Tải bản đầy đủ (.doc) (489 trang)

Chính sách dân tộc của nhà nước việt nam đối với vùng tây bắc từ năm 2001 đến năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 489 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM MINH THẾ

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ĐỐI VỚI VÙNG TÂY BẮC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

HÀ NỘI –2019




VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM MINH THẾ

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ĐỐI VỚI VÙNG TÂY BẮC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Giáo viên hướng dẫn 1: PGS.TS. Đoàn Minh Huấn

Giáo viên hướng dẫn 2: TS. Thào Xuân Sùng



HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS. TS Đoàn Minh Huấn và TS Thào Xuân Sùng. Các thông
tin, số liệu, tài liệu được sử dụng, trình bày trong luận án là trung thực, khách
quan, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa
được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Phạm Minh Thế


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận án này, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
từ nhiều tổ chức và cá nhân, nhân đây tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến các tổ chức và cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tác giả luận án.
Trước hết, em xin được cảm ơn hai Thầy giáo hướng dẫn: PGS. TS Đoàn
Minh Huấn và TS Thào Xuân Sùng. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
viết luận án, em đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, nghiêm
túc và khoa học của hai Thầy. Sự chỉ bảo, giúp đỡ của hai Thầy là động lực lớn để
em hoàn thành luận án này.

Thứ nữa, em xin được cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của hai cơ quan công
tác của em, đó là: Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị và
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong quá trình học tập, cả hai cơ quan đều đã tạo những điều kiện hết sức thuận
lợi để em có thể hoàn thành chương trình đào tạo cũng như là hoàn thành luận án.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện luận án, em cũng nhận được sự giúp đỡ,
cộng tác từ nhiều cơ quan ở cả trung ương và các địa phương, nhận đây em xin
được chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Em cũng xin được cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ từ nhiều Thầy, Cô và anh,
chị em đồng nghiệp của cả hai cơ quan, đặc biệt là các Thầy, Cô và anh, chị, em
đồng nghiệp của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nơi em đang công tác hiện nay. Nếu không có được sự quan tâm, giúp đỡ từ các
Thầy, Cô, anh, chị, em ở cả hai cơ quan, chắc có lẽ em đã không thể hoàn thành
luận án này.
Tác giả cũng xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn
sát cánh, động viên, giúp đỡ cả về mặt tinh thần và vật chất đối với NCS trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày .... tháng ... năm 2019.
Tác giả


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BBT:

Ban Bí thư

BCHTW:

Ban Chấp hành Trung ương


BCT:

Bộ Chính trị

CNH, HĐH:

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

(cb)

Chủ biên

CP:

Chính phủ

CQ:

Cơ quan

DTTS:

Dân tộc thiểu số

(đcb):

Đồng chủ biên

ĐBKK:


Đặc biệt khó khăn

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MNPB:

Miền núi phía Bắc

NCS:

Nghiên cứu sinh

NĐ-CP

Nghị định-Chính phủ

NQ-CP

Nghị quyết-Chính phủ

Nxb:

Nhà xuất bản

QĐ-CP

Quyết định-Chính phủ


QH:

Quốc hội

TDMNPB:

Trung du miền núi phía Bắc

TT

Thông tư

TTLT

Thông tư liên tịch

UBDT:

Uỷ ban Dân tộc

UBDTMN

Uỷ ban Dân tộc miền núi

UBND:

Uỷ ban nhân dân

VĐBKK:


Vùng đặc biệt khó khăn

VDTTS

Vùng dân tộc thiểu số

VTB:

Vùng Tây Bắc


MỤC LỤC


Mở đầu……………………………………………………………………....

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN………………………………………………………………

8

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án……….....

8

1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài………………...

8


1.1.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước………………...

14

1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã được công bố và những vấn đề
luận án cần nghiên cứu, giải quyết......................................................................26
1.2.1. Một số nhận xét, đánh giá về các công trình nghiên cứu có liên quan ...

26

1.2.2. Một số vấn đề đặt ra mà luận án cần nghiên cứu, giải quyết…………...

27

1.2.3. Một số khái niệm có liên quan được sử dụng trong luận án…………...

28

Chương 2: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC Ở VÙNG TÂY
BẮC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005…………………………………….........32
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc………………............32
2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên…………………………………..

33

2.1.2. Các đặc điểm cơ bản về dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội……………...

35


2.1.3. Khái lược về chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc trước
năm 2001………………………………………………………………………

38

2.2. Nội dung các chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc từ năm
2001 đến năm 2005…………………………………………………………...

42

2.2.1. Nguyên tắc, mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách dân tộc……………....

42

2.2.2. Những nội dung cụ thể của chính sách dân tộc………………………..

48

2.3. Quá trình thực hiện, kết quả cơ bản và những vấn đề còn tồn đọng……...

62

2.3.1. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách………………………………...

62

2.3.2. Một số kết quả cơ bản của chính sách……………………………….........67
2.3.3. Một số vấn đề còn tồn đọng…………………………………………....

74


Chương 3: QUÁ TRÌNH BỔ SUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ
NƯỚC Ở VÙNG TÂY BẮC TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011……………..

77

3.1. Cơ hội và thách thức mới đối với sự phát triển của các dân tộc Tây Bắc

77

3.1.1. Những cơ hội mới cho sự phát triển của các dân tộc Tây Bắc............

77


3.1.2. Một số thách thức cơ bản đối với các dân tộc Tây Bắc......................

79

3.2. Nội dung các chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc từ năm
2006 đến năm 2011…………………………………………………………...

82

3.2.1. Nguyên tắc, nhiệm vụ và mục tiêu của chính sách………………….....

82

3.2.2. Những nội dung cụ thể và cơ bản của chính sách……………………........87
3.3. Quá trình thực hiện, kết quả cơ bản và những vấn đề tồn đọng………...


102

3.3.1. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách………………………………... 102
3.3.2. Một số kết quả cơ bản của chính sách……………………………….......106
3.3.3. Những vấn đề còn tồn đọng của chính sách………………………….......114
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM………………………….............116
4.1. Ưu điểm của chính sách………………………………………………........116
4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân………………………………...................130
4.2.1. Hạn chế của chính sách dân tộc……………………...............................130
4.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của chính sách……………………………

139

4.3. Một số kinh nghiệm chủ yếu...................................................................... 142
4.3.1. Kinh nghiệm về hoạch định chính sách…………………………………...

142

4.4.2. Kinh nghiệm về tổ chức thực hiện chính sách………………………........144
KẾT LUẬN………………………………………………………………..........147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ………..

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….........153
PHỤ LỤC…………………………………………………………….……........173




DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phân bố một số tộc người thiểu số chủ yếu ở Tây Bắc năm 2009
Bảng 2.2. Thống kê số lượng và tỉ lệ các văn bản chính sách dân tộc do
Nhà nước ban hành và thực thi ở Tây Bắc (2001-2005) …………………...
Bảng 2.3: Thống kê chỉ số phát triển GDP toàn vùng theo giá so sánh năm
1994………………………………………………………………………...
Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế theo GDP vùng Tây Bắc giai đoạn 2001 2005….
Bảng 2.5: Tổng hợp giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và lâm
nghiệp toàn vùng theo giá thực tế giai đoạn 2000-2005……………………
Bảng 2.6: Bình quân thu nhập đầu người giai đoạn 1999-2004……………
Bảng 2.7: Thống kê số lượng học sinh người dân tộc thiểu số các năm
2004-2005…………………………………………………………………
Bảng 2.8: Thống kê số lượng cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở y tế
phân theo địa phương năm 2005 ở Tây Bắc………………………………
Bảng 2.9: Thống kê số giường bệnh trực thuộc sở Y tế phân theo địa
phương của Tây Bắc các năm 2002 và 2005……………………………….
Bảng 2.10: Thống kê số lượng nhân lực ngành Y trực thuộc sở Y tế phân
theo địa phương ở Tây Bắc giai đoạn 2002-2005…………………………..
Bảng 2.11: Tỉ lệ sử dụng các nguồn nước của các hộ gia đình Tây Bắc các
năm 2002, 2004, 2006………………………………………………………
Bảng 2.12: Tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt…………………………………...
Bảng 2.13: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12
hàng năm ở các tỉnh Tây Bắc……………………………………………….
Bảng 3.1: Thống kê số lượng và tỉ lệ văn bản chính sách dân tộc Nhà nước
đã ban hành được áp dụng ở Tây Bắc giai đoạn 2006-2011 theo nội dung
Bảng 3.2: Thống kê số lượng cơ sở y tế ở Tây Bắc năm 2006 và 2011……
Bảng 3.3: Thống kê so sánh tỉ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong đội ngũ cán
bộ cấp tỉnh với tỉ lệ dân tộc thiểu số trong dân cư các tỉnh Tây Bắc……….
Bảng 3.4: Thống kê số lượng thư viện và sách trong thư viện các tỉnh Tây
Bắc 2006 và 2010……………………………………………………..........

Bảng 3.5: Tỷ lệ hộ gia đình dùng điện ở các tỉnh trong vùng Tây Bắc
2006-2010………………………………………………………………......
Bảng 4.1: Tỉ lệ hộ nghèo vùng Tây Bắc 2006 - 2010………………………
Bảng 4.2: Thống kê số lượng học sinh phổ thông các dân tộc ít người vùng
Tây Bắc năm 2004 và 2011…………………………………………...........

36
43
67
68
68
69
70
71
71
72
73
73
73
83
108
110
111
112
131
131



1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho đến nay, hầu hết các tài liệu lịch sử đều đã cho thấy, ngay từ thời dựng
nước, Việt Nam đã là quốc gia đa dân tộc/tộc người. Sự cố kết cộng đồng, cùng
chung sức, chung lòng, đồng thuận trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề, công
việc chung về đối nội, đối ngoại đã hun đúc nên quốc gia dân tộc Việt Nam. Xuất
phát từ đặc điểm đó, trong quá trình dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã thực
thi nhiều biện pháp, chính sách nhằm giải quyết vấn đề dân tộc trước yêu cầu phát
triển của quốc gia. Tiếp nối những di sản đó, trong quá trình lãnh đạo xây dựng
và phát triển đất nước Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn coi vấn đề dân tộc là
một vấn đề cốt lõi của cách mạng. Đây cũng là lý do để bước sang thời kỳ đổi mới
đất nước, Đảng và Nhà nước đã ban hành và thực thi nhiều chính sách dân tộc,
nhằm đưa cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.
Tây Bắc là một trong những vùng đất địa đầu của Tổ quốc Việt Nam, là địa bàn
tụ cư và sinh sống của trên 50 dân tộc với tổng số dân khoảng trên 3,5 triệu người,
diện tích toàn vùng chiếm gần 1/3 diện tích cả nước. Là vùng đất địa đầu của Tổ
quốc, nơi sinh tụ góp phần hình thành nên văn hóa Việt Nam với sự cộng cư đa tộc
người, có điều kiện để phát triển kinh tế cửa khẩu, lại có nhiều tiềm năng, lợi thế về,
tài nguyên khoáng sản và du lịch cho nên cả trong lịch sử lẫn hiện tại, Tây Bắc luôn
giữ một vị trí quan trọng đối với Việt Nam về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, an ninh, quốc phòng và đặc biệt là vấn đề dân tộc. Cũng vì thế mà nghiên cứu
về chính sách dân tộc ở vùng Tây Bắc là một nhu cầu khoa học cấp thiết cả về lý
thuyết và thực tiễn bởi mấy lý do: Thứ nhất, đây là một vùng đa tộc người, là địa
bàn sinh tụ, cư trú của hơn 50 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, do đó
cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về quan hệ tộc người nội vùng và với cả nước,
đòi hỏi phải có hệ thống chính sách dân tộc hợp lý để giải quyết. Thứ hai, Tây Bắc là
vùng giáp biên, vì thế mà vấn đề chính sách dân tộc càng trở nên quan trọng hơn do
sự tác động của các nước láng giềng, lân cận. Thứ ba, Tây Bắc là vùng đang nổi lên

các điểm nóng bức xúc như truyền đạo trái phép, di dân tự do, buôn bán và sử dụng
ma tuý, mâu thuẫn và xung đột tộc người, tàn phá rừng đầu nguồn,… nếu không
được giải quyết dứt điểm thì từ “điểm” có nguy cơ bùng phát thành “diện”, từ tính
chất đơn giản chuyển thành phức tạp. Thứ tư, là một vùng địa đầu của Tổ quốc với vị
2

trí, vị thế quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và bang giao quốc tế, vì thế mà


Tây Bắc

3


luôn là vùng được Đảng và Nhà nước quan tâm, giành cho nhiều chính sách nhằm
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng song Tây Bắc vẫn là một trong những
vùng nghèo của cả nước. Đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho vấn đề
dân tộc ở vùng Tây Bắc trở nên căng thẳng.
Những lý do trên đây đều cho thấy, việc nghiên cứu về hệ thống các chính sách
dân tộc đã ban hành và thực thi ở vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến nay là việc làm vừa
mang tính khoa học, lại vừa mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, cho đến thời điểm
hiện tại vẫn chưa có một công trình độc lập nào nghiên cứu và trình bày về các
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở vùng Tây Bắc một cách toàn diện và có
hệ thống. Do đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề: “Chính sách dân tộc Nhà
nước đối với vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011” làm đề tài để nghiên cứu và
viết luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, nghiên cứu sinh nhằm mục đích hệ thống hóa lại các
chính sách dân tộc của Nhà nước đã được thực thi ở vùng Tây Bắc từ năm 2001

đến năm 2011, bao gồm cả những chính sách dân tộc nói chung và chính sách
dành riêng cho vùng Tây Bắc. Từ đó nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế của hệ
thống chính sách dân tộc của Nhà nước đã triển khai thực hiện ở vùng Tây Bắc
từ năm 2001 đến năm 2011, rút ra một vài kinh nghiệm về hoạch định và thực
hiện chính sách dân tộc đối với vùng Tây Bắc trong những năm tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Một là, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án.
Chỉ ra những điểm ưu điểm, hạn chế của các công trình đó và những vấn đề mà
luận án cần giải quyết.
- Hai là, khái quát lại một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng
Tây Bắc và những vấn đề đặt ra về chính sách dân tộc.
- Ba là, tập hợp tư liệu, mô tả và hệ thống hóa lại hệ thống các chính sách
dân tộc của Nhà nước đã ban hành và được thực thi ở vùng Tây Bắc từ năm
2001 đến năm 2011, quá trình thực hiện và kết quả cơ bản của chính sách dân tộc.
- Bốn là, rút ra những đánh giá, nhận xét về ưu điểm, hạn chế và kinh


nghiệm đối với việc ban hành và triển khai thực thi hệ thống các chính sách dân tộc
của Nhà nước ở vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tên đề tài luận án là “Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam đối với
vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011” vì thế đối tượng nghiên cứu của luận
án này là hệ thống các chính sách dân tộc nói chung (bao gồm những chính sách
chung cho cộng đồng các dân tộc, chính sách đối với cộng đồng các dân tộc
thiểu số và chính sách đối với các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn…) được áp dụng,
thực hiện ở vùng Tây Bắc và những chính sách riêng mà Nhà nước dành cho cộng
đồng các dân tộc Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chính sách dân tộc của Nhà nước bao gồm trong đó rất nhiều
vấn đề, bao gồm những chính sách cho cộng đồng các dân tộc nói chung, chính
sách dành cho cộng đồng các dân tộc thiểu số, chính sách dành cho cộng đồng
các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,… trên địa
bàn cả nước. Nội dung của chính sách lại hướng đến giải quyết nhiều vấn đề như:
kinh tế, chính trị, quan hệ tộc người, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, an
ninh - quốc phòng,… Tuy nhiên, do khuôn khổ có hạn nên trong luận án này, tác
giả chỉ tiếp cận nghiên cứu về hệ thống các chính sách dân tộc của Nhà nước đã
ban hành và thực hiện ở vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011, bao gồm cả
những chính sách chung và riêng, dưới góc nhìn hệ thống, chứ không đi sâu vào
việc mô tả, phân tích, đánh giá từng chính sách được áp dụng cho từng đối tượng
riêng lẻ.
Mặt khác, Tây Bắc là hợp thể của nhiều tỉnh, song do khuôn khổ luận án,
nghiên cứu sinh chưa có điều kiện đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá
việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc cụ thể ở từng mà chỉ tiếp cận
nghiên cứu một cách khái quát nhất về hệ thống các chính sách dân tộc trên địa
bàn toàn vùng. Theo đó, nội dung của luận án tập trung vào mấy vấn đề chính là:
Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu về chính sách dân tộc đối với vùng Tây Bắc; Hệ
thống các chính sách dân tộc đã được triển khai ở vùng Tây Bắc như: Nguyên tắc,
mục tiêu, nhiệm vụ vủa chính sách dân tộc; Các nội dung cơ bản của chính sách


dân tộc; Quá trình thực thi, hiệu quả và một số nhận xét, đánh giá, các kinh nghiệm
về hoạch định và thực thi chính sách dân tộc trong những năm tiếp theo. Những
vấn đề khác, nghiên cứu sinh xin được tiếp tục nghiên cứu và trình bày trong
những nghiên cứu sau.


- Về mặt không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu, trình bày về các chính sách dân

tộc của Nhà nước đã ban hành và thực thi ở vùng Tây Bắc, bao gồm địa giới hành
chính của các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, từ
năm 2001 đến năm 2011.
- Về mặt thời gian: Đề tài chỉ nghiên cứu hệ thống các chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước được thực hiện ở vùng Tây Bắc trong khoảng thời gian từ năm
2001 đến năm 2011. Lý do tác giả lựa chọn mốc thời gian này là vì, thứ nhất, đây là
10 năm đầu tiêu của Thế kỷ XXI với nhiều sự biến chuyển của tình hình thế giới và
trong nước có liên quan đến việc ban hành và thực thi chính sách dân tộc ở vùng Tây
Bắc. Và năm 2001 là năm khởi đầu của quá trình 10 năm này, được bắt đầu bằng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng với nhiều định hướng mới cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước và các vùng, trong đó có vấn đề chính sách dân
tộc. Do đó mà NCS chọn năm 2001 là mốc khởi đầu của diễn trình 10 năm nghiên
cứu các chính sách của Nhà nước đối với vùng Tây Bắc đầu thế kỷ XXI. Thứ hai, đây
là giai đoạn đất nước bước vào giai đoạn chủ động và tích cực hội nhập quốc tế mà
Tây Bắc là một vùng đất địa đầu, mậu biên nên chịu những ảnh hưởng nhất định
từ hội nhập. Thứ ba, đây là giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước với sự lựa chọn, điều chỉnh mô hình phát triển kinh tế vùng diễn ra khá mạnh
mẽ cho nên nó có sự tác động nhất định đến Tây Bắc. Và thứ tư, đây cũng là giai
đoạn mà nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về dân tộc và do đó, chính sách dân tộc
cũng có những sự thay đổi điều chỉnh. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn mốc thời
gian từ 2001 đến 2011 để nghiên cứu. Để làm rõ những nội dung của hệ thống chính
sách dân tộc của Nhà nước được triển khai ở vùng Tây Bắc trong 10 năm 2001 2011, tác giả luận án chia thành hai gian đoạn chính: Giai đoạn thứ nhất là từ năm
2001 đến năm 2005 và giai đoạn thứ hai là từ năm 2006 đến năm 2011. Lý do mà
NCS phân kỳ lịch sử như vậy là vì chính sách dân tộc của Nhà nước đặt dưới sự lãnh
đạo, định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở mỗi nhiệm kỳ Đại hội, Đảng đều
có những tổng kết, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung định hướng về chính sách dân tộc,
Nhà nước sau đó sẽ căn cứ vào những điều chỉnh, bổ sung định hướng của Đảng
để tiến hành việc điều chỉnh, bổ sung nội dung chính sách dân tộc. Do đó, thời gian



nhiệm kỳ các Đại hội Đảng là căn cứ để NCS tiến hành phân kỳ nội dung luận án
thành hai giai đoạn, qua đó nghiên cứu, xem xét quá trình phát triển, thay đổi
chính sách dân tộc của Nhà nước đối với vùng Tây Bắc giữa


các giai đoạn là như thế nào và nó đã tác động đến thực tiễn vùng Tây Bắc ra
sao. Đồng thời, đây cũng chính là lý do mà tác giả chọn năm 2011 làm mốc kết
thúc, bởi đây cũng là thời điểm kết thúc của quá trình 10 năm thực hiện chính sách
dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc đầu thế kỷ XXI với hai nhiệm kỳ đại hội Đảng.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Về phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc
và chính sách dân tộc để tiếp cận và luận giải các vấn đề của luận án. Bên cạnh đó,
chúng tôi cũng sử dụng một số lý thuyết khác như lý thuyết dịch chuyển xã hội
(social mobility), phát triển bền vững (Sustainable development),… để luận giải các
vấn đề có liên quan đến luận án.
4.2. Về phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Về phương pháp nghiên cứu: Ngoài việc sử dụng phương pháp nghiên cứu
lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp nghiên cứu chính, luận án
cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu bổ trợ mang tính liên ngành, đa ngành
như: nhân học, văn hóa học, khu vực học, xã hội học, chính trị học,... để thu thập
tư liệu, mô tả, phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến luận án. Trong đó,
phương pháp lịch sử được sử dụng để phân kỳ lịch sử và nhận diện, mô tả và diễn
giải các vấn đề trong bối cảnh lịch sử cụ thể với cả hai lát cắt dọc và ngang. Các
phương pháp nhân học, xã hội học, văn hóa học sẽ được sử dụng trong việc điền dã
thu thập và xử lý tư liệu, phương pháp khu vực học được sử dụng để nghiên cứu
nhận dạng về các đặc điểm đặc trưng của vùng Tây Bắc, phương pháp chính trị học
sẽ được sử dụng để nghiên cứu và diễn giải các vấn đề liên quan về chính sách và
quản lý chính sách dân tộc.

- Về nguồn tư liệu: Để thực hiện luận án này NCS dựa vào những nguồn tư
liệu cơ bản sau đây:
+ Nguồn tư liệu thứ nhất, đó là các tư liệu trực tiếp như: các văn kiện của
Đảng và Nhà nước đã ban hành chứa đựng nội dung chính sách dân tộc đã thực
thi ở vùng Tây Bắc. Nguồn này bao gồm cả các tư liệu thành văn, bất thành văn, tư
liệu hiện vật như các công trình được xây dựng từ kết quả của chính sách dân tộc.


+ Nguồn tư liệu thứ hai, bao gồm các tư liệu thứ cấp. Nguồn này rất đa dạng,
bao gồm: Một là các bài nghiên cứu được đăng tải trên các phương tiện báo, tạp
chí, hội thảo khoa học,...; Hai là các công trình nghiên cứu dưới dạng các đề tài
nghiên


cứu khoa học các cấp, khoá luận, luận văn, luận án,...;
+ Thứ ba là nguồn sách báo của các học giả ở cả trong và ngoài nước đã công
bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án này;
+ Nguồn tư liệu thứ tư là tư liệu phỏng vấn, điền dã điều tra khảo sát của tác
giả luận án và các cộng sự trong quá trình nghiên cứu thu thập được. Trên đây là các
nguồn tư liệu chính mà tác giả luận án sử dụng để luận giải các vấn đề có liên qua
đến đề tài.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Một là, cung cấp một cái nhìn có hệ thống và toàn diện hơn về hệ
thống chính sách dân tộc của Nhà nước đã ban hành và thực thi ở vùng Tây Bắc
từ năm 2001 đến năm 2011.
- Hai là, chỉ ra một số ưu điểm, hạn chế của việc thực thi chính sách cũng như
hiệu quả của chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến năm
2011.
- Ba là, rút ra một số kinh nghiệm về chính sách dân tộc nói chung và chính
sách dân tộc cho vùng Tây Bắc nói riêng cho giai đoạn sau.

- Bốn là, kết quả của luận án sẽ là tại liệu tham khảo cho những ai quan
tâm đến vấn đề này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đã hệ thống hoá lại các lý thuyết cơ bản đã được các nhà khoa học
ở cả trong và ngoài nước sử dụng để tiếp cận nghiên cứu, phân tích và đánh giá
về chính sách dân tộc. Trên cơ sở đó, tác giả luận án đã đưa ra khái niệm của
mình về chính sách dân tộc, dùng nó là cơ sở để tiếp cận nghiên cứu, phân tích và
đánh giá chính sách dân tộc của Nhà nước được thực hiện ở vùng Tây Bắc từ năm
2001 đến năm 2011. Như vậy, có thể nói kết quả của luận án đã góp phần bổ sung
và củng cố thêm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá về chính sách dân
tộc nói chung và chính sách dân tộc của Nhà nước được thực thi ở vùng Tây Bắc
nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đã rà soát lại hệ thống các chính sách dân tộc của Nhà nước được


thực thi ở vùng Tây Bắc, quá trình thực hiện cũng như là hiệu quả của chính sách.
Từ đó, rút ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế của các chính sách dân tộc nói
chung và chính sách dân tộc được thực thi ở vùng Tây Bắc nói riêng. Bên cạnh
đó, luận án cũng rút ra một số kinh nghiệm về chính sách dân tộc nói chung và
chính sách dân


tộc đối với vùng Tây Bắc trong những năm tiếp theo. Những kết quả nghiên cứu,
đánh giá này sẽ cũng cấp thêm luận cứ để các cơ quan ban hành, tổ chức thực
hiện chính sách có thể sử dụng để đổi mới việc hoạch định, tổ chức thực hiện
chính sách dân tộc ở Việt Nam nói chung và Tây Bắc nói riêng trong những năm tiếp
theo.
7. Kết cấu chính của luận án

Để làm rõ được nội dung của vấn đề nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và
kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án
Chương 2: Chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến
năm 2005.
Chương 3: Quá trình bổ sung chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây
Bắc từ năm 2006 đến năm 2011.
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm.


×