Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Giáo dục môi trường trong môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.17 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

======

TRẦN THANH DUYÊN

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN GIÁO
DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học



HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

======

TRẦN THANH DUYÊN

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN GIÁO

DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Người hướng dẫn khoa học

TH.S NGUYỄN THỊ GIANG

HÀ NỘI - 2018



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em
đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất tới TH.S NGUYỄN THỊ GIANG-người cô đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính
trị cùng các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng
dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã góp ý,
ủng hộ em hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như
kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót.

Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô cũng như các bạn sinh
viên. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Người thực hiện

Trần Thanh Duyên


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
TH.S Nguyễn Thị Giang.
Tôi xin cam đoan rằng:

Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và các số liệu trong khóa luận là
trung thực.Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Người thực hiện

Trần Thanh Duyên


KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

STT


Kí hiệu viết tắt

Nội dung được viết tắt

01

BVMT

Bảo vệ môi trường

02


GDCD

Giáo dục công dân

03

GDMT

Giáo dục môi trường

04


HS

Học sinh

05

MT

Môi trường

06


THPT

Trung học phổ thông


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.Lý do và tính cấp thiết của đề tài ................................................................... 1
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5.Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 5

6.Ý nghĩa của đề tài:.......................................................................................... 5
7.Kết cấu nội dung của đề tài ............................................................................ 5
Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG ........................................................ 6
1.1. Khái niệm môi trường và giáo dục môi trường ......................................... 6
1.1.1. Khái niệm, chức năng và kết cấu của môi trường .................................. 6
1.1.2. Khái niệm giáo dục môi trường; tiêu chuẩn và nguyên tắc; phương pháp
tiếp cận trong giáo dục môi trường ................................................................. 12
1.2. Khái niệm môn Giáo dục công dân, vị trí, vai trò của môn GDCD trong
nhà trường THPT ............................................................................................ 18
Chương 2" TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY
MÔN GDCD CHO HỌC SINH THPT........................................................... 20
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................................. 20

2.1. Vấn đề Giáo dục môi trường ở trường trung học phổ thông hiện nay..... 20
2.1.1. Đặc điểm cơ bản của học sinh trung học phổ thông hiện nay .............. 20
2.1.2. Thực trạng giáo dục môi trường ở bậc THPT hiện nay........................ 21
2.2. Tích hợp Giáo dục môi trường trong giảng dạy môn GDCD cho học sinh
THPT ............................................................................................................... 24
2.2.1. Nội dung tích hợp giảng dạy giáo dục môi trường trong chương trình
GDCD lớp 10 .................................................................................................. 25
2.2.2.. Nội dung tích hợp giảng dạy giáo dục môi trường trong chương trình
GDCD lớp 11 .................................................................................................. 31


2.2.3. Nội dung tích hợp giảng dạy giáo dục môi trường trong chương trình

GDCD lớp 12 .................................................................................................. 37
2.2.4. Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong chương trình GDCD ở
trường THPT ................................................................................................... 44
Chương 3 Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG
MÔN HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THPT .......................... 47
3.1. Ý nghĩa của việc giáo dục môi trường trong môn giáo dục công dân đối
với học sinh ..................................................................................................... 47
3.1.1. Giúp cho học sinh phổ thông trung học nắm vững được các kiến thức
cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay .................................... 47
3.1.2. Giúp cho học sinh phổ thông trung học có thái độ và hành vi đúng trong
việc bảo vệ môi trưởng ở Việt Nam hiện nay ................................................. 50
3.1.3. Giúp cho việc hình thành và phát triển nhân cách ở mỗi học sinh qua

chương trình học giáo dục môi trường qua môn giáo dục công dân .............. 52
3.3. Ý nghĩa của việc giáo dục môi trường trong môn giáo dục công dân đối
với các đối tượng khác ngoài trường học........................................................ 55
3.5. Ý nghĩa của việc giáo dục môi trường trong môn giáo dục công dân ở
trường THPT đối với việc bảo vệ môi trường tại nhà trường......................... 57
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 61


MỞ ĐẦU
1.Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Thực trạng môi trường hiện nay đã trở thành vấn đề ngày càng gay gắt của

toàn nhân loại. Ngày nay, con người đang phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài
nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Do đó việc bảo vệ môi trường là vấn
đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và là sự phát triển bền vững toàn
cầu. Con người chính là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người sẽ không
sống nổi nếu thiếu thiên nhiên.
Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường
đã ngày một rõ rệt hơn do chịu tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ
yếu là do tác động của con người và chính con người phải gánh chịu hậu quả do
thiên tai gây ra đối với môi trường sống của mình. Chính vì thế, con người cần
quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường hơn nữa, đặc biệt là bảo vệ môi
trường trong trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa hiện nay.
Nhằm giải quyết các vấn đề môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều

chủ trương, các biện pháp tích cực và mang tính đồng bộ cao. Hoạt động bảo vệ
môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan
tâm, bước đầu cũng đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Nhiều văn bản
mang tính pháp quy được thông qua và ban hành như: Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8
thông qua ngày 29/11/2005; Quyết định 1363/ QĐ – Ttg ngày 17/10/2001 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa nội dung BVMT vào hệ
thống giáo duc quốc dân”; Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”…
Do đó, Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã đưa ra nội dung bảo vệ môi trường
vào hệ thống giáo dục nhằm tác động vào quá trình nhận thức của học sinh bằng


1


việc giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp THPT cũng như các cấp học
khác. Giáo dục môi trường là một việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và
liên tục.Bởi vì giáo dục môi trường sẽ hình thành và phát triển kĩ năng hành
động trong môi trường học sinh, tạo nên một lối sống thân thiện có trách nhiệm
và thân thiện với thiên nhiên.
Việc thực hiện nội dung giáo dục môi trường vào môn học, đặc biệt là môn
Giáo dục công dân rất có hiệu quả, nó giúp học sinh nhận thức đúng về môi
trường trong thời đại mới là rất cần thiết vì trong lứa tuổi từ 16 đến 18 là lứa

tuổi đòi hỏi tính tự giác và độc lập hơn, trong giai đoạn này chúng ta không chỉ
trang bị tri thức mà còn tác động hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho
mỗi học sinh. Do vậy, việc thông qua nội dung giáo dục môi trường cho học
sinh THPT sẽ nhận thức được vai trò của môi trường cũng như tác động tiêu cực
của con người với môi trường và chắc chắn các em sẽ quyết định được những
hành vi của mình đối với môi trường sống của chính mình.
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đối với con người
thì vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm, không chỉ với các lĩnh vực
khác của cuộc sống, mà lĩnh vực giáo dục cũng góp phần bảo vệ môi trường.
Học sinh phải hiểu rõ môi trường rất quan trong đối với chúng ta, để có một
cuôc sống bền vững thì con người cần phải bảo vệ môi trường. Vì vậy việc giáo
dục môi trường trong môn GDCD ở trường THPT là rất quan trọng. Với lý do

trên, tôi chọn đề tài: “Giáo dục môi trường trong môn Giáo dục công dân ở
trường trung học phổ thông hiện nay”
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính
toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan
tâm sâu sắc.

2


Có các cuốn sách về GDMT như : “Giáo dục môi trường” của tác giả
Nguyễn Hữu Chiếm và Hoàng Lê Việt đã đưa ra những vấn đề đại cương về

môi trường; tài nguyên thiên nhiên và vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên
ở nước ta cho giáo viên thuộc các chuyên ngành sư phạm và sinh viên để có
thể ứng dụng các kiến thức này để lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng
dạy tại trường học. Hay như cuốn sách “Giáo dục môi trường” của tác giả
Nguyễn Kim Hồng làm chủ biên đã đưa ra được các khái niệm cơ bản về môi
trường, những vấn đề về môi trường và trên thế giới hiện nay cùng các vấn đề
về giáo dục môi trường trong giảng dạy.Cuốn sách đã trạng bị những kiến
thức, kỹ năng và cung cấp các cơ hội cho người học về giáo dục môi trường.
Từ đó, người học có thể hình thành được kỹ năng, tiến hành được công tác
giáo dục môi trường có hiệu quả ở nhà trường.
Ngoài ra còn rất nhiều các nghiên cứu khác bàn về vấn đề giáo dục môi
trường qua việc giảng dạy ở trường THPT như:

Nguyễn Đức Vũ et al, 1998. Các hướng dẫn chung về giáo dục môi trường
cho người đào tạo giáo viên phổ thông trung học. Chương trình VIE/95/041.
Bộ Giáo Dục và Đào tạo; Chương trình phát triển của Liên hợp quốc.
Nguyễn Phi Hạnh – Nguyễn Kim Chương, Giáo dục môi trường qua môn
địa lý ở nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục, H.1999.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả là hết sức to lớn. Song những vấn đề đó
được đề cập ở phạm vi rộng lớn và mang tính bao quát.
Thông qua các hoạt động giảng dạy ở trường trong môn GDCD ở trường
THPT, tôi thấy rất cần thiết phải trang bị những kiến thức cơ bản về: yếu tố
môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động ngược lại
con người đối với môi trường, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi
trường nơi học sinh đang học tập và sinh sống tại gia đình cũng như trong

cộng đồng.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu

- Thấy được tính quan trọng và cấp thiết của việc GDMT qua môn học
Giáo dục công dân ở trường THPT.

- Nhằm giáo dục môi trường cho học sinh THPT thông qua môn học
giáo dục công dân giúp HS có nhận thức đúng đắn về môi trường từ đó
tạo cho học sinh có ý thức thái độ với môi trường và trang bị được
những kỹ năng thực hành.
- Thấy rõ được hiệu quả và ý nghĩa của GDMT trong môn GDCD ở
trường THPT hiện nay.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, khóa luận phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ một số khái niệm về môi trường, giáo dục môi trường,

đặc điểm của học sinh phổ thông trung học ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, phân tích những nội dung cần giáo dục môi trường cho học
sinh phổ thông ở Việt Nam qua các bài trong sách giáo dục công dân lớp 10,
11, 12.
Thứ ba, rút ra một số ý nghĩa qua việc giáo dục môi trường cho học
sinh trung học phổ thông ở Việt Nam hiện nay trong dạy giáo dục công dân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Thông qua đề tài đối tượng nghiên cứu là học sinh các khối lớp ở
trường THPT ở Việt Nam hiện nay.
Hoạt động giảng dạy môn GDCD ở các khối lớp trong trường THPT
4.2.Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Nghiên cứu giáo dục môi trường qua môn Giáo dục
công dân ở trường THPT tại Việt Nam hiện nay.

4


- Thời gian: Nghiên cứu từ năm 2001 đến nay.
5.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với các phương pháp khác như: phương pháp
logic - lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng
hóa, so sánh, thống kê,…

6.Ý nghĩa của đề tài:
Đề tài giúp cho việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của học sinh qua
môn giáo dục công dân hướng tới hình thành nhân cách, đạo đức của một
công dân tốt trong tương lai.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo giúp cho môn giáo dục công dân dạy
trong nhà trường được tốt hơn khi kết hợp phương pháp giảng dạy tích hợp.
7.Kết cấu nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khoá
luận bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số lý luận chung.
- Chương 2: Nội dung của việc tích hợp giáo dục môi trường trong giảng
dạy môn GDCD cho học sinh THPT.

- Chương 3: Ý nghĩa của việc giáo dục môi trường trong môn học Giáo
dục công dân ở trường THPT.

5


Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Khái niệm môi trường và giáo dục môi trường
1.1.1. Khái niệm, chức năng và kết cấu của môi trường
1.1.1.1.Khái niệm môi trường
* Khái niệm môi trường:

Môi trường theo tiếng Anh là: “environment” , hay theo tiếng Pháp là
“Environ” đều có nghĩa là xung quanh. Theo tiếng Trung Quốc là “hoàn
cảnh”. Khái niệm này có thể là tổng hợp các sự vật hay hoàn cảnh xung quanh
một sinh vật bao gồm cả con người. Như vậy, môi trường ta có thể hiểu được
là: những hoàn cảnh bên ngoài con người.
Các tác giả như Masn và Langenhim (1957), còn một số định nghĩa
môi trường như sau: “Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh
sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật”[15]. Hai ông lấy ví dụ: chẳng hạn như
một bông hoa nở trong rừng chịu tác động của các điều kiện nhất định như:
nhiệt độ, ánh sáng, không khí, đất, các khoáng chất trong đất,…nghĩa là toàn
bộ các vật chất có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật.
Những thứ xung quanh có ảnh hưởng và tác động đến sinh vật.

Với ông Joe Whiteney(1993), môi trường được hiểu đơn giản hơn:
“Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh
hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt
trời, rừng, biển, tầng ozone, sự đa dạng của các loài”[15]. Theo định nghĩa về
môi trường trong từ điển Webster thì “môi trường là tổng hợp tất cả các điều
kiện bên ngoài và các ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của sinh vật,
các hoạt động của con người và cộng đồng…”[13]. Theo của Chương trình
môi trường Liên Hiệp quốc (United Nation Enviroment Program (UNEP) thì :
"Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác

6



động lên từng cá thể hay cả cộng đồng" và có thể hiểu theo hai nghĩa; một là,
môi trường của loài người chính là không gian bao quanh Trái Đất, có quan
hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Hai là, Môi
trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến sự sống và phát triển của con người, đến chất lượng cuộc sống của
con người. Theo từ điển môi trường ( Dictionary of Environment) của Gurdey
Rej (1981) và cuốn “Encyclopedia of Environment science and Engineering”
của Sybil và các cộng sự khác, “Môi trường là hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh
học trong cơ thể được gọi là môi trường bên trong. Dịch bào bao quanh tế
bào, thì dịch bào là môi trường của tế bào cơ thể.” Từ điển bách khoa
Larouse, thì môi trường được mở rộng hơn “là tất cả những gì bao quanh

chúng ta hoặc sinh vật.Nói cụ thể hơn, đó là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo
diễn ra trong không gian cụ thể, nơi có thể có sự sống hoặc không có sự sống.
Các yếu tố đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của những định luật vật lý, mang tính
tổng quát hoặc chi tiết như luật hấp dẫn vũ trụ, năng lượng phát xạ, bảo tồn
vật chất…Trong đó hiện tượng hóa học và sinh học là những đặc thù cục bộ.
Môi trường bao gồm tất cả những nhân tố tác động qua lại trực tiếp hoặc gián
tiếp với sinh vật và quần xã sinh vật”.
Tựu chung lại, chúng ta có thể hiểu: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sốn,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
*Khái niệm ô nhiễm môi trường
Thuật ngữ ô nhiễm (pollution) xuất phát từ tiếng Latin có thể hiểu là

làm cho không còn tinh khiết, không còn sạch và không chấp nhận được.Các
chất làm cho môi trường bị ảnh hưởng mất đi tính trong lành vốn có của nó
thì được gọi là chất gây ô nhiễm.
Sự gây ô nhiễm cho môi trường làm cho môi trường mất ổn định, xáo

7


trộn, bất lợi cho hệ thống vật lý và các sinh vật trong môi trường. Những chất
hay các yếu tố nào gây nên ô nhiễm môi trường có thể có nguồn gốc từ tự
nhiên hay nhân tạo. Nếu là các chất hay các yếu tố tự nhiên thì chúng thường
được gọi là tác nhân gây ô nhiễm môi trường khi chúng hiện diện ở mức độ

cao hơn mức độ bình thường trong tự nhiên.
Theo luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005): “Ô nhiễm môi trường
là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sinh vật”.
Theo các định nghĩa của WHO: “Ô nhiễm môi trường là việc đưa vào môi
trường các tác nhân lý học, hóa học, sinh học và nhiệt độ không đặc trưng về
thành phần hoặc hàm lượng đối với môi trường ban đầu đến mức có khả năng
gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của một loài sinh vật nào đó
hoặc thay đổi tính chất trong lành của môi trường ban đầu”[13].
Ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm nhân tạo. Ô
nhiễm tự nhiên là các dạng ô nhiễm do quá trình tự nhiên sinh ra ví dụ như
hoạt động của núi lửa, quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật,…

Ô nhiễm nhân tạo chính là các dạng ô nhiễm do con người gây ra như việc xả
nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp vào nguồn nước, xả các khí thải
vào khí quyển,…
1.1.1.2.Chức năng của môi trường.
Con người chúng ta luôn tồn tại song song cùng với môi trường. Nếu như
môi trường bị ảnh hưởng thì cuộc sống của động thực vật sống trên Trái đất
cũng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng và ngược lại.Môi trường còn có
chức năng rất quan trọng với nhân loại. Đối với con người nói riêng và sinh
vật nói chung thì môi trường có rất nhiều chức năng:
Thứ nhất phải kể đến đó chính là môi trường là không gian sống của
con người và các loài sinh vật trên trái đất.


8


Hằng ngày mỗi người chúng ta cũng cần có những khoảng sống như
nhà ở, nơi nghỉ, sản xuất,… Điều đó đòi hỏi môi trường cần phải có phạm vi
không gian thích hợp với mỗi người. Và không gian này lại đòi hỏi phải có
những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, sinh học, hóa học, cảnh quan,
…Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa
học và công nghệ. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ
như hiện nay thì môi trường cũng thay đổi một cách rất lớn và đang theo
chiều hướng xấu và ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái.
Thứ hai môi trường còn là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần

thiết cho đời sống cũng như sản xuất của con người.
Loài người chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, bắt đầu từ
khi con người biết canh tác đến khi công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
phát triển trong mọi lĩnh vực thì nhu cầu của con người về các nguồn tài
nguyên lại không ngừng tăng lên về cả chất lượng, số lượng và mức phát triển
của xã hội. Và môi trường chính là nguồn tạo ra và chứa đựng những tài
nguyên thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống con người. Rừng: có chức năng
cung cấp nước, bảo tồn độ phì nhiêu và đa dạng sinh học của đất, cung cấp
nguồn củi gỗ , dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. Động, thực vật cung
cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. Các thủy lực: cung
cấp dinh dưỡng, nước, nguồn thủy hải sản và nơi vui chơi giải trí. Không khí,
nhiệt độ, nước, gió, năng lượng mặt trời có chức năng duy trì các hoạt động

trao đổi chất. Dầu mỏ, quặng, kim loại cung cấp nguyên liệu cho hoạt động
sản xuất.
Thứ ba, môi trường còn là nơi chứa đựng các chất thải do con người
tạo ra trong quá trình sống và lao động sản xuất
Tại đây dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường mà các
chất thải được phân hủy từ những chất phức tạp thành những chất đơn giản

9


hơn, tham gia vào các quá trình sinh địa hóa. Tuy nhiên với sự gia tăng dân số
đến chóng mặt như hiện nay cộng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa

thì lượng chất thải lại tăng lên không ngừng dẫn đến môi trường bị ô nhiễm ở
nhiều nơi do chức năng tái tạo của của môi trường bị quá tải. Khả năng thu
nhận và phân hủy chất thải trong một khu vực nhất định gọi là khả năng đệm,
tuy nhiên khi lượng chất thải bị vượt quá khả năng đệm hoặc trong chất thải
có chứa nhiều chất độc thì vi sinh vật sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình
phân hủy chất thải, từ đó chất lượng môi trường sẽ giảm và bị ô nhiễm.
Thứ tư, môi trường còn có chức năng lưu trữ và cung cấp nguồn thông
tin cho con người
Điều đó được giải thích vị chính môi trường và trái đất là nơi cung cấp
sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hóa và phát triển văn hóa
của loài người. Môi trường cung cấp và lưu trữ cho con người những nguồn
gen, các loài động thực vật, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, các hệ

sinh thái tự nhiên và nhân tạo.
Thứ năm, môi trường chính là nơi bảo vệ con người và sinh vật khỏi
những tác động từ bên ngoài
Môi trường bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên
ngoàinhư tầng ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ lại
những tia cực tím có hại cho sức khỏe con người từ năng lượng mặt trời chiếu
xuống trái đất. Môi trường có nhiều chức năng quan trọng là thế tuy nhiên
hiện nay có cũng đang dần bị đe dọa bởi sự phát triển của xã hội làm cho môi
trường không còn được như trước, không khí bị ô nhiễm, nguồn nước cũng bị
ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước sạch, rừng bị chặt phá rất nhiều, hệ sinh thái
bị biến đổi nghiêm trọng. Hơn lúc nào hết mọi người cần nâng cao ý thức để
bảo vệ môi trường để giúp cho nguồn sống của chúng ta được tốt đẹp hơn.


10


1.1.1.3. Các thành phần của môi trường
Theo các nhà khoa học môi trường bao gồm 04 quyển đó là khí quyển,
thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển, giữa các quyển này có mối tác động
qua lại.
Thành phần thứ nhất là, khí quyển: bao gồm các chất khí (N2, O2,
argon, CO2 và các khí vết) bao quanh trái đất chúng ta. Khí quyển có vai trò
duy trì sự sống trên trái đất, nó hấp thu hầu hết các tia vũ trụ và phần lớn các
bức xạ điện từ trường từ mặt trời, nó chỉ truyền các tia cực tím, tia khả kiến,

các tia vùng hồng ngoại (có bước song từ 300 – 2500 nm), nó giữ lại các tia tử
ngoại có bước sóng dưới 300 nm (đây là các tia có khả năng gây tổn thương
cho các mô của cơ thể sống).
Thành phần thứ hai là, thủy quyển: bao gồm tất cả các dạng nước ở đại
dương, biển hồ, sông, rạch, băng hà, nước dưới đất, hơi nước trong khí quyển.
Theo tính toán thì 97% lượng nước trên trái đất nằm ở các đại dương, 2%
lượng nước là băng hà chỉ có khoảng 1% nước nằm ở ao, hồ, sông, rạch, dưới
đất và đây cũng là lượng nước mà con người có thể sử dụng được.
Thành phần thứ ba là, thạch quyển: thạch quyển là phần bao bên ngoài
của trái đất, nó chứa các khoáng, đất, các chất hữu cơ, không khí và nước nằm
ở các lỗ rỗng của đất, đá.
Thành phần thứ tư là, sinh quyển: bao gồm các sinh vật sản xuất, tiêu

thụ, hoại sinh giữa chúng và các quyển còn lại có ảnh hưởng qua lại. Thành
phần môi trường là yếu tố tạo thành của môi trường. Đối với sinh vật nói
chung môi trường xung quanh có thể chia thành 2 thành phần chính: Thành
phần không có sự sống (abiotic component): đây là các điều kiện vật lý (như
ánh sáng, nhiệt độ, dòng chảy, ẩm độ…), hóa học (các dưỡng chất, chất nền,
chất độc…), tác động và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của một cá
thể hay một cộng đồng. Một số các nhà khoa học còn gọi thành phần này là

11


thành phần giới hạn sự sinh trưởng vì số lượng và chất lượng của một số

thành phần trong nhóm này là quyết định sự tồn tại và mức độ tang trưởng.
Thành phần có sự sống (biotic component): bao gồm các sinh vật khác như hệ
động, thực vật, vi khuẩn, virus…theo một số quan điểm khác nhau thành phần
hữu sinh này còn bao gồm cả sản phẩm, chất thải của các sinh vật này. Thành
phần hữu sinh bao gồm các yếu tố như quần thể, tính đa dạng, sự thích nghi,
quá trình diễn thế, sự cạnh tranh, sự chuyển hoá năng lượng thông qua mạng
lưới thức ăn…Đối với con người còn có thêm một thành phần nữa là thành
phần xã hội (social component), thành phần xã hội góp phần tạo nên “chất
lượng cuộc sống” của con người. Theo luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam
(2005): thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình
thức vật chất khác.

1.1.2. Khái niệm giáo dục môi trường; tiêu chuẩn và nguyên tắc; phương
pháp tiếp cận trong giáo dục môi trường
1.1.2.1. Khái niệm giáo dục môi trường
* Khái niệm giáo dục môi trường:
Theo dự án VIE/95/041 năm 1996 định nghĩa: “GDMT là một quá trình
thường xuyên qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu
được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp
họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu
cầu của thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của
thế hệ tương lai”.
Theo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học của TS Lê Xuân Hồng định
nghĩa: “GDMT là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính

quy và không chính quy nhằm giúp cho con người có được sự hiểu biết, kỹ

12


năng và giá trị, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền
vững về sinh thái”.
Tại Hội nghị quốc tế về GDMT của Liên hiệp quốc tổ chức tại Tbilisi
năm 1997 xác định GDMT có mục đích: “Làm cho các cá nhân và các cộng
đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường
nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, vật lý, hóa học,
kinh tế, xã hội, …; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ, kỹ

năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong
phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường và quản lý chất
lượng môi trường”
Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục
chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ
năng và tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về
hệ sinh thái.
*Mục đích của giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ
năng vào giữ gìn, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cả thế
hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những
công nghệ mới làm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa
nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong

sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có
những động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để
giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại hay phòng ngừa những vấn đề
mới nảy sinh.
GDMT nhằm giúp cho cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của hệ thống
môi trường thiên nhiên cũng như nhân tạo để từ đó giúp con người có những
hành vi đối xử “thân thiện” hơn đối với môi trường. Mục tiêu của GDMT
cũng nhằm trang bị cho cộng đồng những kỹ năng hành động bảo vệ môi

13



trường một cách hiệu quả hơn. Phương pháp GDMT hiệu quả nhất là giáo dục
kiến thức về môi trường cụ thể nhằm hướng đối tượng giáo dục có hành động
bảo vệ môi trường.
Định nghĩa về GDMT được sử dụng rộng rãi nhất được xác định trong hội
nghị liên chính phủ đầu tiên về giáo dục môi trường tại Tbilisi, Georgia vào
năm 1977. Định nghĩa như sau: “ Giáo dục môi trường là tiến trình nhằm phát
triển nhận thức của toàn nhân loại về môi trường và tất cả các vấn đề liên
quan đến môi trường và giúp cộng đồng có kiến thức, thái độ, động cơ, sự tận
tâm và kỹ năng để giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và ngăn ngừa các
vấn đề xảy ra trong tương lai dưới các hoạt động của cá nhân hay các tập thể”
*Mục tiêu của giáo dục môi trường là:
Một là, nâng cao nhận thức rõ ràng về mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa

các khía cạnh kinh tế, xã hội, chính trị và sinh thái ở các khu vực thành thị và
nông thôn.
Hai là, cung cấp cho mọi người kiến thức, thái độ, động cơ, sự tận tâm,
tham gia tích cực và kỹ năng cần thiết để bảo vệ và cải thiện môi trường.
Ba là, tạo ra những thái độ mới về hợp tác của cá nhân, tổ chức và xã hội về
các vấn đề môi trường
Qua đó, chúng ta thấy rõ được sự hiệu quả của việc giáo dục môi trường là
việc thành công trong việc thực hiện đồng bộ cả ba mục tiêu trên vì chúng có
mối quan hệ qua lại với nhau.Để có được các hành động BVMT hiệu quả cần
phải có nhận thức đầy đủ và thái độ ứng xử đúng mực đối với môi trường, và
ngược lại việc thực hiện các giải pháp BVMT làm cho con người hiểu biết
thêm và có những thái độ ứng xử đúng mực hơn đối với môi trường.

1.1.2.2. Tiêu chuẩn và nguyên tắc giáo dục môi trường.
Tiêu chuẩn đối với hoạt động giáo dục môi trường, đó là:

14


Thứ nhất, về nhận thức: GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng
đồng các kiến thức cơ bản và sự hiểu biết về môi trường và mối quan hệ qua
lại giữa con người và môi trường. GDMT nâng cao trình độ nhận thức và tri
giác của các cá nhân và cộng đồng về môi trường và các vấn đề về môi
trường.
Thứ hai, về thái độ: GDMT khuyến khích các cá nhân và cộng đồng

đánh giá và thấy được tầm quan trọng của môi trường và thúc đẩy họ tham gia
vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường.
Thứ ba, về kỹ năng: GDMT cung cấp cho con người kỹ năng nhận
dạng, tiên đoán, phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường.
Thứ tư, về tham gia: GDMT cung cấp cung cấp cho các cá nhân và
cộng đồng các cơ hội chủ động tham gia giải quyết các vấn đề, môi trường và
đưa ra các quyết định có cơ sở khoa học về các vấn đề môi trường.
Theo tuyên bố Tbilisi (1978), các nguyên tắc chung của giáo dục môi
trường là:
Thứ nhất, giáo dục môi trường cần xem xét môi trường theo mối quan
hệ tổng thể của nó về môi trường tự nhiên, nhân tạo, môi trường công nghệ và
xã hội ( kinh tế, công nghệ, lịch sử văn hóa, đạo đức và mỹ quan).

Thứ hai, giáo dục môi trường phải là một tiến trình liên tục, suốt đời bắt
đầu từ mẫu giáo đến khi trưởng thành và được tiến hành bởi các dạng chính
thức và phi chính thức.
Thứ ba, giáo dục môi trường phải có tính liên tục thông giữa các môn
học, rút tỉa nguyên lý của từng lĩnh vực để tạo nên một chỉnh thể về triển
vọng hài hòa, cân bằng.
Thứ tư, giáo dục môi trường nên xem xét các vấn đề môi trường chính
trên quan điểm địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế làm cho người học
biết được các điều kiện môi trường ở các khu vực địa lý khác nhau.

15



Thứ năm, GDMT nên tập trung vào các vấn đề môi trường hiện tại và
có khả năng xảy ra trong tương lai có quan tâm đến những vấn đề trong lịch
sử.
Thứ sáu, GDMT nên thúc đẩy giá trị và sự cần thiết của sự hợp tác giữa
địa phương, quốc gia và quốc tế để ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề về môi
trường.
Thứ bảy, GDMT cần giúp đỡ việc xem xét các mối quan tâm về môi
trường trong việc quy hoạch về phát triển.
Thứ tám, GDMT phải khuyến khích người học tự hoạch định kinh
nghiệm của mình và tạo cơ hội cho họ tham gia và chịu trách nhiệm trong quá
trình ra quyết định.

Thứ chín, GDMT phải nâng cao sự nhạy cảm, kiến thức, kỹ năng giải
quyết vấn đề và thiết lập các giá trị.
Thứ mười, GDMT nên giúp người học xác định được dấu hiệu, nguyên
nhân gây ra các vấn đề môi trường.
Thứ mười một, GDMT nên nhấn mạnh đến tính phức tạp của các vấn đề
môi trường, từ đó phát triển các kỹ năng phân tích, phán xét và giải quyết vấn
đề.
Thứ mười hai, GDMT nên sử dụng các phương pháp giáo dục đa dạng
trong dạy và học về môi trường, trong môi trường và nhấn mạnh đến các hoạt
động ứng dụng và kinh nhiệm thực tiễn.
Theo nhận định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đề án “ Đưa ra các
nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”, môi trường

Việt Nam đang bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh
thái, sự cạn kiệt của các tài nguyên thiên nhiên, làm ảnh hưởng đến chất
lượng của cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Một trong những
nguyên nhân chính là do nhận thức và thái độ của con người đối với môi

16


trường còn hạn chế. Do đó, việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi
trường là hết sức cấp bách và cần thiết.
Đề án này đã được Thủ tướng chính phủ thông qua bởi quyết định
1363/QD-TTg. Mục tiêu của đề án này là làm cho hệ thống giáo dục quốc dân

trở thành khâu quyết định trong việc giáo dục đào tạo các thế hệ công dân
Việt Nam có văn hóa môi trường cao, hiểu sâu sắc về môi trường, về luật và
các chủ trương chính sách về môi trường, tự giác bảo vệ và thực hiện luật bảo
vệ môi trường. Đối với lứa tuổi nhỏ GDBVMT có mục đích là tạo nên “con
người giác ngộ về môi trường”, với lứa tuổi trưởng thành, mục đích này là
“người công dân có trách nhiệm về môi trường”, với người đang hoạt động
sản xuất, dịch vụ, quản lý, mục đích chính là hình thành “nhà chuyên môn
thấu hiểu về môi trường và hành động vì môi trường”.
Ngoài ra đề án còn có mục tiêu là đào tạo đội ngũ các cán bộ quản lý
môi trường, nghiên cứu khoa học và công nghệ về môi trường, đáp ứng được
nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững của đất nước.
1.1.2.3. Phương pháp tiếp cận trong giáo dục môi trường.

Tích hợp và lồng ghép: GDMT là giáo dục tổng thể nhằm trang bị
những kiến thức về môi trường cho học sinh – sinh viên những kiến thức về
môi trường thông qua từng môn học và chương trình riêng phù hợp với từng
đối tượng. Việc giáo dục này chủ yếu dựa theo phương thức lồng ghép và liên
hệ trong các nội dung giảng dạy của các môn học.
Tính phù hợp ở từng bậc học: Nội dung GDMT là việc cung cấp
những thông tin về môi trường cùng những biện pháp bảo vệ môi trường cần
được cung cấp theo những cách thức phù hợp với trình độ và khả năng nhận
thức của từng nhóm đối tượng; nội dung GDBVMT cần là giáo dục trong môi
trường và vì môi trường; GDBVMT là nhìn thấy rõ trách nhiệm và rèn luyện
kỹ năng để bảo vệ môi trường.


17


Tính tổng hợp và đa dạng: Trong đời sống xã hội, những nhân tố tự
nhiên và nhân tố xã hội luôn luôn có những tác động qua lại và ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của mỗi cá nhân và của cộng đồng dân cư; do
đó, nội dung GDMT không chỉ bao hàm các nội dung về môi trường tự nhiên
mà còn phải bao hàm cả môi trường xã hội hay còn gọi là môi trường nhân
văn.
Tính hành động thực tiễn: GDMT không chỉ giúp sinh viên có thêm
nhận thức, hiểu biết cần thiết để bảo vệ môi trường, mà còn phải biết vận
dụng các nguyên lý, nguyên tắc vào ngay các vấn đề cụ thể, phải biết làm điều

gì đó cho môi trường xung quanh, nghĩa là GDMT phải được tiến hành bằng
cả phương thức lẫn hành động thực tiễn.
Tính hợp tác, liên hệ và điểm nhân ra diện rộng: GDMT là dạy người
học biết cách ứng xử và hành động vì môi trường. Vì vậy, cần tận dụng các
phương thức hợp tác giữa người dạy và người học, giữa nhà trường với xã hội
trong quá trình giáo dục. Đồng thời hướng người học vận dụng ngay
hiểu biết để tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề về môi trường.
1.2. Khái niệm môn Giáo dục công dân, vị trí, vai trò của môn GDCD
trong nhà trường THPT
* Khái niệm môn giáo dục công dân:

- Giáo dục công dân là môn học rất quan trọng trong việc rèn dũa nhân cách,

dạy làm người cho học sinh. Môn Giáo dục công dân nó không chỉ nghiên
cứu một lĩnh vực riêng lẻ mà nó nghiên cứu tất cà các lĩnh vực của đời sống
(tự nhiên, xã hội, tư duy).Trên cơ sở nắm vững các khái niệm, nguyên lý, quy
luật, luận điểm chính trị nó còn bồi dưỡng cho học sinh một phương pháp tư
duy khoa học, biết đánh giá đúng sai trong các hiện tượng xã hội. Các tri thức
môn Giáo dục công dân được phân thành các khối lớp nhưng nó đều có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau đảm bảo mục tiêu trang bị kiến thức cho học sinh.

18



×