Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 90 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________

LÝ QUANG TRUNG

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ
THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẬN 12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

1


NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________

LÝ QUANG TRUNG
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ
THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN


SÀI GÒN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẬN 12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TH.S TRẦN MINH TÂM

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

3


TÓM TẮT
Thị trƣờng thẻ tín dụng tại Việt Nam còn khá non trẻ song hiện nay nó ngày
càng đóng một vai trò quan trọng trong thúc đẩy thanh toán không dùng tiền
mặt. Các ngân hàng cũng dần nhận ra tiềm năng phát triển của lĩnh vực thẻ tín dụng
và đã bắt đầu chú trọng phát triển dịch vụ này. Trong luận văn này, tác giả đã đƣa ra
một số khái niệm, vai trò của thẻ tín dụng cũng nhƣ các chỉ tiêu đánh giá và các
nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng. Luận
văn đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp khảo sát, thu thập, thống
kê, phân tích dữ liệu để tiến hành nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao dịch
vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh quận 12. Để đánh giá
một cách khách quan thực trạng phát triển thẻ tín dụng tại Sacombank chi nhánh
quận 12, luận văn đã tiến hành so sánh sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của
Sacombank CN quận 12 qua ba năm gần nhất từ 2015 đến 2017 dựa trên nhiều chỉ
tiêu nhƣ số lƣợng thẻ, tốc độ tăng trƣởng, … Qua đó, tác giả nêu ra đƣợc những
nguyên nhân gặp phải trong quá trình phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của
Sacombank CN quận 12 nhƣ biểu phí, công tác truyền thông, … Từ việc đánh giá
thực trạng, luận văn có đƣa ra một số giải pháp và cách thức hiện đối với Ngân hàng
Sacombank CN quận 12 nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng trong thời gian tới.


i


ABSTRACT
Although the credit card market in Vietnam is still quite young however this is
undoubtable that it plays an important role in promoting non-cash payments. Many
banks have also recognized the potential for credit card development and have
begun to focus on developing in this field. In this essay, the author has indicated
some of the concepts, roles of credit cards as well as assess both the criteria and
factors that affect the development of credit card services. The dissertation used
research methods such as surveying, collecting, statistics and data analysis to
conduct the research on credit card solutions at Sacombank branch district 12. In an
objective assessment of credit card development, the dissertation has compared the
development of credit card services of Sacombank at branch district 12 over the
three consecutive years since 2015 to 2017 based on many indicators such as card
number, growth rate, ... Thus, the author outlined the causes of the development of
credit card services here through such as fees, communication, ... From the
assessment, the thesis point out some solutions and methods for Sacombank Branch
district 12 to develop credit card services in the future.

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lý Quang Trung, sinh viên lớp HQ02-GE02, khoa Ngân hàng Đại
học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, niên khoá 2014 – 2018.
Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các
nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ

trong khóa luận.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng

Lý Quang Trung

iii

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến quý
thầy cô Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM nói chung và các thầy cô trong Khoa
Tài Chính và Khoa Ngân hàng nói riêng đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc thực hiện
khoá luận này. Những kiến thức mà thầy cô truyền đạt trong suốt những năm học tại
ngôi trƣờng này đã giúp chúng tôi trƣởng thành hơn rất nhiều trong chuyên môn lẫn
tƣ duy trong suốt quãng đời đại học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến Thạc sĩ Trần Minh Tâm
vì sự tận tình, đầu tƣ thời gian và tâm huyết để hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình
làm khoá luận. Thầy đã nghiêm khắc, thẳng thắn đƣa ra rất nhiều ý kiến để bài
nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn và đã cho tôi những lời khuyên vô cùng quý báu để
hoàn thành khoá luận này một cách tốt nhất.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã tham khảo, trao đổi và tiếp thu các ý
kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi
những sai sót. Với nỗ lực để ngày một hoàn thiện hơn, tôi rất mong sẽ nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu từ phía thầy cô và bạn đọc.
Trân trọng!

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng


Lý Quang Trung

iv

năm 2018


MỤC LỤC
TÓM TẮT .................................................................................................................. I
ABSTRACT ............................................................................................................. II
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... III
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... IV
MỤC LỤC ................................................................................................................. V
BẢNG KÝ HIỆU - CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... IX
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH.................................................................... X
CHƢƠNG 1:GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................1
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .....................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................2
XÁC ĐỊNH ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:........................................2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .......................................................................3
Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU: ..................................................3
KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN ...........................................................................3


CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẺ TÍN DỤNG ....................................5
2.1.
KHÁI NIỆM VỀ THẺ TÍN DỤNG: .....................................................................5
2.2.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẺ TÍN DỤNG .....................6
2.2.1. Sự ra đời của thẻ tín dụng trên thế giới ..................................................6
2.2.2. Sự ra đời của thẻ tín dụng tại Việt Nam..................................................8
2.3.
PHÂN LOẠI THẺ TÍN DỤNG..........................................................................10
2.4.
ĐẶC ĐIỂM GIAO DỊCH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM ..............12
2.5.
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG ...............................13
2.5.1. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng ................13
2.5.2. Hoạt động thanh toán thẻ tín dụng .......................................................14
2.6.
2.7.
2.8.
MẠI

2.9.

VAI TRÒ VÀ LỢI ÍCH CỦA THẺ ....................................................................15
HẠN CHẾ CỦA THANH TOÁN BẰNG THẺ TÍN DỤNG .....................................17
CÁC LOẠI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
...................................................................................................................19
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ...............................................21

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................23

v


CHƢƠNG 3:TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG CÁ NHÂN VÀ
DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
THƢƠNG TÍN (SACOMBANK) CHI NHÁNH QUẬN 12 GIAI ĐOẠN 2015 –
2017

...............................................................................................................24

3.1.
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN
(SACOMBANK) – CHI NHÁNH QUẬN 12 ..................................................................24
3.1.1. Chức năng và cơ cấu của tổ chức ngân hàng Sacombank – chi nhánh
quận 12 ..............................................................................................................25
3.1.2. Tìm hiểu các sản phẩm thẻ tín dụng cá nhân và doanh nghiệp của Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) .........................26
3.1.3. Đặc điểm chung của thẻ tín dụng Sacombank ......................................31
3.1.4. Quy trình cấp thẻ tín dụng tại Sacombank ............................................31
3.1.5. Chính sách cấp thẻ tín dụng ..................................................................33
TỶ LỆ TĂNG TRƢỞNG CỦA DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG CÁ NHÂN VÀ DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẨN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN
(SACOMBANK) CHI NHÁNH QUẬN 12 GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 ...............................34
3.3.
DOANH THU VÀ SỐ LƢỢNG THẺ TÍN DỤNG CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP TẠI
CHI NHÁNH QUẬN 12 VẪN CHƢA ĐẠT CHỈ TIÊU NHƢ MONG MUỐN. .......................35
3.4.
ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH 40
3.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ qua khảo sát ....................40
3.2.


3.4.2. Đánh giá của khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng của Sacombank
CN quận 12 qua khảo sát ..................................................................................43
3.4.3. Đánh giá của khách hàng không sử dụng thẻ tín dụng của Sacombank
nhưng đang sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng khác ....................................45
3.4.4. Đánh giá của khách hàng chưa sử dụng thẻ tín dụng tại bất kỳ ngân
hàng nào ............................................................................................................47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................49
CHƢƠNG 4: NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THẺ
TÍN DỤNG CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN (SACOMBANK) CHI NHÁNH
QUẬN 12 ...............................................................................................................50
vi


4.1.
CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG .......50
4.1.1. Mức độ tin tưởng của khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng.................50
4.1.2. Mức độ thân thiện của các nhân viên trong chi nhánh. ........................51
4.1.3. Công tác đổi mới về sản phẩm thẻ tín dụng tại Sacombank .................51
4.1.4. Cách thực phục vụ tại chi nhánh Sacombank Quận 12 ........................51
4.1.5. Khả năng tư vấn về sản phẩm thẻ tín dụng của nhân viên tại chi nhánh.
...............................................................................................................52
CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK GẶP KHÓ KHĂN
KHI SO VỚI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK VÀ TPBANK ..........................................52
4.3.
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƢỢC ĐẶT RA TẠI CHI NHÁNH SACOMBANK QUẬN 12 ....55
4.3.1. Công tác tư vấn khách hàng về dịch vụ thẻ tín dụng tại chi nhánh vẫn
4.2.


chưa được đẩy mạnh. ........................................................................................58
4.3.2. Chi nhánh chưa tập trung nhiều về mảng kinh doanh thẻ tín dụng để
cạnh tranh trong khu vực. .................................................................................58
4.3.3. Công tác truyền thông và marketing về thẻ tín dụng cá nhân và doanh
nghiệp tại chi nhánh quận 12 chưa thực sự hiệu quả. ......................................59
4.3.4. Trang thiết bị công nghệ về thẻ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. .......60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................60
CHƢƠNG 5:GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG CÁ
NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƢƠNG TÍN (SACOMBANK) TẠI CHI NHÁNH QUẬN 12 ......61
ĐỊNH HƢỚNG NGHIỆP VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK
CHI NHÁNH QUẬN 12 ..............................................................................................61
5.2.
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN
(SACOMBANK) TẠI CHI NHÁNH QUẬN 12. ..............................................................62
5.2.1. Nâng cao tiện ích thẻ tín dụng để kích cầu trên thị trường. .................62
5.1.

5.2.2. Quảng bá và tuyên truyền cho mọi người kiến thức về thẻ tín dụng ....62
5.2.3. Phát triển thêm nguồn nhân lực nhằm phụ vụ tốt hơn cho hoạt động
kinh doanh thẻ tại Sacombak ............................................................................64
5.2.4. Điều chỉnh hợp lý về các phí thường niên và lãi suất của thẻ tín dụng. ...
...............................................................................................................65
vii


5.2.5. Đầu tư vào khoa học công nghệ phục vụ cho việc quản lý và kiểm soát
thẻ tín dụng tại chi nhánh..................................................................................65
5.3.

CÁCH THỨC THỰC HIỆN. ............................................................................65
5.3.1. Nâng cao tiện ích thẻ tín dụng để kích cầu trên thị trường. .................65
5.3.2. Quảng bá và tuyên truyền cho mọi người kiến thức về thẻ tín dụng ....66
5.3.3. Phát triển thêm nguồn nhân lực nhằm phụ vụ tốt hơn cho hoạt động
kinh doanh thẻ tại Sacombak. ...........................................................................67
5.3.4. Điều chỉnh hợp lý về các phí thường niên và lãi suất của thẻ tín dụng. ...
...............................................................................................................67
5.3.5. Đầu tư vào khoa học công nghệ phục vụ cho việc quản lý và kiểm soát
thẻ tín dụng tại chi nhánh nhằm nâng cao tiện ích thẻ tín dụng .......................68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ........................................................................................68
KẾT LUẬN ..............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70
PHỤ LỤC .................................................................................................................72

viii


BẢNG KÝ HIỆU - CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

NHPH

Ngân hàng phát hành

ATM(Automated Teller Machine)

Máy rút tiền tự động


NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

KH

Khách hàng

CS.CNT

Cơ sở chấp nhận thẻ

VN

Việt Nam

CV. KHCN

Chuyên viên khách hàng cá nhân

VND

Việt Nam đồng

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

POS(Point of Sale)


Điểm chấp nhận thẻ

TMCP

Thƣơng mại cổ phần



Quyết định

PIN (Personal Identification Number)

Mã số cá nhân

ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
Bảng 3.1 Phí thƣờng niên các sản phẩm thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank. ........29
Bảng 3.2 Ƣu và nhƣợc điểm của quy trình cấp thẻ tín dụng tại Sacombank. ...........32
Bảng 3.3 Tốc độ tăng trƣởng của dịch vụ kinh doanh thẻ tín dụng cá nhân và doanh
nghiệp qua các năm 2015 -2017................................................................................35
Bảng 3.4: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng cá nhân và doanh
nghiệp. .......................................................................................................................37
Bảng 3.5: Thống kê độ tuổi và số ngƣời sử dụng thẻ Sacombank ............................40
Bảng 3.6 Thống kê về nghề nghiệp sử dụng thẻ tín dụng. ........................................41
Bảng 3.7 Thống kê về thu nhập và số ngƣời sử dụng thẻ tín dụng. ..........................42
Bảng 3.8 Bảng thống kê đánh giá của khách hàng về dịch vụ thẻ tín dụng. ............44
Bảng 3.9: Bảng thống kê đánh giá của khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng tại
ngân hàng khác về dịch vụ thẻ tín dụng tại Sacombank ...........................................46

Bảng 4.1 Điều kiện về mức lƣơng cơ bản để mở thẻ tín dụng giữa Sacombank,
Techcombank và TPBank của năm 2017. .................................................................52
Bảng 4.2 Phí thƣờng niên thẻ tín dụng giữa Sacombank, Techcombank và TPBank
của năm 2017. ...........................................................................................................53
Bảng 4.3 Lãi suất tháng của thẻ tín dụng giữa Sacombank, Techcombank và
TPBank của năm 2017. .............................................................................................54
Bảng 4.4 Hạn mức thẻ tín dụng giữa Sacombank, Techcombank và TPBank của
năm 2017. ..................................................................................................................55
Bảng 4.5 So sánh sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Visa của 3 ngân hàng Sacombank,
Techcombank, TPBank. ............................................................................................56
Bảng 4.6 So sánh doanh thu, số lƣợng thẻ tín dụng, tỉ lệ tăng trƣởng thẻ tín dụng
của ngân hàng Sacombank tại 3 chi nhánh: chi nhánh Quận Tân Bình, chi nhánh
Quận 3, chi nhánh Quận 12 trong năm 2017. ...........................................................59

x


Hình 2.1: Quy trình thanh toán thẻ tín dụng tại ngân hàng ......................................15
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện việc kinh doanh thẻ tín dụng cá nhân và doanh nghiệp tại
chi nhánh Sacombank quận 12. .................................................................................36
Hình 3.2 Biểu đồ kết quả thực hiện kinh doanh thẻ tín dụng cá nhân của chi nhánh
quận 12 so với khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2017. ..............38
Hình 3.3 Biểu đồ kết quả thực hiện kinh doanh thẻ tín dụng doanh nghiệp của chi
nhánh quận 12 so với khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2017. ....39
Hình 3.4: Biểu đồ thống kê đánh giá những lý do khiến khách hàng chƣa muốn sử
dụng thẻ tín dụng .......................................................................................................47
Hình 3.5: Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng trong tƣơng lai ......48

xi



CHƢƠNG 1:
1.1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài
Ngay từ khi ra đời và phát triển đến nay, hoạt động ngân hàng là lĩnh vực

không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua kết quả hoạt
động kinh doanh của ngành Ngân hàng đã đóng góp một phần hết sức quan trọng
vào sự nghiệp phát triển chung của đất nƣớc. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu
đang diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên
gay gắt về mức độ, phạm vi và sản phẩm, dịch vụ cung ứng trên thị trƣờng. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa
dịch vụ từng bƣớc phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Do đó, đòi hỏi phải có
những phƣơng tiện thanh toán mới đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng, hiệu quả.
Thêm vào đó, thế kỷ XX là thế kỷ mà khoa học công nghệ có những bƣớc tiến vƣợt
bậc, đặc biệt là công nghệ thông tin. Để tiếp thu những thành tựu về khoa học kỹ
thuật của các nƣớc phát triển và không bị đứng ngoài sự phát triển kinh tế thế giới
nói chung, các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam đều phải nỗ lực hội nhập
vào xu thế chung đó. Thẻ ngân hàng xuất hiện là sự kết hợp của khoa học kỹ thuật
với công nghệ quản lý ngân hàng. Đặc biệt là thẻ tín dụng, là một sản phẩm công
nghệ hiện đại, nó đã và đang trở nên phổ biến ở rất nhiều nƣớc trên thế giới.
Tại Việt Nam, nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống ngƣời dân ngày càng
nâng cao, thêm vào đó là xu thế hội nhập phát triển với nền kinh tế thế giới, việc
xuất hiện của một phƣơng tiện thanh toán mới là rất cần thiết. Hiện nay, sự xuất
hiện thẻ tín dụng đã làm thay đổi cách chi tiêu, thanh toán của cộng đồng xã hội.
Với các đặc tính vốn có và các tiện ích mà nó mang lại dịch vụ thẻ tín dụng đang
từng bƣớc thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân. Thẻ tín dụng đã nhanh chóng

trở thành một phƣơng tiện thanh toán thông dụng ở các nƣớc phát triển cũng nhƣ
trên thế giới. Do đó, nhận thấy thẻ tín dụng là một phƣơng thức thanh toán thực sự
tiện lợi nổi bật hơn so với các hình thức thanh toán còn lại, Ngân hàng Sacombank
chi nhánh quận 12 đang từng bƣớc phát triển mở rộng thị phần của sản phẩm này.
Tuy nhiên, những năm gần đây hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng cá nhân và doanh
1


nghiệp tại chi nhánh quận 12 trong những năm gần đây đang không khả quan cho
lắm. Bằng chứng của việc này đƣợc cho thấy rõ nhất qua 2 vấn đề đƣợc liệt kê sau
đây:
- Tỉ lệ tăng trƣởng của thẻ tín dụng cá nhân và doanh nghiệp đang có xu
hƣớng giảm trong giai đoạn 2015 - 2017, cụ thể là: trong năm 2015, tỷ lệ tăng
trƣởng đạt mức 67%, nhƣng sau đó giảm xuống còn 65% trong năm 2016 và chỉ đạt
64% trong năm 2017.
- Số lƣợng của thẻ tín dụng các nhân và doanh nghiệp đang có xu hƣớng giảm
qua các năm từ 2015 – 2017, cụ thể là: trong năm 2015, có 487 thẻ tín dụng đƣợc
đăng ký, nhƣng sau đó giảm xuống còn 404 trong năm 2016 và chỉ đạt 380 trong
năm 2017.
Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao dịch
vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh
quận 12”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu đƣợc nguyên nhân làm ảnh hƣởng đến sự

phát triển doanh số của thẻ tín dụng cá nhân và doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP
Sacombank chi nhánh quận 12. Đi sâu vào phân tích các nguyên nhân trên và tìm ra
giải pháp khắc phục nhằm làm phát triển thẻ tín dụng cá nhân và doanh nghiệp tại

Ngân hàng Sacombank chi nhánh quận 12.
1.3.

Xác định đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu: Thẻ tín dụng phát hành tại Ngân hàng TMCP

Sacombank chi nhánh quận 12
Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu về dịch vụ thẻ tín dụng cá nhân
và doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) chi nhánh
quận 12 - một trong những chi nhánh tiềm năng của ngân hàng Sacombank. Khoá
luận lấy hoạt động thực tiễn của ngân hàng và số liệu từ năm 2015 đến năm 2017
2


làm cơ sở chứng minh. Mặc dù đề tài chỉ có phạm vi giới hạn tại tại một chi nhánh
của ngân hàng, song những khó khăn đặc thù mà chi nhánh Sacombank quận 12 gặp
phải, có thể góp phần để hoàn thiện và mở rộng dịch vụ thẻ đối với chi nhánh nói
riêng, cũng nhƣ có thể đƣợc xem nhƣ là kinh nghiệm để hoàn thiện cho toàn hệ
thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank).
1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp khảo sát: lập bảng khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng

khi sử dụng thẻ tín dụng. Sau đó phát cho các khách hàng khi đến quầy giao dịch tại
Sacombank quận 12 để thu mẫu dữ liệu.
Phƣơng pháp thu thập, thống kê, phân tích dữ liệu: Thu thập và thống kê dữ
liệu ngân hàng cung cấp, sau đó phân tích dựa trên các dữ liệu đó.
1.5.


Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu:
Ở nghiên cứu này, tác giả đƣa ra đƣợc những dữ liệu mới nhất cập nhật đến

năm 2017, cũng nhƣ có làm một cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng
về sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng, khi mà những nghiên cứu trƣớc chỉ phân tích số
liệu từ năm 2016 mà không tạo cuộc khảo sát nào. Từ đấy tìm ra những nguyên
nhân làm cho sản phẩm thẻ tín dụng cá nhân và doanh nghiệp suy giảm, đồng thời
qua quan sát và vận dụng những kiến thức chuyên ngành đã học tại trƣờng để đƣa ra
giải pháp cải thiện tình hình thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sacombank chi
nhánh quận 12.
1.6.

Kết cấu của khóa luận

Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về thẻ tín dụng
Chƣơng 3: Tình hình phát triển thẻ tín dụng cá nhân và doanh nghiệp của Ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) chi nhánh quận 12 giai
đoạn 2015 - 2017
3


Chƣơng 4: Nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự phát triển thẻ tín dụng cá nhân và doanh
nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) chi
nhánh quận 12.
Chƣơng 5: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng cá nhân và doanh nghiệp của
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) tại chi nhánh
quận 12.

4



CHƢƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẺ TÍN DỤNG

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của khóa luận, nội dung của chương 2
sẽ hệ thống các cơ sở lý thuyết về thẻ tín dụng. Mục đích nghiên cứu của chương 2
bao gồm: Giới thiệu tổng quan về thẻ tín dụng, vai trò và lợi ích cũng như hạn chế
của thẻ tín dụng, lược khảo các công trình nghiên cứu trước đây trong nước về thẻ
tín dụng.
2.1.

Khái niệm về thẻ tín dụng:
Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ

trong phạm vi hạn mức tín dụng đã đƣợc cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành
thẻ. Thông thƣờng, thẻ tín dụng đƣợc ngân hàng cấp cho chủ thẻ với một hạn mức
nhất định dựa trên cơ sở đánh giá và thẩm định uy tín tín dụng, mức lƣơng hàng
tháng của chủ thẻ hoặc số tiền ký quỹ hay tài sản mà chủ thẻ đảm bảo tại ngân hàng.
Với đặc điểm là “chi tiêu trƣớc, trả tiền sau”, thẻ tín dụng hỗ trợ đắc lực cho chủ thẻ
thực hiện nhanh chóng các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị
chấp nhận thẻ hay trên các website thƣơng mại điện tử. Định kỳ đến một ngày nhất
định theo quy định của từng ngân hàng, ngân hàng gửi một bảng kê cụ thể các
khoản chi tiêu trong tháng trƣớc đó của chủ thẻ tín dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh
toán. Chủ thẻ có thể chọn thanh toán số tiền trƣớc thời hạn ghi trong thông báo, khi
đó chủ thẻ không phải trả lãi. Nếu không, chủ thẻ có thể lựa chọn trả số tiền tối
thiểu, phần còn lại có thể trả từ từ và sẽ bị tính lãi theo quy định của ngân hàng
(theo Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam).
Theo thông tƣ 19/2016/TT – NHNN có đề cập trong điều 3 mục 3, thẻ tín

dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn
mức tín dụng đã đƣợc cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.
Theo Nguyễn Đăng Dờn và các cộng sự (2011) thì thẻ tín dụng là một công cụ
thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép ngƣời sử dụng khả năng chi tiêu trƣớc trả
tiền sau. Khoảng thời gian từ khi thẻ đƣợc dùng để thanh toán tiền mua hàng hóa,
dịch vụ tới lúc chủ thẻ trả tiền cho ngân hàng phụ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng
5


của các tổ chức khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dƣ nợ vào ngày đến
hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn đƣợc miễn lãi
đối với dƣ nợ cuối kì. Tuy vậy, nếu hết thời gian này mà toàn bộ số dƣ nợ cuối kì
chƣa đƣợc thanh toán cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ chịu những khoản phí và lãi trả
chậm. Khi toàn bộ số tiền phát sinh đƣợc hoàn trả cho ngân hàng, hạn mức tín dụng
của chủ thẻ đƣợc khôi phục nhƣ ban đầu, đây là tính chất tuần hoàn (revolving) của
thẻ tín dụng.
Các tổ chức tài chính nhƣ ngân hàng hay các công ty tài chính phát hành thẻ
tín dụng cho khách hàng dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng khách
hàng. Khả năng đảm bảo chi trả đƣợc xác định dựa trên tổng hợp nhiều thông tin
khác nhau nhƣ: thu nhập, tình hình chi tiêu, mối quan hệ sẵn cố đối với các tổ chức
tài chính, địa vị xã hội, … của khách hàng. Do đó, mỗi khách hàng sẽ có những hạn
mức tín dụng khác nhau, cũng từ việc thẩm định và phân loại khách hàng mà các
ngân hàng cũng nhƣ các tổ chức tài chính đƣa ra nhiều sản phẩm thẻ tín dụng đa
dạng. Khi sử dụng thẻ, thay vì sử dụng tiền mặt, chủ thẻ xuất trình thẻ tín dụng của
mình tại các điểm cung ứng hàng hóa, dịch vụ có chấp nhận thẻ để thanh toán.
2.2.

Quá trình hình thành và phát triển của thẻ tín dụng

2.2.1. Sự ra đời của thẻ tín dụng trên thế giới

Nhiều ngƣời trong chúng ta hẳn cũng đã gặp phải những tình huống khó xử
khi trong ngƣời không có tiền mặt. Chiếc thẻ đầu tiên đánh dấu cuộc cách mạng về
thẻ tín dụng ra đời từ một tình huống tƣơng tự. Đó là buổi tối năm 1949, sau khi ăn
tối ở một nhà hàng, ông Frank MC Namara một doanh nhân ngƣời Mỹ bỗng phát
hiện ra mình không mang theo tiền mặt và ông buộc phải gọi điện về nhà để ngƣời
nhà mang đến thanh toán. Tình thế khó xử lần đó khiến ông nảy ra ý tƣởng về một
hình thức thanh toán gọn nhẹ mà không cần mang theo tiền mặt bên cạnh và ông đã
mày mò sáng tạo ra một phƣơng tiện không dùng tiền mặt trong những trƣờng hợp
tƣơng tự. Thế là lần đầu tiên MC Namara đã cho ra đời loại thẻ mang tên “Diners
Club”. Với lệ phí hằng năm là 5 USD, những ngƣời mang thẻ “Diners Club” có thể
6


ghi nợ khi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York. Xuất phát từ
một ý tƣởng trong tình huống khó xử, nhƣng với những tiện ích đi kèm, thẻ tín dụng
đã nhanh chóng chinh phục đƣợc khách hàng. Đến năm 1951 hơn 1 triệu đô la đƣợc
tính nợ và số lƣợng thẻ ngày càng tăng lên, công ty phát hành thẻ “Diners Club”
nhanh chóng thu lãi. Tiếp nối thành công của thẻ “Diners Club” năm 1955 hàng loạt
thẻ mới ra đời nhƣ: Trip Charge, GoldenKey, Gourment Club, Esquire lub. Đến
năm 1958 Carte Blanche và American Expreess ra đời và thống lĩnh thị trƣờng, và
hiện nay tổ chƣc thẻ Amex (American Express) đang là tổ chức thẻ du lịch giải trí
(Travel & Entertianment – T&E) lớn nhất thế giới. Khác với các loại thẻ khác, tổ
chức thẻ Amex tự phát hành và trực tiếp quản lý chủ thẻ, qua đó nắm bắt đƣợc
thông tin cần thiết về khách hàng để đƣa ra các chƣơng trình phát triển nhƣ phân
loại khách hàng để cung cấp dịch vụ. Năm 1958, ngân hàng Mỹ (Bank of America)
triển khai chƣơng trình thẻ tín dụng tiêu dùng (BankAmericard) dành cho nhóm
ngƣời tiêu dùng trung lƣu và các nhà bán lẻ quy mô nhỏ đến vừa ở Mỹ. Đến năm
1976, là năm đánh dấu cột mốc khai sinh của Visa, khi mà BankAmericard đổi tên
thành Visa. Visa không trực tiếp phát hành mà giao cho nhân viên, chính vì thế giúp
Visa mở rộng đƣợc thị trƣờng hơn so với các loại thẻ khác.

JCB (Japan Credit Bureau) xuất phát từ Nhật Bản và ra đời vào năm 1961 bởi
ngân hàng Sanwa. Đến năm 1968, khi JCB mua lại Osaka Credit Bureau thì nó hoàn
toàn thống trị thị trƣờng thẻ tín dụng của Nhật Bản. Ngày nay, JCB đã phát hành thẻ
ở 20 quốc gia, và thẻ của nó đã đƣợc chấp nhận ở 190 đất nƣớc trên thế giới. Đối
tƣợng mà JCB nhắm tới là những khách hàng vùng Đông Á, những ngƣời thƣờng
có nhu cầu du lịch ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Masters Casd ra đời vào năm
1966 với tên gọi ban đầu là Master Charge do hiệp hội NH gọi tắt là ICA (Interbank
Card Assciation) phát hành thông qua các thành viên trên thế giới. Nhờ vào sự phát
triển của hệ thống NHTM, những ứng dụng của cuộc cách mạng thông tin trong lĩnh
vực ngân hàng đã góp phần tạo ra những sản phẩm dịch vụ nhằm mục tiêu phục vụ
lợi ích khách hàng mà một trong những sản phẩm dịch vụ đó là thẻ với các tên gọi
khác nhau: Thẻ séc, thẻ rút tiền mặt, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng…

7


Với lợi thế về vốn, chuyên môn trong nghiệp vụ thẩm định, cơ sở hạ tầng sẵn
có phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Chính vì thế ngày nay thanh
toán bằng thẻ đã trở thành vấn đề hết sức phổ biến, lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động
kinh doanh thẻ và các sản phẩm dịch vụ khác đã chiếm 2/3 tổng lợi nhuận hoạt
động của ngân hàng. Sự phát triển của thẻ gắn liền với sự ổn định và tăng trƣởng
của nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay, thẻ tín dụng đƣợc xem nhƣ một công cụ thanh
toán hiện đại, văn minh thuận tiện đặc biệt là các nƣớc phát triển. Sự phát triển
không ngừng của khoa học công nghệ đã liên tục cải tiến và hoàn thiện hơn tính
năng của thẻ tín dụng, giúp cho thẻ tín dụng trở thành phƣơng thức thanh toán
nhanh gọn, chính xác, an toàn, tiện lợi.
2.2.2. Sự ra đời của thẻ tín dụng tại Việt Nam
Từ trƣớc những năm 90 của thế kỉ 20, mặc dù đã đƣợc phổ biến tại nhiều quốc
gia, nhƣng thẻ tín dụng vẫn chƣa có chỗ đứng tại thị trƣờng Việt Nam. Tuy nhiên,
chỉ sau đó ít lâu, nhờ vào các định hƣớng phát triển và chính sách mở cửa của nhà

nƣớc, thẻ tín dụng đã đƣợc các nhà đầu tƣ và khách du lịch nƣớc ngoài mang theo
khi nhập cảnh vào Việt Nam. Trong khi việc thanh toán không dùng tiền mặt
thông qua thẻ tín dụng đã trở thành thói quen của ngƣời nƣớc ngoài, thì tại Việt
Nam, họ vẫn phải dùng ngoại tệ mặt hoặc đến ngân hàng tại Việt Nam đổi lấy
tiền đồng Việt Nam để chi trả cho hàng hóa, dịch vụ mà họ sử dụng. Với sự
chuyển biến tích cực của nền kinh tế, cộng với sự hội nhập sâu rộng của kinh tế
xã hội Việt Nam vào khu vực và thế giới, lƣợng khách nƣớc ngoài đến Việt Nam
ngày càng gia tăng dẫn đến áp lực phải chấp nhận phƣơng thức thanh toán phổ
biến này của ngƣời nƣớc ngoài.
Sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu cho sự gia nhập chính thức của thẻ tín dụng
vào thị trƣờng Việt Nam là sự kiện Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (VCB) ký
kết hợp đồng đại lý thanh toán thẻ với ngân hàng BFCE Singapore vào ngày 27-61990. Nội dung của Hợp đồng này là thỏa thuận để các điểm giao dịch và đại lý của
VCB có thể chấp nhận thanh toán đƣợc thẻ Visa. Ngay sau đó, tháng 7-1990
Ngân hàng Sài Gòn Công Thƣơng liên doanh với một công ty con của Tyndall
8


Group của Anh thành lập Trung tâm thanh toán Visa tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 24-7-1991, VCB ký hợp đồng đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế
Mastercard với công ty thẻ MBF Malaysia. Ngày 18-9-1991, VCB tiếp tục ký hợp
đồng đại lý thanh toán thẻ JCB card với công ty JCB International Co. Ltd của
Nhật Bản.
Đến năm 1994, một số ngân hàng khác cũng tham gia thị trƣờng thanh toán
thẻ nhƣ Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam với thẻ Visa, Eximbank với thẻ Visa và
Mastercard … Cho đến nay ở Việt Nam đã có 19 ngân hàng thƣơng mại tham gia
thanh toán thẻ tín dụng quốc tế với các thƣơng hiệu nhƣ Visacard, Mastercard,
JCB, Amex, Diners Club, Eurocard… Đó mới chỉ là sự tham gia của các ngân
hàng Việt Nam vào hoạt động thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Mặt khác, việc các ngân hàng Việt Nam phát hành thẻ tín dụng thì triển khai
chậm hơn. Hiện tại có 8 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam tham gia phát hành thẻ tín

dụng quốc tế cho các thƣơng hiệu nổi tiếng nhƣ: Visa, Mastercard, JCB, Amex,
Diners Club…
Về lĩnh vực liên kết thẻ, hiện tại mới có 3 liên minh thẻ là liên minh giữa
Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam với 17 ngân hàng thƣơng mại cổ phần, công ty
cổ phần chuyển Mạch tài chính Quốc gia – BankNet (có 14 ngân hàng thƣơng mại
tham gia với Công ty điện toán và truyển số liệu - VDC), hệ thống chuyển mạch
thanh toán Viet Nam Bank Card - VNBC (có 4 ngân hàng thƣơng mại tham gia).
Việc sử dụng thẻ ngân hàng nói chung và thẻ tín dụng nói riêng ở Việt Nam
bắt đầu đƣợc triển khai vào những năm 1990 với việc Ngân hàng Nhà nƣớc ban
hành Quyết định số 74/QĐ-NH về “Thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ
thanh toán” và Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép áp dụng thí điểm tại Ngân
hàng Ngoại thƣơng Việt Nam.
Từ những năm 1993 đến 1995, một số ngân hàng trong nƣớc cũng bắt đầu
thực hiện vai trò làm ngân hàng đại lý thanh toán thẻ quốc tế cho các ngân hàng
nƣớc ngoài là thành viên các tổ chức thẻ quốc tế. Khi đó các chủ thẻ thanh toán
9


chủ yếu là ngƣời nƣớc ngoài sinh sống, hoạt động kinh doanh hoặc du lịch tại Việt
Nam.
Đến năm 1996, một số ngân hàng trong nƣớc đã xây dựng các Thể lệ tạm thời
về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ trên cơ sở chấp thuận của Ngân hàng Nhà
nƣớc. Trƣớc nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển thanh toán thẻ và nhận định về sự cần
thiết phải có hành lang pháp lý ổn định cho các ngân hàng thƣơng mại thực hiện
nghiệp vụ thẻ, Ngân hàng Nhà nƣớc đã lần lƣợt ban hành các văn bản pháp lý để
điều chỉnh hoạt động của nghiệp vụ này nhƣ: Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày
21-02-1994 về Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt, Thông tƣ số 08/TT-NH2
ngày 02-6-1994 hƣớng dẫn Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt.
Đến năm 1999, NHNN ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán
thẻ ngân hàng kèm theo Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19-10-1999

(sau đây gọi tắt là “Quy chế 371”), đặt ra một khung pháp lý để các ngân hàng phát
triển nghiệp vụ thẻ của mình. Sau đó, ngày 15-05-2007, Thống đốc NHNN đã ký
ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN kèm theo Quy chế phát hành, thanh
toán, sử dụng và cung ứng dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng (sau đây gọi tắt
là “Quy chế 20”).
Về đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh, Quy chế 20 có đối tƣợng, phạm vi điều
chỉnh đƣợc mở rộng hơn so với các quy định trƣớc đó. Nếu ở Quy chế 371, các loại
thẻ ngân hàng đƣợc áp dụng phải là thẻ do ngân hàng phát hành, thì đến Quy chế
20, thẻ ngân hàng là thẻ do Tổ chức phát hành thẻ phát hành. Khái niệm Tổ
chức phát hành thẻ thì đƣợc hiểu rất rộng: Là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi
ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng
đƣợc phép phát hành thẻ theo quy định tại Điều 9, Quy chế 20 (khoản 12 Điều 2).
2.3.

Phân loại thẻ tín dụng

Phân loại theo phạm vi sử dụng thẻ:

10


- Thẻ tín dụng trong nƣớc: Là loại thẻ có phạm vi sử dụng và thanh toán trong
một nƣớc. NHPH và cơ sở chấp nhận thẻ cùng trong một nƣớc. Đồng tiền của thẻ
chỉ duy nhất là đồng nội tệ.
- Thẻ tín dụng quốc tế: Là các loại thẻ do các NH, tổ chức tài chính trong nƣớc
và quốc tế (là thành viên của của tổ chức thẻ quốc tế) phát hành. Thẻ này có thể
thanh toán ở tất cả các đơn vị chấp nhận thẻ trên thế giới.
Phân loại theo đối tƣợng sử dụng:
- Thẻ cá nhân: Là thẻ đƣợc phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng
đƣợc đƣợc đủ các điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các

khoản chi tiêu thẻ bằng nguồn tiền của bản thân mình. Trong đó, thẻ cá nhân có hai
loại thẻ chính và thẻ phụ.
+ Thẻ chính: Do cá nhân hoặc tổ chức đứng tên ký hợp đồng phát hành và
sử dụng thẻ với tổ chức phát hành thẻ.
+ Thẻ phụ: Cá nhân đƣợc chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ và chủ thẻ
chính cam kết bằng văn bản thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh liên quan đến
việc sử dụng thẻ theo hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.
- Thẻ công ty: Là loại thẻ tín dụng dùng cho công ty thanh toán trong hoạt
động kinh doanh của mình. Công ty đứng tên ký hợp đồng sử dụng thẻ và uỷ quyền
cho ngƣời đứng tên trong thẻ tín dụng để sử dụng, đồng thời mọi thanh toán liên
quan đến thẻ đều do công ty thanh toán với ngân hàng phát hành.
Phân loại theo hạn mức tín dụng:
Các ngân hàng thƣờng phân thẻ tín dụng theo hạng nhằm quản lý đối tƣợng
khách hàng nhƣ thẻ chuẩn (standard), thẻ vàng (gold), thẻ bạch kim (platinum)…
Chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng có phân hạng càng cao thì đƣợc hƣởng càng nhiều ƣu
đãi và dịch vụ chất lƣợng hơn. Đa phần các ngân hàng ở Việt Nam, hạn mức tín
dụng của các chủ thẻ vàng và chuẩn dao động nhƣ đề cập ở dƣới:
- Thẻ vàng: Là thẻ có hạn mức tín dụng từ 50.000.000 -90.000.000

11


- Thẻ chuẩn: Là thẻ có hạn mức tín dụng từ 10.000.000-dƣới 50.000.000.
Trong đó, hạn mức tín dụng là mức dƣ nợ tối đa mà chủ thẻ đƣợc phép sử dụng
trong một chu kỳ tín dụng. Tùy vào chính sách của ngân hàng, mà các hạn mức tín
dụng này sẽ dao động khác nhau.
Phân loại thẻ theo công nghệ sản xuất:
- Thẻ dập nổi (Embossed Card): Dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu
tiên đƣợc sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay ngƣơi ta không còn sử dụng loại
thẻ này nữa vì kĩ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.

- Thẻ từ tính (Magnetic Card): Dựa trên kĩ thuật thƣ tín với hai băng từ chứa
thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã đƣợc sử dụng phổ biến trong những năm
qua, nhƣng đã bộc lộ một số nhƣợc điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hóa
đƣợc, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng
đƣợc kĩ thuật mã hóa, bảo mật thông tin, …
- Thẻ thông minh (IC/Smard Card): Đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán,
các thông tin đƣợc lƣu trữ bằng các vi mạch. Thẻ này sẽ đƣợc sử dụng phổ biến
trong tƣơng lai.
2.4.

Đặc điểm giao dịch của khách hàng cá nhân ở Việt Nam
Theo Nguyễn Đăng Dờn và các cộng sự (2011), và Nguyễn Minh Kiều (2011),

thì khách hàng cá nhân thƣờng có những đặc điểm sau
Thói quen sử dụng tiền mặt: Ngƣời Việt Nam bây giờ vẫn thƣờng quen
mang theo bên ngƣời và sử dụng tiền mặt để giao dịch. Điều đó là hiển nhiên khi ở
Việt Nam, những hình thức buôn bán nhỏ lẻ vẫn còn rất nhiều nhƣ các quán ăn nhỏ,
các quán nƣớc ven đƣờng, những gánh hàng rong, cửa hàng tạp hóa nhỏ, các sạp
bán lƣơng thực, thực phẩm tại chợ, … Ở những nơi nhƣ thế này, ngƣời ta chẳng bao
giờ có thể “thanh toán bằng thẻ”. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi hệ
thống các siêu thị điện máy, trung tâm thƣơng mại, … đƣợc mở rộng ngày càng
nhiều hơn. Ngƣời dân đã dần quen với việc nạp tiền vào tài khoản thẻ ATM và sử

12


×