Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện thống nhất, TP HCM công suất 600m3ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.5 MB, 97 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TP. HỒ CHÍ
MINH VỚI CÔNG SUẤT 600 M3/NGÀY ĐÊM

SV THỰC HIỆN : TRẦN VŨ ANH KHOA
MSSV: 0450020429
GVHD: TH.S TRẦN NGỌC BẢO LUÂN

TP.HCM, 04/2017


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG TPHCM
--------------KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độclập – Tự do – Hạnhphúc
---------------

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN: TRẦN VŨ ANH KHOA


MSSV: 0450020429

NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật môi trường

LỚP: 04LTCQĐH.MT

1. Tên Đồ án: Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh viện Thống Nhất
TP.HCM, công suất 600 m3/ ngày đêm
2. Nhiệm vụ Đồ án:
Lập bản thuyết mình và tính toán bao gồm:
-

Tổng quan về thành phần, tính chất và đặc trưng nước thải bệnh viện

-

Các thông số nước thải đầu vào.

-

Xây dựng phương án công nghệ xử lý nước thải cho bệnh viện trên đạt loại B
QCVN 28:2010/BTNMT – Nước thải bệnh viện hiện hành (2 phương án).

-

So sánh lựa chọn phương án.

-

Tính toán các công trình đơn vị theo phương án đã chọn, tính toán kinh tế xây

dựng, phương án vận hành và bảo trì hệ thống xử lý.

-

Bố trí công trình và vẽ mặt bằng tổng thể trạm xử lý theo các phương án chọn.

-

Vẽ sơ đồ mặt cắt công nghệ (theo nước, theo bùn, cao độ công trình).

-

Vẽ chi tiết các công trình đơn vị hoàn chỉnh.

3. Ngày giao nhiệm vụ:

28-11-2016

4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01-04-2017
5. Họ và tên người hướng dẫn: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
6. Phần hướng dẫn
-

GVHD sinh viên phân tích và lựa chọn công nghệ phù hợp.
GVHD duyệt thuyết minh, tính toán các công trình đơn vị và các bản vẽ kỹ
thuật.

7. Ngày bảo vệ Đồ án:

12.04.2017


8. Kết quả bảo vệ Đồ án:  Xuất sắc;

 Giỏi;

 Khá;  Đạt


Nội dung Đồ án tốt nghiệp đã được thông qua bộ môn.
Ngày

NGƯỞI PHẢN BIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Th.s Nguyễn Ngọc Trinh

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Nguyễn Xuân Trường

tháng

năm

NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên)

Th.s Trần Ngọc Bảo Luân


TRƯỞNG KHOA
(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công suất
600 m3/ngày đêm

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian vừa học qua, em đã được các thầy cô trong khoa Môi trường tận
tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu, đồ án này là dịp để em tổng hợp lại những
kiến thức đã học, đồng thời rút ra những kinh nghiệm cho bản thân cũng như trong các
phần học tiếp theo.
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Ngọc Bảo
Luân đã tận tình hướng dẫn, cung cấp cho em những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm
trong quá trình hoàn thành đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Môi Trường đã giảng dạy, chỉ dẫn tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt thời gian vừa qua.
Với lần đầu làm đồ án tốt nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên
trong đồ án này còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô và bạn bè nhằm rút ra những kinh nghiệm cho công việc sắp tới.

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 03 tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trần Vũ Anh Khoa

SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân

i


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công suất
600 m3/ngày đêm

TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Đồ án này tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho bệnh viện Thống
Nhất TP.HCM, với công suất 600 m3/ngày đêm. Với các chỉ tiêu ô nhiễm chính BOD5 =
150 mg/l, Photpho tổng = 10, SS = 120 mg/l phát sinh do hoạt động khám chữa bệnh, và
yêu cầu xử lý nước thải đạt QCVN 28:2010/BTNMT loại B, trước khi xả ra nguồn tiếp
nhận hệ thống nước thải của thành phố. Công nghệ đề xuất thiết kế trong đồ án này là sử
dụng công nghệ xử lý hiếu khí Aerotank. Nước thải được cho qua các công trình xử lý sơ
bộ như: song chắn rác, bể thu gom, sau đó nước thải được dẫn qua bể điều hòa để điều hòa
nồng độ và lưu lượng và tiếp tục được dẫn qua bể Aerotank để xử lý hiếu khí, nước sau khi
qua bể Aerotank được dẫn qua bể lắng đứng và chuyển sang bể khử trùng trước khi đưa ra
nguồn tiếp nhận. Ước tính các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải sau xử lý đạt như sau:
BOD5 = 17,23mg/l, tổng P = 6,3, SS = 23,04 mg/l và đảm bảo nước thải đầu ra đạt yêu cầu
cần xử lý.

SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
ii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ 3
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU................................................................................................... 6
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỒ ÁN........................................................................... 6
MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN................................................................................... 6
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐỒ ÁN ...................................................................... 6
NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN .................................................................................. 7
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .......................................................................... 7
THỜI GIAN THỰC HIỆN ................................................................................. 7
Ý NGHĨA CỦA ĐỒ ÁN ..................................................................................... 7

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN .......................................................................................... 9
2.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT VÀ ĐẶC TÍNH NƯỚC
THẢI BỆNH VIỆN ....................................................................................................... 9
2.1.1 Tổng quan về bệnh viện Thống Nhất. .......................................................... 9
2.1.2 Tổng quan về nước thải bệnh viện ............................................................. 14
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ NƯỚC THẢI CỦA BỆNH
VIỆN 17
2.2.1 Xử lí nước thải bằng phương pháp cơ học ................................................ 18
2.2.2 Xử lí nước thải bằng phương pháp hóa- lí ................................................ 23
2.2.3 Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học ............................................. 26
2.2.4 Một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện điển hình ............................. 33
CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TP.

HỒ CHÍ MINH .............................................................................................................. 40
3.1 TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI .......... 40
3.2 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ .................................................................... 40
3.2.1 Nguyên tắc lựa chọn công nghệ và thiết kế các công trình xử lý nước thải
bệnh viện. .............................................................................................................. 40
3.2.2 Cơ sở đề xuất phương án xử lý: ................................................................. 41
3.2 CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT ........................................................................ 42
3.3 SO SÁNH HAI PHƯƠNG ÁN ĐÃ ĐỀ XUẤT: ................................................ 48
SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
1


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ, VẬN HÀNH, BẢO TRÌ
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI .............................................................................. 51
4.1 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ .................................................... 51
4.1.1 Song chắn rác ............................................................................................ 51
4.1.2 Hầm tiếp nhận .............................................................................................. 52
4.1.3 Bể điều hòa ................................................................................................ 55
4.1.4 Bể Aerotank ................................................................................................ 58
4.1.5 Bể lắ ng đứng ................................................................................................ 66
4.1.6 Bể khử trùng ............................................................................................... 70
4.1.7 Bể chứa bùn ............................................................................................... 72
4.2 KHÁI TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG ............................................................... 72
4.2.1 Chi phí xây dựng và thiết bị máy móc ......................................................... 72
4.2.2 Chi phí bảo trì, chi phí vận hành hệ thống .................................................. 75
4.3 VẬN HÀNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG VÀ MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP .. 77
4.3.1 Nguyên tắc vận hành và bảo dưỡng thiết bị .............................................. 77

4.3.2 Vận hành hệ thống hằng ngày .................................................................... 78
4.3.3 Bảo trì hệ thống ........................................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 83
1. KẾT LUẬN: ..................................................................................................... 83
2. KIẾN NGHỊ:..................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 84

SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
2


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bệnh Viện Thống Nhất.................................................................................... 9
Hình 2.2 : Vị trí địa lý của bệnh viện ............................................................................ 10
Hình 2.3: Song chắn rác ................................................................................................ 18
Hình 2.4: Mô hình bể vớt dầu mỡ ................................................................................. 19
Hình 2.5: Bể lắng đứng.................................................................................................. 20
Hình 2.6: Mô tả bể lắng ngang ...................................................................................... 21
Hình 2.7: Mô tả bể lắng ly tâm ...................................................................................... 22
Hình 2.8: Bể lọc áp lực .................................................................................................. 22
Hình 2.9: Hồ sinh vật..................................................................................................... 27
Hình 2.10: Cánh đồng tưới, cánh đồng lọc.................................................................... 28
Hình 2.11: Bể sinh học hiếu khí – Aerotank ................................................................. 30
Hình 2.12: Mô tả bể UASB ........................................................................................... 31
Hình 2.13: Các giai đoạn của xử lý của bể SBR ........................................................... 32
Hình 2.14: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện 175 ......................................... 34
Hình 2.15: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Bình Dân................................ 35

Hình 2.16: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức ................................. 36
Hình 2.17: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Nhân Dân 115........................ 37
Hình 2.18: Sơ đồ công nghệ nước thải bệnh viện Thống Nhất hiện tại ...................... 38
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ nước thải bệnh viện Thống Nhất phương án 1................ 43
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ nước thải bệnh viện Thống Nhất phương án 2............... 46

SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
3


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông số nước thải bệnh viện Thống Nhất ..................................................17
Bảng 3.1: Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện...............................................42
Bảng 3.2. Bảng hiệu suất xử lý của phương án 1 ........................................................ 45
Bảng 3.3 Bảng hiệu suất xử lý của phương án 2 ..........................................................47
Bảng 3.4: Điểm khác nhau giữa 2 phương án...............................................................49
Bảng 4.1: Các thông số tính toán cho song chắn rác.....................................................51
Bảng 4.2: Các thông số thiết kế hầm tiếp nhận.............................................................54
Bảng 4.3: Các thông số của bể điều hòa........................................................................57
Bảng 4.4: Các thông số cần thiết cho bể Aerotank........................................................58
Bảng 4.5: Các thông số thiết kế bể Aerotank................................................................66
Bảng 4.6: Các thông số tính toán bể lắng đứng.............................................................70
Bảng 4.7: Các thông số thiết kế bể khử trùng...............................................................71
Bảng 4.8: Chi phí xây dựng và các thiết bị máy móc....................................................72
Bảng 4.9: Chi phí điện năng..........................................................................................76

SVTH: Trần Vũ Anh Khoa

GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
4


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD: Nhu cầu oxy sinh học
BV: Bệnh viện
COD: Nhu cầu oxy hóa học
CTR: Chất thải rắn
DO: Nồng độ Oxy hòa tan
F/M: Tỷ lệ thức ăn trên vi sinh vật
HT XLNT: Hệ thống xử lý nước thải
MLSS: Nồng độ bùn hoạt tính theo SS
MLVSS: Nồng độ bùn hoạt tính theo VSS
NTBV: Nước thải bệnh viện
QCVN 28: 2010/BTNMT: Quy chuẩn Việt Nam –Bộ Tài Nguyên Môi Trường
SS: Chất rắn lơ lửng
TSS: Chất rắn lơ lửng tổng cộng
VSV: Vi sinh vật

SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
5


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỒ ÁN
Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường là mối quan tâm hàng đầu của toàn
nhân loại. Sự phát triển vượt bậc của xã hội và khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng các nhu
cầu ngày càng cao của con người đã làm cho môi trường càng xấu đi. Thiên tai, lũ lụt,
cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên…xảy ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng
hơn. Đứng trước hiện trạng môi trường bị suy thoái, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.
Nhiều bệnh viện đã được thành lập chỉ trong một thời gian ngắn nhằm phục vụ nhu cầu
sức khỏe người dân.
Tuy nhiên, nước thải bệnh viện nói riêng và chất thải y tế nói chung đang là một
trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có thể là nguồn lây bệnh
cho cộng đồng dân cư. Vì vậy việc xây dựng trạm xử lý nước thải bệnh viện là rất cấp
thiết nhằm bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của người dân xung quanh.
Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh là một trong những bệnh viện lớn tuyến
cuối của phía nam. Với đội ngũ các y, bác sỹ có kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại,
khoa học kỹ thuật tiến bộ, trong một thời gian dài, bệnh viện đã hoàn thành tốt nhiệm
vụ của mình một cách xuất sắc. Để khẳng định vị trí của mình trong lòng cán bộ, người
dân, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lí nước thải bệnh viện mới để xử lý các khu khám,
điều trị bệnh mới khánh thành đồng thời hoạt động độc lập với hệ thống cũ đã quá tải là
cấp thiết hơn bao giờ hết để bảo vệ được hệ thống có độ bền lâu hơn cũng như đảm bảo
chất lượng nước đầu ra.
Chính vì những lí do đó mà đề tài :“Thiết kế hệ thống xử lí nước thải bệnh viện
Thống Nhất TP Hồ Chí Minh với công suất 600 m3/ngày đêm” đã hình thành với mong
muốn góp phần bảo vệ môi trường và hạn chế ô nhiễm do nước thải y tế gây ra.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN
Để giải quyết các vấn đề môi trường của nước thải bệnh viện Thống Nhất, mục
tiêu đề ra là tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đảm bảo chất lượng
nước thải đầu ra đạt QCVN 28:2010/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải y tế) loại B để thải vào nguồn tiếp nhận với công suất khoảng 600 m3/ngày đêm. Hỗ
trợ và xử lý song song với hệ thống hiện có góp phần cải thiện điều kiện môi trường
cũng như sự quá tải của hệ thống cũ nhằm tăng cường tuổi thọ cho hệ thống xử lý.

1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐỒ ÁN
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh với
công suất 600 m3/ngày đêm.
SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
6


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
1.4 NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN
 Tìm hiểu về bệnh viện Thống Nhất.
 Đánh giá về thành phần, tính chất nước thải của bệnh viện.
 Tìm hiểu các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.
 Đề xuất phương án tối ưu, tính toán thiết kế chi tiết các công trình đơn vị trong
hệ thống xử lý đã đề ra.
 Đưa ra các bản vẽ liên quan đến công trình.
 Khái toán chi phí cho công trình.
 Kỹ thuật vận hành hệ thống và các sự cố thường gặp.
1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Trong quá trình thực hiện đồ án đã sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp khảo sát, thống kê
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết và tổng hợp tài liệu: Tìm hiểu những công
nghệ xử lý nước thải dành cho ngành y tế trong các sách, báo, phương tiện thông
tin…và tổng hợp chúng lại.
 Phương pháp trao đổi với chuyên gia.
 Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý, thiết bị hiện
có và đề xuất công nghệ xử lý nước thải, thiết bị lắp đặt cho phù hợp.
 Phương pháp tính toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình
đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm

xử lý.
 Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad 2D để mô tả kiến trúc các công
trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
 Phương pháp kế thừa
1.6 THỜI GIAN THỰC HIỆN
Thời gian bắt đầu và kết thúc dự kiến là từ 28/11/2016 đến 01/04/2017.
1.7 Ý NGHĨA CỦA ĐỒ ÁN
 Thực tiễn:
- Góp phần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cho những bệnh viện đã có nhưng xuống cấp,
quá tải hoặc chưa có hệ thống xử lí nước thải đạt chuẩn.
- Giải quyết các vấn đề môi trường có liên quan đến nước thải phát sinh tại bệnh
viện.
- Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
7


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
- Giảm thiểu tác động đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực.
- Việc xây dựng hệ thống còn là chủ trương đúng đắn theo định hướng phát triển
của Đảng và Nhà nước.
- Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh nghiệp,
bệnh viện, sinh viên tham quan, học tập.
 Khoa học:
- Có thêm kiến thức chuyên ngành đồng thời học tập thêm nhiều công nghệ xử lý
nước thải, nước thải bệnh viện mà các nước tiên tiến trên thế giới đang sử dụng.

- Giúp sinh viên hệ thống hóa kiến thức đã học và áp dụng vào một đề tài cụ thể
để thiết kế một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh.
- Rèn luyện cho sinh viên thêm nhiều kỹ năng thiết thực như tìm kiếm, tổng hợp,
làm việc với áp lực cao, tính đúng giờ…..

SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
8


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT VÀ ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI
BỆNH VIỆN
2.1.1 Tổng quan về bệnh viện Thống Nhất.
a. Tên cơ sở
Tên cơ sở: Bệnh viện Thống Nhất thuộc địa bàn Phường 7, Quận Tân Bình, Thành
phố Hồ Chí Minh.

Hình 2.1: Bệnh Viện Thống Nhất
Nguồn: Internet
b. Chủ cơ sở
Tên Cơ quan : BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Địa chỉ

: Số 01 Lý Thường Kiệt, P.7, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh

Số điện thoại : 08.38642142
Giám đốc


Fax: 08.38656715

: PGS. TS. Nguyễn Đức Công

c. Vị trí địa lý
Bệnh viện Thống Nhất thuộc Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí cơ sở nằm trong khu vực dân cư được đầu tư xây dựng từ năm 1972 đến năm 1974
đưa vào sử dụng.
SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
9


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
Khu vực cơ sở có ranh giới giáp:
+ Phía Bắc

: Khu dân cư

+ Phía Nam

: Đường Lý Thường Kiệt

+ Phía Đông

: Đường Cách Mạng Tháng 8

+ Phía Tây


: Khu dân cư

Hình 2.2 : Vị trí địa lý của bệnh viện
Nguồn: Internet
d. Tình hình kinh tế - xã hội
Các đối tượng KTXH chịu ảnh hưởng của Bệnh viện Thống Nhất:
Bệnh viện Thống nhất nằm ngay giao lộ Cách Mạng Tháng 8 và Lý Thường Kiệt
rất thuật tiện cho xe cộ ra vào bệnh viện cũng như công tác cấp cứu, khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, đi kèm với những thuận lợi là những tác động do quá trình hoạt động của
bệnh viện đến giao thông khu vực. Với lưu lượng xe ra vào bệnh viện cùng với hoạt
động của xe cứu thương sẽ tác động cục bộ đến giao thông khu vực. Mật độ xe qua lại
tại giao lộ trong giờ cao điểm khá đông. Theo đánh giá khả năng ùn tắc tại khu vực này
vào giờ cao điểm tương đối thấp. Bên cạnh đó, với 2 mặt tiếp giáp của bệnh viện là khu
dân cư nên theo như khảo sát bao quanh hai mặt tiếp giáp của bệnh viện có khoảng 90
hộ dân sinh sống. Tuy nhiên, bệnh viện đã bao quanh bằng tường cao để đảm bảo hoạt
động của bệnh viện không gây ảnh hưởng đến dân cư sống xung quanh.
SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
10


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
e. Quy mô
e1. Giường bệnh
Tổng số giường bệnh theo kế hoạch được giao:
Năm 1976

: 450 giường


Năm 2007

: 600 giường

Năm 2012

: 850 giường

Năm 2015

: 1200 giường

Năm 2017

: 1600 giường

Năm 2020

: 2000 giường

Số giường bệnh tăng qua các năm là do các khối nhà mới được xây dựng hoàn
thành và đưa vào sử dụng. Theo kế hoạch được giao, số giường bệnh của Bệnh viện năm
2012 là 850 giường. Khi khối nhà C5 hoạt được bố trí đủ giường bệnh thì Bệnh viện sẽ
đạt được công suất thiết kế là 1200 giường bệnh.
e2. Diện tích
Tổng diện tích mặt bằng sử dụng của Bệnh viện : 41.989m2. Trong đó:
Khu vực dành cho văn phòng: 2.320 m2
Khu vực phòng khám: 6.080 m2
Khu vực đồ vải phục vụ bệnh nhân, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, khu xử lý nước

thải: 1.263m2. Hiện tại khu vực này không còn đủ diện tích để xây dựng hệ thống xử lý
nước thải. Trong khi đó các tòa nhà phía tây đang trong giai đoạn nâng cấp xây dựng
giai đoạn 2 nên ta chuyển hệ thống xử lý nước thải sang phía tây của bệnh viện vừa có
diện tích đồng thời hệ thống này sẽ xử lý nước thải của các công trình này khi đi vào
hoạt động và các công trình trong tương lai chuẩn bị xây dựng.
Khu vực nhà ăn tập thể cho cán bộ công nhân viên: 1.526m2
Khu vực nhà kho: 547m2
Công viên cây xanh: 13.592 m2
Diện tích sân bãi, đường nội bộ: 11.250 m2
Công trình mới xây: nhà A6 (6.829m2), nhà B4 (576m2), nhà C5 (5.368m2)
Diện tích còn lại xây dựng các công trình khác như: hồ cá, sân, khoa Dinh Dưỡng,
nhà Tang lễ,…

SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
11


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
e3. Cơ cấu tổ chức, vận hành
Ban lãnh đạo bệnh viện gồm: Giám đốc và 04 Phó giám đốc. Có 10 phòng chức
năng, 07 khoa cận lâm sàng, 25 khoa lâm sàng và 03 khoa hỗ trợ.
Về nhân sự: Tổng số cán bộ viên chức gồm: 1078, trong đó:
- PGS

: 02

- Bác sỹ CKI


: 47

- Tiến sỹ Y học

: 11

- Bác sỹ

: 97

- Thạc sỹ

: 50

- Dược sỹ

: 06

- Bác sỹ CKII

: 24

- CNĐD

: 35

- Cán bộ khác : 806
e4. Công suất hoạt động
Tính đến hết năm 2015 bệnh viện có số giường phân bổ theo kế hoạch là 1200
giường. Hiện tại, Bệnh viện nhận khám chữa bệnh ngoại trú cho trung bình 1.768

lượt/ngày và điều trị nội trú trung bình 1.154 bệnh nhân.
f. Cơ cấu tổ chức
f1. Khối cận lâm sàng
Khoa Hóa sinh
Khoa Vi sinh
Khoa Huyết học
Khoa Giải phẫu bệnh
Khoa Thăm dò chức năng
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Khoa Dược
Khoa Dinh dưỡng
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
f2. Khối cơ quan
Phòng Kế hoạch Tổng hợp
Phòng Điều dưỡng
Phòng Chăm sóc bảo vệ sức khỏe TW 2B
Phòng Tổ chức Cán bộ
SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
12


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ
Phòng Chỉ đạo tuyến
Phòng Công nghệ thông tin
Phòng Vật tư Trang thiết bị Y tế
Phòng Hành chính Quản trị

f3. Khối lâm sàng
Khoa A1
Khoa nội A2
Khoa cấp cứu
Khoa hồi sức tích cực – chống độc
Khoa khám bệnh
Khoa vật lý trị liệu
Khoa tiêu hóa – ung bướu
Khoa thần kinh
Khoa tim mạch
Khoa tim mạch cấp cứu và can thiệp
Khoa nội thận – Lọc máu
Khoa y học cổ truyền
Khoa ngoại CTCH – Thần kinh
Khoa PT- Gây mê hồi sức
Khoa ngoại tổng quát
Khoa Tai – mũi – họng – mắt
Khoa ngoại tổng hợp B1
Khoa TH điều trị theo yêu cầu
Khoa nội tổng hợp B3
Khoa khám bệnh theo yêu cầu

SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
13


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
2.1.2 Tổng quan về nước thải bệnh viện

a. Khái quát
a1. Nước mưa chảy tràn
Về cơ bản nước mưa được coi là nước thải quy ước sạch nếu không chảy tràn qua
các khu vực ô nhiễm nên có thể xả trực tiếp sau khi qua hệ thống lưới chắn rác. Nước
mưa được chảy thẳng ra hệ thống thoát nước của thành phố.
a2. Nước thải sinh hoạt
Nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân và công
nhân viên trong bệnh viện. Nước thải này chứa chủ yếu các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng
(SS), chất dinh dưỡng (N:P), chất hữu cơ (BOD, COD) và các vi sinh vật. Nếu không
được xử lý trước khi thải ra ngoài sẽ tạo ra các khí, mùi và màu ảnh hưởng đến mỹ quan
và gây ô nhiễm nặng tới môi trường xung quanh khu vực trong và ngoài bệnh viện.
Hiện tại, các tòa nhà cũ của bệnh viện được xây dựng dựng trước năm 1975 nên
các đường ống dẫn nước thải đã bị xuống cấp. Trên thực tế kiểm tra, đường ống dẫn
nước thải của bể tự hoại tại các khối nhà cũ đã bị nứt vỡ. Nước thải từ bể tự hoại rò rỉ ra
ngoài đất và chảy vào mương thoát nước mưa của bệnh viện. Lượng nước rò rỉ này ước
tính khoảng 10% do các đường ống nằm trong đất nên việc xác định lượng nước rò rỉ
chính xác là không khả thi.
a3. Nước thải y tế
Do đặc thù của bệnh viện Thống Nhất là dịch vụ khám và chữa bệnh nên các nguồn
phát sinh chủ yếu là:
Nước phát sinh từ các khu xét nghiệm chủ yếu chứa các hợp chất hữu cơ, vi khuẩn
và các hóa chất sử dụng trong quá trình phân tích mẫu;
Nước phát sinh từ việc vệ sinh phòng mổ, vệ sinh các trang thiết bị y tế;
Nước thải từ việc khám chữa bệnh;
Nước thải y tế có đặc tính khi chưa bị phân hủy chứa nhiều cặn lơ lửng và có mùi
tanh khó chịu, chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, hóa chất….Nước thải y tế chứa vô
số các vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn với số lượng từ 108 – 109 tế bào trong 1ml nước
thải có khả năng gây hại cho con người và động thực vật nếu thải ra môi trường mà
không qua xử lý.
Ngoài ra nước thải bệnh viện còn có một số kim loại nặng với hàm lượng nhỏ như

mangan, đồng, thủy ngân, crom…
Nước thải bệnh viện là loại nước thải được liệt kê vào danh mục chất thải nguy
SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
14


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
hại. Nước thải này tác động rất lớn đến môi trường và đời sống con người.
b. Thành phần, tính chất nước thải bệnh viện
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là:
Các chất hữu cơ: dễ bị phân hủy sinh học, làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong
nước, ảnh hưởng có hại đến thủy sinh.
Các chất dinh dưỡng của Nitơ (N), phốtpho (P): với nồng độ lớn gây hiện tượng
phú dưỡng hóa.
Các chất rắn lơ lửng: gây ra hiện tượng đục nước, làm tăng hàm lượng các chất ô
nhiễm trong nước.
Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa,
bại liệt, các loại kí sinh trùng, nấm… Gây ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nước sinh
hoạt, có khả năng truyền hay gây bệnh cho con người.
Các mầm bệnh sinh hoạt khác nhau trong máu, mủ, dịch, đờm của người bệnh làm
tăng lượng chất hữu cơ trong nước khi chúng bị phân hủy.
Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng
xạ: gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước, xuất hiện các thành phần độc hại
gây ô nhiễm nguồn nước.
c. Ảnh hưởng của nước thải bệnh viện đến môi trường và con người
Ta nhận thấy nước thải bệnh viện thuộc loại nước thải nguy hại, loại nước thải này
không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật mà còn
có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người.

c1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Nước thải bệnh viện có 30% là chất thải nguy hại bao gồm chất thải nhiễm khuẩn
từ các bệnh nhân, các sản phẩm của máu, các mẫu chuẩn đoán bị hủy, hóa chất phát sinh
từ trong quá trình giải phẫu, lọc máu, hút máu, bảo quản các mẫu xét nghiệm, khử khuẩn.
Với 30% chất thải nguy hại này cũng đủ để các vi trùng gây bệnh lây lan ra môi trường
xung quanh. Đặc biệt, nếu các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc các sản phẩm chuyển
hóa của chúng không được xử lí đúng mà đã xả thải ra bên ngoài sẽ có khả năng gây
quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc với chúng. Hơn nữa nước thải bệnh viện
không qua xử lý khi chảy trực tiếp ra môi trường không chỉ mang theo các mầm bệnh
hòa vào dòng chảy mương, máng, sông ngòi qua các khu dân cư, mà còn ảnh hưởng đến
cả mạch nước ngầm.
Không những thế, nước thải bệnh viện còn bốc mùi hôi thối gây khó chịu, làm
giảm chất lượng cuộc sống của người dân sống gần các bệnh viện. Nước thải có mùi hôi
SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
15


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
thối như chuột chết, mùi nước tẩy rửa và các chất bẩn khác nồng nặc, đây là thứ mùi đặc
trưng của nước thải bệnh viện gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
c2. Ảnh hưởng đến môi trường
Tuy rằng tổng lượng nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh và lượng nước sinh
hoạt ở bệnh viện không lớn nhưng mức độ ô nhiễm lại rất lớn do chứa nhiều vi khuẩn
gây bệnh, chất phóng xạ, các loại dung môi hữu cơ… Vì vậy, việc xả nước thải bệnh
viện chưa qua xử lý trực tiếp vào môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, sinh vật chết và
suy giảm hệ sinh thái nghiêm trọng.
d. Hiện trạng nước thải tại bệnh viện Thống Nhất
d1. Hệ thống thoát nước mưa

Nước mưa được thu gom vào một hệ thống thoát nước riêng gồm hố ga, mương và
ống cống BTCT có đường kính D300 - D800. Sau đó được dẫn vào hệ thống ống của
thành phố.
d2. Nước thải sinh hoạt và chữa bệnh
Toàn bộ nước thải sinh hoạt và chữa bệnh của Bệnh viện được thu gom bằng hệ
thống ống cống D200 - D500 (tách riêng biệt với hệ thống nước mưa) và được dẫn đến
khu xử lý nước thải.
Nước thải y tế và nước thải sinh hoạt được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập
trung với công suất 300 m3/ngày.đêm. Nước sau xử lý đạt Quy chuẩn QCVN
28:2010/BTNMT: Quy chuẩn thải – nước thải Bệnh viện, K = 1 trước khi thoát ra hệ
thống cống chung của Thành phố.

SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
16


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
d3. Đặc tính nước thải bệnh viện Thống Nhất
Bảng 2.1 Thông số nước thải bệnh viện Thống Nhất
KẾT QUẢ THỬ
NGHIỆM
STT

THÔNG SỐ/ĐƠN VỊ
100-NT(1)/2015

101-NT(1)/2015


QCVN
28:2010/BTNM
T
Cột B
Cmax = CxK, với
K = 1,0

1

pH (*)

--

7,92

7,12

6,5-8,5

2

TSS (*)

mg/L

120

118

100


3

COD (*)

mg/L

328

248

100

4

BOD5 200C

mg/L

150

126

50

5

N-NH4- (Amoni tính
theo N)


mg/L

4,890

4,015

10

6

N-NO3- (Nitrat tính
theo N)

mg/L

3,26

1,43

50

7

Phosphat tính theo
P

mg/L

10,474


10,348

10

8

Dầu mỡ động thực
vật

mg/L

12,5

10,5

20

24.000

11.000

5.000

MPN/
9

Tổng Coliform

100m
L


Nguồn: Bệnh viện Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh, 2015.
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ NƯỚC THẢI CỦA BỆNH
VIỆN
Các phương pháp xử lí nước thải sinh hoạt có thể áp dụng để xử lí nước thải bệnh
viện, tuy vậy cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai loại nước thải này để có sự lựa chọn
SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
17


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
công nghệ thích hợp, nhằm đảm bảo yêu cầu xử lí khắc khe hơn cho nước thải bệnh
viện. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét các phương pháp xử lí nước thải bệnh viện.
Tất cả các phương pháp xử lí nước thải có thể chia làm 2 nhóm: nhóm các phương
pháp thu hồi và nhóm các phương pháp phân hủy. Đa số các phương pháp hóa lý được
dùng để thu hồi các chất trong nước thải và thuộc nhóm phương pháp thu hồi. Còn các
phương pháp hóa học và sinh học thuộc nhóm các phương pháp phân hủy. Gọi là phân
hủy bởi vì các chất bẩn trong nước thải sẽ bị phân hủy chủ yếu theo các phản ứng oxy
hóa và một ít theo phản ứng khử. Các sản phẩm tạo thành sau khi phân hủy sẽ bị loại
khỏi nước thải ở dạng khí, cặn lắng hoặc còn lại trong nước nhưng không độc.
2.2.1 Xử lí nước thải bằng phương pháp cơ học
a. Song chắn rác
Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các
miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như:
nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilon, vải vụn và các loại rác khác, đồng thời bảo vệ các công
trình bơm, tránh ách tắc đường ống, mương dẫn.
Các loại song chắn rác:
- Song chắn rác thô: SCR cố định, SCR di động

- Song chắn rác mịn: cố định, di động, đĩa, trống quay, đai
Dựa vào khoảng cách các thanh, song chắn được chia làm 2 loại:
-

Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 - 100mm
Song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 - 25mm

Hình 2.3: Song chắn rác
Nguồn: Internet

SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
18


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
b. Lưới lọc
Lưới lọc dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, thu hồi các thành phần
không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thước nhỏ. Kích thước lưới từ 0.5 1.0mm.
Lưới lọc dùng để bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn (hay còn
gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình đĩa.
c. Bể lắng cát
Bể lắng cát đặt sau song chắn, lưới chắn và trước bể điều hòa, trước bể lắng đợt
1, nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh, kim
loại,…để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm cặn nặng ở các công đoạn xử
lý tiếp theo.
Bể lắng cát gồm có 3 loại: bể lắng cát ngang, bể lắng cát thổi khí và bể lắng cát
ly tâm.
d. Bể vớt dầu mỡ

Bể vớt dầu mỡ thường được áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ (nước
thải công nghiệp) nhằm tách các tạp chất nhẹ, đối với nước thải sinh hoạt có hàm lượng
dầu mỡ không cao thì việc xử lý được thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi.
Hình 2.4: Mô hình bể vớt dầu mỡ

Nguồn: Internet

SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
19


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh với công
suất 600 m3/ngày đêm
e. Bể lắng
Bể lắng dùng để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng
riêng của nước. Chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáy, còn chất lơ lửng nhẹ
hơn sẽ nổi lên mặt nước. Dùng những thiết bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn lắng
và nổi (ta gọi là cặn) tới công trình xử lý cặn.
Dựa vào chức năng, vị trí có thể chia bể lắng thành các loại: bể lắng đợt 1 trước
công trình xử lí sinh học và bể lắng đợt 2 sau công trình xử lí sinh học
Dựa vào nguyên tắc hoạt động, người ta có thể chia ra các loại bể lắng như: bể
lắng hoạt động gián đoạn hoặc bể lắng hoạt động liên tục.
Dựa vào cấu tạo có thể chia bể lắng thành: bể lắng đứng, bể lắng ngang, bể lắng
ly tâm và một số bể lắng khác.
e1. Bể lắng đứng
Bể lắng đứng có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật trên mặt bằng. Nước thải
được dẫn vào ống trung tâm và chuyển động từ dưới lên theo phương thẳng đứng. Vận
tốc dòng nước chuyển động lên phải nhỏ hơn vận tốc các hạt lắng. Nước trong được tập
trung vào máng thu phía trên. Cặn lắng được chứa ở phần hình nón hoặc hình chóp cụt

phía dưới.

Hình 2.5: Bể lắng đứng
Nguồn: Internet

SVTH: Trần Vũ Anh Khoa
GVHD: Th.s Trần Ngọc Bảo Luân
20


×