Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH HUYỀN

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH HUYỀN

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng


Mã số: 8 34 02 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỲNH HOA

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn với đề tài hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có mục tiêu nghiên cứu về hệ thống
kiểm soát nội bộ tại BIDV chi nhánh Hàm Nghi. Với mục tiêu cụ thể là đánh giá
thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hệ
thống kiểm soát nội bộ tại BIDV là chi nhánh Hàm Nghi, có tiền thân là một chi
nhánh lớn nhất cả về quy mô hoạt động và nhân sự trong các chi nhánh Ngân hàng
Thương mại cổ phần Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) trước đây.
Thời gian của nghiên cứu là trong khoảng 3 năm sau sáp nhập từ tháng 5 năm 2015
đến hết quý III năm 2018.
Với mục tiêu nghiên cứu đã chọn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
thống kê thông qua việc thu thập các văn bản, quan sát quy trình, quy định, báo cáo,
biên bản kiểm tra, thu thập số liệu hoạt động của BIDV chi nhánh Hàm Nghi sau đó
tổng hợp và phân tích. Đồng thời tác giả thực hiện phỏng vấn các chuyên gia tại chi
nhánh để thu thập ý kiến đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ tại BIDV chi nhánh
Hàm Nghi và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại chi
nhánh. Từ đó đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ tại chi nhánh, tìm ra
các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội
bộ tại chi nhánh và căn cứ vào đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp để hoàn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh trong thời gian tới.


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tác giả

Nguyễn Minh Huyền


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cám ơn quý thầy cô là giảng viên trường Đại học Ngân
hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn cách nghiên cứu và
các kiến thức mới cho tác giả trong suốt 2 năm học của khóa đào tạo sau Đại học
vừa qua.
Tác giả xin chân thành cám ơn Thầy Võ Minh Đức là giáo viên chủ nhiệm
lớp CH18A cùng các thầy cô của văn phòng khoa sau Đại học đã luôn theo sát nhắc
nhở và giúp tác giả cùng các bạn trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Hoa, là người đã
tốn nhiều công sức, trí tuệ hướng dẫn nghiêm khắc, tỉ mỉ và luôn hỗ trợ tác giả hoàn
thành bài luận văn này.
Tác giả xin cám ơn các thầy cô trong hội đồng bảo vệ đề cương và bảo vệ
luận văn đã dành thời gian quý báu của mình để đọc và theo dõi phần trình bày của
tác giả để đưa ra những nhận xét góp ý cho tác giả thấy được những thiếu sót cần
chỉnh sửa trong kết quả nghiên cứu làm khóa luận này của tác giả và tiếp tục quá
trình nghiên cứu chuyên sâu hơn trong tương lai.
Xin gởi lời cám ơn đến các đồng chí lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp đã luôn
tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu từ sự hiểu biết và kinh
nghiệm thực tế làm việc của bản thân để hỗ trợ tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm tạ sâu sắc nhất đến mẹ, chồng và các con đã luôn

cảm thông, động viên, ủng hộ và tạo điều kiện hỗ trợ cả về mặt vật chất lẫn tinh
thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập khóa học sau Đại học và nghiên cứu
hoàn thành bài khóa luận này.
Tác giả

Nguyễn Minh Huyền


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ iv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ v
1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. v

2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. vii

2.1.

Mục tiêu tổng quát: .................................................................................. vii

2.2.

Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... vii

3.


Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... vii

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... viii

4.1.

Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. viii

4.2.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. viii

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... viii

6.

Tổng quan về đề tài nghiên cứu ................................................................ ix

7.

Kết cấu của luận văn ................................................................................. xii

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI............................................................................................... 1
1.1.


Khái niệm cơ bản ......................................................................................... 1

1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ .......................................................................... 1
1.1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................................................ 3
1.1.3. Khái niệm Hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại. ............. 4
1.2.

Vai trò của KSNB tại Ngân hàng thƣơng mại .......................................... 4

1.2.1. Bảo vệ tài sản và độ tin cậy của các báo cáo tài chính ................................. 5
1.2.2 . Bảo đảm việc tuân thủ luật pháp và các quy định. ...................................... 5
1.2.3. Dự báo và ngăn ngừa rủi ro. ......................................................................... 6
1.3.

Các bộ phận cấu thành KSNB .................................................................... 7

1.3.1. Môi trường kiểm soát (Control environment) .............................................. 7
1.3.2. Đánh giá rủi ro (Risk Assessment) ............................................................... 8
1.3.3. Hoạt động kiểm soát (Control Activities) ..................................................... 9


1.3.4. Thông tin và truyền thông (Information and Communication) .................. 10
1.3.5. Hoạt động giám sát (Monitoring Activities) ............................................... 10
1.4.

Mục tiêu của kiểm soát nội bộ: ................................................................. 11

1.4.1. Tính hiệu lực và hiệu quả (Effectiveness and Efficiency) .......................... 12
1.4.2. Tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính (Reliability of financial Reporting)12

1.4.3. Tính tuân thủ (Compliance) ........................................................................ 13
1.5.

Phân loại hoạt động kiểm soát nội bộ ...................................................... 13

1.6. Ðặc điểm của NHTM ảnh hƣởng đến việc xây dựng và vận hành của
hệ thống KSNB ..................................................................................................... 14
1.7. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của kiểm soát nội bộ tại ngân
hàng thƣơng mại .................................................................................................. 15
1.7.1. Nhân tố bên trong ....................................................................................... 15
1.7.2. Nhân tố bên ngoài ....................................................................................... 19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 19
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀM
NGHI ........................................................................................................................ 21
2.1.

Giới thiệu chung các quan điểm về KSNB tại Việt Nam ....................... 21

2.1.1. Quan điểm về kiểm soát nội bộ: ................................................................. 21
2.1.2. Quan điểm về kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng: ..................... 22
2.2. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam ..................................................................................................................... 24
2.3. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi
nhánh Hàm Nghi .................................................................................................. 25
2.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức: .............................................................................. 25
2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn từ 22/5/2015 đến
hết 31/12/2017. .......................................................................................................... 27
2.4.


Thực trạng hệ thống KSNB tại BIDV chi nhánh Hàm Nghi ................. 31

2.4.1. Về môi trường kiểm soát ............................................................................ 31
2.4.2. Về đánh giá rủi ro ....................................................................................... 35
2.4.3. Về hoạt động kiểm soát .............................................................................. 39


2.4.4. Về thông tin truyền thông ........................................................................... 44
2.4.5. Về giám sát ................................................................................................. 45
2.5. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia về các nhân tố ảnh hƣởng đến
KSNB tại BIDV Chi nhánh Hàm Nghi .............................................................. 46
2.5.1. Tiêu chí lựa chọn chuyên gia mời tham dự phỏng vấn .............................. 47
2.5.2. Kết quả phỏng vấn .................................................................................... 47
2.6.

Đánh giá về hệ thống KSNB tại BIDV CN Hàm Nghi ........................... 49

2.6.1. Kết quả đạt được ......................................................................................... 49
2.6.2. Các hạn chế ................................................................................................. 50
2.6.3. Nguyên nhân .............................................................................................. 51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 54
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BIDV CHI NHÁNH HÀM NGHI ......................... 55
3.1.

Xu hƣớng phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM ........... 55

3.1.1. Trên thế giới ................................................................................................ 55
3.1.2. Tại Việt Nam .............................................................................................. 55
3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại BIDV chi nhánh Hàm

Nghi ..................................................................................................................... 56
3.2.1. Về môi trường kiểm soát ............................................................................. 56
3.2.2. Về đánh giá rủi ro ....................................................................................... 58
3.2.3. Về hoạt động kiểm soát .............................................................................. 59
3.2.4. Về thông tin và truyền thông ...................................................................... 60
3.2.5. Về hoạt động giám sát ................................................................................ 61
3.3.

Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam .. 61

3.4.

Kiến nghị với các cơ quan hữu quan ....................................................... 64

3.4.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước ...................................................... 64
3.4.2. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan .................................................... 65
3.4.3. Kiến nghị đối với nơi đào tạo cán bộ cho ngành Ngân hàng...................... 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3. ....................................................................................... 67
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ............................................................. 69


TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH .............................................................. 71
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN .................................................... 72
PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÃ PHỎNG VẤN ......................... 74
PHỤ LỤC 3. BẢNG TRẢ LỜI CÂU HỎI PHỎNG VẤN................................... 77
PHỤ LỤC 4. VIỆC SÁP NHẬP MHB VÀO BIDV ............................................. 83


i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AICPA

BIDV

BCBS

Tiếng Anh

Tiếng Việt

American Institute of Certified Hiệp hội kế toán viên công
Public Accountants
Bank

for

Investment

chứng Hoa Kỳ
and

Development of Viet Nam

Ngân hàng Thương Mại Cổ
Phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam


Basel Committee on Banking Uỷ ban Basel về giám sát
supervision

ngân hàng

BSC

Balanced Scorecard

Thẻ điểm cân bằng

BGĐ

-

Ban Giám đốc

CAR

Capital Adequary Ratio

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu

CN

-

Chi nhánh

The Committee of Sponsoring

COSO

Organizations of the Treadway Commission

HĐQT

-

Hội đồng quản trị

HTKSNB

-

Hệ thống Kiểm soát nội bộ

INTOSAI

International Organization
Supreme Audit Institutions

KSNB

-

of

Cơ quan kiểm toán tối cao
Kiểm soát nội bộ
Ngân hàng Thương Mại Cổ


MHB

MEKONG HOUSING BANK

Phần Phát triển Nhà Đồng
Bằng Sông Cửu Long

M&A

Merges and acquisitions

Mua bán và sáp nhập


ii

NHNN

-

Ngân hàng nhà nước

NHTM

-

Ngân hàng thương mại

P.QLNB


-

Phòng Quản lý Nội bộ

P.QLRR

-

Phòng Quản lý Rủi ro

P.KTNQ

-

Phòng Kế toán Ngân quỹ

TCTD

-

Tổ chức tín dụng

TMCP

-

Thương mại cổ phần

RRHĐ


Rủi ro hoạt động


iii

DANH MỤC BẢNG
SỐ THỨ TỰ BẢNG

TÊN BẢNG

BẢNG 2.1.

CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA BIDV CHI
NHÁNH HÀM NGHI TỪ 22/5/2015 ĐẾN 30/9/2015

BẢNG 2.2.

QUY MÔ HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2015 -2017

BẢNG 2.3.

QUY MÔ TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2015 -2017


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
SỐ THỨ TỰ HÌNH


TÊN HÌNH

HÌNH 1.1.

Internal control framework - Principles and Components

HÌNH 2.1.

Mô hình tổ chức của BIDV- Chi nhánh Hàm Nghi


v

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng được ví như hệ thống mạch máu nuôi sống cơ thể chính là nền
kinh tế của một quốc gia. Ngành ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp và rất nhạy cảm
đối với sức khỏe của nền kinh tế. Bất kỳ một rủi ro phát sinh từ một ngân hàng
thương mại (NHTM) đều có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống và
ngay lập tức tác động tiêu cực đến tất cả hoạt động kinh tế, chính trị của đất nước.
Vì vậy, an toàn, kiểm soát, phòng tránh và hạn chế được tác động của rủi ro chính là
mục tiêu quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động của một ngân
hàng. Để thực hiện được được điều này không thể thiếu sự góp sức cực kỳ quan
trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) luôn
gắn liền từng ngày từng giờ trong từng hoạt động, từng nghiệp vụ của mỗi ngân
hàng, tổ chức tín dụng. Đây chính là công cụ hữu hiệu giúp cho nhà quản trị có thể
giám sát mọi hoạt động, phát hiện, thiết lập được các biện pháp ngăn chặn các rủi ro
và đưa ra được các thông tin báo cáo tin cậy cho quá trình đánh giá, điều hành,
hoạch định chiến lược phát triển cho ngân hàng mình. HTKSNB được thiết lập tốt
và vận hành đúng sẽ giúp mọi hoạt động của ngân hàng thương mại được giám sát

chặt chẽ hơn. Môi trường kiểm soát hợp lý sẽ giúp tăng tính tuân thủ trong quá trình
tác nghiệp của từng nghiệp vụ để đưa đến được kết quả cuối cùng là các số liệu báo
cáo tài chính chính xác, đáng tin cậy phục vụ cho công tác đánh giá kết quả hoạt
động, xây dựng kế hoạch chiến lược cho ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng
phát triển bền vững tạo nền tảng cho sự thành công trong hoạt động kinh doanh.
Trong những năm gần đây, hàng loạt các vụ án liên quan đến ngành ngân
hàng đã và đang làm mất lòng tin của khách hàng trong nước cũng như các nhà đầu
tư quốc tế đối với ngân hàng Việt Nam. Nhiều NHTM hoạt động yếu kém, kiểm
soát lỏng lẻo, lâm vào tình trạng nợ xấu cao... đã buộc phải tiến đến bước sáp nhập,
thậm chí bị mua lại với giá 0 đồng. Điều này đặt ra nghịch lý, tại sao luôn là một tổ
chức có HTKSNB được xây dựng khá chặt chẽ, bài bản, để lượng định và phòng
tránh rủi ro, các quy trình tác nghiệp luôn được chuẩn hóa và được giám sát đầy đủ


vi

nhưng hệ thống ngân hàng vẫn xảy ra liên tục nhiều nhiều vụ án như vậy. Có phải
nguyên nhân do HTKSNB tại các NHTM đã không phát huy được vai trò của mình
trong thực tế. Đây đang là một vấn đề quan trọng và cấp thiết đặt ra cho từng
NHTM nói riêng và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung cần phải nghiên
cứu để khắc phục, hoàn thiện hệ thống KSNB, mang lại sự an toàn và uy tín trong
hoạt động của ngành Ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hàm Nghi
(BIDV CN Hàm Nghi) ra đời từ sự sáp nhập, tiếp nhận toàn bộ con người, cơ sở vật
chất và hoạt động từ Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Sài Gòn (MHB CN Sài Gòn). Mang đặc thù của một NHTM sau sáp
nhập, luôn đứng giữa những điều mâu thuẫn từ con người, quy trình của hệ thống cũ
và mới đến việc cạnh tranh đối phó và tìm cách vươn lên trong môi trường còn
nhiều mâu thuẫn về cách làm việc nên vai trò của hệ thống KSNB càng cần chú
trọng.
Tính đến thời điểm hiện tại, sau hơn ba năm sáp nhập và đi vào hoạt động, hệ

thống KSNB của BIDV vốn được xây dựng rất quy mô và chặt chẽ đã được triển
khai tại BIDV CN Hàm Nghi. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống KSNB tại chi
nhánh vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Quá trình chuyển đổi tích hợp số liệu hoạt động
vẫn còn những sai sót về các thông tin khách hàng và hiện nay vẫn đang tiếp tục cập
nhật điều chỉnh vì cách quản lý theo dõi thông tin của hai hệ thống chương trình dữ
liệu là hoàn toàn khác biệt. Hệ thống KSNB đã không lường trước được hết mọi vấn
đề phát sinh trong lúc xây dựng ban hành quy trình tích hợp nên vẫn xảy ra những
sai sót rủi ro trong thực tế. Hệ thống thông tin và trao đổi thông tin trong HTKSNB
của chi nhánh vẫn còn sai sót, thiếu chính xác dẫn tới sự chậm trễ và mất thời gian
trong việc đối chiếu kiểm tra tổng hợp số liệu báo cáo, xác minh lại thông tin, các
quy trình quy định BIDV ban hành nhằm mục đích kiểm soát tuy có triển khai
nhưng quá trình thực hiện vẫn chưa thực sự đảm bảo đầy đủ và trọn vẹn, môi trường
kiểm soát chưa được chuẩn hóa, hoạt động kiểm tra giám sát chưa chặt chẽ... Chính
vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân


vii

hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam” làm đề tài luận văn
thạc sĩ. Với mục đích thông qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu đã chọn, tác giả sẽ
phác họa được bức tranh toàn cảnh về HTKSNB của BIDV tại chi nhánh Hàm Nghi
- một NHTM sau sáp nhập và các bất cập cần giải quyết. Từ đó, có thể đưa ra các
giải pháp và kiến nghị thích hợp để hệ thống KSNB của BIDV tại chi nhánh Hàm
Nghi có thể đạt được các mục tiêu hướng tới của một HTKSNB là tính hiệu lực,
hiệu quả, sự tin cậy của các báo cáo tài chính, sự tuân thủ các quy định của ngành,
của pháp luật và đảm bảo được tính minh bạch phù hợp với điều kiện thực tế và xu
hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng nhiều thay đổi phức
tạp nhiều rủi ro và áp lực.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.


Mục tiêu tổng quát:
Luận văn nghiên cứu mục tiêu tổng quát là thực trạng hệ thống kiểm soát nội

bộ tại BIDV chi nhánh Hàm Nghi, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống
KSNB tại BIDV chi nhánh Hàm Nghi.
2.2.

Mục tiêu cụ thể
Nhằm đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, bài luận văn cần có những mục

tiêu cụ thể như sau:
-

Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB của BIDV tại BIDV CN Hàm Nghi.

-

Nhận diện các nhân tố có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB của BIDV tại chi
nhánh Hàm Nghi.

-

Đề xuất các giải pháp và các kiến nghị để hoàn thiện hệ thống KSNB tại BIDV
chi nhánh Hàm Nghi.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành các mục tiêu cụ thể đã nêu ở phần trên, luận văn cần có những
câu hỏi:
-


Câu hỏi 1: Thực trạng của hệ thống KSNB của BIDV tại BIDV Chi nhánh Hàm
Nghi hiện nay như thế nào?


viii

Câu hỏi 2: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hệ thống KSNB của BIDV chi nhánh

-

Hàm Nghi?
-

Câu hỏi 3: Các giải pháp và kiến nghị nào giúp hoàn thiện hệ thống KSNB của
BIDV chi nhánh Hàm Nghi?
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của
BIDV chi nhánh Hàm Nghi.

-


Phạm vi thời gian: Tác giả chọn khoảng thời gian nghiên cứu của luận văn
trong giai đoạn từ sau sáp nhập (22/5/2015) đến hết quý 3 năm 2018
(30/9/2018).

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện theo phương pháp nghiên cứu thống kê, tổng hợp, phân

tích, so sánh và phương pháp phỏng vấn các chuyên gia.
-

Tổng hợp, chọn lọc phân tích thông tin từ các tài liệu nghiên cứu chuyên ngành,
giáo trình, sách chuyên ngành, luật, thông tư, Báo cáo COSO, Hiệp ước
BASEL, các văn bản quy định, văn bản luật, văn bản hướng dẫn của NHNN,
của các cơ quan ban ngành, của BIDV, các quy trình, các bộ quy chuẩn nội bộ,
văn bản kế hoạch chiến lược phát triển, tuyên bố sứ mệnh, tầm nhìn đã được
BIDV ban hành, các văn bản liên quan rủi ro hoạt động, và cảnh báo nguy cơ
rủi ro định kỳ BIDV công bố trên mạng nội bộ của hệ thống để làm nền tảng và
cơ sở đối chiếu cho nghiên cứu của mình và đánh giá về việc xây dựng và quy
mô của HTKSNB BIDV đang được triển khai.

-

Phân tích quy trình hoạt động thực tế hàng ngày tại BIDV chi nhánh Hàm Nghi,
thu thập số liệu hoạt động thực tế từ các báo cáo tài chính của BIDV Chi nhánh
Hàm Nghi


ix


-

Thống kê các báo cáo các đợt tự kiểm tra và kiểm tra đã thực hiện tại chi nhánh
Hàm Nghi cùng các bảng tổng hợp đánh giá lỗi tác nghiệp và cảnh báo nguy cơ
rủi ro định kỳ BIDV công bố trên mạng nội bộ của hệ thống để đối chiếu so
sánh với các quy định về KSNB đã được BIDV ban hành.

-

Phỏng vấn chuyên gia tại chi nhánh với mục đích xác định các nhân tố đang
làm ảnh hưởng đến hệ thống KSNB của BIDV từ đó đối chiếu lại với phần
nghiên cứu thực tế để tìm hiểu về thực trạng HTKSNB tại BIDV chi nhánh
Hàm Nghi. Đồng thời tham khảo ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các
nhân tố ảnh hưởng đến HTKSNB tại BIDV chi nhánh Hàm Nghi để đề xuất các
giải pháp và kiến nghị phù hợp giúp hoàn thiện HTKSNB của BIDV tại chi
nhánh Hàm Nghi.

6.

Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Hoạt động kiểm soát nội bộ (KSNB) đã có từ rất lâu, có thể nói rằng ngay từ

lúc sơ khai của lịch sử loài người đã có hoạt động này, từ việc con người nguyên
thuỷ bảo vệ thức ăn do mình săn bắt được. KSNB xuất hiện trong mọi hoạt động,
mọi tổ chức của xã hội loài người. Đến nay, KSNB luôn có vai trò rất quan trọng
trong mọi hoạt động của một tổ chức. KSNB giúp nhà quản lý duy trì hoạt động của
tổ chức ổn định, an toàn và phát triển bền vững. Chính vì sự quan trọng của KSNB,
đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến hệ thống
KSNB trong hoạt động ngân hàng cũng như liên quan đến báo cáo tài chính. Ngày

nay, với sự phát triển liên tục và mạnh mẽ của nền kinh tế, môi trường cạnh tranh
gay gắt đã làm cho hệ thống kiểm soát nội bộ ngày càng có vị trí quan trọng trong
các tổ chức. Do đó, kiểm soát nội bộ hiện là chủ đề được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu.
Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009) đã thực hiện nghiên cứu về đánh giá
các hệ thống kiểm soát nội bộ Uganda trong năm 2009. Mục tiêu của nghiên cứu
này là xây dựng mô hình chuẩn sử dụng trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ trong các dự án khu vực công ở Uganda do Ngân hàng Phát triển Châu Phi tài
trợ. Tác giả bài nghiên cứu đã dựa trên báo cáo COSO và khuôn mẫu COBIT để


x

thiết lập mô hình các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là hệ thống kiểm
soát nội bộ. Sau khi tiến hành nghiên cứu, Angella & Eno L.Inanga kết luận rằng có
6 nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, bao gồm: Môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm soát,
giám sát và công nghệ thông tin.
Etuk Ifiok Charles (2011) với nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
ở các ngân hàng tại Nigeria (Evaluation of internal control system of banks in
Nigeria). Mục đích của bài nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm
soát nội bộ trong ngân hàng Nigeria. Tác giả đã đưa ra 6 giả thuyết nghiên cứu liên
quan đến ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến các hoạt động của các ngân
hàng tại Nigeria. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của hệ thống kiểm soát
nội bộ trong ngân hàng đã cung cấp sự đảm bảo hợp lý về hiệu quả của hoạt động
quản lý, sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, độ tin cậy của báo cáo kế toán và
báo cáo quản trị và việc đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định trong ngân
hàng ở Nigeria. Đồng thời, từ kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở các
ngân hàng, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị để cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
ở các ngân hàng này như nâng cao các khía cạnh kỹ thuật của kiểm soát nội bộ,

nâng cao đãi ngộ đối với các nhân viên kiểm soát nội bộ
Nghiên cứu của Iris HY Chiu mang tên “Regulating (from) the Insite: The
legal Framework for Internal Control in Bank and Financial Institution” năm 2015,
xem xét việc tăng cường kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng và các định chế tài
chính. Trong nghiên cứu của mình, Iris HY Chiu đã đề xuất chiến lược thay thế các
biện pháp cải cách sau khủng hoảng ở EU và nước Anh để nâng cao hiệu quả của
KSNB.
Tại Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu về Hệ thống KSNB của NHTM
như Hồ Tuấn Vũ (2016), với đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt
Nam”. So với mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của Hệ thống kiểm


xi

soát nội bộ theo các báo cáo BASEL, các nghiên cứu của các tác giả Angella
Amudo & Eno L. Inanga (2009) thì có 5 nhân tố kế thừa bao gồm: Môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Tuy
nhiên, có 2 nhân tố mới ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB được phát hiện
qua nghiên cứu này bao gồm: thể chế chính trị, lợi ích nhóm. Điều này phù hợp với
đặc điểm của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt
Nam, sự tác động của nhà nước trong việc quản lý trực tiếp hoạt động ngân hàng,
lợi ích nhóm trong ngân hàng.
Có hai nghiên cứu khác của tác giả Phạm Thanh Thủy đã thực hiện đề tài
nghiên cứu “Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại Việt
Nam và một số khuyến nghị” năm 2016 và đề tài “Một số vấn đề về hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” năm 2017 của cùng tác giả. Ở
hai nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện khảo sát thực trạng môi trường kiểm soát,
thực trạng quy trình đánh giá rủi ro, thực trạng hệ thống thông tin và trao đổi thông
tin, thực trạng các hoạt động kiểm soát, thực trạng giám sát các kiểm soát của hệ

thống các NHTM. Sau đó, tác giả phân tích và đưa ra một số đánh giá về hệ thống
kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại hiện nay so với quy định của Ngân
hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế. Qua nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá được
thực trạng chung và các vấn đề của hệ thống KSNB tại NHTM Việt Nam, nguyên
nhân của các tồn tại và những giải pháp để cải thiện giúp hệ thống KSNB tại
NHTM Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn.
Sau khi tìm hiểu những nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước có
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài của luận văn, tác giả nhận thấy rằng các
nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB nhưng
chưa hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh, môi trường của hệ thống KSNB trong ngân
hàng Việt Nam do cơ sở và dữ liệu nghiên cứu có những điểm rất khác biệt so với
đặc thù hoạt động KSNB tại Việt Nam. Còn các nghiên cứu trước trong nước
thường chỉ đánh giá phân tích chung về HTKSNB ngân hàng, hoặc trong từng hoạt
động tín dụng, trong phòng ngừa rủi ro hoặc trong phân tích báo cáo tài chính hoặc


xii

đến tính hữu hiệu của HTKSNB. Đến nay gần như chưa có nghiên cứu về quy trình
KSNB và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của HTKSNB
tại một NHTM đặc biệt, đó là NHTM hình thành sau sáp nhập hai hệ thống NHTM.
Đây chính nguyên nhân chính để tác giả chọn đề tài “Hệ thống kiểm soát
nội bộ tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển Việt Nam” làm
đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
7.

Kết cấu của luận văn
Luận văn có cấu trúc 3 chương như sau
Chương 1: Những vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương


mại
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hàm Nghi
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hàm Nghi


1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Tại chương này, tác giả giới thiệu các khái niệm về KSNB, hệ thống KSNB,
KSNB và HTKSNB tại NHTM, vai trò, mục tiêu của KSNB, các bộ phận cấu thành
KSNB, phân loại hoạt động kiểm soát nội bộ và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động của kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại. Từ đó hình thành cơ sở để tác
giả nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Hàm Nghi ở chương kế tiếp.
1.1.

Khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ
Hoạt động kiểm soát đã tồn tại rất lâu trên thế giới, theo HenriFayol (1949,
trang 49)1, kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có thực hiện theo
đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay không, từ
đó nhằm chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần điều chỉnh, tìm ra các nguyên nhân để
ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn.
Theo hướng dẫn về Chuẩn mực KSNB cho đơn vị khu vực công do Tổ chức
quốc tế các Cơ quan Kiểm toán Tối cao (INTOSAI)2 ban hành thì KSNB là một quá


1

HenriFayol: (29 tháng 7 năm 1841 – 19 tháng 11 năm 1925) là một tác giả, kỹ sư, chủ khai thác, giám đốc
mỏ và cũng đồng thời là người đã phát triển học thuyết chung về quản trị kinh doanh hay thường được biết
với tên gọi là học thuyết Fayol (Fayolism). Ông và các cộng sự đã xây dựng một học thuyết độc lập với học
thuyết quản lý theo khoa học gần như đồng thời. Giống như học giả đương thời, Frederick Winslow Taylor,
ông cũng được biết đến rộng rãi như là cha đẻ của phương pháp quản lý hiện đại.
2

INTOSAI là một tổ chức tự chủ, bảo trợ cho cộng đồng các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trên thế giới,
được thành lập năm 1953 tại Cuba. INTOSAI có 7 tổ chức kiểm toán tối cao khu vực, gồm: Khu vực Mỹ La
tinh, khu vực châu Phi, khu vực các quốc gia Ả Rập , khu vực châu Á , khu vực Thái Bình Dương, khu vực
Caribe , khu vực châu Âu, với 192 thành viên chính thức. INTOSAI cung cấp khung thể chế cho các thành
viên nhằm thúc đẩy sự phát triển và chuyển giao kiến thức, nâng cao chất lượng hoạt động KTNN, tăng
cường năng lực chuyên môn, vị thế và ảnh hưởng của các cơ quan KTNN thành viên mỗi quốc gia thông qua
việc ban hành hệ thống chuẩn mực, hướng dẫn nghề nghiệp (ISSAI) và thông lệ tốt về hoạt động kiểm toán.
INTOSAI đã ban hành và đưa vào sử dụng hệ thống tài liệu nền tảng hướng dẫn về địa vị
pháp lý, cơ cấu tổ chức của cơ quan KTNN và hoạt động kiểm toán.


2

trình độc lập bị tác động bởi người quản lý và các cá nhân trong tổ chức và được
thiết kế để nhận diện rủi ro và cung cấp giải pháp tin cậy nhằm đạt được sứ mạng
của tổ chức, những mục tiêu chung cần đạt được là: Vận hành có trật tự, đúng đắn,
tính kinh tế, các hoạt động có hiệu lực và hiệu quả; Thực hiện tốt trách nhiệm giải
trình; Tuân theo luật pháp và các quy tắc; Bảo đảm an toàn nguồn lực chống lại mất
mát, lãng phí và thiệt hại.
Theo COSO Internal Control 2013, cho rằng “KSNB là một quy trình đưa ra

bởi Ban quản trị của doanh nghiệp, nhà quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế
để đưa ra sự đảm bảo cho việc đạt được mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân
thủ.”. Điểm nổi bật của báo cáo COSO là một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị,
trong đó KSNB không còn chỉ là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà
được mở rộng ra cho các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ.
Trong khái niệm này, tổ chức COSO đã tập trung vào 4 nội dung cụ thể:
-

KSNB là một quá trình: mỗi một hoạt động của đơn vị đều phải tuân thủ theo quy
trình từ khâu lập kế hoạch, thực hiện hoạt động và giám sát các hoạt động đó. Muốn
đạt được các mục tiêu đã đề ra, mọi đơn vị phải kiểm soát được các hoạt động của
mình trong tất cả các khâu đồng thời phải các hoạt động này được liên tục diễn ra
và được có mặt trong mọi bộ phận.

-

KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: các chủ thể trong tổ chức như
HĐQT, Ban Giám đốc (BGĐ), nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị đều tham
gia vào công tác KSNB. KSNB chỉ là công cụ của nhà quản lý. Các chủ thể trong tổ
chức sẽ xây dựng các mục tiêu, đưa ra các biện pháp kiểm soát và là người vận
hành các biện pháp kiểm soát đó. Do khả năng, kinh nghiệm, kiến thức của mỗi chủ
thể là khác nhau nên việc hiểu rõ, trao đổi, hành động đôi khi không nhất quán với
nhau. Vì thế, các thành viên trong một tổ chức phải am hiểu về trách nhiệm và
quyền hạn của mình, xác định được các mục tiêu, nhiệm vụ, cách thức thực hiện để
đạt được mục tiêu của tổ chức.

-

KSNB đảm bảo tính hợp lý cho nhà quản lý, điều này khẳng định KSNB không
đảm bảo tuyệt đối việc thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý. Bởi KSNB luôn



3

luôn có những hạn chế vốn có như: sai lầm của con người khi quyết định, các cá
nhân thông đồng với nhau, nhà quản lý lạm quyền... Mặt khác, một nhà quản lý
luôn cân nhắc giữa chi phí bỏ ra để thực hiện kiểm soát với lợi ích được mong đợi
từ quá trình kiểm soát đó.
-

KSNB đảm bảo các mục tiêu, có 3 mục tiêu KSNB cần hướng tới đó là: mục tiêu về
hoạt động, mục tiêu về báo cáo tài chính, mục tiêu về sự tuân thủ.
Hiện tại, định nghĩa này được chấp nhận khá rộng rãi và vì nó đáp ứng được
yêu cầu về minh bạch thông tin của các công ty đặc biệt là các công ty niêm yết trên
sàn chứng khoán nên được liên đoàn kế toán quốc tế thừa nhận.
1.1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kì (AICPA), thì Hệ thống kiểm
soát nội bộ (HTKSNB) được định nghĩa là “Hệ thống kế hoạch, tổ chức và tất cả
các phương pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản
của các tổ chức, kiểm tra độ chính xác và tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy
hiệu quả hoạt động và khích lệ, bám sát chủ trương quản lý đã đặt ra”.
Theo Alvin A.rens và cộng sự (2000, trang 196) cho rằng “Để đạt được mục
tiêu cần phải xây dựng một HTKSNB, theo đó hệ thống bao gồm các chính sách,
thủ tục đặc thù được thiết kế để cung cấp cho các nhà quản lý sự đảm bảo hợp lý để
thực hiện các mục tiêu đã định. Mục tiêu đó bao gồm: đảm bảo độ tin cậy của thông
tin; bảo vệ tài sản và sổ sách; đẩy mạnh tính hiệu quả trong hoạt động; tăng cường
sự gắn bó với các chính sách và thủ tục đã đề ra”.
Như vậy, khi đề cập đến khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ là đề cập đến
các chính sách, thủ tục, các bước kiểm soát do lãnh đạo đơn vị xây dựng, thiết lập

theo đặc trưng của đơn vị có tính chất bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong đơn vị. Vì
vậy, hệ thống KSNB bao gồm cả KSNB và bản thân con người cùng với những
phương tiện có tính chất kỹ thuật, cấu trúc hướng đến kiểm soát mang tính bền
vững, ổn định, đảm bảo và lâu dài. Hệ thống KSNB thường được bản thân các lãnh


4

đạo đơn vị xây dựng, thiết lập hướng vào kiểm soát các hoạt động trong phạm vi và
trách nhiệm của đơn vị.
1.1.3. Khái niệm Hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại.
Các hiệp ước Basel ra đời và phát triển đã dần trở thành chuẩn mực chung
cho KSNB trong hoạt động ngân hàng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo
Basel3, KSNB là một quá trình thực hiện bởi Ban Giám đốc, quản lý cấp cao và
toàn bộ nhân viên NHTM. KSNB hoạt động liên tục ở các cấp. Trong đó, Ban Giám
đốc và lãnh đạo cấp cao của NHTM chịu trách nhiệm thiết lập HTKSNB phù hợp
tạo điều kiện cho quá trình KSNB hiệu quả và theo dõi hiệu quả của nó trên cơ sở
liên tục và mỗi cá nhân trong tổ chức đếu phải tham gia quá trình này, không có ai
ngoại lệ.
Vai trò của KSNB tại Ngân hàng thƣơng mại

1.2.

NHTM là loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ
chuyên đi vay để cho vay. Theo thông tư 13/2018/TT-NHNN và các quy định của
pháp luật có liên quan HTKSNB của NHTM được tổ chức thực hiện nhằm kiểm
soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
HTKSNB thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro,
đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ của NHTM. Như vậy, KSNB có
vai trò rất quan trọng trong tất cả mọi hoạt động cũng như quá trình hình thành và

phát triển của một NHTM. Đó chính là:
-

Bảo vệ tài sản và độ tin cậy của các báo cáo tài chính.

-

Bảo đảm việc tuân thủ luật pháp và các quy định.

-

Dự báo và ngăn ngừa rủi ro.
3

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành

lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển
(G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào
thập kỷ 80. Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992. Quý 4/2003,
phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hoàn thiện. Tháng 1/2007, Basel II có hiệu lực. Năm 2010,
hiệp ước Basel III ra đời với những tiêu chuẩn chặt chẽ và ngặt nghèo hơn.


×