Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tác động của đa dạng hóa và rủi ro bất ổn định lên lợi nhuận của ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ TRƯỜNG ĐI

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA VÀ RỦI RO
BẤT ỔN ĐỊNH LÊN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN KIÊN

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


Tóm tắt
Với việc sử dụng số liệu của 25 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2001
– 2016, trích xuất từ nguồn dữ liệu Bankscope, bài luận văn này được thực hiện
nhằm tìm ra cơ chế tác động của chiến lược đa dạng hóa và 2 khía cạnh rủi ro – nợ
xấu và bất ổn định, đối với khả năng sinh lợi của hoạt động các ngân hàng thương
mại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2016 (hay còn gọi là hiệu quả hoạt động). Thứ
hai, để đánh giá sự thay đổi của khả năng sinh lợi của ngân hàng bài luận văn sẽ
phân tích thêm tác động đồng thời của các hình thái của rủi ro bên cạnh chiến lược
đa dạng hóa. Cần lưu ý là rủi ro sẽ được đặc biệt nhấn mạnh bởi một yếu tố mới của


“rủi ro bất ổn định” – được trích xuất ra từ phương trình của hàm sản xuất kỹ thuật .
Thứ ba, nếu xét trên phương diện kỹ thuật, bài luận văn này sẽ phân tích song song
cả hai trạng thái là tĩnh và động thay vì chỉ đơn thuận là một trạng thái tĩnh như
nhưng bài nghiên cứu th ng thường trước đó. Ngoài ra, bài luận văn áp dụng m
hình phân tích ở cả 2 hình thái tĩnh và động, với các các kỹ thuật ước lượng kinh tế
lượng khác nhau của m hình tác động cố định (fixed effecs model) và kỹ thuật ước
lượng sai phân bậc một của moment tổng quát với 2 bước hiệu chỉnh (first different
Generalized Method of Moment).


Lời cam đoan
Luận văn này chưa từng nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại
học nào. Luận văn này là c ng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó kh ng có các nội dung đã được c ng bố trước đây hoặc
các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy
đủ trong luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2018

VÕ TRƯỜNG ĐI


Lời cám ơn
Luận văn này kh ng thể hoàn thành nếu thiếu sự giúp đỡ, hỗ trợ, động viên từ
gia đình, giảng viên hướng dẫn, bạn bè và đồng nghiệp trong cơ quan. Tôi vô cùng
biết ơn mọi người đã tin tưởng và cùng t i đi đến đích cuối cùng.
Đầu tiên, cho t i gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong cơ
quan những người lu n bên cạnh động viên và khích lệ khi t i gặp khó khăn và
thách thức trong cuộc sống.
Hơn nữa cho t i gửi lời cám ơn sâu đậm và chân thành đến giảng viên hướng
dẫn Tiến sĩ Phạm Văn Kiên. Một người Thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn t i

hoàn thành luận văn này. Thầy đã tháo gỡ những gúc mắc và gợi ý để tôi nảy sinh
những ý tưởng mới, hướng dẫn tài liệu cần nghiên cứu và cùng t i khắc phục từng
lỗi chính tả khi thực hiện luận văn. Thầy đã tạo cho t i động lực vượt qua những
giới hạn mà t i nghĩ rằng mình khó có thể thực hiện được. Thầy kh ng những giúp
t i hoàn thành luận văn tốt nhất mà còn giúp t i thêm niềm tin để chinh khục những
khó khăn và thử thách trong cuộc sống và trong c ng việc.
Sau cùng t i xin gửi lời cám ơn đến tập thể giảng viên Trường Đại Học Ngân
Hàng TP. HCM, đã tạo điều kiện cho chúng t i một m i trường học và nghiên cứu
tuyệt vời.


Mục lục
Tóm tắt
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình và đồ thị
Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu ......................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề nghiên cứu .............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 4
1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ........................................................................ 4


1.2.2.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .............................................................................. 4

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 5

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6
1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 6

1.4.2.

Phạm vi kh ng gian ......................................................................................... 6

1.4.3.

Phạm vi thời gian ............................................................................................. 7

1.5.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 7

1.6.


Đóng góp của nghiên cứu ......................................................................................... 7

1.7.

Cấu trúc bài luận văn ................................................................................................ 8

Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ................................................................................ 10
2.1.

Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam................................ 10
2.1.1.

Dựa trên th ng tin và giá trị kế toán .............................................................. 10

2.1.2.

Giá trị thể hiện cho các yếu tố thị trường ...................................................... 11

2.1.3.

Các chỉ số được áp dụng trong bài viết .......................................................... 13

2.2.

Các loại hình đa dạng hóa ........................................................................................ 14

2.3.

Các hình thái của rủi ro ............................................................................................ 14


2.4.

2.5.

2.3.1.

Rủi ro nợ xấu ................................................................................................. 14

2.3.2.

Rủi ro bất ổn định .......................................................................................... 15

Đa dạng hóa và lợi nhuận của ngân hàng ................................................................ 17
2.4.1.

Nền tảng lý thuyết .......................................................................................... 17

2.4.2.

Dẫn chứng thực nghiệm ................................................................................. 18

Rủi ro và khả năng sinh lợi của ngân hàng .............................................................. 21


2.5.1.

Nền tảng lý thuyết .......................................................................................... 21

2.5.2.


Dẫn chứng thực nghiệm ................................................................................. 22

2.6.

Lỗ hổng nghiên cứu của cơ sở lý thuyết .................................................................. 24

2.7.

Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 27
2.7.1.

Tác động của đa dạng hóa đối với lợi nhuận của ngân hàng ......................... 27

2.7.2.

Tác động của các hình thái rủi ro lên lợi nhuận của ngân hàng ..................... 28

Chương 3: M hình và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 30
3.1.

3.2.

3.3.

3.4.

Ước lượng các nhân tố chính của bài luận văn ........................................................ 30
3.1.1.

Khả năng sinh lợi của ngân hàng ................................................................... 30


3.1.2.

Đa dạng hóa ................................................................................................... 31

3.1.3.

Hình thái của rủi ro ........................................................................................ 32

3.1.3.1.

Dựa trên th ng tin giá trị kế toán tài chính ................................................ 32

3.1.3.2.

Rủi ro bất ổn định ....................................................................................... 33

M hình nghiên cứu ................................................................................................. 34
3.2.1.

Trạng thái tĩnh ................................................................................................ 34

3.2.2.

Trạng thái động .............................................................................................. 36

Các phương pháp kinh tế lượng ............................................................................... 37
3.3.1.

Phương pháp ước lượng cho m hình trạng thái tĩnh .................................... 37


3.3.2.

Phương pháp ước lượng cho m hình ở trạng thái động ............................... 39

3.3.3.

Kỹ thuật ước lượng hàm sản xuất của biến rủi ro bất ổn định ....................... 40

Số liệu nghiên cứu và quy trình thu thập dữ liệu ..................................................... 41

Chương 4: Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 46
4.1.

4.2.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 46
4.1.1.

Lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................... 46

4.1.2.

Thống kê m tả, đặc điểm của thành phần đa dạng hóa ................................ 48

4.1.3.

Thống kê m tả, đặc điểm tổng hợp .............................................................. 51

4.1.4.


Thống kê thập phân vị ................................................................................... 54

4.1.5.

Tương quan giữa các biến số ......................................................................... 56

Kết quả ước lượng ................................................................................................... 57
4.2.1.

M hình ở trạng thái tĩnh ............................................................................... 57

4.2.2.

M hình trạng thái động................................................................................. 61

Chương 5: Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 66
5.1.

Tóm tắt nội dung nghiên cứu ................................................................................... 66

5.2.

Kết quả nghiên cứu chính ........................................................................................ 67

5.3.

Đóng góp của bài luận văn ...................................................................................... 69



5.4.

5.5.

Khuyến nghị chính sách ........................................................................................... 70
5.4.1.

Khuyến nghị dành cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. ...................... 70

5.4.2.

Khuyến nghị dành cho thị trường tài chính-ngân hàng Việt Nam ................. 72

Giới hạn và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 73
5.5.1.

Giới hạn trong nghiên cứu ............................................................................. 73

5.5.2.

Hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................................... 75

Tài Liệu Tham Khảo ............................................................................................................ 76
Phụ lục ................................................................................................................................. 88


Danh mục các từ viết tắt
Từ viết tắt

Nội dung từ viết tắt


Risk_instability

Rủi ro bất ổn định.

ROA

T suất sinh lợi trên tổng quy m tài sản

PBT

Lợi nhuận ngân hàng trước thuế trên tổng tài sản

Total asset

Tổng tài sản

Total loan/ total asset Tổng tín dụng và tổng tài sản
Liquidity asset

Tài sản thanh khoản trên tổng mức tài sản

Market share

Tài sản của từng ngân hàng trên tài sản của toàn hệ thống

cost to income

Chỉ số thể hiện mức chi phí trên tổng thu nhập của ngân hàng


equity/ asset

Vốn trên tài sản

fitted for panel-data

Kỹ thuật bình phương tối thiểu tổng quát dành cho dữ liệu

by using generalized bảng
least square – GLS
First-Different GMM Kỹ thuật ước lượng sai phân bậc một của moment tổng quát
2-step

với 2 bước hiệu chỉnh


Danh mục bảng biểu
Bảng 1. Các chỉ số cơ bản thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh ........................11
Bảng 2. Các chỉ số đại diện cho hiệu quả hoạt động, đo lường bởi yếu tố thị trường
...................................................................................................................................12
Bảng 3. Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu .....................................43
Bảng 4. Đặc điểm các thành phần của chiến lược đa dạng hóa................................50
Bảng 5. Bảng thống kê mô tả tổng hợp của các biến được sử dụng trong bài luận
văn .............................................................................................................................53
Bảng 6. Mô hình tác động ở trạng thái tĩnh - kỹ thuật ước lượng tác động cố định
(fixed effect model) ...................................................................................................59
Bảng 7. M hình tác động ở trạng thái động - kỹ thuật ước lượng sai phân bậc một
của moment tổng quát với 2 bước hiệu chỉnh (first different Generalized Method of
Moment). ...................................................................................................................62



Danh mục hình và đồ thị
Hình 1. Hiệu quả hoạt động thể hiện theo không gian và thời gian .................................... 47
Hình 2. Hiệu quả hoạt động của tất cả ngân hàng theo giá trị trung bình ........................... 48


1

Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu
t v n đ nghiên cứu

1.1.

Câu hỏi của việc có nên đa dạng hóa hay kh ng, tác động của nó sẽ như thế
nào đối với lợi nhuận, hay cấu trúc đa dạng hóa như thế nào là phù hợp sẽ lu n là
vấn đề trăn trở được đặt ra cho các nhà quản trị và hoạch định chính sách ngân
hàng.
Thứ nh t, nếu xét trong một số nghiên cứu về lý thuyết truyền thống, thì sự
kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại dịch vụ tài chính khác nhau của đa dạng hóa sẽ
làm giảm các khả năng thiệt hại bị phá sinh bởi kiệt quệ tài chính và rủi ro phá sản.
Điều này sẽ tạo đà cho sự gia tăng tính sinh lợi cho ngân hàng, và thể hiện đặc điểm
của cơ chế lợi nhuận theo quy m ((Diamond, 1984; Ramakrishnan và Thakor,
1984; Boyd và Prescott, 1986 Klein và Saidenberg, 1998). Tuy nhiên, nếu xét trên
nền tảng lý thuyết cổ điển về hành vi quản trị của “lý thuyết người đại diện”, thì lợi
ích đa dạng hóa sẽ bị méo mó khi có sự xuất hiện của vai trò tranh chấp quyền lực
và mâu thuẫn “người đại diện”. Từ đó, sẽ tạo ra hiệu ứng ngược làm xói mòn đi giá
trị đích thực mà đa dạng hóa mang lại, và tiếp đến sẽ làm cho lợi nhuận của ngân
hàng ngày càng sụt giảm. (Jensen 1986, Berger và Ofek, 1996; Servaes, 1996;
Denis và các cộng sự 1997). Về khía cạnh nghiên cứu thực nghiệm, một mặt, đa
dạng hóa với việc tận dụng các lợi ích từ các hoạt động phi truyền thống, sẽ tạo ra

cho ngân hàng một cơ chế để giúp ổn định tính thanh khoản và cải thiện hoạt động
dự phòng rủi ro nợ (Cornett và các cộng sự, 2002; và Baele, 2007). Điều này c ng
được xác nhận bởi Meslier và các tác giả (2010), khi mà các tác giả vận dụng m
hình ước lượng các chỉ số tập trung (focus index), đã thể hiện được hướng đi tích
cực trong điều chỉnh rủi ro và thúc đẩy hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mặt
khác, đa dạng hóa lại là vấn đề cần được cân nhắc, khi nó gây ra những tổn hại tiềm
tàng cho rủi ro kiệt quệ tài chính, và rủi ro phá sản do những hoạt động đầu tư dàn
trải và kém hiệu quả (Boot và Schmeits, 2000). Hay như kết quả từ bài nghiên cứu
của Stiroh (2004) và Acharya (2006) c ng đều cho thấy một mức tác động tiêu cực


2

có ý nghĩa thống kê từ đa dạng hóa lên lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Đặc
biệt, ảnh hưởng tiêu cực này được thể hiện rất r trong bối cảnh các nước có thị
trường tài chính kém phát triển như Trung Quốc, khi mà cả 4 yếu tố rủi ro khác
nhau - tiền gửi, tín dụng, tài sản, và khu vực -, đều cho thấy khả năng làm xói mòn
doanh thu và lợi nhuận và gia tăng rủi ro về gánh nặng chi phí (Berger và các cộng
sự, 2010). Đồng ý với quan điểm này, Jouida và các cộng sự, (2017) khi nghiên cứu
và dữ liệu 412 tổ chức tín dụng của Pháp trong giai đoạn 2002 đến 2012, bằng việc
cho phép các biến của hoạt động đa dạng hóa tương tác với nhau để c ng đồng thời
tác động lên lợi nhuận của tổ chức tài chính, đã cho thấy một tác động tiêu cực có ý
nghĩa thống kê.
R ràng, có thể thấy các bài nghiên cứu thực nghiệm đã cho ra các kết quả
kh ng đồng nhất, vì vốn dĩ các phương thức tiếp cận khác nhau và bối cảnh khác
nhau sẽ cho ra những tín hiệu khác nhau. Thêm vào đó, hầu hết các bài nghiên cứu
về vấn đề này thường chỉ tập trung vào các nước thuộc khu vực Mỹ, và Châu Âu,
mà ít được quan tâm ở các nước kém phát triển của khu vực Châu Á, đặc biệt như
Việt Nam. Cho nên, bài luận văn này cân nhắc xem xét đánh giá tác động của đa
dạng hóa lên lợi nhuận ngân hàng ở bối cảnh các nước Châu Á, mà cụ thể ở đây là

Việt Nam, nhằm tìm kiếm một hướng phân tích mới, trong một bối cảnh kh ng gian
và thời gian mới. Nếu so sánh với các bài ở Châu Á, thì ngoài bài nghiên cứu của
Berger và các cộng sự (2010) dành cho thị trường Trung Quốc, còn có 2 bài của Lee
và các cộng sự (2014) và Edirisuriya và các cộng sự (2015), viết về tình hình đa
dạng hóa của các nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương và các nước Nam
Á. Các bài này c ng có những kết quả kh ng thống nhất, có lúc tích cực (Lee và các
cộng sự, 2014), và c ng có lúc tiêu cực (Berger và các cộng sự ,2010; Edirisuriya
và các cộng sự (2015). Tóm lại, đa dạng hóa, tuy đã được đề cập một cách rộng rãi
và phổ biến trong các cơ sở lý thuyết của quản trị doanh nghiệp c ng như tài chính
hành vi của doanh nghiệp, nhưng khía cạnh này trên phương diện của một ngân
hàng thương mại với một cơ chế đặc thù riêng biệt, chịu nhiều sự chi phối của các


3

cơ quan quản lý nhà nước, thì còn nhiều khúc mắc cần được giải đáp, đặc biệt trong
trường hợp ngân hàng có nhiều hoạt động đa dạng hóa khác nhau.
Thứ hai, bài luận văn này sẽ tiếp tục đi xa hơn nữa khi đưa vào xem xét phân
tích thêm tác động hiệu chỉnh đồng thời tiềm tàng của 1 nhân tố nữa đối với lợi
nhuận của ngân hàng, đó chính là rủi ro. Theo Acharya và các cộng sự (2009), Ellul
và Yerramilli (2013) thì các ngân hàng hiện nay đang hoạt động có vấn đề, khi chỉ
mải mê chạy theo lợi nhuận mà quên mất điều chỉnh và quản trị rủi ro, để rồi phải
gia tăng gánh nặng nợ xấu và rủi ro mất khả năng thanh toán. Hậu quả là hiệu suất
và lợi nhuận của ngân hàng bị suy giảm. Chính vì vậy, sẽ thật sự là một thiếu sót
lớn khi phân tích về khả năng sinh lợi của ngân hàng mà kh ng đưa vào vai trò của
rủi ro. Và đây là điều mà hầu hết các bài nghiên cứu về đa dạng hóa ngân hàng ở
Việt Nam thường bỏ lỡ, thậm chí cả những bài tiêu biểu gần đây của Nguyễn Thị
Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2014). Ngoài ra, c ng cần lưu ý rằng, bài luận văn này
sẽ tiếp cận phân tích rủi ro đặc biệt nhấn mạnh vào “yếu tố bất ổn định” – đại diện
cho xác suất rủi ro của vận hành kh ng ổn định trong quá trình hoạt động và sản

xuất của ngân hàng. Theo Fang và các cộng sự (2011), và Tan (2016) thì yếu tố rủi
ro được trích xuất từ đặc tính quy trình hàm sản xuất sẽ mang tính đại diện và nổi
bật hơn hẳn so với các chỉ số tài chính rủi ro th ng thường.
Thứ ba, bài luận văn này xem xét có được các ước lượng kiểm định tính vững
việc xem xét các m hình ở cả hai trạng thái động và tĩnh. Có thể thấy th ng
thường, hầu hết các bài nghiên cứu đều tiếp cận m hình phân tích các yếu tố ở
cùng 1 khung thời gian, hay còn gọi là phương trình ở trạng thái tĩnh. Tuy nhiên,
khi phân tích m hình lợi nhuận của ngân hàng, Berger và cộng sự (2000); Goddard
và các cộng sự (2004); Athanasoglou và các cộng sự (2008); Naceur (2011); Thu và
Huyền (2014); Hồng, Phong và Thành (2018) đã cho thấy được sự xuất hiện của
vấn đề tương quan chuỗi (serial correlation), làm cho lợi nhuận hiệu quả hoạt động
trong hiện tại có khả năng thể hiện mức tăng trưởng của hiệu quả trong tương lai.
Do vậy, bài nghiên cứu này cân nhắc phân tích đánh giá tác động của đa dạng hóa


4

lên hiệu quả hoạt động, khi mà có yếu tố trễ xuất hiện ở trong phương trình, hay còn
gọi là m hình ở trạng thái động.
Tóm lại, bài nghiên cứu này sẽ cố gắng làm sáng tỏ những điểm sau đây. Thứ
nhất, với việc sử dụng bộ số liệu cập nhật của các ngân hàng thương mại trích xuất
từ bộ số liệu Bankscope, bài luận văn sẽ phân tích tác động của đa dạng hóa lên lợi
nhuận trong bối cảnh của thị trường Việt Nam trong giai đoạn 15 năm. Thứ hai, để
đánh giá sự thay đổi của khả năng sinh lợi của ngân hàng bài luận văn sẽ phân tích
thêm tác động đồng thời của các hình thái của rủi ro bên cạnh chiến lược đa dạng
hóa. Cần lưu ý là rủi ro sẽ được đặc biệt nhấn mạnh bởi một yếu tố mới của “rủi ro
bất ổn định” – được trích xuất ra từ phương trình của hàm sản xuất kỹ thuật . Thứ
ba, nếu xét trên phương diện kỹ thuật, bài luận văn này sẽ phân tích song song cả
hai trạng thái là tĩnh và động thay vì chỉ đơn thuần là một trạng thái tĩnh như những
bài nghiên cứu th ng thường trước đó.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Bài luận văn này được thực hiện nhằm tìm ra cơ chế tác động đồng thời của:
(i) 2 dạng chiến lược đa dạng hóa khác nhau, và (ii) 2 khía cạnh rủi ro – nợ xấu và
bất ổn định lên khả năng sinh lợi của hoạt động (hay còn gọi là hiệu quả hoạt động)
các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2016. Thứ hai, mục tiêu
nghiên cứu đặt ra kh ng chỉ giải thích cơ chế tác động ở m hình tĩnh th ng thường
như ở một số bài nghiên cứu, mà còn tiếp cận được việc phân tích m hình ở trạng
thái động (nhân tố quá khứ có thể ước lượng giá trị của hiện tại). Cuối cùng, mục
tiêu đặt ra c ng nhằm giải quyết luôn vấn đề nội sinh – sự thiên lệch gây ra làm sai
khác kết quả của bài nghiên cứu.

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
(i)

Đo lường khả năng sinh lợi và chiến lược đa dạng hóa của các ngân
hàng thương mại Việt Nam dưới nhiều khía cạnh khác nhau. (đối với


5

khả năng sinh lợi bài luận văn sẽ tiếp cận ước lượng 2 chỉ số - t suất
lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA và chỉ số biên lợi nhuận trên quy m
tổng tài sản – profit margin; còn chiến lược đa dạng hóa sẽ được đo
lường bởi 2 chỉ số tập trung quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng
là: tập trung tiền gửi và tập trung tín dụng.
(ii)

Đo lường rủi ro bằng cả hai hình thái khác nhau: (i) rủi ro dựa trên yếu

tố tài chính – rủi ro nợ xấu; và (ii) rủi ro bất ổn định – dựa trên khía
cạnh của yếu tố chu trình hoạt động của các ngân hàng thương mại.

(iii)

Đánh giá tác động của 2 loại hoạt động đa dạng hóa của các ngân hàng
thương mại lên khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt
Nam.

(iv)

Đánh giá tác động của 2 hình thái rủi ro khác nhau (một từ yếu tố tài
chính, một từ đặc điểm hoạt động kinh doanh) lên 2 khía cạnh khác
nhau của khả năng sinh lợi của ngân hàng.

(v)

Phân tích tác động đồng thời của chiến lược đa dạng hóa và rủi ro lên
hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam với cả 2 trạng
thái động và tĩnh.

(vi)

Giải quyết triệt để vấn đề nội sinh và thiên lệch gây ra cho m hình
nghiên cứu khi phân tích mối quan hệ tác động nhân quả lên khả năng
sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu


Bài viết hướng đến việc trả lời các câu hỏi sau đây:
(i)

Có hay kh ng cơ chế tác động từ chiến lược đa dạng hóa lên lợi nhuận của
các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2016?

(ii)

Rủi ro nợ xấu có ảnh hưởng như thế nào đối với lợi nhuận của ngân hàng
thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2016?

(iii)

Liệu có tồn tại sự tác động của rủi ro bất ổn định lên hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2016?


6

(iv)

Sự điều chỉnh của các yếu tố lên yếu tố lợi nhuận của ngân hàng thương mại
Việt Nam có thật sự đúng trong cả hai trường hợp của m hình: tĩnh và
động?

(v)

Khuyến nghị chính sách nào là phù hợp và khả thi cho vấn đề lợi nhuận của
hệ thống các ngân hàng Việt Nam hiện nay?


(vi)

Có hay kh ng sự khác biệt về kết quả nghiên cứu của đa dạng hóa đối với lợi
nhuận của các ngân hàng Việt Nam, khi có thêm sự kiểm soát của các hình
thái của rủi ro.

1.4.
ối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhằm giải quyết mục tiêu đánh giá tác động đồng thời của hoạt động đa dạng
hóa và 2 hình thái của rủi ro lên lợi nhuận ngân hàng, bài luận hướng đến nghiên
cứu đối tượng của 25 ngân hàng thương mại Việt Nam, được trích xuất từ bộ số liệu
Bankscope. Có thể thấy, đối tượng nghiên cứu ban đầu là tập hợp tất cả các ngân
hàng thương mại Việt Nam (hơn 33 ngân hàng), nhưng do các tiêu chí được đặt ra
về tính pháp lý, ngân hàng còn đang hoạt động bình thường, có hầu như đầy đủ dữ
liệu qua các các năm, v.v. Hay nói cách khác, các đối tượng này phải thỏa mãn yêu
cầu có đầy đủ th ng tin về chỉ số tài chính được sử dụng trong bài luận văn, đặc biệt
là về đa dạng hóa, rủi ro, và lợi nhuận của ngân hàng.

1.4.2. Phạm vi không gian
Phạm vi kh ng gian được áp dụng trong bài luận văn này là xét ở bối cảnh
nước Việt Nam, nơi thị trường tài chính và tín dụng còn nhiều bất cập và đang hoàn
thiện. Mục đích nhằm đưa ra một cách nhìn khác hơn về tác động của hoạt động đa
dạng hóa đối với hiệu quả kinh doanh ngân hàng ở một khu vực mới nổi (trong khi
hầu hết các bài nghiên cứu về đa dạng hóa của ngân hàng, đều tập trung vào thị
trường các nước đã phát triển như Châu Âu và Châu Mỹ).


7


1.4.3. Phạm vi thời gian
Bài luận văn sẽ cân nhắc sử dụng bộ số liệu mới nhất trong khung thời gian từ
năm 2001 đến 2016, được trích xuất từ bộ số liệu Bankscope – một bộ số liệu uy tín
về ngân hàng trên thế giới. Mục tiêu đặt ra sẽ lấy dữ liệu thời gian qua các năm sao
cho càng đầy đủ càng tốt.

1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, bài luận văn sử dụng dữ liệu

bảng trong giai đoạn 15 năm (2001-2016) với 2 m hình ở trạng thái tĩnh và động,
và dựa trên những hướng tiếp cận của vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu,
bài luận văn sẽ cân nhắc áp dụng các phương pháp ước lượng khác nhau sao cho
phù hợp với từng mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Thứ nhất, ở trạng thái tĩnh, tác giả
sử dụng phương pháp đánh giá tác động cố định (fixed effects model). Thứ hai, để
trả lời câu hỏi nghiên cứu của việc đánh giá tác động của các chiến lược đa dạng
hóa lên hiệu suất hoạt động của ngân hàng và các hình thái rủi ro, bài luận văn cân
nhắc việc sử dụng kỹ thuật ước lượng sai phân bậc một của moment tổng quát với 2
bước hiệu chỉnh (first different Generalized Method of Moment). Phương pháp này
giúp hiệu chỉnh thiên lệch gây ra do ước lượng quá khứ lên hiện tại của biến phụ
thuộc và vấn đề nội sinh tiềm tàng của tác động ngược từ biến phụ thuộc lên biến
độc lập của m hình.

1.6.

óng góp của nghiên cứu
Xét ở ý nghĩa hàn lâm khoa học:
 Đề xuất phương pháp đánh giá sự hiệu chỉnh khả năng sinh lợi của ngân

hàng dựa trên các nhân tố nổi bật của chiến lược đa dạng hóa và các khía
cạnh rủi ro, đặc biệt là rủi ro bất ổn định.
 Đề xuất một hướng tiếp cận khác để đo lường rủi ro thay vì sử dụng các chỉ
số tài chính đơn thuần, đó chính là kỹ thuật ước lượng m hình hàm sản xuất
của chỉ số phá sản.


8

 Đề xuất cơ chế đánh giá tác động của chiến lược đa dạng hóa và rủi ro lên
hiệu quả hoạt động dựa trên 2 trạng thái động và tĩnh.
 Bổ sung vào cơ sở lý thuyết tài chính và quản trị ngân hàng một m hình
phân tích lợi nhuận của ngân hàng, mà ở đó tác động của chiến lược đa dạng
hóa có sự điều chỉnh từ rủi ro nợ xấu và rủi ro bất ổn định.
Xét ở khía cạnh thực tiễn
 Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá mức độ thay đổi của lợi nhuận kinh doanh
ngân hàng khi các nhà hoạch định đưa ra các quyết định đa dạng hóa.
 Kết quả từ đề tài cho thấy được mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro đối với
hiệu suất hoạt động của ngân hàng.
 Kết quả nghiên cứu giúp định hướng cơ chế phân tích các hình thái khác
nhau rủi ro, đặc biệt là rủi ro hoạt động bất ổn định của ngân hàng.
 Đề tài là một cơ sở thực tiễn giúp các nhà hoạch định và quản trị ngân hàng
có một cái nhìn thấu đáo hơn về tác động của quyết định đa dạng hóa lên
hiệu quả hoạt động của ngân hàng, khi mà có sự điều chỉnh của các hình thái
rủi ro.

1.7.

C u trúc bài luận văn
Bài luận văn được kết cấu theo từng chương và từng mục cụ thể để làm r các


vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra như sau:
Chương một, như đã trình bày là chương giới thiệu tổng quan nghiên cứu và
giải thích tầm quan trọng c ng như nguyên nhân thực hiện bài luận văn này. Ngoài
ra, chương này c ng trình bày các vấn đề về đối tượng, phạm vi nghiên cứu và các
đóng góp có được từ kết quả nghiên cứu.
Chương hai, là chương cung cấp các lý thuyết nền tảng với những cung cấp
quan trọng về cơ sở lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm và các giả định nghiên cứu.
Cần lưu ý rằng, đây là chương cốt l i quan trọng nhất khi cung cấp những cơ sở lý
luận cho các kênh truyền dẫn tác động từ chiến lược đa dạng hóa và hình thái rủi ro
lên hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại.


9

Chương ba, sau khi lược thảo các cơ sở lý thuyết quan trọng và các giả định
nghiên cứu, thì chương này sẽ trình bày các m hình nghiên cứu và các phương
pháp nghiên cứu để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu. Ngoài ra, chương này còn
thể hiện việc đo lường các biến nghiên cứu và cơ sở dữ liệu.
Chương bốn, là chương trình bày các kết quả nghiên cứu đạt được dựa trên các
cơ sở nghiên cứu lý thuyết, m hình nghiên cứu và các kỹ thuật nghiên cứu đã trình
bày ở trên. Cần lưu ý là các giả thuyết nghiên cứu sẽ được kiểm định, từ đó đưa ra
các biện luận nghiên cứu.
Chương năm là chương cuối cùng, sau khi có được các kết quả kiểm định thì
chương này sẽ tổng hợp lại vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và khung lý
thuyết để từ đó đối chiếu với kết quả nghiên cứu. Đây c ng là chương kết luận và
đưa ra các kiến nghị chính sách cần thiết cho bài luận văn.


10


Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Phần này của bài nghiên cứu sẽ cung cấp các cơ sở lý thuyết và nền tảng học
thuật để hỗ trợ và đưa ra các kiến giải phù hợp cho các vấn đề nghiên cứu, và từ đó
xây dựng m hình ước lượng.
Cụ thể, chương này sẽ trình bày nội dung về định nghĩa của các biến chính
được sử dụng trong bài như: hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các loại hình đa
dạng hóa, và các hình thái rủi ro. Sau đó, là phần đề cập về các nền tảng của cơ sở
lý thuyết để giải thích cho vấn đề tác động của đa dạng hóa lên lợi nhuận của ngân
hàng và rủi ro lên lợi nhuận ngân hàng. Tiếp đến, những bằng chứng thực nghiệm
từ những bài nghiên cứu trước đó sẽ được đưa vào bài luận văn để làm dẫn chứng
xác thực cho vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, phần này của bài luận văn c ng nêu r
vấn đề nghiên cứu về lổ hổng nghiên cứu so với các bài nghiên cứu trước đó (ở Việt
Nam lẫn thực tiễn của m i trường quốc tế). Đây được xem là những nguyên nhân
c ng như động lực nghiên cứu được rút ra từ việc lược thảo cơ sở nghiên cứu, để từ
đó cho thấy được đóng góp của bài luận văn này. Thêm vào đó, bài luận văn c ng
đưa vào phần tổng quan ngành ngân hàng của Việt Nam để lược thảo lại tình hình
và diễn biến hoạt động hiện tại của các ngân hàng này, từ đó đưa ra cái nhìn sâu sát
hơn đối với bối cảnh nghiên cứu. Cuối cùng, sau khi xem xét hết tất cả vấn đề ở
trên, thì phần xây dựng giả thiết nghiên cứu sẽ được đề cập để làm tiền đề xây dựng
m hình nghiên cứu và kiểm định giả thiết nghiên cứu.

2.1. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.1.1.

Dựa trên thông tin và giá trị kế toán

Hiệu quả hoạt động thể hiện dựa trên th ng tin và giá trị kế toán (accounting
base measurement), mang ý nghĩa của các giá trị về lợi nhuận của tổ chức tài chính
và doanh nghiệp. Nó được thể hiện bởi các th ng tin ghi nhận trên sổ sách kế toán

và là giá trị để thể hiện mức độ dao động và giá trị so sánh giữa các đối tượng


11

kh ng gian và thời gian khác nhau. Một nhóm các chỉ số cơ bản được thể hiện trong
bảng 1 sau đây.
Bảng 1. Các chỉ số cơ bản thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh
Chỉ số

Ý nghĩa

Return on Assets (ROA)

Hệ số thu nhập trên tài sản

Return on Equity (ROE)

Hệ Số Thu Nhập Trên Vốn Chủ sở hữu

Return on Sales (ROS)

Thu Nhập Từ Doanh Thu

Return on Investment (ROI)

Hệ Số Thu Nhập Trên Đầu Tư

Profit Margin (PM)


Biên Lợi Nhuận

Operating Cash Flow (OCF)

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Earnings per Share (EPS)

Thu nhập trên cổ phần

Operation Profit (OP)

Lợi nhuận kinh doanh

Growth in Sales (GRO)

Tăng trưởng của doanh thu

Return on Capital Employed (ROCE)

Hệ số thu nhập trên vốn sử dụng

Labor Productivity (LP)

Năng suất lao động

Profit per employee (PPE)

Lợi nhuận trên mỗi nhân viên


2.1.2.

Giá trị thể hiện cho các yếu tố thị trường

Thứ hai, là giá trị thể hiện cho các yếu tố thị trường (market basedmeasurement). Các chỉ số thể hiện trong tiêu chí đo lường này được đưa ra dựa trên
thông tin phân loại của thị trường. Nó sẽ đại diện cho đặc trưng các khía cạnh tương
lai và phản ánh các kỳ vọng và tầm nhìn của các cổ đ ng liên quan đến hoạt động
của c ng ty. (Wahla, ShahSyed & Hussain, năm 2012; Shan & McIver Ron, 2011;
& Ganguli & Agrawal, 2009) Tuy vậy, giá trị kỳ vọng này c ng một phần nào thể
hiện kết quả hoạt động của c ng ty, vì vốn dĩ các thúc đẩy trong cơ chế quản lý và
điều hành đều xuất phát từ các mong muốn của những người nắm giữ cổ phần. Cho
nên, giá trị của c ng ty, tốt lên hay xấu đi, tích cực hay tiêu cực r ràng c ng thể


12

hiện bằng các kỳ vọng doanh nghiệp. (Sánchez-Ballesta & García-Meca, 2007).
Bảng 2 sau đây tập hợp các chỉ số cơ bản của yếu tố thị trường.
Bảng 2. Các chỉ số đại diện cho hiệu quả hoạt động, đo lường bởi yếu tố thị trường
Chỉ số

Ý nghĩa
Tobin định nghĩa q là thị giá của một c ng ty trên
chi phí thay thế vốn của c ng ty đó. Nếu hệ số q
cao, c ng ty sẽ đầu tư nhiều hơn vì việc huy động

Tobin-Q

thêm vốn sẽ rẻ hơn do thị giá của c ng ty khá cao
so với chi phí huy động thêm vốn. Ngược lại, nếu

hệ số q thấp, c ng ty sẽ kh ng gia tăng đầu tư vì
chi phí huy động thêm vốn khá đắt.
Giá trị thị trường gia tăng. thể hiện sự khác biệt
giữa giá trị thị trường hiện tại của một c ng ty và

Market Value Added (MVA)

vốn góp của các nhà đầu tư. Nếu MVA là tích cực,
c ng ty đã tăng giá trị. Nếu nó là tiêu cực, c ng ty
đã phá hủy giá trị.
Giá trị thị trường của cổ phiếu giá trị sổ sách của

Market-to-Book Value

cổ phiếu. Nó đo lường mức độ mà một c ng ty có

(MTBV)

giá trị hiện nay, so với số vốn đầu tư của các cổ
đ ng hiện tại (tích l y được trong quá khứ) vào đó.
Là phần thu nhập kh ng phải do ảnh hưởng của các
nhân tố mang tính hệ thống (nhân tố bao trùm lên

Abnormal Returns (AR)

toàn bộ thị trường). Nói cách khác thu nhập bất
thường là phần chênh lệch giữa thu nhập thực tế và
thu nhập dự kiến ban đầu.



13

t số cho thấy một c ng ty trả cho mỗi cổ phần một
khoản lợi tức mỗi năm liên quan đến giá cổ phiếu
Dividend Yield (DY)

của nó. Lợi tức cổ tức được thể hiện bằng một t lệ
phần trăm và có thể được tính bằng cách chia giá
trị cổ tức đã trả trong một năm cho mỗi cổ phiếu
nắm giữ bởi giá trị của một cổ phiếu.

Price-Earnings Ratio (PE)

T lệ giá-thu nhập (P E ratio) là t lệ để định giá
một c ng ty đo lường giá cổ phiếu hiện tại tương
ứng với thu nhập trên mỗi cổ phần.
Giá trị vốn hoá thị trường là thước đo quy m của

Market Capitalization

một doanh nghiệp, thường tính bằng cách lấy giá
hiện tại của cổ phiếu nhân với lượng cổ phiếu đang
lưu th ng.

2.1.3.

Các chỉ số được áp dụng trong bài viết

Như đã trình bày, hiệu quả hoạt động là một khái niệm bao trùm, rộng khắp,
được áp dụng lâu dài trong các bài nghiên cứu học thuật từ trước tới nay, và có

nhiều loại tiêu chí khác nhau để áp dụng. Tuy nhiên, có thể thấy đa số các bài
nghiên cứu đều sử dụng các chỉ số tài chính – vốn dĩ được rút ra từ các nguồn dữ
liệu và báo cáo thứ cấp. Và trong đối tượng phân tích này thì các chỉ số dựa trên
th ng tin kế toán mang nhiều ý nghĩa bám sát với giá trị của hiệu quả hoạt động và
lợi nhuận của ngân hàng hơn là các chỉ số dựa trên các yếu tố thị trường. Vì về bản
chất, các c ng ty có thể vì các “lợi ích” của bản thân doanh nghiệp mà đưa ra các kỳ
vọng “kém chính xác và kh ng thể nào lột tả hết được những giá trị thật của doanh
nghiệp. (Hill và Snell, 1989; Barth, La Mont, Lipton và Spelke, 2005; và
Kapopoulos & Lazaretou, 2007).


14

2.2. Các loại hình đa dạng hóa
Đa dạng hóa là một vấn đề đã được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây
khi mà xu hướng chuyển dịch của các dịch vụ phi truyền thống ngày càng thịnh
hành và biến đổi kh ng ngừng. Như đã trình bày ở trên, khi xem xét đo lường đa
dạng hóa, thì có 2 mặt khác nhau được cân nhắc khá kỹ, xuất phát từ bài nghiên cứu
của Berger (2010), và Acharya (2006). 2 loại đa dạng hóa của – tiền gửi (deposit)
và tín dụng (loan), sẽ được thể hiện th ng qua c ng thức đo lường mức độ tập trung
của Hirschman Herfindahl Index (HHI) – chỉ số càng lớn thì mức độ tập trung càng
cao, và mật độ đa dạng hóa càng thấp. Cụ thể, nó tính bằng t lệ tổng bình phương
của từng thành phần trong mỗi nhân tố đa dạng hóa.



( )2 trong đó:




(1)

Trong từng trường hợp của 2 khía cạnh đa dạng hóa, thì sẽ có các thành phần
riêng biệt của Qi. Thứ nhất, đa dạng hóa tiền gửi sẽ bao gồm 3 thành phần: tiền gửi
từ ngân hàng (deposit from banks), tổng giá trị tiền gửi của khách hàng (total
customer deposits), và các khoản tiền gửi khác bao gồm tiền gửi ngắn hạn (other
deposits and short-term borrowing). Thứ hai, đa dạng hóa tín dụng thì bao gồm: tín
dụng doanh nghiệp và thương mại (corporate and commercial loans), tín dụng cá
nhân (consumer/ retail loans), và các khoản tín dụng khác (other loans). Lý do cấu
thành các thành phần này là do đặc thù dữ liệu của ngân hàng thương mại, và các
khuyến nghị đặt ra bởi nhóm các ngân hàng tương tự ở các nước mới nổi gần giống
với thực trạng Việt Nam như trong bài báo Berger và các cộng sự (2010), Archarya
(2006).

2.3. Các hình thái của rủi ro
2.3.1. Rủi ro nợ xấu
Rủi ro nợ xấu được đại diện bởi t số của mức nợ tín dụng bị đưa vào mức báo
động nợ xấu (non-performing loan – NPL) trên tổng tài sản (total asset) (Berger và
các cộng sự, 2010). Một khoản nợ xấu (NPL) là khoản nợ kh ng hợp lệ hoặc gần


15

với trường hợp kh ng trả được. Và theo Th ng tư 02 2013 TT-NHNN của Ngân
hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013, có phân loại nợ
thành 5 nhóm, bao gồm:
 Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: nợ trong hạn được đánh giá có khả năng
thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là
có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc
và lãi còn lại đúng thời hạn;

 Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
 Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
Nợ gia hạn nợ lần đầu;
 Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
 Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

2.3.2.

Rủi ro bất ổn định

Kh ng giống với tất cả các bài nghiên cứu của khu vực tài chính – ngân hàng
Việt Nam, tác giả đưa vào một loại rủi ro được trích xuất từ m hình hiệu chỉnh
hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic production frontier model) của Aigner và
các cộng sự (1977); Meeusen và Van den Broeck, (1977). Theo Fang và các cộng
sự (2011), và Tan (2016), xác suất của việc hoạt động kh ng ổn định sẽ hình thành
nên một loại rủi ro gọi là rủi ro về mức độ bất ổn định (risk of stability), từ đó tạo ra
tác động lan tỏa, làm xói mòn lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vấn
đề này được m hình hóa dựa trên kỹ thuật phương trình hàm sản xuất (Aigner và


×