Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh sài gòn phòng giao dịch hòa hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.77 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
------

TRẦN THỊ KIM NGÂN

HOẠT ĐỘNG CHO V

TI

NG TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH SÀI GÒN - PHÒNG GIAO DỊCH HÒA
HƯNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
------



TRẦN THỊ KIM NGÂN

HOẠT ĐỘNG CHO V

TI

NG TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH SÀI GÒN - PHÒNG GIAO DỊCH HÒA
HƯNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. LÊ THỊ ANH QUYÊN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


TÓM TẮT
Dựa trên những lý luận cơ bản và thực tiễn về cho vay tiêu dùng, đề tài nghiên cứu
này tìm hiểu về o t đ n c o v

tiêu dùng t i Ngân hàng t ươn m i cổ phần

Việt Nam Thịn Vượng - Chi nhánh Sài Gòn - Phòng giao dịc Hò Hưn , từ đó
đư r m t số kiến nghị nhằm mở r ng và nâng cao hiệu quả ho t đ ng cho vay tiêu

dùng t i đâ . Bằng việc áp dụn các p ươn p áp so sánh, p ân tíc , đề tài nêu và
làm rõ được thực tr ng cho vay tiêu dùng t i Phòng giao dịc Hò Hưn . Bên c nh
đó, kết quả nghiên cứu chỉ r được ngoài m t số ưu điểm, ho t đ ng cho vay tiêu
dùng của Ngân hàng còn tồn t i m t số h n chế về tìn

ìn

u đ ng vốn, về quy

trình cho vay, về sản phẩm c o v , cũn n ư là các c ín sác về khách hàng, ho t
đ ng Marketing cần khắc phục. Từ đó đư r m t số kiến nghị n ư oàn thiện quy
trình cho vay, điều chỉnh m t số qu định về sản phẩm cho vay tiêu dùng, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, phát triển chính sách khách hàng, tăn cường phát triển
chiến lược Marketing, góp phần mở r ng và nâng cao hiệu quả ho t đ ng cho vay
tiêu dùng t i N ân àn t ươn m i cổ phần Việt Nam Thịn Vượng - Chi nhánh
Sài Gòn - Phòng giao dịc Hò Hưn .
ABSTRACT
Based on the basic theory and reality for consumer lending, this research topic
explores consumer lending activities at Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial
Bank - Saigon Branch - Hoahung Front office, thereby making some
recommendations to expand and improve the efficiency of consumer lending
activities here. By using comparison and analysis methods, the report aims to
understand the lending activities of Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial
Bank - Saigon Branch - Hoahung Front office towards individuals and households
to propose appropriate measures to help the bank improve its performance. The
findings reveal that though the bank is well-performed, there are still areas for
improvement. The recommended areas are: lending procedures, human resources,
customer relationship management, and marketing strategy.



LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là
trung thực, tron đó k ôn có các n i dun đã được công bố trước đâ hoặc các n i
dun do n ười khác thực hiện ngo i trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầ đủ trong
khóa luận.


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập t i trườn đ i học Ngân Hàng TP. Hồ C í Min , em đã
được các thầy cô giản viên qu n tâm, iúp đỡ và chỉ d y tận tình. Với tri thức và
tâm huyết của mình, các thầ cô đã tru ền đ t vốn kiến thức quý báu để em có thể
hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn c ân t àn và sự tri ân sâu sắc
đến quý Thầy Cô củ k o

ài c ín và k o N ân àn , cũn n ư quý

ầy Cô

củ trườn , đã cun cấp cho em nền tảng kiến thức vữn c ắc.
Em xin trân trọng cảm ơn Cô Lê

ị An Qu ên đã tận tìn

ướng dẫn và giúp em

bổ sung những khiếm khuyết về kiến thức để em có thể hoàn thiện bài khóa luận.
Với vốn kiến thức cũn n ư trìn đ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn h n chế
nên khóa luận khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đón
góp củ quý


ầy Cô và các anh chị để kiến thức củ em được hoàn thiện ơn.

Sau cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô k o
n ư quý

ài c ín và k o N ân àn , cũn

ầy Cô củ trườn Đ i học Ngân àn

khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý.

. Hồ C í Min dồi dào sức


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................ 6
1.1. Lý luận chung về cho vay tiêu dùng .............................................................6
1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng ....................................................................6
1.1.1.1. Tín dụng ngân hàng ............................................................................6
1.1.1.2. Khái niệm cho vay ...............................................................................6
1.1.1.3. Cho vay tiêu dùng ...............................................................................7
1.1.2. Phân loại cho vay tiêu dùng .....................................................................7

1.1.2.1. Phân loại theo thời hạn cho vay .........................................................7
1.1.2.2. Phân loại theo xuất xứ/ nguồn gốc của khoản vay .............................8
1.1.2.3. Phân theo tính chất đảm bảo/ mức độ tín nhiệm của người vay ........8
1.1.3. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng ..............................................................8
1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng .................................................................10
1.1.4.1. Đối với kinh tế - xã hội......................................................................10
1.1.4.2. Đối với ngân hàng.............................................................................10
1.1.4.3. Đối với khách hàng ...........................................................................11
1.2. Các yếu tố mở rộng cho vay tiêu dùng .......................................................12
1.2.1. Các yếu tố từ phía ngân hàng ................................................................12
1.2.1.1. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh ...................................................12
1.2.1.2. Vốn tự có và điều kiện nội lực của ngân hàng ..................................12
1.2.1.3. Chính sách tín dụng của ngân hàng .................................................13
1.2.1.4. Công tác tổ chức ...............................................................................13


ii

1.2.1.5. Chất lượng đội ngũ cán bộ của ngân hàng .......................................13
1.2.1.6. Công tác thông tin .............................................................................14
1.2.2. Các yếu tố từ phía khách hàng ..............................................................14
1.2.2.1. Các yếu tố về nhân thân, nhu cầu vốn của khách hàng, khả năng trả
nợ ....................................................................................................................14
1.2.2.2. Tài sản đảm bảo ................................................................................16
1.2.3. Các yếu tố bên ngoài ...............................................................................16
1.3. Những rủi ro trong cho vay tiêu dùng ........................................................18
1.3.1. Nguồn thông tin hạn hẹp, một phía từ khách hàng ..............................18
1.3.2. Rủi ro từ phía khách hàng .....................................................................18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH SÀI

GÒN - PHÒNG GIAO DỊCH HÒA HƯNG ......................................................... 20
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam
Thịnh Vượng - Chi nhánh Sài Gòn - Phòng giao dịch Hòa Hưng ..................20
2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng và những thành tựu đạt được ..............................................................20
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh .................................................................................22
2.1.3. Giới thiệu đơn vị Phòng giao dịch Hòa Hưng ......................................23
2.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Hòa Hưng
........................................................................................................................23
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch Hòa Hưng ..............................24
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt
Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Sài Gòn - Phòng giao dịch Hòa Hưng .........25
2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt
Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Sài Gòn - Phòng giao dịch Hòa Hưng ......25
2.2.2. Sản phẩm, chính sách cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại
cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng ......................................................................32
2.2.2.1. Một số sản phẩm cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo .......32
2.2.2.2. Một số sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo ..................34
2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ...............................................39


iii

2.2.3.1. Tình hình huy động vốn .....................................................................39
2.2.3.2. Doanh số cho vay tiêu dùng ..............................................................40
2.2.3.3. Dư nợ cho vay tiêu dùng ...................................................................43
2.3. Những tồn tại và nguyên nhân trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Sài Gòn – Phòng
giao dịch Hòa Hưng: ...........................................................................................46
2.3.1. Về quy trình .............................................................................................46

2.3.2. Về sản phẩm ............................................................................................47
2.3.3. Về các nhân tố khác................................................................................49
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH SÀI GÒN - PHÒNG
GIAO DỊCH HÒA HƯNG ..................................................................................... 50
3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng ..................................................50
3.2. Các kiến nghị.................................................................................................51
3.2.1. Về quy trình .............................................................................................51
3.2.2. Về sản phẩm cho vay ..............................................................................51
3.2.3. Kiến nghị khác ........................................................................................52
3.2.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ...........................................52
3.2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng .............................................................................................................52
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 54
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN .................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 56


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BĐS

Bất động sản


CBTD

Cán bộ tín dụng

CN

Chi nhánh

CSR

Chuyên viên dịch vụ khách hàng thuộc Phòng dịch vụ khách hàng
được đặt tại Chi nhánh hoặc Phòng giao dịch

CVTD

Cho vay tiêu dùng

DTI

Tỷ lệ tổng nghĩa vụ trả nợ/tổng thu nhập dùng để trả nợ của khách
hàng vay

KH

Khách hàng

PGD

Phòng giao dịch


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

TMCP

Thương mại cổ phần

TSĐB

Tài sản đảm bảo


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Biểu lãi suất của VPBank từ năm 2015 đến năm 2017 Trang 40

Bảng 2.2: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay

Trang 42


Bảng 2.3: Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn

Trang 43

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay

Trang 44

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn

Trang 46


vi

DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ

Trang

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VPBank - CN Sài Gòn - Trang 25
PGD Hòa Hưng
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tiêu dùng tại VPBank

Trang 32


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trên con đường thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước, Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng. Sự việc này đòi hỏi tất
cả các lĩnh vực của nền kinh tế phải có sự đột phá thì mới có thể thích nghi và phát
triển bền vững. Ngân hàng được xem là ngành chủ chốt của nước ta vì nó góp phần
tạo ra một số lượng lớn nguồn vốn cho quốc gia nên mọi hoạt động của các ngân
hàng sẽ luôn được quan tâm và chú ý.
Xã hội ngày càng tiến bộ hơn, chính vì thế mà nhu cầu của con người cũng ngày
một tăng cao hơn. Cuộc sống giờ đây không chỉ bó hẹp trong việc “ăn no, mặc ấm”
mà đang dần chuyển sang “ăn ngon, mặc đẹp”. Nhu cầu là điều thiết yếu bên trong
mỗi con người nên mỗi phần thể cá nhân cũng được xem là một đối tượng quan
trọng mà các ngân hàng muốn hướng tới. Đó là điều kiện thuận lợi cho hoạt động
ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng (CVTD) nói riêng phát triển.
Nhận thức được điều này, hiện nay các ngân hàng đang đánh mạnh vào việc khai
thác thị trường tiềm năng trong tương lai đó là các khách hàng (KH) cá nhân thay vì
chỉ tập trung vào đối tượng KH truyền thống doanh nghiệp. Và Ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã đạt được một số thành công
trong việc phát triển các sản phẩm CVTD, hoạt động này đã đem lại nguồn thu nhập
cao cho VPBank.
Tuy CVTD đã có sự tăng trưởng về số lượng cả chất lượng nhưng hoạt động này
của VPBank - CN Sài Gòn - PGD Hòa Hưng chưa phát huy hết khả năng. Trong
thời gian tới, Ngân hàng sẽ gặp nhiều thách thức cạnh tranh từ các ngân hàng
thương mại (NHTM) trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài khác trên địa
bàn. Vì vậy, đòi hỏi VPBank - Chi nhánh (CN) Sài Gòn - Phòng giao dịch (PGD)
Hòa Hưng phải có một chiến lược mở rộng CVTD hiệu quả. Xuất phát từ thực trạng
trên, em đã chọn đề tài “HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN


2


HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH
SÀI GÒN - PHÒNG GIAO DỊCH HÒA HƯNG” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động CVTD, đặc điểm, vai trò của CVTD
đối với các chủ thể của nền kinh tế. Qua đó thấy được tầm quan trọng của hoạt động
CVTD ở các Ngân hàng thương mại (NHTM).
Xem xét một cách tổng quát và có hệ thống hoạt động CVTD của VPBank - CN Sài
Gòn - PGD Hòa Hưng, tìm ra hạn chế, tồn tại trong hoạt động CVTD, từ đó đưa ra
kiến nghị nhằm góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu
dùng tại VPBank - CN Sài Gòn - PGD Hòa Hưng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng - CN Sài Gòn - PGD Hòa Hưng.
Phạm vi nghiên cứu:
• Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM
• Về không gian: Tập trung phân tích thực trạng hoạt động CVTD tại
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - CN Sài Gòn - PGD Hòa
Hưng
• Về thời gian: Bài báo cáo nghiên cứu thực trạng hoạt động CVTD tại
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - CN Sài Gòn - PGD Hòa
Hưng giai đoạn 2015 đến 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được phát triển theo phương thức định tính. Áp dụng các phương
pháp so sánh, phương pháp phân tích về hoạt động cho vay tiêu dùng.


3

5. Nguồn số liệu của đề tài

Số liệu được thu thập từ báo cáo Tổng kết Kết quả kinh doanh của VPBank - CN
Sài Gòn - PGD Hòa Hưng.


4

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng đã được rất nhiều các tác giả khác nghiên cứu và
xuất bản giáo trình. Nội dung những giáo trình này chỉ mang tính chất cơ sở lý luận
về tài chính ngân hàng nói chung và về hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
Ngoài ra, cũng có một số tác giả nghiên cứu về “phát triển cho vay tiêu dùng” ở
nhiều góc độ khác nhau thông qua các bài khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ,...
Cụ thể như, đề tài “Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Đỗ Thị Thùy
Trang (2011), Đại học Đà Nẵng, Luận văn đã phân tích được các chỉ tiêu đánh giá
phát triển cho vay tiêu dùng, từ đó đánh giá, phân tích thực trạng phát triển cho vay
tiêu dùng tại Agribank Đà Nẵng và đưa ra các giải pháp cụ thể: Hoàn thiện chính
sách khách hàng, tăng cường quảng cáo tiếp thị. Hay đề tài “Phát triển cho vay tiêu
dùng tại Vietcombank Quảng Nam” của tác giả Phạm Doãn Quốc (2012), Đại học
Đà Nẵng, tác giả cũng đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng và
phát triển cho vay tiêu dùng, phân tích thực trạng, đánh giá kết quả và những hạn
chế của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Quảng Nam, từ đó đề xuất
một số biện pháp nhằm phát triển cho vay tiêu dùng tại đơn vị. Hay khóa luận tốt
nghiệp “Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương
Mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPBank Chi nhánh Sài Gòn - Phòng giao dịch
Hòa Hưng giai đoạn 2015-2017” của tác giả Phú Nữ Ngọc Thúy (2018), Đại học
Kinh tế TP. HCM, đã cung cấp được một số lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng,
nêu lên thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Phòng giao dịch Hòa Hưng cùng
một số kiến nghị để giải quyết hạn chế, nhưng tác giả vẫn chưa cung cấp lý luận
quan trọng về các yếu tố mở rộng cho vay tiêu dùng cũng như rủi ro trong cho vay

tiêu dùng. Bên cạnh đó tác giả Phú Nữ Ngọc Thúy chưa đi sâu phân tích tồn tại của
hoạt động cho vay tiêu dùng về quy trình cho vay, về Quy định sản phẩm cho vay,
về chính sách khách hàng, Marketing để đưa ra những kiến nghị cụ thể nhẳm góp
phần phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại đơn vị.


5

Các tác giả trên đã cho người đọc được các nhìn tổng quan về hoạt động cho vay
tiêu dùng, phần nào giúp em có thêm định hướng về khóa luận tốt nghiệp của mình.
Để góp phần lắp đầy “khoản trống tri thức” về hoạt động cho vay tiêu dùng của các
Ngân hàng Thương mại mà các tác giả khác “chưa giải quyết”, em quyết định
nghiên cứu đề tài “Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Sài Gòn - Phòng giao dịch Hòa Hưng” trong
khóa luận tốt nghiệp này.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Lý luận chung về cho vay tiêu dùng
1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng
1.1.1.1. Tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một quan hệ ra đời gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa trong
nền kinh tế. Tín dụng bắt nguốn từ chữ Credit - Credium hay được hiểu đơn giản là
một “quan hệ sử dụng sự tín nhiệm”. Có thể xem xét khái niệm tín dụng dưới nhiều
góc độ và trong những bối cảnh khác nhau, chẳng hạn:
Trên thị trường tài chính tín dụng được hiểu là sự dịch chuyển quỹ/vốn từ các chủ
thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm.

Theo nguồn gốc lịch sử tín dụng được hiểu là sự chuyển giao một lượng giá trị dưới
dạng hàng hóa để nhận lời cam kết sẽ hoàn trả đủ gốc và lãi trong tương lai.
Khái niệm của tín dụng ngân hàng như sau:
“Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng
(ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín dụng
(doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả
cả gốc và lãi” (Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu và Lê Thị Hiệp Thương, 2011, trang 5,6).
Các hình thức tín dụng ngân hàng: Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, bao
thanh toán, cho thuê tài chính, trong đó, cho vay được xem là hoạt động sinh lời chủ
yếu của các NHTM (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
1.1.1.2. Khái niệm cho vay
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, trong đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời


7

gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” (Bùi Diệu
Anh, Hồ Diệu và Lê Thị Hiệp Thương, 2011, trang 12).
1.1.1.3. Cho vay tiêu dùng
Các khoản vốn ngân hàng tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm
cá nhân và hộ gia đình được gọi là cho vay tiêu dùng. Đây là một nguồn tài chính
quan trọng giúp người dân trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ,...
Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch,... cũng có thể
được tài trợ bởi CVTD (Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu và Lê Thị Hiệp Thương, 2011,
trang 180).
Theo Điều 2, Khoản 4 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 do
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành thì: “Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là
việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán chi phí
cho các mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó”.

Các nhu cầu tiêu dùng có thể xác định dưới hình thái hiện vật (vật chất) một cách dễ
dàng, như nhu cầu mua nhà ở, phương tiện đi lại hay vật dụng gia đình. Nhưng cũng
có những nhu cầu khó có thể xác định cụ thể khi chưa đưa vốn tín dụng vào sử
dụng, như nhu cầu học tập, nhu cầu y tế, du lịch,...
Ngày nay hoạt động ngân hàng ngày càng len lỏi vào cuộc sống của từng gia đình
thì các sản phẩm tín dụng tiêu dùng được ngân hàng cung cấp thường đáp ứng luôn
các nhu cầu bổ sung như tiền mặt, thanh toán, chuyển khoản,... làm cho hoạt động
CVTD rất phong phú và được các cá nhân và hộ gia đình kỳ vọng.
1.1.2. Phân loại cho vay tiêu dùng
1.1.2.1. Phân loại theo thời hạn cho vay
Khi căn cứ vào thời hạn cho vay thì CVTD được chia thành ba loại: Cho vay ngắn
hạn, cho vay trung hạn, và cho vay dài hạn.
• Cho vay ngắn hạn: Là khoản vay có thời hạn đến 12 tháng.
• Cho vay trung hạn: Là khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng.


8

• Cho vay dài hạn: Là khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng.
1.1.2.2. Phân loại theo xuất xứ/ nguồn gốc của khoản vay
Có thể chia CVTD thành hai loại: Cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.
• Cho vay trực tiếp: Bao gồm những khoản vay được hình thành trực tiếp trong
quan hệ giữa ngân hàng và người vay (ngân hàng trực tiếp phân tích, tìm
hiểu về người vay trước khi chấp nhận cho vay, hai bên sẽ thỏa thuận và ký
hợp đồng tín dụng).
• Cho vay gián tiếp: Bao gồm các khoản vay được ngân hàng thực hiện trên cơ
sở mua lại các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán trên các phiếu bán hàng,
thương phiếu,... từ người sở hữu chúng.
1.1.2.3. Phân theo tính chất đảm bảo/ mức độ tín nhiệm của người vay
Căn cứ theo tiêu thức này thì CVTD được phân chia thành hai loại: Cho vay có tài

sản đảm bảo (TSĐB) và cho vay không có tài sản đảm bảo.
• Cho vay có đảm bảo: Là loại tín dụng dựa trên cơ sở của các biện pháp bảo
đảm được pháp luật quy định trong bộ luật dân sự, chẳng hạn như thế chấp,
cầm cố, bảo lãnh,...
• Cho vay không đảm bảo: Là loại tín dụng chỉ dựa trên chính uy tín của người
nhận tín dụng, hiệu quả kinh tế và khả năng trẻ nợ từ dòng tiền của phương
án, dự án vay, không cần phải có các biện pháp đảm bảo tiền vay đi kèm.
1.1.3. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là một hình thức của tín dụng ngân hàng, vì vậy nó mang đặc
điểm chung của tín dụng. Đó là tín dụng dựa trên cơ sở niềm tin, tín dụng là việc
chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn và tín dụng là sự chuyển nhượng tạm
thời một lượng giá trị trên nguyên tắc phải hoàn trả gốc và lãi. Ngoài ra CVTD còn
có bốn đặc điểm riêng sau:
• Nhu cầu CVTD chịu tác động của các yếu tố kinh tế và xã hội. Trong những
thời kỳ nền kinh tế khó khăn, nhu cầu CVTD có xu hướng thu hẹp và ngược


9

lại nhu cầu được mở rộng trong những giai đoạn kinh tế phát triển, mức
sống của người dân được nâng cao. Bên cạnh đó, các yếu tố kinh tế xã hội
cũng ảnh hưởng lớn đến rủi ro trong CVTD.
• Quy mô của từng món vay thông thường nhỏ, nhưng số lượng các món vay
nhiều, dẫn đến chi phí trên một đồng dư nợ cao so với cho vay kinh doanh.
Do vậy ngân hàng thường lựa chọn và áp dụng cách thức tổ chức xét duyệt
cho vay tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao, đó là:
 Ứng dụng rộng rãi phương pháp cho điểm trong phân tích tín dụng.
 Kết hợp cung cấp sản phẩm ngân hàng trọn gói.
• “Thông tin về khách hàng rất quan trọng trong việc đánh giá tư cách, khả
năng tài chính nhưng nhiều thông tin mang tính chất riêng tư dẫn tới ngân

hàng phải thu thập thông tin gián tiếp và chất lượng các thông tin thường
không cao” (Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu và Lê Thị Hiệp Thương, 2011, trang
180). Nguồn thông tin hạn hẹp vì chủ yếu từ một phía KH chủ quan cung
cấp.
• Đây là loại hình tín dụng có phương thức cấp tín dụng phong phú, phương
pháp thu nợ đa dạng, linh hoạt và là loại tín dụng ứng dụng nhiều nhất các
phương pháp tính lãi cơ bản (Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu và Lê Thị Hiệp
Thương, 2011). Lãi phải trả ở mỗi kỳ phụ thuộc vào việc áp dụng phương
pháp tính lãi, nên số lãi có thể trả khác nhau. Trong thực tế, có một số cách
tính lãi phổ biến trong CVTD như sau:
 Tính lãi theo số dư thực tế đầu kỳ (còn gọi là tính lãi theo số dư nợ
giảm thực tế). Theo cách này số tiền lãi phải trả sẽ giảm dần theo các
kỳ và nhỏ nhất ờ kỳ cuối cùng.
 Tính lãi theo phương pháp cộng thêm (hay còn gọi là phương pháp
gộp). Theo cách tính này, lãi sẽ được xác định cho cả một hợp đồng
và sau đó phân bổ cho các kỳ hạn. Việc phân bổ có thể được phân bổ
theo định kỳ gắn liền với các kỳ thanh toán hoặc cũng có thể được
thực hiện theo quý hay theo năm tài chính. Tuy nhiên, việc phân bổ


10

lãi cho vay theo năm tài chính thường được các ngân hàng áp dụng
nhiều hơn.
1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng
1.1.4.1. Đối với kinh tế - xã hội
• Cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế: Trong nền kinh tế, luôn
có một số người thừa vốn và một số khác thiếu vốn muốn đi vay. Song
những người này rất khó có cơ hội gặp nhau trực tiếp, hoặc có thể gặp thì chi
phí rất cao hoặc không kịp thời (Nguyễn Thị Ngọc Thảo, 2015). Với vai trò

là trung gian tài chính giúp luân chuyển vốn từ những người (cá nhân, hộ gia
đình, doanh nghiệp và chính phủ) có nguồn vốn thặng dư tạm thời đến những
người thiếu hụt (có nhu cầu chi tiêu vượt quá thu nhập), các NHTM đứng ra
nhận tiền gửi từ tất cả các thành phần kinh tế và cho vay lại các đơn vị, cá
nhân trong nền kinh tế.
• Thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa, luân chuyển tiền tệ, điều tiết khối
lượng tiền trong lưu thông và ổn định giá trị đồng tiền: Thông qua hoạt động
tín dụng, khối lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng lên khi thực hiện hoạt động
cho vay và ngược lại khi thực hiện hoạt động thu nợ, do đó sẽ góp phần điều
tiết khối lượng tiền trong toàn bộ nền kinh tế (Nguyễn Thị Ngọc Thảo,
2015). Ngân hàng sẽ sử dụng công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng để làm thay
đổi khối lượng tiền vay, từ đó điều tiết được khối lượng tiền trong nền kinh
tế và kiểm soát được lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.
1.1.4.2. Đối với ngân hàng
• Góp phần nâng cao thương hiệu của ngân hàng: Hình ảnh thương hiệu của
ngân hàng sẽ phổ biến rộng khắp do đối tượng KH rất rộng khi phát triển cho
vay tiêu dùng. Khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân
đồng bộ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo nét khác biệt cho ngân
hàng cạnh tranh với đối thủ, góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng.


11

• Thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng: Thông qua việc cấp tín dụng
cho khách hàng, ngân hàng còn thuận lợi trong việc giới thiệu, bán chéo sản
phẩm dịch vụ ngân hàng như: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, tiền gửi tiết kiệm,
bảo hiểm nhân thọ,... Từ đó đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng lợi
nhuận và giảm thiểu rủi ro khi Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tiền tệ hoặc khi
gặp rủi ro tín dụng (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
• Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng: Với nguyên tắc “tránh để tất cả các

trứng vào một rỗ”, các ngân hàng phát triển cho vay khách hàng cá nhân, hộ
gia đình bên cạnh cho vay khách hàng doanh nghiệp như một sự phân tán rủi
ro. Nếu ngân hàng chỉ tập trung cho khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu
vốn lớn vay, vì lý do nào đó hoạt động kinh doanh của các khách hàng này
gặp khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Còn đối với khách hàng vay tiêu dùng thì số
lượng lớn và số tiền vay ít, khi có một hoặc một số khách hàng gặp khó
khăn, không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
1.1.4.3. Đối với khách hàng
• Giải quyết các khó khăn tài chính cho khách hàng.
• Khi khách hàng có nhu cầu mua tài sản mới, nhờ có CVTD mà khách hàng
sẽ có ngay tài sản đó để sử dụng thay vì phải tích góp qua nhiều năm để mua
được.
• Khách hàng cân đối được thu chi cho phù hợp khi phải trả đủ gốc và lãi vay
cho ngân hàng theo kỳ.
• Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân đi vay và người thân
của cá nhân đó: Thông qua các khoản cấp tín dụng nhanh chóng và thuận
tiện của ngân hàng, khách hàng hầu như đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu
của cuộc sống như mua nhà, mua ô tô, du lịch, du học,...


12

1.2. Các yếu tố mở rộng cho vay tiêu dùng
1.2.1. Các yếu tố từ phía ngân hàng
1.2.1.1. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh
Mục tiêu và chiến lược kinh doanh là yếu tố đầu tiên chi phối hoạt động tín dụng
của ngân hàng bao gồm cả cho vay tiêu dùng (Bùi Diệu Anh và ctg, 2013). Mục tiêu
kinh doanh được thể hiện qua những con số về lợi nhuận kỳ vọng, về thị phần, về

mức độ rủi ro có thể chấp nhận. Nếu mục tiêu là đích đến, thì chiến lược là cách
thức ngân hàng chọn để đi đến đích đã vạch ra. Nên trong hoạt động tín dụng, mục
tiêu và chiến lược chi phối rất lớn ngay từ khi ngân hàng thiết kế danh mục tín
dụng. Ví dụ như mục tiêu ngân hàng hướng đến là lợi nhuận hoặc mở rộng thị phần,
tùy vào quy mô của ngân hàng đó.
1.2.1.2. Vốn tự có và điều kiện nội lực của ngân hàng
Trong các yếu tố nội lực ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thì vốn
tự có là yếu tố quan trọng nhất. Sự ảnh hưởng của vốn tự có được thể hiện thông
qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Trên khía cạnh pháp lý, vốn tự có là tấm đệm chống đỡ rủi ro cho ngân
hàng, bảo vệ cho khách hàng (Bùi Diệu Anh và ctg, 2013). các NHTM phải dựa vào
quy định của NHNN về vốn tự có để có thể thiết kế danh mục tín dụng cho phù hợp,
đảm bảo yêu cầu.
Thứ hai: “Xét ở góc độ kinh tế, vốn tự có biểu hiện cho khả năng, sức mạnh về tài
chính của ngân hàng, nó thực sự có ý nghĩa trong môi trường mang nặng màu sắc
cạnh tranh của hệ thống NHTM”(Bùi Diệu Anh và ctg, 2013, trang 114). Khi vốn tự
có lớn thì ngân hàng có thể phiêu lưu mạo hiểm hơn trong hoạt động cấp tín dụng
do khả năng chịu rủi ro cao, nên ngân hàng có thể thiêng về những khu vực/ ngành
kinh tế mang lại lợi nhuận cao.


13

1.2.1.3. Chính sách tín dụng của ngân hàng
Đây nhà nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của hoạt động tín dụng nói chung
và cho vay tiêu dùng nói riêng. Bởi chính sách tín dụng là chủ trương, đường lối, là
căn cứ để chỉ đạo và thực hiện các quyết định cho vay đối với khách hàng (Nguyễn
Văn Dờn và ctg, 2012). Ngân hàng cần có chính sách tín dụng đúng đắn để thu hút
được nhiều khách hàng và đảm bảo khả năng sinh lợi của hoạt động tín dụng. Một
chính sách đúng đắn là phải phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội

và mục tiêu của ngân hàng. Nó ảnh hưởng đến quy mô của hoạt động tín dụng ở
nhiều khía cạnh, song ảnh hưởng trực tiếp là các yếu tố sau:
• Lãi suất cạnh tranh: Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định vay
vốn của khách hàng. Ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp sẽ thu hút được
nhiều khách hàng hơn, nhưng ngân hàng không thể nào đơn phương hạ mực
lãi suất xuống thấp. Việc đưa ra mức lãi suất là bao nhiêu còn phụ thuộc vào
quy định chung về mức lãi suất của hệ thống ngân hàng, lãi suất phải trang
trải được chi phí quản lý, trả lãi huy động, bù đắp được rủi ro có thể xảy ra.
• Phương thức cho vay: Phương thức cho vay phong phú để đáp ứng được
những nhu cầu đa dạng của khách hàng tại những thời điểm khác nhau à
nhân tố quan trọng để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.
1.2.1.4. Công tác tổ chức
Một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên,
cán bộ cũng như giữa các phòng ban trong ngân hàng, giữa các ngân hàng trong
cùng hệ thống và với các cơ quan khác có liên quan sẽ giúp cho ngân hàng hoạt
động hiệu quả nhất, qua đó đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu
quả tín dụng.
1.2.1.5. Chất lượng đội ngũ cán bộ của ngân hàng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc khách hàng, thu thập hồ sơ, hướng dẫn
thủ tục vay vốn cho khách hàng, xử lý thông tin để quyết định cho vay hay không,
và cũng là người giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Vì vậy, mỗi cán bộ tín dụng


14

phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có
trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn được khách hàng có đủ năng lực
pháp lý, tài chính, có tư cách đạo đức tốt,... Nhờ vậy hoạt động cho vay sẽ được
thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và an toàn hơn. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên tín
dụng am hiểu nhiều ngành nghề cho phép ngân hàng tham gia đầu tư vào nhiều

ngành kinh tế khác nhau, cũng như mở rộng mạng lưới chi nhánh khắp các địa
phương cũng có thể thúc đẩy sự đa dạng hóa về khu vực địa lý trên danh mục tín
dụng (Bùi Diệu Anh và ctg, 2013). Nếu một ngân hàng không có đội ngũ cán bộ tín
dụng như trên thì sẽ không đảm bảo được hiệu quả cũng như không mở rộng được
hoạt động tín dụng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
1.2.1.6. Công tác thông tin
Thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động cho vay nói chung và
cho vay tiêu dùng nói riêng. Ngân hàng phải phân tích nguồn thông tin thu thập
được để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về việc sử dụng và
hoàn trả vốn vay. Ngân hàng phải xác định những rủi ro và khả năng kiểm soát
được những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có
thể xảy ra. Từ đó mới đưa ra quyết định cho vay hay không.
1.2.2. Các yếu tố từ phía khách hàng
Khách hàng là thành phần có vị trí hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển
của ngân hàng, vì khách hàng vừa trực tiếp tham gia vào quá trình cung ứng sản
phẩm, vừa trực tiếp sử dụng và hưởng thụ sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
(Nguyễn Thị Minh Hiền, 2003). Vì vậy yếu tố khách hàng là yếu tố quan trọng nhất,
quyết định chất lượng, số lượng sản phẩm dịch vụ và cả kết quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Một số yếu tố khách hàng có thể kể đến là:
1.2.2.1. Các yếu tố về nhân thân, nhu cầu vốn của khách hàng, khả năng trả nợ
Năng lực tài chính của khách hàng: là yếu tố đầu tiên cán bộ tín dụng (CBTD) cần
quan tâm đến, vì nó tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ của KH. Ngân hàng cần


×