Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 96 trang )

CHÂU THẢO DUYÊN

RỦI RO TÍN D NG – THỰC TR NG VÀ
GIẢI PHÁP H N CHẾ T I BIDV CHI NHÁNH TỈNH
AN GIANG

KHÓA LUẬN T T NGHI P
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ S : 52340201


CHÂU THẢO DUYÊN

RỦI RO TÍN D NG – THỰC TR NG VÀ
GIẢI PHÁP H N CHẾ T I BIDV CHI NHÁNH TỈNH
AN GIANG

KHÓA LUẬN T T NGHI P
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ S : 52340201

NG DẪN KHOA H C
TS. LÊ THỊ


i

TÓM TẮT
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là ngân hàng
đƣợc thành lập sớm nhất ở Việt Nam với chức năng nhiệm vụ chính là huy động
vốn của dân, vốn ngân sách nhà nƣớc để cho vay đầu tƣ phát triển, xây dựng, bổ


sung vốn kinh doanh, xuất – nhập khẩu, kinh doanh tiền tệ và mảng dịch vụ ngân
hàng . Với thế mạnh về nguồn giá rẻ, tiềm lực tài chính mạnh nên BIDV rất chứ
trọng đến công tác cho vay nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên việc đẩy
mạnh dƣ nợ tín dụng trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc suy
thoái, khủng hoảng. Điều này này tạo ra những ảnh hƣởng xấu đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn, một số bị chiếm dụng vốn nên
không có khả năng trả nợ vay khi đến hạn. Đề tài “ Rủi ro tín dụng – Thực trạng và
giải pháp hạn chế tại ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh tỉnh An Giang” sẽ tập trung nghiên cứu lĩnh vực rủi ro tín dụng
tại BIDV tỉnh An Giang và các ngân hàng thƣơng mại.
Trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng
tại BIDV, tác giả đã đƣa ra một số giải pháp trọng yếu nhằm khắc phục những hạn
chế trong công tác quản lý, đồng thời cũng kiến nghị đến Chính phủ, ngân hàng Nhà
nƣớc Việt Nam và BIDV một số vấn đề nhằm hỗ trợ các giải pháp cho các ngân
hàng thƣơng mại trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.


ii

ABSTRACT
In the field of banking, credit activity is always the most important activity,
it not only helps the bank bring the revenue source mainly from 60-80% of income
source but also encounters many risks, threats to the safety and prestige of the bank.
At any commercial bank, the effectiveness of credit activities is always given top
priority. In order to improve the effectiveness of these activities, credit risk is a
problem that is always taken care by managers of Vietnamese commercial banks.
As a result, credit risk reduction is becoming ever more crucial.
Vietnam is gradually integrating into the global market economy with the
announcement to further promote trade liberalization, sustainable growth and
support for globalization. Vietnam has achieved many positive results in

international economic integration. International economic integration together with
efforts to reform the investment and business environment that has stepped up
Vietnam’s position in the international market and attracted investors. The role of
the commercial banking system in Vietnam is identified as one of the important
financial services sectors that strongly support this integration process. However,
there are many potential risks in terms of credit quality faced by the fluctuations of
the world market.
According to the statistic at 15 banks including BIDV, VPBank,
VietinBank, Sacombank, Vietcombank, HDBank, MBBank, ACB, Techcombank,
LienVietPostBank, Eximbank, VIB, TPBank and NCB show that at the end of
2017, BIDV had the highest bad loan with nearly 14,000 billion VND. In particular,
although potential loss loan was likely to decrease more than 1.7 trillion VND, it
was still at a high level of 5.200 billion VND. Bad loan ratio was 1.61%, going
down slightly compared with 1.99% at the beginning of the year. Vietnam’s
economy is facing the ever-change economy, so the situation is set that it has to
change and find the best solutions to minimize credit risk at BIDV in general and at
Joint Stock Commercial Bank Investment and Development of Vietnam - An Giang
Branch in particular.


iii

That is why I decided to choose the topic "Credit risk - Current situation
and solutions at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam - An Giang Branch" for my thesis of banking and
financial major. Wishing to broaden own theories, approach to research on credit
risk management and initially propose some solutions to improve credit risk
management in BIDV An Giang contribute the development of credit activities in
the context of integration.
The topic of the thesis is mentioned some basic issues of the theories on

credit risk of commercial banks, the assessment of the credit quality of BIDV An
Giang through the analysis, comparison of indicators reflecting credit quality. From
the analysis of the current situation, I can assess the business activities of the bank
as well as propose solutions to improve credit risk activities at the Joint Stock
Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - An Giang Branch
in the coming time.
The subject of the thesis is based on the necessity of research, the subject
will focus on theoretical and practical issues of credit risk in order to provide
solutions to improve credit risk operations at the Bank for Investment and
Development of Vietnam - An Giang Branch (BIDV An Giang).
The scope of the research is set in the context of the complex global
environment. The Vietnamese economy continues revealing signs of vulnerability
by strong fluctuations of market that affects significantly on banks in Vietnam.
Therefore, in this thesis, study period of the thesis is three yeaars period from 2015
to 2017 and focuses on analyzing indicators reflecting the credit risk such as debt
repayment capability, group debt classification, bad loan ratio, loan classification,
provision for loan losses, risk provisions / total outstanding loans, rogue / bad loan,
etc ...
The research methodology of the thesis includes the following methods:
First of all, the research process of the topic "Credit Risk - Current
situation and solutions at the Bank of Vietnam Viet Nam Investment and


iv

Development Joint Stock Company - An Giang Branch " is the historical method in
the research. This means that the thesis inherits the research achievements and
statistical material of the previous authors in scientific journals, specialized books
and legal documents related to the topic. This makes it easy to aggregate database,
give evidence and analyze the conclusions in both depth and width. From the

theoretical to the pratical, we have seen the achievements and limited aspects of
credit risk of BIDV An Giang and simultaneously offer specific solutions to
contribute reducing credit risk at BIDV An Giang in next time.
Second, the descriptive statistics method: The topic uses secondary data
sources from statistical reports to describe the current situation of credit risk of
BIDV An Giang for three years period from 2015 to 2017 as well as assess the
analysis of factors affecting credit risk in specific conditions and time.
Third, the logical method: The topic bases on the experience of credit risk
management in commercial banks in the world, after that drawing lessons learned
for BIDV An Giang during systematization. The thesis analyses the current
situation of credit risk impacting on production and business activities to give
specific assessments. Topics also give views, directions and propose effective
solutions.
Other methods such as comparative method, analytical method during the
study and evaluation are also used.
The thesis is divided into 3 chapters (not including the introduction and
conclusion of the thesis):
Chapter 1: Theoretical bases for credit, credit risk of commercial banks.
Chapter 2: Credit risk management situation at BIDV An Giang Branch.
Chapter 3: Solutions to improve credit risk management at BIDV An Giang Branch.


v

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các
nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ
trong khóa luận.
Sinh viên thực hiện

Châu Thảo Duyên


vi

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
giảng viên hƣớng dẫn là Cô TS. Lê Thị Anh Đào đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trƣờng Đại Học Ngân hàng TP.HCM đã tận
tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập tại trƣờng. Với
vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng vững chắc
cho quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, mà c n là hành trang vô c ng quý
báu cho công việc của tôi trong tƣơng lai.
Xin gửi lời cám ơn đến các Cô, Chú, Anh, Chị công tác tại Ngân hàng Thƣơng
mại Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh An Giang
đã nhiệt tình giúp đỡ cũng nhƣ là cung cấp thông tin tài liệu để tôi hoàn thành tốt
khóa luận này.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thành tốt nhất
có thể song cũng không tránh khỏi sự sai sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý, nhận
xét của quý Thầy Cô để tôi hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện
Châu Thảo Duyên


vii

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động
quan trọng nhất, nó giúp ngân hàng mang lại nguồn thu chủ yếu nhƣng cũng gặp
không ít rủi ro, đe dọa đến sự an toàn và uy tín của ngân hàng. Tại bất cứ NHTM
nào hiệu quả của hoạt động tín dụng cũng luôn đƣợc quan tâm hàng đầu. Để nâng
cao đƣợc hiệu quả của hoạt động trên thì rủi ro tín dụng – là một vấn đề luôn đƣợc
các nhà quản trị của các NHTM Việt Nam lƣu tâm. Chính vì vậy, vấn đề giảm thiểu
rủi ro tín dụng đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hểt.
Hiện nay, Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập sâu vào nền kinh tế thị trƣờng
toàn cầu. Với tuyên bố tiếp tục đẩy mạnh tự do hóa thƣơng mại đầu tƣ, tăng trƣởng
bền vững và ủng hộ toàn cầu hóa. Thì hệ thống NHTM Việt Nam đƣợc xác định là
một trong những ngành dịch vụ tài chính quan trọng hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình hội
nhập này, tuy nhiên trong đó vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn về chất lƣợng tín dụng
cũng nhƣ phải đối mặt trƣớc những biến động của thị trƣờng thế giới.
Theo thống kê tại 15 ngân hàng gồm BIDV, VPBank, VietinBank,
Sacombank,

Vietcombank,

HDBank,

MBBank,

ACB,

Techcombank,

LienVietPostBank, Eximbank, VIB, TPBank, NCB cho thấy, tại thời điểm cuối năm
2017 thì BIDV hiện là ngân hàng có lƣợng nợ xấu cao nhất với gần 14.000 tỷ đồng.
Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tuy đã giảm hơn 1.700 tỷ đồng nhƣng vẫn ở mức
khá cao là 5.200 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu còn 1,61%, giảm nhẹ so với 1,99% hồi đầu

năm. Vì vậy, đứng trƣớc sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế thì thực trạng đặt
ra là phải thay đổi và tìm ra các giải pháp tốt nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng tại
BIDV nói chung và tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh tỉnh An Giang nói riêng.
Đó là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Rủi ro tín dụng – Thực trạng và giải
pháp hạn chế tại Ngân hàng Thuơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh tỉnh An Giang” để làm khóa luận tốt nghiệp ngành Tài chính-Ngân hàng.


viii

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài đề cập một số vấn đề cơ bản của cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng của
NHTM, đánh giá thực trạng chất lƣợng tín dụng của BIDV An Giang thông qua
việc phân tích, so sánh các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng. Từ cơ sở phân
tích thực trạng trên, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đồng
thời đƣa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh An
Giang trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu: Xuất phát từ sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, đối
tƣợng nghiên cứu của khóa luận sẽ tập trung vào vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi
ro tín dụng nhằm đƣa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động rủi ro tín
dụng tại Ngân Hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh tỉnh An Giang (BIDV An Giang).
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đƣợc đặt trong bối cảnh phức tạp của môi trƣờng
toàn cầu, kinh tế Việt Nam tiếp tục bộc lộ những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn
thƣơng trƣớc các cú sốc cũng nhƣ là những biến động mạnh mẽ ảnh hƣởng đến các
ngân hàng tại Việt Nam. Vì vậy, trong khóa luận này, thời gian nghiên cứu rủi ro tín
dụng của BIDV An Giang là giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 và tập trung

phân tích các chỉ tiêu phản ảnh về rủi ro tín dụng liên quan đến khả năng trả nợ của
khách hàng, phân loại nhóm nợ, dự ph ng b đắp tổn thất của ngân hàng, tỷ lệ nợ
xấu, phân loại nợ, dự phòng rủi ro, tỷ lệ dự phòng rủi ro/tổng dƣ nợ, tỷ lệ dự phòng
rủi ro/nợ xấu, vv...
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Cơ sở xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của đề tài phân tích "Rủi ro tín
dụng – Thực trạng và giải pháp hạn chế tại Ngân hàng Thuơng mại Cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh An Giang” là phƣơng pháp lịch sử trong
nghiên cứu. Nghĩa là kế thừa những thành quả nghiên cứu và tƣ liệu thống kê của
các tác giả đã thực hiện trƣớc đây trong các đề tài đã công bố, các tài liệu khoa học


ix

trên các tạp chí khoa học, chuyên ngành và các văn bản pháp quy liên quan đến đề
tài. Điều đó giúp việc nghiên cứu xác định mối quan hệ tổng hợp các số liệu để đƣa
ra những minh chứng, phân tích kết luận theo chiều rộng lẫn chiều sâu, đi từ các cơ
sở lý thuyết đến thực tiễn từ đó thấy đƣợc những thành tựu đã đạt đƣợc và những
mặt còn hạn chế về rủi ro tín dụng của BIDV An Giang và đồng thời đƣa ra những
giải pháp cụ thể nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tại BIDV An Giang trong
thời gian tới.
Phƣơng pháp thống kê mô tả: Đề tài sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp từ các
báo cáo thống kê, nhằm mô tả thực trạng về rủi ro tín dụng của ngân hàng BIDV An
Giang trong khoảng thời gian từ 2015 - 2017, từ đó tổng hợp đánh giá phân tích các
yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng trong những điều kiện, thời gian cụ thể.
Phƣơng pháp logic: Trên cơ sở lý luận về kinh nghiệm trong công tác quản lý
rủi ro tín dụng của các NHTM trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với
ngân hàng BIDV An Giang trong thời gian đƣợc hệ thống hóa; đề tài phân tích thực
trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh, từ
đó đƣa ra những đánh giá cụ thể. Đề tài đƣa ra những quan điểm, định hƣớng và đề

xuất những giải pháp hữu hiệu.
Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp so sánh,
phƣơng pháp phân tích trong quá trình nghiên cứu, đánh giá.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì khóa luận đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh An Giang
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Chi
nhánh An Giang


x

MỤC LỤC
Trang

Danh mục chữ viết tắt
Danh mục sơ đồ, bảng và hình
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..................................................................................... 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................. 1
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................... 3
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................................... 3
1.2.2. Đặc điểm hoạt động tín dụng của NHTM .............................................................. 3
1.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng ................................................................................. 5
1.3. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG .................................................................. 9
1.3.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng .................................................................................. 9
1.3.2. Phân loại rủi ro tín dụng ....................................................................................... 10
1.3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ................................................................... 14
1.3.4. Tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền

kinh tế xã hội .................................................................................................................. 19
1.3.5. Một số phƣơng pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng............................... 21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................... 28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI
NHÁNH AN GIANG.................................................................................................... 29
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BIDV CHI NHÁNH AN GIANG ....................... 29
2.1.1. Tổng quan về BIDV ............................................................................................. 29
2.1.2. Giới thiệu về BIDV – Chi nhánh An Giang ......................................................... 32
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI BIDV AN GIANG ..................................................................................... 36
2.2.1. Thực trạng về hoạt động tín dụng ........................................................................ 36
2.2.2. Công tác quản lý rủi ro tín dụng .......................................................................... 47


xi

2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Chi
nhánh An Giang ............................................................................................................. 54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................... 60
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH AN GIANG .................................................. 61
3.1. VIỄN CẢNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ TỈNH AN GIANG TRONG
TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................................. 61
3.1.1. Những thánh thức và cơ hội ................................................................................. 61
3.1.2 .Mục tiêu, định hƣớng kinh doanh của BIDV từ 2018 đến 2025.......................... 62
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI BIDV AN GIANG ..................................................................................... 64
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng thẩm định, quản lý giải ngân, thu nợ và giám sát khoản vay64
3.2.2. Tăng cƣờng công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ ............................... 67
3.2.3. Kiểm soát chặt chẽ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro ............................. 68

3.2.4. Kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh và tận thu nợ tồn đọng ........... 69
3.2.5. Nâng cao quản lý và phòng ngừa rủi ro tác nghiệp ............................................. 70
3.2.6. Thực hiện tốt chính sách nhân sự làm công tác tín dụng ..................................... 71
3.2.7. Đẩy mạnh công tác huy động vốn ........................................................................ 72
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 73
3.3.1. Đối với BIDV ....................................................................................................... 73
3.3.2. Đối với NHNN tỉnh An Giang ............................................................................. 75
3.3.3. Đối với trung tâm tín dụng ................................................................................... 76
3.3.4. Đối với Chính phủ ................................................................................................ 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................... 78
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………. 80


xii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BCTC

Báo cáo tài chính

BIDV

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

CBTD


Cán bộ tín dụng

CIC

Kênh thông tin tín dụng

CIF

Quản lý thông tin cơ bản của khách hàng

DPRR

Dự phòng rủi ro

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HĐQT

Hội đồng quản trị

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc



Quyết định


QHKH

Quan hệ khách hàng

QLRR

Quản lý rủi ro

QTTD

Quản trị tín dụng

RRTD

Rủi ro tín dụng

SIBS

Hệ thống corebanking Silverlake

SME

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP


Thƣơng mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSĐB

Tài sản đảm bảo

VND

Đồng Việt Nam

XHTD

Xếp hạng tín dụng


xiii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Sơ đồ

1

Sơ đồ 1.1


Phân loại rủi ro tín dụng

10

2

Sơ đồ 1.2

Các hình thức rủi ro tín dụng

12

3

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ tổ chức của ngân hàng BIDV - Chi nhánh
An Giang

32

Nội dung

Trang

DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng


1

Bảng 1.1

2

Bảng 2.1

3

Bảng 2.2

4

Bảng 2.3

5

Bảng 2.4

6

Bảng 2.5

7

Bảng 2.6

8


Bảng 2.7

9

Bảng 2.8

10

Bảng 2.9

Nội dung
Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard
& Poor
Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang
từ 2015 - 2017
Dƣ nợ phân theo kỳ hạn trong giai đoạn 2015 2017
Dƣ nợ phân theo ngành kinh tế trong giai đoạn
2015 - 2017
Dƣ nợ phân theo thành phần kinh tế trong giai đoạn
2015 - 2017
Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn trong giai đoạn
2015 - 2017
Tình hình nợ xấu phân theo kỳ hạn trong giai đoạn
2015 - 2017
Dƣ nợ nợ xấu phân theo thành phần kinh tế từ năm
2015 - 2017
Dƣ nợ xấu phân theo ngành kinh tế trong giai đoạn
2015 - 2017
Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro theo phân loại nợ


Trang
22
34
36
37
40
42
43
44
45
48

DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT

Biểu đồ

Nội dung

Trang

1

Đồ thị 2.1

Kết quả kinh doanh của BIDV An Giang năm
2015-2017

34



1

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát
triển của kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có
tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa,
ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn thành kinh tế thị
trường – thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành
những định chế tài chính không thể thiếu được.
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm bao gồm cả trong nước lẫn
ngoài nước về NHTM như Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED thì bất kỳ một tổ chức
nào cung cấp tài khoản tiền gởi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (nhu
bằng cách viết Sec hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức kinh
doanh hay cho vay thương mại, cho vay cá nhân – hộ gia đình sẽ được xem là một
ngân hàng.
Theo đạo luật ngân hàng của Pháp (1941): Ngân hàng thương mại là những xí
nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng
dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho
trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính. Hay khái niệm NHTM của
Luật Ngân hàng (Đan Mạch, 1930) căn cứ vào sự kết hợp với đối tượng hoạt động:
“Những Ngân hàng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng
bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối
phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, bảo hiểm,…”.
Theo Giáo sư Peter.S.Rose thì ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính, cung
cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết

kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất
kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.


2

Còn ở Việt Nam, theo Điều 20 khoản 2 và 7 Luật các tổ chức tín dụng đã được
Quốc hội Khóa X thông qua ngày 12/12/1997 định nghĩa Ngân hàng thương mại
như sau: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân
hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các
dịch vụ thanh toán”. Và theo quy định tại điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng
Số 47/2010/QH12 được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 16/6/2010 định nghĩa là
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục
tiêu lợi nhuận”.
Theo PGS. TS. Phan Thị Cúc (2008) thì NHTM là một doanh nghiệp kinh
doanh tiền tệ, là một tổ chức tín dụng được thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các
chủ thể trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn tín dụng và cho vay phát triển kinh
tế, tiêu dùng cho xã hội.
Theo PGS. TS Nguyễn Minh Kiều (2012) thì NHTM là loại hình ngân hàng
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Tóm lại, qua các định nghĩa trên thì có thể khái quát lại khái niệm về ngân hàng
thương mại như sau ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian có
khả năng thực hiện toàn bộ các dịch vụ tài chính ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận.
Hoạt động của NHTM với mục tiêu hoàn toàn vì lợi nhuận. NHTM là loại hình
hoạt động mạnh nhất và đóng vai trò chủ đạo trong hoạt đông kinh doanh tiền tệ
hiện nay, nó giữ một vị trí quan trọng nền kinh tế. Nhờ NHTM mà các nguồn tiền

nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động tập trung lại, đồng thời sử dụng
số vốn đó để cấp tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế nhằm phát triển kinh tế
xã hội.


3

1.2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm
Có nhiều loại tín dụng, như là tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân và tín
dụng ngân hàng. Trong đó, theo Hồ Diệu (2009) thì tín dụng ngân hàng là một giao
dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác)
chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ
thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2010) đã đưa ra khái niệm tín dụng ngân hàng là việc
ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay
uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bẳng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết
khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp cụ khác.
Theo Trần Huy Hoàng (2010) thì tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại qua
các hình thái xã hội khác nhau. Hiểu một cách thông thường nhất, tín dụng là vay
mượn. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân
hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Theo Nguyễn Minh Kiều (2012) thì tín dụng, theo tiếng Latinh gọi là creditium,
tiếng Anh gọi là credit, có nghĩa là sự vay mượn. Về mặt tài chính, tín dụng là quan
hệ chuyển nhượng quyền sử dụng dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử
dụng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Từ việc tham khảo các khái niệm trên tác giả rút ra khái niệm về tín dụng : tín
dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng dụng vốn từ người sở hữu sang cho
người sử dụng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Khoản chi phí này còn được gọi là lợi tức tín dụng.

1.2.2. Đặc điểm hoạt động tín dụng của NHTM
Thực chất tín dụng ngân hàng là một quan hệ kinh tế giữa ngân hàng và người
đi vay, mối quan hệ này được biểu hiện với nhau thông qua sự vận động của giá trị
vốn tín dụng mà ngân hàng chuyển sang người đi vay và sau một thời gian nhất
định quay về ngân hàng với lượng giá trị lớn hơn lúc ban đầu.


4

Theo Nguyễn Văn Tiến (2010) thì tín dụng ngân hàng có đặc điểm của tín dụng
nói chung như tín dụng là có lòng tin, tính thời gian, tính hoàn trả, tiềm ẩn rủi ro cao
và cam kết hoàn trả vô điều kiện. Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng
tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn
vay đúng múc đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn;
còn người đi vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả
nợ gốc và lãi vay. Đây là đặc điểm quan trọng nhất, từ đó tạo ra các đặc điểm tiếp
theo.
Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn hay có tính hoàn
trả. Ngân hàng là trung gian tài chính “đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín dụng
của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động.
Để xác định thời hạn cho vay hợp lý, ngân hàng phải căn cứ vào tính chất thời hạn
nguốn vốn của mình và quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay. Nếu ngân
hàng có nguồn vốn dài hạn ổn định, thì có thể cấp được nhiều tín dụng dài hạn;
ngược lại, nếu nguồn vốn không ổn định và kỳ hạn ngắn, mà cấp nhiều tín dụng dài
hạn thì sẽ gặp rủi ro thanh khoản.
Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả gốc mà phải cả lãi.
Nếu không có sự hoàn trả thì không được coi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn
hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách
hàng phải trả cho ngân hàng một khoản lãi, đây chính là giá của quyền sử dụng vốn
vay. Khoản lãi phải bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận, phản ánh

bản chất hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc đánh giá
độ an toàn của hồ sơ vay vốn là rất khó. Vì luôn tồn tại thông tin bất cân xứng dẫn
đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo dức. Ngoài ra việc thu hồi tín dụng phụ thuộc
vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động
về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thiên tai… Khi khách hàng gặp khó khăn do môi
trường kinh doanh thay đổi, dẫn đến kho khăn trong việc trả nợ điều này khiến cho
ngân hàng gặp rủi ro tín dụng.


5

Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá trình xin
vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: hợp đồng tín
dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh,… trong đó bên đi
vay (và bên bảo lãnh nếu có) phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho
ngân hàng khi đến hạn.
Tóm lại, một mối quan hệ tín dụng được coi là hoàn hảo nếu được thực hiện với
đầy đủ các đặc điểm trên, nghĩa là người vay hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi vay
cho ngân hàng đúng thời gian cam kết trong hợp đồng tín dụng.
1.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng
Kinh tế thị trường càng phát triển, xã hội càng hiện đại, thì nhu cầu của con
người càng trở nên phong phú và đa dạng, khiến cho các dịch vụ phục vụ con người
cũng trở nên phong phú và đa dạng theo. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú
của khách hàng, ngân hàng luôn phải nghiên cứu đưa ra các sản phẩm phù hợp, điều
này khiến cho tín dụng ngân hàng trở nên đa dạng như ngày nay. Để có cái nhìn
tổng quan về các loại tín dụng, theo Nguyễn Văn Tiến (2010) tín dụng gồm các loại
như sau:
 Căn cứ vào hình thức tín dụng
Cho vay là việc ngân hàng cho khách hàng một khoản tiền để khách hàng sử

dụng vào mục đích và thời gian theo thỏa thuận của đôi bên với nguyên tắc có hoàn
trả cả gốc lẫn lãi, bao gồm cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho
vay theo hạn mức thấu chi, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn (Đồng tài trợ), cho
vay luân chuyển.
Chiết khấu là nếu các giấy tờ có giá (trái phiếu, thương phiếu…) chưa đáo hạn
thì ngân hàng có thể cấp cho khách hàng một khoản tiền bằng mệnh giá của giấy tờ
có giá trừ đi lãi chiết khấu và phí hoa hồng.
Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực
hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện
đúng nghĩa vụ như cam kết. Phân theo mục tiêu có loại bảo lãnh như sau: bảo lãnh


6

dự thấu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh vay vốn,
bảo lãnh thanh toán.
Cho thuê tài chính là việc ngân hàng tự bỏ tiền ra mua tài sản cố định cho
khách hàng thuê với những điều kiện nhất định và thơi hạn cam kết sao cho ngân
hàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuê và có lãi. Hết hạn
thuê,khách hàng có thể mua lại tài sản đó.
Các hình thức cấp tín dụng khác như thẻ ghi nợ, bao thanh toán, L/C, …
 Căn cứ vào mục đích tín dụng
Tín dụng bất động sản là các khoản tín dụng đầu tư vào bất động sản. Với tín
dụng ngắn hạn cho xây dựng nhỏ và sửa chữa nhà cửa và tín dụng dài hạn để mua
đất đai, nhà cửa, cơ sở dịch vụ, trang trại.
Tín dụng công thương nghiệp là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp
để trang trải các chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trả
thuế và chi trả lương.
Tín dụng nông nghiệp là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp
nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng, chăn nuôi gia súc.

Tín dụng tiêu dùng là khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình để mua sắm
hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như ô tô, nhà, laptop, di động, trang thiết bị trong nhà,
cho vay du học...
Tín dụng đầu tư tài chính là các khoản tín dụng cấp cho các cá nhân, doanh
nghiệp mua chứng khoán, vàng.
 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và được sử dụng để
bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp như bổ sung ngân
quỹ, ứng trước tiền hàng, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, duy trì hàng tồn
kho…hay dùng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng các nhân và hộ gia đình. Đây là loại
tín dụng có mức rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh, tránh được các rủi ro về lãi
suất, lạm phát cũng như sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô và thị trường, vì thế
lãi suất thường thấp hơn các loại tín dụng khác.


7

Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ trên 1 năm đến 5
năm, được sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi
mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng công trình vừa và nhỏ
có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng trung hạn còn là nguồn quan trọng hình
thành nên vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với
doanh nghiệp mới thành lập.
Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, thường được sử dụng
để đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài hạn như xây dựng cơ bản (nhà xưởng, dây
chuyền sản xuất…), xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biển, sân bay,…), cải
tiền và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Do thời hạn đầu tư thường kéo dài, nên tín
dụng dài hjan thường áp dụng hình thức giải ngân nhiều liền theo tiến độ dự án.
Nhìn chung, tín dụng dài hạn chịu rủi ro rất lớn, bởi vì thời hạn càng dài thì những
biến động không đự tính có thể xảy ra càng lớn.

 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm
Tín dụng có bảo đảm là loại tín dụng có tài sản cấm cố, thế chấp hoặc có bảo
lãnh của người thứ ba. Hình thức tín dụng này áp dụng đối với những khách hàng
không đủ uy tín, khi vay vốn phải có tài sản đảm bảo hoặc phải có người bảo lãnh.
Tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh của người thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có
thêm nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính (dòng tiền) của con nợ thiếu hụt, do
lo sợ phát mại tài sản đã tạo ra áp lực buộc con nợ phải trả nợ, giảm thiểu rủi ro cho
ngân hàng.
Tín dụng không có bảo đảm là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay
không có bảo lãnh của người thứ ba. Loại tín dụng này áp dụng cho khách hàng
truyền thống, có hệ số tín nhiệm cao và số tiền tiền vay không lớn.
 Căn cứ vào chủ thể vay vốn
Tín dụng doanh nghiệp (Tín dụng bán buôn) được gọi là bán buôn vì những
doanh nghiệp thường vay với những khoản vay có giá trị lớn. Tuy nhiên những
khoản cho vay danh nghiệp nhỏ và vừa thường không lớn thì vẫn thuộc bán lẻ.


8

Tín dụng cá nhân, hộ gia đình (Tín dụng bán lẻ) được gọi là bán lẻ vì những cá
nhân thường vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dùng
hoặc kinh doanh hộ gia đình.
Tín dụng cho các định chế tài chính đây là khoản tín dụng cấp cho các ngân
hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. Những
khoản đi vay này trở thành nguồn vốn của ngân hàng đi vay, nên chúng có thể dùng
để trả nợ hay cho vay lại.
 Căn cứ vào phƣơng thức hoàn trả nợ vay
Tín dụng hoàn trả nhiều lần là loại tín dụng áp dụng cho những khoản vay lớn
và thời hạn dài. Tín dụng trả góp là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn
gốc và lãi vay định kỳ thành khoản bằng nhau, thường dùng trong mua nhà trả góp.

Tín dụng không có thời hạn cụ thể: ngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay
tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào với điều kiện phải báo trước cho ngân hàng.
 Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng
Tín dụng bằng tiền là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền. Tín dụng
bằng tiền gọi là cho vay. Chiết khấu cũng là hình thức cho vay bằng tiền nhưng
dưới hình thức mua bán giấy tờ có giá.
Tín dụng bằng tài sản là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài sản.
Hình thức tín dụng này này chính là cho thuê tài chính.
Tín dụng bằng uy tín là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy tín. Hình
thức tín dụng này chính là bảo lãnh ngân hàng.
 Căn cứ vào xuất xứ tín dụng
Tín dụng ngân hàng trực tiếp là hình thức tín dụng, trong đó ngân hàng cấp vốn
trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay
trực tiếp cho ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng gián tiếp là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian
như tín dụng ủy thác, tín dụng thông qua tổ chức đoàn thể.


9

1.3. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.3.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng (RRTD) là ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt động cho
vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính. Đó là khả năng không chi trả
được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Luôn
là người cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng.
Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có RRTD. Theo thống kê RRTD chiếm từ
70-80% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng phải
có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp
nhận nhiều khoản cho vay có RRTD cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt

với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp.
Theo Trần Huy Hoàng (2010) thì rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả
năng chi trả và rủi ro sai hẹn. RRTD được hiểu là loại rủi ro phát sinh tronng quá
trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không
trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng theo hợp đồng.
Theo Nguyễn Minh Kiều (2012) thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do
khách nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng
xảy ra khi khách hàng vay nợ có khả năng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào
đó.
Anthony Saunders – Helen Lange (1996) định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ
tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các
luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể được thực
hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn.
Timothy W.Koch (1995) lại cho rằng: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh
lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn, có nghĩa là khách hàng không thanh toán
vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập
thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh
toán trễ hạn.


10

Còn theo Henic Van Greuning – Sonja Brajovic Bratanovic (2003) thì rủi ro tín
dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc
hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Đây là thuộc
tính vốn có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín đụng tức là việc chi trả bị trì hoãn
hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ. Điều này gây ra sự cố đối với dòng
chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng.
Như vậy, có thể nói rằng RRTD có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà
trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không

đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho
vay, chiết khấu công chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh,
bao thanh toán của ngân hàng. Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và
rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân
hàng.
1.3.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Theo Trần Huy Hoàng (2010) phân loại rủi ro tín dụng bằng cách căn cứ vào
nguyên nhân phát sinh rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng. Với phân loại theo
nguyên nhân phát sinh thì RRTD được phân chia thành các loại sau:
Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng


×