Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đảng bộ trường đại học sư phạm hà nội 2 lãnh đạo đổi mới giáo dục đào tạo từ năm 2011 đến năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====o0o=====

PHAN THỊ THU HƯỜNG

ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2
LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

ThS. Phạm Văn Giềng

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, các thầy cơ giáo trong Khoa Giáo dục Chính trị đã tận tình
dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập và
rèn luyện tại trường. Xin chân thành cảm ơn Văn phòng Đảng ủy trường Đại
học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ về tài liệu để tôi thực hiện Đề
tài trên.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Phạm Văn Giềng
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu, thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.


Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn và
bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên khơng thể tránh
khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
giáo và các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Phan Thị Thu Hường


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các kết quả trong khóa luận chưa cơng bố trong bất kì cơng trình nào và cũng
không trùng với kết quả nghiên cứu của bất cứ tác giả nào, đảm bảo tính trung
thực khách quan.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Phan Thị Thu Hường


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.

K
T
N
C


K
ý
N
g


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
NỘI DUNG ................................................................................................. 6
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ NỘI 2 .................................................................................................... 6
1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 ................................................................................................... 6
1.2. Những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo đổi mới Gáo dục Đào
tạo của Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2............................ 12
Chương 2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ
NỘI 2 LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2011
ĐẾN NĂM 2016 ....................................................................................... 17
2.1. Chủ trương đối mới Giáo dục - Đào tạo của Trường Đại học Sư
phạm
Hà Nội 2 ................................................................................................. 17
2.2. Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Nhà trường.................................. 26
2.3. Kết quả đạt được ............................................................................. 37
Chương 3. TỔNG KẾT KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT ....................... 46
3.1. Tổng kết kinh nghiệm ..................................................................... 46
3.2. Ý kiến đề xuất ................................................................................. 47
KẾT LUẬN ............................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................. 60
PHỤ LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan
trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri
thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan
trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam
không phải là ngoại lệ.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội,
muốn phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh
thần, nhất là về học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp
phần xây dựng và cải tạo xã hội. Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu” bởi khơng có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản
thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức
mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình.
Giáo dục - đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có
trình độ chun mơn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần
quan trọng phát triển khoa học cơng nghệ là yếu tố quyết định của kinh tế tri
thức. Kinh tế tri thức được hiểu là kinh tế trong đó có sự sản sinh, truyền bá
và sử dụng tri thức là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế, làm giàu của cải
vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và
Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo
dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các
nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho
phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền
vững là xác định đúng đắn và khoa học.
Trường Ðại học Sư phạm Hà Nội 2 là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên,
cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ khoa học trình độ đại học và sau đại học; là


1


trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trình độ cao phục
vụ sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trường với mục
tiêu cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa
học có tính mơ phạm và chun nghiệp cao, đảm bảo cho người học sau khi
tốt nghiệp có các phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có kiến thức và
kỹ năng thực hành; có năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học
tương xứng với trình độ đào tạo; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm, thích
nghi với mơi trường làm việc.
Định hướng đến năm 2030, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là trường
đại học theo định hướng nghiên cứu kết hợp đào tạo nghề, đạt trình độ của các
trường được xếp hạng cao trong nước và được xếp hạng trong khu vực Đơng
Nam Á.
Nhận thức được vai trị quan trọng của cơng cuộc đổi mới giáo dục - đào
tạo. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 luôn quán triệt và thực hiện các chủ
trương của Đảng, Bộ giáo dục và Đào tạo để bán sát tình hình thực tiễn đưa ra
các nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng phù hợp với yêu cầu giáo dục của đất
nước. Điều đó được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng bộ Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 để phát triển và đổi mới Giáo dục - Đào tạo Nhà
trường. Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu đề tài: “Đảng bộ Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2 lãnh đạo đổi mới giáo dục - đào tạo từ năm 2011 đến năm
2016”.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề giáo dục - đào tạo là một vấn đề rất quan trọng của đất nước được
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chú ý, được thể hiện trong các văn kiện
của Đảng. Đây là một vấn đề lớn được nhiều người quan tâm thể hiện ở các

bài báo hoặc đề tài có tính quốc gia như: Phạm Văn Đồng (1999), Về giáo dục
- đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trung tâm thơng tin, Bộ Giáo dục



Đào tạo (2000), Toàn cảnh giáo dục Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam ngững cửa thế kỷ XXI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Thị Ái Lân (2003), Phát triển nguồn nhân lực
thông qua giáo dục và đào tạo: Kinh nghiệm Đông Á, Nxb khoa học xã hội,
Hà Nội. Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ
XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bên cạnh đó, cũng có một số đề tài, đề án lớn ở các chuyên ngành khác
nhau như:
- Đề tài “Tác động của các chính sách đổi mới giáo dục đại học đối với
sự phát triển quy mô của hệ thống giáo dục đại học” của TS Trần Văn Hùng Viện Chiến lược và chương trình giáo dục làm chủ nhiệm. Mục tiêu nghiên
cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng về sự tác động của các chính sách đối
mới giáo dục đại học đối với sự phát triển quy mô của hệ thống giáo dục Việt
Nam trong giai đoạn vừa qua và đề xuất các định hướng cho việc xây dựng,
phát triển chính sách giáo dục đại học năm 2010.
- Đề án “Cải cách giáo dục Việt Nam - phân tích và đề nghị” của nhóm
nghiên cứu giáo dục Việt Nam (người Việt ở nước ngoài và trong nước) đã
xem xét một cách tương đối toàn diện hợp lý của thị trường hóa nền giáo dục
Việt Nam, đề án đã phân tích và rút ra những vấn đề rất hữu ích cho giáo dục
Việt Nam như: Mục tiêu của giáo dục và trách nhiệm xã hội; giáo dục và vấn
đề ngân sách nhà nước; kế hoạch cho hệ thống giáo dục.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một cơng trình nào chun biệt nghiên
cứu q trình lãnh đạo thực hiệc chính sách đổi mới sách giáo dục - đào tạo
trên thực tế, đặc biệt là tại một trường đại học. Do đó, nghiên cứu lãnh đạo của
Đảng bộ thực hiện chính sách đổi mới giáo dục - đào tạo ở Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu, làm rõ quá trình Đảng bộ Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 triển khai chủ trương của Đảng về phát triển, đổi mới giáo dục
- đào tạo của Trường trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016. Trên cơ sở
đó, thấy
được những kết quả của Nhà trường đã đạt được và những hạn chế cịn tồn tại.
Từ đó, rút ra một số nhận xét, kinh nghiệm và đưa ra định hướng, giải pháp
nhằm phát triển giáo dục trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu quá trình ra đời và phát triển của Đảng bộ Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2.
- Tìm hiểu về chủ trương mới của Trung ương Đảng, Đảng bộ Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và quá trình phát triển giáo dục - đào tạo của
Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Đưa ra nhận xét về một số thành tựu và hạn chế đã đạt được trong quá
trình triển khai thực hiện đổi mới phát triển của Đảng bộ Trường Sư phạm 2
trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016. Qua đó, rút ra một số kinh nghiệm
và đưa ra đề xuất chủ yếu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu là chủ trương đường lối của Đảng bộ
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 lãnh đạo đổi mới Giáo dục - Đào tạo từ
năm
2011 đến năm 2016.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu Đảng bộ Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 lãnh
đạo đổi mới Giáo dục - Đào tạo từ năm 2011 đến năm 2016.

5. Phương pháp luận nghiên cứu


Trong q trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp thống kê, phương pháp
phân


tích, xử lý thơng tin, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp...
6. Ý nghĩa khóa luận
- Khóa luận có ý nghĩa thiết thực với tác giả trong việc nghiên cứu làm
quen với công tác nghiên cứu khoa học, rèn luyện phương pháp tiếp cận
những vấn đề trong đường lối chủ trương chính sách của Đảng, nhận thức về
khoa học chuyên ngành. Đề tài đã được hệ thống hóa có chọn lọc lý luận, chủ
trương, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đề tài đưa ra đường lối, nghị quyết của Đảng nói chung và Đảng bộ
Trường đại học Sư phạm 2 nói riêng về phát triển giáo dục và đào tạo qua các
kỳ đại hội.
- Phân tích được thực trạng lãnh đạo của Đảng bộ trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 từ năm 2011 đến năm 2016, trong đó đưa ra những thành tựu,
hạn chế và một số kinh nghiệm.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo,
tìm hiểu về công cuộc xây dựng và phát triển giáo dục - đào tạo từ trước và
sau thời kỳ đổi mới đến nay.
7. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận gồm 3 chương và 7 tiết.


NỘI DUNG

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2
1.1.1. Sự ra đời Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Năm 1954, Miền Bắc được hoàn tồn giải phóng; thực hiện hai nhiệm vụ
cách mạng xây dựng Chủ nghĩa xã hội và là hậu phương cho cách mạng Miền
Nam, đó là nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng hàng đầu của cả dân tộc ta.
Để đưa đất nước tiến lên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội, yêu cầu
giáo dục phải đáp ứng lực lượng lao động trẻ có tri thức cung cấp cho các
ngành nghề phục vụ cho phát triển văn hóa, kinh tế, chính trị. Đứng trước u
cầu đó, Đảng và Nhà nước đã nhanh chóng đưa ra các Chỉ thị, Nghị quyết
nhằm chuyển
hướng phục vụ cho nhiệm vụ nói trên và để phát triển giáo dục ngày càng
mạnh mẽ, vững chắc. Bộ Giáo dục đã ra Chỉ thị số 169/CT-TW: “Các trường
cần nhận thức đầy đủ và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu ngày càng to lớn của cách
mạng, suy nghĩ, hành động phù hợp với tình thế cách mạng chung của cả
nước, cần xác định được phương hướng, nhiệm vụ của mình trước mắt cũng
như lâu dài một cách đúng đắn, thiết thực” [10; tr. 5].
Đồng thời, Giáo dục miền Bắc có trọng trách cung cấp lực lượng cán bộ
cách mạnh, đội ngũ giáo viên tham gia xây dựng, mở rộng vùng giải phóng
cho Miền Nam; tất cả vì mục tiêu giải phóng đất nước. Trong bối cảnh trên,
giáo dục đã chuyển sang trang mới, vừa học tập, vừa nghiên cứu khoa học,
vừa sản xuất, tham gia chiến đấu; các trường đại học, trung cấp chuyên
nghiệp, trọng tâm là khối trường đại học sư phạm phải di chuyển sinh viên
đến địa bàn sơ tán để thực hiện những nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao.
Ngày 14-8-1967, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 128/CP, chia
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành 3 trường đại học thuộc Bộ Giáo dục:



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và
Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Quyết định số 128/CP chỉ rõ: “Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và Trường
Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội được thành lập trên cơ sở biên chế, bộ
máy và cơ sở vật chất và kỹ thuật của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và
của 4 trường đào tạo giáo viên phổ thông cấp 2 thuộc Bộ Giáo dục được giải
thể” [10; tr. 6].
Theo quyết định trên, Trường Đại học Sư phạm Hà nội 2 được đặt ở Cầu
Giấy, Từ Liêm, Hà Nội; có nhiệm vụ đào tạo giáo viên khoa học tự nhiên cho
các trường phổ thông; Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Cảnh
Toàn là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường.
Ngày 11/10/1975, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ra Quyết định số 872/QĐ về
việc cải tạo xây dựng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 và Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2 để mỗi trường đều hồn chỉnh, có các khoa đào tạo giáo
viên cấp 3 khoa học xã hội, các khoa đào tạo giáo viên cấp 3 khoa học tự
nhiên và chuyển Trường ĐHSP Hà Nội 2 lên Xuân Hoà, Sóc Sơn, Hà Nội. Từ
đó, Trường bước vào giai đoạn mới, xây dựng và phát triển toàn diện [13].
1.1.2. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 xây dựng và phát triển ở vùng
đất Xuân Hòa
Theo Quyết định số 110/QĐ-TTg ngày 26-6-1976 của Thủ tướng Chính
phủ Thị trấn Xn Hịa được thành lập thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Diện tích 4,24 km2 chia thành 13 tổ dân phố. Sau khi khảo tra, xem xét ngày
22-11-1969, Phó Thủ tướng Đỗ Mười đã kí Quyết định 128/TTg về việc xây
dựng thị xã Phúc Yên đồng thời kiến thiết đô thị Xn Hịa; làm địa điểm mở
rộng Thủ đơ, trở thành một thành phố công nghiệp, một trung tâm đào tạo cán
bộ, cơng nhân.
Ngày 13/6/1975, Phó Thủ tướng Đỗ Mười phê chuẩn và chỉ thị cho Bộ
xây dựng tiến hành thiết kế khu trường vĩnh cửu cho Trường Đại học Sư phạm



Hà Nội 2 tại Xn Hịa.
Để xây dựng hồn chỉnh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 yêu cầu Nhà
trường phải tiếp tục xây dựng khẩn trương cơ sở vật chất thiết bi; tổ chức hoàn
chỉnh các khoa; nâng cao số lượng và chất lượng của cán bộ, giảng viên.
Để giải quyết các yêu cầu trên, năm 1975 Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã ký
quyết định số 949/QĐ Nhà trường thành lập đội ngũ cán bộ Xuân Hòa gồm 15
người và gần 30 cán bộ giảng dạy vừa mới tốt nghiệp Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 1. Các thầy cô giáo này hầu hết đều rất trẻ, đầy nhiệt huyết,
khắc phục mọi khó khăn để xây dựng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
trong những ngày đầu gian khó tại Xn Hịa. Từ đó cơ cấu tổ chức các khoa,
bộ mơn, phịng, ban và các đơn vị trực thuộc khác của Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội
2 đã từng bước được xây dựng, củng cố.
Bốn khoa được thành lập sớm nhất của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2 khi bắt đầu đào tạo tại Xuân Hòa là: Ngữ văn, Tốn, Vật lí, Địa lí. Năm
1977, Khoa Sinh - Kĩ thuật Nông nghiệp được thành lập và tuyển sinh khóa
đầu tiên từ năm học 1977-1978. Năm 1978, Khoa Hóa học của Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 được Bộ Giáo dục quyết định thành lập nhưng khơng
tuyển sinh được. Năm 1981, Khoa Hóa học đã cải tổ thành Tổ Hóa học và sáp
nhập vào Khoa Sinh - Kĩ thuật Nơng nghiệp . Năm 1979, Trường có thêm
Khoa Tại chức . Năm
1983, tiếp tục được Bộ Giáo dục cho thành lập thêm Khoa Qn sự. Ngồi ra
cịn có các tổ bộ mơn trực thuộc gồm: Mác - Lênin, Tâm lý - Giáo dục, Ngoại
ngữ, Thể dục Thể thao [10; tr. 16].
Cùng với các khoa, bộ môn trực thuộc, thời gian đầu xây dựng tại Xuân
Hòa, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có 3 phịng chức năng là: Tổ chức
Cán bộ, Giáo vụ, Quản trị - Đời sống. Sau đó, nhân sự tiếp tục được bổ sung,
Nhà trường đã có thêm các phịng như: Tun huấn, Tại chức, Tài vụ, Tổng



hợp - Hành chính, Quản lý nhà ăn, Y tế. Đến năm 1985, Trường có 9 phịng,
ban chức năng và hai


đơn vị trực thuộc là: Thư viện và Xưởng in [10; tr. 16 - 17].
Trong những năm đầu đào tạo tại Xuân Hòa Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 gặp rất nhiều khó khăn như thiếu cán bộ giảng viên, cơ sở vật chất thiếu
thôn, điều kiện sinh hoạt gian khổ. Nhưng Nhà trường đã được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy, cơ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 về công tác
giảng dạy,
hướng dẫn sinh viên.
Trong 5 năm đầu tiên từ năm 1975 đến năm 1980, Nhà trường đạt được
kết quả đáng kể như: số lượng giảng viên tăng nhanh có tổng 325 giảng viên,
tổng số cán bộ Nhà trường là 695 người [10; tr. 18 - 19].
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ và giảng viên của Trường cịn rất trẻ, kinh
nghiệm nghiệp vụ, trình độ chun mơn, nghiêm cứu khoa học cịn hạn chế.
Để giải quyết các hạn chế đang tồn tại trong thời gian đó Đảng bộ Nhà chia
cơng tác bồi dưỡng cán bộ được tiến hành bằng 3 phương thức là: Đào tạo
nước ngoài, đào tạo trong nước và đào tạo tạo chỗ. Như đối với đào tạo nước
ngoài cử các cán bộ đi nghiên cứu và thực tập; đối với đào tạo trong nước Nhà
trường cử các cán bộ đi làm nghiên cứu sinh trong nước, thường xuyên cử cán
bộ xuống học tập tại Viện tốn và viên khoa học Việt Nam.
Ngồi ra để tăng chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ giảng viên Nhà
trường đã liên tục mở các lớp lý luận dạy học và các lớp chuyên đề, mời
những cán bộ chun sâu về giảng dạy.
Có thể thấy cơng tác công tác bồi dưỡng cán bộ được Nhà trường rất
quan tâm, trong thời gia qua của đạt được kết quả đáng kể về số lượng và chất
lượng, đần ngày càng đáp ứng yêu cầu của đào tạo.
Để Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tồn tại và phát triển tại Xn Hịa
thì vấn đề xây dựng cơ sở vật chất là rất cấp thiết. Đặt ra yêu cầu với Đảng và

Nhà nước cần khẩn trương thực hiện các dự án xây dựng và đầu tư trang thiết
bị cần thiết.


Theo Quyết định số 14/TTg, ngày 17 tháng 01 năm 1975 của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Giáo dục đã được sử dụng tạm thời một số nhà ở thị trấn Xuân
Hòa để xây dựng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Cụ thể đó là các nhà cao
tầng số
5, 6, 7, 10, 12 và 14 theo thiết kế của thị trấn Xn Hịa có từ những năm 60
của thế kỉ XX. Chính phủ yêu cầu Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Xây
dựng dự trù vốn, vật liệu, lực lượng thi cơng để tiếp tục hồn chỉnh các nhà
cao tầng. Trong đó, Bộ Xây dựng cần hồn thành và giao cho Bộ Giáo dục các
nhà số 10, số 12 vào quý I-1975, các nhà số 5, số 6, số 7 vào quý II - quý III1975 và nhà số 14 vào giữa năm 1976. Ngoài ra, Bộ Xây dựng được giao
nhiệm vụ xây dựng 13.700 m2 nhà gạch ngói, một tầng để làm lớp học, phịng
thí nghiệm, xưởng thực tập, nhà ăn… cho cán bộ và sinh viên của Trường Đại
học Sư phạm 2 theo nhiệm vụ thiết kế của Bộ Giáo dục [10; tr. 22 - 23].
Các cơ sở vật chất phục vụ cho cán bộ, giảng viên và sinh viên cũng ngày
càng được đáp ứng, giải quyết các vấn đề nhà ở, phương tiện sinh hoạt; đời
sống và tinh thần cán bộ, giảng viên Nhà trường được nâng cao gtajo điều
kiện cho các thầy cô tập trung sức lực, sức mạnh, trí tuệ cho sự nghiệp xây
dựng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Giai đoạn từ năm 1975 đến năm1985, được sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ
giáo dục và sự cố cắng của Đảng bộ Nhà trường, hệ thống cơ sở vật chất đã
đạt
được nhiều kết quả lớn như: khuân viên Nhà trường đã có tổng 8 nhà ở, phịng
học được mở rộng. Đặc biệt là xây dựng phịng thí nghiệm thời gian đầu gặp
nhiều khó khăn nhưng Nhà trưởng rất cố cắng đầu tư để tạo điều kiện tốt nhất
cho các giảng viên, sinh viên học tập và giảng dạy.
Ngồi ra, Trường cịn trú trọng xây dựng xưởng in, thư viện. Kết quả là
đến năm 1979, Nhà trường có: “2 máy in 4 trang, 4 máy in Roneo, 1 máy xén,

2 máy đóng ghim, 2 bàn dao xén, 7 máy chữ”. Thư viên có tổng diện tích sử
dụng là 666 m2 năm 1984 [10; tr. 28].


Đây là những kết quả bước đầu đạt được trong quá trình Đại học Sư phạm
Hà nội 2 xây dựng và phát triển tại vùng đất Xn Hịa.
Đối với cơng tác đào tạo, Nhà trường thực hiện chương trình đào tạo hệ
tập trung chính quy, thời gian đào tạo là 4 năm, theo niên chế. Trong quá trình
đào tạo, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường luôn quán triệt thực hiện nghiêm
túc sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục về mục tiêu đào tạo, quy chế chuyên môn, đổi
mới phương pháp đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn phổ thơng, đáp ứng u
cầu của xã hội. Bên cạnh đó, Nhà trường luôn luôn chú trọng công tác hướng
nghiệp, rèn nghề, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các
khóa.
Từ năm học 1979 đến năm 1980, số lượng sinh viên Trường khơng ổn
định ln có sự thay đổi. Nhưng đến năm 1985, Trường đã đào tạo tổng
khoảng
3.920 sinh viên [10; tr. 34].
Nhà trường đã đóng góp đội ngũ giáo viên cấp 2, cấp 3 và nguồn nhân
lực quan trọng cho ngành giáo dục.
Có thể thấy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đang ngày càng trưởng
thành và phát triển qua mỗi năm; Trường dần khắc phục được những khó
khăn, thiếu thốn trong thời gian đầu. Đặc biệt trong quá trình xây dựng và
phát triển tại Xuân Hồ đạt được nhiều thành cơng lớn; khẳng định đường lối,
chủ trương của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Kết quả trên đạt được là do sự
cố gắng của đội ngũ cán bộ giảng viên, sinh viên Nhà trường, sự lãnh đạo của
Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, sự chỉ đạo và quan tâm của
Đảng, Nhà
nước. Tuy còn tồn tại nhiều hạn chế nhưng với sự lãnh đạo của Đảng bộ Nhà
trường luôn vận dụng các chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng để

đưa ra các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp sát với tình hình
thực tế, phù hợp với điều kiện của Nhà trường; thực hiện mục tiêu đưa Trường


Đại học Sư phạm hà Nội 2 ngày càng vững mạnh, khẳng định vị thế của mình
là một trong các trường đào tạo sư phạm trọng điểm của cả nước.


1.2. Những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo đổi mới Gáo dục - Đào
tạo của Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
1.2.1. Thuận lợi
* Sự lãnh đạo của Đảng bộ
- Do sự lãnh đạo của Đảng ln đúng đắn, sát với tình hình thực tế, phù
hợp với yêu cầu của xã hội và quốc tế.
- Các chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng bộ Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 luôn hiệu quả trong các nghị quyết để đưa ra phương hướng,
nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp cho giáo dục và đào tạo.
- Sự quan tâm lãnh đạo, quản lý của Nhà nước đến hoạt động đào tạo của
Nhà trường, đặc biệt là sự đầu tư về cở sở vật chất, trang thiết bị.
* Điều kiện tự nhiên
Thị trấn Xuân Hòa là vùng đất có diện tích rộng, địa hình đồi dốc theo
vành đai trung du Bắc Bộ, địa tầng vững chắc, có dãy núi Thằn Lằn chạy dài
làm điểm tựa che chở ở phía Đơng, có sơng Cà Lồ làm ranh giới giữa Xn
Hịa với huyện Sóc Sơn của Thành phố Hà Nội. Xn Hịa có khu du lịch hồ
Đại Lải, gần đường cao tốc Hà Nội - Lao Cao, gần sân bay Nội Bài, có địa bàn
thuận lợi, giao thông thuận tiện, nhiều tiềm năng sẽ trở thành một đô thị hiện
đại.
Điều kiện tự nhiên tốt là một nơi lý tưởng để sống và học tập, rèn luyện.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nằm ở khu vực Trung Bắc, bao gồm
nhiều tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái… Đây

là điều kiện thuận lợi để liên kết các cơ sở đào tạo ở các địa phương.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế vùng Xuân Hòa tương đối ổn định, phát triển, có nhiều nhà sách
bách hóa, y tế, đường phố mở rộng, đặc biệt Xuân Hòa còn là trung tâm ăn
uống, vui chơi… Hiện nay, Xn Hịa đang phát triển đơ thị gắn với xây dựng
đời sống văn hóa và nếp sống văn minh đô thị.


Với đa dạng các thành phần dân cư bao gồm cơng nhân, nơng dân, trí
thức, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang và rất đơng các bộ hưu trí. Con
người Xuân Hòa hòa đồng, nhất là tạo điều kiện giúp đỡ cho sinh viên như:
Nhà trọ, ăn uống, sinh hoạt…
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, chú trọng quan tâm đầu tư cơ sở vật
chất cho hệ thống các nhà trường nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo
dục.
Xn Hịa đang tiếp tục đẩy mạnh “Phong trào tồn dân đồn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội,
giải quyết việc làm và các chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói, giảm
nghèo, quyết tâm xây dựng phường Xn Hịa trở thành đơ thị văn minh
theo hướng hiện
đại.
* Đặc điểm sinh viên
Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đến từ nhiều tỉnh, thành
phố trên cả nước nhưng đều có cùng chung một chí hướng và yêu quý nghề
dạy học. Số lượng và chất lượng sinh viên Nhà trường ngày càng phát triển
với khoảng gần 6 000 nghìn người, được Nhà trường và Bộ Giáo dục kiểm tra
khảo sát, đánh giá năng lực và tuyển chọn qua các kỳ thi. Đo đó, sinh viên
Trường Đại học sư Phạm Hà Nội 2 có rất nhiều ưu điểm, đó là:
- Đầu tiên các bạn sinh viên Sư phạm Hà Nội 2 là những bạn trẻ rất năng
động, thơng minh, sáng tạo như tích cực tìm hiểu những thông tin mới, tỏ ra

nhanh nhạy với sự phát triển của công nghệ. Đạt được nhiều giải thưởng lớn
trong các chương trình, cuộc thi của sinh viên như: Cuộc thi Nghiệp vụ Sư
phạm, Hội thảo khoa học, Đại hội Thể dục, Thể thao tồn quốc…
- Là người ln chủ động và chăm chỉ, cần cù trong học tập và công việc.
Để giúp việc học tập hiệu quả nhất các bạn luôn đề ra kết hoạch học tập phù
hợp bên cạnh đó nhiều bạn cịn tự tìm tịi những phương pháp học mới cho


mình. Đây là đặc điểm giúp sinh viên tích cực tìm kiếm cơ hội để khẳng định
mình; thay vì chỉ xoay quanh việc lên giảng đường, vui chơi và về nhà, nhiều
bạn tự rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm cho mình và kiếm thêm thu nhập bằng
cách như đi dạy gia sư.
- Bên cạnh những hoạt động Đoàn, hội sinh viên, Câu lạc bộ có sẵn tại
các khoa và trường nhiều bạn trẻ còn tham gia các tổ chức xã hội, vì cộng
đồng hay tự mình tổ chức các chuyến đi tình nguyện, từ thiện giúp đỡ trẻ em
khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
* Đội ngũ cán bộ, giảng viên.
Trong các năm qua đội ngũ cán bộ, giáo viên của Nhà trường đã cơ bản
đủ về số lượng, có trình độ chun mơn cao và ngày càng chuẩn hóa. Về đội
ngũ cán bộ quản lý cũng trưởng thành rõ rệt về năng lực chun mơn, khả
năng
điều hành, có trách nhiệm cao trong mọi công việc được giao. Đặc biệt, đội
ngũ giảng viên, chuyên viên, nghiên cứu viên có năng lực chuyên môn ngày
càng vững vàng, luôn biết tiếp cận với các tri thức mới, mơ hình giáo dục hiện
đại.
Cán bộ, giảng viên trẻ trong trường tương đối cao, với năng lượng của
tuổi trẻ nên các cán bộ, giảng viên rất nhiệt tình học hỏi, tiếp cần nhanh khoa
học kỹ thuật hiện đại, nhiệt huyết, năng động gần gũi với sinh viên.
Có phẩm chất đạo đức tốt; thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm của cá
nhân và các quy định của Nhà trường.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên có học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ, tăng lên hàng năm.
Đặc biệt trường thường xun cử các giảng viên có trình độ ngoại ngữ cao đi
du học và tham gia nghiên cứu ở nước ngồi.
1.2.2. Khó khăn
* Kinh tế - xã hội
Mặc dù Xuân Hòa đang dần được xây dựng để trở thành một khu đơ thị
nhưng tiến độ cịn chậm; mức sống người dân chưa được cao cịn gặp khó


khăn.
Trường nằm trên bàn tương đối phức tạp, có nhiều thành phần đối tượng,
an ninh chưa được tuyệt đối ổn định.
Xuân Hòa nằm khá cách xa trung tâm thành phố Hà Nội và là khu vực có
ít các trường đại học, cao đẳng xung quanh nên việc sinh viên giao lưu, học
hỏi với các bạn sinh viên ngoài trường rất hạn chế.
* Đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên Nhà trường
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tình hình trong nước và thế
giới có nhiều thay đổi, quy mô đào tạo ngày càng mở rộng; để đáp ứng các
yêu cầu trên Nhà trường cần phải xây dựng nhanh một đội ngũ cán bộ mạnh
về chất
lượng và số lượng. Tuy nhiên Nhà trường vẫn cịn gặp nhiều khó khăn như:
các giảng viên phải thực hiện khối lượng giờ lao động giảng dạy lớn; trong
công tác nghiên cứu khoa học thời gian đầu tư nghiên cứu còn hạn chế, đề tài
cịn ít; đội ngũ cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm dày dặn…
Nhà trường có số lượng sinh viên đơng nên trong cơng tác quản lý rất
khó khăn. Các sinh viên đến từ nhiều vùng, tỉnh, thành phố, lớn lên trong mơi
trường văn hóa, xã hội khác nhau nên hình thành thói quen, cách suy nghĩ,
các năng lực nhận thức, hứng thứ cũng khác nhau. Điều này tạo nên sự đa
dạng và phong phú về học tập; một số sinh viên học tích cực, chủ động, một
số khác tỏ ra thụ động, thích im lặng ngồi nghe hơn là tranh cãi. Các sinh

viên đó chủ yếu gặp những hạn chế sau: Chưa tìm ra phương pháp phù hợp
với bản thân, phong cách thụ động, ngại thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng của
riêng mình, lười tìm tài liệu giáo trình, khơng có năng lực tự học. Nhiều sinh
viên của Trường đến từ những khu vực nông thôn, miền núi, điều kiện kinh
tế khó khăn.
* Cơ sở vật chất
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất đầu tư, ủng hộ cơ sở vật
chất cho Nhà trường, có nhiều trang thiết bị tiên tiến, phòng học và phòng


nghiên cứu hiện đại nhưng vẫn còn khiêm tốn.
Khai thác nguồn vốn hợp pháp của ngân sách Nhà nước và ngoài ngân
sách Nhà nước cấp để đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí cho cơng tác xây
dựng cơ bản, tu bổ sửa chữa các cơng trình phục vụ đào tạo trong khuôn khổ
cho phép.


Chương 2
QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2016
2.1. Chủ trương đối mới giáo dục - đào tạo của Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2
2.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của
Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã
đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Đã được thực hiện và đạt được kết quả lớn như:
Đổi mới giáo dục đạt một số kết quả bước đầu. Chi ngân sách nhà nước

cho giáo dục, đào tạo đạt trên 20% tổng chi ngân sách; việc huy động các
nguồn lực xã hội cho giáo dục, đào tạo, phát triển giáo dục, đào tạo vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc tiểu số được quan tâm. Quy
mô giáo dục tiếp tục được phát triển. Đến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố
đạt chuẩn phổ cấp giáo dục trung học cơ sở. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng,
năm 2010 đạt 40% tổng số lao động đang làm việc. Hoạt động nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội [5; tr.153 - 154].
Để đạt được những thành tựu nói trên, trước hết bắt nguồn từ truyền
thống hiếu học của dân tộc; sự lãnh đạo, quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân, của mỗi gia đình và tồn xã
hội; sự tận tụy với nghề của đội ngũ cán bộ, giáo viên và đội ngũ quản lý giáo
dục; sự ổn định về chính trị, những thành tựu của khoa học công nghệ cùng
với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


×