Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

canh băng trăm trúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.2 KB, 27 trang )

Chú ý: đây là bàn bida 3 băng, cho nên nếu bạn áp dụng vào bàn bida libre, có thể sẽ có thay đổi,
bạn nên theo đó mà tuỳ chỉnh cho phù hợp, như bớt ép phê lại một chút, dịch cơ vào gần tâm bi
chủ hơn.
Điều kiện sử dụng:
– Bi chạy theo băng: DÀI-NGẮN-DÀI
– Ép phê: số 4

hoặc

Điểm đầu: đây là điểm để xác định vị trí của bi chủ.


Điểm nhắm: điểm trên băng mà bi chủ sẽ chạm lần đầu – băng thứ nhất.


Điếm đến: băng thứ 3 mà bi chủ sẽ chạm.


Từ băng thứ 3 đến bang thứ 6, điểm đến là như nhau. Do đó chúng ta sẽ cố tìm xem bi chạm (bi
cuối mà bi chủ phải chạm để kết thúc) nằm ở hướng từ băng nào đến băng nào để xác định.


Đây là công thức:
ĐIỂM NHẮM = ĐIỂM ĐẦU – ĐIỂM ĐẾN

Bài tập 1: Hãy xác định điểm nhắm cho trường hợp sau, với bi vàng là bi chủ.


HƯỚNG DẪN
Bước 1: Xác định hướng bi chủ (bi vàng) sẽ chạy. Ta thấy bi chạy theo hướng như mũi tên: 12-3-4 là hợp lý.



Vậy ta xác định hệ toạ độ như sau:
– Bi chủ chạm băng lần 1 ở băng phải, vậy đây sẽ là băng NHẮM, các nút số điểm NHẮM nằm
trên băng phải.
– Băng ĐẦU (có chứa điểm ĐẦU) sẽ nằm đối diện băng NHẮM, tức là băng phía bên trái.


Hệ toạ độ của đường đi của điểm ĐẾN (từ băng 3 đến băng 4) trùng với hệ toạ độ của
điểm ĐẦU


Bước 2: Xác định hướng nằm của 2 bi đỏ và trắng. Chú ý, dùng điểm ĐẾN ở các băng 3-4-5-6
để canh. Hãy tưởng tượng ra một đường thẳng mới các điểm đến ở hai băng lại với nhau, sau
đó tịnh tiến tới lui cho đến khi thấy phù hợp với đường đi của bi chủ. Ở trường hợp này ta tìm
ra đường chạy của bi vàng sẽ nằm trên đường ĐẾN là 21.


Bước 3: Tưởng tượng thêm một đường thẳng đi qua tâm bi vàng, đường thẳng này sẽ bị cắt
bởi 2 băng: băng ĐẦU và băngNHẮM, tương ứng với 2 điểm ĐẦU và điểm NHẮM, đây sẽ là 2
điểm nữa cần xác định. Dùng tâm bi vàng làm tâm xoay, ta xoay đường thẳng tưởng tượng
và sử dụng phương trình đã học để giải bài toán:
ĐIỂM NHẮM = ĐIỂM ĐẦU – ĐIỂM ĐẾN
Ở đây, ta có:
Điểm đến = 21
Điểm đầu và điểm đến ta sẽ nhẩm thử khi xoay đường thẳng và kiểm tra phương trình
21 = 50 – 94 (Sai)
21 = 55 – 62 (sai)
21 = 62 – 42 (Đúng)



Vậy ta phải:
– Nhắm bi vàng vào điểm 41
– Đánh ép phê số 4, bên trái


Bài tập 2: Hãy xác định điểm nhắm cho trường hợp sau, với bi trắng là bi chủ.


HƯỚNG DẪN
Bước 1: Xác định hướng bi chủ (bi trắng) sẽ chạy. Ta thấy bi chạy theo hướng như mũi tên: 12-3-4 là hợp lý.


Vậy ta xác định hệ toạ độ như sau:
– Bi chủ chạm băng lần 1 ở băng trái, vậy đây sẽ là băng NHẮM, các nút số điểm NHẮM nằm
trên băng trái.
– Băng ĐẦU (có chứa điểm ĐẦU) sẽ nằm đối diện băng NHẮM, tức là băng phía bên phải.


Hệ toạ độ của đường đi của điểm ĐẾN (từ băng 3 đến băng 4) trùng với hệ toạ độ của
điểm ĐẦU, tức là băng phải.


Bước 2: Xác định hướng nằm của 2 bi đỏ và vàng. Chú ý, dùng điểm ĐẾN ở các băng 3-4-5-6
để canh. Hãy tưởng tượng ra một đường thẳng mới các điểm đến ở hai băng lại với nhau, sau
đó tịnh tiến tới lui cho đến khi thấy phù hợp với đường đi của bi chủ. Ở trường hợp này ta tìm
ra đường chạy của bi trắng sẽ nằm trên đường ĐẾN là 37.


Bước 3: Tưởng tượng thêm một đường thẳng đi qua tâm bi trắng, đường thẳng này sẽ bị cắt
bởi 2 băng: băng ĐẦU và băngNHẮM, tương ứng với 2 điểm ĐẦU và điểm NHẮM, đây sẽ là 2

điểm nữa cần xác định. Dùng tâm bi trắng làm tâm xoay, ta xoay đường thẳng tưởng tượng
và sử dụng phương trình đã học để giải bài toán:
ĐIỂM NHẮM = ĐIỂM ĐẦU – ĐIỂM ĐẾN
Ở đây, ta có:
Điểm đến = 37
Điểm đầu và điểm đến ta sẽ nhẩm thử khi xoay đường thẳng và kiểm tra phương trình
37 = 50 – 32 (Sai)
37 = 60 – 2 (sai)
37 = 56 – 19 (Đúng)


Vậy ta phải:
– Nhắm bi vàng vào điểm 37
– Đánh ép phê số 4, bên phải



Bài tập 3: Hãy xác định điểm nhắm cho trường hợp sau, với bi vàng là bi chủ.

HƯỚNG DẪN
Bước 1: Xác định hướng bi chủ (bi vàng) sẽ chạy. Bi vàng sẽ đập vào bi trắng vô băng dài bên
phải, sau đó đi tiếp. Do đó, ta thấy bi chạy theo hướng như mũi tên: 1-2-3-4-5-6 là hợp lý.


Vậy ta xác định hệ toạ độ như sau:
– Bi chủ sau khi chạm trúng bi trắng, sẽ chạm băng lần 1 ở băng phải, vậy đây sẽ là
băng NHẮM, các nút số điểm NHẮM nằm trên băng phải.
– Băng ĐẦU (có chứa điểm ĐẦU) sẽ nằm đối diện băng NHẮM, tức là băng phía bên trái.



Hệ toạ độ của đường đi của điểm ĐẾN (từ băng 3 đến băng 4) trùng với hệ toạ độ của
điểm ĐẦU


Do lần này bi chủ phải chạy đến băng thứ 6 để có thể chạm bi đỏ (mũi tên đỏ chỉ hướng số 6:
từ băng 5 đến băng 6), nên ta phải áp dụng thê, hệ toạ độ cho băng 4-5-6.


Bước 2: Xác định hướng nằm của bi đỏ. Trong hình bên dưới, từ băng số 3 đến băng số 6, số
điểm đến là như nhau. Do đó, sau này khi đã quen mắt, bạn chỉ cần xác định điểm đến ở
băng 5 và 6 là đủ. Ở trường hợp này ta tìm ra đường chạy của bi vàng sẽ nằm trên
đường ĐẾN là 35 (từ băng 5 đến băng 6).


Bước 3: Do bi vàng sẽ chạm vào bi trắng ở mép BÊN PHẢI và bật vô băng phải, nên bạn hãy
tưởng tượng thêm một đường thẳng đi qua MÉP PHẢI bi trắng, đường thẳng này sẽ bị cắt bởi
2 băng: băng ĐẦU và băng NHẮM, tương ứng với 2 điểm ĐẦUvà điểm NHẮM, đây sẽ là 2 điểm
nữa cần xác định. Dùng tâm bi trắng làm tâm xoay, ta xoay đường thẳng tưởng tượng và sử
dụng phương trình đã học để giải bài toán:
ĐIỂM NHẮM = ĐIỂM ĐẦU – ĐIỂM ĐẾN
Ở đây, ta có:
Điểm đến = 35
Điểm đầu và điểm đến ta sẽ nhẩm thử khi xoay đường thẳng và kiểm tra phương trình
35 = 45 – 44 (Sai)
35 = 50 – 28 (sai)
35 = 53 – 18 (Đúng)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×