Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh gia định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

LÝ PHƢỢNG LINH
MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH GIA ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

LÝ PHƢỢNG LINH
MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH GIA ĐỊNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


TÓM TẮT
Hiện nay, ngân hàng và hoạt động ngân hàng đã và đang dần trở thành một
nhân tố mang tính trọng yếu trong nền kinh tế. Không những thế, ngân hàng còn là
một trong những chủ thể kinh tế quan trọng hàng đầu của toàn cầu nói chung và
Việt Nam nói riêng. Đối với mỗi ngân hàng, cho vay là hoạt động quan trọng nhất,
đó là nguồn thu nhập và lợi nhuận cao nhất trong hoạt động kinh doanh. Trong đó,
cho vay tiêu dùng là một trong những khía cạnh dịch vụ đang được các ngân hàng
quan tâm và phát triển, là mảng tiềm năng được nhiều ngân hàng thương mại chú
trọng và đề cao. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại những hạn chế tiềm ẩn trong chiến lược
xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Luận văn dựa vào cơ sở lý thuyết về định nghĩa, khái niệm, các chỉ tiêu tính
toán trong quá trình phân tích hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Bài
viết tập trung nghiên cứu thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đại
chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định qua các chi tiêu doanh số cho vay, dư nợ, nợ
quá hạn trong giai đoạn 2015 – 2017. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị
nhằm giúp ngân hàng hoàn thiện và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, giúp
ngân hàng ngày càng phát triển tốt hơn trong hoạt động kinh doanh. Bài nghiên cứu
sử dụng các phương pháp thu thập thông tin và phương pháp phân tích số liệu kết
hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu từ đó đưa ra những nhận định về cho vay
tiêu dùng ở ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định.

i



ABSTRACT
In the modern life, banks and banking activity has gradually become a key
factor in nature in the economy. Moreover, the bank is one of the most important
economic actors of the global leading general and Vietnam in particular. For each
bank, loan is the most important activity, which is the source of income and the
highest profit in business operations. In particular, consumer lending is one of the
aspects of service that are of interest and bank development, the array potential
commercial banks are more focused and improve. However, it remains the
limitations implicit in the strategy and development of business activities of the
commercial banks.
Thesis based on the theoretical basis of the definition, concepts, indicators
calculated in the process of analyzing credit activities in commercial banks. Articles
focus on consumer lending situation at Vietnam Public Joint Stock Commercial
Bank Gia Dinh branch through loan sales, loan balance, overdue debt in the period
2015 - 2017. Since then launched solutions and proposals to help banks improve
and expand consumer lending activities, help banks better growing in business
operations. The paper uses the methods of collecting information and methods of
data analysis combined with comparative method, with reference from which to
make judgments on consumer loans at Vietnam Public Joint Stock Commercial
Bank Gia Dinh branch.

ii


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các
nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ

trong khóa luận.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
TP.HCM, ngày 29 tháng 05 năm 2018
Tác giả

LÝ PHƯỢNG LINH

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .........................................................1
1.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại ...........................1
1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng .......................................................................1
1.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng ........................................................................2
1.1.2.1. Về lãi suất............................................................................................2
1.2.2.2. Về đảm bảo tiền vay ............................................................................2
1.1.2.3. Về thẩm định tín dụng .........................................................................3
1.1.2.4. Số lượng món vay nhiều nhưng lượng tiền cho từng món vay nhỏ ....3
1.1.3. Các loại hình cho vay tiêu dùng ..................................................................3
1.1.3.1. Căn cứ vào mục đích vay vốn .............................................................3
1.1.3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả ......................................................4
1.1.3.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ ........................................................4
1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng ......................................................................6
1.1.4.1. Đối với ngân hàng thương mại ...........................................................6

1.1.4.2. Đối với nền kinh tế ..............................................................................6
1.1.4.3. Đối với khách hàng .............................................................................7
1.2. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại .............7
1.2.1. Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng ........................................................7
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng ......................................9
iii


1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng .............................................................................9
1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính...............................................................................14
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng ...........................15
1.2.3.1. Các nhân tố khách quan ...................................................................15
1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan .......................................................................16
1.3. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng thƣơng
mại và bài học cho Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam ...18
1.3.1. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng thương
mại .......................................................................................................................18
1.3.1.1. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) ..................................................18
1.3.1.2. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) ...................................................19
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam .................................................19
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH GIA ĐỊNH ................................................................................................21
2.1. Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi
nhánh Gia Định ....................................................................................................21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định ...........................................................21

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Đại chúng Việt Nam ..............................................................................21
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt
Nam ................................................................................................................23
iv


2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi
nhánh Gia Định ....................................................................................................24
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại
chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định giai đoạn 2015 - 2017 ..............................25
2.1.3.1. Tình hình hoạt động huy động vốn ...................................................25
2.1.3.2. Tình hình hoạt động cho vay .............................................................26
2.1.3.3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ..................................................28
2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại
chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định .................................................................29
2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định ..............................................29
2.2.2. Quy định cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại
chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định ..................................................................30
2.2.2.1. Đối tượng cho vay .............................................................................30
2.2.2.2. Điều kiện cho vay ..............................................................................30
2.2.2.3. Mục đích vay vốn ..............................................................................31
2.2.2.4. Hạn mức vay vốn và nguồn trả nợ ....................................................31
2.2.2.5. Thời hạn và lãi suất cho vay .............................................................33
2.2.2.6. Hồ sơ vay vốn ....................................................................................33
2.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại
chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định ..................................................................34
2.3. Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng
mại cổ phần Đại chúng Việt Nam Chi nhánh Gia Định ...................................39

2.3.1. Chỉ tiêu định lượng ....................................................................................39
2.3.1.1. Doanh số cho vay tiêu dùng ..............................................................39

v


2.3.1.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng ...................................................................40
2.3.1.3. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng ..........................................................44
2.3.2. Chỉ tiêu định tính .......................................................................................46
2.3.2.1. Mức độ đa dạng của sản phẩm tại ngân hàng ..................................46
2.3.2.2. Uy tín của ngân hàng ........................................................................46
2.3.2.3. Mức độ hài lòng của khách hàng ......................................................46
2.4. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ
phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định .................................................47
2.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................................47
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế...............................................................49
2.4.3.1. Các nhân tố chủ quan .......................................................................49
2.4.3.2. Các nhân tố khách quan ...................................................................51
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH GIA ĐỊNH ................................................................................................53
3.1. Mục tiêu và định hƣớng về việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng
tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định
................................................................................................................................53
3.1.1. Mục tiêu phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ......................................53
3.1.2. Định hướng phát triển của ngân hàng đến năm 2020 ................................54
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng
mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định ...................................54
3.2.1. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về cho vay .............54
3.2.2. Xây dựng chiến lược marketing ngân hàng ...............................................56

3.2.3. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng .................................................57
vi


3.2.4. Mở rộng mạng lưới kênh phân phối cho vay ............................................58
3.2.5. Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ ngân hàng ................................................58
3.3. Kiến nghị mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng
mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định ....................................59
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước ....................................................................59
3.3.2. Đối với chính phủ và các cơ quan hữu quan .............................................60
3.3.3. Đối với hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam ....61
3.3.3.1. Hoàn thiện các sản phẩm cho vay của ngân hàng ...........................61
3.3.3.2. Cải tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý ........................63
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT
PVcomBank

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

TSĐB

Tài sản đảm bảo

KHCN


Khách hàng cá nhân

NHTM

Ngân hàng thương mại

QLTD

Quản lý tín dụng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

viii


DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp.
Sơ đồ 1.2. Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức PVcomBank.
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức PVcomBank.

Sơ đồ 2.3. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2015 – 2017.
Sơ đồ 2.4. Quy trình cho vay tiêu dùng tại PVcomBank chi nhánh Gia Định.
Sơ đồ 2.5. Doanh số cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017.
Sơ đồ 2.6. Dư nợ theo thời gian giai đoạn 2015 – 2017.
Sơ đồ 2.7. Dư nợ theo đối tượng vay giai đoạn 2015 – 2017.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn PVcomBank chi nhánh Gia Định giai đoạn 20152017.
Bảng 2.2. Tình hình cho vay của PVcomBank chi nhánh Gia Định 2015 – 2017.
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank chi nhánh Gia Định 2015
– 2017.
Bảng 2.4. Doanh số cho vay tiêu dùng của PVcomBank chi nhánh Gia Định.
Bảng 2.5. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn của PVcomBank chi nhánh Gia
Định.
Bảng 2.6. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay PVcomBank chi nhánh Gia
Định.
Bảng 2.7. Dư nợ quá hạn cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay PVcomBank chi
nhánh Gia Định.

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Logo ngân hàng PVcomBank

x


GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đang dần được cải thiện và phát
triển, có nhiều cánh cửa hội nhập quốc tế đang mở ra đi kèm với nhiều cơ hội và

thách thức đổi với các chủ thể tham gia. Trong đó, ngành ngân hàng cũng là một
trong những thành phần quan trọng góp phần trong việc xây dựng nền kinh tế đất
nước. Điều đó đòi hỏi các sản phẩm, dịch vụ cần phải được không ngừng hoàn
thiện, đổi mới và mở rộng sao cho đa dạng, thích hợp với môi trường cạnh tranh
hiện nay và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Đối với mỗi ngân hàng, cho vay là hoạt động quan trọng nhất, đó là nguồn
thu nhập và lợi nhuận cao nhất trong hoạt động kinh doanh. Trước đây, các ngân
hàng chỉ chú trọng và có các sản phẩm dành riêng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,
kinh tế phát triển, mọi người dân cũng là một trong những chủ thể đóng góp công
sức vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất, đồng nghĩa với nhu cầu cần vốn của họ
tăng cao và các khoản dành cho hoạt động chi tiêu cá nhân cũng tăng theo. Vì vậy,
cho vay tiêu dùng là một trong những khía cạnh dịch vụ đang được các ngân hàng
quan tâm và phát triển, là mảng tiềm năng được nhiều ngân hàng thương mại chú
trọng và đề cao.
Trong những năm gần đây, nhờ vào sự có mặt của mảng cho vay tiêu dùng,
các hoạt động kinh doanh, sản xuất, mua bán của hộ kinh doanh, nông dân hay các
cơ sở sản xuất ngày càng phát triển. Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho những
cá thể vừa và nhỏ có thêm nguồn vốn để đầu tư vào nhiều khía cạnh khác nhau, mở
rộng mạng lưới. Có thể nói, tín dụng đã tạo điều kiện cho người lao động có thêm
việc làm, chủ kinh doanh có nguồn vốn vững chắc để mở rộng hoạt động kinh
doanh, đời sống của người dân dần được cải thiện và nâng cao.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt
Nam ra đời vào năm 2013 với mạng lưới 116 điểm giao dịch tại các tỉnh thành trọng
điểm trên toàn quốc, nguồn nhân lực chất lượng cao và bề dày kinh nghiệm trong
cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp trong ngành dầu khí, năng lượng, hạ
xi


tầng. PVcomBank là thế hệ trẻ, nắm bắt được thời thế và đã học hỏi được ở những
ngân hàng thế hệ trước nên đã có những bước cải tiến trong mảng cho vay tiêu

dùng. Ngân hàng có các sản phẩm dịch vụ đa dạng và thực tế nên đã không những
đáp ứng được nhu cầu mà còn tạo niềm tin ở khách hàng và góp phần khẳng định
thương hiệu trong hệ thống ngân hàng của đất nước. Với slogan “Ngân hàng không
khoảng cách”, PVcomBank mong muốn được rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng
và khách hàng đồng thời tạo thêm những bước tiến trong việc phát triển kinh tế đất
nước.
Tuy nhiên, đây lại là đề tài chưa được nghiên cứu rộng rãi tại PVcomBank
chi nhánh Gia Định. Sau thời gian thực tập tại ngân hàng, nhận thấy các cán bộ lãnh
đạo của ngân hàng đang có những kế hoạch để phát triển mảng dịch vụ này, tôi
quyết định chọn đề tài “Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định” làm đề tài
nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng và mở rộng hoạt
động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.
Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại PVcomBank chi
nhánh Gia Định qua các chi tiêu doanh số cho vay, dư nợ, nợ quá hạn trong giai
đoạn 2015 – 2017.
Đề ra các giải pháp và kiến nghị mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại
PVcomBank chi nhánh Gia Định.
3. Các câu hỏi nghiên cứu
Sử dụng cơ sở lý thuyết nào cho hoạt động cho vay tiêu dùng và mở rộng
hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại?
Thực trạng cho vay tại ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia
Định giai đoạn 2015 – 2017 được diễn ra như thế nào?
Đề xuất những biện pháp, kiến nghị nào để phát triển hoạt động cho vay tiêu
dùng tại ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định?
xii



4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng
thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi
nhánh Gia Định.
 Thời gian: giai đoạn 2015 – 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp thu thập thông tin và phương pháp phân
tích số liệu kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp, diễn giải để phân
tích thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt
Nam chi nhánh Gia Định.
6. Lƣợc khảo các công trình đã nghiên cứu
6.1. Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Tây Ninh (2016), Luận văn thạc sĩ Trần Văn Tuyền, Trường Đại
học Ngân hàng TP. HCM.
Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng của
NHTM và mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng
mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng Từ đó rút ra những thành công, hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng
tại ngân hàng đã nghiên cứu.
6.2. Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Hai Bà Trưng, Luận văn thạc sĩ Lê Quốc Thái, Berlin School of
Economics and Law.
Luận văn đã nêu được những lý luận liên quan đến hoạt động cho vay tiêu
dùng của NHTM , nêu những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay
như doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu và thực trạng phát triển cho vay
tiêu dùng tại ngân hàng BIDV. Đề xuất giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng cho
ngân hàng.
xiii



6.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng và giải pháp nâng cao hoạt động cho
vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh 8 tháng 3
(2013), Khóa luận tốt nghiệp, Trần Mai Vũ, Đại học Hoa Sen.
Luận văn đã được tóm tắt cơ sở lý thuyết để làm tiền đề phân tích hoạt động
cho vay tiêu dùng của ngân hàng đồng thời cũng đã mô tả được đầy đủ quy trình
cho vay tiêu dùng, thực trạng cho vay tại ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2009 –
2013 và đưa ra giải pháp giúp ngân hàng phát triển mô hình hoạt động cho vay này
hơn. Tuy nhiên, đây là giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn do cuộc khủng
hoảng kinh tế vào năm 2008 nên chưa thấy được kết quả khả quan trong việc cho
vay tiêu dùng do đời sống kinh tế người dân khó khăn, lạm phát cao. Nhưng nhận
thấy tiềm năng ở mảng cho vay tiêu dùng, bài viết đưa ra những giải pháp, đề xuất
cho kế hoạch phát triển trung và dài hạn nhằm giúp ngân hàng rút kinh nghiệm và
có những lựa chọn sáng suốt trong việc phát triển kinh doanh của ngân hàng.
7. Kết cấu của khóa luận
Chương 1: Tổng quan mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương
mại.
Chương 2: Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định.
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định.

xiv


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng

Theo Bùi Diệu Anh (2016), “ Tín dụng tiêu dùng là các khoản vốn ngân
hàng tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài
chính quan trọng giúp người dân trang trải nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, đồ
dùng gia đình, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt… Bên cạnh đó, những chi tiêu
cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch… cũng được tài trở bởi tín dụng tiêu dùng.”
Theo Lý Hoàng Ánh - Lê Thị Mận (2013), “Tín dụng tiêu dùng là hình thức
tín dụng tài trợ cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư (cá nhân và hộ gia đình) với các
chi phí về vật chất như: nhà ở, phương tiện đi lại, đồ dùng cá nhân hoặc các dịch vụ:
giáo dục, y tế, du lịch, văn hóa, nghệ thuật.”
Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay mà ngân hàng tài trợ một khoản tiền
cho khách hàng (cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ) trong một thời
gian nhất định với các thỏa thuận ký kết giữa hai bên (về số tiền, thời gian phát
hành và lãi suất phải trả) để giúp khách hàng trang trải cho hàng hoá hoặc dịch vụ
trước khi họ có đủ khả năng kinh tế để tận hưởng một cuộc sống cao hơn.
Ngày nay, các ngân hàng không chỉ dành sự chú trọng đối với khách hàng
doanh nghiệp mà họ còn dành sự quan tâm đối với khách hàng cá nhân và hộ gia
đình. Điều đó làm cho các sản phẩm tín dụng ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
Cho vay tín dụng rất cần thiết vì nó làm gia tăng nhu cầu mua sắm các sản phẩm cá
nhân như xe cộ, đồ điện tử, nhà cửa, giáo dục…khi khả năng tài chính của người
vay chưa thể chi trả. Có thể nói, đây là một sản phẩm rất có ích đối với nền kinh tế.
Vậy cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân
và hộ gia đình. Hình thức tài trợ này giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá
và dịch vụ mà họ mong muốn trước khi họ có đủ khả năng chi trả và tạo điều kiện
cho họ hưởng thụ cuộc sống tốt hơn với mục đích: mua nhà, sửa nhà, xây nhà, mua
sắm vật dụng cần thiết tron gia đình , mua xe hơi, du học và du lịch….
1


1.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng
Nhìn chung, cho vay tiêu dùng vì mục đích cá nhân phục vụ nhu cầu hằng

ngày chứ không phải vì những mục tiêu lợi nhuận và nó có nguồn chi trả độc lập so
với việc sử dụng tiền vay. Vay tiêu dụng có đặc điểm như sau:
1.1.2.1. Về lãi suất
Lãi suất của các khoản vay tiêu dùng thông thường sẽ cao hơn so với các
khoản vay với mục đích kinh doanh, sản xuất và các ngành dịch vụ. Cho vay tiêu
dùng thường nhạy cảm theo chu kỳ tăng lên khi nền kinh tế mở rộng và giảm xuống
khi nền kinh tế suy thoái. Nhìn chung, người đi vay chỉ quan tâm đến khoản tiền họ
phải trả hằng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng.
Bởi vì đây là khoản vay có tính rủi ro cao nên gói vay tiêu dùng thường có
chi phí và lãi suất cao hơn các khoản vay khác (trừ khoản vay để mua bất động sản).
Các chi phí khác bao gồm:
 Mở rộng hệ thống mạng lưới, phát triển chiến lược quảng cáo, marketing để
tuyên truyền rộng rãi với khách hàng trên các khu vực, địa bàn khác.
 Các chi phí khác như: chi phí quản lý, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện
nước, hỗ trợ và phụ cấp chi phí điện thoại và đi lại cho nhân viên, chi phí
công chứng hồ sơ,….
 Bởi vì cho vay tiêu dùng có đối tượng là cá nhân, số lượng đông nên cần sự
hỗ trợ từ nhiều từ phía nhân sự của ngân hàng. Dẫn đến sự đòi hỏi cao về
nguồn nhân lực để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nhanh
chóng nhất từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cho vay, giải ngân và thu nợ.
1.2.2.2. Về đảm bảo tiền vay
Các khoản vay tiêu dùng đều không sử dụng tiền vay cho hoạt động kinh
doanh, sản xuất, mua bán mà nguồn trả nợ từ thu nhập của khách hàng nên nguồn
thu này đối với ngân hàng rất khó kiểm soát. Vì vậy, đây là khoản vay thường có rủi
ro cao hơn so với các khoản vay còn lại. Để hạn chế rủi ro, ngân hàng đều yêu cầu
người đi vay phải có tài sản đảm bảo.

2



1.1.2.3. Về thẩm định tín dụng
Khi muốn được xét duyệt chấp nhận khoản vay, khách hàng phải xuất trình
các thông tin cá nhân như nghề nghiệp, kỹ năng, thu nhập và các giấy tờ liên quan
khác để chứng minh họ có đủ điều kiện được cấp tín dụng và có khả năng chi trả
tiền nợ hằng tháng. Tiêu chí quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay là khách
hàng phải có việc làm ổn định và trình độ học vấn. Tuy nhiên, phía ngân hàng rất
khó có thể xác minh về những thông tin khách hàng cung cấp có đáng tin cậy và cố
định hay không. Đây là yếu tố làm tăng rủi ro trong cho vay tiêu dùng.
1.1.2.4. Số lượng món vay nhiều nhưng lượng tiền cho từng món vay nhỏ
Khi muốn đáp ứng mục đích tiêu dùng của bản thân, khách hàng thường sẽ
có phần tiết kiệm của họ dành cho loại hàng hóa họ cần mua. Phần vay ngân hàng
đa phần chỉ chiếm một phần trăm rất nhỏ để bù đắp phần thiếu hụt tạm thời (trừ các
khoản vay dành cho bất động sản hoặc ô tô). Tuy nhiên, nó chiếm tối đa 80% tổng
giá trị sản phẩm và được chia phần tiền trả trong thời gian dài hạn từ 180 tháng đến
240 tháng. Nguyên nhân dẫn đến số lượng khoản vay dành cho tiêu dùng chiếm số
lượng lớn là do chủ thể đi vay là cá nhân thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội nếu
đáp ứng đầy đủ những yêu cầu được cấp tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tín
dụng khác. Đồng thời, nhu cầu tiêu dùng là không thể thiếu, cộng với thu nhập của
người dân cũng tăng cao do điều kiện kinh tế phát triển, số lượng món vay dành cho
tiêu dùng cũng không ngừng tăng cao để nâng cao chất lượng cuộc sống và tinh
thần của người dân.
1.1.3. Các loại hình cho vay tiêu dùng
1.1.3.1. Căn cứ vào mục đích vay vốn
Cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản vay để phục vụ các nhu cầu về xây
dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở cá nhân, hộ gia đình.
Cho vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản vay để phục vụ các nhu cầu cải
thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, giải trí, du lịch, học tập,…

3



1.1.3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay tiêu dùng trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng mà người đi vay sẽ
trả gốc và lãi cho ngân hàng nhiều lần, theo kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho
vay. Phương thức này thường được áp dụng đối với các khoản vay có giá trị lớn
hoặc thu nhập từng định kỳ của khách hàng không đủ để có thể thanh toán hết một
lần số nợ vay.
Cho vay tiêu dùng phi trả góp là khoản vay được cấp cho khoản vay có giá
trị nhỏ và thời gian ngắn, khách hàng chỉ thanh toán một lần duy nhất cho ngân
hàng khi đến hạn.
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là hình thức vay mà khách hàng sử dụng thẻ tín
dụng hoặc phát hành loại séc cho phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai với thời
gian được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu hoặc thu nhập kiếm được
từng thời kỳ. Khách hàng được vay với một hạn mức tín dụng nhất định và được trả
nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn.
1.1.3.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ
Cho vay tiêu dùng gián tiếp là phương thức tín dụng mà ngân hàng tiến hành
mua các món nợ do các công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người
tiêu dùng.
Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp

3

NGÂN HÀNG

1

CÔNG TY BÁN

5


2

4

NGƯỜI VAY
Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, PGS.TS Lý Hoàng Ánh –
PGS.TS Lê Thị Mận (2013)

4


1. Ký hợp đồng vay (Ngân hàng và khách hàng).
2. Người vay trả trước một phần tiền cho công ty bán lẻ.
3. Ngân hàng trả phần tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ.
4. Công ty bán lẻ giao tài sản cho người vay.
5. Người vay thanh toán tiền vay cho Ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng trực tiếp là khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng và khách
hàng trực tiếp thực hiện hoạt động cho vay và thu nợ. Cho vay tiêu dùng trực tiếp là
hình thức cho vay linh hoạt hơn cho vay tiêu dùng gián tiếp. Bởi vì, khách hàng và
ngân hàng sẽ trực tiếp làm việc với nhau nên khi phát sinh các vấn đề ngoài ý muốn
sẽ được giải quyết kịp thời và thỏa đáng, đtôi lại quyền lợi tốt nhất cho cả đôi bên.
Sơ đồ 1.2. Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp

1

4

NGÂN HÀNG


CÔNG TY BÁN
5
2

6

3

NGƯỜI VAY
Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, PGS.TS Lý Hoàng Ánh –
PGS.TS Lê Thị Mận (2013).
1. Hợp đồng mua bán nợ (Ngân hàng và công ty bán lẻ).
2. Hợp đồng mua bán chịu hàng hóa (Công ty bán lẻ và người vay).
3. Công ty bán lẻ giao tài sản cho người vay.
4. Công ty bán lẻ giao toàn bộ chứng từ bán chịu cho ngân hàng.

5


5. Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ.
6. Người vay trả tiền trả góp cho ngân hàng.
Khi người vay không trả nợ có hai cách thỏa ước:
 Công ty bán lẻ cam kết trả toàn bộ cho ngân hàng.
 Công ty bán lẻ cam kết trả một phần cho ngân hàng.
1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng
1.1.4.1. Đối với ngân hàng thương mại
Các sản phẩm cho vay tiêu dùng thường đa dạng và phong phú. Vì vậy, ngân
hàng có thể phân tán rủi ro và tăng thu nhập. Với sự phát triển của nền kinh tế, các
chủ thể luôn trong trạng thái cạnh tranh gay gắt với nhau, để có thể đứng vững trong
điều kiện khắc nghiệt như vậy thì đòi hỏi các ngân hàng phải luôn đổi mới và cập

nhật theo xu hướng thị trường nhưng vẫn đảm bảo những quy tắc nghề nghiệp nhất
định để thu hút một số lượng khách hàng nhất định.
Cho vay tiêu dùng giúp cho ngân hàng tạo dựng hình ảnh trên thị trường và
mở rộng mối quan hệ với khách hàng. Từ đó, ngân hàng có thể huy động thêm
nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng và bán thêm nhiều sản phẩm khác để làm
tăng nguồn doanh thu. Ngân hàng là trung gian có uy tín trong hoạt động nhận tiền
gửi từ nguồn vốn đầu tư của khách hàng và chuyển nguồn vốn đó sang những đối
tượng đi vay, là những người đang cần vốn với mức lãi suất nhất định.
Cho vay tiêu dùng là hình thức tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên ngân
hàng hoàn thiện kỹ năng chuyên môn và kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thuyết phục.
Điều đó càng giúp ngân hàng tạo thêm uy tín và nâng cao chất lượng hình ảnh của
mình trên thị trường.
1.1.4.2. Đối với nền kinh tế
Cho vay tiêu dùng làm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và tạo việc làm cho
người lao động. Từ đó, làm tăng thu nhập, tạo khả năng tiết kiệm, mở rộng cơ hội
huy động vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng và của các tổ chức tín dụng.
Cho vay tiêu dùng còn giúp kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân, tăng
nguồn cầu hàng hóa trong nước và thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững hơn.
6


Đối với điều kiện sống phát triển, nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của người dân là
không ngừng tăng trưởng, họ thường có những nhu cầu cần thiết để đáp ứng cho
những điều kiện tinh thần và tiêu dùng. Vì vậy, để kích cầu nguồn hàng, các doanh
nghiệp sản xuất phải luôn có sự đổi mới và phát triển về công nghệ, chất lượng dịch
vụ, hàng hóa để đtôi lại những sản phẩm chất lượng cao hơn, tốt hơn, phong phú
hơn để phục vụ nhu cầu càng cao của xã hội.
Đồng thời, thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng còn góp phần thực hiện
tốt những chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra trong việc xây dựng đất
nước ngày càng tiến bộ, nền kinh tế ngày càng vững mạnh. Đây là yếu tố cơ bản

giúp cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng không ngừng phát triển và cải thiện.
1.1.4.3. Đối với khách hàng
Cho vay tiêu dùng giúp thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng khi khả
năng tài chính của họ chưa đủ. Điều đó làm cho những người đi vay sẽ làm việc và
tiết kiệm hiệu quả nhất để có nguồn thu nhập ổn định, vừa đảm bảo điều kiện được
vay và vừa có nguồn trả nợ cho ngân hàng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của bản thân
họ.
Với nhu cầu mua sắm tăng cao, các đơn vị sản xuất sẽ phải có nhiều sản
phẩm mới, đa dạng, nhiều mẫu mã, đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách hàng, tăng
khả năng cạnh tranh của nhà sản xuất, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, vay tiêu dùng nếu bị lạm dụng sẽ làm vượt quá khả năng chi trả,
giảm tiết kiệm và chi tiêu trong tương lại của khách hàng. Vì vậy, người tiêu dùng
cần cân nhắc các khoản vay của mình để có thể đem lại lợi ích cho bản thân họ.
1.2. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng
Theo Lê Quốc Thái (2014), “Mở rộng hoạt động vay tiêu dùng có nghĩa là
ngân hàng tăng quy mô cho vay, đa dạng hóa sản phẩm và đối tượng đi vay để đáp
ứng nhu cầu hợp lý và hợp pháp của người tiêu dùng.”
Theo Vũ Văn Thực (2014), “Phát triển cho vay tiêu dùng được hiểu là gia
tăng cả về quy mô và chất lượng khoản vay, tức là quy mô cho vay mở rộng, số
7


lượng khách hàng ngày càng gia tăng, đa dạng hóa đối tượng cho vay, tỷ lệ nợ xấu
giảm, lợi nhuận gia tăng…”
Ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng nhằm tăng trưởng thu nhập nhưng vẫn
phải đảm bảo được chất lượng dịch vụ và kiểm soát được rủi ro trong hoạt động cho
vay, đáp ứng được chiến lược kinh doanh đã được đề ra trong quá trình kinh doanh
của ngân hàng.
Trước đây, đối tượng cho vay của ngân hàng chủ yếu là doanh nghiệp và

người dân thường ngại đến ngân hàng để vay vì thủ tục phức tạp, lãi suất cao và
những gói cho vay thường không đa dạng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, đất
nước hội nhập thì các ngân hàng trong nước học hỏi các ngân hàng nước ngoài, đáp
ứng nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng và rút ngắn khoảng cách giữa hai chủ
thể. Đối với khoản chi tiêu cho nhà ở, xe hơi, xe máy, du học nước ngoài, người
tiêu dùng cần phải tích lũy trong thời gian khá dài; hay đối với những khoản tiền
dành cho nhu cầu cấp bách như cấp cứu, chữa bệnh thì cho vay tiêu dùng thực sự rất
có ý nghĩa. Cho vay tiêu dùng phát triển tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận
với mơ ước trong khoảng thời gian ngắn nhất. Số lượng khoản vay tăng cao làm cho
thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng theo. Đồng thời, với những bước
tiến sáng giá trong quá trình phát triển kinh doanh đòi hỏi các ngân hàng không
ngừng sáng tạo, không ngừng nghiên cứu để phát triển và mở rộng thêm những gói
vay khác, đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng, nâng cao uy tín và đứng vững
trong hệ thống ngân hàng.
Chất lượng tín dụng của ngân hàng được phản ánh qua các yếu tố như số
lượng khách đông, thủ tục vay đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn về vốn tín
dụng, chi phí về tổng lãi suất, chi phí nghiệp vụ.
Mở rộng cho vay tiêu dùng còn làm hạn chế những hình thức cho vay khác
như cho vay nặng lãi, “chơi hụi”, giúp cho các cơ quan pháp chế, cơ quan nhà nước
có thể quản lý trật tự an ninh xã hội và có những thay đổi thích hợp, ban hành các
chính sách hợp lý để ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác được tạo điều kiện

8


×