Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 92 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
-----o0o-----

NGUYỄN HOÀNG CHÍ MINH

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
-----o0o-----

NGUYỄN HOÀNG CHÍ MINH

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
THS. TRẦN MINH TÂM

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” được thược
hiện với những mục tiêu nghiên cứu được xác định cụ thể: (1) Làm rõ cơ sở lý luận
về cho vay tiêu dùng và chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.
(2) Phân tích, đánh giá tình trạng cho vay tiêu dùng và chất lượng cho vay tiêu dùng
của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh TPHCM. (3) Đưa ra những giải pháp
để nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.
Tác giả tiến hành thực hiện khảo sát khách hàng cá nhân có sử dụng dịch vụ
CVTD chi nhánh nhằm sừ dụng để khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng. Ngoài
ra, tiến hành thu thập dữ liệu tình hình kinh doanh của phòng khách hàng cá nhân
trong 3 năm qua để phân tích, đánh giá các chỉ số liên quan đến chất lượng CVTD.
Thông qua phân tích tác giả nhận thấy tuy rằng chi nhánh đã có sự phát triển về
dịch vụ CVTD trong các năm vừa qua, nhưng những mặt hạn chế vẫn còn tồn tại,
khiến cho chi nhánh chưa thực sự khai thác được lợi thế cạnh tranh cũng như quy
mô hoạt động của mình.
Vì lý do hạn hẹp về thời gian phân tích sâu về chất lượng cho vay và kích
thước mẫu khảo sát tương đối nhỏ cũng đã ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, tuy
nhiên kết quả đạt được phần nào đó có ý nghĩa đối với ban quản trị Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.



ABSTRACT
The research project on "Improving the quality of consumer loans at the
Military Commercial Joint Stock Bank - Ho Chi Minh City Branch" is based on the
following specific research objectives: (1) Clarifying theories of consumer loans
and the quality of consumer loans by commercial banks. (2) Analyzing and
assessing the status of consumer loans and quality of consumer loans of the Military
Commercial Joint Stock Bank - Ho Chi Minh City Branch. (3) Propounding
solutions to improve the quality of consumer loans at the Branch.
The author conducted a survey of individual customers using credit services
at the branch to use to survey the level of satisfaction of customers. In addition,
conduct business data of individual credit department over the past 3 years to
analyze and evaluate indicators related to the quality of their credit history. Through
the analysis, the authors found that although the branch has been developing in the
past years, the limitations still exist, causing obstacle for the branch to exploit its
advantages as well as the size of its activities.
Due to the limited time available for in-depth analysis of loan quality and the
relatively small size of survey samples, the research results have been affected, but
it is still quite significant for management of the Military Commercial Joint Stock
Bank - Ho Chi Minh City Branch.


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các
nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ
trong khóa luận.

Tác giả


Nguyễn Hoàng Chí Minh


LỜI CÁM ƠN
Xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Thầy Trần Minh Tâm - người đã hướng dẫn tận
tình tôi trong quá trình hoàn thiện bài luận văn. Ngoài ra, tôi cũng gửi lời cảm ơn
chân thành đến bạn bè và gia đình - những người đã giúp đỡ, ủng hộ, động viên tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Tác giả

Nguyễn Hoàng Chí Minh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ.....................................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... iii
CHƢƠNG 1: ................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU................................................................................................................... 1
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI .................................................................................................................................. 1
1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng ........................................................................... 1
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của cho vay tiêu dùng ..................................................... 3
1.1.2.1. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng .................................................................. 3
1.1.2.2. Vai trò của cho vay tiêu dùng ....................................................................... 4
1.1.3. Các phƣơng pháp cho vay tiêu dùng............................................................... 5
1.1.4. Các biện pháp đảm bảo tiền vay ..................................................................... 5
1.1.5. Phân loại cho vay tiêu dùng ............................................................................. 6

1.1.5.1. Căn cứ vào phương thức cho vay ................................................................. 6
1.1.5.2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng ....................................................................... 6
1.1.5.3. Căn cứ vào góc độ nghiệp vụ ....................................................................... 7
1.2. CHẤT LƢỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI .................................................................................................................................. 7
1.2.1. Khái niệm chất lƣợng cho vay tiêu dùng ........................................................ 7
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng cho vay tiêu dùng ...................................... 8
1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính .......................................................................................... 8
1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng ..................................................................................... 10
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cho vay tiêu dùng ........................ 13
1.2.3.1. Nhân tố chủ quan ....................................................................................... 13
1.2.3.2. Nhân tố khách quan .................................................................................... 14
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 17
CHƢƠNG 2: ................................................................................................................. 18
GIỚI THIỆU................................................................................................................. 18


2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................... 18
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân đội......... 18
2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................... 20
2.2. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................. 22
2.2.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay tiêu dùng .................................................. 22
2.2.2. Đối tƣợng cho vay tiêu dùng .......................................................................... 24
2.2.3. Phƣơng pháp cho vay tiêu dùng .................................................................... 24
2.2.4. Quy định về những biện pháp bảo đảm tiền vay ......................................... 25
2.2.5. Quy trình cho vay tiêu dùng .......................................................................... 25
2.2.6. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng ................................................................... 27

2.3. TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2015 ĐẾN 2017 ..................................................................... 27
2.3.1. Tình hình doanh số cho vay tiêu dùng .......................................................... 27
2.3.2. Tình hình doanh số thu hồi nợ cho vay tiêu dùng ....................................... 29
2.3.3. Tình hình dƣ nợ cho vay tiêu dùng ............................................................... 32
2.3.3.1. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo thời gian ............................ 34
2.3.3.2. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng vốn ........ 36
2.3.3.3. Tình hình cho vay tiêu dùng phân theo nhóm nợ giai đoạn 2015 – 2017 .. 40
2.3.4. Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017............................ 42
2.3.5. Tình hình thu lãi cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017 ........................ 44
2.4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 ........................................................................ 45
2.4.1. Khảo sát sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dụng dịch vụ vay tiêu
dùng tại Ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. ............... 45
2.4.2. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................. 51
2.4.2.1. Về dư nợ và doanh số cho vay tiêu dùng .................................................... 51
2.4.2.2. Về thu nhập cho vay tiêu dùng ................................................................... 52


2.4.2.3. Về xử lý nợ xấu ........................................................................................... 52
2.4.3. Hạn chế còn tồn tại ......................................................................................... 53
2.4.4. Nguyên nhân của hạn chế .............................................................................. 54
2.4.4.1 Nguyên nhân chủ quan ................................................................................ 54
2.4.4.2. Nguyên nhân khách quan ........................................................................... 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 58
CHƢƠNG 3: ................................................................................................................. 59
GIỚI THIỆU................................................................................................................. 59
3.1. ĐỊNH HƢỚNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG

MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...... 59
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................. 61
3.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .......................................................... 61
3.2.2. Tăng cƣờng phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng ............................ 62
3.2.3. Tăng cƣờng công tác huy động vốn............................................................... 63
3.2.4. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định ..................................................... 65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................. 67
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 70
PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ............................................................... 72


i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATM

Máy rút tiền tự động

CBTD

Cán bộ tín dụng

CVTD

Cho vay tiêu dùng

GTCG


Giấy tờ có giá

HMTD

Hạn mức tín dụng

KH

Khách hàng

MB

Ngân hàng Quân đội

NHNN

Ngân hàng nhà nước

TMCP

Thương mại Cổ phần

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


VNĐ

Việt Nam đồng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Tình hình doanh số cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017 ...................... 28
Bảng 2.2: Tình hình doanh số thu hồi nợ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017 .... 30
Bảng 2 3: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 - 2017 ........................... 32
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo thời gian giai đoạn 2015 –
2017 ............................................................................................................................... 35
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng vốn .......... 36
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo nhóm giai đoạn 2015 - 2017. 40
Bảng 2.7: Vòng quay vốn CVTD của chi nhánh giai đoạn 2015 - 2017 ....................... 42
Biểu đồ 2.1: Sản phẩm vay tiêu dùng khách hàng đã sử dụng ...................................... 46
Biểu đồ 2.2: Lý do sử dụng dịch vụ CVTD tại MB ....................................................... 47
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của KH về mức độ quan tâm của CBTD ................................... 48
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của KH về thời gian hoàn tất thủ tục giải ngân của chi nhánh .. 49
Biểu đồ 2.5: Quyết định của KH khi sử dụng dịch vụ CVTD vào lần tiếp theo ........... 50


iii

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nếu như nói đến tín dụng, chắc hẳn bất kì ai cũng liên tưởng đến sự chuyển giao
vốn giữa các chủ thể với nhau, còn tín dụng tiêu dùng sẽ làm người ta nghĩ ngay đến

mục đích của việc chuyển giao đó. Trong những nghiệp vụ của Ngân hàng, đây có lẽ là
nghiệp vụ gần gũi nhất với người lao động, giúp họ cải thiện phần nào đời sống vật
chất trong lúc khó khăn.
Sự phát triển ngày một nhanh của kinh tế - xã hội đã kéo theo nhu cầu của con
người ngày càng tăng lên, cùng lúc đó là hàng loạt các đòi hỏi cần được thỏa mãn. Khả
năng tài chính trở thành yếu tố rất quan trọng để tài trợ cho những nhu cầu đó, nhưng
trong nhiều trường hợp nhu cầu tiêu dùng thường xuất hiện trước khi quỹ tài chính cá
nhân được hình thành. Tức là có sự không đồng nhất về yếu tố thời gian đối với nhu
cầu tiêu dùng và khả năng tài chính của mỗi người. Khi đó người ta sử dụng tín dụng
tiêu dùng như là sự ứng trước của quỹ tài chính cá nhân được hình thành trong tương
lai để thỏa mãn các nhu cầu trong hiện tại. Chính vì mục đích đó nên ngay từ khi Ngân
hàng Nhà nước đưa ra chủ trương kích cầu bằng Cho vay tiêu dùng và được thực hiện
bởi các Ngân hàng Thương mại, thì loại hình này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực
từ phía người tiêu dùng.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế sôi động như hiện nay, với vai trò là kênh tín
dụng kích thích tiêu dùng, hoạt động cho vay tiêu dùng hiện đang trở nên rất phổ biến
trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Với tốc độ hội nhập cao và tỉ lệ dân số
trẻ, Việt Nam là một thị trường tiềm năng với sức mua đứng hàng đầu trong khu vực.
Đặc biệt, những người mới đi làm, chưa có thu nhập cao nhưng nhu cầu chi tiêu lại lớn.
Chính vì thế mà các ngân hàng thương mại luôn nhiệt tình tìm kiếm những vị khách
hàng tiềm năng này.


iv

Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập còn tồn tại khiến cho
chất lượng cho vay tiêu dùng vẫn chưa cao và mang lại những rủi ro hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Cho vay tiêu dùng trước đây điều kiện đơn giản, nên dễ phát
sinh rủi ro, dẫn tới phát sinh nợ xấu.
Vì vậy, sau một thời gian dài học tập trên ghế nhà trường cùng khoảng thời gian

thực tập, học hỏi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thành phố
Hồ Chí Minh, người viết nhận thấy mặc dù ngân hàng đã quan tâm đến hoạt động cho
vay tiêu dùng nhưng chất lượng của hoạt động cho vay này ở chi nhánh vẫn còn ở mức
trung bình, đòi hỏi cần có những giải pháp được đưa ra để mở rộng quy mô cho vay
tiêu dùng trong thời gian tới. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho chương trình đào tạo bậc
đại học của mình.
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu của Zhu và De'Armond (2005)
Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến
việc tiếp cận tín dụng tiêu dùng của các hộ gia đình. Zhu và De'Armond sử dụng thông
tin từ khảo sát chi tiêu dùng của 7.579 hộ gia đình ở Hoa Kỳ năm 2001, bằng phân tích
hồi qui mô hình Logit đã kết luận các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới khả
năng tiếp cận tín dụng tiêu dùng của hộ: chủng tộc, tình trạng hôn nhân, tình trạng việc
làm và trình độ học vấn của chủ hộ; thu nhập, trợ cấp và nhà ở của hộ.
Theo kết quả nghiên cứu, trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập và có trợ cấp có
tác động thuận; chủ hộ độc thân, thất nghiệp có tác động nghịch tới khả năng tiếp cận
tín dụng. Các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới lượng vốn tín dụng của hộ, bao
gồm: tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ; thu nhập và có nguồn vay khác. Trong đó, chỉ


v

có trình độ học vấn có tác động nghịch, các yếu tố khác đều tác động thuận tới lượng
vốn vay tiêu dùng của hộ.
Nghiên cứu của Trần Thị Ngọc và Tô Thiên Kim (2011)
Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Sài Gòn. Tiến hành thu thập các báo cáo và số
liệu tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Sài Gòn, thông tin trên báo, Internet, sách

tham khảo…. Từ đó đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng (theo từng mục đích vay)
qua những thông số liên quan đến tín dụng tiêu dùng như: doanh số cho vay tiêu dùng,
tình hình thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn. Nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp, kiến nghị
nhằm năng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng theo từng đối tượng và mục đích
cho vay.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tin học hóa các quy trình kinh doanh và quản lý
ngân hàng, đào tạo cho cán bộ, nhân viên ngân hàng có khả năng làm chủ công nghệ là
một yêu cầu cấp thiết vì công nghệ ngân hàng được xem là nhân tố quan trọng trong
chiến lược phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu. Bên cạnh đó, nhóm
tác giả cũng đề ra kiến nghị đến ngân hàng ACB cần tổ chức hệ thống tín dụng thành 3
cấp: Ban tín dụng chi nhánh, Ban tín dụng hội sở và cấp cao nhất là Hội đồng tín dụng
để quy trình thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng cũng như bảo
lãnh được thực hiện tốt hơn.
Nghiên cứu của Trần Ái Kết và Thái Thanh Thoảng (2013)
Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín
dụng tiêu dùng của các hộ gia đình ở một vài Ngân hàng Thương mại tại Cần Thơ. Đây
cũng là một nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Nghiên cứu sử
dụng mô hình hồi quy Probit nhị phân với 7 biến độc lập. Dữ liệu nghiên cứu thu thập
từ cuộc khảo sát người dùng thông qua khảo sát ngẫu nhiên các hộ gia đình ở 4 quận,
huyện của Thành phố Cần Thơ năm 2012.


vi

Theo kết quả nghiên cứu, hơn 63% số hộ không tiếp cận được vốn tín dụng tiêu
dùng ở NHTM. Trong đó, lý do chiếm tỷ lệ cao nhất của mẫu khảo sát là nộp đơn xin
vay nhưng bị ngân hàng từ chối. Tín dụng tiêu dùng ở NHTM của hộ gia đình ở Thành
phố Cần Thơ nhìn chung có kỳ hạn trung hạn với lãi suất khá cao. Tỷ lệ hộ có khả năng
tiếp cận tín dụng chưa cao, tuy nhiên lượng vốn vay bình quân của hộ gia đình là đáng
kể. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi qui mô hình Probit cho thấy nhiều yếu tố có ảnh

hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng tiêu dùng ở NHTM của hộ gia đình: trình độ học
vấn của chủ hộ, thu nhập, diện tích đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ.
Bên cạnh đó, kết quả phân tích hồi qui mô hình Tobit cho biết các yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng tới lượng vốn tín dụng tiêu dùng của hộ: trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập
của hộ.
Nghiên cứu của Bùi Diệu Anh (2013)
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực
quản trị danh mục cho vay của một số ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là một nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực cho
vay tiêu dùng. Nghiên cứu sử dụng các chỉ số định lượng nhằm đánh giá hiện trạng và
chất lượng quản trị danh mục cho vay cũng như chất lượng các sản phẩm tín dụng mà
một vài NHTM cung cấp trên địa bàn thành phố.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho vay cho tiêu dùng cũng phải đối mặt với
nhiều vấn đề tương tự như các loại hình cho vay khác. Cũng như cung cấp tín dụng sản
xuất, cung cấp tín dụng tiêu dùng đang bị cản trở bởi rủi ro đạo đức (moral hazard) và
các vấn đề lựa chọn đối nghịch (adverse selection) trong môi trường không cân xứng
thông tin ở thị trường tín dụng. Nghiên cứu đã đề xuất các NHTM trên địa bàn thành
phố cần học hỏi mô hình quản lý danh mục cho vay như ở những thị trường tín dụng
phát triển cao, trong đó điển hình là việc phát triển thủ tục “chấm điểm” tinh vi để đánh
giá rủi ro trả nợ của khách hàng. Trong thực tế, các giao dịch tín dụng dựa trên cơ sở


vii

các đặc điểm quan sát được nên vẫn còn bị hạn chế, các NHTM vẫn duy trì sử dụng
thông tin thống kê liên quan đến lịch sử khả năng trả nợ và đòi hỏi tài sản thế chấp của
người vay.
Trên cơ sở tiếp cận và thừa kế các công trình nghiên cứu của các tác giả trong
nước và nước ngoài trước đây, tác giả nhận thấy việc xây dựng một công trình nghiên
cứu khoa học có đề cập một cách cụ thể và mang tính thực tiễn về hệ thống một số

nhóm chỉ tiêu đánh giá CVTD và áp dụng những chỉ tiêu này, kết hợp với phương pháp
khảo sát khách hàng nhằm đánh giá, phân tích chất lượng dịch vụ CVTD tại ngân hàng
TMCP Quân đội – Chi nhánh TPHCM là rất cần thiết. Vì đây là một mảng kinh doanh
có đóng góp lớn cho NHTM tại các khu vực có dân cư phát triển, nền kinh tế hội nhập,
đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, tác giả đã chọn đây là hướng nghiên cứu
cho luận văn tốt nghiệp của mình.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua quá trình nghiên cứu, khóa luận tập trung làm rõ ba mục tiêu sau:
- Mục tiêu 1: Làm rõ cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng và chất lượng cho vay
tiêu dùng của ngân hàng thương mại
- Mục tiêu 2: Phân tích, đánh giá tình trạng cho vay tiêu dùng và chất lượng cho
vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thành phố
Hồ Chí Minh, từ đó tìm ra được nguyên nhân và rút ra được những hạn chế vẫn còn tồn
tại cho vay tiêu dùng tại đơn vị.
- Mục tiêu 3: Đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.


viii

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Cho vay tiêu dùng và chất lượng cho vay tiêu dùng của
ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: Cho vay tiêu dùng và chất lượng cho vay tiêu dùng của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn năm 2015 – 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháo khảo sát: đề tài được thực hiện thông qua việc phát phiếu khảo

sát 56 khách hàng có sử dụng dịch vụ CVTD của Ngân hàng TMCP Quân đội tại chi
nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu thông qua bảng câu hỏi
được hoàn thiện từ các nghiên cứu trước. Sau đó, tiến hành sàng lọc dữ liệu trước khi
bắt đầu phân tích, thống kê.
- Phương pháp thống kê mô tả: thu thập thông tin cũng như số liệu về cho vay
tiêu dùng và chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân
đội - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh để thấy sự thay đổi theo thời gian tại đơn vị
- Phương pháp so sánh: sử dụng những số liệu thu thập được để so sánh với
nhau nhằm xác định được mức độ biến động và đưa ra nhận xét cho tình hình cho vay
tiêu dùng và chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân
đội - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
- Phương pháp tổng hợp phân tích: tổng hợp, đánh giá thông tin và phân tích
chỉ tiêu của những số liệu thu thập được nhằm mục đích hiểu được nguyên nhân, ý
nghĩa của mọi sự biến động của tình hình cho vay tiêu dùng và chất lượng cho vay tiêu


ix

dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh từ đó đưa ra được biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu
dùng tại đơn vị.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu và đồ thị, kết
cấu của khóa luận bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng và chất lượng cho vay tiêu dùng
của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng và chất lượng cho vay tiêu dùng của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh



1

CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ CHẤT LƢỢNG CHO VAY
TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
GIỚI THIỆU
Việc giới thiệu tổng quan những cơ sở lý thuyết cũng như các tiêu chí định
lượng được chọn ra để áp dụng làm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ tại ngân
hàng là rất quan trọng. Do vậy, Chương này sẽ trình bày khung lý thuyết làm nền tảng
cho nghiên cứu này bao gồm cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng, vai trò của cho vay
tiêu dùng trong các khía cạnh kinh tế - xã hội cũng như các yếu tố, tiêu chí có liên quan
đến đánh giá chất lượng của dịch vụ cho vay tiêu dùng tại một ngân hàng.
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
với nội dung là thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng những khoản tiền này để cấp tín
dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Trong đó, cho vay là hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân
hàng thương mại. Theo điều 4 Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội, Luật các tổ chức
tín dụng: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời
gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Vậy hoạt động cho vay có thể được hiểu là việc chuyển nhượng một lượng giá
trị bằng tiền từ ngân hàng thương mại đến khách hàng đi vay, sau một khoảng thời gian
được định trước, lượng tiền quay về với ngân hàng thương mại với một giá trị lớn hơn
lúc đầu. Nói cách khác, cho vay của ngân hàng thương mại là quan hệ giữa một bên là



2

người cho vay chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên người vay để sử dụng trong một
thời gian nhất định với cam kết của người vay là sẽ hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn.
Hiện nay, cho vay tiêu dùng là một trong những sản phẩm cho vay của ngân
hàng thương mại, có đầy đủ những đặc trưng cơ bản của cho vay. Ngân hàng áp dụng
rất nhiều hình thức cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình, tùy từng loại
khách hàng mà ngân hàng có những hình thức cho vay khác nhau để phù hợp với khả
năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng. Mục đích của cho vay tiêu dùng nhằm
tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình, hỗ trợ
nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm trang thiết bị, đồ gia dụng, sửa chữa, mua
bán bất động sản, sửa chữa xe, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch,
chữa bệnh, cưới hỏi, tiệc tùng và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống hàng ngày
Từ các khái niệm chung trong cho vay và mục đích sử dụng vốn vay của khách
hàng, có thể hiểu rằng: “Cho vay tiêu dùng là một trong những hình thức cho vay của
ngân hàng thương mại, trong đó ngân hàng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng cá
nhân hay hộ gia đình được sử dụng một khoản tiền nhất định trong một khoảng thời
gian đã xác định trước để sử dụng vào các mục đích tiêu dùng với nguyên tắc hoàn trả
cả gốc và lãi.” - Trương Quang Thông (2010, trang 27).
Trong hai nhóm khách hàng chính của ngân hàng là khách hàng cá nhân và
khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân ngày càng có nhu cầu vay mượn cao
hơn. CVTD không chỉ như một phương thức giải quyết được những nhu cầu tiêu dùng
cần thiết, mà còn là phương tiện nhằm cải thiện mức sống của cá nhân khi mà họ chưa
có khả năng chi trả, thanh toán. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu thanh toán của con
người.


3


1.1.2. Đặc điểm và vai trò của cho vay tiêu dùng
1.1.2.1. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay tiêu dùng là từ thu nhập hàng tháng của
họ, khoản thu nhập này có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ
năng và kinh nghiệm đối với công việc của khách hàng. Vì vậy nên những khách hàng
có năng lực, trình độ học vấn cao, thu nhập ổn định thường được ưu tiên nhiều hơn
trong quyết định cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Trong cho vay tiêu dùng, ngân hàng thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng
cá nhân chỉ phụ thuộc vào nguồn thu nhập của khách hàng, trong khi tình hình tài
chính của cá nhân và hộ gia đình bắt nguồn từ nguồn thu nhập này lại chịu rất nhiều
nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài. Những nguyên nhân, sự cố có thể xảy ra đối với
khách hàng như: tình hình kinh tế bất ổn, suy thoái, thất nghiệp tăng cao hoặc thiên tai,
lũ lụt hay tình hình công việc như mất việc làm, cắt giảm lương, tình trạng sức khỏe
đau ốm bệnh tật, thu chi mất cân đối cũng có thể đem lại những ảnh hưởng không nhỏ
tới khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.
Quy mô khoản vay thường nhỏ. Đối với cho vay tiêu dùng, có thể thấy khách
hàng vay chủ yếu đã tích lũy được tiền từ trước đó, nên việc vay ngân hàng chỉ là hỗ
trợ thêm. Ngân hàng tốn nhiều thời gian, sức lao động và chi phí cho một hợp đồng
cho vay tương đối cao mà quy mô cho vay lại thấp.
Vì rủi ro cho vay tiêu dùng lớn nên ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải
có tài sản đảm bảo để đạt được hai mục tiêu của ngân hàng thương mại: thứ nhất, nếu
khách hàng không có khả năng hoàn trả thì ngân hàng thương mại có quyền thu giữ và
bán tài sản để thu hồi lại khoản tiền đã cho vay; thứ hai, việc thế chấp tài sản đảm bảo
sẽ tạo ra lợi thế về tâm lý cho ngân hàng thương mại. Bởi vì tài sản cụ thể của khách


4

hàng đã được đem ra thế chấp, nên người đi vay sẽ có những động lực tích cực để xây
dựng nguồn thu, trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

1.1.2.2. Vai trò của cho vay tiêu dùng
Đối với ngân hàng thương mại: Cho vay tiêu dùng là một kênh tiếp thị khá hiệu
quả cho ngân hàng thương mại. Bên cạnh việc khách hàng biết đến các dịch vụ, sản
phẩm của ngân hàng và giới thiệu cho người quen, ngân hàng còn dễ dàng thu hút
khách hàng của mình sử dụng thêm các hình thức dịch vụ khác như chuyển tiền hoặc
trả lương qua tài khoản tại ngân hàng để thuận lợi cho hoạt động thanh toán lãi theo kỳ
hạn, sử dụng các dịch vụ thẻ, quảng bá thương hiệu ngân hàng thông qua khách hàng,
để từ đó làm tăng khả năng huy động tiền gửi từ dân cư cho ngân hàng. Cho vay tiêu
dùng so với cho vay khách hàng là doanh nghiệp đơn giản hơn nhiều. Trong khi đó,
nguồn lợi nhuận của ngân hàng thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng là đáng kể vì lãi
suất của dịch vụ này thường cao hơn rõ rệt, đặc biệt là lãi suất thực của cho vay trả góp
rất cao.
Đối với khách hàng: Nhờ vay tiêu dùng mà người lao động sẽ được hưởng các
tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền, góp phần nâng cao mức sống, tạo niềm hưng phấn,
tích cực lao động vì tương lai tốt đẹp. Đặc biệt, nó rất quan trọng cho những trường
hợp mang tính cấp bách khi cá nhân phát sinh nhu cầu về y tế hay giáo dục.
Đối với nhà sản xuất: Cho vay tiêu dùng tạo ra khoản tài chính để người dân có
thể mua hàng của doanh nghiệp, doanh nghiệp tạo ra được nguồn thu, có được lãi
nhanh nhất, từ đó làm gia tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế: Nhờ hoạt động cho vay tiêu dùng giúp khách hàng cá nhân
và hộ gia đình có thể mua được sản phẩm mà mình mong muốn, còn khách hàng doanh
nghiệp bán được sản phẩm mình sản xuất ra. Vì vậy tạo nên yếu tố kích thích sản xuất


5

phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, cải thiện đời sống dân cư góp
phần đảm bảo an sinh xã hội.
1.1.3. Các phƣơng pháp cho vay tiêu dùng
Cho vay theo món: Cho vay theo món hay còn gọi là cho vay từng lần là hình

thức vay theo đó người vay sẽ phải làm thủ tục hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi
suất, thời hạn trả tiền và số tiền vay xác định. Cho vay theo món thủ tục rõ ràng, ngân
hàng chủ động trong việc cho vay, tuy nhiên thủ tục rườm rà, khách hàng cá nhân
không linh động trong việc sử dụng vốn vì phải lập hồ sơ cho từng lần vay.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức
cấp tín dụng của NHTM mà theo đó, người vay chỉ lập hồ sơ 1 lần cho nhiều khoản
vay, ngân hàng cấp cho khách một hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh
số.
1.1.4. Các biện pháp đảm bảo tiền vay
Cho vay tiêu dùng có đảm bảo bằng tài sản: Cho vay có đảm bảo bằng tài sản
của người vay là hình thức cho vay qua sự xác định giá trị của tài sản mà khách hàng
cầm cố hay thế chấp cho ngân hàng khi vay vốn. Cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng
tài sản là việc cho vay vốn của ngân hàng thương mại mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của
khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản
hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Cho vay tiêu dùng không có đảm bảo bằng tài sản: Trên nguyên tắc không phải
bất cứ một nghiệp vụ tín dụng nào cũng phải có đảm bảo. Đối với khách hàng quen
thuộc và có tín nhiệm cao, ít khi ngân hàng đòi hỏi phải có đảm bảo. Khách hàng có uy
tín là khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, có tín nhiệm với ngân hàng thương
mại trong cho vay và trong sử dụng vốn vay, hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn trả nợ
cho ngân hàng.


6

1.1.5. Phân loại cho vay tiêu dùng
1.1.5.1. Căn cứ vào phương thức cho vay
Cho vay trả góp: Gồm những khoán cho vay mà người vay vốn phải trả nợ vay
(cả tiền gốc và lãi) cho tổ chức tín dụng làm nhiều kỳ liên tiếp như đã thỏa thuận
(thường là hàng tháng hay quý).

Cho vay trả một lần: Là khoản cho vay mà người vay vốn chỉ thanh toán một
lần cho với tổ chức tín dụng (cả tiền gốc và lãi) vào lúc đáo hạn hợp đồng theo thỏa
thuận hai bên.
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn (Revolving Consumer Credit): Là hình thức cho
vay mà ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc
được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Thời hạn tín dụng phải được thỏa thuận
trước căn cứ vào: nhu cầu chi tiêu, thu nhập kiếm được từng kỳ. Khách hàng được
ngân hàng cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín
dụng nhất định.
1.1.5.2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Cho vay tiêu dùng được chia làm 03 nhóm theo căn cứ thời gian như sau:
Tín dụng tiêu dùng ngắn hạn: là khoản vay dưới 12 tháng,. Loại cho vay này áp
dụng lãi suất ngắn hạn.
Tín dụng tiêu dùng trung hạn: Thời hạn vay từ 1 đến 5 năm, loại tín dụng này
thường dùng để tài trợ vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định.
Tín dụng tiêu dùng dài hạn: thời hạn từ 5 năm trở lên, loại tín dụng này thường
dùng để cấp vốn tiêu dùng cho khách hàng mua nhà, phương tiện giao thông, mua sắm
thiết bị đồ dùng cao cấp…


7

1.1.5.3. Căn cứ vào góc độ nghiệp vụ
Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là việc ngân hàng thực hiện giải ngân trực tiếp cho
người đi vay một số tiền mặt nhất định nhằm mục đích tiêu dùng. Định kỳ người đi vay
phải trả một số tiền theo qui định của ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Được thực hiện bằng cách các nhà sản xuất hay
nhà cung ứng bán hàng hoá cho khách hàng và ngân hàng sẽ thanh toán thay người
mua hàng. Đây là hình thức phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức bán lẻ hàng hoá.
Sau đó định kỳ ngân hàng sẽ thực hiện thu nợ từng người vay.

1.2. CHẤT LƢỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm chất lƣợng cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của
người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình, hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu
cầu mua sắm vật dụng, gia dụng trong gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa chữa xe, làm kinh
tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi, tiệc tùng
và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống hàng ngày.
Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng cần có chất lượng tốt thì mới đem
lại lợi ích cao cho cả ngân hàng và khách hàng vay, ngân hàng thương mại có được lợi
nhuận thu về từ khách hàng và khách hàng thì đạt được mục tiêu mua sắm có hiệu quả.
Vì vậy, theo Nguyễn Đăng Dờn (2014), có thể hiểu chất lượng cho vay tiêu
dùng thông qua những khái niệm trên như sau: “Khoản cho vay tiêu dùng của ngân
hàng thương mại có chất lượng khi nó thỏa mãn nhu cầu vay vốn tiêu dùng của khách
hàng cá nhân và hộ gia đình, được khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đảm


×