải trả thuế hải quan, thuế nhập cảnh, lưu trú hoặc
gián tiếp là thuế doanh thu khi mua hàng hóa và dịch vụ.
Kích thích đầu tư: sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng (hệ thống đường sá,
công viên…) và đôi khi cả kiến trúc thượng tầng (nghệ thuật văn hóa dân gian…) nhằm
tạo điều kiện cho DL phát triển sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp nhân
dân và của các doanh nghiệp nhỏ. Vì quy mô nhỏ, đòi hỏi về vốn đầu tư tương đối thấp,
do đó sự đầu tư được triển khai nhanh. Sự đầu tư xuất phát từ DL sẽ kéo theo sự bùng nổ
đầu tư ở các ngành sản xuất và dịch vụ khác như xây dựng, giao thông vận tải, tiểu thủ
công nghiệp, thông tin liên lạc...
Ngoài ra, đối với DLST thì còn có những tác động tích cực sau đây:
Giảm sức ép khai thác tài nguyên: DLST đem đến sự kiểm soát các điểm du lịch
nhằm bảo vệ tài nguyên tự nhiên và giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức. Đặc
biệt, các khu vực nhạy cảm như vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên… DLST
kèm theo những quy tắc chặt chẽ như: cấm tác động và phá hoại tài nguyên thiên nhiên,
cấm sờ mó thạch nhũ, cấm khai thác san hô, cấm viết bậy, vẽ bậy, đặc biệt ở những khu
SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục


vực nhạy cảm như vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên đều được xác định ranh
giới cụ thể và quy mô khai thác hợp lý.
Cải thiện vi khí hậu: Góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ các dự án
DLST thường có yêu cầu tạo thêm các cảnh quan, thảm cỏ, vườn cây, hồ nước, thác
nước nhân tạo…
Đảm bảo chất lượng nước: Góp phần đảm bảo chất lượng nước, hạn chế sự lan
truyền ô nhiễm cục bộ trong khu vực cũng như hạn chế những lan truyền ở hạ lưu, các
làng chài ven biển một khi xác định phát triển các điểm DLST bền vững. Đặc biệt, khi
những khu vực phát triển nằm trong thượng nguồn của những con sông thì vấn đề giữ
gìn nguồn nước đạt hiệu quả tốt hơn vì phần lớn các hoạt động phát triển DLST tại đây
được quy hoạch và xử lý kỹ thuật cấp thoát nước hợp lý.
Tăng cường chất lượng môi trường: DLST có thể góp phần làm sạch môi trường
bằng cách kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải… thông
qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các
công trình kiến trúc.
b. Tác động tiêu cực
Bản thân DL và DLST sẽ có tác động tích cực là bảo vệ môi trường và nền văn
hóa truyền thống nơi phát triển DL. Tuy nhiên, nếu DL và DLST phát triển một cách
quá mức, không thể kiểm soát thì cũng có thể gây ra tác động tiêu cực lên chính nơi
mà chúng muốn bảo vệ.
Những tác động tiêu cực mà hoạt động DL và DLST gây ra cho môi trường: có
thể gây ô nhiễm môi trường giống như bất kỳ các ngành công nghiệp khác như: khí
thải, tiếng ồn, chất thải rắn, nước thải, dầu, các hóa chất… thậm chí cả ô nhiễm thẩm
mỹ.
- Ô nhiễm không khí và tiếng ồn: ô nhiễm không khí và tiếng ồn xảy ra gắn liền

với các hoạt động xây dựng các công trình DL, giao thông vận chuyển hành khách,
quá trình tổ chức các hoạt động phục vụ khách… Nguyên nhân là do khí thải, tiếng
ồn từ các loại máy xây dựng, các phương tiện giao thông và bụi bẩn trong không

khí, do quá trình đốt củi, than, dầu, gas… để đáp ứng nhu cầu về năng lượng ở các
cơ sở du lịch…, ô nhiễm không khí góp phần làm cho môi trường không khí ở địa
phương ô nhiễm nhiều hơn, ô nhiễm tiếng ồn từ máy bay, xe ô tô, xe buýt cũng như
các phương tiện giải trí khác (karaoke, dancing...) không chỉ gây khó chịu, stress và
thậm chí mất thính giác đối với con người mà còn làm suy thoái môi trường tự nhiên,
đặc biệt là ở những khu vực nhạy cảm.

SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

- Ô nhiễm nước: có thể làm ô nhiễm nước thông qua các hoạt động:

 Xả rác hoặc xả nước thải bừa bãi vào các nguồn nước làm ảnh hưởng đến cả
nước mặt lẫn nước ngầm.
 Các phương tiện giao thông đường thủy (tàu, thuyền du lịch, ca nô...) thải ra
dầu mỡ, các chất hydro cacbon… vào các nguồn nước.
 Sự hoạt động của các khách sạn, khu nghỉ mát và các cơ sở vật chất khác
thường dẫn đến gia tăng ô nhiễm do nước thải. Nước thải chưa được xử lý tốt
vì không có hoặc không đủ thiết bị xử lý gây ô nhiễm nguồn nước như làm ô
nhiễm biển và các hồ xung quanh các KDL. Nước thải cũng có thể đe dọa đến
sức khoẻ con người và động vật.
 Khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt của du khách ở vùng ven biển
cũng ảnh hưởng đến môi trường nước, làm cho nước ngầm bị nhiễm mặn.
Khi nhu cầu của du khách càng lớn thì mức độ khai thác nguồn nước ngầm

càng nhiều.
- Ô nhiễm do rác thải: ở các khu vực có sự tập trung du khách đông đúc như khu

vực có phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn thì việc xử lý rác là một vấn đề quan trọng.
Nếu xử lý không tốt thì có thể gây ra nhiều tác động bất lợi đối với môi trường.
- Ô nhiễm thẩm mỹ: ô nhiễm thẩm mỹ có thể xảy ra do khách sạn, nhà hàng có

kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa
học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện kém thẩm
mỹ, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và
cảnh quan. Phát triển DL hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động
gây suy thoái môi trường và cảnh quan tệ hại nhất. Thông thường các kiến trúc trong
DL thiếu sự hoà hợp với những đặc điểm tự nhiên và kiến trúc truyền thống. Những
khu nghỉ dưỡng được thiết kế phục vụ cho DL mọc lên ở các khu thiên nhiên phá
hoại cảnh quan địa phương cũng như phá vỡ kiến trúc truyền thống về xây dựng ở
địa phương.
Còn đối với vấn đề tài nguyên: gây sức ép lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên
khi con người tăng cường khai thác. Các nguồn tài nguyên chủ yếu có nguy cơ bị ảnh
hưởng xấu do DL là nước, đất, sinh vật.
- Tài nguyên nước: ngành du lịch nói chung đã sử dụng một nguồn nước rất lớn

cho hoạt động của các khách sạn, bể bơi, sân gôn và cho bản thân khách du lịch. Sự
tiêu dùng quá mức bởi nhiều công trình du lịch, dẫn đến việc thiếu nước trầm trọng.
Ngoài ra, việc tiêu dùng nhiều nước cũng sẽ tạo ra một lượng nước thải lớn gây ô
nhiễm nguồn nước sạch.
SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

12



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục

- Tài nguyên đất: Tác động trực tiếp đến tài nguyên đất thông qua việc sử dụng

đất để xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như nơi ăn nghỉ, cơ sở hạ tầng và
sử dụng các vật liệu xây dựng. Nếu không có quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý
thì với sự phát triển DL một cách ồ ạt gắn liền với việc gia tăng các công trình du lịch
và cơ sở nghỉ ngơi sẽ làm tăng nhu cầu về tài nguyên đất.
- Tài nguyên sinh học: du lịch, đặc biệt là du lịch thiên nhiên có quan hệ chặt chẽ

với đa dạng sinh học. Môi trường càng đa dạng và phong phú thì càng hấp dẫn đối
với du khách. Tuy nhiên, sự suy giảm đa dạng sinh học có thể xảy ra khi môi trường
ở KDL bị khai thác và sử dụng quá mức. Ảnh hưởng của việc suy giảm đa dạng sinh
học:
 Làm suy giảm việc cung cấp lương thực thực phẩm, các điều kiện để nghỉ ngơi
và du lịch, nguồn lâm sản, dược liệu và năng lượng.
 Hạn chế các chức năng sinh thái cần thiết như cân bằng loài, hấp thụ khí gây
hiệu ứng nhà kính …
 Giảm năng suất hệ sinh thái nên làm giảm nguồn hàng hóa từ tự nhiên mà từ
đó chúng ta có thể khai thác dần dần.
 Làm hệ sinh thái mất ổn định và làm yếu khả năng chống chịu của nó đối với
các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão, ô nhiễm do con người gây
ra và khí hậu thay đổi.
- Các nguồn tài nguyên khác ở địa phương: gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên

khác của địa phương như năng lượng, thức ăn và các nguyên vật liệu khác. Khi việc
khai thác các nguồn tài nguyên này càng lớn thì càng làm tăng những tác động tự
nhiên liên quan đến việc khai thác chúng. Do ảnh hưởng của tính mùa vụ trong DL,

nhiều nơi số lượng khách vào mùa cao điểm du lịch lớn gấp 10 lần so với mùa vắng
khách. Vì vậy, nhu cầu các nguồn tài nguyên sử dụng để phục vụ du khách như năng
lượng để sưởi ấm, đun nước nóng… càng lớn.
Các tác động đến các cảnh quan thiên nhiên: Những cảnh quan thiên nhiên như
các bãi biển, hồ, bờ sông, các đỉnh núi và sườn núi thường là các khu vực chuyển tiếp,
những hệ sinh thái rất phong phú về thành phần loài.
- Các tác động đến tự nhiên do sự phát triển DL: Hoạt động xây dựng và mở rộng

cơ sở hạ tầng. Sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như khách sạn, nhà hàng,
cấp nước và các KDL có liên quan đến việc khai thác cát sạn, xói lở các đụn cát và
bờ biển, xói mòn đất ... Thêm vào đó, việc xây dựng đường giao thông (đường bộ và
hàng không) có thể dẫn đến suy thoái môi trường sống của sinh vật và làm xấu phong
cảnh.
SVTH: Võ Thị Anh Thư
GVHD: ThS. Bùi Khánh Vân Anh

13


×