Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ ẤT

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM
SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 201


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ ẤT

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI
BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ


Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN QUỐC THỊNH

TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2018


i

TÓM TẮT
Ở Việt Nam các NHTM không chỉ là những nhà tài trợ vốn lớn, cung cấp
dịch vụ ngân hàng hàng đầu cho các doanh nghiệp, mà còn là công cụ quan trọng để
Nhà nước định hướng cho sự vận động của thị trường tài chính, nhằm thực hiện mục
tiêu, chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ; là lực lượng chủ lực trong hội nhập kinh
tế quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thì hoạt động tín dụng chịếm vị trí quan trọng vì nó đem lại nguồn thu và lợi nhuận
chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất
của NHTM. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là vô cùng lớn cụ thể
ở các biểu hiện như: nợ xấu liên tục tăng cao, hiệu quả sử dụng vốn thấp, nhiều ngân
hàng lâm vào tình trạng khó khăn buộc phải sáp nhập hoặc bị mua lại bởi Ngân hàng
Nhà nước. Để đảm bảo Ngân hàng hoạt động hiệu quả và phù hợp với xu thế hội
nhập, cần đảm bảo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Với mục tiêu xác định những nhân tố tác động và mức độ tác động của những
nhân tố này đến tính hữu hiệu KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai. Từ
đó đề xuất một số chính sách gợi ý nâng cao tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín
dụng tại Vietinbank Gia Lai. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 5 nhân tố tác động cùng chiều đến sự
hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai. Mỗi một
nhân tố có mức độ tác động đến sự hữu hiệu khác nhau và được sắp xếp theo trật tự

từ cao xuống thấp như sau: đánh giá rủi ro, nhân tố môi trường kiểm soát, nhân tố
hoạt động kiểm soát, nhân tố thông tin và truyền thông và nhân tố giám sát.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách để tăng
cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB: cần tạo dựng môi trường kiểm soát chú trọng
đạo đức; điều chỉnh quy trình đánh giá và ứng phó rủi ro kịp thời; tăng cường hiệu
quả của các hoạt động kiểm soát; minh bạch thông tin và thực hiện có hiệu quả các
kênh thông tin trong nội bộ và bên ngoài; tăng cường giám sát và nâng cao hiệu quả
kiểm toán nội bộ.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây
hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn
đầy đủ trong luận văn.

Người viết luận văn

Trần Thị Ất


iii

LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa
và quý giảng viên trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện
tốt nhất trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện và bảo vệ khóa luận.

Gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Trần Quốc Thịnh, người hướng dẫn
khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi làm khóa luận. Em cũng xin lỗi vì nhiều
lúc không hoàn thành đúng tiến độ mà Thầy mong muốn. Trong quá trình làm bài,
chính nhờ sự định hướng, chỉ dẫn của Thầy đã giúp em thêm cố gắng hơn để hoàn
thành bài khóa luận này. Tấm lòng của Thầy em sẽ không bao giờ quên. Thông qua
bài khóa luận này, em chúc Thầy cùng gia đình có thật nhiều sức khỏe và có nhiều
niềm vui mới trong cuộc sống.
Cuối cùng, gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh, chị em bạn bè, đồng nghiệp
và gia đình đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành được khóa luận.

Trân trọng

Trần Thị Ất


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ x
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Giới thiệu ............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 4
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH HỮU
HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG ................................................................................................. 5
1.1 Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài ................................................................. 5
1.1.1 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ ....................................................................................................... 5
1.1.2 Các nghiên cứu tác động của từng thành phần trong hệ thống KSNB đến tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB ......................................................................... 14
1.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nước ................................................................ 17


v

1.2.1 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB ............................................................................................................ 17
1.2.2 Nghiên cứu liên quan hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại
NHTM ........................................................................................................... 20
1.3

Khe hổng nghiên cứu ...................................................................................... 21

Kết luận chương 1 ..............................................................................................22

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH HỮU
HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG ................................................................................................ 23

2.1 Các khái niệm liên quan .................................................................................... 23
2.1.1 Tính hữu hiệu ................................................................................................ 23
2.1.2 Kiểm soát nội bộ ............................................................................................ 23
2.1.3 Hoạt động tín dụng ........................................................................................ 26
2.2 Các lý thuyết nền tảng ....................................................................................... 27
2.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm ........................................................................................ 27
2.2.2 Lý thuyết bất định của các tổ chức.................................................................. 27
2.2.3 Lý thuyết hành vi ........................................................................................... 28
2.3 Hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín dụng tại NHTM ... 29
2.3.1 Hệ thống KSNB ............................................................................................. 29
2.3.2 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại NHTM ................ 31
2.3.3 Báo cáo của Basel về hệ thống KSNB ............................................................ 33
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ........................ 33
2.4.1 Môi trường kiểm soát ..................................................................................... 34
2.4.2 Đánh giá rủi ro ............................................................................................... 35
2.4.3 Hoạt động kiểm soát ...................................................................................... 37
2.4.4 Thông tin và truyền thông .............................................................................. 39
2.4.5 Giám sát ........................................................................................................... 41


vi

2.5 Xây dựng thang đo các nhân tố .......................................................................... 45
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 48

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 49
3.1

Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ....................................... 49


3.1.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 49
3.1.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 49
3.2

Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu

trong nghiên cứu ................................................................................................. 51
3.2.1

Nguồn dữ liệu của và phương pháp thu thập dữ liệu ............................... 51

3.2.2 Phân tích dữ liệu ........................................................................................ 51
3.3 Mô hình nghiên cứu......................................................................................... 53
3.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 53
3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 54
3.3.3

Phương trình hồi quy tổng quát ................................................................. 55

Kết luận chương 3 .................................................................................................... 55

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................... 57
4.1

Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .................. 57

4.1.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo môi trường kiểm soát ...................................... 57
4.1.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo đánh giá rủi ro ................................................. 59
4.1.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo hoạt động kiểm soát ....................................... 59
4.1.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo thông tin và truyền thông ............................... 60

4.1.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo giám sát .......................................................... 60
4.1.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc tính hữu hiệu ......................... 61
4.2

Kết quả phân tích các nhân tố khám phá (EFA) ............................................ 63

4.2.1 Kết quả đánh giá giá trị thang đo các nhân tố của hệ thống KSNB ............... 64
4.2.2 Kết quả đánh giá giá trị thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ........... 77
4.3

Phân tích thống kê mô tả .............................................................................. 70


vii

4.4

Kiểm định tương quan .................................................................................. 71

4.5

Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể................................... 71

4.6

Giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy ....................................................... 72

4.7

Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ................................................... 72


4.8

Mô hình hồi quy chính thức các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ

thống KSNB ............................................................................................................ . 75
Kết luận chương 4 .................................................................................................... 75

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................. 77
5.1

Kết Luận ........................................................................................................ 77

5.2

Gợi ý chính sách ............................................................................................. 78

5.2.1 Môi trường kiểm soát .................................................................................... 78
5.2.2 Đánh giá rủi ro ............................................................................................... 82
5.2.3 Hoạt động kiểm soát ....................................................................................... 84
5.2.4 Thông tin và truyền thông ............................................................................ 84
5.2.5 Hoạt động giám sát ........................................................................................ 86
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. xi
Phụ lục .................................................................................................................... xvi


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước về sự hữu hiệu của hệ thống

KSNB ......................................................................................................................... 8
Bảng 1.2. Định nghĩa và đo lường các biến của các nghiên cứu trước .................... 11
Bảng 4.1 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo môi trường kiểm soát ................... 57
Bảng 4.2 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo đánh giá rủi ro .............................. 59
Bảng 4.3 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo hoạt động kiểm soát ...................... 59
Bảng 4.4 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo thông tin và truyền thông ............. 60
Bảng 4.5 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo giám sát ......................................... 60
Bảng 4.6 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo biến phụ thuộc tính hữu hiệu ........ 61
Bảng 4.7. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB ............................................................ 62
Bảng 4.8 Kiểm định KMO and Bartlett's Test ......................................................... 64
Bảng 4.9 Tổng phương sai trích ............................................................................... 65
Bảng 4.10 Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay......................................................... 66
Bảng 4.11 Kiểm định KMO and Bartlett's Test ....................................................... 67
Bảng 4.12 Tổng phương sai trích ............................................................................. 68
Bảng 4.13 Ma trận nhân tố ..................................................................................... 68
Bảng 4.14 Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB ....................................................................................................................... 69
Bảng 4.15 Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ................ 71
Bảng 4.16 Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB ....................................................................................................................... 72
Bảng 4.17 Bảng kết quả các trọng số hồi quy .......................................................... 72


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB ...................... 6
Hình 1.2: Các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB ...................... 6
Hình 1.3: Các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB ...................... 7

Hình 1.4: Mô hình các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB ...... 17
Hình 1.5: Mô hình các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB ...... 18
Hình 1.6. Mô hình tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của các
NHTM Việt Nam ..................................................................................................... 18
Hình 1.7: Mô hình các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB ...... 19
Hình 1.8: Mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ............................ 20
Hình 2.1: Các mục tiêu của hệ thống KSNB ........................................................... 30
Hình 2.2: Các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................... 31
Hình 2.3: Các bước của quy trình đánh giá rủi ro .................................................... 36
Hình 2.4: Cơ cấu kiểm soát nội bộ ........................................................................... 42
Hình 3.1 Các bước thực hiện nghiên cứu ................................................................ 50
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng dến sự hữu hiệu của KSNB
hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai Các bước thực hiện nghiên cứ ............. 54
Hình 4.1 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ..................... 73
Hình 4.2 Đồ thị P-P plot của phần dư - đã chuẩn hóa.............................................. 73
Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa .......................................... 73


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tiếng Việt

AICPA

Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ

AFDP


Nhóm Ngân hàng phát triển Châu Phi

BASEL

Ủy ban Basel an toàn về hoạt động ngân hàng

BCTC

Báo cáo tài chính

COSO

Ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian
lận báo cáo tài chính

EWS

Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng

HĐQT

Hội đồng quản trị

IFAC

Liên đoàn Kế toán Quốc tế

KSNB


Kiểm soát nội bộ

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

Vietinbank
VSA

Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Giới thiệu
Hệ thống ngân hàng trong bất kỳ nền kinh tế nào cũng giữ vai trò quan trọng trong


quá trình ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Với tư cách là một định chế tài chính
trung gian, hệ thống ngân hàng có vai trò điều tiết nền kinh tế thông qua các hoạt động
nghiệp vụ của mình. Tính hiệu quả trong hoạt động kinh tế phụ thuộc rất lớn vào chất
lượng hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả và chất lượng hoạt
động của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngân hàng lại là loại
hình kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro, việc đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân
hàng không chỉ được các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm mà còn là mối quan tâm
của người gửi tiền, của các cơ quan quản lý Nhà nước, của cả xã hội vì bất kỳ một sự
phá sản nào của Ngân hàng đều gây ảnh hưởng dây chuyền đến nền kinh tế. Để ngăn
ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh
ngân hàng, ngoài các biện pháp thanh tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước,
đòi hỏi các ngân hàng phải có biện pháp hữu hiệu tự bảo vệ mình. Biện pháp quan trọng
và có ý nghĩa thiết thực nhất với các ngân hàng thương mại là phải đảm bảo sự hữu hiệu
của kiểm soát nội bộ tại đơn vị mình.
Kiểm soát nội bộ (KSNB) là quá trình do người quản lý, Hội đồng quản trị và các
nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý
nhằm thực hiện các mục tiêu: đảm bảo sự tin cậy của báo cáo tài chính; đảm bảo sự tuân
thủ các quy trình và luật lệ; đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả (COSO,
1992). Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát nội bộ, trên thế giới đã
có nhiều công trình trình nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể Angella & Inanga (2009) đã
thực hiện nghiên cứu về đánh giá các hệ thống KSNB Uganda trong năm 2009, nghiên
cứu này dựa trên các nước thành viên khu vực (RMCs) của Nhóm Ngân hàng phát triển
Châu Phi (AFDB) tập trung vào Uganda ở Đông Phi. Họ cho rằng có 6 nhân tố tác động


2

đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro,
hệ thống thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát, công nghệ thông
tin. Công trình nghiên cứu của Sultana and Haque (2011) đã đánh giá hiệu quả của hệ

thống KSNB được thành lập trong các ngân hàng được liệt kê ở Bangladesh gồm có 5
nhân tố: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, các
hoạt động kiểm soát, giám sát.
Ở Việt Nam các NHTM không chỉ là những nhà tài trợ vốn lớn, cung cấp dịch vụ
ngân hàng hàng đầu cho các doanh nghiệp, mà còn là công cụ quan trọng để Nhà nước
định hướng cho sự vận động của thị trường tài chính, nhằm thực hiện mục tiêu, chính
sách tiền tệ trong từng thời kỳ; là lực lượng chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế về
lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Để giúp cho hệ thống Ngân hàng hoạt động hiệu quả và giảm
thiểu rủi ro, phải đảm bảo sự hữu hiệu của KSNB. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
trong nước xác định các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB, mức độ tác động
từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của KSNB như Hồ Tuấn Vũ
(2016) đã nghiên cứu 6 nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB trong NHTM: môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm
soát, giám sát, thể chế chính trị và lợi ích nhóm. Nguyễn Anh Phong & Hà Tôn Trung
Hạnh (2010) dựa vào nguyên tắc Basel 2 và chỉ ra 5 nhóm nhân tố tác động đến tính hữu
hiệu của KSNB trong NHTM: môi trường kiểm soát và giám sát của Ban lãnh đạo, xác
định và đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát và phân công phân nhiệm, thông tin và
truyền thông, giám sát hoạt động và sửa chữa sai sót.
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì hoạt động tín dụng chịếm vị trí
quan trọng vì nó đem lại nguồn thu và lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên,
đây cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất của NHTM. Ảnh hưởng của rủi ro tín
dụng đối với ngân hàng là vô cùng lớn cụ thể ở các biểu hiện như: nợ xấu liên tục tăng
cao, hiệu quả sử dụng vốn thấp, nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn buộc phải
sáp nhập hoặc bị mua lại bởi Ngân hàng Nhà nước. Để đảm bảo Ngân hàng hoạt động


3

hiệu quả và phù hợp với xu thế hội nhập. Vietinbank cũng không nằm ngoài xu thế hội
nhập và phát triển bền vững. Năm 2014 Ban Lãnh đạo Ngân hàng có sự thay đổi lớn về

nhân sự, đánh dấu bước phát triển mới của Vietinbank với việc thực hiện chuyển đổi
thành công sang phần mềm core banking mới (với tên gọi là core sunshine) đánh dấu
bước tiến hiện đại hóa của Vietinbank. Trong hệ thống Vietinbank thì Vietinbank Gia
Lai dẫn đầu về dư nợ tín dụng ở khu vực Miền Trung Tây Nguyên và đứng đầu hệ thống
Vietinbank về tín dụng bán lẻ. Với đặc thù cho vay cây công nghiệp, nông lâm nghiệp
với rủi ro cao. Vì vậy đảm bảo tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ để giảm thiểu rủi ro
là yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước và đặc thù hoạt động
của ngân hàng mình, tác giả chọn đề tài “Nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm
soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương
Việt Nam-chi nhánh Gia Lai” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
-

Xác định những nhân tố tác động và mức độ tác động của những nhân tố này đến
tính hữu hiệu KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai.

-

Đề xuất một số chính sách gợi ý nâng cao tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín
dụng tại Vietinbank Gia Lai.

3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Các nhân tố nào tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến KSNB hoạt
động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai?

-

Các chính sách nào nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín

dụng tại Vietinbank Gia Lai?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hệ thống KSNB và các nhân tố tác động đến tính hiệu hữu
của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện đối với hoạt động tín dụng tại
Vietinbank Gia Lai năm 2018.


4

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng. Cụ thể là:
- Phương pháp định tính: dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu trước và kế thừa các
nghiên cứu khảo sát để rút ra các nhân tố cơ bản tác động đến tính hữu hiệu của KSNB,
từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.
- Phương pháp định lượng: Trên cơ sở các nhân tố tác động kiểm định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố bằng thực nghiệm.
6. Đóng góp của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến tính hữu
hiệu của kiểm soát nội bộ trong hệ thống ngân hàng và kiểm soát nội bộ hoạt động tín
dụng ngân hàng.
Ý nghĩa thực tiễn: giúp Ban Lãnh đạo ngân hàng Vietinbank Gia Lai nâng cao tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro.
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo…, luận văn
được bố cục 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt
động tín dụng tại ngân hàng

Chương 2: Cơ sở lý thuyết liên quan đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt
động tín dụng tại ngân hàng
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH HỮU HIỆU
CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
1.1 Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài
Qua quá trình tra cứu và tham khảo nhiều tài liệu khác nhau đối với các
mảng vấn đề liên quan đến luận văn mà tác giả dự định nghiên cứu. Tác giả nhận
thấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan các yếu tố của hệ thống KSNB
cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đã được các tác
giả khác nhau thực hiện trong thời gian vừa qua. Tác giả xin nêu ra một số các công
trình tiêu biểu như sau:
1.1.1 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB
Tác giả Angella & Inanga (2009) nghiên cứu dựa trên các nước thành viên khu
vực (RMCs) của Nhóm Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AFDP) tập trung vào Uganda ở
Đông Phi và phát triển một mô hình khái niệm được sử dụng để đánh giá các hệ thống
KSNB trong các dự án khu vực Nhà nước ở Uganda do Ngân hàng Phát triển Châu Phi
tài trợ. Mô hình được thể hiện như sau:
Môi trường kiểm soát

Ủy quyền

Đánh giá rủi ro

Hoạt động kiểm soát

Sự hữu hiệu của
hệ thống KSNB

Thông tin truyền
thông
Giám sát
Mối quan hệ cộng
tác
Công nghệ thông tin


6

Hình 1.1: Các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trong đó:
Các thành phần của hệ thống KSNB là biến độc lập bao gồm môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám
sát, công nghệ thông tin.
Các biến điều tiết bao gồm: ủy quyền và mối quan hệ cộng tác; Biến phụ thuộc là
sự hữu hiệu của hệ thống KSNB
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt của một số thành phần của KSNB dẫn
đến kết quả vận hành của hệ thống KSNB chưa đạt được sự hữu hiệu. Tuy nhiên, tác giả
nghiên cứu cũng nêu rõ kết quả này chỉ mới điều tra ở Uganda. Việc áp dụng kết quả
nghiên cứu tùy thuộc vào hoàn cảnh và đặc điểm của từng quốc gia cụ thể.
Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Sultana and Haque (2011) từ 6 ngân hàng tư
nhân niêm yết ở Bangladesh cho rằng để xác định khả năng đảm bảo hoạt động của đơn
vị phù hợp với mục tiêu đề ra thì cần đánh giá cấu trúc kiểm soát nội bộ trong một đơn

vị. Nghiên cứu phát triển mô hình từ khuôn khổ về KSNB theo báo cáo COSO như sau:
Môi trường kiểm soát

Ủy quyền

Đánh giá rủi ro
Hoạt động kiểm soát

Sự hữu hiệu của
hệ thống KSNB

Thông tin truyền thông
Giám sát

Mối quan hệ cộng tác

Hình 1.2: Các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


7

Các biến độc lập là các thành phần của KSNB: môi trường kiểm soát, đánh giá
rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát.
Các biến điều tiết bao gồm: ủy quyền và mối quan hệ cộng tác; Biến phụ thuộc là
sự hữu hiệu của hệ thống KSNB
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng mô hình trên thực sự có ý nghĩa khi các biến
độc lập có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của các ngân hàng. Cụ thể từng
thành phần trong hệ thống KSNB (biến độc lập) hoạt động tốt sẽ đảm bảo hợp lý các
mục tiêu kiểm soát và vì thế đảm bảo sự hữu hiệu của hệ thống KSNB.

Tác giả Gamage and Fernando (2014) khi nghiên cứu sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB trong 2 NHTM nhà nước và 64 chi nhánh của 2 ngân hàng này tại Srilanka cũng
sử dụng mô hình nghiên cứu như trên nhưng bỏ qua các biến điều tiết. Kết quả nghiên
cứu của tác giả chỉ ra rằng, có sự tác động cùng chiều của các biến độc lập bao gồm: môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm
soát, giám sát đến biến phụ thuộc là sự hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Hoạt động kiểm soát

Sự hữu hiệu của
hệ thống KSNB

Thông tin truyền
thông
Giám sát
Hình 1.3: Các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


8

Tương tự như nghiên cứu của Angella & Inanga (2009) và Sultana and Haque
(2011) tuy nhiên ở nghiên cứu này tác giả đã loại bỏ 2 nhân tố điều chỉnh là ủy quyền và
mối quan hệ cộng tác ra khỏi nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Nghiên cứu của Douglas (2011) đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của
ngân hàng Eco ở Ghana. Tác giả phỏng vấn 30 người thuộc 9 chi nhánh của ngân hàng
Eco và sử dụng bảng tần suất để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB . Kết quả
cho thấy sự tồn tại của hệ thống KSNB ở ngân hàng Eco nhưng chưa thực sự hiệu quả
do có sự không hiệu hữu vì bộ phận kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm giám sát hệ thống

KSNB chỉ có ở hội sở và chỉ đến chi nhánh 1 tháng 1 lần.
Ayagre, Appiah-Gyamerah và Nartey (2014) thực hiện nghiên cứu đánh giá môi
trường kiểm soát và các hoạt động giám sát, thành phần trong hệ thống KSNB của ngân
hàng Ghana dự trên các nguyên tắc của COSO về đánh giá sự hiệu hữu của hệ thống
KSNB. Thang đo likert 5 mức độ đã được dùng để đo lường, và sử dụng SPSS để phân
tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự kiểm soát tốt trong yếu tố môi trường
kiểm soát và hoạt động giám sát ở ngân hàng Ghana. Tác giả khuyến nghị ngân hàng ở
Ghana không nên quá hài long với kết quả này mà cần hành động nhiều để đảm bảo sự
giám sát KSNB được tiếp tục nhằm biết chắc việc kiểm soát tồn tại cũng như hoạt động
đúng chức năng của nó. Nghiên cứu này chỉ giới hạn đánh giá tính hiệu quả của hệ thống
KSNB ngân hàng thông qua việc đánh giá 2 thành phần trong hệ thống KSNB chứ không
thực hiện đánh giá cả 5 thành phần của hệ thống KSNB.
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước về sự hữu hiệu của hệ
thống KSNB
Tác giả

Đối

Các biến

tượng

Mô hình

Kết quả tác

sử dụng

động


nghiên
cứu
Douglas

Tính

hữu Biến phụ thuộc: Sự hữu Dữ

liệu Kết quả cho thấy sự


9

(2011)

hiệu của hệ hiệu của hệ thống KSNB bảng

tồn tại của hệ thống

thống KSNB -Biến độc lập: môi trường

KSNB ở ngân hàng

của

Eco nhưng chưa

ngân kiểm soát, đánh giá rủi ro,

hàng Eco ở thông tin và truyền thông,


thực sự hiệu quả

hoạt động kiểm soát, giám

Ghana

sát
Ayagre,

Sự

hiệu - Biến phụ thuộc: Sự hữu Dữ

Appiah-

hữu của hệ hiệu của hệ thống KSNB bảng

cho thấy có sự kiểm

Gyamerah

thống

soát tốt trong yếu tố

và Nartey

KSNB của kiểm soát và giám sát


môi trường kiểm

(2014)

ngân hàng

soát và hoạt động

Ghana

giám sát ở ngân

- Biến độc lập: môi trường

liệu Kết quả nghiên cứu

hàng Ghana
Angella

&

Hệ

thống - Biến phụ thuộc: Sự hữu Dữ

Inanga

KSNB

(2009)


trong

hiêụ của hệ thống KSNB bảng

liệu Một số thành phần
của hệ thống KSNB

các - Biến độc lập: Môi

bị khiếm khuyết

dự án khu trường kiểm soát, đánh

nên dẫn đến sự vận

vực

rủi ro, thông tin và

hành của hệ thống

truyền thông, các hoạt

KSNB chưa hữu

công giá

được


Uganda tài động kiểm soát, giám sát,
trợ

bởi - Biến điều tiết: ủy quyền,

Ngân hàng mối quan hệ cộng tác.
Phát

triển

Châu Phi
(2003
2007)

-

hiệu.


10

Sultana &

Hệ

thống - Biến phụ thuộc: Sự hữu Dữ

liệu Các

Haque


KSNB của hiệu của hệ thống KSNB bảng

trong

(2011)

6

KSNB hoạt động

ngân - Biến độc lập: Môi

hàng

tư trường kiểm

hệ

thống

soát, đánh

tốt thì sẽ cung cấp

rủi ro, thông tin và

sự đảm bảo hợp lý

của truyền thông, các hoạt


các mục tiêu kiểm

nhân niêm giá
yết

thành phần

Bangladesh động kiểm soát, giám sát.

soát, đảm bảo sự

- Biến điều tiết: ủy quyền,

hữu hiệu của hệ

mối mối quan hệ cộng tác

thống KSNB

Gamage

Hệ

thống - Biến phụ thuộc: Sự hữu Dữ bảng và Có

and

KSNB của 2 hiệu của hệ thống KSNB


Fernando

ngân

(2014)

thương mại trường kiểm soát, đánh bằng SPSS biến phụ thuộc.

phân

sự

tác động

tích cùng chiều của các

hàng - Biến độc lập: Môi hồi quy đa biến độc lập đến

nhà nước và giá

rủi ro, thông tin và

64 chi nhánh truyền thông, các hoạt
của

các động kiểm soát, giám sát.

ngân hàng ở
Srilanka
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp



11

Bảng 1.2. Định nghĩa và đo lường các biến của các nghiên cứu trước
Biến

Tác giả

Định nghĩa

Đo lường

Môi

Angella & Inanga Môi trường kiểm soát - Triết lý quản lý và

trường

(2009),

Douglas được định nghĩa là nền phong cách điều hành của

kiểm soát (2011), Sultana & tảng ý thức, là văn hóa nhà quản lý.
(Biến độc Haque (2011)
lập)

của tổ chức, phản ánh - Tính trung thực và các
and sắc thái chung của một giá trị đạo đức của Ban


Gamage

Fernando (2014) ; tổ chức, tác động đến ý lãnh đạo và nhân viên.
Ayagre,

Appiah- thức kiểm soát của toàn - Cam kết về năng lực của

Gyamerah

và bộ thành viên trong tổ Ban lãnh đạo và nhân viên
chức.

Nartey (2014)

- Cơ cấu tổ chức
- Chính sách nhân sự

Đánh giá Angella & Inanga Đánh giá rủi ro được - Xác định các mục tiêu
rủi ro

định nghĩa là việc nhận - Nhận dạng các rủi ro

(2009),

(Biến độc Douglas (2011),
lập)

dạng, phân tích và quản - Phân tích các rủi ro

Sultana & Haque lý các rủi ro có thể đe - Đánh giá các rủi ro

dọa đến việc đạt được các - Quản trị rủi ro

(2011)
Gamage

and mục tiêu của tổ chức.

Fernando (2014)


12

Các hoạt Angella & Inanga Các hoạt động kiểm - Soát xét của các nhà
động

(2009),

Douglas soát được

định

nghĩa quản lý cấp cao

kiểm soát (2011), Sultana & là tập hợp những chính - Soát xét của các nhà
(Biến độc Haque
lập)

(2011) sách, thủ tục kiểm soát quản lý cấp trung gian
and để đảm bảo cho các chỉ -


Gamage

Fernando (2014)

thị của nhà quản lý được hợp lý giữa các chức năng
thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu

Thông tin Angella & Inanga Thông tin và truyền
thông

Kiểm soát vật chất

- Thông tin được cung cấp

Douglas thông được định nghĩa là chính xác

(2011), Sultana & các thông tin hổ trợ cho - Thông tin được cung cấp

(Biến độc Haque (2011)
lập)

Kiểm soát quá trình xử

lý thông tin
-

và truyền (2009),

Phân chia trách nhiệm


Gamage

việc điều hành, kiểm soát thích hợp
and

Fernando (2014)

và cách

thức truyền - Thông tin được cung cấp

thông trong tổ chức

kịp thời
- Thông tin được cập nhật
liên tục
- Công tác truyền thông

bên trong nội bộ
- Công tác truyền thông
ra bên


13

Giám sát Angella & Inanga Giám sát được định nghĩa - Giám sát thường xuyên
(Biến độc (2009),
lập)

Douglas là quá trình đánh giá chất - Giám sát định kỳ


(2011), Sultana & lượng

hệ

thống - Đánh giá hệ thống KSNB

KSNB theo thời gian

Haque (2011)
Gamage

của

của kiểm toán viên độc lập

and

Fernando

(2014) ;

Ayagre,

Appiah-

Gyamerah và Nartey
(2014)
Sự


hữu Angella & Inanga

hiệu của (2009),

Douglas

hệ thống (2011), Sultana &
KSNB
thuộc)

and

Fernando (2014) ;
Ayagre,

các hoạt động
- Báo cáo tài chính có độ tin
cậy

Haque (2011)

(Biến phụ Gamage

- Hiệu quả và hiệu năng của

- Tuân thủ pháp luật và các
quy định

Appiah-


Gyamerah



Nartey (2014)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


×