Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407 KB, 23 trang )

SÁNG KIẾN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY
MÔN ÂM NHẠC
Phần một: THÔNG TIN TÁC GIẢ
- Họ và tên tác giả viết sáng kiến: Nguyễn Tiến Bắc
- Ngày, tháng, năm sinh: 02/02/1978
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học số 1 An Thịnh
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: Cấp cơ sở
- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục
Phần hai: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.

Khái quát đặc điểm tình hình nhà trường

Trường Tiểu học An Thịnh đóng trên địa bàn xã An Thịnh - Huyện Văn
Yên - Tỉnh Yên Bái. Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường
không ngừng phát triển về quy mô trường lớp và đội ngũ giáo viên, chất lượng
dạy và học ngày một đi lên. Vì vậy, trong những năm qua đơn vị nhà trường liên
tục được tặng thưởng Giấy khen của UBND huyện Văn Yên, Bằng khen của
UBND tỉnh Yên Bái, năm học 2010- 2011 trường được tặng Bằng khen của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Trong nhiều năm học gần đây và năm học 2015- 2016
trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.
* Tình hình chung của nhà trường năm học 2016 - 2017
- Về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên:
Năm học 2016 - 2017 nhà trường có 56 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong
đó cán bộ quản lý 3 người; nhân viên 3 người; Giáo viên 50 người. Trình độ đào
tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên từ Trung cấp đến Cao đẳng, Đại học. Tỷ lệ
giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 100%, không có cán bộ, giáo viên dưới chuẩn
về trình độ đào tạo. Thực hiện đầy đủ văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo,


hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ năm học; sự chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo;
Phòng Giáo dục – Đào tạo và tình hình thực tế của nhà trường, tổ chức thực hiện
kế hoạch có hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Nghiêm túc thực hiện
quy chế chuyên môn, những công việc thường xuyên được quan tâm chú trọng
như: dự giờ, tổ chức hội giảng, chuyên đề, hội thảo và công tác kiểm tra nội bộ
nhà trường; mỗi cán bộ, giáo viên đều có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ đồng thời cũng trao đổi để học tập lẫn nhau những
sáng kiến những sáng kiến hay về đổi mới hoạt động quản lý hoặc chuyên môn,
nghiệp vụ. Thường xuyên chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trong
những năm gần đây đã có nhiều em đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, chất
1


lượng giáo dục mũi nhọn đã góp phần khẳng định được vị thế của nhà trường.
- Về quy mô trường, lớp, học sinh:
Nhà trường chia làm 2 khu với tổng số 814 học sinh, trong đó: Khu A đặt
tại thôn Làng Lớn xã An Thịnh có tổng số 465 học sinh trên 15 lớp. Được dạy
theo chương trình VENEN. Khu B có 349 học sinh trên tổng số 14 lớp được dạy
theo chương trình hiện hành. Khu B chia làm 2 điểm, điểm chính đặt tại thôn An
Tiến, điểm lẻ đặt tại thôn tại thôn Trung Tâm xã An Thịnh.
- Về cơ sở vật chất:
Diện tích khuôn viên nhà trường của cả 2 khu đều đảm bảo, đủ điều kiện
trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ một. Có diện tích sân chơi, bãi tập thể thao và
khu vực trồng rau, trồng hoa, cây cảnh hợp lí, tạo nên khuôn viên nhà trường
thoáng mát, xanh, sạch, đẹp.
Khối phòng học: Tổng số 29 phòng, đủ bố trí cho 100% số lớp học 2 buổi /
ngày. Trong đó phòng kiên cố: 22 phòng; phòng bán kiên cố: 07 phòng
Khu phụ trợ: Nhà trường có đủ công trình vệ sinh, nguồn nước sạch, nhà
để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Khu B có nhà Đa năng diện tích rộng, đẹp phục vụ cho các hoạt động học

tập, ngoại khóa thiết thực và hiệu quả.
2. Lí do chọn sáng kiến
Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế - văn hoá - chính trị
như hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề Giáo dục coi Giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Giáo dục đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc
đẩy sự phát triển, mà sản phẩm chính của Giáo dục là nguồn nhân lực cho xã hội,
mở đường cho sự phát triển kinh tế khoa học công nghệ, văn hoá…vv. Đảng ta
khẳng định: “Phát triển giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu nhằm xây
dựng chiến lược con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, đưa đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững, sánh vai được với các
nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Từ ý nghĩa và tầm quan trọng ấy,
đòi hỏi ngành Giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp
đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện có hiệu quả cao,
thiết thực. Đặc biệt là hệ thống giáo dục phổ thông, một bậc học vô cùng quan
trọng. Đây là bước tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách của lớp trẻ Việt
Nam.
Một trong những môn học có ý nghĩa to lớn và tích cực trong việc hình
thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh không thể không nói đến
môn Âm nhạc. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật quan trọng, gắn bó với cuộc sống
thường ngày của mỗi con người, phản ánh cuộc sống bằng các hình tượng âm
thanh cho con người từ lúc sinh ra cho đến hết cuộc đời.
Những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến việc đẩy
mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào việc giảng dạy các môn học
2


trong đó có môn Âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng dạy học nhất là đối với học
sinh Tiểu học.
Thực hiện chủ chương trên Ban Giám hiệu nhà trường luôn chú trọng đến
việc áp dụng CNTT vào giảng dạy. Đầu tư nhiều về cơ sở vật chất như phòng

chức năng chuyên dùng cho trình chiếu, phòng tin học đảm bảo cho việc dạy và
học. Đối với giáo viên 100% giáo viên biết sử dụng và giảng dạy trình chiếu.
Là một giáo viên dạy môn Âm nhạc, được Ban Giám hiệu nhà trường động
viên về tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy. Tôi
đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu công nghệ thông tin sử dụng các phần mềm chép
nhạc, cắt ghép nhạc, video... , đưa vào thực nghiệm trong việc soạn giảng và dạy
học, bước đầu đã có những kết quả khả quan. Trong bài viết này tôi không đi sâu
vào phương pháp dạy học mà giới thiệu khái quát các phần mềm và khả năng ứng
dụng cụ thể của các phầm mềm vào việc soạn giảng sao cho có hiệu quả cao nhất
từ việc ứng dụng CNTT.
Với mục tiêu đổi mới phương pháp, ứng dung CNTT vào giảng dạy môn
Âm nhạc, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến: “ Ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy môn Âm nhạc" với mục đích chia sẻ với các đồng chí đồng
nghiệp dạy môn Âm nhạc một số sáng kiến mà tôi đã tích lũy được trong qua
trình nghiên cứu, giảng dạy trong những năm qua.
3. Mục đích của sáng kiến:
Cùng với xã hội công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ ảnh
hưởng tích cực tới cuộc sống của con người. Việt nam và nhiều quốc gia trên thế
giới đã nhanh chóng nắm bắt thành tựu của khoa học công nghệ để phục vụ cho
sự phát triển đất nước. Để đáp ứng được điều này, người giáo viên với vai trò là
cầu nối là nhân tố giữ vị trí trung tâm, truyền tải thông tin, kiến thức giúp học sinh
tiếp cận với nền tri thức tiên tiến.
Để thực hiện được nhiệm vụ đặt ra, giáo viên phải thường xuyên học tập lý
luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tìm tòi các phương pháp giảng dạy tích cực
để áp dụng vào bài giảng có hiệu qủa cao nhất. Ngoài sự nghiên cứu về phương
pháp tryền giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên cần phải nghiên cứu
sử dụng các thiết bị công nghệ các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng. Công
3



nghệ thông tin trong trường học được đẩy mạnh trong những năm qua và từng
bước nâng cao chất lượng dạy học, góp phần thực hiện đổi mới phương pháp giáo
dục, giúp học sinh học tập tốt hơn.
3.1. Về kiến thức:
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về:
học hát, phát triển khả năng âm nhạc, tập đọc nhạc, nhạc lí và âm nhạc thường
thức.
- Hình thành và phát triển năng lực và cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo
cho các em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện
hài hoà nhân cách.
- Khích lệ học sinh hăng say tham gia các hoạt động âm nhạc làm cho đời
sống tinh thần phong phú, lành mạnh tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát triển
năng khiếu.
- Mở rộng hiểu biết về truyền thống âm nhạc Việt Nam và tinh hoa âm nhạc
thế giới góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi lành mạnh.
- Lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.
3.2. Về kĩ năng:
- Luyện tập một số kĩ năng ban đầu để hát đúng, hoà giọng, diễn cảm và có
thể kết hợp một số hoạt động phụ họa khi tập hát.
- Bước đầu luyện tập đọc nhạc và chép lời ở mức độ đơn giản.
- Luyện nghe và cảm nhận âm nhạc.
3.3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu nghệ thuật âm nhạc nhằm phát
triển hài hoà nhân cách.
- Thông qua các hoạ động âm nhạc, giáo dục các em tình yêu quê hương
đất nước. Âm nhạc còn đem đến cho học sinh niềm vui, tinh thần lạc quan, sự
mạnh dạn và tự tin.
- Khuyến khích học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong
và ngoài nhà trường.

4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc tài liệu, phân tích tài liệu, tìm ra
các biện pháp tối ưu nhất để làm cơ sở áp dụng cho phù hợp với đối tượng học
sinh của lớp.
- Phương pháp động não: Tự học, tự bồi dưỡng, trao đổi sáng kiến với đồng
nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát, so sánh,
phân tích, tổng hợp thông qua kiểm tra thực tiễn của học sinh ở các đơn vị trường
trong huyện và một số trường trong tỉnh.
- Phương pháp thực nghiệm: Khảo sát chất lượng học môn Âm nhạc, đánh
giá kết quả học tập và khả năng học tập của một số học sinh, thống kê kết quả
học tập ở trường, rút sáng kiến qua các lần khảo sát một số trường trong tỉnh.
4


5. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý liên quan đến sáng kiến:
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh - Một loại hình nghệ thuật gắn bó mật
thiết với đời sống xã hội, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, cải thiện và
nâng cao chất lượng cuộc sống và có vai trò tích cực trong việc thực hiện mục tiêu
giáo dục, đặc biệt có vị trí quan trọng đối với việc giáo dục học sinh biết thưởng
thức cái đẹp trong cuộc sống và trong văn hoá nghệ thuật. Cùng với môn học
khác, âm nhạc góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng
đắn và lâu dài về mặt thẩm mĩ. Thông qua các hoạt động ca hát, nghe nhạc, tập
biểu diễn, giúp HS chủ động, linh hoạt sáng tạo, hoà nhập trong cộng đồng, cân
bằng trí lực, thể lực giữa học tập và vui chơi.
Âm nhạc gồm giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Giáo dục và
giảng dạy âm nhạc cho HS không nhằm đào tạo các em trở thành những người
làm nghề âm nhạc mà thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần
của các em, nhắm góp phần cùng các môn học khác thực hiện mục tiêu của nhà
trường, mục tiêu cấp học.

Âm nhạc còn là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách
quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Ở trường Tiểu học,
mục tiêu của môn học âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản
về nghệ thuật âm nhạc, nhằm phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh.
Chúng ta vẫn biết: Môn Âm nhạc ở trường Tiểu học không nhằm đào tạo
những người làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ hay ca sĩ…mà
mục đích chính là thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của
các em nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh, nhằm
xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc cho các em. Muốn làm được
điều đó nhất thiết các em phải được tiếp cận với âm nhạc đích thực, bản thân các
em phải là người trực tiếp tham gia ca hát, được nghe nhạc chứ không phải là
được nghe những bài học lí thuyết khô cứng xoay quanh những kí hiệu âm nhạc
đơn thuần.
Tóm lại: Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng đời
sống văn hoá cơ sở. Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm và đề ra nhiệm vụ quan
trọng để toàn đảng toàn dân nhận thức đúng đắn và cùng thực hiện một cách có
hiệu qủa nhất đó là: “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội” mà âm nhạc cũng
5


chính một bộ phận cấu thành. Những vấn đề nêu trên và còn nhiều phần khác mà
trong quá trình tôi nghiên cứu thực tiễn, tôi càng thấy rõ và một lần nữa khẳng
định: “Vai trò âm nhạc trong nhà trường và phong trào văn hóa, văn nghệ là vô
cùng quan trọng và không thể thiếu được trong đời sống của con người”. Để làm
tốt được chủ chương trên thì vai trò của việc ứng dung công nghệ thông tin vào
dạy học là rất quan trọng, thiết thực cần được làm ngay.

6



Chương II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Thực trạng của sáng kiến
Trong nhiều năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến việc
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy trong các nhà trường,
trong đó có môn Âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Bản thân tôi
luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng
như luôn trăn trở đến việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng
môn Âm nhạc nói riếng. Xuất phát từ những suy nghĩ của bản thân từ đó tôi mạnh
dạn áp dụng một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Trước
khi áp dụng các giải pháp hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã tiến hành
khảo sát và phân tích về mức độ hứng thú học âm nhạc khi không có sự hỗ trợ của
ứng dụng công nghệ thông tin như:
- Khảo sát và phân tích thực trạng chất lượng dạy và học âm nhạc trong
trường Tiểu học khi không có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
- Khảo sát và phân tích, đối chiếu, so sánh kết quả khảo sát trước và sau khi
áp dụng ứng dụng CNTT vào dạy học
* Năm học 2014-2015 tôi đã tiến hành khảo sát học sinh đầu năm, kết
quả như sau:
Năm học
2014-2015

Số HS được
khảo sát
(Khối 4)

SL

%

SL


%

74

60

81,1

14

18,9

Yêu thích

Không yêu thích

Từ kết quả trên, tôi đã phân tích và nhận thấy việc giảng dạy theo phương
pháp truyền thống (khi chưa có Công nghệ thông tin) cũng có những ưu, khuyết
điểm nhất định.
1.1. Về ưu điểm:
- Đây là môn học nghệ thuật nên phần lớn HS rất hứng thú và yêu thích.
- Môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa
tuổi về: học hát, phát triển khả năng âm nhạc, tập đọc nhạc, nhạc lí và âm nhạc
thường thức.
- Bước đầu hình thành và phát triển năng lực và cảm thụ âm nhạc của học
sinh, tạo cho các em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần gây hứng
thú để học tập tốt các môn học khác và giáo dục toàn diện hài hoà nhân cách.
- Lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy nhiều năm qua, khi Công nghệ thông tin chưa
được phát triển rộng rãi, việc giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhất
định làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
7


1.2. Tồn tại:
- Một số kĩ năng hát đúng, hoà giọng, diễn cảm và khả năng kết hợp một số
hoạt động phụ họa khi tập hát bị hạn chế nguyên nhân là do các em chưa được
tiếp cận nhiều với các hình thức học âm nhạc.
- Đối với phân môn Tập đọc nhạc một số học sinh đọc chưa đúng cao độ,
trường độ, nhìn nhận nốt nhạc còn chậm. Vì thế, đôi khi độ chính xác của bài đọc
nhạc chưa cao, làm giảm đi sự chú ý của học sinh.
- Đối với phân môn Âm nhạc thường thức hoặc mỗi khi giới thiệu tác giả,
tác phẩm của bài hát cũng gặp không ít khó khăn do thiếu thốn về hình ảnh minh
họa, giai điệu bài hát. Nhiều khi hình ảnh minh họa giáo viên phải vẽ tay dẫn đến
độ chính, tính thẩm mỹ không cao.
- Khi chưa có công nghệ thông tin thì giáo viên phải kẻ khuông nhạc và viết
nốt nhạc bằng tay. Khi dạy phải kẻ khuông nhạc lên bảng. Với cách làm thủ công
này tốn rất nhiều thời gian, công sức, đồ dùng dạy học như giấy tô ki, bảng phụ.
Các bản nhạc được viết ra không có độ chính xác cao, độ thẩm mỹ không nhiều
và được coi là những bản nhạc "chết" không sống động
2. Nội dung sáng kiến
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mang lại hiệu quả tích cực.
Một trong những yếu tố dễ nhận thấy: một giờ học có ứng dụng công nghệ thông
tin thì việc truyền đạt kiến thức, kĩ năng được cải thiện, học sinh dễ tiếp thu, giờ
học sinh động, lôi cuốn học sinh. Khác với những năm trước đây về cơ sở vật chất
cho việc dạy và học còn thiếu như: Phòng học, nhạc cụ, băng, đĩa nhạc kém chất
lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn Âm nhạc còn thiếu nhiều
chưa đủ đáp ứng cho dạy và học nói chung, dạy môn Âm nhạc nói riêng, sách đọc

thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu
tầm và tự làm đồ dùng dạy học. Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có
những trang thiết bị hiện đại (máy nghe nhạc, máy chiếu, các nhạc cụ gõ...) để
phục vụ cho việc dạy và học.
Để có được kết quả tốt trong việc dạy học bộ môn Âm nhạc sao cho học
sinh hào hứng, tiếp thu một cách có hiệu quả cao nhất tôi cho rằng mỗi thầy giáo,
cô giáo phải áp dụng thành thạo công nghệ thông tin vào giảng dạy như:
- Sử dụng thành thạo soạn giảng giáo án điện tử trên phần mềm
MicorosoftPoint hoặc phần mềm Violet.
- Đối với môn Âm nhạc cần sử dụng thành thạo phần mềm soạn nhạc
Encore.
- Một số phần mềm cắt, ghép nhạc, thu thanh…
- Phần mềm chỉnh sửa ảnh Ortable_photoshop_CS3 và một số phần mềm
chỉnh sửa khác.
- Phần mềm trình chiếu ảnh photodexProshow.
- Phần mềm Video-projector.
- Ngoài ra cần sử dụng thành thạo máy tính, máy chiếu hắt, Internet. Và
một số phần mềm khác mà tôi chưa đề cập đến ở đây.
8


Như vậy, để ứng dụng các phần mềm trên vào giáo án và bài giảng sao cho
hợp lý, khoa học mang lại hiệu quả cao nhất, song giáo viên cũng cần lưu ý tránh
lạm dụng các ứng dụng, CNTT.
2.1. Giải quyết vấn đề:
Là một giáo viên dạy môn Âm nhạc, được Ban Giám hiệu nhà trường động
viên về tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy. Tôi
đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu công nghệ thông tin sử dụng các phần mềm chép
nhạc,cắt ghép nhạc,video, phần mềm trình chiếu ảnh, phần mềm karaoke,... đưa
vào soạn giảng, bước đầu đã có những kết quả khả quan. Ở sáng kiến này tôi

không đi sâu vào phương pháp dạy học mà tập chung giới thiệu khái quát các
phần mềm và khả năng ứng dụng cụ thể của các phầm mềm vào việc soạn giảng
sao cho có hiệu quả cao nhất trong dạy – học. Đó chính là những giải pháp mới ,
giải pháp ứng dụng công nghệ thông vào giảng dạy Âm nhạc nhằm giải quyết
những tồn tại đã nêu.
2.1.1.Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học môn Âm nhạc:
Với bộ môn Âm nhạc, đây là một môn học năng khiếu, đặc thù của môn
học là dễ lôi cuốn học sinh với điều kiện giáo viên giảng dạy phải biết linh hoạt,
sáng tạo trong phương pháp truyền giảng, luyện tập kỹ năng cho học sinh. Các
phân môn trong bộ môn Âm nhạc đa số đều đòi hỏi người học phải có năng khiếu
và thực sự yêu thích. Chính vì thế việc tìm tòi, sáng tạo các phương pháp dạy học
tích cực luôn là nhu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên. Viêc đổi mới phương
pháp giảng dạy âm nhạc ở cấp Tiểu học hiện nay, ngoài các thiết bị nghe, nhìn rất
phong phú và hiện đại; các phần mềm soạn nhạc, hoà âm, phần mềm karaoke, cắt
ghép nhạc, video... cũng được phát triển không ngừng. Việc nghiên cứu và ứng
dụng chức năng các phần mềm ấy đưa vào trong dạy âm nhạc rất thuận tiện và rất
dễ sử dụng, không đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên sâu về máy tính,
giáo viên có thể kết hợp các phần mềm này trong giáo án điện tử, đảm bảo việc
truyền giảng kiến thức và luyện tập kỹ năng cho học sinh sẽ được thực hiện rất
phong phú, sáng tạo.
Thiết bị dạy học môn Âm nhạc cũng đơn giản và dễ tìm kiếm ngoài thị
trường. Một trong những thiết bị cần thiết nhất cho bộ môn là đàn phím, hiện nay
đã được trang bị và sử dụng hiệu quả. Kế đến là thiết bị nghe - nhìn và thiết bị
giao tiếp giữa đàn Organ với máy tính (MIDI Cable). Nếu soạn giảng bằng giáo
án điện tử thì các thiết bị trên đã được tích hợp trong hệ thống máy tính nên việc
giảng dạy một tiết học âm nhạc sẽ được thực hiện một cách đơn giản, không cầu
kì trong việc chuẩn bị thiết bị khác.
2.1.2. Một số phần mềm ứng dụng công nghệ trong dạy học Âm nhạc:
9



Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc là một sự
đổi mới trong phương pháp giảng dạy âm nhạc ở cấp Tiểu học hiện nay, ngoài các
thiết bị nghe, nhìn rất phong phú và hiện đại; các phần mềm soạn nhạc, hoà âm,
phần mềm karaoke, cắt ghép nhạc, video... cũng được phát triển không ngừng.
Việc nghiên cứu và ứng dụng chức năng các phần mềm ấy đưa vào trong dạy âm
nhạc rất thuận tiện và rất dễ sử dụng, không đòi hỏi người dùng phải có kiến thức
chuyên sâu về máy tính, giáo viên có thể kết hợp các phần mềm này trong giáo án
điện tử, đảm bảo việc truyền giảng kiến thức và luyện tập kỹ năng cho học sinh sẽ
được thực hiện rất phong phú, sáng tạo.
Trong những năm thực tế giảng dạy, ngoài việc sử dụng các trang thiết bị đã
được cấp, việc ứng dụng thêm các phần mềm kết hợp với các thiết bị công nghệ
khác đã tạo được không khí khác hẳn trong các tiết học âm nhạc và hiệu quả được
nâng cao, các phần mềm được khai thác và sử dụng như phần mềm ENCORE
(của hãng PASSPORT GVOX), phần mềm CAKEWALK PRO AUDIO (của hãng
Twelve Tone Systems) và phần mềm PROSHOW GOLD (của hãng PHOTODEX
CORPORATION). Và còn nhiều những phần mềm khác tuy nhiên tôi chỉ đưa ra
một số phần mềm nhất định, dễ sử dụng để giới thiệu và ứng dụng vào việc soạn,
giảng sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Đó là:
2.1.2.1 Sử dụng phần mềm thu âm CAKEWALK PRO AUDIO
Phần mềm cắt, ghép nhạc Goldwave; Phần mềm chỉnh sửa cắt ghép video
Format Factory trong giảng dạy Âm nhạc:
*) Sử dụng phần mềm thu âm CAKEWALK PRO AUDIO.
Cakewalk là phần mềm có chức năng phối soạn nhạc qua máy vi tính cá
nhân. Cách thiết kế cơ bản cũng giống như nhiều phần mềm âm nhạc khác, được
nâng cấp qua nhiều phiên bản, mà mỗi phiên bản ngoài việc nâng cấp còn có chứa
đựng những chức năng đặc sắc của nó.
Cài đặt phần mềm:
Cũng như các phần mềm khác, cách cài đặt hết sức đơn giản. Sử dụng một
file thực thi tự động cài vào máy tính. Thiết lập cổng âm thanh cho phần mềm:

- Nhập (Open) một bài nhạc MIDI vào chương trình, bằng cách chọn trình
đơn File>Open… rồi chọn một tập tin *.MID trong hộp thoại Open.
- Lưu (Save):có hai dạng lưu file, một là dạng MIDI, một là dạng Cakewalk
3.0 (tuỳ thuộc mục đích cần sử dụng sau này) File>Save As, đặt tên file và chọn
định dạng trong ô Save As Type
Các tính năng của phần mềm: Để áp dụng được phần mềm này giáo viên
phải nắm chắc được một số tính năng của phần mềm CakeWalk Pro Audio:
Tính năng 1: Ghi âm bài hát trực tiếp trên đàn qua cáp MIDI và Ghi âm bài hát
trực tiếp qua cáp MIDI:
- Ghi âm bài hát trực tiếp trên đàn qua cáp MIDI: File\ New\ Normal; Click
phải chuột lên Track 1, chọn Track Properties; Chọn nguồn âm phát trong mục
Source, chọn các kênh MIDI từ 1 đến 16, chọn tiếp kênh số 1 trong mục Channel;
Patch: Chọn loại nhạc cụ cho kênh âm thanh đó

10


- Đặt tốc độ phần mềm tương ứng với tốc độ đã cài trên đàn; Click nút lệnh
R trong cửa sổ chứa thông tin kênh (tất cả các kênh) và click lệnh Record trên
thanh công cụ để ghi âm.
Phối âm:
Có thể sử dụng các phần mềm khác để phối âm, viết cho từng bè, từng nhạc
cụ. Lưu ở định dạng MIDI và nhập vào Cakewalk để xử lí.
Hoà âm trực tiếp (realtime record). Ở Cakewalk, có thể chọn thu từng bè
nhạc (hay từng track, channel). Nghĩa là chúng ta diễn đạt trên đàn phím (MIDI)
thế nào thì chương trình sẽ thu như vậy.
Tính năng 2: Chỉnh sửa bài hát sau khi ghi âm và ứng dụng trong dạy hát nhạc:
Chỉnh sửa giọng, nhịp:
- Click vào nút lệnh trên thanh công cụ.
- Ở cửa sổ hiện ra, kích đúp vào tên nhịp và giọng. Chỉnh sửa nhịp trong ô

Meter, giọng trong ô Key Signature.
Tính năng 3: Chỉnh sửa bài hát sau khi ghi âm và ứng dụng trong dạy hát nhạc.
Các công cụ chỉnh Tempo:
- Tempo ratio: Nút 1, 2 và 3 là xác lập tỉ lệ tempo mặc định khi phát. Nút 2
là tempo chính, nút 1 có giá bằng ½ ,nút 3 sẽ có giá trị là tăng đôi. Khi cho phát
(playback) bất kỳ lúc nào nhấn 1 trong 3 nút này sẽ có hiệu quả thay đổi tempo
ngay.
- Insert Tempo (Nút trước nút số 1): Nút này có chức năng cài tempo mới
vào bất kỳ vị trí nào.
Tính năng 4: Viết lời ca
Click nút lệnh
trên thanh công cụ sau
khi đã chọn kênh 1
(kênh chứa giai điệu
chính), nhập lời bài hát
vào cửa sổ hiện ra.
Như đã giới thiệu
ở trên CakeWalk Pro
Audio là một phần mềm
chuyên dụng trong hoà
âm, phối khí và ghi âm. Phần mềm này có khả năng trình diễn các bài nhạc MIDI
với chất lượng âm thanh rất tốt và có thể tương tác với đàn Organ qua thiết bị
MIDI. CakeWalk có phạm vi ứng dụng rộng rãi, từ những phòng ghi âm chuyên
nghiệp đến những nhạc sĩ có nhu cầu soạn và phối nhạc trên máy tính. Phần mềm
này có khả năng ghi âm cùng lúc 256 kênh âm thanh với các tiện ích sao chép,
chỉnh sửa rất thuận tiện.
CakeWalk có thể hiển thị toàn bộ tổng thể bài nhạc nhưng cũng có thể hiển
thị một kênh nhạc theo yêu cầu người dùng. Bài nhạc được hiển thị hàng ngang và
có thể thay đổi màu sắc đồng thời cả giai điệu và lời hát theo tiết tấu.
11



Các bài hát ghi âm trên đàn Organ bằng định dạng MIDI khi chuyển qua
phần mềm này cũng chỉnh sửa giọng, nhịp, như một số phần mềm khác. Khi ghi
âm trực tiếp thông qua cáp MIDI thì có thể cài đặt trước giọng, nhịp… nhưng đòi
hỏi người sử dụng phải đánh đàn một cách chuẩn xác với phách gõ của phần
mềm. Sau đó có thể lưu lại với định dạng riêng của phần mềm để khi sử dụng thì
nó hiển thị theo ý người dùng đã cài đặt sẵn.
Điều kiện hỗ trợ : Khi sử dụng phần mềm CakeWalk Pro Audio trong dạy
học Âm nhạc, giáo viên soạn bài có thể ghi âm bài hát trên đàn Organ rồi chuyển
qua phần mềm CakeWalk bằng đĩa mềm hoặc đĩa USB, sau đó sử dụng các công
cụ trong phần mềm để chỉnh sửa bài nhạc theo yêu cầu hoặc có thể ghi âm bài hát
ngay trong phần mềm qua thiết bị MIDI.
Khi soạn bài, giáo viên sử dụng phần mềm CakeWalk Pro Audio rất tiện lợi
và tiết kiệm thời gian, giúp cho việc chuẩn bị một tiết dạy trở nên nhẹ nhàng, thiết
thực. Khi dạy giáo viên có thể đứng trước lớp chỉ huy mà không cần phải ngồi
điều khiển đàn. Như vậy, giáo viên bao quát lớp tốt hơn, kịp thời phát hiện ra học
sinh hát chưa đúng để sửa cho các em. Về phía học sinh được nghe những giai
điệu chuẩn mực do đã được thu và chỉnh sửa cẩn thận, việc nghe cao độ và lời ca
của bài hát trực tiếp. Giờ học sẽ mang lại hiệu quả, học sinh rất hứng thú, sôi nổi
khi được học hát qua phần mềm này.
Tuy nhiên CakeWalk Pro Audio là phần mềm phải sử dụng kết nối với đàn
và mái tính nên cũng khá công phu, phức tạp trong việc sử dụng vì vậy tôi thường
lựa chọn các phần mềm khác nhau trong từng tiết dạy để có hiệu quả cao
*) Phần mềm cắt, ghép nhạc Goldwave:
Phần mềm cắt, ghép nhạc Goldwave cũng rất cần thiết, có thể áp dụng dưới
nhiều dạng bài. Phần mềm này có tác dụng:
Các tính năng của Goldwave:
- Cắt rời từng đọan nhạc.
- Chỉnh teppo, transpose (Chỉnh nhanh chậm – cao, thấp một bài hát hay

một đoạn nhạc).
Để sử dụng phần mềm này hỗ trợ này, tôi làm như sau:
- Download chương trình về máy tính, chạy file setup exe để cài đặt
chương trình sau khi cài đặt chương trình sẽ được tách thành 2 mảnh
GoldWave và Control bạn Close phần Control để nó ghép với phần chính cho tiện
làm việcVào Menu Options > Register để đăng ký. Để đăng ký bạn vào thư mục
Dangky chạy file keygen. Copy paste nội dung ở phần user ID, license tương ứng
vào chương trình.
Khi sử dụng nhạc này có thể người sử dụng hát bị cao hay thấp, nhanh hay
chậm. Do đó, giáo viên có thể dùng phần mềm này để hỗ trợ tăng giảm tốc độ bài
hát, (teppo), chỉnh nâng cao hoặc hạ thấp (transpose) cho một bài hát hay một
đoạn nhạc sao cho phủ hợp với giọng của của mình.
Từ phần mềm này giáo viên có thể tạo ra những bài hát liên khúc (ghép
những bài hát khác nhau thành một bài). Có những bài hát hiện nay được thu
trước khá dài, trong một tiết học thời gian không có nhiều, để tiết kiệm thời gian
12


nên có thể cắt bỏ một số đoạn nhiều khi chỉ giữ lại một đoạn, một lời hát để thuận
lợi cho việc giảng dạy sao cho phù hợi mà không mất nhiều thơi gian trên lớp, còn
học sinh thì được ôn lại nhiều bài hát trong một tiết học dưới dạng liên khúc khiến
các em rất thích thú học tập.
Trong một số trò chơi âm nhạc thì phần mềm này rất quan trọng, giáo viên
có thể cắt rời từng đoạn nhạc để đưa vào từng nội dung trò chơi. Cũng có
thể làm nhòe, méo tiếng đi một đoạn, một câu hát hay một tiếng hát trong bài để
học sinh đoán ra câu đó hoặc có thể áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhờ vào
phần mềm này.
* Phần mềm chỉnh sửa cắt ghép video Format Factory.
Bên cạnh việc sử dụng phần mềm thu âm CAKEWALK; Phần mềm cắt,
ghép nhạc Goldwave khi dạy học tôi còn sử dụng phần mềm chỉnh sửa cắt ghép

video Format Factory. Trong dạy học phần mềm cắt ghép video Format Factory
giúp giáo viên cho học sinh nghe và xem video mẫu, những video biểu diễn minh
họa, video giới thiệu tác giả, tác phẩm...
Với thời đại Công nghệ thông tin như hiện nay, những video có trên mạng
rất nhiều và phong phú. Giáo viên cần biết lựa chọn, sáng tạo trong việc lồng
ghép, sử dụng sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên để sử dụng những video
này phải cần đến phần mềm cắt ghép video Format Factory bởi các video không
phải video nào cũng phù hợp, hoặc quá dài hay quá ngắn, có những đoạn không
thể sử dụng do bị lỗi hoạc một số nguyên nhân khác. Vì vậy, tôi sử dụng phần
mềm để cắt, ghép, chỉnh sửa video và coi đây là một công cụ hữu hiệu trong
việc chuyển đổi video, cắt rời từng đoạn video, chọn lọc hoặc bỏ đi những đoạn
video không cần thiết và thậm chí cả hình ảnh một cách đơn giản và gọn nhẹ.
Việc sử dụng phần mềm Format Factory hỗ trợ đắc lực trong giảng dạy bởi
một số video do có dung lượng quá lớn không tương thích với phần mềm
PowerPoint cũng cần đến phần mềm này để Converter. Bên cạnh đó có thể sử
dụng phần mềm Free Video Converter đầy là phần mềm chuyên để chuyển đổi,
đổi đuôi tất cả các video với bất kỳ định dạng nào cho dủ là phổ biến hay không,
được đánh giá là phần mềm chuyển đổi video miễn phí tốt nhất cũng giống như
Freemake Video Converter, cả 2 phần mềm Free Video ConVerter và Freemake
Video Converter đều sở hữu giao diện đơn giản và cách thức hoạt động nhanh
chóng, dễ hiểu cho dù là người mới sử dụng lần đầu.
Phần mềm Format Factory có thể cài đặt và sử dụng một cách dễ dàng, có
thể cài đặt và hoạt động phần mềm này trên hầu hết hệ điều hành Windows.
Nên các phần mềm trên trong giảng dạy môn Âm nhạc có thể sử dụng rộng rãi.
Giáo viên nắm bắt được các tính năng đơn giản và sáng tạo lồng ghép bài giảng
sao cho khoa học, sáng tạo sẽ thu được hiệu quả dạy và học cao mà không cần sử
dụng tranh ảnh hay thao tác làm mẫu của giáo viên. Học sinh sẽ được xem những
hình ảnh chân thực, sinh động, giàu cảm xúc. Qua đó dạy học hòa nhập và theo
kịp được thời đại của Công nghệ thông tin.
- Cài đặt Format Factory


13


+ Để cài đặt được Format Factory trước tiên phải tải fiel cài đặt Format
Factory từ Internet về máy tính của mình. Đầu tiên phải khởi động file cài đặt.
Sau vài giây, một cửa sổ sẽ hiện ra và yêu cầu người dùng đọc kĩ điều khoản sử
dụng phần mềm. Sau khi đã xem qua điều khoản bạn có thể nhấn nút I Agree.
+ Ngay sau khi đồng ý với điều khoản nhà sản xuất đưa ra, hệ thống sẽ tự
động chuyển bạn san một của sổ mới. Cửa sổ này sẽ yêu cầu bạn chọn nơi lưu
phần mềm. Nếu bạn không muốn thay đổi đường dẫn thì bạn chỉ việc nhấn Install.
Ngay sao đó, tập tin sẽ tự động giải nén và cài đặt phần mềm vào máy tính của
bạn chỉ trong giây lát.
+ Khi quá trình quá trình tải hoàn tất thì cũng là lúc sang hệ thống sẽ hiện
thông báo cho biết. Lúc này, chỉ việc nhấn Finish là xong.
Khi sử dụng phần mềm Format Factory để cắt ghép và chuyển đổi đuôi
video ta có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Trên giao diện của Format Factory, bạn nhấp chuột vào mục Video và
chọn định dạng Video muốn chuyển sang (bao gồm:MP4, AVI, 3GP, WMV, MOV,
...)
Bước 2: Ở đây Taimienphi hướng dẫn đổi đuôi Video sang AVI bằng cách
chọn Video -->AVI.
Bước 3: Ấn vào Add File và chọn đến file mà cần chuyển định dạng. Sau khi
chọn xong bạn có thế lựa chọn các tùy chọn cho video ở nút Output Setting, ở đây
đã có sẵn các cấu hình mặc định chỉ cần lựa chọn nhanh. Nhấn OK
Bước 4: Sau khi đã lựa chọn hoàn tất bạn ấn vào Start để bắt đầu quá trình
chuyển đổi Video sang AVI và chờ cho đến khi chương trình hoàn tất quá trình
chuyển đổi.
Trên đây là các bước cơ bản để chuyển đổi đuôi của video một trong những
tính năng hay dùng của phần mềm nhằm mục đích xuất video sao cho phù hợp để

đưa video vào trình chiếu.
2.1.2.2 Sử dụng phần mềm soạn nhạc Encore 4.5.5 trong giảng dạy môn Âm
nhạc và phân môn Tập đọc nhạc.
Hiện nay phần mềm chép nhạc Encore 4.5.5 đã được dùng khá rộng rãi và
phổ biến đối với tất cả các nhạc sĩ, những nhạc công, giáo viên dạy nhạc trong các
trường phổ thông. Phần mềm này khá gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao trong sáng tác,
giảng dạy.
Encore là phần mềm soạn nhạc bằng máy tính đơn giản và dễ dàng, có thể
soạn một bản nhạc với dàn nhạc đệm theo ý muốn, đồng thời, có thể viết lời cho

14


bài hát bằng tiếng Việt. Âm thanh trên Encore dựa trên chuẩn digital nên có thể
biên soạn hoặc phối khí thành một dàn nhạc nếu muốn, có thể xuất sang dạng
Midi dùng chuẩn âm thanh cho tất cả các phần mềm multimedia khác có thể
download phần mềm Encore dưới đây cài đặt. (Download Encore 4.5.5 dùng cho
WinXP, Vista,
- Cửa sổ chính:
Cách cài đặt phần mềm soạn nhạc Encore
Encore 4.5 cài đặt bình thường và không cần nâng cấp. Riêng Encore 4.5.5, sau
khi tải file zip về, cần giải nén và sẽ thấy trong thư mục có 3 file: 1 file setup
Encore 4.5.3; 1 file Updates Encore 4.5.5 và 1 file text chứa mã số cài đặt (serial
number). Tiếp tục chạy file setup Encore 4.5.3 cài đặt như bình thường, khi cài
đặt sẽ phải nhập mã số (serial number). Sau khi cài xong, chương trình sẽ hỏi bạn
khởi động lại máy tính? Không nên khởi động lại để nhấn Later để bỏ qua bước
này. Tiếp theo chạy file Updates Encore 4.5.5 để nâng cấp lên phiên bản 4.5.5, đợi
một lúc, nó sẽ dò tìm file Encore 453.exe trên máy tính có không và nằm ở đâu.
Chỉ vài giây sau nó sẽ hiện hộp thoại thông báo là đã tìm ra, tiếp tục nhấn Update
hoặc OK hay nhấn Enter là Encore sẽ nâng cấp thành công. Sau khi xong sẽ báo

là việc update đã hoàn thành (successfully).
Một số tính năng cơ bản:
- Có thể chép nhạc với tổng phổ gồm 64 dòng nhạc trên một trang giấy, và
có 8 bè trên một khuông nhạc.
- Kết nhóm trường độ các nốt nhạc ở các dòng khác nhau.
- Chép Tab cho guitar với số lượng dây lên đến 8 dây đàn và lên dây theo
các kiểu khác nhau. Đồng thời định nghĩa được các thế bấm.
- Chép tiết tấu bộ gõ với các dạng đầu nốt nhạc khác nhau.
- Tự động dãn dòng cho dễ đọc.
- Các ký hiệu gạch chéo cho các bè chơi tiết tấu, hợp âm rải và ký hiệu
ngón bấm.
- Chèn và xóa ô nhịp, trang, dòng, khuông nhạc ở bất cứ chỗ nào trong tác
phẩm.
- Đọc các định dạng chương trình Master Tracks Pro, Standard MIDI và
định dạng Music XML
- Tự động nhận dạng nốt nhạc trực tiếp từ các nhạc cụ MIDI và phần mềm
MIDI theo thời gian thực. Tính năng này có vẻ hay, vì ta có thể phát nhạc từ đàn
keyboard và thu lại bằng Encore...
- Chế độ xem bản nhạc 1 dòng theo chiều ngang.
- Thêm các thế bấm
guitar và tên hợp âm và
bản nhạc.
- Dễ dàng thêm
nhịp lấy đà cho bản nhạc
- Khi chưa có công
nghệ thông tin thì giáo
viên phải kẻ khuông nhạc
15



và viết nốt nhạc bằng tay. Khi dạy phải kẻ khuông nhạc lên bảng. Với cách làm
thủ công này tốn rất nhiều thời gian, công sức, đồ dùng dạy học như giấy tô ki,
bảng phụ. Các bản nhạc được viết ra không có độ chính xác cao, độ thẩm mỹ
không nhiều và được coi là những bản nhạc "chết" không sống động. Những bản
nhạc được viết trên phần mềm ENCORE 4.5.5 sẽ rất rõ ràng, đẹp mắt, sống động.
Với việc sử dụng phần mềm ENCORE này có thể tạo một bản nhạc, bài hát
hay một bài tập đọc nhạc giống bản nhạc được in trong sách giáo khoa. Từ cách
thể hiện về hình thức lẫn kết cấu câu nhạc, ô nhịp.., điều này giúp giáo viên đỡ
mất thời gian hơn trong việc chuẩn bị đồ dùng. Giáo viên chỉ cần làm trên phần
mềm một lần, sau khi đưa vào giáo án có thể sử dụng nhiều lần. Từ đó hỗ trợ cho
tôi rất nhiều trong việc giảng dạy.
Ngoài dạy những bài hát giáo viên sử dụng trong dạy phân môn Tâp đọc
nhạc cũng rất hiệu quả. Học sinh dễ quan sát bởi các bản nhạc đều là các ca khúc
thường là rất ngắn. Bài tập đọc nhạc được thể hiện toàn màn hình giúp giáo viên
có thể hướng dẫn cách thực hiện các kí hiệu, cao độ, trường độ, tiết tấu dễ dàng và
học sinh dễ nắm bắt. Phần mềm ENCORE khi thực hiện bản nhạc sẽ có tiếng
phách gõ và được hiển thị trên màn hình một cách chính xác và rõ ràng. Chức
năng biểu diễn theo các kí hiệu âm nhạc được soạn sẵn và thực hiện tự động, học
sinh dễ dàng theo dõi bài và nắm bắt cao độ, trường độ, các âm hình tiết tấu. Tạo
chú ý ở một số kí hiệu, hình nốt đặc biệt, hay đơn giản là đổi màu sắc cho toàn bộ
bài để lôi cuốn hơn. Khi dạy giáo viên cũng có thể vào trực tiếp trên phần mềm để
để bấm từng nốt nhạc minh họa và cho những nốt nhạc đó vang lên theo nhiều âm
sắc khác nhau học sinh vừa được tiếp thu bằng thị giác và thính giác.
Có thể nói đây là phần mềm quan trọng nhất đối với môn Âm nhạc. Bởi khi
soạn giảng bằng ứng dụng Công nghệ thông tin thì tất cả các bài hát, bài tập đọc
nhạc, các âm hình tiết tấu,… của chương trình đều soạn và đưa vào giáo án hỗ trợ
cho việc giảng dạy phong phú, có chiều sâu, độ chính xác cao. Từ khi áp dụng
giải pháp này tôi thấy kết quả được nâng lên rõ rệt thu hút lôi cuốn được học sinh
chú ý hơn trong học tập đạt hiệu quả cao.
2.1.2.3 Sử dụng phần mềm trình chiếu ảnh PROSHOW GOLD; phần mềm

biên tập karaoke, flash.
Hướng dẫn cài đặt:
Bước 1: Để cài đặt được Proshow Gold vào máy tính, trước tiên bạn tải file cài
đặt của phần mềm này. Sau khi đả tải phần mềm về, kích hoạt file setup và cửa sổ
cài đặt Proshow Gold sẽ xuất hiện. Cửa sổ này sẽ thông báo cho người dùng biết
là mình đang cài đặt phần mềm Proshow Gold, nhấn Next để chuyển sang bước
tiếp theo.
Bước 2: Sau khi nhấn Next, một cửa sổ phần mềm này sẽ hiện ra. Cửa sổ này yêu
cầu người dùng thông báo người dùng biết rằng phiên bản đang cài đặt là bản
dùng thử, nếu muốn sử dụng phiên bản chuẩn với đầy đủ tính năng, có thể mua
bản quyền phần mềm
Bước 3: Sau khi nhấn Next, hệ thống sẽ chuyển sang một cửa sổ mới. Cửa sổ này
sẽ giới thiệu sơ qua cho người dùng về những điều khoản khi sử dụng chương
16


trình Proshow Gold. Sau khi đã tìm hiểu kĩ càng, bạn nhấn I Agree để chuyển
sang phần cài đặt.
Bước 4: Sau khi nhấn I Agree hệ thống sẽ chuyển sang phần installation
Options. Phần này sẽ tùy nơi chưa file cài đặt hoặc cài đặt một số chế độ khởi
động phần mềm, nhấn Next để chuyển sang cửa sổ xác nhận cài đặt cài đặt. Tại
cửa sổ này, hệ thống sẽ xác nhận lại lần nữa rằng có muốn cài đặt phần mềm
không. Nếu muốn cài đặt, bạn nhấn Install để hệ thống tự động cài đặt. Sau đó hệ
thống sẽ tự động cài đặt phần mềm vào máy tính, Quá trình này diễn ra rất nhanh
Bước 5: Sau khi chế độ cài cài đặt hoàn tất, hệ thống sẽ tự động chuyển sang một
của sổ mới thông báo với người dùng rằng chế độ cài đặt đã hoàn tất. lúc này
nhấn Finish để quá trình cài đặt chương trình Proshow Gold hoàn tất.
*) Sử dụng phần mềm trình chiếu ảnh PROSHOW GOLD:
Trong phân môn âm nhạc thường thức hay khi giới thiệu về tác giả, tác
phẩm âm nhạc. Giáo viên rất cần đến các trang ảnh minh họa, minh chứng, dẫn

chứng để học sinh tìm hiểu sâu hơn, cụ thể rõ ràng hơn một cách trân thực nhất.
Phần mềm này
cho phép người sử
dụng tạo một đoạn
Video Clip từ những
hình ảnh, đoạn phim
sưu tầm được. Thực tế
giáo viên rất khó tìm
tư liệu dạng Video để
minh hoạ cho bài dạy
như các bài học giới
thiệu các nhạc sĩ cổ
điển hoặc các loại
nhạc cụ. Với phần
mềm PROSHOW GOLD, chúng ta hoàn toàn có thể tạo được Video chứa các
hình ảnh minh hoạ và lồng âm thanh vào, sử dụng hiệu ứng tạo ảnh chuyển động
(Motion Effect) có thể tạo được những đoạn phim sống động.
Khi dạy học giáo viên sử dụng các chức năng cơ bản như sau:
+ Các hiệu ứng Slide: (Style)
+ Các hiệu ứng chuyển cảnh: (Transition) => Để thay đổi “hiệu ứng
chuyển cảnh”. Bạn click vào “AB”…Chọn “Transition” thích hợp rồi chọn
“Apply”.
+ Đưa ảnh hoặc video hay nhạc vào vào giao diện chính: Tại ô folder list
chúng ta tìm đến nơi chứa dữ liệu (ảnh, video, audio) => click mouse folder muốn
chọn các dữ liệu sẽ hiện ra ở khung bên dưới (file list). Tiếp theo click giữ mouse
(con chuột) kéo thả vào slide list.
+ Slide Settings: Click đúp trực tiếp vào hình ảnh hoặc video tại file list =>
hiện hộp thoại Slide Settings, từ đây chúng ta có thể tinh chỉnh lại 1 thông số của
1 slide, v.v..
17



+ Lưu và xuất Video: Lưu (Save): Vào File => Save (hoặc Ctrl+S). Xuất
Video: Vào Publish => Puslish Show (hoặc Ctrl+P). => Xuất ra nhiều loại định
dạng Video (.AVI, .FLV, .MPG, .MP4,…) cho nhiều loại thiết bị khác nhau…
Khi giới thiệu một ca khúc của tác giả tác phẩm trong âm nhạc đặc biệt là
âm nhạc thường thức. Khi sử dụng Video Clip quay sẵn cũng là một phương pháp
song có thể gây phản tác dụng học sinh sẽ chú ý nhiều hơn đến các chi tiết hình
ảnh, nhân vật trong đoạn phim mà quên đi nội dung chính là cảm nhận nội dung,
giai điệu bài hát.
Phần mềm này hỗ trợ giáo viên minh họa từng động tác biểu diễn phụ họa
cho một bài hát dựa vào những bức hình chụp sẵn hay những hình ảnh tương tự
(giống như môn Thể dục) việc này đôi khi giúp giáo viên làm mẫu động tác một
cách chuẩn xác, sinh động.
Từ những hình ảnh đó sẽ giúp học sinh cảm nhận sâu hơn nội dung và nghệ
thuật của tác giả hoặc tác phẩm.
Tuy nhiên khi tạo file trình chiếu giáo viên cần sưu tầm một số hình ảnh
minh hoạ phải phù hợp với nội dung bài hát, hay về giới thiệu tác giả, tác phẩm
lựa chọn hình ảnh độc đáo, tránh lạm dụng sẽ gây phân tán chú ý của các em.
*) Phần mềm biên tập karaoke, flash trong giảng dạy.
Phần mềm biên tập karaoke, flash có tác dụng hỗ trợ audio track.
- Giúp hiển thị toàn màn hình (fullscreen) trên một màn hình thứ hai, tivi
máy chiếu. Hỗ trợ Unicode.
- Định dạng tập tin mới (KFN).
- Thay đổi tone nhạc và tốc độ của bài hát.
- Chỉnh volum cho micro, giai điệu...
- Các track audio có thể được tự động tắt đi khi micro được sử dụng.
- Tạo các tập tin karaoke MP3 động (KFN) và tạo các thiết lập sẵn cho các
tập tin KAR, KOK, LRC và CDG.
Karaoke flash là phần mềm tương đối dễ sử dụng, giáo viên và các bạn yêu

âm nhạc biên tập một video clip để hát karaoke cho riêng mình. Trong giảng dạy
âm nhạc giáo viên có thể tạo một video kraoke cho một bài hát để học sinh học
bài hát đó mà không phải nhìn vào một bản nhạc khô cứng. Với video karaoke
như vậy giáo viên có thể cho học sinh hát sau khi đã học xong từng câu hoặc phần
cuối tiết học tạo không khí vui tươi thỏa mái sau một giờ học.
Để tạo ra một Video clip giáo viên lựa chọn một clip có sẵn phù hợp với nội
dung bài hát hoặc có thể tự dựng một clip khác dựa vào phần mềm trình chiếu ảnh
Prshow gold như đã giới thiệu ở trên. Để cho phong phú và thu hút sự chú ý của
học sinh, giáo viên có thể lấy ngay những hình ảnh, những hoạt động ngoại khóa
của trường mình để tạo Video clip karaoke sao cho sinh động.
Ngoài ra phần mềm này còn ứng dụng cho trò chơi âm nhạc, giáo viên có
thể tạo ra rất nhiều những trò chơi Âm nhạc khác nhau bằng cách tạo những đoạn
chữ mờ đi để học sinh đoán những chữ còn thiếu, hoặc tạo những đoạn nhạc
karaoke ngắn để lồng ghép vào một số trò chơi khác.

18


Ví dụ: Trò chơi "Nhận biết câu hát sai trong bài". Ở trò chơi này giáo viên
viết sai đi một số từ hay một câu trong bài. Học sinh khi nghe phải phân biệt được
câu hát bị sai và có sự điều chỉnh lại cho đúng câu hát.
Với trò chơi này có thể áp dụng lồng ghép dạy vào phần kiểm tra bài cũ
hay giư tiết học nhằm tạo không khí vui tươi trong tiết học ngoài ra còn giúp học
sinh tư duy nhiều đến giai điệu cũng như lời ca góp phân làm cho học sinh dễ
nhớ, dễ thuộc.
- Lưu ý khi sử dụng phần mềm này vào dạy học giáo viên không nên nạm
dụng để các em hát theo video quá nhiều, sẽ có cảm giác như đang hát
karaoke chứ không phải một tiết dạy âm nhạc. Học sinh sẽ không tư duy
đến phần lời dẫn đến không thuộc bài hát.
Khi được học phần mềm này, đặc biệt khi gắn liền với trò chơi học sinh rất

sôi nổi, hứng thú, nhớ giai điệu, lời ca rất nhanh.
Thực hiện đầy đủ văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo, hàng năm căn
cứ vào nhiệm vụ năm học; sự chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo; Phòng Giáo
dục – Đào tạo và tình hình thực tế của nhà trường, tổ chức thực hiện kế hoạch có
hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Nghiêm túc thực hiện quy chế
chuyên môn, những công việc thường xuyên được quan tâm chú trọng như: dự
giờ, tổ chức hội giảng, chuyên đề, hội thảo và công tác kiểm tra nội bộ nhà
trường; mỗi cán bộ, giáo viên đều có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ đồng thời cũng trao đổi để học tập lẫn nhau những
sáng kiến những sáng kiến hay về đổi mới hoạt động quản lý hoặc chuyên môn,
nghiệp vụ. Thường xuyên chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trong
những năm gần đây đã có nhiều em đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, chất
lượng giáo dục mũi nhọn đã góp phần khẳng định được vị thế của nhà trường.
2.2. Khả năng áp dụng của sáng khiến.
Sáng kiến có khả năng áp dụng trực tiếp trong các tiết dạy Âm nhạc trong
và ngoài nhà trường. Bằng việc áp dụng CNTT giáo viên soạn giáo án có sự hỗ
trợ các phần mềm âm nhạc hoặc trực tiếp sử dụng CNTT trong các tiết dạy có ảnh
hưởng rất tích cực đến đối tượng học sinh. Tạo được sự yêu thích, hứng thú, hăng
say trong học tập.
2.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng sáng kiến.
- Phạm vi: Sáng kiến có khả năng áp dụng trong trường Tiểu học An Thịnh
và một số đơn vị trường khác như Tiểu học Võ Thị Sáu; Tiểu học số 2 Lâm
Giang. Tôi rất mong muốn sáng kiến của mình được áp dụng trong tất cả các
trường Tiểu học trên địa bàn huyện Văn Yên, các trường Tiểu học trên địa bàn
tỉnh Yên Bái
- Đối tượng áp dụng:
+ Sáng kiến áp dụng cho giáo viên dạy môn Âm nhạc
+ Đối tượng trực tiếp được áp dụng là học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở.
2.4. Hiệu quả thu được:


19


Từ khi dạy học ứng dụng Công nghệ thông tin và sau nhiều năm triển khai
áp dụng các biện pháp trên, tôi đã thu được kết đáng mừng, kết quả đạt được sau
khảo sát các năm học như sau:
2.4.1. Đối với học sinh:
* Năm học 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017 tôi đã tiến hành khảo sát
học sinh đầu năm, kết quả như sau:
Số HS được
khảo sát
(Khối 4)

SL

%

SL

%

2014-2015

74

60

81,1

14


18,9

2015-2016

80

67

83,7

13

16,3

Năm học

Yêu thích

Không yêu thích

Học kỳ I
80
73
91,3
7
0,7
năm học 2016-2017
Từ kết quả trên phản ánh việc ứng dụng Công nghệ thông tin cho học sinh
đã đem lại kết quả khả quan như :

- Học sinh có sự chuyển biến rõ rệt về ý thức học tập, yêu thích môn học,
yêu trường yêu lớp hơn.
- Kiến thức, kĩ năng của học sinh được nâng lên. Phát hiện nhiều em có
năng khiếu để bồi dưỡng.
- Học sinh biểu diễn tự tin trước đám đông, sôi nổi hơn trong các buổi sinh
hoạt tập thể và sinh hoạt ngoại khoá.
- Từ việc áp dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Âm nhạc. Trong
những năm gần đây trường tôi đã có rất nhiều học sinh được tham gia Hội thi văn
nghệ cấp huyện, cấp tỉnh. Các tiết mục đều được đánh giá là có chất lượng và đạt
giải cao.
- Trong các phong trào văn hóa, văn nghệ trường tôi luôn là cánh chim đầu
đàn trong toàn huyện. Hai cuộc thi văn nghệ lớn do tỉnh tổ chức trường đều đạt
giải xuất sắc. Ngoài ra các em thường xuyên tham gia văn nghệ chào mừng cho
các buổi hội họp, đâị hội của nhà trường, của thô, xã, của Phòng giáo dục, huyện
đoàn và huyện tỏ chức.
- Bên cạnh những kết quả về văn nghệ trường tôi còn đạt nhiều những giải
thưởng khác, về Văn hóa và những phong trào thi đua khác như: thi Văn, Toán,
chữ viết, Năm học 2015-2016 đạt giải Nhất hai cuộc thi Nghi thức đội và thi Phụ
trách sao giỏi v.v. Các phong trào như tìm hiểu về an toàn giao thông, môn năng
khiếu như Tiếng anh, Giải toán trên mạng v.v, cũng được phát triển cùng với ứng
dụng CNTT trong việc đổi mới việc dạy và học.
2.4.2. Đối với giáo viên:
- Tạo bước chuyển về nhận thức của giáo viên trong công tác giảng dạy.
Giải quyết dần những vướng mắc khi thực hiện dạy học kết hợp ứng dụng CNTT
áp dụng CNTT môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học và học sinh Trung học cơ sở.
20


- Thực hiện có hiệu quả công tác dạy học cho học sinh, đảm bảo theo yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy và học ứng dụng CNTT. Góp phần vào sự phát triển

của nhà trường và sự phát triển chung của toàn xã hội.
2.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng lần đầu: (Không có)
Chương III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Ngạn ngữ Nhật Bản có câu: “Tri thức mở ra cho chúng ta những chân trời
mới”. Và bộ môn Âm nhạc cũng là một trong những yếu tố để đưa chúng ta đến
những chân trời mới lạ. “ Nhờ có âm nhạc, bạn sẽ tìm được bản thân mình những
sức mạnh mới mà trước đây chưa từng thấy. Các bạn sẽ thấy cuộc đời trong
những sắc thái và màu sắc khác. Âm nhạc cũng đưa bạn xích lại gần lí tưởng về
con người hoàn thiện, mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản
chúng ta” – Đ.SôtxatacôVich. Chính vì ý nghĩa quan trọng trên mà Đảng và Nhà
nước ta đã và đang rất quan tâm đến phát triển văn hoá, thể hiện qua các kì Đại
hôi VII, VIII, IX. đều coi “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”. Đại hội
VIII, XIV của Đảng cũng khẳng định: “Phát triển giáo dục và khoa học là quốc
sách hàng đầu nhằm xây dựng chiến lược con người trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững,
mau chóng sánh vai được với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”
Trong những năm chưa có điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy học, thiết bị
dạy học chỉ có đàn Organ và máy cassette, một số học sinh có năng khiếu thì việc
học rất đơn giản nhưng đa số học sinh khác việc tiếp thu và thực hành âm nhạc
gặp rất nhiều khó khăn; vì vậy việc giáo dục âm nhạc cho các em còn nhiều hạn
chế. Thực tế do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu nên việc dạy học
âm nhạc chưa đạt hiệu quả. Từ khi nhà trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
dạy học với tất cả các môn học, chất lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh hứng
thú hơn với môn học và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.
Với môn Âm nhạc, khi được học và thực hành âm nhạc bằng những thiết bị
công nghệ và các phần mềm được ứng dụng, đa số các em đều rất thích thú. Giờ
học nhạc được tiến hành nhẹ nhàng hơn, lôi cuốn hơn. Các em có năng khiếu thì
việc tiếp thu và thực hành bài học trở nên đơn giản và chất lượng, các em chưa
phát triển được năng khiếu cũng tích cực hơn trong học tập. Đa số học sinh yêu

thích môn học hơn. Chất lượng năm sau cao hơn năm trước.
Có được thành công đó bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi luôn
nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, Ban Giám hiệu nhà
trường, sự động viên, khích lệ của đồng nghiệp; sự vào cuộc của các bậc cha mẹ
học sinh, là động lực thúc đẩy tôi.
Từ chính bài học của mình, tôi nghĩ mọi thành quả mình có được là do sự
tâm huyết với nghề nghiệp, phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm với
công việc, có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng nghề nghiệp và bản thân để
nỗ lực cố gắng, tự học tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp, đem lại hiệu quả cao
trong công việc. Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh
nhằm trang bị cho các em một số kiến thức văn hoá âm nhạc tối thiểu nhất là cả
21


một quá trình khó khăn và lâu dài. Vì điều kiện thời gian có hạn cùng với năng
lực hạn chế của bản thân, những vấn đề đã nói ở trên chắc chắn không thể giải
quyết một cách đầy đủ và thoả đáng, bởi vậy tôi mong được sự góp ý kiến, trao
đổi sáng kiến của các quý thầy, cô, các bạn đồng nghiệp để đưa ra được những
phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp học sinh có hứng thú và ham mê học môn
Âm nhạc, giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp có tình yêu quê hương đất nước,
tình yêu con người hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Bản thân tôi trong những năm học vừa qua luôn cố gắng học hỏi sáng kiến
từ các đồng chí đồng nghiệp. Nhiều năm liên tục đạt giáo viên dạy giỏi cấp
trường, cấp huyện. Năm học 2016-2017 đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Tuy nhiên
tôi tự thấy còn phải cố gắng nhiều hơn nữa nhất là trong thời đại phát triển của
CNTT như hiện nay.
2. Kiến nghị:
Để đào tạo các em học sinh trở thành những người phát triển toàn diện về
Đức - Trí - Thể - Mĩ… ngoài việc người thầy phải có năng lực, phẩm chất đạo đức
thì môi trường làm việc, cơ sở vật chất cũng là một thành tố quan trọng giúp chất

lượng dạy và học môn Âm nhạc ngày một đi lên. Là một giáo viên trực tiếp giảng
dạy, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:
- Phòng học chức năng giáo dục âm nhạc phải có những trang thiết bị dạy
học như đàn Organ, bảng phụ, đài catsette, đầu video, màn hình và máy chiếu…
để nâng cao chất lượng dạy học tạo điều kiện tối đa cho HS phát triển tính sáng
tạo trong môn học và đạt kết quả cao trong học tập.
- Tiếp tục tăng cường hỗ trợ thiết bị CNTT cho trường học, tạo điều kiện
để nhà trường có kinh phí mua sắm trang thiết bị.
- Tập huấn về sử dụng các thiết bị phần mềm mới để tạo điều kiện cho
giáo viên có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu và sử dụng.
- Mua bản quyền các phần mềm đã được trải nghiệm, tạo điều kiện cho
giáo viên được sử dụng phần mềm hợp pháp và đầy đủ tính năng. Đa số phần
mềm hiện nay đều tự tìm kiếm trên Internet hoặc có được từ sao chép bất hợp
pháp. Phần mềm dạng này có thể hoạt động không ổn định và mất đi một số tính
năng quan trọng.
- Ngoài ra cần tạo nhiều sân chơi âm nhạc cho học sinh, tổ chức các cuộc
thi, các buổi giao lưu, đêm văn nghệ, những câu lạc bộ bạn yêu âm nhạc… trong
và ngoài nhà trường để các em có nhiều cơ hội tiếp cận và học hỏi lẫn nhau, mạnh
dạn, tự tin và phát triển khả năng, năng khiếu của mình hòa chung vào sự phát
triển Văn hóa, văn nghệ của xã hội.
Trên đây là sáng kiến mà tôi đã áp dụng trong nhiều năm học qua và đã thu
được kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.
Rất mong sự chỉ đạo, ý kiến đóng góp của Hội đồng các cấp để kinh nghiệm của
tôi ngày một hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
An Thịnh, tháng 1 năm 2017
Xác nhận của đơn vị

Người viết


22


Nguyễn Tiến Bắc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PGS – TS Nguyễn Đức Vũ - Một số giải pháp tăng cường sử dụng CN
ngành âm nhạc trường ĐHSP Huế.
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm trình chiếu Open Office.Org của
Phòng CNTT thuộc Bộ khoa học công nghệ.
- Lịch sử âm nhạc thế giới toàn tập – GS. Nguyễn Xinh - nhạc viện Hà
Nội.
- Website: www.classicalarchives – Âm nhạc thế giới. (Giới thiệu chân
dung, tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ nỗi tiếng thế giới).
- Website: www.vnstyle.vdc.com.vn - Viện Âm nhạc.
- Website: www.nhacvienhanoi.vn - Nhạc viện Hà Nội.
- www.google.com.vn: Phần tìm kiếm nâng cao trong Google
- – Ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy âm nhạc - Thầy giáo Hứa Quang Chiến - Trường Cao đẳng
VH&DL Yên Bái.

23



×