Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu tác nhân gây bệnh và biện pháp phòng trừ bệnh thối thân chảy nhựa trên cây mít ở miền đông nam bộ tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.81 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MAI VĂN TRỊ

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH
THỐI THÂN CHẢY NHỰA TRÊN CÂY MÍT
Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 962122

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

TP Hồ Chí Minh – 2018


ii

Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn:
GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT
TS. NGUYỄN VĂN HÒA
Phản biện 1:……………………………….
Phản biện 2: ………………………………
Phản biện 3:……………………………….


Luận án bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa
học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam ngày……tháng……năm……

Có thể tìm hiểu tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt NamV
3. Thư viện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam


MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mít (Artocarpus heterophyllus Lam., Moraceae) là một trong những
loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ở nước ta hiện nay. Diện tích trồng mít
hiện nay ước tính trên 24.000 ha, trong đó miền Đông Nam bộ (ĐN bộ) là
một trong hai khu vực sản xuất và chế biến mít quan trọng. Theo thống kê
của Cục Trồng trọt, kim ngạch xuất khẩu mít năm 2017 ước đạt 28 triệu
USD, cao hơn so với mặt hàng chôm chôm. Do nhu cầu mít cho tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu gia tăng, diện tích trồng đã và đang được mở rộng
nhanh chóng trong những năm gần đây. Bệnh thối thân chảy nhựa (TTCN)
hại mít là một trong những bệnh quan trọng và phổ biến trên các vùng trồng
mít ở Đông Nam bộ, trở thành một trong những dịch hại chính trên cây mít
[5]. Bệnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất, rút ngắn chu kỳ kinh tế
vườn cây, và được xem là yếu tố giới hạn sản xuất mít trong khu vực. Ở
nước ta, cho đến nay chưa có nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh cũng
như biện pháp kiểm soát bệnh TTCN hại mít. Do đó, việc nghiên cứu xác
định tác nhân gây bệnh và phát triển các biện pháp nhằm đối phó với bệnh
TTCN hại mít là rất cấp thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tác nhân gây bệnh và một số biện pháp nhằm giảm bệnh
thối thân chảy nhựa (TTCN) trên cây mít ở miền ĐN bộ.

1.3. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Loài Phytophthora gây bệnh và bệnh TTCN
trên cây mít ở ĐN bộ. Thời gian thực hiện: Từ 9/2012 đến 3/2018.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu xác định loài Phytophthora gây bệnh và
thí nghiệm (TN) một số biện pháp giúp giảm bệnh TTCN hại mít ở miền
Đông Nam bộ.


2

1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
-Đề tài góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học về bệnh và loài P.
palmivora gây bệnh TTCN hại mít, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên
cứu và phát triển biện pháp quản lý tổng hợp các bệnh gây bởi ký sinh lâynhiễm-qua-đất Phytophthora.
-Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình
phòng trừ tổng hợp bệnh TTCN hại mít; giúp cho việc nhận diện và phòng
trừ bệnh chủ động và hiệu quả hơn, là nguồn tài liệu tham khảo cho định
hướng nghiên cứu, xây dựng tài liệu giảng dạy, tập huấn.
1.6. Những đóng góp mới của luận án
- Loài Phytophthora palmivora (Butler) Butler (1919) được xác định
là tác nhân gây bệnh TTCN hại mít ở miền ĐN bộ dựa trên đặc điểm hình
thái và trình tự nucleotide của vùng rDNA-ITS và của gen COX II.
-Xác định được trình tự nucleotide của vùng rDNA-ITS và của gen
COX II của loài P. palmivora gây hại, cung cấp dữ liệu khoa học cho các
nghiên cứu tiếp theo về mầm bệnh quan trọng này.
-Xác định một số biện pháp làm giảm bệnh, đó là: (1) Sử dụng giống
Lá Lớn có khả năng chống chịu bệnh; (2) Làm rãnh kết hợp làm mái dốc
thoát nước trong vườn; (3), Bón phân hữu cơ như phân gà (12 tấn/ha/năm)
hoặc phân bò (16 tấn/ha/năm); (4) Tưới đất 2 lần + phun tán 3 lần mùa mưa

(tháng 5-10) với Trichoderma harzianum SR18, và (5) Phun tán (2 lần)
luân phiên với tưới đất (2 lần) Potassium phosphite 1% trong mùa mưa.
1.7. Bố cục luận án
Luận án chính có 208 trang đánh máy, khổ A4 với 36 bảng biểu, 20
hình bao gồm cả Phụ lục gồm các mục như sau: Mở đầu (4 trang); Chương
I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu (38 trang); Chương II: Vật liệu, nội dung
và phương pháp nghiên cứu (35 trang); Chương III: Kết quả và thảo luận
(84 trang); Kết luận và đề nghị (2 trang); Phần Phụ lục.


3

Chương I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Bệnh TTCN (còn được gọi là thối gốc chảy mủ, thối thân chảy mủ)
hại mít đã hiện diện ở Việt Nam từ lâu và được cho là do Phytophthora gây
ra [2], [3]. Triệu chứng bệnh được đặc trưng bởi mảng biến màu màu nâu
nhạt trên vỏ ngoài thân cây, tạo thành các vết loét sủng nước và sự đổi màu
nâu đỏ ở lớp gỗ bên ngoài. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến rễ, lá và quả
gây ra các triệu chứng thối rễ, thối lá và thối quả.
Các loài Phytophthora, bao gồm P. palmivora, có liên quan đến
thối quả, loét thân và thối rễ của các loài họ hàng của mít như sa kê (A.
altilis) và mít Tố Nữ (A. iNTeger) [50]; [124]. Trước đây chưa có nghiên
cứu xác nhận Phytophthora là tác nhân gây bệnh cũng như chưa có nghiên
cứu về phòng trừ bệnh TTCN hại mít ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu xác
định tác nhân gây bệnh và phát triển các biện pháp phòng trừ giúp giảm
bệnh TTCN hại mít là một nhu cầu cấp thiết.
Có hơn 60 loài Phytophthora đã được ghi nhận gây hại cho nhiều
loại cây trồng trên toàn thế giới [50]. Nhiều loài có thể dễ dàng được xác

định bằng phương pháp hình thái qua sử dụng một số đặc điểm hình thái và
sinh lý mà tiêu biểu là khóa phân loại của Waterhouse (1963) [151],
Stamps et al (1990) [137] và Ho (1992) [77]. Bên cạnh phương pháp hình
thái, phương pháp sinh học phân tử đã được áp dụng để xác định loài dựa
trên trình tự bộ đệm của bộ chuyển mã nội bộ (ITS) của DNA ribosome. Sự
kết hợp giữa biện pháp hình thái và sinh học phân tử thường được áp dụng
phổ biến để xác định loài Phytophthora chính xác và tin cậy hơn.
Mỗi bệnh Phytophthora có một số đặc điểm riêng, gây khó khăn
cho việc khái quát hóa các biện pháp kiểm soát bệnh [59]. Do đó, cẩn hiểu
rõ về ký sinh và đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc kiểm soát bệnh. Hiểu biết về các yếu tố cơ bản này cùng


4

với hiểu biết về đặc điểm nông học và canh tác của cây trồng cho phép phát
triển các biện pháp kiểm soát bệnh thích hợp giúp giảm bệnh [50].
Phòng trừ hiệu quả bệnh Phytophthora hiếm khi đạt được thông
qua việc áp dụng một biện pháp đơn lẻ [59]. Để đối phó hiệu quả cần áp
dụng biện pháp tổng hợp. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) nhằm giảm
bệnh đến mức chấp nhận được về mặt kinh tế trong thời gian dài thông qua
sử dụng kết hợp các biện pháp kiểm soát bệnh [50]. Biện pháp quản lý tổng
hợp bệnh Phytophthora ở sầu riêng đã được nghiên cứu và khuyến cáo từ
2004 [50]. Quy trình quản lý bệnh bao gồm năm nhóm giải pháp dựa trên
(1) biện pháp canh tác, (2) tính kháng/chống chịu, (3) phòng trừ sinh học,
(4) sử dụng thuốc hóa học và (5) sử dụng Phosphonates [50]. Việc nghiên
cứu biện pháp phòng trừ bệnh TTCN hại mít, do đó, cũng cần tiếp cận theo
hướng phòng trừ tổng hợp trên cơ sở áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ có
khả năng giảm bệnh và phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất địa phương.


Chương II

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Cây mít sử dụng trong các nghiên cứu đồng ruộng ở các độ tuổi khác
nhau trồng ở vườn của nông dân, được nhân giống bằng cách ghép; cây mít
cho các TN trong nhà lưới sử dụng cây trồng hạt hoặc cây ghép tùy thí
nghiệm (TN). Các môi trường (MT) nuôi cấy nấm cơ bản như WA, CMA,
V8A, CRA và PDA và các MT chọn lọc cho Phytophthora như P10ARP,
P5ARP, P5ARP(H), MT nhân nuôi nguồn bệnh và một số MT khác. Hóa
chất cần thiết cho việc phân lập và xác định tác nhân bệnh (Trung Quốc và
Đức); thuốc trừ nấm và phân bón (nội địa) và nông dược (trong nước và


5

nhập nội). Các trang thiết bị và dụng cụ cần thiết cho các nghiên cứu về vi
sinh vật, sinh học phân tử.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thực hiện từ 9/2012 – 3/2018 tại phòng TN của Viện cây ăn quả
miền Nam (Tiền Giang) và Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông
Nam bộ (Bà Rịa Vũng Tàu) và trên vùng trồng mít chính ở ĐN bộ gồm 4
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BRVT), Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước.
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra tình hình bệnh TTCN
Điều tra từ tháng 1/2013 – tháng 12/2014 trên các vườn mít của bốn
tỉnh nêu trên; trên vườn rộng ≥ 1.500 m2 hay ≥100 cây. Điều tra theo Quy
chuẩn kỹ thuật QG về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây
ăn quả có múi (QCVN-01-119: 2012/BNNPTNT). Chọn cây theo phương
pháp đường chéo góc [11]. Mỗi vườn là một khu vực điều tra, chọn 5-10

điểm trên đường chéo góc, mỗi điểm 2-5 cây. Điều tra bổ sung qua khảo sát
rễ, mỗi điểm 1 cây với 4 hố khảo sát/cây. Ghi nhận theo các thông tin liên
quan tổng quát về vườn cây và TLB (%).
2.3.2. Phương pháp thu thập và phân lập mẫu
2.3.2.1. Mô tả triệu chứng bệnh TTCN
Quan sát và mô tả các triệu chứng bên ngoài, các triệu chứng trên mô
cây phía trong và trên rễ.
2.3.2.2. Phương pháp thu thập mẫu
Theo phương pháp được trình bày bởi DreNTh và Sendall (2001).
Mẫu mô bệnh gồm mẫu rễ, vỏ thân và mô gỗ gần vết bệnh, mẫu lá và mẫu
quả quanh khu vực có vết bệnh điển hình. Mẫu đất và mẫu rễ được thu từ
hố 20 x 20 cm, sâu 20 cm ở khu vực đất dưới rìa tán, gạt bỏ 5 cm đất mặt.
2.3.2.3. Phương pháp phân lập
- Phân lập trực tiếp từ mô cây: các mẫu mảnh mô cây được đặt vào
môi trường nuôi cấy căn bản (WA, CRA và PDA) hoặc môi trường chọn


6

lọc trên đĩa Petri ở 25±1oC trong tối để phân lập. Môi trường chọn lọc được
sử dụng gồm P10ARP và P5ARP hoặc P5ARP(H).
- Phương pháp phân lập sử dụng mồi bẫy: Phương pháp ‘bẫy’ bằng
cánh hoa hồng (Rosa sp.) được mô tả bởi DreNTh và Sendall (2001) và
Nguyễn Văn Tuất và Phạm Ngọc Dung (2012). Đã thu được 73 mẫu bệnh
(35 mẫu từ rễ, 28 mẫu từ mô thân, 6 từ mô lá và 4 từ mô quả) và 49 mẫu
(isolates) Phytophthora được phân lập, sau đó 10 mẫu được chọn ngẫu
nhiên ký hiệu từ MD1 đến MD10 cho các nghiên cứu tiếp theo.
2.3.3. Phương pháp xác định tác nhân gây bệnh
2.3.3.1. Xác định loài Phytophthora dựa vào đặc điểm hình thái học
Mẫu Phytophthora MD1 đến MD 10 được chọn để khảo sát đặc

điểm sinh thái và hình thái dựa vào khóa phân loại của Stamps và cs
(1990), Erwin và Riberrio (1996) và Gallegly và Hong (2008).
2.3.3.2. Xác định loài Phytophthora ứng dụng sinh học phân tử
DNA của 4 mẫu MD3, MD5, MD6 và MD8 được tách chiết bằng 2
phương pháp khác nhau và giải trình tự tại hai vùng DNA khác nhau. Việc
định danh dựa vào việc so sánh và tìm trình tự tương đồng (sử dụng công
cụ BLAST) giữa trình tự COX II và ITS của mẫu với các trình tự tương
đồng của các loài Phytophthora đã được lưu giữ trong nguồn dữ liệu
GenBank (NCBI)
2.3.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái của mẫu P. palmivora
Thực hiện từ tháng 1-12 năm 2013 tại phòng TN của Trung tâm
nghiên cứu cây ăn quả miền ĐN bộ trước khi mẫu được gửi đi giám định.
2.3.4.1. Xác định kiểu kết đôi của các mẫu Phytophthora spp.
Sử dụng phương pháp cấy thành cặp trên đĩa Petri chứa môi trường
V8A (Brasier và cs, 2003) với hai mẫu tester A1 và A2 của loài P.
palmivora và P. nicotianae đã được xác định kiểu kết đôi (được cung cấp
bởi phòng TN của Bộ môn Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường, ĐH
Catania, Italia) với 10 mẫu ký hiệu từ MD1 đến MD10 được chọn. Mẫu


7

phân lập hình thành bào tử noãn trên đĩa Perti với tester A1 được ghi nhận
là A2 trong khi nếu với tester A2 được xem là A1.
2.3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ
Đường kính khuẩn lạc Phytophthora MD5được ghi nhận ở 2; 4 và 6
ngày sau khi cấy trên môi trường CRA và ủ tối ở quảng cách nhiệt độ 30C
từ 30C-390C. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tạo bào tử nang cũng
được khảo sát với quảng nhiệt độ từ 9oC đến 36oC với quảng cách là 3oC.
Theo dõi số lượng bào tử nang vào 48 giờ sau khi kích sinh sản bào tử. Mỗi

NT được nhắc lại 3 lần, mỗi lần 3 đĩa Petri.
2.3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ pH
Ảnh hưởng của độ pH môi trường nuôi cấy đến tăng trưởng khuẩn
lạc của mẫu MD5 trên môi trường PDA với mức pH 4-9 với quãng cách là
0,5. Mức tăng trưởng đường kính tản nấm được tính ở ngày thứ 5 so với
ngày thứ 2 sau khi cấy.
2.3.4.4. Khảo sát tính kháng Metalaxyl của mẫu Phytophthora
Phương pháp ủ trên đĩa lá thả nổi được sử dụng để khảo sát tính
kháng Metalaxyl của 10 dòng Phytophthora (MD1 đến MD10) theo
Runno-Paurson và cs (2016) [130]. Sáu đĩa lá (14 mm) được thả nổi trong
đĩa Petri 90 mm chứa 10 ml dung dịch Metalaxyl với các nồng độ 0; 10 và
100 mg/lít; được lây nhiễm với một giọt 20 µl của hỗn hợp chứa 104 bào tử
nang/ml ở 27±1°C. Mỗi nồng độ lặp lại trên 4 đĩa Petri. Theo dõi hàng
ngày và đánh giá sau 5 ngày. Dòng phân lập được đánh giá là kháng nếu
hình thành bào tử nang ở nồng độ Metalaxyl 100 mg/lít, là trung bình nếu
hình thành bào tử nang ở 10 mg/lít nhưng không trên đĩa 100 mg/lít, là mẫn
cảm nếu chỉ hình thành được bào tử nang trong nước (0 mg/lít).
2.3.4.5. Khả năng gây bệnh của mẫu P. palmivora phân lập trên mít đối với
một số cây ăn quả
Phương pháp ủ trên đĩa lá (đường kính 15 mm) thả nổi [130] của
các cây sa kê (A. altilis), mít Tố Nữ (A. iNTeger) và sầu riêng (D.


8

zibethinus) được thực hiện trong điều kiện phòng TN ở 27°C. Mỗi loài cây
có 4 lần lặp lại là 4 đĩa Petri (6 đĩa lá cho mỗi đĩa Petri chứa giấy thấm làm
ẩm bằng nước cất tiệt trùng). Đĩa lá được lây nhiễm với một giọt 20 µl
Phytophthora MD5 (105 bào tử/ml). Sử dụng kính hiển vi để kiểm tra tơ
nấm bao phủ, vết bệnh và sự hình thành bào tử nếu có 7 ngày sau lây

nhiễm.
2.3.5. Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh TTCN ngoài đồng
2.3.5.1. Điều tra mức độ bệnh và diễn biến của bệnh trên đồng ruộng
Ghi nhận tỷ lệ (%) nhiễm mới với lượng mưa hàng tháng trong
năm nhằm tìm hiểu đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh ngoài đồng từ
1/2013 – 12/2014. Phương pháp điều tra được trình bày ở phần 2.3.1.
2.3.5.2. Điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát sinh
phát triển của bệnh TTCN
Điều tra theo điểm trên 2 đường chéo góc và 5 điểm theo băng
hàng trồng đại diện cho vườn, mỗi điểm chọn 5-20 cây để điều tra xác định
TLB (%). Mỗi vườn, 5-20 mẫu rễ và mẫu đất được thu thập để xác định
nhanh sự hiện diện của nguồn bệnh bằng phương pháp bẫy nấm như trên.
a) Ảnh hưởng của các giống mít khác nhau
Khảo sát trên các giống mít phổ biến trong sản xuất, mỗi giống
chọn 10 vườn ở giai đoạn kinh doanh (> 3 năm tuổi). Ghi nhận TLB (%).
b) Ảnh hưởng của khoảng cách trồng
Các khoảng cách trồng được chọn để khảo sát là 7 x 7 m; 5 x 5 m;
4 x 4 m và 3 x 3 m. Mười vườn mít Siêu Sớm giai đoạn kinh doanh (≥ 200
cây) được điều tra cho mỗi khoảng cách trồng. TLB (%) được ghi nhận.
c) Ảnh hưởng của độ tuổi cây khác nhau
Các độ tuổi cây được chọn để khảo sát gồm từ 1 – 2 năm, từ 3 – 4
năm, từ 5 – 6 năm và độ tuổi > 6 năm. Mười vườn mít (≥200 cây/vườn)
giống Siêu Sớm được chọn cho mỗi độ tuổi. TLB (%) được ghi nhận.
d) Ảnh hưởng của địa hình khác nhau


9

Chọn theo địa hình vườn cây, gồm vườn trên đất bằng hay ít dốc
(độ dốc < 3%) và vườn đất dốc (độ dốc 4-16%) [135]. Mỗi nhóm địa hình

này có 10 vườn cây ở giai đoạn kinh doanh (> 3 tuổi), giống Siêu Sớm, >
200 cây/vườn. TLB (%) được ghi nhận qua điều tra. Khảo sát thêm 10
vườn mít giống Siêu Sớm khác ở giai đoạn kinh doanh, > 800 cây/vườn, có
độ dốc 4-16%, trải dài từ chân đồi đến đỉnh đồi. Chia vườn được chọn
thành 3 khu vực theo hướng độ dốc, gồm khu vực phía thấp nhất (gọi là
chân đồi), khu vực giữa (gọi là giữa/lưng đồi) và khu vực phía cao nhất
(gọi là đỉnh đồi). Mỗi khu vực có ít nhất 200 cây để điều tra TLB (%).
e) Ảnh hưởng của loại hình canh tác
TLB (%) được điều tra trong các vườn mít trồng thuần hay xen canh
với dứa (Ananas comosus), với điều (Anacardium occideNTale) và với sầu
riêng. Đối với mỗi loại hình canh tác, 5 vườn mít Siêu Sớm, giai đoạn kinh
doanh (> 3 năm tuổi) được khảo sát.
2.3.6. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh TTCN
2.3.6.1. Nghiên cứu chọn lọc giống mít chống chịu bệnh TTCN
a) Đánh giá tính chống chịu của một số giống mít sử dụng mô lá và mô
cành non
Phương pháp lây nhiễm bệnh nhân tạo trên mô rời của lá và trên
đoạn cành mít non được thực hiện từ tháng 1-12/2015 trong điều kiện
phòng TN theo [131]; [115]. Chủng dòng MD5 trên 22 giống: Không Hạt,
Lá Lớn (Lá Bàng), M102, M97I, M98, M99, Mã Lai, MBRVT32H,
MBRVT33H, MĐN02H, MĐN06H, MĐN07H, MĐN09, MTNĐN04,
MTNĐN05, MTNĐN06, MTNĐN07, MTNĐN08, Ruột Đỏ, Siêu Sớm, Tố
Tây và Viên Linh để tuyển chọn giống mít chống chịu P. palmivora.
b) Đánh giá khả năng chống chịu bệnh TTCN của cây con trồng từ hạt
của một số giống mít có tính chống chịu
Cây con trồng hạt từ 7 giống (NT) bao gồm Mã Lai, MTNĐN04,
MTNĐN05, MTNĐN06, MTNĐN07, Lá Lớn (Lá Bàng) và Siêu Sớm (đối


10


chứng) được đánh giá tính chống chịu P. palmivora từ tháng 1/201512/2016 trong nhà lưới có mái che. Cây được trồng trong chậu, giá thể
trồng được khử trùng; khi cây có 9-10 lá, chọn các cây đồng đều cho TN
đặt trên kệ bê tông cao 50 cm trước khi chủng Phytophthora MD5. TN gồm
4 lần nhắc, mỗi lần có 14 cây. Theo dõi TLB (%) sau xử lý.
2.3.6.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác đối với bệnh
TTCN
a) Khảo sát mức độ hiện diện của P. palmivora trên cây con vườn ươm
TLB (%) và tỷ lệ hiện diện (%) của P. palmivora (phương pháp
“bẫy” bằng cánh hoa hồng) được khảo sát tại các vườn ươm giống Siêu
Sớm ở BRVT (6 vườn), Đồng Nai (15 vườn), Bình Dương (5 vườn) và
Bình Phước (11 vườn) từ tháng 1/2016 – 12/2016. Mỗi vườn ươm chọn 3050 cây đại diện ngẫu nhiên theo đường chéo góc và theo băng.
b) Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp tiêu nước đến bệnh TTCN
Ảnh hưởng của việc tiêu nước trong vườn đến TLB (%) và CSB
(%) được đánh giá từ 1/2013-12/2015 trên vườn mít Siêu Sớm, 3 năm tuổi
(4 x 4 m) trong khu vực có bệnh ở Lộc Ninh, Bình Phước.Bố trí TN kiểu
khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) có 4 NT: i) Làm bồn tưới + đắp bờ quanh
gốc; ii) Không làm bồn tưới + làm rãnh thoát nước; iii) Làm mái dốc + làm
rãnh thoái nước; iv) Không làm mô cạn và rãnh thoát nước; 5 lần lặp lại,
mỗi lô thí nghiệm có 24 cây.
c) Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ đến bệnh TTCN hại mít trong điều
kiện trồng chậu
Cây mít 1 tháng tuổi ươm từ hạt (của 1 cây mít Siêu Sớm) được
trồng trong chậu (20 cm x 20 cm) trong nhà lưới với giá thể được khử
trùng. TN bố trí theo kiểu RCBD, lặp lại 4 lần, 15 cây cho mỗi lần, có 5
NT: i) Không lây nhiễm Phytophthora + Không bón phân hữu cơ (đối
chứng); ii) Lây nhiễm Phytophthora + Không bón phân hữu cơ; iii) Lây
nhiễm Phytophthora + Không bón phân hữu cơ, bón phân vô cơ (NPK 20-



11

20-15) 3 lần (trộn vào giá thể, bón thúc vào 1 và 3 tháng sau trồng, mỗi lần
10 g/chậu); iv) Lây nhiễm Phytophthora + Bón phân gà (300 ml trộn vào
giá thể); v) Lây nhiễm Phytophthora + Bón phân bò (500 ml trộn vào giá
thể). Nguồn lây nhiễm là mẫu P. palmivora MD5. TLB (%) và CSB (%)
được theo dõi 12 tháng sau lây nhiễm.
d) Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ đến bệnh TTCN hại mít điều kiện
ngoài đồng
Khả năng giảm bệnh TTCN qua bón phân gà và phân bò được đánh
giá trên vườn mít Siêu Sớm (6 x 5 m, cây 4 năm tuổi, chưa được bón phân
chuồng và không sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh trong thời gian TN)
trong khu vực có bệnh, trên đất đỏ vàng ở Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Bố
trí kiểu RCBD; 4 lần lặp lại, 16 cây mỗi lô; có 5 NT gồm: i) Bón phân gà
12 tấn/ha; ii) Bón phân gà 6 tấn/ha; iii) Bón phân bò 16 tấn/ha; iv) Bón
phân bò 8 tấn/ha; v) Không bón (đối chứng). Theo dõi TLB (%), CSB (%)
và năng suất quả (kg/cây/năm).
2.3.7. Khả năng giảm bệnh của T. harzianum SR18 đối với bệnh TTCN
hại mít trong điều kiện đồng ruộng
Thực hiện từ 5/2015-5/2017 ở Lộc Ninh, Bình Phước trên vườn mít
4 năm tuổi, giống Siêu Sớm, trồng 4 x 4 m, trong khu vực có bệnh. Bố trí
TN theo kiểu RCBD với 4 lần lặp lại; lô TN có 15 cây. Nấm T. harzianum
SR18 (108 bào tử/g hỗn hợp) được phun mức 2,5 g/lít nước (30 g cho 1 m
đường kính tán); đối chứng (nước sạch). Sáu NT gồm: i) Phun T.
harzianum SR18 3 lần (tháng 5; 7; 9); ii) Phun T. harzianum SR18 6 lần
(tháng 5; 6; 7; 8; 9; 10); iii) Tưới đất T. harzianum SR18 2 lần (tháng 6; 8);
iv) Tưới đất T. harzianum SR18 3 lần (tháng 5; 7; 9); v) Tưới đất T.
harzianum SR18 3 lần (tháng 5; 7; 9) + Phun T. harzianum SR18 3 lần
(tháng 6; 8; 10); vi) Không áp dụng T. harzianum SR18 (đối chứng). Chỉ
tiêu theo dõi gồm TLB (%) và CSB (%); năng suất quả (kg/cây/năm).



12

2.3.8. Nghiên cứu phòng trừ bệnh TTCN sử dụng thuốc hóa học
a) Ảnh hưởng của phun một số thuốc hóa học đến bệnh TTCN giai
đoạn vườn ươm
TN sử dụng giống Siêu Sớm từ vườn ươm mà giá thể được xác
định đã nhiễm P. palmivora; trong nhà lưới có mái che, theo kiểu RCBD có
5 lần lặp lại, mỗi lô TN là 35 cây; 5 NT gồm: i) Phun Copper oxychloride
850g/kg WP (nồng độ 0,25%); ii) Phun P. phosphite 200 g/lít (nồng độ 1
%); iii) Phun Fosetyl -Al 800 g/kg WG (0,25%); iv) Phun Metalaxyl M 40
g/kg + Mancozeb 640 g/kg; (0,3%); v) Phun nước (đối chứng). Theo dõi
TLB (%) và tỷ lệ hiện diện của P. palmivora trên giá thể sau xử lý.
b) Ảnh hưởng của phun một số thuốc hóa học đến bệnh TTCN hại mít
trong điều kiện đồng ruộng
Thực hiện từ 1/2013-2/2014 trên vườn mít Siêu Sớm, 4 năm tuổi ở
khu vực có bệnh; trồng 3 x 3 m ở Đồng Xoài, Bình Phước. Bố trí kiểu
RCBD với 5 NT và 4 lần nhắc, mỗi lô TN có 18 cây. Có 5 NT bao gồm: i)
Phun Potassium phosphite 200 g/lít, (nồng độ 0,5%); ii) Phun Copper
oxychloride 850 g/kg (0,3%); iii) Phun Fosetyl -Al 800 g/kg (0,25%); iv)
Phun Metalaxyl M 40 g/kg + Mancozeb 640 g/kg (0,3%); v) Phun nước
(đối chứng). Phun cách nhau 30 ngày từ tháng 5-10. Theo dõi TLB (%) và
CSB (%); năng suất quả trên cây (kg/cây/năm) sau xử lý.
c) Ảnh hưởng của một số cách áp dụng Potassium phosphite đến bệnh
TTCN hại mít trong điều kiện đồng ruộng
Thực hiện từ tháng 1/2015 – 12/2016 trên vườn mít Siêu Sớm 4 năm
tuổi, trên đất đỏ nâu, trồng 4 x 4 m ở Lộc Ninh, Bình Phước. Bố trí kiểu
RCBD với 5 NT và 4 lần lặp lại; mỗi lô TN là 18 cây. 5 NT gồm: i) Phun
tán với Potassium phosphite 200 g/l (1%) (4 lần, cách nhau 6 tuần, bắt đầu

cuối tháng 5); ii) Tưới đất với Potassium phosphite 4 lần; iii) Phun tán (2
lần) + tưới đất (2 lần) với Potassium phosphite; iv) Phun 4 lần với
Metalaxyl M 40 g/kg + Mancozeb 640 g/kg (0,3%); v) Sử dụng nước (đối


13

chứng). Không sử dụng các loại thuốc trừ nấm khác trên vườn. Theo TLB
(%) và CSB (%) và năng suất quả (kg/cây/năm).
2.3.9. Xây dựng mô hình (MH) phòng trừ tổng hợp bệnh TTCN
Thực hiện từ 1/2014 – 12/2016 trên vườn mít giai đoạn kinh doanh,
giống Siêu Sớm. Mỗi điểm MH chia 2 phần: Lô MH (áp dụng tổng hợp biện
pháp phòng trừ) và lô đối chứng (áp dụng theo kỹ thuật nông dân). Điểm MH
1 rộng 3.000 m2 và lô đối chứng 4.500 m2; cây 4 năm tuổi, trồng 7 x 7 m, ở
Xuân Lộc, Đồng Nai. Điểm MH 2 lô MH rộng 3.600 m2, đối chứng 3.700 m2,
5 năm tuổi, trồng 7 x 7 m, ở Đồng Xoài, Bình Phước. Điểm MH 3 có lô MH
rộng 5.000 m2, lô đối chứng 6.000 m2, 5 năm tuổi, trồng 7 x 7 m, ở Lộc Ninh
của Bình Phước. Các biện pháp áp dụng gồm: i) Làm mương thoát nước sâu
30 x rộng 30 cm giữa 2 hàng; ii) Bón vôi 1 tấn/ha/năm, vào tháng 5; iii) Bón
phân gà 12 tấn/ha/năm vào tháng 5; iv) Tưới đất với T. harzianumm (1 g cho
1 m2 tán, hỗn hợp 1%) vào tháng 5 và 9 và phun tán 2 g cho 1 đường kính
tán (3 g/lít) vào tháng 6; 8 và 10; v) Potassium phosphite 200 g/lít (nồng độ
1%), 6,25 lít/ha/lần áp dụng; phun tán (tháng 5 và 8), tưới đất (tháng 7 và
9). Các biện pháp được áp dụng hàng năm trong suốt thời gian thí nghiệm.
Chỉ tiêu theo dõi gồm: TLB (%); hiệu lực phòng trừ theo Henderson-Tilton;
khối lượng quả (kg/quả); năng suất (kg/cây/năm) và tính hiệu quả kinh tế.
2.3.10. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS version 22.0. Số
liệu tương đối được chuyển đổi thích hợp theo quy định thống kê trước khi
xử lý. Trung bình năng suất của mô hình được xử lý thống kê bởi t-test.

Hiệu lực phòng trừ bệnh được tính theo công thức của Henderson-Tilton.


14

Chương III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Triệu chứng bệnh loét thân chảy nhựa trên mít ở ĐN bộ
Đầu tiên là vết biến màu nhỏ xuất hiện trên vỏ thân, sau đó vết loét
mở rộng, sủng nước, tiết nhựa qua vết loét. Bên trong mô gỗ bị biến màu
nâu tối, lan dần theo mạch dẫn (Hình 3.1).

b

a

Hình 3.1. Triệu chứng bệnh thối thân chảy nhựa:
Vết loét có màu nâu tối, bị nứt (hình a và b)

b

a

Hình 3.2. Triệu chứng bệnh trên rễ, gây thối rễ

Hình 3.3. Triệu chứng gây cháy lá

Hình 3.4. Triệu chứng gây thối quả



15

Vết bệnh lan rộng sẽ tạo thành vết nứt dọc thân. Bệnh thường diễn
biến chậm với biểu hiện cây sinh trưởng kém, vàng lá, rụng lá, khô chết
ngọn, suy tàn và chết dần trong vài tháng đến vài năm nhưng nhanh hơn
trên các giống mẩn cảm. Cây bị bệnh có sinh trưởng và năng suất giảm dần,
quả ít và nhỏ. Bệnh còn xảy ra trên rễ gây thối rễ, trên lá gây cháy lá và trên
quả gây thối quả (Hình 3.2; Hình 3.3 và Hình 3.4). Triệu chứng bệnh ở
phần trên không chỉ xảy ra trong điều kiện ẩm độ cao, trời âm u kéo dài.
3.2. Phân lập và xác định tác nhân gây bệnh TTCN hại mít ở ĐN bộ
-Phân lập mẫu bệnh: Từ 49 mẫu phân lập được, qua khảo sát hình
thái sơ bộ, cho thấy chúng là Phytophthora. Kết quả lây nhiễm nhân tạo
(mẫu MD5 và MD6) trên thân, qua giá thể trồng, trên lá và trên quả đã tạo
ra triệu chứng bệnh đặc trưng, đã phân lập lại được ký sinh gây bệnh mà
tương tự với nguồn lây nhiễm, thỏa mãn nguyên tắc Koch (1876).
-Xác định loài Phytohpthora gây bệnh TTCN: Khảo sát hình thái của
10 mẫu phân lập (từ MD1-MD10) cho thấy tương đồng với đặc điểm của
loài P. palmivora (E.J. Butler) E.J. Butler (1919) được mô tả trước đó [56],
[59], [131]. Dựa vào đặc điểm hình thái và khóa phân loại của Ho (1992)
[74] có thể kết luận chúng là P. palmivora. Kết quả phân tích trình tự COX
II của 4 mẫu phân lập MD3, MD5, MD6 và MD8 cho kết quả tương đồng
đến 99% với trình tự COX II của loài P. palmivora và kết quả phân tích
trình tự vùng ITS1-5.8S-ITS2 của 4 mẫu trên cũng cho thấy có sự tương
đồng với vùng ITS1-5.8S-ITS2 của các mẫu phân lập đã được công bố của
loài P. palmivora. Triệu chứng bệnh ghi nhận được cũng tương đồng với
bệnh Phytophthora. Từ các kết quả trên, P. palmivora (E.J. Butler) E.J.
Butler (1919) được xác định là tác nhân gây bệnh TTCN hại mít ở ĐN bộ.
3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái của mẫu P.
palmivora phân lập được

Kết quả cho thấy 10 mẫu Phytophthora MD1-MD10 đều có kiểu
ghép cặp A1 (Heterothallic). Kết quả này phù hợp với kết quả đã công bố


16

trước đó [59]; [51]. Nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng của mẫu P.
palmivora MD5 là 27°C, tối thiểu là 9°C và tối đa là 36oC; cho sản sinh
bào tử nang là 270C. Mức pH thích hợp là từ pH 5-7. P. palmivora MD5 có
khả năng gây bệnh cho mít Tố Nữ, sa kê và sầu riêng. Các mẫu phân lập
Phytophthora được xếp vào nhóm mẫn cảm với Metalaxyl.
3.4. Nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển của bệnh
3.4.1. Tình hình bệnh thối thân chảy nhựa ngoài đồng
Kết quả điều tra ngoài đồng trên 4 tỉnh trồng mít chính ở ĐN bộ
cho thấy tỷ lệ bệnh thay đổi từ 14,5-34%. Trong đó, ở tỉnh Đồng Nai là
34% trong 1.962 cây khảo sát; ở Bình Phước là 20,5% (1.892 cây); ở Bà
Rịa Vũng Tàu là 19% (2.126 cây) và ở Bình Dương là 14,5% (1.540 cây).
3.4.2. Diễn biến của bệnh trong năm

Hình 3.15. Sơ đồ biểu diễn TLB (%) phát sinh trong tháng và lượng mưa
trung bình các tháng trong năm 2013 ở khu vực miền ĐN bộ
Kết quả theo dõi trong năm 2013 trên vườn mít ở 4 tỉnh (BRVT,
Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai) cho thấy trong mùa khô. Từ tháng
1-4, TLB bệnh phát sinh trong tháng rất ít, chỉ từ 0-0,1%. Đầu mùa mưa
TLB phát sinh bắt đầu tăng dần tử tháng 5 với đỉnh là tháng 10 (2,2%). Sau
đó, TLB phát sinh giảm từ đầu mùa khô (tháng 11-12), còn 1,6% vào tháng
11 và 0,1% vào tháng 12 (Hình 3.15). Kết quả khảo sát trong năm 2014
cũng có xu hướng tương tự năm 2013. Như vậy, bệnh TTCN xuất hiện chủ



17

yếu trong các tháng mùa mưa (tháng 5-10) với độ trễ khoảng 1 tháng, duy
trì ở mức cao trong tháng 9-10. Từ tháng 12 bệnh giảm mạnh và hầu như
không đáng kể từ tháng 2 -4.
3.5. Điều tra ảnh hưởng của một số điều kiện sinh thái đến bệnh
3.5.1. Ảnh hưởng của giống mít đến bệnh
Qua điều tra, giống Siêu Sớm có TLB cao nhất, năm 2013: 16,82%,
năm 2014 21,84% và năm 2015 đến 25,63%; theo sau là Viên Linh (với
TLB lần lượt là 10,32%; 13,73% và 20,35%). Giống Lá Lớn có TLB thấp
nhất trong các giống, TLB (%) tương ứng là 2,71%; 4,75% và 4,36%. Hầu
hết các giống đều có TLB (%) tăng dần từ 2013 đến 2015 (Bảng 3.9).
3.5.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến bệnh TTCN
Điều tra qua 2 năm cho thấy khoảng cách trồng 7 x 7 m có TLB
thấp nhất (2013: 13,23% và 2014: 15,20%); khoảng cách trồng 5 x 5 m là
15,75% và 1725%; khoảng cách trồng 4 x 4 m là 17,92% và 21,76% trong
khi khoảng cách 3 x 3 m là 21,42% và 24,48%. Như vậy, vườn trồng
khoảng cách nhỏ có TLB cao hơn (Bảng 3.10)
3.5.3. Ảnh hưởng của độ tuổi vườn cây đến bệnh TTCN
Kết quả điều tra năm 2014 cho thấy vườn cây có độ tuổi 1-2 năm
có TLB năm 2013 và 2014 lần lượt là 7,90% và 8,61% thấp hơn vườn độ
tuổi 3-4 năm (14,80% và 15,90%). Vườn có độ tuổi 5-6 năm có TLB là
20,31% trong năm 2013 và 22,60%. Vườn có độ tuổi > 6 năm có TLB cao
nhất, lên đến 24,50% năm 2013 và 25,80% năm 2014 (Bảng 3.11).
3.5.4. Ảnh hưởng của địa hình vườn cây đến bệnh TTCN
Địa hình vườn cây có ảnh hưởng đến TLB (%). Kết quả khảo sát năm
2014 cho thấy cây mít trồng ở khu vực thấp (chân đồi) có TLB (25,50%) cao
hơn cây mít trồng khu vực giữa (lưng đồi) (17,42%) và khu vực cao (đỉnh đồi)
(14,52%). Kết quả điều tra cũng cho thấy vườn nằm trên đất bằng (độ dốc <
2%) có TLB là 21,81% cao hơn so với vườn trên đất dốc (10-30%) có tỷ TLB

là 15,80%.


18

3.5.5. Ảnh hưởng của loại hình canh tác đến bệnh TTCN hại mít
Việc trồng xen trong vườn ảnh hưởng đến TLB (%). Từ kết quả năm
2014 cho thấy TLB (%) trên vườn xen với dứa (27,36%) và sầu riêng (26,53%)
cao hơn vườn trồng thuần (17,64%). Do đó, để giảm áp lực bệnh trong vườn,
nên trồng thuần và không trồng xen với dứa và sầu riêng.
3.6. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh TTCN hại mít
3.6.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống mít chống chịu bệnh TTCN
3.6.1.1. Đánh giá tính chống chịu của một số giống/dòng mít đối với P.
palmivora qua lây nhiễm mô lá và lây nhiễm mô đoạn cành non
Dựa trên tốc độ phát triển và diện tích vết bệnh có thể chia tính chống
chịu của của 22 giống/dòng mít thành 3 nhóm gồm: i) Nhóm giống có tính
chống chịu (Lá Lớn, Mã Lai, Tố Tây, MTNĐN04, MTNĐN05, MTNĐN06,
MTNĐN07 và MTNĐN08), trong đó Lá Lớn có tính chống chịu cao nhất ii)
Nhóm giống mẫn cảm cao (Siêu Sớm, Ruột Đỏ, Viên Linh, M97I) trong đó
Siêu Sớm là giống mẩn cảm nhất; iii) Nhóm giống mẫn cảm (nhóm trung
gian) gồm Không Hạt, M102, M98, M99, MBRVT32H, MBRVT33H,
MĐN02H, MĐN06H, MĐN07H, MĐN09H.
3.6.1.2. Đánh giá khả năng chống chịu của cây con từ hạt của một số giống
mít có tiềm năng chống chịu
Sau hai tháng lây nhiễm trên các cây con trồng trong chậu, kết quả
cho thấy 7 giống tham gia TN đều nhiễm bệnh. Cây con giống Siêu Sớm có
TLB 55,72%, cao hơn có ý nghĩa so với các giống khác trong TN. Cây con
giống Lá Lớn có TLB (27,14%) thấp hơn có ý nghĩa so NT cây con giống
Siêu Sớm. Cây con các giống khác có TLB trung gian giữa hai NT trên.
3.6.2. Nghiên cứu phòng trừ bệnh bằng biện pháp canh tác

3.6.2.1. Khảo sát sự hiện diện của nguồn bệnh trên cây giống
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ cây giống có triệu chứng bệnh trong
vườn ươm thay đổi từ 0,11-0,19%, tỷ lệ vườn ươm có sự hiện diện của P.
palmivora trên cây giống ghi nhận được từ 80-90,9%. Điều này cho thấy


19

cây giống có thể chứa nguồn bệnh và làm lây lan bệnh từ vườn ươm đến
vườn sản xuất.
3.6.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp tiêu nước đến bệnh TTCN hại mít
Ở năm thứ 3 sau xử lý, TLB đạt thấp nhất ở NT Làm rảnh thoát
nước + Làm mái dốc (9,98%), thấp hơn có ý nghĩa so với các NT còn lại.
Theo sau là NT không làm bồn + làm rảnh thoát nước (13,34%), cao hơn
NT trên nhưng thấp hơn có ý nghĩa với các NT còn lại. NT làm bồn đắp +
bờ quanh gốc (21,64%) và NT không làm mô cạn và rãnh thoát nước
(18,34%) cao hơn có ý nghĩa so với hai NT nêu trên.
CSB (%) thấp nhất là NT Làm rảnh thoát nước + Làm mái dốc
(3,18%) và NT không làm bồn + làm rảnh thoát nước (3,64%), thấp hơn có
ý nghĩa so với NT làm bồn + đắp bờ quanh gốc (9,16%) và NT không làm
mô cạn và rãnh thoát nước (7,50%). Kết quả cho thấy việc tạo điều kiện
thoát nước tốt qua làm rãnh và làm mái dốc giúp ngăn chặn bệnh gia tăng
và giúp giảm bệnh.
3.6.2.3. Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ đến bệnh TTCN hại mít
a) Ảnh hưởng bón phân hữu cơ đến bệnh trên cây con trồng chậu
NT bón phân gà (11,67%) có TLB thấp hơn có ý nghĩa với các NT
còn lại theo sau là NT bón phân bò (20,00%) cao hơn NT bón phân gà nhưng
thấp hơn có ý nghĩa so với NT lây nhiễm + bón phân vô cơ (49,17%) và NT
lây nhiễm + không bón phân (55,00%). Tỷ lệ P. palmivora tái phân lập (%) sau
lây nhiễm thấp ở NT bón phân gà (8,34%) và theo sau là NT bón phân bò

(11,67%), thấp hơn có ý nghĩa so với hai NT còn lại. Như vậy, bón phân gà và
phân bò giảm được bệnh trên cây con vườn ươm.
b) Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ đến bệnh TTCN hại mít trong điều
kiện đồng ruộng
Qua 3 xử lý, TLB (%) giữa các NT khác biệt không có ý

nghĩa. Tuy nhiên CSB (%) có khác biệt; NT bón phân gà 12 tấn/ha
(5,31%) có CSB tương đương NT bón phân bò 16 tấn/ha (7,5%),


20

thấp hơn có ý nghĩa so với đối chứng (11,25%), NT phân gà (16
tấn/ha) và NT phân bò (8 tấn/ha). Năng suất quả (kg/cây/năm) trung
bình qua ba năm thay đổi từ 32,85-51,21 kg/cây. NT bón phân gà (12
tấn/ha) và phân bò (16 tấn/ha) có năng suất cao hơn có ý nghĩa so đối
chứng và các nghiệm thức còn lại.
3.6.3. Nghiên cứu phòng trừ bệnh bằng tác nhân sinh học Trichoderma
Ở năm thứ 2 xử lý, kết quả cho thấy NT tưới 2 lần + phun 3 lần T.
harzianum SR18 trong mùa mưa có TLB và CSB thấp nhất (lần lượt là 5,00%
và 2,34%); theo sau là NT phun 5 lần/năm (lần lượt là 6,67% và 4,00%) (Bảng
3.24). Năng suất quả (kg/cây/năm) đạt cao nhất ở NT tưới 2 lần + phun 3 lần
(51,05 kg), tiếp theo sau là NT phun 5 lần (48,95 kg).
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của xử lý chế phẩm T. harzianum SR18 đến
tỷ lệ bệnh TTCN (%) hại mít giai đoạn kinh doanh
Tỷ lệ bệnh (%)
Nghiệm thức

Chỉ số bệnh (%)


Trước

Sau

Trước

Sau

XL

XL

XL

XL

1 Phun T. harzianum SR18 3 lần

5,00

11,67b

2,00

7,00b

2 Phun T. harzianum SR18 5 lần

3,34


6,67bc

1,34

4,00c

3 Tưới T. harzianum SR18 2 lần

5,00

11,67b

2,34

8,00a

4 Tưới T. harzianum SR18 3 lần

3,34

9,99bc

1,67

6,67b

6,67

5,00c


3,00

2,34d

6,67

23,34a

2,34

9,33a

F

ns

*

Ns

*

CV (%)

25,38

14,38

27,12


11,47

TT

5

Tưới 2 lần + phun 3 lần T.
harzianum SR18

6 Không xử lý (đối chứng)

3.6.4 Nghiên cứu phòng trừ bệnh sử dụng biện pháp hóa học
3.6.4.1 Ảnh hưởng của phun một số thuốc hóa học đến bệnh TTCN hại mít
trong giai đoạn vườn ươm


21

Kết quả cho thấy NT phun Fosetyl-Al (có TLB 3,43%) và NT phun
P. phosphite (5,71 %) có TLB thấp hơn có ý nghĩa so đối chứng (13,72%).
Tỷ lệ hiện diện (%) của P. palmivora ở NT Fosetyl-Al (66,89%) và phun P.
phosphite (63,43%), thấp hơn so đối chứng (78,86%). Như vậy, Fosetyl –
Al theo sau là P. phosphite có hiệu lực cao nhất trong khống chế bệnh
TTCN hại mít trong vườn ươm.
3.6.4.2 Ảnh hưởng của áp dụng thuốc hóa học đến bệnh TTCN hại mít giai
đoạn kinh doanh
Qua hai năm xử lý, TLB (%) trên NT phun Fosetyl-Al (6,95%) và
NT P. phosphite (8,34%) và NT Metalaxyl + Mancozeb (8,34%) thấp hơn
có ý nghĩa so đối chứng (23,61%). Tương tự CSB (%) ở NT phun FosetylAl (2,50%), NT P. phosphite (3,89 %) và và NT Metalaxyl + Mancozeb
(3,61%) cũng thấp hơn đối chứng (12,22%). Năng suất quả (kg/cây/năm) ở

NT P. phosphite (45,94 kg) tương đương NT Fosetyl –Al 800g/kg (40,06
kg)m, cao hơn đối chứng và các NT còn lại. Kết quả cho thấy 4 loại thuốc
trong TN đều làm giảm TLB (%) và CSB (%) và tăng năng suất so với đối
chứng; trong đó hiệu lực cao nhất là Fosetyl –Al và P. phosphite.
3.6.4.3. Ảnh hưởng của biện pháp áp dụng thuốc Potassium phosphite (P.
phosphit) đến bệnh TTCN hại mít giai đoạn kinh doanh
Các nghiệm thức có xử lý thuốc đều có TLB thấp hơn có ý nghĩa so
đối chứng. Ở năm thứ 2 sau xử lý, TLB (%) ở NT Phun tán + tưới đất
(5,56%) và NT Tưới đất (6,95%) thấp hơn có ý nghĩa so với đối chứng
(25%) và áp dụng Metalaxy + Mancozeb (5,56%).
Tương tự, CSB (%)t ở NT Phun tán + tưới đất (2,50%) và NT Tưới đất
(3,05%) (Bảng 3.31) cũng thấp nhất so với đối chứng (12,73%) và NT
Metalaxy + Mancozeb (5,28%). Năng suất quả (kg/cây/năm) ở NT Phun
tán + tưới đất với P. phosphite (49,52 kg/cây/năm) và tưới đất với P.
phosphite (48,46 kg/cây/năm) cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng (31,86
kg/cây/năm) và hai NT xử lý thuốc còn lại.


22

Như vậy, phun thuốc giúp giảm bệnh và có thể thay thế một phần
việc sử dụng Metalaxyl bằng P. phosphite trong đối phó với bệnh TTCN.
nhằm đảm bảo cho việc sử dụng luân phiên thuốc.
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của các biện pháp áp dụng Potassium phosphite
đến TLB (%) và CSB (%) TTCN hại mít giai đoạn kinh doanh
Tỷ lệ bệnh (%) Chỉ số bệnh (%)
Nghiệm thức

Trước


Sau

Trước

Sau

XL

XL

XL

XL

5,56

12,50b

1,94

5,28b

2 Phun tán với P. phosphite 1%

5,56

9,72bc

2,20


3,61c

3 Phun tán + Tưới P. phosphite 1%

6,95

5,56d

2,22

2,50d

4 Tưới đất với P. phosphite

6,95

6,95cd

1,94

3,05cd

5 Phun nước (Đối chứng)

5,56

25,00a

1,67


12,73a

F

ns

*

Ns

*

CV (%)

23,27

11,46

17,55

12,28

TT

1 Phun tán Metalaxyl M 40 g/kg +
Mancozeb 640 g/kg; 0,3%

3.6.5. Kết quả thực hiện mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh TTCN
Kết quả cho thấy TLB (%) trung bình ở lô MH thấp hơn so đối
chứng; hiệu lực phòng trừ bệnh trong MH đạt cao hơn 90%, trong đó ở MH

1 đạt 92,10%; ở MH 2 đạt 93,86% và ở MH 3 đạt 90,00%. Năng suất trung
bình qua 2 năm thực hiện ở MH 1 cao hơn 31,71 kg/cây; trên MH 2 cao
hơn 41,23 kg/cây và trên MH 3 cao hơn 41,66 kg/cây/năm so đối chứng.
Chi phí cho lô MH là 81,80 triệu đồng/ha cao hơn đối chứng
14,25% do tăng chhi phí đầu tư phân hữu cơ, chế phẩm sinh học và công
lao động. Năng suất trung bình của MH cao hơn 16,94% (7,79 tấn/ha) và
giá bán cao hơn 15,69% so đối chứng nên lợi nhuận cao hơn so với đối
chứng. Tỷ suất lợi nhuận của lô MH (là 6,76 lần) cao hơn lô đối chứng
(5,55 lần), chênh lệch giữa lô MH và lô đối chứng là 21,74%.


23

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
- Dựa vào đặc điểm hình thái, sinh học, lây nhiễm nhân tạo, tái phân
lập theo nguyên tắc Koch và phân tích chuỗi gen RNA ribosome (ITS), loài
Phytophthora palmivora được xác định là tác nhân gây bệnh TTCN hại mít
ở miền ĐN bộ và lần đầu được xác định tại Việt Nam.
- P. palmivora sinh trưởng và hình thành bào tử nang thích hợp nhất
ở nhiệt độ 27oC. Mức pH thích hợp cho phát triển là từ 5-7.
-Bệnh thối thân chảy nhựa hại mít xuất hiện chủ yếu trong các tháng
mùa mưa (tháng 5-10), bệnh bắt đầu tăng nhanh từ tháng 5 (khi có mưa
đều) đến tháng 7, tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao cho đến tháng 10 (cuối
mùa mưa). Từ tháng 12 bệnh giảm nhanh và xuất hiện hầu như không đáng
kể từ tháng 2 đến tháng 4.
- Kết quả điều tra đồng ruộng cho thấy bệnh phát sinh và gây hại
nặng trên những vườn có điều kiện thoát nước kém; vườn trồng mật độ cao,
giống Siêu Sớm nhiễm bệnh nặng hơn giống Lá Lớn; trồng xen với cây
dứa, sầu riêng bệnh nặng hơn trồng thuần.

- Giống mít Lá Lớn có khả năng chống chịu bệnh cao hơn so với
giống Siêu Sớm qua đánh giá bằng phương pháp lây nhiễm trên mô rời
trong phòng thí nghiệm và qua khảo sát đồng ruộng.
- Cây giống có thể là nguồn lây lan bệnh với tỷ lệ hiện diện của
nguồn bệnh P. palmivora trong giá thể trồng từ 7,04-17,16% và tỷ lệ vườn
ươm có nguồn bệnh không dưới 80%.
- Các biện pháp có khả năng làm giảm bệnh thối thân chảy nhựa là
(i) sử dụng giống mít Lá Lớn chống chịu bệnh (ii) làm rãnh tạo điều kiện
thoát nước trong vườn, (iii) bón phân gà 12 tấn/ha hoặc phân bò 16 tấn/ha
mỗi năm, (iv) sử dụng nấm đối kháng T. harzianum SR18 tưới đất 2 lần
hay tưới đất vào tháng 5 và 7 và phun tán vào tháng 6; 8; 10; và (v) sử dụng


×