BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THANH SƠN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẤT CÂN
XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THANH SƠN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẤT CÂN
XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HOÀNG VINH
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
TÓM TẮT
Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” hướng đến mục tiêu giảm thiểu bất cân xứng thông tin trên
thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc cung cấp thông tin đo lường mức
độ bất cân xứng thông tin cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất cân xứng
thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đề tài lượng hóa mức độ bất cân xứng thông tin thông qua mô hình của
Glosten và Harris (1988) và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất cân
xứng thông tin thông qua mô hình của Van Ness và các cộng sự (2001). Việc đo
lường bất cân xứng thông tin theo hướng tiếp cận là đo lường thành phần lựa chọn
ngược (ASC) thông qua chênh lệch giá mua bán (Bid-ask spread).
Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy bất cân xứng thông tin còn tồn tại trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo dữ liệu đo lường năm 2017, trên sàn HNX
mức độ bất cân xứng thông tin là 86,36% , trong khi đó trên sàn HOSE mức độ bất
cân xứng thông tin là 96,02%.
Như vậy, có thể nhận thấy tại thị trường chứng khoán Việt Nam, mức độ bất
cân xứng thông tin tại sàn HOSE là cao hơn. Các yếu tố cần xem xét trước tiên khi
tìm hiểu về bất cân xứng thông tin là sai số của tỷ suất sinh lợi, tỷ số giá thị trường
trên giá sổ sách và giá giao dịch trung bình của cổ phiếu do ảnh hưởng của những
yếu tố này chiếm tỷ trọng lớn trong việc ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin trên
thị trường chứng khoán Việt Nam theo kết quả mà đề tài nghiên cứu.
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của
mình, cụ thể:
Tôi tên là: Đặng Thanh Sơn
Sinh ngày: 01/04/1991 tại: Bình Dương
Hiện công tác tại: Agribank thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Tôi là học viên cao học khóa 18 của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM.
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Cam đoan đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin trên
thị trường chứng khoán Việt Nam”
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hoàng Vinh
Được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TPHCM.
Tác giả xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị
thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu
riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung
đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các
trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP.HCM, ngày 29 tháng 10 năm 2018
Tác giả
Đặng Thanh Sơn
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Lê Hoàng Vinh, người đã tận tình
hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn, người đã cho tôi nhiều góp ý
quan trọng trong thời gian thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến bất cân xứng
thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô của Trường Đại học
Ngân hàng TP.HCM, khoa Sau đại học, bạn bè lớp cao học, các anh chị em đồng
nghiệp đã tận tình giúp đỡ cũng như góp ý hoàn thiện về những thiếu sót trong luận
văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của
Thầy/Cô và các anh chị học viên.
TP.HCM, ngày 29 tháng 10 năm 2018
Tác giả
Đặng Thanh Sơn
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................v
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..........1
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .....................................................5
1.2.1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................5
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................5
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................6
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................6
1.4. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU ..................................................................7
1.5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..............................................................8
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ...........10
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN................................................................................10
2.1.1. Nghiên cứu lý thuyết nền tảng về bất cân xứng thông tin........................10
2.1.2. Các khái niệm về bất cân xứng thông tin .................................................12
2.1.3. Hệ quả của bất cân xứng thông tin ...........................................................12
2.1.4. Ảnh hƣởng của bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán ......14
2.1.5. Định hƣớng chung nhằm hạn chế bất cân xứng thông tin........................14
2.1.6. Cơ sở lý thuyết các yếu tố ảnh hƣởng đến bất cân xứng thông tin trên thị
trƣờng chứng khoán............................................................................................16
2.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU .............................................................20
2.2.1. Lƣợc khảo các nghiên cứu .......................................................................20
i
2.2.2. Thảo luận các nghiên cứu .........................................................................25
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................27
3.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................27
3.2. MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................28
3.2.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................28
3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................29
3.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................30
3.4. LỰA CHỌN MÔ HÌNH .................................................................................32
3.4.1. Mô hình xác định mức độ bất cân xứng thông tin ...................................32
3.4.2. Mô hình xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ bất cân xứng thông
tin ........................................................................................................................32
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................38
4.1. MỨC ĐỘ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM ............................................................................................38
4.1.1. Kết quả hồi quy mô hình ..........................................................................38
4.1.2. Kiểm định khuyết tật của mô hình ...........................................................40
4.1.3. Kết quả hồi quy khắc phục khuyết tật của mô hình .................................40
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...................................................42
4.2.1. Thống kê mô tả .........................................................................................42
4.2.2. Phân tích tƣơng quan ................................................................................51
4.2.3. Phân tích hồi quy ......................................................................................53
4.3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................58
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..............................................61
5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................61
ii
5.2. GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ ...............................................................................62
5.2.1. Đối với nhà quản lý thị trƣờng .................................................................62
5.2.2. Đối với nhà đầu tƣ và các chủ thể khác ...................................................63
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI .........64
5.3.1. Hạn chế của đề tài ....................................................................................64
5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo .....................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................67
PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................71
PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................76
PHỤ LỤC 3 ...............................................................................................................81
PHỤ LỤC 4 ...............................................................................................................82
PHỤ LỤC 5 ...............................................................................................................84
PHỤ LỤC 6 ...............................................................................................................95
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
AI
Diễn giải
bất cân xứng thông tin
ASC
thành phần lựa chọn ngƣợc
FEM
mô hình tác động cố định
HNX
sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE
sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
M&M
lý thuyết nghiên cứu về chính sách cổ tức của M.H Miller
và Mocligliani
NYSE
sở giao dịch chứng khoán New York
REM
mô hình tác động ngẫu nhiên
TTCK
thị trƣờng chứng khoán
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Tóm tắt biến trong mô hình nghiên cứu ....................................................36
Bảng 4.1 Thành phần lựa chọn ngƣợc ......................................................................38
Bảng 4.2 Thành phần lựa chọn ngƣợc (điều chỉnh) ..................................................40
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy mô hình 1 trên HNX .......................................................41
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình 1 trên HOSE ......................................................41
Bảng 4.5 Thống kê mô tả các biến trên HOSE .........................................................42
Bảng 4.6 Thống kê mô tả các biến trên HNX ...........................................................47
Bảng 4.7 So sánh các biến trên HOSE và HNX .......................................................50
Bảng 4.8 Ma trận tƣơng quan giữa biến phụ thuộc TC và các biến độc lập trên sàn
HOSE ........................................................................................................................51
Bảng 4.9 Ma trận tƣơng quan giữa biến phụ thuộc TC và các biến độc lập trên sàn
HNX ..........................................................................................................................52
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy mô hình 2 trên sàn HOSE và HNX ...............................54
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến với 10 biến độc lập trên HOSE .........55
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến với 9 biến độc lập trên HOSE ...........56
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến với 8 biến độc lập trên HOSE ...........56
Bảng 4.14 Kết quả hồi quy mô hình trên HOSE sau khi xử lý phƣơng sai sai số thay
đổi ..............................................................................................................................57
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến với 2 biến độc lập trên HOSE ...........57
Bảng 4.16 Kết quả mô hình sau khi xử lý phƣơng sai sai số thay đổi ......................57
Bảng 4.17 Kết quả hồi quy mô hình trên HNX sau khi xử lý các khuyết tật ...........58
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1 Khung tiếp cận nghiên cứu ..........................................................................6
Hình 3-1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................30
vi
1
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng chứng khoán nói riêng là kênh lƣu
chuyển vốn trong nền kinh tế; mức độ hiệu quả của thị trƣờng càng cao, dòng vốn
luân chuyển càng nhanh, dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn tăng góp phần làm tăng
năng suất lao động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trên thực tế, thị trƣờng tài chính
không hoàn hảo, một trong các thƣớc đo mức độ hiệu quả của thị trƣờng là chất
lƣợng thông tin đƣợc phản ánh trong giá của các tài sản tài chính.
Theo lý thuyết kinh tế học vi mô, bất cân xứng thông tin (Asymmetric
information) là trƣờng hợp trong đó ngƣời mua và ngƣời bán sở hữu các mức độ
khác nhau về mặt thông tin (Robert Pindyck và Daniel Rubinfeld, 2009). Việc bất
bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin dẫn đến hai hệ quả chính trên thị trƣờng là
lựa chọn ngƣợc (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard).
Nghiên cứu về bất cân xứng thông tin đƣợc đề cập lần đầu tiên vào năm 1970
bởi George Akerlof; trong bài báo viết năm 1970 có tựa đề “The Market Lemons”,
ông đặt ra câu hỏi điều gì sẽ xảy ra với thị trƣờng xe cũ nếu ngƣời mua không thể
phân biệt đƣợc đâu là chiếc xe còn tốt. Giả sử ngƣời mua sẵn sàng trả 1.000 USD
cho một chiếc xe tốt (quả đào) và 500 USD cho một chiếc xe hay gặp trục trặc (quả
chanh). Những lập luận đƣa ra trong điều kiện tồn tại bất cân xứng thông tin dẫn
đến việc những chiếc xe vẫn đƣợc bán nhƣng điều bất ngờ là chẳng có chiếc xe tốt
(quả đào) nào đƣợc bán ra1.
Lập luận tƣơng tự trên thị trƣờng chứng khoán (TTCK), tình trạng bất cân
xứng thông tin dẫn đến việc ngƣời mua và ngƣời bán nắm thông tin ở mức độ khác
nhau đối với cùng một tài sản tài chính (một mã chứng khoán) sẽ đƣa ra những
quyết định mua bán khác nhau ảnh hƣởng lên giá của chúng dẫn đến tình trạng một
1
Akerlof, G. (1970). The market for lemons: Quality uncertainty and the market mechanism
2
công ty tốt có thể bị định giá thấp trên thị trƣờng và ngƣợc lại. Điều này dẫn đến hệ
quả là những nhà đầu tƣ có mức độ tiếp cận thông tin kém hơn sẽ bị thiệt hại.
Trên thị trƣờng chứng khoán, hiện tƣợng bất cân xứng thông tin thƣờng tồn
tại. Một số biểu hiện thể hiện sự hiện diện của bất cân xứng thông tin có thể xem
xét:
- Việc thiếu thông tin làm cho nhà đầu tƣ không hiểu biết đầy đủ tình hình sản
xuất kinh doanh, tình hình tài chính doanh nghiệp từ đó đƣa ra những quyết định sai
lầm trong đầu tƣ.
- Việc thiếu minh bạch thông tin của các công ty trên thị trƣờng chứng khoán
dẫn đến những quyết định sai lầm của nhà đầu tƣ làm ảnh hƣởng đến niềm tin vào
thị trƣờng.
- Bất cân xứng thông tin dẫn đến hiệu ứng đám đông trên thị trƣờng chứng
khoán khi các nhà đầu tƣ hành động theo số đông, mua vào khi nhiều ngƣời mua
vào và bán ra khi nhiều ngƣời bán ra (vì khi thiếu thông tin, một cá nhân sẽ có xu
hƣớng tin theo đám đông vì nghĩ rằng nhiều ngƣời sẽ đúng), điều này tạo ra cung
cầu ảo trên thị trƣờng, ảnh hƣởng lên giá chứng khoán, gây ra thiệt hại bất thƣờng
cho nhà đầu tƣ.
- Giao dịch nội gián khi một bộ phận nhỏ nắm bắt đƣợc trƣớc thông tin tiến
hành thực hiện các giao dịch có lợi cho mình, từ đó làm ảnh hƣởng đến quyền lợi,
sự công bằng của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng.
- Công bố thông tin sai, vi phạm công bố thông tin diễn ra tƣơng đối thƣờng
xuyên trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên để đánh giá mức độ bất cân xứng thông tin cũng nhƣ xác định các
yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ bất cân xứng thông tin một cách cụ thể, cần lƣợng
hóa các dữ liệu thu thập đƣợc. Một trong các mô hình đánh giá mức độ bất cân
xứng thông tin thƣờng đƣợc sử dụng là mô hình của Glosten và Harris (1988) 2 và
2
Glosten, L. R., and Harris, L. E. (1988). Estimating the components of the Bid-Ask Spread.Journal of
Finamcial Economics, 21 (1), 123-142.
3
mô hình thƣờng dùng để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ bất cân xứng
thông tin là mô hình của Van Ness và các cộng sự (2001)3.
Thực trạng bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện
nay gây ảnh hƣởng không nhỏ đến các nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng. Cụ thể:
- Việc vi phạm công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết còn nhiều,
đặc biệt là các vi phạm về chậm công bố báo cáo tài chính, báo cáo quản trị công ty.
Thông tin công bố trƣớc kiểm toán và sau kiểm toán có sự sai lệch dẫn đến quyết
định sai lầm, gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ.
- Các thông tin đƣợc công bố trên các diễn đàn chứng khoán lớn (có thể đề cập
đến nhƣ vietstock, f319, cafeF,…) đa dạng nhƣng chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ về
tính chính xác cũng nhƣ chất lƣợng thông tin công bố. Các nhà đầu tƣ tại Việt Nam
thƣờng chịu nhiều rủi ro thông tin trong việc tham gia các diễn đàn, điều này xuất
phát từ thực trạng nguồn thông tin chính thống không đáp ứng kịp thời và đầy đủ
cho việc ra quyết định của các nhà đầu tƣ, dẫn đến tình trạng đầu tƣ theo đám đông,
theo thông tin nội gián.
- Hoạt động của các nhóm lợi ích (đội lái) trên thị trƣờng vẫn còn tồn tại, đặc
biệt là ở giai đoạn 2009-2010, tác động làm giá cổ phiếu trên thị trƣờng tăng giảm
bất thƣờng, do cung cầu ảo quyết định. Nhà nƣớc đã có những chính sách kiểm
soát, phát hiện và xử lý các trƣờng hợp này, tuy nhiên thực tế thì những nhóm lợi
ích vẫn còn tồn tại, những nhóm này hoạt động dựa trên việc tạo cung cầu ảo của cổ
phiếu, công bố những thông tin nội gián, thổi phồng kết quả kinh doanh cũng nhƣ
che giấu những sai phạm, những thông tin bất lợi của những công ty niêm yết. Nhà
đầu tƣ cá nhân, nhỏ lẻ thƣờng bị kéo theo những thông tin chƣa xác thực trên để ra
những quyết định sai lầm, dẫn đến thiệt hại về tài chính.
- Trong năm 2014, nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng chứng khoán đƣợc chứng
kiến nhiều đợt tăng giá ngoạn mục của các cổ phiếu mới niêm yết. Nguyên nhân
của hiện tƣợng này đƣợc lý giải phần nhiều do thông tin của các công ty chuẩn bị
3
Van Ness và các cộng sự (2001), How well do adverse Selection Components Measure Adverse
Selection?”, Financial Management
4
niêm yết bị rò rỉ trƣớc khi chào sàn, dẫn tới việc mua gom cổ phiếu ngay từ ngày
đầu tiên niêm yết hoặc cố tình đẩy giá cổ phiếu lên quá cao. Trong số 15 doanh
nghiệp mới niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) trong năm 2014,
có 3 doanh nghiệp có mức giảm điểm liên tiếp ngay sau ngày đầu tiên giao dịch với
các mức giảm từ 12,6% đến 15,5%. 12 doanh nghiệp còn lại đều có mức tăng rất
tốt, thậm chí là tăng đột biến nhƣ mã NDF của Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm
nông sản xuất khẩu Nam Định, trong 10 phiên tăng liên tiếp, giá của mã cổ phiếu
này đã tăng tới hơn 170% so với mức giá “chào sàn”, hay mã TVC của Công ty cổ
phần Quản lý và Đầu tƣ Trí Việt sau 7 phiên tăng liên tiếp, giá đã tăng 125% 4.
Nguyên nhân tăng mạnh của các mã cổ phiếu mới này là do nhà đầu tƣ đƣợc tiếp
cận những thông tin theo hƣớng tích cực nhƣ: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
đƣợc làm có vẻ tốt, kế hoạch hoạt động trong thời gian tới khả quan... Tuy nhiên, kỳ
vọng vào mức tăng trƣởng của các doanh nghiệp này trong tƣơng lai có thể dẫn tới
việc nhà đầu tƣ đang mạo hiểm khi theo đuổi các mức giá cao. Phần lớn các cổ
phiếu mới niêm yết chỉ có mức tăng ấn tƣợng trong một vài tháng đầu kể từ ngày
niêm yết. Sau đó, có những cổ phiếu bƣớc vào giai đoạn điều chỉnh và nhà đầu tƣ
hạn chế về thông tin sẽ là những ngƣời chịu rủi ro trong tình huống này.
- Bên cạnh các rủi ro do bất cân xứng thông tin gây ra cho nhà đầu tƣ nhƣ đã
nêu trên, không thể không nhắc đến rủi ro do các tin đồn thất thiệt trên thị trƣờng.
Đó có thể là tin đồn không có căn cứ, cũng có thể là tin chính thống nhƣng bị thổi
phồng lên do ảnh hƣởng của cách truyền đạt thông tin. Những tin đồn đó làm cho
nhà đầu tƣ bị hoảng loạn và không phân biệt đƣợc tính chính xác cũng nhƣ mức độ
ảnh hƣởng của thông tin. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến nhiều
lần giảm điểm mạnh do các tin đồn thất thiệt. Năm 2012, thông tin ông Nguyễn Đức
Kiên - cựu thành viên HĐQT của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB) bị
bắt đã lấy đi của thị trƣờng 3,1 tỷ USD giá trị vốn hóa 5. Mặc dù sự kiện này nếu xét
về mức độ liên quan sẽ chỉ ảnh hƣởng tới một số ngành nhất định nhƣng sự sụt
4
5
Theo Dương Ngân Hà,Lý thuyết bất cân xứng thông tin-thực trạng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo Duy Nam, 3 ngày sau Bầu Kiên bị bắt: Chứng khoán Việt mất 65,300 tỷ đồng
5
giảm của toàn bộ thị trƣờng trong 03 phiên liên tiếp (từ ngày 21, ngày 22 và ngày
23/8/2012) cho thấy mức độ ảnh hƣởng của thông tin tới các đối tƣợng nhà đầu tƣ
trên thị trƣờng. Đầu năm 2013, tin đồn về Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Đầu tƣ
và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị bắt cũng làm thị trƣờng bốc hơi gần 34 nghìn tỷ
đồng. Đến tháng 5/2014, tin đồn về căng thẳng chính trị trên Biển Đông khiến nhà
đầu tƣ bán tháo cổ phiếu và thị trƣờng đã mất hơn 65 nghìn tỷ đồng. Thông tin Anh
rời khỏi liên minh Châu Âu, kết quả bầu cử tổng thống Mỹ và gần đây là nguy cơ
chiến tranh thƣơng mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng ảnh hƣởng tiêu cực thái quá
đến thị trƣờng.
Những phân tích trên cho thấy sự tồn tại của bất cân xứng thông tin có thể ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến hiệu quả đầu tƣ của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng, bất cân
xứng thông tin tạo ra sự bất công bằng đối với các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng
khoán, làm mất niềm tin và từ đó hủy hoại thị trƣờng, vì vậy lựa chọn nghiên cứu
đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” đảm bảo đƣợc ý nghĩa khoa học và thực tiễn, và học viên chọn đề
tài này làm luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài cung cấp thông tin hữu ích cho thiết lập những
chính sách nhằm giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam, góp phần tạo sự công bằng hơn đối với các nhà đầu tƣ tham gia thị
trƣờng cũng nhƣ góp phần đảm bảo phát triển bền vững thị trƣờng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát nói trên, đề tài xác định các mục tiêu nghiên
cứu cụ thể nhƣ sau:
- Xác định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến bất cân xứng thông tin trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam.
- Lƣợng hóa mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến bất cân xứng thông tin
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
6
- Kiểm định xu hƣớng và mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến bất cân xứng
thông tin trên từng sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam.
- Đƣa ra gợi ý chính sách giúp giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu đƣợc xác định ở trên, đề tài sẽ đƣợc thực hiện dựa vào
các câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau:
- Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam ?
- Mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào ?
- Xu hƣớng và mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến bất cân xứng thông tin
giữa các sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam có khác nhau hay không?
- Những gợi ý chính sách nào là phù hợp để giúp giảm thiểu tình trạng bất cân
xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam?
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam, theo đó khung tiếp cận nghiên cứu về bất cân xứng thông tin thể hiện
qua hình 1.1.
THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
LỰA CHỌN NGƢỢC
RỦI RO ĐẠO ĐỨC
CHÊNH LỆCH GIÁ MUA BÁN (BID-ASK SPREAD)
YẾU TỐ KHÁC (CHI PHÍ ĐẶT LỆNH, CHI PHÍ LƢU TRỮ)
Hình 1-1 Khung tiếp cận nghiên cứu
7
Bất cân xứng thông tin là biến mang tính chất định tính nên việc đo lƣờng sẽ
tiến hành trung gian thông qua biến khác. Bất cân xứng thông tin xảy ra trƣớc khi
thực hiện giao dịch (lựa chọn ngƣợc) và sau khi xảy ra giao dịch (rủi ro đạo đức).
Luận văn đo lƣờng mức độ bất cân xứng thông tin dựa vào thành phần lựa chọn
ngƣợc (trƣớc khi xảy ra giao dịch) tức là dƣới góc độ bất cân xứng thông tin ảnh
hƣởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán. Theo
khung nghiên cứu, luận văn sẽ tiếp cận bất cân xứng thông tin theo hƣớng là một bộ
phận cấu thành nên bid-ask spread (chênh lệch giá mua bán). Việc lựa chọn này dựa
trên cơ sở nghiên cứu của Bagehot (1971) về sự tồn tại của khoảng chênh lệch này
theo hƣớng cho rằng nó là kết quả của yếu tố bất cân xứng thông tin, tác giả cho
rằng các nhà tạo lập thị trƣờng chịu lỗ khi phải giao dịch với các nhà đầu tƣ nắm
đƣợc thông tin tốt và đƣợc bù trừ lại bằng cách có đƣợc lợi nhuận khi giao dịch với
các nhà đầu thông thƣờng. Lý thuyết theo hƣớng này đƣợc nhiều tác giả ủng hộ và
tiếp tục mở rộng nghiên cứu nhƣ Stoll (1978), Amihud và Mendelson (1980),
Copeland và Galai (1983), Glosten và Milgrom (1985), Glosten và Harris (1988),
Hasbrouck (1988),… Các tác giả đã thống nhất với nhau về các yếu tố cấu thành
nên chênh lệch giá mua-bán, gồm có: Chi phí đặt lệnh (chi phí xử lý lệnh); chi phí
lƣu trữ và yếu tố bất cân xứng thông tin.
Phạm vi nghiên cứu theo không gian: Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện với
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
(HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), không bao gồm các doanh
nghiệp thuộc những lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.
Phạm vi nghiên cứu theo thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2017.
1.4. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng đến bất cân xứng
thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, kỳ vọng có những đóng góp nhƣ
sau:
Thứ nhất, đề tài cung cấp bằng chứng thực nghiệm để chứng minh mức độ bất
cân xứng thông tin hiện nay trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Theo đó đề tài
8
cung cấp tỷ lệ % về mức độ bất cân xứng thông tin hiện nay trên hai sàn giao dịch
chứng khoán HOSE và HNX trong năm 2017, các kết quả này có thể đƣợc sử dụng
làm cơ sở đánh giá về chất lƣợng công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam hiện nay. Các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng có thể xem đây là tham số khi
đƣa ra quyết định đầu tƣ, chẳng hạn nhƣ nên đầu tƣ cổ phiếu trên sàn giao dịch
chứng khoán nào.
Thứ hai, đề tài xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến mức độ bất cân
xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Dựa vào kết quả này, ngƣời
sử dụng thông tin có thể biết những nhân tố nào cần quan tâm nhiều hơn khi đánh
giá về mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện
nay cũng nhƣ khi giải quyết những vấn đề liên quan đến bất cân xứng thông tin cần
tập trung vào các nhân tố nào. Các nhà quản lý có thể dựa trên kết quả đề tài để tập
trung giải quyết những yếu tố có ảnh hƣởng trọng yếu tới tình trạng bất cân xứng
thông tin, đƣa ra những khuôn khổ pháp lý phù hợp, từ đó góp phần giảm thiểu bất
cân xứng thông tin, tạo ra sự minh bạch thông tin, công bằng hơn cho các thành
phần tham gia trên thị trƣờng chứng khoán từ đó tạo niềm tin cho thị trƣờng, làm cơ
sở cho sự phát triển ổn định và bền vững của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài đƣa ra những kiến nghị, hàm ý
chính sách để hạn chế tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam.
Thứ tư, kiểm tra các lý thuyết đánh giá mức độ bất cân xứng thông tin, cung
cấp thêm bằng chứng thực nghiệm nhằm khẳng định vững chắc hơn cơ sở lý thuyết
có liên quan, xác định các yếu tố nào là phù hợp ảnh hƣởng đến mức độ bất cân
xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
1.5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Luận văn dựa trên những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về bất cân xứng
thông tin trên thị trƣờng chứng khoán để đánh giá tình hình bất cân xứng thông tin
trên thị trƣờng chứng khoán dựa trên những hậu quả của tình trạng này. Tiếp theo là
lựa chọn mô hình để kiểm định mức độ bất cân xứng thông tin.
9
Dựa trên các công trình nghiên cứu trƣớc đây và thực trạng bất cân xứng thông
tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay, luận văn đƣa ra các yếu tố ảnh
hƣởng đến mức độ bất cân xứng thông tin, từ đó lựa chọn mô hình kiểm định các
yếu tố để xem xét mức ảnh hƣởng của từng yếu tố.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu, luận văn đƣa ra kiến nghị, hàm ý chính
sach để giải quyết những yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ bất cân xứng thông tin, từ
đó sẽ góp phần hạn chế tình trạng bất cân xứng thông tin, tạo công bằng hơn cho
các chủ thể tham gia trên thị trƣờng chứng khoán.
Luận văn sẽ trình bày gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu: chƣơng này sẽ trình bày về tính cấp thiết của đề tài
nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu; đóng
góp của nghiên cứu cũng nhƣ cấu trúc đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu: chƣơng này trình bày
cơ sở lý thuyết về bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán, tổng quan về
các công trình nghiên cứu liên quan của các tác giả trong và ngoài nƣớc, từ đó làm
cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phƣơng pháp nghiên cứu: dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan
nghiên cứu, lựa chọn mô hình xác định mức độ bất cân xứng thông tin và mô hình
xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ bất cân xứng thông tin; trình bày
phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: dựa trên các kết quả chạy mô
hình, chƣơng 4 của luận văn tiến hành (i) Đánh giá mức độ bất cân xứng thông tin
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, (ii) Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến bất
cân xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách: dựa trên kết quả nghiên cứu và thảo
luận, chƣơng này sẽ đúc rút kết luận và từ đó đƣa ra các gợi ý, khuyến nghị để giảm
thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
10
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC
NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1.1. Nghiên cứu lý thuyết nền tảng về bất cân xứng thông tin
Lý thuyết bất cân xứng thông tin G.A.Akerlof (1970)
Theo Auronen (2003, trang 7), ngƣời đầu tiên giới thiệu về lý thuyết thông tin
bất cân xứng là G.A. Akerlof (1970). Trong quá trình nghiên cứu tình huống mua
bán xe Ô tô trên thị trƣờng, Ông cho rằng ngƣời bán xe có tính chủ động hơn đối
với ngƣời mua. Ngƣời bán có thể biết rõ đặc tính của chiếc xe mình muốn bán và
muốn bán với giá cao. G.A. Akerlof giả định rằng: xác suất để mua xe tốt là q thì
xác suất mua xe xấu là (1-q) (thị trƣờng đƣợc phân loại xe tốt và xấu). Khi đó mức
giá trung bình (P) đƣợc giả định mua xe là:
P = P1q + P2(1-q).
Trong đó:
P1 là giá xe tốt;
P2 là giá xe xấu.
Ông lại cho rằng ngƣời mua xe tiềm năng xem mức giá của các loại xe tốt hay
xấu là ngang nhau, vì họ không thể phân biệt đặc tính của xe nên họ chỉ có thể mua
xe (bất kể tốt hay xấu) tại mức giá trung bình trên thị trƣờng. Thực tế, đối với xe tốt
thì giá cao hơn mức giá trung bình. Vì thế tại mức giá trung bình đó chỉ có những
xe xấu đƣợc giao dịch. Khi đó xác suất để mua xe tốt bây giờ là q’ < q. Nhƣ vậy
ngƣời mua thƣờng là mua đƣợc những chiếc xe xấu, việc lựa chọn xe để mua trong
trƣờng hợp này gọi là sự lựa chọn bất lợi vì họ có thể trả giá cao hơn đối với xe xấu
và ngƣời bán lại không thể bán đƣợc do giá bán thấp hơn chất lƣợng xe tốt. Một
phƣơng cách để giảm bớt thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng là thông qua các tổ
chức trung gian trên thị trƣờng. Tổ chức trung gian này có thể giới thiệu rõ hơn
11
thông tin sản phẩm đến với ngƣời mua nhƣ bảo hành, nhãn mác, thông số kỹ
thuật… chính điều này đã làm cho các bên giao dịch cân bằng hơn về thông tin sản
phẩm, khi đó giao dịch sẽ dễ dàng thực hiện.
Lý thuyết phát tín hiệu Michael Spence (1973)
Tiếp tục phát triển lý thuyết của G.A. Akerlof, Spence đã nghiên cứu trên thị
trƣờng Lao động (Auronen, 2003, tr.10). M. Spence xem việc thuê lao động là một
quyết định đầu tƣ không chắc chắn. Tính không chắc chắn ở đây là việc thuê lao
động mà ngƣời chủ không biết đƣợc khả năng đóng góp, khả năng tạo ra năng suất
của ngƣời lao động là bao nhiêu. Vì thế việc thuê lao động có thể thuê đƣợc lao
động có chất lƣợng hoặc không. Một trong những phƣơng cách giúp ngƣời chủ thuê
đƣợc lao động có năng lực đó là ông chủ có thể xem qua chất lƣợng bằng cấp, kinh
nghiệm,… của ngƣời lao động. Đó đƣợc gọi là những tín hiệu đƣợc phát ra của
ngƣời lao động. Nhƣ vậy việc phát tín hiệu này đã làm giảm thông tin bất cân xứng
giữa những ngƣời lao động và ông chủ.
Lý thuyết cơ chế sàng lọc Joseph Stiglitz (1975)
Cơ chế sàng lọc của J. Stiglitz cũng là lý thuyết phát triển lý thuyết của
Michael Spence (Auronen, 2003, tr.13). Theo ông bất cứ hàng hóa nào cũng đều có
những đặc tính khác nhau nhƣ chất lƣợng khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần
phải phân loại chúng. Đối với lao động cũng có lao động có khả năng, tay nghề cao
và lao động có khả năng, tay nghề thấp. Vì vậy không thể trả lƣơng theo một mức
lƣơng cân bằng. Để khuyến khích ngƣời có khả năng cao, tạo ra năng suất lao động
cao thì cần phải trả lƣơng cao để khuyến khích họ. Đối với ngƣời có khả năng thấp,
việc cố gắng đạt đƣợc một mức năng suất sản xuất để nhận đƣợc lƣơng cao sẽ tốn
chi phí rất lớn so với ngƣời có khả năng cao. Vì vậy việc phân nhóm lao động để trả
lƣơng là việc làm cần thiết để khuyến khích những ngƣời có khả năng nâng cao
trình độ và mang lại hiệu quả cao cho xã hội.
12
2.1.2. Các khái niệm về bất cân xứng thông tin
Nguyễn Trọng Hoài (2006) cho rằng: “Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một
bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông
tin ở mức nào đó”.
Theo Kyle “Thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng chứng khoán xảy ra khi
một hoặc nhiều nhà đầu tƣ sở hữu đƣợc thông tin riêng” (Kyle, 1985 trích trong
Ravi, 2005) hoặc có nhiều thông tin đại chúng hơn về một công ty (Kim và
Verrecchia, 1994 và 1997 trích trong Ravi, 2005).
Theo nhà kinh tế học Fredic S.Miskin Đại học Columbia, Hoa Kỳ: “Thông tin
không cân xứng là sự không ngang bằng về một thông tin mà mỗi bên tham gia vào
một giao dịch biết đƣợc”6.
Nhƣ vậy, bất cân xứng thông tin đƣợc hiểu và tiếp cận trong luận văn này là
trạng thái trong giao dịch có một bên nắm giữ thông tin ở mức độ tốt hơn so với bên
còn lại và những thông tin này có ảnh hƣởng đến việc ra quyết định của ngƣời nắm
giữ nó.
2.1.3. Hệ quả của bất cân xứng thông tin
Hoạt động giao dịch cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán cũng giống nhƣ các
giao dịch ngân hàng (cung cấp tín dụng), bảo hiểm hay các hoạt động mua bán một
sản phẩm nào đó, do thông tin của các bên giao dịch khác nhau nên luôn tồn tại hai
hệ quả của giao dịch này là lựa chọn ngƣợc và rủi ro đạo đức.
Lựa chọn ngược
“Lựa chọn ngƣợc là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trƣớc khi thực
hiện giao dịch hay nói cách khác trƣớc khi ký hợp đồng” (Nguyễn Trọng Hoài,
2006). Điều mà bất kỳ nhà đầu tƣ nào cũng mong muốn là lợi nhuận, đối với thị
trƣờng chứng khoán lợi nhuận đƣợc thể hiện thông qua việc mua cổ phiếu giá thấp
bán với giá cao (lợi vốn) hoặc đạt đƣợc giá trị cổ tức (lợi tức) kỳ vọng mà nhà đầu
tƣ dự kiến. Nếu kết quả đầu tƣ của nhà đầu tƣ không hiệu quả tức nhà đầu tƣ vi
phạm những điều đã nói trên, thì ít nhiều đã tồn tại thông tin bất cân xứng trong
6
“Kinh tế học về tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính”, NXB Khoa học Kỹ thuật, 1999, trang 907.
13
hoạt động đó và hệ quả của nó là chi phí lựa chọn ngƣợc mà nhà đầu tƣ phải gánh
chịu.
Thông thƣờng trong hoạt động mua bán, ngƣời bán là ngƣời nắm rõ thông tin
về sản phẩm của mình và dĩ nhiên khi đó chi phí lựa chọn ngƣợc sẽ do ngƣời mua
gánh chịu. Trên thị trƣờng chứng khoán cũng vậy công ty niêm yết luôn nắm thế
chủ động hơn so với nhà đầu tƣ. Cụ thể, căn cứ vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh, lĩnh vực kinh doanh và các hợp đồng kinh doanh, các công ty niêm yết sẽ
biết rõ khả năng đạt đƣợc lợi nhuận kỳ vọng của mình là bao nhiêu nên các công ty
này sẽ biết chắc chắn giá bán trên mỗi cổ phiếu đó bao nhiêu là hợp lý. Vì ngoài
phƣơng pháp xác định giá cổ phiếu bằng giá trị tài sản, còn có phƣơng pháp xác
định giá cổ phiếu theo cổ tức. Thế nên, nếu nhà đầu tƣ không xác định chính xác cổ
tức kỳ vọng của công ty niêm yết thì sẽ định giá cổ phiếu không chính xác và nếu
định giá cao hơn giá trị thực của cổ phiếu thì sự bất lợi hoàn toàn thuộc về nhà đầu
tƣ.
Rủi ro đạo đức
Hệ quả thứ hai mà thông tin bất cân xứng gây ra là rủi ro đạo đức, nó “xuất
hiện do hành vi bị che đậy và xuất hiện sau khi ký hợp đồng” (Nguyễn Trọng Hoài,
2006). Với các hợp đồng vay ngân hàng hay bảo hiểm thì rủi ro đạo đức phát sinh
từ phía ngƣời đi vay hay đi mua bảo hiểm. Họ sử dụng tiền vay không đúng mục
đích hay do đã đƣợc bảo hiểm nên họ sẽ bất cẩn hơn so với trƣớc khi mua bảo hiểm.
Ở thị trƣờng chứng khoán, rủi ro đạo đức phát sinh nếu nhƣ những ngƣời đại diện
điều hành công ty không sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích. Do tính
chất của đầu tƣ trên thị trƣờng là đầu tƣ gián tiếp nên việc quản lý, giám sát vốn đầu
tƣ của các nhà đầu tƣ phải thông qua một số ngƣời đại diện để điều hành công ty.
Rủi ro đạo đức sẽ gia tăng nếu nhƣ tỷ lệ sở hữu cổ phần của những ngƣời đại diện
thấp. Vì nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì trách nhiệm của họ
không cao và sự thiệt hại trên phần vốn góp là thấp. Chính vì thế, hiện nay tiêu chí
đầu tiên để những cổ đông muốn là thành viên của Hội đồng quản trị thì họ phải có
một tỷ lệ vốn góp nhất định nào đó.
14
2.1.4. Ảnh hƣởng của bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán
Trên thị trƣờng chứng khoán, bất cân xứng thông tin là sự không công bằng
trong giao dịch, đối tƣợng có nhiều thông tin hơn chắc chắn sẽ ra quyết định có lợi
hơn cho bản thân mình so với ngƣời khác. Mishkin (2004) đã sử dụng lý thuyết về
vấn đề lựa chọn ngƣợc để giải thích hành vi mua bán trên thị trƣờng chứng khoán
dƣới ảnh hƣởng của bất cân xứng thông tin. Theo tác giả, trên thị trƣờng sẽ có cổ
phiếu tốt là các cổ phiếu có lợi nhuận kỳ vọng lớn và rủi ro thấp, và cổ phiếu xấu là
cổ phiếu có lợi nhuận kỳ vọng thấp và rủi ro cao. Vì sự bất cân xứng thông tin khiến
mức giá mà nhà đầu tƣ thông thƣờng sẵn lòng mua sẽ là mức giá trung bình giữa giá
trị của cổ phiếu tốt và xấu. Chủ sở hữu hay quản lý của công ty tốt sẽ có đƣợc thông
tin tốt hơn nhà đầu tƣ thông thƣờng và biết rằng giá của cổ phiếu trên thị trƣờng
đang bị định giá thấp và do đó sẽ không bán cổ phiếu đang nắm giữ cho nhà đầu tƣ
thông thƣờng tại mức giá trung bình đó. Vì vậy các nhà đầu tƣ thông thƣờng chỉ có
thể mua đƣợc các cổ phiếu xấu. Nhƣng ngƣợc lại, nhà đầu tƣ thông thƣờng cũng là
một ngƣời duy lý, anh ta sẽ không muốn những cổ phiếu xấu và quyết định sẽ
không giao dịch. Hậu quả cuối cùng mang lại là có ít công ty bán đƣợc cổ phiếu
trên thị trƣờng và do đó không thể huy động đƣợc vốn, tức thị trƣờng chứng khoán
không thể phát triển trở thành một trong những nguồn huy động vốn trọng yếu cho
nền kinh tế nhƣ các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng. Do đó, bất cân xứng thông
tin sẽ làm giảm tính hiệu quả của thị trƣờng thông qua việc gia tăng chi phí giao
dịch.
2.1.5. Định hƣớng chung nhằm hạn chế bất cân xứng thông tin
Trong nhiều lĩnh vực xuất hiện thông tin bất cân xứng, định hƣớng góc độ lý
thuyết nhằm hạn chế mức độ thông tin bất cân xứng là cơ chế phát tín hiệu, cơ chế
sàng lọc và cơ chế giám sát (Nguyễn Trọng Hoài, 2006):
Phát tín hiệu
Đối với thị trƣờng tài chính, để giao dịch đƣợc hiệu quả thì ngƣời đi vay có thể
vay đƣợc vốn với chi phí thấp, ngƣời cho vay chắc chắn khả năng thu hồi đƣợc nợ
hay ngƣời cho vay và đi vay phải nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của riêng mình.